GV: Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn khi đổi chiều dòng điện và đổi chiều đường sức từ.. GV: Nhận xét, nêu lại quy tắc và cách vận b Kết luận:
Trang 1Ngày soạn: 21/112008
Ngày dạy:22/11/2008
A Mục tiêu bài dạy:
1 Kiến thức:
- HS mô tả được từ tính của nam châm
- Biết cách xác định các cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu, biết các từ cực nào thì hút nhau, các từ cực nào là đẩy nhau
- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn
2 Kĩ năng:
- HS rèn kĩ năng xác định các cực của nam châm vĩnh cửu
- HS vận dụng các kiến thức về nam châm để giải thích hoạt động của la bàn
3 Thái độ: Vận dụng những hiểu biết về nam châm vĩnh cửu vào thực tế.
B Phương pháp:
Thực nghiệm
C Chuẩn bị:
GV: Giáo an, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
- 2 thanh nam châm thẳng (1 được bọc kín) -
- Một ít vụn sắt trộn lẫn với vụn nhôm, nhựa, đồng – 1 nam châm chữ U – 1 la bàn – 1
giá TN và một sợi dây để treo thanh nam châm
HS: Ôn tập lại các tính chất từ của nam châm
D Tiến trình lên lớp:
I Ổn định tổ chức: (1 phút)
II Bài củ: Xen kẽ bài mới
III Bài mới:
GV: Vào bài như phần đầu sgk
2 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Từ tính của nam châm (20 phút)
GV: Y/c HS đọc câu C1 (sgk)
HS: Đọc câu C1 (sgk)
GV: Y/c HS thực hiện câu C1 theo nhóm
HS: thảo luận nhóm để nhớ lại tính chất từ
của nam châm, đề xuất phương án thí
nghiệm để kiểm tra xem một thanh kim loại
có phải là một nam châm hay không?
I Từ tính của nam châm
1 Thí nghiệm:
C1(sgk): Đưa thanh kim loại lại gần cácvụn sắt có lẫn các vụn đồng, nhôm Nếuthanh kim loại hút các vụn sắt thì đó là mộtnam châm
Trang 2GV: Y/c HS nêu phương án TN
HS: Nêu phương án TN
GV: Nhận xét và chọn cho HS phương án
đúng, giao dụng cụ cho các nhóm trong đó
có thanh kim loại không phải là nam châm,
GV: Giới thiệu cách nhận biết các cực của
một thanh nam châm.:
- Người ta sơn các màu khác nhau để chỉ
các từ cực của nam châm.Có khi người ta
ghi các chữ N (North) để chỉ cực Bắc và S
(South) để chỉ cực nam
- Ngoài sắt thép, nam châm còn hút được
nikêlin, côban, gađôlini Các kim loại này
là những vật liệu từ Nam châm hầu như
không hút đồng, nhôm và các kim loại
không thuộc vật liệu từ
GV: Giới thiệu về một số nam châm
Hoạt động 2: Tương tác giữa hai nam châm (10 phút).
GV: Y/c làm TN theo yêu cầu của câu C3
Trang 3HS: Tiến hành TN và nhận xét
GV: Y/c HS rút ra kết luận về sự tương tác
giữa các từ cực của nam châm
IV : Cũng cố (10 phút)
GV: Y/c HS nêu từ tính của nam châm ?
HS: Nam châm hút được các vật liệu từ như sắt, thép, nikêlin, cô ban, gađônili
- Nam châm nào cũng có hai cực Khi để tự do cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc,còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam
- Khi đặt hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tênhút nhau
GV: Yêu cầu HS làm vào vở học và tổ chức trao đổi trên lớp về lời giải của C5, C6 HS: C5: Có thể Tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh Nam châm
C6: Bộ phận chỉ hướng là kim nam châm Bởi vì tại mọi vị trí trên trái đất (trừ hai cực)kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc
V Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (3 phút )
- Nắm vững tính chất từ của nam châm
- Nắm được kí hiệu bằng tên của các từ cực của nam châm
- Làm câu C7, C8 (sgk), bài tập trong SBT 21.1 đến 21.6
C8 : Dựa vào kết luận về sự tương tác của hai nam châm và ở đây đầu thanh nam châm
đã bị cực Bắc của nam châm hút
Bài tập 21.1 đến 21.4 sử dụng tính chất từ của nam châm
Bài tập 21.5 Nhìn hình vẽ thấy rằng từ cực và cực địa lí hàon toàn khác nhau
Trang 4Ngày soạn: 23/112008
Ngày dạy:24/11/2008
A Mục tiêu bài dạy:
- HS mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện, trả lời được câu hỏi, từ trường tồn tại
ở đâu, biết cách nhận biết từ trường
- HS rèn luyện kĩ năng làm TN, quan sát, nhận xét
- HS rèn thái độ yêu thích khoa học
B Phương pháp:
Thực nghiệm
C Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk
- 2 giá TN, 1 nguồn điện, 1 kim nam châm được đặt trên giá, 1 công tắc, 1 đoạn dây dẫn,
5 đoạn dây nối, 1 biến trở, 1 ampekế
2 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Lực từ (10 phút)
GV: Y/c HS nghiên cứu TN hình 22.1 (sgk)
HS: Nghiên cứu và trình bày TN hình 22.1
GV: Trong không gian, từ trường và điện
trường tồn tại trong một trường thống nhất
là điện từ trường Sóng điện từ là sự lan
I Lực từ 1.Thí nghiệm
C1(skg): Lúc câ bằng, kim nam châmkhông còn song song vời dây dẫn nữa
2.Kết luận:
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dâydẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụnglực(gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gầnnó.Ta nói dòng điện có tác dụng từ
Trang 5truyền của từ trường biến thiên trong không
gian
Các sóng radio, vô tuyến, ánh sáng nhìn
thấy, tia X, tia gama cũng là sóng điện từ
Các sóng điện từ truyền đi mang theo năng
lượng Năng lượng của sóng điện từ phụ
thuộc vào tần số và cường độ sóng
Để giảm các tác hại của sóng điện từ thì :
Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa
khu dân cư
Sử dụng điện thoại di động hợp lí, đúng
cách, không sử dụng điện thoại di động để
đàm thoại quá lâu, khi ngủ nên tắt điện
GV: Y/c HS quan sát, nêu TN hình 22.2
GV: Qua TN trên thì ta thấy không gian
xung quanh nam châm, xung quanh dòng
điện có gìđặc biệt
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Y/c HS đọc kết luận (sgk) và trả lời
câu hỏi :Từ trường tồn tại ở đâu?
HS: Đọc kết luận và trả lời câu hỏi của GV
GV: Nhận xét câu trả lời của HS và lưu ý
Trang 6GV: Ta không thể nhận biết từ trường bằng
các giác quan, vậy thì làm thế nào để biết
được ở đâu có từ trường ?
