HỒ CHÍ MINHKHÓA 24 ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2014 GVHD: TS.. Có nhiều nhóm chỉ tiêu tài chính được sử dụng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA 24
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2009-2014
GVHD: TS Thân Thị Thu Thủy
TP Hồ Chí Minh – Năm 2015
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 2:
01 Đặng Thị Ngọc Hân
02 Phạm Thị Kim Thoa
03 Ôn Quỳnh Như
04 Nguyễn Thị Diễm Chi
05 Nguyễn Hồ Chí Trung
06 Trương Nhân nghĩa
07 Lê Mi Na
08 Lê Thị Khá
09 Đào Mỹ Loan
Trang 3HÂN + THOA
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hướng đến những giai đoạn phát triển trong tương lai, theo những cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (2007), nền kinh tế Việt Nam trở nên mở hơn thì cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng khốc liệt khi có sự xuất hiện ngày càng nhiều những Ngân hàng ngoại bên cạnh NHTM trong nước Với tiềm lực mạnh về nguồn vốn, công nghệ cao, trình độ quản lý chuyên nghiệp, kinh nghiệm dài dặn và có mạng lưới rộng khắp thế giới, các Ngân hàng ngoại sẽ ngày càng cạnh tranh một cách mạnh mẽ để thâm nhập, chiếm thị phần trong nền kinh tế với các NHTM Việt Nam Bản thân các NHTM trong nước cũng
có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ những Ngân hàng nước ngoài Tuy nhiên, nếu không nhận thức rõ, tìm cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu kém còn tồn tại, bản thân các NHTM sẽ mất dần thị trường vào tay các Ngân hàng ngoại Chính vì thế, một yêu cầu bức thiết đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam cần thực hiện những bước đi vững chắc, năng động và hiệu quả Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của Ngân hàng giúp các nhà quản trị sớm phát hiện và giải quyết vấn đề còn vướng mắc, khắc phục những điểm yếu kém, thiếu sót, để các NHTM Việt Nam ngày càng ổn định
và phát triển mạnh mẽ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thông qua đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của một số NHTM tiêu biểu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm sử dụng phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính lĩnh vực ngân hàng Các tỷ số tài chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích và phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh Mỗi tỷ số là một chỉ tiêu đánh giá cho biết mối quan hệ giữa hai biến số tài chính qua đó cho phép so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP
và chúng được phân tích theo xu hướng biến động qua thời gian Có nhiều nhóm chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đánh giá các khía cạnh hoạt động khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng Trong phạm vi bài viết này, Nhóm nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích cấu trúc tài chính, khả năng sinh lời, và phân tích rủi ro tài chính
Thông tin về dữ liệu điều tra và mẫu nghiên cứu:
Trang 4Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ các báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước giai đoạn 1991-2013 và báo cáo thường niên của 5 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009-2013 gồm:
1 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
2 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
3 Ngân hàng TMCP Quân đội (Military Bank)
4 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime bank)
5 Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín (Sacombank)
Bảng 1: Quy mô các NHTM được chọn trong nghiên cứu:
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng năm 2013.
