CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Theo Ngân hàng Thế giới WB, 1998, tái cấu trúc ngân hàng bao gồm một
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-Đề tài môn Nghi p Vụ Ngân hàng Thương Mại ệp Vụ Ngân hàng Thương Mại
TÁI CẤU TRÚC TRONG MỐI QUAN H VỚI HI U QUẢ Ệ VỚI HIỆU QUẢ Ệ VỚI HIỆU QUẢ
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU TẠI CÁC NHTM VI T NAM Ệ VỚI HIỆU QUẢ
GV: Cô Trần Thị Xuân Hương Thực hiện: Nhóm 9
Thành viên: Bùi Thị Thủy Dương
Lê Thị Khá
Lê Thị Na Đào Mỹ Loan Trương Nhân Nghĩa
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016
Trang 2I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 1998), tái cấu trúc ngân hàng bao gồm một loạt các biện pháp được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng
Theo Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu, tái cấu trúc ngân hàng là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng Theo quan điểm này thì tái cấu trúc ngân hàng bao gồm tái cấu trúc
tài chính (financial restructuring), tái cấu trúc hoạt động (operational restructuring) vàgiám sát an toàn Trong đó, tái cấu trúc tài chính hướng đến việc phục hồi khả năng thanhkhoản bằng cách cải thiện bảng cân đối của các ngân hàng thông qua các biện pháp nhưtăng vốn, giảm nợ, hoặc nâng giá trị tài sản Tái cấu trúc hoạt động hướng đến mục tiêunâng mức lợi nhuận bằng cách chú trọng hơn đến chiến lược hoạt động, cải thiện hiệuquả và năng lực quản lý và hệ thống kế toán, nâng cao năng lực thẩm định tín dụng Việcgiám sát và các quy tắc an toàn được đặt ra nhằm mục tiêu cải thiện năng lực hoạt độngcủa toàn bộ hệ thống ngân hàng dưới vai trò là trung gian tài chính
Từ những khái niệm trên, có thể khái quát, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thươngmại là thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống ngânhàng thương mại nhằm mục đích duy trì sự phát triển ổn định (bền vững, an toàn) và hiệuquả chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại trong nền kinh tế,đặc biệt là chức năng thanh toán và trung gian tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạtđộng của các NHTM
1.2 Đặc điểm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
- Một là, tính quyết liệt trong của công cuộc tái cấu: Hoạt động của NHTM có tầmảnh hưởng rộng khắp và lan truyền, chính vì vậy khi hệ thống ngân hàng yếu kém sẽ kéotheo sự suy yếu của tất cả các lĩnh vực khác Chỉ cần một ngân hàng đổ vỡ, nguy cơ đổ
Trang 3vỡ toàn hệ thống rất lớn, và lan truyền rộng khắp còn gọi là hiện tượng Domino Chính vìvậy tái cơ cấu hệ thống NHTM đòi hỏi phải thực hiện một cách quyết liệt.