HS: Suy nghĩ, trả lời vấn dề đặt ra của GV
GV: Nhận xét, nêu câu hỏi: Dựa vào đặc
tính nào của từ trường để phát hiện ra từ
trường
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, nêu kết luận : Nơi nào trong
không gian có lực từ tác dụng lên kim nam
châm thì nơi đó có từ trường
- Bài tập 22.1 và 22.2 dựa vào TN hình 22.1 dể trả lời
- Bài tập 22.3 dựa vào kết luận về từ trường để chọn câu trả lời
- Bài tập 22.4 : Xung quanh dòng điện luôn có từ trường, từ đó nêu cách kiểm tra
- Đọc phần có thể em không biết để tìm hiểu kĩ hơn về TN Ơ-xtét
Trang 7Ngày soạn: 27/11/2008
Ngày dạy:29/11/2008
A Mục tiêu bài dạy:
- Biết cách dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
- Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm
- HS rèn luyện thái độ học tập tích cực
B Phương pháp:
Thực nghiệm
C Chuẩn bị:
GV: Giáo an, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
- 1 thanh nam châm thẳng – 1 tấm nhựa trong cứng - Một ít mạt sắt – 1 bút dạ
- Một số kim nam châm có trục quay thẳng đứng
HS: Học bài củ, làm bài tập
D Tiến trình lên lớp:
I Ổn định tổ chức: (1 phút)
II Bài củ: (5 phút)
Nêu kết luận về tác dụng từ của dòng điện,
III Bài mới:
GV: Y/c HS nghiên cứu (sgk)
HS: Nghiên cứu TN và nêu cách tiến hành
TN
GV: Y/c HS các nhóm tiến hành TN
HS: Tiến hành TN, trả lời câu C1
GV: Nhận xét, nêu nội dung kết luận
GV: Y/c HS nghiên cứu kết luận (sgk)
HS: Nghiên cứu kết luận
GV: Từ phổ là gì?
HS: Nêu theo kết luận sgk
GV: Thông báo cho HS biết là hình ảnh các
đường mạt sắt như trên hình vẽ 23.1 (sgk)
được gọi là từ phổ Từ phổ cho ta hình ảnh
trực quan về từ trường
I Từ phổ
1 Thí nghiệm
C1(sgk): Mạt sắt được xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia củanam châm.Càng ở xa nam châm, các đườngnày càng thưa dần
2 Kết luậnTrong từ trường của nam châm mạt sắt được xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm.Càng ở
xa nam châm, các đường này càng thưa dần
Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơinào mạt sắt thưa thì từ trường yếu
Trang 8Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm gọi là từ phổ Từ phổ cho ta hìnhảnh trực quan về từ trường
Hoạt động 2: Đường sức từ (15 phút).
GV: Y/c HS nghiên cứu hướng dẫn SGK,
trình bày thao tác vẽ đường sức từ
HS: Trình bày các thao tác vẽ
GV: Nhận xét, y/c HS vẽ theo chỉ dẫn của
SGK
HS: Vẽ đường sức từ bằng cách tô bút chì
GV: Yêu cầu học sinh đặt các kim nam
châm lên một đường vừa vẽ và trả lời câu
C2 (sgk)
HS: Đặt các kim nam châm lên một đường
vừa vẽ và trả lời câu C2 (sgk)
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Nêu quy ước đường sức từ và yêu cầu
học sinh vẽ chiều đường sức từ và làm câu
2 Kết luận :
- Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia
- Mỗi đường sức từ có một chiều xác định Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức
từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm
- Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từthưa
IV : Cũng cố (10 phút)
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại về các đường sức từ?
HS: Nhắc lại
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C4 (sgk)
HS: Ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U, các đường sức từ gần như songsong với nhau
Trang 9GV: Yêu câu học sinh làm câu C 5(sgk)
HS: Đầu B của thanh nam châm là cực Nam
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C6 (sgk)
HS: Các đường sức từ được biểu diễn có chiều đi từ Cực Bắc của nam châm bên trái sangcực Nam của nam châm bên phải
V Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (3 phút )
- Nắm khái niệm từ phổ và các đường sức từ
- Nắm được quy ước về chiều và chiều của đường sức từ bên ngoài một nam châm
- Làm bài tập 23.1 đến 23.5 SBT
- Bài tập 23.1 vẽ sao cho cực Bắc của thanh nam châm thì hướng về cực Nam của thanhnam châm
- Bài tập 23.2 : Cực Nam là cực gần cực tô màu của kim nam châm
- Bài tập 23.4: Cực theo hướng của mũi tên là cực Nam
Ngày soạn: 29/112008
Ngày dạy1/12/2008
Tiết: 26 : TỪ TRƯỜNG TRONG ỐNG DÂYCÓ DÒNG ĐIỆN
Trang 10CHẠY QUA
A Mục tiêu bài dạy:
- So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của nam châm
thẳng
- Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây
- Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện
- HS rèn thái độ tích cực học tập.
B Phương pháp:
Thực nghiệm
C Chuẩn bị:
GV: Giáo án , sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
- 1 tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn – 1 nguồn điện - Một ít mạtsắt – 1 công tắc – 3 dây nối – 1 bút dạ
Ta biết rằng xung quanh ống dây có dòng điện chạy qua có từ trường Vậy từ trường này
có gì khác so với từ trường xung quanh nam châm có gì giống và khác nhau?
2 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua (15 phút)
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu TN hình
GV: Yêu cầu học sinh vẽ các đường sức từ
HS: Vẽ các đường sức từ của ống dây
Khác nhau : Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt sắp xếp gần như song song với nhau
Trang 11GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu C2 (sgk).
HS: Trả lời câu C2 (sgk)
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Yêu cầu học sinh đặt kim nam châm
lên các đường sức từ và xác định chiều của
đường sức từ
HS: Vẽ chiều của đường sức từ
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu C3 (sgk)
C3 (sgk) : Giống như thanh nam châm, ở hai đầu ống dây, các đường sức từ cũng đi vào một đầu và đi ra ở đầu kia
2 Kết luận:
- Phần từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngaòi thanh nam châm giống nhau.Trong lòng ống dây cũng
có các đường sức từ được sắp xấp gần như song song với nhau
- Đường sức từ của ống dây là những đường cong khép kín
- Tại hai đầu, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và đi ra ở đầu kia
- Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam
Hoạt động 2: Quy tắc nắm tay phải (10 phút).