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHTMCP QUA CÁC NĂM
Trước 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò NH Trung ương vừa là NH thương mại Đến năm 1990, do nhu cầu cải tổ hệ thống chuyển đổi từ
cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong củ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần Ngày 23/05/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng Hai pháp lệnh này
đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp Với hai pháp lệnh này, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường
Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đã xóa bỏ được tính chất độc quyền nhà nước, góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như về số lượng ngân hàng Cụ thể, số lợng NHTMCP đã tăng lên nhanh chóng Từ năm 1991-1993, số lượng NHTMCP nhảy vọt từ 4 lên 41 và đạt đỉnh điểm là 51 vào năm 1997 Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, một số NHTM do kinh doanh không hiệu quả, bị phá sản hoặc rút giấy phép hoạt động nên con số này đã giảm Đến giai đoạn 2000-2007, đây là giai đoạn các NHTM đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng nhằm củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, đồng thời giải thể sáp nhập, các NHTM yếu kém về hiệu quả kinh doanh
Trang 5Bảng 2: Hệ thống các TCTD của Việt Nam (đến 31/12/2013)
Tổng số ngân
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN
THỊ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG TMCP:
Từ năm 1990, từ hệ thống ngân hàng một cấp, đến nay Việt Nam đã có hệ thống đông đảo các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng chỉ trong vòng 24 năm
Thị phần ngân hàng Việt Nam được chia sẻ bởi nhiều nhóm ngân hàng Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) đồng thời cũng là nhóm gồm 4 ngân hàng với vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, đều trên 20 nghìn tỷ đồng (Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank) duy chỉ có Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) là ngân hàng quy mô nhỏ Tại các ngân hàng này, Nhà nước vẫn nắm đa số cổ phần
Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) có 4 ngân hàng có vốn điều lệ từ 10 nghìn-20 nghìn tỷ (MBBank, SCB, Sacombank, Eximbank); Các ngân hàng có vốn điều lệ
từ 5-10 nghìn tỷ đồng có 13 ngân hàng, số còn lại là các ngân hàng với vốn điều lệ dưới 5 nghìn tỷ đồng
Ngoài ra, hệ thống còn bao gồm 6 ngân hàng liên doanh, 66 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nước ngoài, khoảng 30 công ty tài chính và cho thuê tài chính, hơn 1.000 quỹ tín dụng Sau khi ký kết BTA với Mỹ (2001) và gia nhập WTO (2007), Việt Nam đã mở cửa thị trường với các ngân hàng nước ngoài Sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài đang tăng lên đáng kể Trước cuộc đổ bộ này, các ngân hàng nội buộc phải có những chuẩn bị như tăng vốn, hợp tác với nước ngoài để hạn chế mất thị phần Thị phần huy động vốn:
Trang 6Thị phần cho vay:
Giai đoạn trước năm 2004, hệ thống NHTMCP bị áp đảo thị phần tiền gửi lẫn cho vay của nhóm các NHTMNN Nhóm các NHTMNN luôn được xem là có vị thế thống lĩnh với thị phần cho vay và huy động vốn trung bình luôn trên 78% Những biến động lớn xảy ra kể từ năm 2005-2006, thời kỳ mà các NHTMCP có những tăng trưởng mạnh mẽ về mạng lưới, qui
mô vốn, quy mô tổng tài sản, tăng cường các hình thức huy động vốn, đa dạng hoá sản phẩm
và tạo tiện ích thu hút khách hàng với làn sóng cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước với nhau Cuộc cạnh tranh về thị phần càng trở nên gay gắt hơn khi quá trình tái cơ cấu ngân hàng được đẩy nhanh để giải quyết vấn đề nợ xấu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế
Trang 7Đến năm 2008, đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm các NHTMCP, từ thị phần cho vay chỉ chiếm khoảng 6-11%, và 7-11% ở thị phần huy động vốn giai đoạn trước năm 2004, đã vươn lên đạt mức 32% ở thị phần cho vay và 29% thị phần huy động vốn vào năm 2008 Năm
2010, huy động vốn của nhóm các TCTD có sự phân hóa rõ rệt, tăng mạnh tại nhóm NHTMCP, đạt 53,98% vào cuối năm, trong khi chỉ tăng khá tại nhóm NHTMNN là 24.12% Thị trường huy động vốn tiếp tục xu hướng tỷ trọng huy động vốn của NHTMNN giảm và tăng tỷ trọng huy động vốn tại nhóm NHTMCP vào năm 2011-2012
Tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 37,53%, cao hơn nhiều so với mức tăng 23,38% của năm 2008 chủ yếu do tác động của các chính sách kích thích kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế của đất nước trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới 2008 Tổng tín dụng cho nền kinh tế tiếp tục tăng trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhóm NHTMCP cao nhất toàn hệ thống, đạt 44.12%, tiếp đến là NHTMNN Từ năm 2010-2013, tỷ lệ tín dụng cho nền kinh tế của NHTMNN dao động ổn định quanh mức 51%-54%, trong khi tỷ lệ này ở NHTMCP là 32%-35% Xét trong 5 năm trở lại đây, NHTMCP đã nắm giành được hơn 10% thị phần từ tay NHTMNN trên lẫn thị phần huy động và cho vay
Trang 8NHƯ + CHI
4.3 Phân tích cấu trúc tài chính của hệ thống NHTMCP
4.3.1 Quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản
Nhìn chung quy mô vốn điều lệ, quy mô tổng tài sản của các NHTM có sự chênh lệch nhau khá lớn Trong đó nhóm 1(nhóm các ngân hàng lớn Viettinbank, BIDV, Vietcombank, Agribank) luôn chiếm vị trí dẫn đầu và giữ khoảng cách khá xa, luôn gấp trên 2 lần so với trung bình của cả hệ thống Với quy mô vốn điều lệ khoảng cách giữa các nhóm đang ngày cảng giãn ra do sự tăng trưởng nhanh chóng của nhóm 1 Quy mô tổng tài sản dẫn đầu vẫn là các “Ông lớn”, tuy nhiên các ngân hàng nhóm 2 và 3 cũng có tốc độ tăng tổng tài sản mạnh
mẽ, do xu hướng tái cơ cấu các ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến đầu tháng 7/2014, tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đạt hơn 428,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,21% so với cuối 2013 Trong đó nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước có vốn điều lệ 130.634 tỷ đồng, ngân hàng TMCP là 190.314 tỷ đồng, tổng cộng chiếm 75% vốn của toàn hệ thống
Số liệu của các ngân hàng cập nhật cùng thời điểm thì cho thấy Vietinbank hiện là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ với hơn 37.200 tỷ đồng, cao hơn trên dưới chục nghìn
tỷ so với 3 ngân hàng ở vị trí tiếp theo là Agribank, BIDV và Vietcombank
Dựa vào bảng tổng hợp 5 ngân hàng là đại diện của 3 nhóm cho thấy Vốn điều lệ của các ngân hàng nhóm 1 (Viettin, BIBV) lớn hơn gấp 2 lần so với các ngân hàng nhóm 2 (SCB, MB) và gấp hơn 4,5 lần so với các ngân hàng nhóm 3 (Martitime) Tốc độ gia tăng vốn điều lệ qua các năm duy trí trong khoảng 13 – 21% Trong đó đáng chú ý tốc độ gia tăng vốn điêu lệ của ngân hàng nhóm 3 với đại diện là Martitime 21,6% Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ có xu hướng giảm dần
Tiêu
chí
Ngân
Tốc độ gia tăng bình quân (%/năm) Vốn
sở
hữu
(tỷ
đồng
)
Viettin
16,71 0
20,73 7
28,63
Sacom
10,28 9
13,63 3
14,22
Tổng 55,07 9 73,79 9 86,39 5 103,409 115,68 8 120,43 3
% tăng
Trang 9Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến thời điểm 30/6, tổng tài sản của toàn hệ thống
đạt hơn 5,96 triệu tỷ đồng, tăng gần 206 nghìn tỷ tương đương 3,74% so với cuối năm 2013
Trong đó, tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại cổ
phần Nhà nước là hơn 5,16 triệu tỷ đồng
Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng, tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của
Vietinbank đang dẫn đầu hệ thống với hơn 597 nghìn tỷ đồng, theo sau là BIDV với 579
nghìn tỷ và Vietcombank hơn 504 nghìn tỷ đồng 3 ông lớn ngân hàng này cũng bỏ khá xa
tài sản của các ngân hàng cổ phần nhóm sau với quy mô gấp hơn 2 lần
Dựa vào bảng so sánh tổng tài sản của các ngân hàng ta thấy tổng tài sản của các ngân hàng có xu
hướng tăng dần giá trị tài sản trong đó nổi bật là các ngân hàng nhóm 1 và nhóm 2 với tốc độ gia
tăng hàng năm trung bình từ 11 – 20%
Tiêu
chí
Ngân
Tốc độ gia tăng bình quân (%/năm)
Tổng
tài
sản
(tỷ
đồng)
% tăng
Xu hường giảm dần rồi vực dậy năm 2014
4.3.2 Tình hình cân đối giữa huy động tiền gửi và dư nợ cho vay
Nhìn chung, tăng trưởng dư nợ trung bình của 5 ngân hàng có xu hướng không ổn định, thay đổi liện tục
qua các năm từ 2009 đến 2014 Tuy nhiên khi xem tốc độ gia tăng bình quân có 4 Ngân hàng có tốc độ tăng
đều và liên tục là BIDV, Viettin, MB và Sacom (đặc biệt MB lên đến 27.72&/năm.) Riêng Maritime có tốc độ
gia tăng bình quân qua 5 năm âm 0.16% Vì thế tăng trưởng dư nợ trung bình không ổn định là do tăng
trưởng bất thường của Maritime.