- Hai là, tái cơ cấu hệ thống NHTM là chương trình mang tầm cỡ quốc gia: Như trên đã
đề cập về tầm ảnh hưởng của hệ hống NHTM đối với nền kinh tế xã hội của một quốcgia, vì vậy tái cơ cấu hệ thống ngân hàng không chỉ liên quan đến riêng ngành ngân hàng
mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác Nếu chỉ để riêng hệ thống ngân hàng tái cấutrúc thì sẽ không đạt mục tiêu đề ra Như vậy, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phải đảmbảo có sự tham gia, phối hợp tích cực, hiệu quả của nhiều cơ quan quản lý nhà nước
1.3 Lý do tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
Lý do thứ nhất để thực hiện tái cấu trúc hệ thống NHTM khi hệ thống ngân hàng
phát sinh những vấn đề bất ổn và có nguy cơ đẩy hệ thống NHTM rơi vào khủng hoảngkéo theo nguy cơ khủng hoảng kinh tế - xã hội hoặc một ngân hàng lớn bị rơi vào khủnghoảng có nguy cơ lan rộng ra toàn hệ thống Trong trường hợp này tái cấu trúc hệ thốngngân hàng là nhằm hồi sinh hệ thống NHTM Những dấu hiệu cho thấy hệ thống NHTM
có bất ổn trầm trọng cần phải thực hiện tái cấu trúc nhằm hồi sinh:
+ Khủng hoảng kinh tế kéo dài, môi trường kinh doanh của ngân hàng xấu đi dẫnđến các mặt hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả, nợ xấu gia tăng, tỷ lệ an toàn vốngiảm sút Khi nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao, nguy cơ mất vốn của ngân hàngngày càng lớn Hệ thống NHTM có nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro vỡ nợ ngày càng lớn,
hệ thống ngân hàng suy yếu, đe dọa sự bất ổn cho cả nền kinh tế, xã hội của một quốcgia, thậm chí cả khu vực.Trong bối cảnh đó niềm tin của các chủ thể trong nền kinh tế xãhội và hệ thống ngân hàng giảm sút và ảnh hưởng ngược lại cho chính các ngân hàng.Vòng xoáy đó ngày càng lan rộng, hướng giải quyết duy nhất là tái cấu trúc hệ thốngNHTM
+ Khuôn khổ giám sát và quản lý yếu: Khi khuôn khổ giám sát của chính phủ,ngân hàng trung ương chưa hoàn thiện, nhiều khe hở Khuôn khổ giám sát kém cộngthêm với cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và sự quản lý yếu kém trong chính từngNHTM dẫn đến sự bùng phát những bất ổn trong cả hệ thống Đây cũng chính là lý do đểtái cấu trúc hệ thống NHTM
Trang 4Lý do thứ hai để thực hiện tái cấu trúc hệ thống NHTM là nhằm mục đích duy trì
sự phát triển ổn định, hiệu quả chức năng trung gian tài chính của hệ thống NHTM
+ Khi nền kinh tế phát triển sẽ đòi hỏi hệ thống NHTM phải thay đổi để thích ứng,đảm bảo các mặt hoạt động có hiệu quả Sự thay đổi trong điều kiện này phải theonguyên lý vòng xoáy ốc dẫn đến, do vậy cần thiết phải tái cấu trúc hệ thống NHTM chomục tiêu phát triển
+Việc tái cấu trúc không chỉ thực hiện khi hệ thống NHTM trong tình trạng khủnghoảng với mục tiêu hồi sinh, mà việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng còn là công việcthường xuyên ngay cả khi hệ thống NHTM đang hoạt động bình thường hay hoạt độngtốt hướng tới mục tiêu phát triển Tái cấu trúc hệ thống NHTM nếu được xem là côngviệc thường xuyên sẽ tránh gây những hậu quả xấu cho hệ thống ngân hàng và nền kinh
tế, giảm thiểu được chi phí cho việc tái cấu trúc
Như vậy lý do để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là: (i) hồi sinh hệ thống NHTMyếu kém; (ii) Duy trì sự phát triển ổn định và hiệu quả của hệ thống
1.4 Nội dung tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
1.4.1 Tái cấu trúc tài chính
Nội dung trọng tâm của tái cấu trúc tài chính một NHTM là xử lý nợ xấu, tăng quy mô vàchất lượng vốn tự có cho các NHTM
+ Xử lý nợ xấu
Một trong những nội dung cần thiết trong tiến trình tái cấu trúc tài chính NHTM là phải xác định, nắm chính xác con số nợ tồn đọng của các ngân hàng được táicấu trúc là bao nhiêu, trên cơsở đó để có các bước xử lý có hiệu quả Để xử lý nợ xấu
có thể áp dụng các biện pháp như: cấu trúc lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán cho công tymua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp,