GV: Đặt câu hỏi : Từ trường do dòng điện
sinh ra , vậy chiều đường sức có phụ thuộc
vào chiều dòng điện hay không ? Sau đó tổ
chức cho HS làm TN kiểm tra dự đoán
HS: Tiến hành làm TN kiểm tra dự đoán
GV: Nêu kết luận về sự phụ thuộc của
đường sức từ vào chiều dòng điện
HS: Theo dõi
GV: Giới thiệu quy tắc nắm tay phải
HS: Theo dõi
II Quy tắc nắm tay phải
1 Chiều của đường sức từ của ống dây códòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tốnào?
Kết luận : Chiều của đường sức từ phụ thuộc vào chiều của dòng điện
2 Quy tắc nắm tay phải
Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón
Trang 12GV: Yêu cầu học sinh đọc
HS: Đọc quy tắc (sgk)
GV: Hướng dẫn học sinh sử dụng quy tắc
HS: Theo dõi giáo viên hướng dẫn
tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón cái choải ra chỉ chiềucủa đường sức từ trong lòng ống dây
IV : Cũng cố (10 phút)
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận về từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.HS: Nhắc lại
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C4 (sgk)
HS: Đầu A là cực Nam, đầu B là cực Bắc
GV: yêu câu học sinh làm câu C 5(sgk)
HS: Kim bị vẽ sai chiều là kim số 5, chiều dòng điện là chiều đi ra ở đầu B (từ B đến A).GV: Yêu cầu học sinh làm câu C6 (sgk)
HS: Đầu A là cực Bắc, đầu B là cực Nam
- Bài tập 24.2 : Lúc này hai cuộn dây tương tác với nhau giống như hai nam châm
- Bài tập 24.4: Xác định chiều của đường sức từ từ đó xác định tên từ cực của ống dây đễxem
Ngày soạn: 30/11/2008
Ngày dạy:2/12/2008
Trang 13A Mục tiêu bài dạy:
- Mô tả được TN sự nhiễm từ của sắt, thép.
- Giải thích được vì sao người ta dùng thỏi sắt non để chế tạo nam châm điện
- Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm
- HS rèn luyện thái độ học tập tích cực
B Phương pháp:
Thực nghiệm
C Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
- 1 ống dây 500 hoặc 700 vòng – 1 la bàn hay kim nam châm đặt trên trục thẳng đứng – 1giá TN – 1 biến trở - 1 nguồn điện – 1 am pe kế - 1 công tắc – 5 dây nối - một lõi sắt non
và một lõi thép đặt vừa trong lòng ống dây – 1 ít đinh sắt
HS: Học bài củ, làm bài tập
D Tiến trình lên lớp:
I Ổn định tổ chức: (1 phút)
II Bài củ: (5 phút)
Nêu kết luận về từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua và quy tắc nắm tay phải
III Bài mới:
1 Đặt vấn đề (1 phút)
Một nam châm điện mạnh có thể hút được cả một chiếc xa tải trong khi đó thì nam châmvĩnh cửu không thể Vậy nam châm điện được chế tạo như thế nào?
20 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Sự nhiễm từ của sắt, thép (15 phút)
GV: Y/c HS nghiên cứu (sgk) và mô tả TN
Cho dòng điện chạy qua một ống dây và đặtgần nó một kim nam châm
Khi đóng công tắc thì kim nam châm lệchkhỏi hướng ban đầu
Đặt lõi sắt non hoặc lõi thép vào trong longống dây thì kim nam châm bị lệch nhiềuhơn
b) TN hình 25.2 (sgk)
C1(sgk): Khi ngắt dòng điện đi qua ống dây, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính
2 Kết luận :a) Lõi sắt lõi thép làm tăng tác dụng từ của
Trang 14HS: Nêu kết luận
GV: Nhận xét
GV: Trong các nhà máy cơ khí, luyện kim
có nhiều các bụi, vụn sắt, việc sử dụng các
nam châm điện để thu gom bụi, vụn sắt làm
sạch môi trường là một giải pháp hiệu quả
Loài chim bồ câu có một khả năng đặc biệt,
đó là có thể xác định được phương hướng
chính xác trong không gian Sở dĩ như vậy
bởi vì trong não bộ của chim bồ câu có các
hệ thống giống như la bàn, chúng được
định hướng theo từ trường Trái Đất Sự
định hướng này có thể bị đảo lộn nếu trong
môi trường có quá nhiều nguồn phát sóng
điện từ Vì vậy, bảo vệ môi trường tránh
ảnh hưởng tiêu cực của sóng điện từ là góp
phần bảo vệ thiên nhiên
ống dây có dòng điện.Vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiểm từ và trở thành một nam châm
b) Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính
Ngoài sắt thép, các vật liệu từ khác cũng bị nhiểm từ khi đặt trong từ trường
Hoạt động 2: Nam châm điện (10 phút).
GV: Giới thiệu về cách làm nam châm
GV: Nhận xét, yêu cầu học sinh nêu cách
làm tăng lực tù của nam châm điện tác
dụng lên một vật
II Nam châm điện Người ta ứng dụng đặc tính về sự nhiễm từ của sắt để làm nam châm điện
C2 (sgk)
Các con số khác nhau (1000, 1500) ghi trênống dây cho biết ống dây có thể được sử dụng với những số vòng dây khác nhau, tùytheo cách chọn để nói hai đầu ống dây với nguồn điện Dòng chữ 1A – 22 cho biết ống dây được dùng với dòng điện có cường
độ 1A, điện trở của ống dây là 22
Trang 15HS: Nêu : Có thể tăng lực từ của nam châm
bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy
qua ống dây hoặc tăng số vòng dây
GV: Nhận xét, yêu cầu học sinh trả lời câu
C3 (sgk)
HS: Trả lời câu C3 (sgk): Nam châm điện
a, b thì nam châm điện b mạnh hơn
Nam châm điện c và d thì d mạnh hơn
Nam châm điện b, d và e thì e mạnh hơn
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C4 (sgk)
HS: Vì khi chạm vào đầu nam châm thì mũi kéo đã nhiễm từ và trở thành một nam châm.Mặt khác được làm bằng thép nên sau khi không còn tiếp xúc với nam châm nữa , nó vẫngiữ được từ tính lâu dài
GV: yêu câu học sinh làm câu C 5(sgk)
HS: Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C6 (sgk)
HS: Lợi thế của nam châm điện:
- Có thể chế tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và cường độ dòngđiện di qua ống dây
- Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm điện mất hết từ tính
- Có thể thay đổi tên từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện
V Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (3 phút )
- Nắm kết luận về sự nhiễm từ của sắt, thép
- Nắm cấu tạo và cách tăng lực từ cho nam châm điện
- Làm bài tập 25.1 đến 25.4 SBT
- Bài tập 25.1 dựa vào đặc tính của nam châm điện để trả lời câu hỏi
- Bài tập 25.2: Ni ken cũng là vật liệu từ nên nó cũng có khả năng nhiễm từ, và sử dụngquy tắc nắm tay phải để xác định tên từ cực của nam châm
- Bài tập 25.3: các kẹp sắt đặt trong từ trường của thanh nam châm cũng bị nhiễm từ, dựavào sự tương tác của hai thanh nam châm để xác định cực của các kẹp sắt
Ngày soạn:3/11/2008
Ngày dạy:5/12/2008
Trang 16A Mục tiêu bài dạy:
- Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơle điện từ, chuông báo động.
