Đề tài của nhĩm được xây dựng nhằm tìm hiểu về nợ xấu, thực trạng nợ xấutại hệ thống các Ngân hàng nhương mại Việt Nam, đánh giá các biện pháp xử lý nợxấu của nhà nước và của các ngân hà
Trang 1Nhóm 03:
Trịnh Thanh Vân
Triệu Định
Trang 2GIỚI THIỆU CHUNG
Thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại đang phải đốimặt với nhiều khĩ khăn và thách thức Vấn đề trọng tâm hiện nay là xử lý nợ xấucủa hệ thống ngân hàng thương mại, bởi nĩ làm tắc nghẽn dịng tín dụng trong nềnkinh tế Việt Nam Do vậy, xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình táicấu trúc hệ thống ngân hàng Nhiều hội thảo đã tập trung bàn luận những vấn đềnhư: thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam; nguyên nhân gây ra nợ xấu;những biện pháp tháo gỡ, cơ chế xử lý nợ và kinh nghiệm của một số quốc gia trênthế giới Ngồi ra, những vấn đề như nguồn tài chính xử lý nợ, cách thức giải cứucủa Chính phủ, cĩ nên tìm một định chế mới để tham gia vào quá trình xử lý nợ xấucũng được đề cập tới Thực tế, những bất cập trong phân loại nợ, vấn đề chuyển nợ,vấn đề đạo đức nghề nghiệp làm nảy sinh nợ xấu tại các ngân hàng khiến nợ xấu cĩmức cao như hiện nay Dù nợ xấu ở mức nào thì hiện tại, đã và đang ảnh hưởngkhơng nhỏ đến điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đến lưuthơng dịng vốn vào nền kinh tế, tính an tồn, hiệu quả kinh doanh của chính cácngân hàng
Đề tài của nhĩm được xây dựng nhằm tìm hiểu về nợ xấu, thực trạng nợ xấutại hệ thống các Ngân hàng nhương mại Việt Nam, đánh giá các biện pháp xử lý nợxấu của nhà nước và của các ngân hàng trong thời gian qua và đưa ra một số địnhhướng cơ bản trong cơng tác xử lý nợ xấu, làm sạch hệ thống tín dụng trong thờigian sắp tới
Cấu trúc của Đề tài được chia làm 03 phần do 3 cá nhân phụ trách chính nhưsau:
Chương 1: Trịnh Thanh Vân
Chương 2: Phan Khương
Chương 3: Triệu Định
Nhĩm thực hiện đề tài mong nhận được đĩng gĩp, xây dựng từ phía Giảngviên, thành viên nhĩm phản biện và tập thể lớp
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Khái niệm 5
NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội 5
1.2 Chức năng 5
- Chức năng trung gian tín dụng 5
- Chức năng trung gian thanh toán 5
- Chức năng tạo tiền 6
1.3Hoạt Động Cơ Bản Của Ngân Hàng Thương Mại 6
1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn: 6
1.3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn 7
1.3.3 Nghiệp vụ khác: 7
2 NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
2.1 Khái niệm: 8
2.2 Tiêu chí xác định nợ xấu 8
2.3 Nguyên nhân gây ra nợ xấu 9
2.3.1 Nguyên nhân kháchquan 9
2.3.2 Nguyên nhân chủquan 9
2.4 Tác động của nợ xấu 9
2.4.1 Tác động của nợ xấu ñến hoạt ñộng củaNHTM 9
2.4.2 Tác động của nợ xấu ñến nền kinhtế 9
2.5 Các biện pháp cơ bản để ngăn ngừa và xử lý nợ xấu ngân hàng 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 11
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 11
2.1.1 Tổng quan hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay 11
2.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua (2015) .13 2.2 THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 20
2.2.1 Tiêu chí xác định nợ xấu 20
2.2.1.3 Phân loại nợ theo Ngân hàng thanh toán quốc tế 22
2.2.1.5 Phân loại nợ theo Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ) 23
Trang 42.2.2 Thực trạng nợ xấu hiện nay 25
2.2.3 Nguyên nhân xảy ra nợ xấu trong thời gian qua 30
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM 36
1 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NỢ XẤU 36
2 BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU ĐÃ ÁP DỤNG 38
2.1 Từ phía các ngân hàng thương mại 38
2.2 Từ phía nhà nước 39
Trang 5NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
VAMC Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Trang 6CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm
NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đadạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứngcác dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoảmãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội
1.2 Chức năng
- Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất củangân hàng thương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vaitrò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này,ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người chovay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay
và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đếnlợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại
- Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thựchiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửicủa họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi củakhách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ
Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc,
ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhucầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó màcác chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặpngười phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó
để thực hiện các khoản thanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rấtnhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chức năng này vô hình trung
Trang 7đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn,
từ đó góp phần phát triển kinh tế
- Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM Vớimục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triểncủa mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vôhình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM làchức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tíndụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lạiđược khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tàikhoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giaodịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệthống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhucầu thanh toán, chi trả của xã hội Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ
dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM Do vậy ngânhàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn
1.3Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà, cung cấp vốn cho nềnkinh tế Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay,hoạt động ngân hàng đã cónhững bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn song ngân hàng vẫn duy trì cácnghiệp vụ cơ bản sau:
1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn:
Đây là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt độngcủa ngân hàng.Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau nhưhuy động dưới hình thức tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá Mặt khác trên cơ
sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng tiến hành cho vay phục vụ cho nhu cầu pháttriển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và cả nước Nghiệp
vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng, tạo uy tín của ngân hàng ngàycàng cao, các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ tín
Trang 8hàng Do đó các ngân hàng thương mại phải căn cứ vào chiến lược, mục tiêu pháttriển kinh tế của đất nước, của địa phương Từ đó đưa ra các loại hình huy động vốnphù hợp nhất là các nguồn vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn
Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ sử dụngvốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyết định năng lựccạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Do vậy ngân hàng cần phải nghiên cứu vàđưa ra chiến lược sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất
Một là, ngân hàng tiến hành cho vay
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM Thành công hay thất bạicủa một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thànhcông của tín dụng xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng Các loại cho vay cóthể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm: mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồngốc và phương pháp hoàn trả
Hai là tiến hành đầu tư
Ngoài hình thức phổ biến là cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn để đầu tư Có
2 hình thức chủ yếu mà các ngân hàng thương mại có thể tiến hành là:
+Đầu tư vào mua bán kinh doanh các chứng khoán hoặc đầu tư góp vốn vàocác doanh nghiệp, các công ty khác
+Đầu tư vào trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngânhàng
Ba là nghiệp vụ ngân quỹ.
Nghề ngân hàng là một nghề kinh doanh đầy mạo hiểm, trong hoạt động củamình, ngân hàng không thể bỏ qua sự “an toàn” Vì vậy, ngoài việc cho vay và đầu tư
để thu được lợi nhuận, ngân hàng còn phải sử dụng một phần nguồn vốn huy độngđược để đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện các quy định về dự trữbắt buộc do Trung ương đề ra
1.3.3 Nghiệp vụ khác:
Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều lợi thế Một trong những lợi thế
đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ
Trang 9Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra chokhách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờthu, các loại thẻ …cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấptiền giấy khi khách hàng cần Mặt khác,các ngân hàng thương mại còn tiến hànhmôigiới, mua, bán chứng khoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành chứng khoán chocác công ty Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác chovay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ…
Như vậy,các nghiệp vụ trên nếu thực hiện tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng tồn tại
và phát triển vững mạnh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay
Vì các nghiệp vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên tác động qua lại vớinhau.Nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới quyết định sử dụng vốn, ngược lại nhu cầu
sử dụng vốn ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu của nguồn vốn huy động Các nghiệp vụtrung gian tạo thêm thu nhập cho ngân hàng nhưng mục đích chính là thu hút kháchhàng, qua đó tạo điều kiện cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
2 NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Khái niệm:
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi
ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy rakhi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản Nợ xấu gồm các khoản nợquá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ củakhách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp
2.2 Tiêu chí xác định nợ xấu
* Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu:
- Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5/tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh mức
độ rủi ro tín dụng của ngân hàng Cho thấy với 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàngcho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng không thu hồi được đúnghạn tại thời điểm xácđịnh
- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh chung tỷ lệ của toàn bộ các
khoản nợ xấu của ngân hàng so với tổng dưnợ
- Tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ
từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được các ngân hàng sử dụng
Trang 10biện pháp mạnh đểđòi.