+ Tăng quy mô và chất lượng vốn tự có của các NHTM Ngân hàng là loại hìnhkinh doanh đặc biệt – kinh doanh ở lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, vốn tự có chỉ chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh nhưng vốn tự có có ý nghĩa rất lớn đối với sựtồn tại và phát triển của NHTM vì nó không chỉ là yếu tố tạo nền tảng cho hoạt động của
Trang 5ngân hàng, bảo bảo đảm sự an toàn cho ngân hàng trước những rủi ro không lường trước
mà còn duy trì niềm tin với khách hàng và điều chỉnh hoạt động của ngân hàng, cụ thể:
o Tạo nền tảng cho hoạt động của NHTM: Vốn tự có là nguồn vốn dài hạn để đầu tưcho văn phòng, thiết bị, công nghệ Mặt khác nó còn là nguồn vốn để góp vốn,mua cổ phần của các công ty khác hoặc thành lập các công ty trực thuộc (cho thuêtài chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán, …)
o Bảo đảm sự an toàn cho NHTM: Vốn tự có là nguồn bù đắp các tổn thất khi có rủi
ro trong cho vay và đầu tư; kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán; rủi ro hoạt động, …
mà không có nguồn bù đắp Vì vậy, mặc dù không thể thay thế cho việc quản trịđiều hành kém hiệu quả nhưng vốn tự có của ngân hàng cần thiết như là “tấmđệm”, tăng khả năng của ngân hàng trong việc chống đỡ những rủi ro không dựtính trước được
o Duy trì niềm tin và điều chỉnh hoạt động của NHTM: Vốn tự có một mặt tạo niềmtin đối với khách hàng, mặt khác là yếu tố điều chỉnh chính sách của ngân hàngnhư cho vay, đầu tư, các trạng thái kinh doanh của ngân hàng
1.4.2 Tái cấu trúc hoạt động kinh doanh:
Cùng với việc làm sạch và tái cấu trúc Bảng cân đối kếtoán theo hướng lành mạnh,các NHTM cần phải triển khai các giải pháp củng cố, chấn chỉnh lại hoạt độngnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và đáp ứng các chuẩn mực theothông lệquốc tế Tái cấu trúc hoạt động của các NHTM bao gồm các nội dung chính:+ Thứ nhất, tái cấu trúc về sản phẩm, dịch vụ của NHTM:
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bao hàm toàn bộ các hoạt động mà ngân hàng cungứng cho khách hàng liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, … thôngqua các kênh phân phối khác nhau nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu dịch vụ tài chính củakhách hàng mà pháp luật cho phép
Danh mục sản phẩm dịch vụ của ngân hàng càng đa dạng, càng thỏa mãnnhiều nhu cầu của khách hàng, dễdàng thu hút khách hàng, tăng doanh thu, giúp ngânhàng phát triển ổn định, bền vững Chính vì vậy, các NHTM cần phải:
Trang 6- Tập trung củng cố, phát triển các hoạt động kinh doanh chính, loại bỏ các lĩnhvực kinh doanh rủi ro, kém hiệu quảvà từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanhcủa các NHTM theo hướng giảm bớt sựphụthuộc vào hoạt động tín dụng và tăngnguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụphi tín dụng.
- Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và nghiên cứu,triển khai, phát triển nhanh các dịch vụngân hàng hiện đại (dịch vụthanh toán điện tử,ngoại hối, đầu tư, quản lý tài sản, quản lý rủi ro cho khách hàng,…), đáp ứng nhữngnhu cầu khác nhau của khách hàng
- Mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động ngân hàng ở khu vực có tiềm năng pháttriển và giảm các chi nhánh, điểm giao dịch hoạt động kém hiệu quả
+ Thứ hai, tái cấu trúc về nhân sự
Nguồn nhân lực ở bất cứ ngân hàng nào là lợi thế so sánh quan trọng vìchính con người là yếu tố“động nhất” trong mọi quá trình sản xuất Nguồn nhân lựccủa NHTM được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là số lượng lao động và chấtlượng nguồn nhân lực
- Số lượng lao động: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh nguồn nhân lực của mộtNHTM Nếu số lượng lao động hợp lý ở mỗi chi nhánh, mỗi điểm giao dịch thì sẽ tạođiều kiện thuận lợi đểmởrộng các hoạt động kinh doanh cho các chi nhánh và toàn bộ
Trang 7càng phải có chất lượng vì đây là bộ phận “đầu não” trong việc xây dựng, hoạchđịnh và giám sát thực thi các chiến lược ở cả hệ thống NHTM.