- Kể tên một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật
- HS rèn luyện thái độ học tập tích cực và ứng dụng vào thực tế
B Phương pháp:
Thực nghiệm
C Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
1 ống dây 100 vòng, đường kính cuộn dây cở 3cm – 1 giá TN – 1 biến trở - 1 nguồn điện– 1 am pe kế - 1 công tắc – 1 nam châm chữ U - 5 dây nối – 1 loa điện
HS: Học bài củ, làm bài tập
D Tiến trình lên lớp:
I Ổn định tổ chức: (1 phút)
II Bài củ: (5 phút)
Nêu kết luận về sự nhiễm từ của sắt, thép và nam châm điện
III Bài mới:
1 Đặt vấn đề (1 phút)
Nam châm đựợc chế tạo không mấy khó khăn và ít tốn kém nhưng lại có vai trò rất quantrọng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong kĩ thuật Vậy nam châm
có những ứng dụng gì trong thực tế
20 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Loa điện (20 phút)
GV: Yêu cầu HS nêu một số ứng dụng của
nam châm trong thực tế và kĩ thuật
HS: Nhắc lại một số ứng dụng của nam
châm đã được học
GV: Yêu cầu nhóm HS mắc mạch điện như
mô tả trên sơ đồ hình 26.1 SGK, tiến hành
TN, quan sát hiện tượng xảy ra với ống dây
trong hai trường hợp khi cho dòng điện
chạy qua ống dây và khi cường độ dòng
điện trong ống dây thay đổi
a) TN hình 26.1 (sgk)
Cho dòng điện chạy qua một ống dây và đặtmột nam châm chữ U song song trong lòngống dây
Ống dây có thể bị đẩy, bị hút Bị nam châmtác dụng một lực
Khi thay đổi cường độ dòng điện qua ống dây thì lực tác dụng cũng bị thay đổi
b Kết luận :Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyểnđộng
Khi cường độ dòng điện thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực
Trang 17GV: Dựa vào TN trên, người ta chế tạo ả
loa điện, yêu cầu HS quan sát hình 26.2 và
nêu cấu tạo cảu lao điện
HS: Quan sát và nêu cấu tạo của loa điện
GV: Yêu cầu Hs nghiên cứu sách giáo khoa
và nêu nguyên tắc hoạt động của loa điện
HS: Nêu
GV: Nhận xét và lưu ý thêm một số điểm
HS: Theo dõi
của nam châm
2 Cấu tạo của loa điện:
Bộ phận chính của loa điện là một ống dây
L được đặt trong từ trường của một nam châm mạnh E, một đầu ống dây gắn cặht với màng loa M Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai từ cực của nam châm
Trong loa điện, khi dòng điện có cường độ thay đổi (theo biên độ và tần số của âm thanh) được truyền từ Micro qua bộ phận tăng âm đến ống dây thì ống dây dao động, màng loa dao động theo và phát ra âm thanh đúng như âm thanh mà nó nhận được
từ micrô Loa điện biến dao động điện thành âm thanh
Hoạt động 2: Rơle điện từ (10 phút).
GV: Rơle điện từ là một thiết bị tự đóng,
ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự
làm việc cảu mạch điện
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 26.3
(sgk), mô tả các bộ phận chính của rơle
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 26.4 (sgk),
mô tả cấu tạo của chuông điện
HS: Quan sát, mô tả cấu tạo chuông điện
GV: yêu cầu HS trả lời câu C2 (sgk)
HS: Trả lời câu hỏi C2 (sgk)
II Rơle điện
từ-1 Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của rơleđiện từ
C1 (sgk)
Vì khi có dòng điện trong mạch 1 thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2
2 VÍ dụ về ứng dụng của rơle điện từ: Chuông báo động
Bộ phận chính là hai miếng kim loại của công tắc K (một miếng được gắn khít vào khung và miếng kia gắn vào cánh cửa), chuông điện C, Nguồn địên, Rơle điện từ
có nam châm điện và miếng sắt non
Trang 18hở, nam châm điện mất hết từ tính, miếng sắt rơi xuống và tự đóng mạch điện 2.
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C3 (sgk)
HS: Được Vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam câhm sẽ tự động hút mạtsắt ra khỏi mắt
GV: yêu câu học sinh làm câu C 4(sgk)
HS: Khi dòng điện qua động cơ vượt quá mức cho phép, tác dụng của nam châm điệnmạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện tựđộng ngắt
V Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (3 phút )
- Nắm kết luận ứng dụng của nam châm
- Nắm cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của loa điện và rơle điện từ
- Làm bài tập 26.1 đến 26.4SBT
- Bài tập 26.1 dựa vào cách làm tăng lực từ của nam châm điện
- Bài tập 26.2: Sau khi nhiễm từ, thanh thép thành một nam châm và cực gần nam châmthì bị nam châm hút
- Bài tập 26.3: Kim la bàn sẽ nằm dọc theo các đường sức từ bên trong ống dây, có nghĩa
là nằm vuông góc với dây dẫn trên bề mặt hộp
Ngày soạn:5/12/2008
Ngày dạy:8/12/2008
Trang 19A Mục tiêu bài dạy:
- Mô tả được TN chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện
chạy qua đặt trong từ trường
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt
vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ.
- HS rèn luyện thái độ học tập tích cực và ứng dụng vào thực tế
B Phương pháp:
Thực nghiệm
C Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
1 nam châm hình chữ U – 1 nguồn điện – 1 đoạn dây AB bằng đồng – 7 dây nối – 1 biếntrở 20-2A – 1 công tắc – 1 giá TN – 1 ampe kế
HS: Học bài củ, làm bài tập
D Tiến trình lên lớp:
I Ổn định tổ chức: (1 phút)
II Bài củ: (5 phút)
Nêu các ứng dụng của nam châm, nguyên tắc hoạt động của loa điện và rơle điện từ
III Bài mới:
1 Đặt vấn đề (1 phút)
Thí nghiệm Ơ-xtét cho thấy rằng dòng điện tác dụng lực lên kim nam châm Vậy kimnam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không?
20 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện (10 phút)
GV: Yêu cầu học sinh mô tả lại thí nghiệm
GV: Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm
HS: Tiến hành TN theo nhóm, nêu hiện
2 Kết luận :
Từ trường tác dụng lên dây dẫn AB có dòng địên đặt trong từ trường Lực đó gọi
Trang 20là lực điện từ.
Hoạt động 2: Chiều của lực điện từ Quy tắc bàn tay trái (20 phút).