Xóa nợ ròng = dư nợ các khoản vay ñã xóa nợ vì rủi ro- giá trị các khoản thu bùđắp thiệt hại
- Tỷ lệ trích lập dự phòng/ tổng dư nợ: Đây là tỷ lệ giữa số dư có của tài
khoản dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ cuối kỳ
2.3 Nguyên nhân gây ra nợ xấu
2.3.1 Nguyên nhân kháchquan
+ Môi trường tự nhiên: những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnhhưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
+ Môi trường kinh tế: với tư cách là trung gian tài chính, rủi ro trong hoạt độngcủa các Ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi trình độ phát triển củanền kinh tế
2.3.2 Nguyên nhân chủquan
+Sự quản lý yếu kém của Ngânhàng
+ Trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ ngânhàng
+ Cơ chế trích lập quỹ dự phòng rủi ro không hợplý
+ Nạn tham nhũng, hối lộ trong hoạt ñộng ngânhàng
+ Nhóm nhân tố chủ quan gây ra từ phía kháchhàng
2.4 Tác động của nợ xấu
2.4.1 Tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM
- Nợ xấu làm giảm uy tín của ngânhàng
- Nợ xấu ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngânhàng
- Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngânhàng
- Nợ xấu có thể làm phá sản ngânhàng
- Nợ xấu làm giảm khả năng hộinhập
2.4.2 Tác động của nợ xấu ñến nền kinhtế
Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, nhìn chung nợ xấu có những tác độngchính ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và làm ảnh hưởng đến hoạt động của cácNgân hàng thương mại như: Làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn củacác TCTD; Chi phí phát sinh do nợ xấu là rất lớn ; Nợ xấu hạn chế khả năng mở rộng
và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh của các TCTD; Nợ xấu ảnh hưởng đến
Trang 11hoạt động kinh doanh NH và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế bởi khảnăng khai thác và đáp ứng vốn, dịch vụ NH cho nền kinh tế.
2.5 Các biện pháp cơ bản để ngăn ngừa và xử lý nợ xấu ngân hàng
Hạn chế nợ xấu là quá trình sử dụng các công cụ, biện pháp trước, trong và sauquá trình cấp tín dụng nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất việc phát sinh nợxấu
Xử lý nợ xấu là những hoạt động của ngân hàng được triển khai khi nợ xấu đãphát sinh nhằm giảm thiểu những tổn thất do nợ xấu gây ra bằng các công cụ phổ biếnnhư: đòi nợ; tái cấu trúc các khoản nợ; bán nợ; phong tỏa tài sản của người vay, thanh
lý tài sản thếchấp;gánnợ,xiếtnợ;yêucầubồithườngtừnhữngngườicótrách nhiệm liênđới; sử dụng quỹ dự phòng tài chính hoặc xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng và cácbiện pháp tài trợ rủi ro tín dụngkhác
Đối với quá trình hạn chế nợ xấu, có thể đánh giá qua chỉ tiêu mức giảm
tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ qua thời gian hoặc xem xét sự biến động của cơ cấu cácnhóm nợ trong nợ xấu Theo đó, tỷ lệ dư nợ của các nhóm có mức độ rủi ro cao hơnngày càng giảm Cụ thể, tỷ lệ nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trong tổng dư nợgiảm so với hai nhóm còn lại; tỷ lệ nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) trong tổng dư nợ giảm
so với tỷ lệ nợ nhóm3
Đối với quá trình xử lý nợ xấu, có thể đánh giá qua các chỉtiêu:
- Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng nợxấu
- Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã thu hồiđược
- Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã tái cấutrúc
Trang 12CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1.1 Tổng quan hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay
Cho đến nay (4/2016), đánh giá từ quá trình ra đời và phát triển lâu dài có thểnói hệ thống các NHTM Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ: Nếu như đầunhững năm 1990, tại Việt Nam, 4 NHTMNN chiếm gần như toàn bộ thị trường tiềngửi và cho vay ở Việt Nam thì cho đến nay, theo số liệu của NHNN, hiện cả nước cóhơn 100 ngân hàng hoạt động Trong đó có 7 NHTM do nhà nước nắm giữ trên 50%vốn điều lệ (Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank),Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí toàn cầu, Ngân hàng tráchnhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương, Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thànhviên Xây dựng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank), Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam (Vietcombank) 28 ngân hàng TMCP trong nước (Ngân hàng TMCP Sài Gònthương tín Sacombank, Ngân hàng TMCP An Bình ABBANK, Ngân hàng TMCP kỹthương Việt Nam Techcombank…) và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài (ANZ ViệtNam, HSBC Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam,…), 3 ngân hàng liên doanh(Ngân hàng TNHH Indovina, Ngân hàng liên doanh Vid Public, Ngân hàng liên doanhViệt – Nga), 2 ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngânhàng Phát triển Việt Nam), 1 ngân hàng chính sách (Ngân hàng Hợp tác xã ViệtNam)