+ Thứ ba, tái cấu trúc về công nghệ
Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt là trongthời kỳ hội nhập, sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng mạnh trên thế giới Theoquy luật, ngân hàng yếu sẽ bị thất bại, ngân hàng mạnh sẽ giành thế chủ động trênthịtrường
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng bao gồm:
- Hiện đại về trang thiết bị, máy móc - Đây là những yếu tố cốt lõi để tạo ra cácsản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích và an toàn - Hiện nay bên cạnh các nghiệp vụtruyển thống các ngân hàng muốn thu hút khách hàng cần phải đa dạng hoá các loạihình dịch vụ Dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn hiện nay chủ yếu là dịch vụ ứngdụng công nghệ Nếu không hiện đại hoá công nghệ chắc chắn sản phẩm, dịch vụ củangân hàng sẽ không được nâng cấp và rơi vào tình trạng lạc hậu Chẳng hạn, các loạithẻ thanh toán phải có tính đa năng, tiện ích và an toàn Đểcó được những tính năngquan trọng đó đòi hỏi NHTM phải đầu tư vào công nghệ
- Hiện đại hoá công nghệ còn thể hiện ở các quy trình làm việc trong hệthống ngân hàng Giao dịch một cửa; bộ máy làm việc tách rời nhưng cùng
hệ thống, … Tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, giảm chi phí nhân lực cho ngân hàng
- Hệ thống kiểm tra, giám sát, theo dõi thông tin về khách hàng, hệ thống kế toán,
… của NHTM đòi hỏi phải có sựchuẩn xác và hợp lý Giúp cho các NHTM chủ độngtrong việc dự báo, phòng ngừa và hạn chế rủi ro
Ngân hàng thuộc lĩnh vực cung ứng dịch vụtài chính, hầu hết các mảng hoạt độngcủa khu vực ngân hàng đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin Việc ứngdụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và cóhiệu quả của từng ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung Do đó, hiệnđại hoá công nghệ ngân hàng là một nội dung tất yếu trong lộ trình tái cấu trúc cácNHTM bởi không thể tách rời cơ cấu nội dung khác với công nghệ ngân hàng
+ Thứ tư, hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động
Trang 8Thông thường cơcấu tổchức hoạt động của các NHTM trước khi tái cấu trúcthường mang tính chồng chéo và thiếu khoa học dẫn đến việc điều hành cũng nhưthực hiện các hoạt động trong hệ thống ngân hàng không có hiệu quả Bởi vậy, khi táicấu trúc NHTM, nội dung về hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động ngân hàng đượcxem như một tất yếu
Các nội dung cơ bản khi tiến hành tái cấu trúc tổ chức và quản lý NHTM:
- Rà soát và tái cấu trúc bộ máy tổ chức sao cho vừa tinh gọn vừa đảm bảo thựchiện hoạt động của ngân hàng được tiến hành thông suốt, hiệu quả, phòng ngừa rủi rohữu hiệu
- Phân tách giữa chức năng điều hành và chức năng giám sát để đảm bảo sự kiểmtra toàn diện và cân bằng về nguồn lực
1.4.3 Tái cấu trúc hệ thống quản trị:
Các NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt với đặc thù là tổchức kinh doanh “tiền”nên có độrủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn đối với hệthống tài chính và toán bộnền kinh tế Chính vì vậy, quản trịcông ty đối với NHTM càng có ý nghĩa đặc biệtquan trọng
Vấn đề quản trị công ty đối với hoạt động của các NHTM đã được Ủy banBasel ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2006, bao gồm 14 nguyên tắc cơ bản và chiathành sáu nhóm:
+ Bốn nguyên tắc đầu tiên quy định rõ trách nhiệm chung, trình độnăng lực, thông
lệ và cơ cấu riêng của Hội đồng quản trị cũng như cấu trúc công ty
+ Nguyên tắc thứ 5 quy định ban điều hành phải đảm bảo tất cả các hoạt động củacông ty phải phù hợp với chiến lược kinh doanh, mức độ chấp nhận và chính sách rủi
ro đã được Hội đồng quản trị phê duyệt
+ Các nguyên tắc từ 6 đến 9 yêu cầu doanh nghiệp phải thiết lập các hệ thống kiểmsoát nội bộvà quản trị rủi ro hiệu quả Các rủi ro cần phải được phát hiện, theo dõitrên phạm vi toàn hệ thống, và cụ thể cho từng bộ phận kinh doanh Doanh nghiệp cần
có mạnh lưới truyền thông nội bộ đối với các rủi ro, Hội đồng quản trị và ban điều
Trang 9hành phải sử dụng kết quả làm việc của bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm toán bênngoài một cách có hiệu quả
+ Nguyên tắc 10 và 11 quy định về chế độ đãi ngộ Hội đồng quản trị phải chủ độnggiám sát việc thiết lập và thực thi chế độ đãi ngộ, chính sách đãi ngộphải gắn liền vớiquan điểm chấp nhận rủi ro một cách thận trọng