GV: Yêu cầu HS làm lại TN hình 27.1,
quan sát chiều chuyển động của dây dẫn
AB khi đổi chiều dòng điện và đổi chiều
đương sức từ
HS: Làm TN và nêu hiện tượng
GV: Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về
chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
khi đổi chiều dòng điện và đổi chiều đường
sức từ
HS: Khi đổi chiều dòng điện hoặc đổi chiều
đường sức từ thì chiều của lực điện từ cũng
GV: Để xác định chiều của lực điện từ, ta
sử dụng quy tắc bàn tay trái, yêu cầu HS
nghiên cứu nội dung quy tắc
HS: Nghiên cứu nội dung quy tắc (sgk)
GV: Yêu cầu HS nêu nội dung quy tắc
HS: Nêu quy tắc
GV: Nhắc lại nội dung quy tắc, yêu cầu HS
đọc quy tắc (sgk)
HS: Đọc quy tắc (sgk)
GV: Yêu cầu HS sử dụng quy tắc bàn tay
trái để kiểm tra chiều lực điện từ ở TN hình
27.1
HS: Kiểm tra và nêu kết quả kiểm tra
GV: Nhận xét, nêu lại quy tắc và cách vận
b) Kết luận:
Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ
2 Quy tắc bàn tay trái
Quy tắc (skg) :Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đếnngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ
IV : Cũng cố (10 phút)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc bàn tay trái
HS: Nhắc lại
Trang 21GV: Yêu cầu học sinh làm câu C2 (sgk)
HS: Trong dây dẫn AB Dòng điện có chiều đi từ B đến A
GV: Yêu câu học sinh làm câu C 3(sgk)
HS: Đường sức từ của nam châm có chiều đi từ dưới lên
GV: Nhắc lại cách dùng quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết cácyếu tố còn lại
- Bài tập 27.2: Dựa vào quy tắc bàn tay trái để biểu diễn, và từ đó suy nghĩ câu tiếp theo
- Bài tập 27.3: Sử dụng quy tắc bàn tay trái để xác định lực từ tác dụng lên các cạnh củakhung dây, dựa vào tác dụng của lực tổng hợp để trả lời
Ngày soạn:10/12/2008
Ngày dạy:12/12/2008
Trang 22A Mục tiêu bài dạy:
- Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều
- Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện
- Phát hiện được sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động - HS rèn luyện thái độ học tập tích cực và ứng dụng vào thực tế
B Phương pháp:
Thực nghiệm
C Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
1 mô hình động cơ điện một chiều có thể hoạt động ở hiệu điện thế 6V – 1 nguồn điện.HS: Học bài củ, làm bài tập
D Tiến trình lên lớp:
I Ổn định tổ chức: (1 phút)
II Bài củ: (5 phút)
Nêu kết luận về lực điện từ và quy tắc bàn tay trái
III Bài mới:
20 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ diện một chiều (17 phút)
GV: HS nghiên cứu SGK, đưa mô hình về
từng nhóm để tìm hiểu cấu tạo của động cơ
điện một chiều và yêu cầu mỗi HS có thể
chỉ rõ trên mô hình hai bộ phận chính của
nó
HS: Nghiên cứu SGK, mô hình
GV: Yêu cầu HS mô tả cấu tạo của động cơ
của động cơ điện
HS: Quan sát và nêu cấu tạo của động cơ
điện một chiều
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu phần hai và
nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện
I
Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của
động cơ diện một chiều
1 Các bộ phận chính của động cơ điện mộtchiều
Động cơ điện một chiều gồm hai bộ phậnchính là nam châm và khung dây dẫn, ngoài
ra còn có bộ phận góp điện, có các thanhquét C1, C2 đưa dòng điện từ ngiồn điện vàokhung dây
2 Hoạt động của động cơ điện một chiều.Động cơ điện một chiều hoạt động dựa
Trang 23HS: Nêu nguyên tắc cơ bản.
GV: Yêu cầu HS làm các câu hỏi C1 (sgk)
HS: Từng HS sử dụng quy tắc bàn tay trái
GV: Yêu cầu HS thực hiện TN theo nhóm
để kiểm tra dự đoán
HS: Tiến hành TN theo nhóm để trả lời câu
C3(sgk)
GV: Theo dõi HS làm TN
Yêu cầu HS nghiên cứu kết luận (sgk)
HS; nghiên cứu kết luận (sgk)
GV: Yêu cầu HS đọc kết luận (sgk)
HS: Đọc kết, luận (sgk)
trên tác dụng của từ trường lên khung dây
có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường C1 (sgk):
C2 (sgk): Khung dây sẽ quay do tác dụng của hai lực lên tác dụng lên đoạn dây AB
b) Khi đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường và cho dòng điện chạy qua thì dưới tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay
Hoạt động 2: Động cơ điẹn một chiều trong kĩ thuật (8 phút).
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 28.2 (sgk)
II Động cơ điẹn một chiều trong kĩ thuật
1 Cấu tạo của động cơ điện một chiều
Trang 24HS: Nghiên cứu, đọc nội dung kết luận
(sgk)
ra từ trường là nam châm điện
b)Bộ phận quay không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệchnhau và song song với trục của một khối trụlàm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại
Hoạt động 3: Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện (3 phút)
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Khi hoạt
động, động cơ điện chuyển hóa năng lượng
từ dạng nào sang dạng nào?
HS: Trả lời câu hỏi của GV
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C5 (sgk)
HS: Khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ
GV: Yêu câu học sinh làm câu C 6(sgk)
HS: Vì nam châm vĩnh cữu không tạo ra được từ trường mạnh như nam châm điện
- Bài tập 28.4: Dựa vào các kiến thức đã học để trả lời
- Kẻ bảng báo cáo thực hành ở trang 81, chuẩn bị tiết sau thực hành
Ngày soạn:10/12/2008
Ngày dạy:12/12/2008
Trang 25VÀ NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN
A Mục tiêu bài dạy:
- Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải lànam châm không
- Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua vàchiều dòng điện trong ống dây
- Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc thực hiện, biết xử lí và báo cáo kết quả thực hành theo mẫu, có tinh thần hợp tác với các bạn trong nhóm
B Phương pháp:
Thực hành theo nhóm
C Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
1 nguồn điện – 2 đoạn dây một bằng thép một bằng đồng dài 3,5cm= 0,4mm - Ốngdây A 200 vòng - Ống dây B 300 vòng – 2 đoạn chỉ nilông mảnh dài 15cm – 1 công tắc –bút dạ
HS: Học bài củ, làm bài tập, chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành
D Tiến trình lên lớp:
I Ổn định tổ chức: (1 phút)
II Bài củ: (5 phút)
1 Nêu kết luận về sự nhiễm từ của sắt, thép
2 Nêu kết luận từ tính của ống dây có dòng điện chạy qua
III Bài mới:
1 Đặt vấn đề (1 phút)
Chúng ta đã biết rằng sắt thép đặt trong từ trường thì bị nhiễm từ Vậy người ta dựa vàotính nhiễm từ này để chế tạo nam châm vĩnh cửu như thế nào?