Cùng với đó là việc thành lập và hoạt động của hàng loạt công ty tài chính vàcông ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng từ trung ương tới địa phương Có thể nói, vớithời gian trên 20 năm thực hiện quá trình đổi mới kinh tế, hệ thống ngân hàng và địnhchế phi ngân hàng đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp những vai trò to lớn đối vớinhững thành tựu về kinh tế - xã hội nước ta những năm qua Bên cạnh các TCTD còn
có sự hiện diện và ngày càng phát triển của các TCTD phi ngân hàng Nếu như năm
2001 đã có 7 công ty tài chính; 8 công ty cho thuê tài chính; 18 công ty bảo hiểm; 8công ty chứng khoán thì nay con số đã lên 16 công ty tài chính, 11 công ty cho thuê
Trang 13tài chính, 61 công ty bảo hiểm, 81 công ty chứng khoán Số lượng các định chế tàichính phi ngân hàng hoạt động trên thị trường Việt Nam thường xuyên thay đổi theothời gian, và đã có sự tăng lên đáng kể so với đầu những năm 2000 Các định chế tàichính này đã và đang có sự cạnh tranh khá quyết liệt với các NHTM trong một số lĩnhvực dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Song song với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động không nhỏ vào tìnhhinh tài chính thế giới cũng như Việt Nam, NHNN đánh giá hệ thống ngân hàng ViệtNam còn nhiều tồn tại, hạn chế về khả năng cạnh tranh, năng lực tài chính, quản trị,công nghệ và nhân lực cần phải khắc phục nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển vàhội nhập quốc tế trong giai mới ở trình độ cao hơn
Những yếu kém nói trên đã tồn tại từ lâu làm cho hoạt động của hệ thống ngânhàng Việt Nam thiếu tính ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây mất an toàn và dễ bị tổnthương khi môi trường kinh doanh và thị trường trong nước, quốc tế biến động bất lợi
Vì vậy quán triệt quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chỉ đạo củaChính phủ về tiếp tục đổi mới và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, NHNN xây dựng "Đề
án Tái cơ cấu ngân hàng" nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém và phát triển hệthống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, có hiệu quả trên cơ sở năng lực tàichính và quy mô hoạt động đủ lớn, hệ thống quản trị, công nghệ ngân hàng tiên tiến
Trài qua 5 năm thực hiện Đề án, từ 42 ngân hàng thương mại, Việt Nam còn 34nhà băng sau gần 4 năm tái cơ cấu Thứ hạng các đơn vị cũng dần đổi thay sau nhữngcuộc mua bán, sáp nhập, hợp nhất
Trang 142.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua (2015)
Bức tranh toàn cảnh về hệ thống tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nướccông bố theo thống kê một số chỉ tiêu cơ vào bản tháng 7/2015
Trang 15Theo đó, vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng là 445.295 tỷ đồng trong tháng7/2015 được thống kê dựa trên Báo cáo cân đối tài khoản kế toán tháng 7/2015, Báocáo tài chính quý II/2015 của các TCTD
Ngược với diễn biến của vốn điều lệ là sự tăng lên của tổng tài sản Theo đó,tháng 7, sự tăng lên của tổng tài sản của toàn hệ thống đến 6.665.870 tỷ đồng Trong
đó, tăng mạnh nhất là khối NHTM cổ phần với mức tăng từ 2.675.509 tỷ đồng trongtháng 6 lên 2.713.228 tỷ đồng trong tháng 7
Trang 16Vốn tự có của hệ thống ngân hàng cũng ghi nhận sự tăng nhẹ từ 540.491 tỷđồng trong tháng 6 lên 546.949 tỷ đồng trong tháng 7 Trong đó, vốn tự có của khốiNHTM Nhà nước tăng tlên 185.560 tỷ đồng 7, khối NHTM cổ phần tăng từ 224.111
tỷ đồng lên 225.668 tỷ đồng
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của hệ thống ngân hàng cũng ghi nhận mức tăng lên13.51% trong tháng 7 Theo đó, CAR của khối NHTM Nhà nước tăng từ 9,38% trongtháng 6 lên 9,6% khối NHTM cổ phần tăng từ 13,1% lên 13,22%
Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của hệ thống ngân hàng.Theo đó, mức tăng từ 26% trong tháng 6 lên 28,39%, trong đó, khối NHTM Nhà nướctăng từ 28,47% lên 31,95%, khối NHTM cổ phần tăng từ 32,36% lên 33,08%
Trang 17Chỉ số ROA tăng từ 0,17% trong tháng 6 lên 0,32% tháng 7.Theo đó, ROA củakhối NHTM Nhà nước tăng từ 0,18% lên 0,32%, khối NHTM cổ phần tăng từ 0,12%lên 0,27% Chỉ số ROE tăng từ 1,84% lên 3,54%, trong đó, khối NHTM Nhà nướctăng từ 2,48% lên 4,53%, khối NHTM cổ phần tăng từ 1,49% lên 3,2%.
Sau 3 quý đầu năm 2015, bức tranh ngân hàng đã có them những gam màu tíchcực sau quảng thời gian ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoàng kinh tế Thu nhập lãithuần tăng vọt nhờ đẩy mạnh tín dụng, lợi nhuận có dấu hiệu khởi sắc dù dự phòng rủi
ro tăng đột biến, tỷ lệ nợ xấu các nhà băng hầu hết về dưới 3%