+ Nguyên tắc 12 và 13 quy định Hội đồng quản trị và Ban điều hành tại các công ty
có cơ cấu phức tạp phải nắm vững cơcấu hoạt động và rủi ro mà công ty phải đốimặt, phải hiểu rõ và tìm biện pháp phân tán rủi ro phát sinh
+ Nguyên tắc 14 quy định quản trịngân hàng phải đảm bảo tính công khai và minhbạch đối với cổ đông và các bên liên quan đến ngân hàng
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới luôn biến động khó lường thì quản trị công tynói chung và quản trị NHTM càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết Chính vì vậy, mộttrong những trọng tâm của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam là nângcao năng lực quản trị công ty của các ngân hàng, cải thiện và hướng tới chuẩn mựcquốc tế về quản trị công ty, đảm bảo an toàn, tăng cường tính minh bạch, từ đó nângcao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững
1.4.4 Tái cấu trúc sở hữu
Sở hữu là quan hệ cơ bản, quan hệ xuất phát trong quan hệ sản xuất Khi phân tíchđặc trưng của mọi phương thức sản xuất người ta phải chỉrõ vai trò quy định của các quan
hệ sở hữu đó với các quan hệ sản xuất và đối với toàn bộ các mặt của xã hội nói chung.Bản chất của sở hữu là lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế Nếu không có lợi ích thì bảnthân sở hữu sẽ không có ý nghĩa Sở hữu không có ý nghĩa tựthân mà là phương tiệnđểcon người thông qua nó mà thực hiện lợi ích của mình
Với tư cách là quan hệ chi phối lao động, sở hữu đồng thời quy định cả phương thức hoạt động của các chủ thể ở mọi lĩnh vực sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng.Trong lĩnh vực ngân hàng, sở hữu quyết định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động
và việc tuân thủ quy định pháp luật của từng loại hình NHTM
Theo hình thức sở hữu, có thể phân chia các NHTM thành những nhóm sau:
+ Ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân
Trang 10Là ngân hàng do cá thể thành lập bằng vốn của cá nhân Loại ngân hàng nàythường nhỏ, phạm vi hoạt động thường là trong từng địa phương và thường gắn liền vớidoanh nghiệp và cá nhân ở địa phương
+ Ngân hàng thuộc sở hữu của các cổ đông (Ngân hàng thương mại cổ phần)
Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành cổphiếu, việc nắm giữ cáccổphiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạt động của ngânhàng, tham gia chia cổtức từthu nhập của ngân hàng đồng thời phải chịu tổn thất cóthểxảy ra Các ngân hàng cổphần có khảnăng huy động vốn nhanh, quy mô lớn, vì vậycác NHTMCP thường là các ngân hàng lớn và có phạm vi hoạt động rộng, đa năng, cónhiều chi nhánh hoặc công ty con
+ Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước
Đây là loại hình ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước cấp Các ngân hàng nàythường được thành lập nhằm thực hiện một sốmục tiêu nhất định của chính phủ CácNHTM thuộc sở hữu công thường được nhà nước hỗ trợ về tài chính và bảo lãnh pháthành giấy nợ, do vậy rất ít khi bịphá sản Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các ngânhàng này phải thực hiện các chính sách của nhà nước có thể dẫn đến những bất lợi tronghoạt động kinh doanh của mình
+ Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng này được hình thành trên góp vốn của hai hay nhiều bên, thường làgiữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài để tận dụng lợi thế của nhau.Hiện nay sự chuyển biến về sở hữu trong ngành ngân hàng gắn chặt với quá trình cảicách hệ thống ngân hàng Ở hầu hết các quốc gia, quá trình này diễn ra theo các hướngchính là tư nhân hóa, quốc hữu hóa hay sáp nhập, mua lại và cổ phần hóa Việc thay đổicấu trúc sở hữu sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh, tạođiều kiện trao đổi kinh nghiệm, nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ giữa các đốitác, giúp các ngân hàng tăng vốn đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ từ đó góp phầnnâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả, bền vững cho hệ thốngnày Xu hướng chung tại các quốc gia, việc sắp xếp lại hệ thống ngân hàngthương mại là quá trình thay đổi cấu trúc sở hữu theo xu hướng giảm dần tỷ lệ sở hữu
Trang 11nhà nước, tăng dần tỷ lệ sở hữu trong lĩnh vực này cho các thành phần kinh tế khác Mộttrong những chuyển biến tích cực là các quốc gia chú trọng thu hút vốn đầu tư nướcngoài thâm nhập vào lĩnh vực ngân hàng.