20 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Lý thuyết và cách thức tiến hành thực hành (10phút)
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1 (sgk)
GV: Nhận xét, nêu bổ sung hoàn thiện
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3 (sgk)
HS: Trả lời câu C3 (sgk)
I
Lý thuyết và cách thức tiến hành thựchành
sự định hướng của kim nam châm mà xác
Trang 26GV: Yêu cầu HS nêu các bước thực hành
HS: Nêu các bước thực hành theo (sgk)
GV: Nhận xét
định chiều các đường sức từ trong lòng ốngdây Từ đó xác định tên từ cực của ống dây.Sau đó dùng quy tắc nắm tay phải để xácđịnh chiều dòng điện chạy qua các vòngdây
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm (20 phút).
GV: Yêu cầu HS tiến hành thực hành theo
nhóm nội dung thứ nhất: làm nhiễm từ cho
một thanh sắt và chi vào bảng 1 của báo
cáo
HS:Mắc mạch điện vào ống dây A, chế tạo
nam châm từ hai đoạn dây thép và đồng
- Thử từ tính để xác định xem đoạn nào đã
trở thành nam châm
- Xác định tên từ cực của nam châm vừa
được chế tạo
- Ghi chép kết quả thực hành, viết vào
bảng 1 của báo cáo những số liệu và kết
luận thu được
GV: Đến các nhóm theo dõi và uốn nắn
hoạt động của HS
GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tiến
hành các bước của phần 2 trong tiến trình
thực hành
HS: Làm việ theo nhóm, tiến hành các
bước của phần 2 trong tiến trình thực hành
GV: Đến các nhóm, theo dõi và uốn nắn
hoạt động của HS, chú ý hướng dẫn cách
treo kim nam châm
Từng HS ghi chép kết quả thực hành, viết
vào bảng 2 của báo cáo những số liệu và
kết luận thu được
IIThực hành:
1 Chế tạo nam châm vĩnh cửu
Mắc mạch điện vào ống dây A, chế tạo namchâm từ hai đoạn dây thép và đồng
- Thử từ tính để xác định xem đoạn nào đãtrở thành nam châm
- Xác định tên từ cực của nam châm vừađược chế tạo
- Ghi chép kết quả thực hành, viết vào bảng 1 của báo cáo những số liệu và kết luận thu được
2 Nghiệm lại từ tính của ống dây
- Đặt kim nam châm vừa chế tạo vào trong ống dây gần một đầu
- Cho dòng điện chạy qua ống dây, quan sáthiện tượng xảy ra và ghi vào bảng 2
IV : Tổng kết thực hành (8 phút)
GV: Kiểm tra dụng cụ của các nhóm nhận xét,
- Đánh giá sơ bộ kết quả và thái độ học tập của HS
- Yêu cầu HS nộp báo cáo thực hành
HS: Nộp báo cáo thực hành
V Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (2 phút )
Trang 27- Nắm lại quy tắc nắm tay phải
- Nắm lại quy tắc bàn tay trái
- Xem trước bài mới
Ngày soạn:14/12/2008
Ngày dạy:15/12/2008
Trang 28Tiết: 32: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI
VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
A Mục tiêu bài dạy:
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều của đường sức từ của ống dây khibiết chiều dòng điện và ngược lại
- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫnthẳng có dòng điện đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc hiềudòng điện) khi biết hai trong ba yếu tố trên
Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận lôgic và biết vận dụng kiến thức vào thực tế
.- HS rèn luyện thái độ học tập tích cực và ứng dụng vào thực tế
B Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề
C Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
1 Ống dây khoảng từ 500 đến 700 vòng – 1 thanh nam châm – 1 sợi dây mảnh dài 20cm– 1 giá TN – 1 nguồn điện – 1 công tắc
HS: Học bài củ, làm bài tập
D Tiến trình lên lớp:
I Ổn định tổ chức: (1 phút)
II Bài củ: (5 phút)
1 Nêu quy tắc nắm tay phải
2 Nêu quy tắc bàn tay trái
III Bài mới:
1 Đặt vấn đề (1 phút)
Chúng ta đã biết cách vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái để xác địnhmột số yếu tố Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục vận dụng hai quy tắc này để làm một số bàitập liên quan
20 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải (10phút)
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 30.1 (sgk),
nghiên cứu bài tập 1 (sgk)
HS: Quan sát hình 30.1 (sgk), nghiên cứu
bài tập 1 (sgk)
GV: Vẽ hình và yêu cầu HS quan sát hình
nêu cách giải quyết vấn đề
Trang 29HS: Nhắc lại quy tắc nắm tay phải, tương
tác giữa hai nam châm
GV: Yêu cầu HS nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét, nêu bổ sung hoàn thiện
GV: Nhắc HS tự lực giải các bài tập, chỉ
dùng các gợi ý của SGK để đối chiếu cách
làm của mình khi đã giải xong bài tập Nếu
thực sự khó khăn mới đọc các gợi ý của
SGK
HS: Làm việc cá nhân để giải theo các
bước đã nêu trong SGK
GV: Tổ chức cho HS trao đổi trên lớp lời
giải câu a) và b) nhận xét thực hiện các
bước giải bài tập vận dụng quy tắc nắm tay
phải
HS:Trao đổi trên lớp bài giải câu a) và b)
GV: Yêu cầu HS các nhóm thực hiện TN
kiểm tra
HS: Các nhóm bố trí và thực hiện TN kiểm
tra, ghi chép hiện tượng xảy ra và rút ra kết
luận
GV: Theo dõi các nhóm thực hiện TN kiểm
tra Chú ý câu b) khi đổi chiều dòng điện,
đầu B của ống dây sẽ là cực âm Do đó hai
cực cùng tên sẽ đẩy nhau Hiện tượng này
xảy ra rất nhanh Nêu không chú ý quan sát
c) Thí nghiệm kiểm tra
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng quy tắc bàn tay trái (18 phút).
GV: Yêu cầu HS vẽ lại hình vào vở bài tập,
nhắc lại các ký hiệu và cho biết điều gì,
luyện cách đặt và xoay bàn tay trái theo
quy tắc phù hợp với mỗi hình vẽ để tìm lời
giải, biểu diễn trên hình vẽ Chỉ định một
HS lên giải bài tập trên bảng Nhắc HS khi
thật sự khó khăn mới đọc SGK
HS:Làm việc cá nhân, đọc kỹ đầu bài, vẽ
lại hình trên vở bài tập, suy luận để nhận
thức vấn đề của bài toán, vận dụng quy tắc
bàn tay trái để giải bài tập, biểu diễn kết
II Bài tập vận dụng quy tắc bàn tay trái :
Bài tập 2 (sgk)
Trang 30quả trên hình vẽ, một HS lên bảng biểu
GV: Chỉ định một Hs lên giải bài tập trên
bảng Nhắc HS khi thực sự khó khăn mới
đọc gợi ý cách giải trong SGK
HS: Làm việc cá nhân để thực hiện các yêu
cầu của bài, một hS lên bảng làm
- Nắm lại quy tắc nắm tay phải
- Nắm lại quy tắc bàn tay trái
- Xem trước bài mới
- Làm các bài tập 30.1 đến 30.5 SBT
- Bài tập 30.5 dùng quy tắc nắm tay phải để xác định từ cực của ống dây, sau đó áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn
Ngày soạn:15/12/2008
Trang 31Ngày dạy:16/12/2008
Tiết: 33: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
A Mục tiêu bài dạy:
- Làm được TN dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảmứng
- Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng namchâm vĩnh cửu hoặc nam châm điện
- Sử dụng được đúng hai thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứngđiện từ
- HS rèn luyện thái độ học tập tích cực và ứng dụng vào thực tế
B Phương pháp:
Thực nghiệm
C Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED – 1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh– Nam châm điện và 2 pin 1,5V
HS: Học bài củ, làm bài tập, chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành
D Tiến trình lên lớp:
I Ổn định tổ chức: (1 phút)
II Bài củ: (5 phút)
Từ trường tồn tại ở đâu? Từ trường có tính chất gì?
III Bài mới:
1 Đặt vấn đề (1 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc tình huống đầu bài
HS: Đọc tình huống đưa ra đầu bài
GV: Vậy để trả lời cau hỏi mà bạn Thanh đã hỏi thì chúng ta cùng nhau nghiên cứu bàimới
20 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấo tạo của đinamô xe đạp và dự đoán xem hoạt động của bộ
phận nào trong đinamô là nguyên nhân chính gây ra dòng điện(8 phút)
GV: Nêu vấn đề : Ta đã biết muốn tạo ra
dòng điện, phải dùng nguồn điện là pin
hoặc ăcquy Em có biết trường hợp nào
không dùng pin hoặc ăcquy mà vẫn tạo ra
dòng điện được không?
Trang 32- Trong bình điện xe đạp (gọi là đinamô xe
GV: Nhận xét, nêu bổ sung hoàn thiện
GV: Yêu cầu HS xem hình 31.1 SGK và
quan sát một đinamô đã tháo vỏ đặt trên
bàn GV để chỉ ra các bộ phận chính của
đinamô
HS: Trả lời
GV: Hãy dự đoán xem hoạt động của bộ
phận chính nào của đinamô gây ra dòng
điện ?
HS: Phát biểu chung ở lớp, trả lời câu hỏi
của GV, không thảo luận
GV: Nhận xét
Cấu tạo: Một nam châm gắn với núm qau một trục quay, một cuộn dây ở trong là mộtlõi sắt non Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay và đèn sáng
Hoạt động 2: : Tìm hiểu cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện. ( 20 phút).
GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
a) Làm TN 1 SGK Trả lời C1 và C2
HS: Làm TN 1 SGK Trả lời C1 và C2
GV: Hướng dẫn HS làm từng động tác dứt
khoát và nhanh :
- Đưa nam châm vào trong cuộn dây
- Để nam châm nằm yên một lúc trong
lòng cuộn dây
- Kéo nam châm ra khỏi cuộn dây
GV: Yêu cầu HS mô tả rõ, dòng điện xuất
hiện trong khi di chuyển nam châm lại gần
hay ra xa cuộn dây
HS: Nhóm cử đại diện phát biểu, thảo luận
nam châm điện ( lõi sắt của nam châm đưa
sâu vào lòng cuộn dây)
II Dùng nam châm để tạo ra dòng điện.:
1 Dùng nam châm vĩnh cửu
Thí nghiệm 1 (sgk)C1 (sgk):
Trong dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng khi:
- Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây
- Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây
C2 (sgk): Trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng
Nhận xét 1 (sgk):
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kínkhi ta đưa một cực của nam châm lại gần hoăc ra xa một đầu của cuộn dây đó hoặc ngược lại
2 Dùng nam châm diệnThí nghiệm 2 (sgk)
Trang 33HS: Làm việc theo nhóm.: Làm TN 2 SGK.
Trả lời C3
GV: Gợi ý thảo luận : Yêu cầu HS làm rõ
khi đóng hay ngắt mạch điện thì từ trường
của nam châm điện thay đổi thế nào ?
(Dòng điện có cường độ tăng lên hay giảm
đi khiến cho từ trường mạnh lên hay yếu
đi)
HS: Làm rõ khi đóng hay ngắt mạch điện
được mắc với nam châm điện thì từ trường
nam châm thay đổi như thế nào
Thảo luận chung ở lớp, đi đến nhận xét về
những trường hợp xuất hiện dòng điện
C3 (sgk): Dòng điện xuất hiện khi:
- Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện
- Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện
Nhận xét 2 (sgk):Dòng địên xuất hiện ở cuộn dây dẫn kính trong thời gian đóng và ngắt mạch điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên
Hoạt động 3: : Hiện tượng cảm ứng điện từ ( 5 phút).
GV: Nêu câu hỏi : Qua những TN trên, hãy
cho biết khi nào xuất hiện dòng điện cảm
ứng
HS: Nghiên cứu SGK
GV: Yêu cầu HS đọc
HS: Đọc SGk
GV: Nêu thêm và giải thích thêm
Dòng điện xuất hiện như trên gọi là dòng điện cảm ứng Hiện tượng xuất hiện dòng diện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
GV: GV: Yêu cầu học sinh làm câu C4 (sgk)
HS: Trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng
GV: Yêu câu học sinh làm câu C5 (sgk)
HS: Đúng là nhờ nam châm ta có thể tạo ra được dòng điện
V Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (2 phút )
- Nắm được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng
- Nắm được cách tạo ra dòng điện cảm ứng
- Làm các bài tập 31.1 , 31.3, 31.4 SBT
Ngày soạn:15/12/2008
Trang 34Ngày dạy:16/12/2008
Tiết: 34: ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG
A Mục tiêu bài dạy:
- Xác định được có sự biến đổi (tăng hay giảm) của số đường sức từ xuyên qua tiết diện Scủa cuộn dây dẫn kín khi làm thí nghiệm với nam châm vinh cửu hoạt nâm châm điện
- Dựa tên quan sát thí nghiệm, lập được mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảmứng và sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín
- Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
- Vận dụng được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng để giải thích và dự đoán những
trường hợp cụ thể, trong đó xuất hiện hay không xuất hiện dòng điện cảm ứng
- HS rèn luyện thái độ học tập tích cực và ứng dụng vào thực tế
Dòng điện cảm ứng là gì? Nêu cách để tạo dòng điện cảm ứng
III Bài mới:
1 Đặt vấn đề (1 phút)
GV: Đặt vấn dề theo sách giáo khoa
20 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Nhận biết vai trò của từ trường trong hiện tượng cảm ứng điện từ (7
phút)
GV:Có những cách nào dùng nam châm để
tạo ra dòng điện cảm ứng?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Việc tạo ra dòng điện cảm ứng có phụ
thuộc vào chính nam châm hay trạng thái
chuyển động của nam châm?