2 LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông thường được đo lường bằng khả năngsinh lợi Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động hay khả năng sinh lợi của ngân hàng cơbản dựa trên hai lý thuyết: lý thuyết quyền lực thị trường (MP – Market power) và lýthuyết cấu trúc hiệu quả (ES – Efficient Structure)
Lý thuyết MP có hai hướng tiếp cận chính : lý thuyết Cấu trúc – Hành vi- Hiệuquả (SCP – Structure –Conduct- performance) và lý thuyết quyền lực thị trường tươngđối (RMP – Relative Market Power) Lý thuyết SCP cho rằng, cấu trúc của thị trườngquyết định hành vi của công ty, và rằng hành vi quyết định kết quả trên thị trường, chẳnghạn như khả năng sinh lợi, tiến bộ về kỹ thuật và tăng trưởng Đặc biệt nhiều ngành có sựtập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn, đặc biệt là làmgiảm sản lượng và hình thành giá cả độc quyền (Bain, 1951) Lập luận theo lý thuyếtSCB, thị trường ngân hàng càng tập trung thì lãi suất cho vay càng cao và lãi suất huyđộng càng thấp vì mức độ cạnh tranh bị giảm đi Trong khi đó, lý thuyết RMP gợi ý rằng,các công ty có thị phần lớn và các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền lực thịtrường và kiểm lợi nhuận không cạnh tranh (Berger, 1995a) Chẳng hạn một số ngânhàng lớn với ưu thế thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình có thể tăng giá sảnphẩm, dịch vụ và thu được nhiều lợi nhuận hơn
Ngược lại lý thuyết ES cho rằng, mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu suấtcông ty , hay nói cách khác, hiệu suất của công ty tạo nên cấu trúc thị trường Theo đócác ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn (Olweny vàShipho, 2011) Lý thuyết ES thường được đề suất theo hai hướng tiếp cận khác nhau, tùythuộc vào loại hiệu suất được xem xét Ở hướng tiếp cận theo hiệu quả X (X –Efficiency), các công ty hiệu quả hơn thường đạt được lợi nhuận cao và thị phần lớn hơn,bởi vì họ có khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất ở bất kỳ sản lượng đầu ra nào Đối vớihướng tiếp cận hiệu quả theo quy mô, mối quan hệ được mô tả ở trên được giải thích dựa
Trang 12trên quy mô Các ngân hàng lớn hơn có chi phí sản xuất thấp hơn, nhờ đó lợi nhuận caohơn là nhờ vào tính kinh tế theo quy mô.
Bên cạnh 2 lý thuyết trên, lý thuyết về danh mục đầu từ cân bằng cũng đã được sửdụng để cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn trong việc nghiên cứu về khả năng sinh lợi củangân hàng (Nzogang và Atemnkeng, 2006) Lý thuyết này cho rằng, nhà đầu tư có thể tốithiểu hóa rủi ro thị trường cho một mức lợi nhuận kỳ vọng thông qua việc tạo ra danhmục đầu tư đa dạng hóa Theo đó, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và các thành phầndanh mục đầu tư mong muốn của các NHTM là kết quả của các quyết định của ban quảntrị ngân hàng
Như vậy có thể thấy lý thuyết MP cho rằng , khả năng sinh lợi của ngân hàng làmột hàm theo các yếu tố thị trường , trong khi lý thuyết ES và lý thuyết danh mục đầu tưlại cho rằng hiệu quả của ngân hàng chịu ảnh hưởng của hiệu quả nội bộ, và các quyếtđịnh quản trị, tức các yếu tố bên trong Các yếu tố bên trong dựa trên nền tảng khungphân tích CAMELS và bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo mẫu IMF
Khung phân tích CAMELS:
Hiện nay việc phân tích tình hình hoạt động và rủi ro của một ngân hàng thườngđược thực hiện bằng khung phân tích CAMELS CAMELS đã được áp dụng từ nhữngnăm 1970, là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ bao gồm 6 yếu tố:Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), Chất lượng tài sản có (Asset Quality), Quản lý(Management), khả năng sinh lợi (Earning), thanh khoản (Liquidity), mức độ nhạy cảmvới rủi ro thị trường (Sensitivity to Market risk) CAMELS được Ủy ban giám sát ngânhàng BASEL và Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) đề xuất sử dụng
Bộ Chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF (FSIs):
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bộ Chỉ số lành mạnh tài chính do IMF xây dựng vàban hành nhằm giúp lành mạnh hóa hệ thống tài chính, cũng như cảnh báo sớm nhữngnguy cơ, rủi ro có thể xảy ra cho hệ thông tài chính của các quốc gia thành viên
3 MỘT SỐ PAPER NÓI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÁI CẤU TRÚC VÀ HIỆU QUẢKINH DOANH NGÂN HÀNG
Trang 13cả các quốc gia chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sangkinh tế thị trường Các sức mạnh bên ngoài, ví dụ như sự rớt giá củahàng hóa dịch vụ xuất khẩu chính, có thể kích thích hay góp phầnlàm tệ hơn cuộc khủng hoảng.
Trong một cuộc khủng hoảng ngân hàng, những người gửi tiền,những người vay tiền và các cổ đông (owners) của ngân hàng đềumất niềm tin và họ đồng thời tìm cách đề thu hồi vốn của họ bằngcách rút tiền ra Một ngân hàng đơn lẻ có thể không thất bại vớinhững ảnh hưởng mang tính quốc gia, nhưng khi có liên quan đếnmột lượng tiền gửi với quy mô mô lớn trong một hệ thống ngân hàngquốc gia, vấn đề sẽ trở thành hệ thống và gây tê liệt cho nền kinh tế.Chính phủ không có lựa chọn và phải hành động, và giải pháp có sẵntrong khủng hoảng là thắt chặt và tiết kiệm hơn
Các quốc gia sử dụng nhiều phương pháp để giải quyết khủng hoảngngân hàng, với những mức độ thành công khác nhau Tác giả của bàinghiên cứu đã phân tích kinh nghiệm của 24 quốc gia đi đầu trongviệc sửa đổi vào những năm 1980 và những năm đầu thập niên 90: 4quốc gia công nghiệp, 15 quốc gia đang pháp triển và 5 quốc giatrong quá trình chuyển đổi sang định hướng thị trường
M&A thể hiện một vai trò quan trọng trong việc làm cho các công ty
có thể đạt được nhiều mục tiêu và chiến lược tài chính khác nhau ỞKenya, các ngân hàng được sáp nhập với mục tiêu nâng cao năng lựctài chính của họ Nghiên cứu này thực hiện dựa trên các ngân hàng
mà có hoạt động sáp nhập hay mua lại ở Kenya trong giai đoạn từ
2000 – 2014 Mục đích của nghiên cứu này là phân tích liệu việc sápnhập có tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng không.Nghiên cứu này được thực hiện bởi các mục tiêu sau: để xác định tácđộng của M&A lên giá trị của cổ đông và để xác định mối liên hệ của