HS: Việc tạo ra dòng điện cảm ứng phụ
thuộc vào trạng thái chuyển động của nam
châm
GV: Yêu cầu HS nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét, nêu bổ sung hoàn thiện
GV: Có các yếu tố nào chung trong các
I
Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây
Trang 35trường hợp tạo ra dòng điện cảm ứng?
HS: Các nam châm khác nhau đều gây ra
dòng điện cảm ứng
GV:Các nhà khoa học cho rằng chính từ
trường của nam châm đã tác dụng một cách
nào đó lên cuộn dây dẫn và gây ra dòng
điện cảm ứng
- Có thể dùng đường sức từ để biểu diễn từ
trường Vậy ta phải làm thế nào để nhận
biết từ trường trong cuộn dây, khi đưa nam
châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây.
HS: Khảo sát sự biến đổi đường sức từ
xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
GV: Nhận xét
Hoạt động 2 : Khảo sát sự biến đổi đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây khi nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây trong thí nghiệm tạo ra dòng điện cảm ứng
bằng nam châm vĩnh cửu (H 32.1 SGK) ( 8 phút)
GV: Hướng dẫn học sinh sử dụng mô hình
và đếm số đường sức từ xuyên qua tiết diện
S của cuộn dây khi nam châm ở xa và lai
gần cuộn dây
HS: - Học sinh làm việc theo nhóm
- Đọc mục quan sát trong SGk, thao tác
trên mô hình cuộn dây để trả lời câu C1
Rút ra nhận xét chung về sự biến đổi của số
đường sức khi đưa nam châm lại gần và
kéo ra khỏi cuộn dây
Quan sát
C1(sgk):
+ Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện
S tăng+ Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S không thay đổi
+ Đưa nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện
S giảm+ Để nam châm nằm yên cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S tăngNhận xét 1:
- Khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số
Trang 36đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên).
Hoạt động 3: : Tìm mối quan hệ giữa sự tăng giảm của số dường sức từ xưyên qua tiết
diện S của cuộn dây với sự xuất hiện dòng điện cảm ứng (13 phút)
GV: Yêu cầu HS dựa vào thí nghiệm dùng
nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện
cảm ứng và kết quả khảo sát sự biến thiên
khi dịch chuyển nam châm, hãy nêu ra mối
quan hệ giữa sự biến thiên của số đường
sức từ xuyên tiết diện S và sự xuất hiện
HS:Từng HS suy nghĩ lập bảng đối chiếu,
tìm từ thích hợp điền vào chổ trống trong
bảng 1 SGK
Thảo luận chung ở lớp, rút ra nhận xét về
đều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
GV: Từ trường của nam châm điện biến đổi
thế nầo khi cường độ dòng điện tăng, giảm?
Suy ra sự biến đổi của số dường sức từ biểu
diễn từ trương xuyên qua tiết diện S của
cuộn dây dẫn
HS: Trả lời C4 và câu hỏi gợi ý của giáo
viên
- Thảo luận chung ở lớp
GV: Nêu thêm và giải thích thêm
Yêu cầu HS đọc kết luận trong SGK
II Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C2 (sgk)
C3 (sgk): Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng hoặc giảm thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng
Nhận xét 2 (sgk):
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường của một nam châm khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên
C4 (sgk):
Khi đóng mạch điện, cường độ dòng điện tăng từ 0 đến có, từ trường của nam châm mạnh lên, số đường sức từ biểu diễn từ trường tăng lên, số đường sức từ xuyên quatiết diện S của cuộn dây dẫn cũng tăng lên,
do đó xuất hiện dòng điện cảm ứng
Khi ngắt mạch địên, cường độ dòng điện giảm về 0, từ trường yếu đi, ssố đường sức
từ giảm, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S cảu cuộn dây cũng giảm, do đó xuất hiện dòng điện cảm ứng
Kết luận:
Làm thínghiệm
Có DĐcảm ứnghaykhông?
Có ĐSTxuyên qua Sbiến đỏi haykhông?Đưa nam châm
lại gần cuộndây
Để nam châm
Đưa nam châm
Trang 37HS: Đọc kết luận SGK
GV: - Kết luận này có gì khác với nhận xét
2?
HS: Kết luận này tổng quát hơn đúng hơn
trong mọi trường hợp
Trong mọi trường hợp khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng
GV: Yêu cầu học sinh làm câu C5 (sgk)
HS: Quay núm của đinamô xe đạp, nam châm quay theo Khi một cực của nam châm lạigần cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng, lúc đó xuất hiện dòngđiện cảm ứng Khi cực đó của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện
S của cuộn dây giảm, lúc đó cũng xuất hiện dòng điện cảm ứng
GV: Yêu câu học sinh làm câu C6 (sgk)
HS: Tưng tự như câu C5
V Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (2 phút )
- Nắm được cách tạo ra dòng điện cảm ứng
- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
- Làm các bài tập 32.1 đến 32.4 SBT
Ngày soạn :
Trang 38Ngày dạy:
A Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố các kiến thức đã học chuẩn bị cho kiển tra học kỳ I.
- HS rèn luyện kĩ năng giải các bài tập vật lý
Câu hỏi chuẩn bị :
1 Phát biểu và ghi công thức của định luật Ôm, nêu tên gọi và đơn vị các đại lượngtrong công thức
2 Điện trở của dây dẫn là gì ? Công thức tính điện trở theo U và I Cách xác định điện
trở bằng vôn kế và ampe kế
3 Điện trở phụ thuộc vào các yếu tố nào ? Công thức tính điện trở của dây dẫn theo
chiều dài tiết điện và điện trở suất của dây dẫn
4 Biến trở là gì ? Dùng để làm gì ? Ý nghĩa các số ghi trên biến trở ?
5 Nêu một số ví dụ chứng tỏ dòng điện có mang năng lượng, công thức tính công củadòng điện Dụng cụ đo điện năng sử dụng ?
6 Công thức tính công suất điện Ý nghĩa số oát ghi trên dụng cụ điện
7 Phát biểu và ghi hệ thức cuả định luật Jun-Len xơ
8 Hãy nêu các lọi ích của việc tiết kiệm điện năng?
9 Một nam châm có mấy cực, nêu tên của các cực, ký hiệu của các cực đó
10 Nêu các trưòng hợp tương tác của hai nam châm
11 Phát biểu quy tắc nắm tay phải, quy tắc này dùng để sát định các yếu tố nào?
12 Phát biểu quy tắc bàn tay trái, quy tắc này dùng để sát định các yếu tố nào?
HS: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học
D
Tiến trình lên lớp :
I Ổn định tổ chức
II Bài củ:
III Bài mới:
1 Đặt vấn đề: (vào bài trực tiếp)
2 Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1: Trả lời các câu hói chuẩn bị (20 phút)
GV: Đề nghị một số HS trả lời các câu
hói chuẩn bị, theo dõi và cho cả lớp
thảo luận để được câu trả lời chính xác
nhất
HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV:
1 Phát biểu và ghi công thức của định 1 R
U
I