gia tăng bình quân
Trang 10% tăng
Tình hình tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2009 - 2014
Đối với tăng trưởng tiền gửi, từ 2009 đến 2014 các ngân hàng có xu hướng tăng trưởng ổn định qua từng năm (trừ năm 2011 BIDV và Sacom giảm) Ngân hàng Quân đội có mức tăng trưởng huy động mạnh nhất với 33.2%/năm.
Tốc độ gia tăng bình quân (%/năm)
% tăng
Tình hình tăng trưởng tiền gửi giai đoạn 2009 - 2014
Mức độ an toàn trong tăng trưởng dư nợ trong giai đoạn này của các ngân hàng cao và ổn định, riêng BIDV
có tỷ lệ tín dụng/tiền gửi lớn hơn 1, điều này có thể dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản.
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Trung bình giai đoạn
BIDV 94.6 101.0 120.0 102.7 93.8 88.8 100.2
Maritime 78.9 64.8 48.6 60.6 39.9 35.2 54.6
Trung
bình
Trang 11Tỷ lệ dư nợ / tiền gửi giai đoạn 2009 – 2014
Tổng tài sản theo báo cáo của các NHTM thời điểm tháng 7/2014
Trang 12Tổng vốn điều lệ theo báo cáo của các NHTM thời điểm tháng 7/2014
Trang 13NGHĨA + TRUNG
4.4.1 Khả năng sinh lời
Các chỉ tiêu quan trọng nhất đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng được sử dụng hiện nay gồm : Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ( ROE), lệ thu nhập trên tổng tài sản tỷ (ROA), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên… Giống như tất cả các chỉ
số tài chính khác, mỗi tỷ lệ đo lường khả năng sinh lời được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau và phản ánh những ý nghĩa không khác nhau đáng kể Các chỉ số này là các thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời của hoạt động Ngân hàng.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE = Return on Equities)
ROE = Lợi nhuận ròng sau thuế
Tổng vốn cổ phần
ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng, nó thể hiện thu nhập
mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng (hay 100 đồng, nếu tính bằng %) vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Đây là quan tâm hàng đầu của chủ sở hữu
Ta có thể nhận thấy, Tỷ suất sinh lợi trên VCSH có xu hướng giảm dần qua các năm Cụ thể, Ngoại trừ BIDV và Sacombank có ROE có xu hướng tăng trở lại vào năm 2013, 2014 thì các Ngân hàng còn lại đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009-2014 Tuy có sự giảm sút nhưng ROE của MBBank và BIDV vẫn ở mức cao so với các ngân hàng trong bảng trên và cả hệ thống Ngân hàng nói chung, lần lượt đạt bình quân 19.38 và 15.69, cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu Đặc biệt đối với trường hợp MaritimeBank, ROE giảm nghiêm trọng và đạt mức dưới 3 từ năm 2012 trở đi cho thấy sự kém hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng này.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA = Return on Assets)
ROA = Lợi nhuận ròng sau thuế
Tổng tài sản
Trang 14ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng Chỉ tiêu này cho biết
cứ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực sinh lời từ tài sản của hoạt động quản trị ngân hàng Nó thể hiện năng lực chủ quan của bộ phận điều hành trong việc tìm kiếm một danh mục tài sản sinh lời cao, rủi ro thấp, cũng như năng lực kiểm soát chi phí, năng lực định giá phù hợp
Nhìn tổng thể ta có thể thấy ngay rằng, ROA của nhóm Ngân hàng trên có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn 2009-2014 Tương tự như Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, chỉ có Ngân hàng BIDV và Sacombank có dấu hiệu phục hồi khi BIDV tăng lên 0.83 từ năm 2012 là 0.74 sau khi giảm xuống
từ 0.94 năm 2009 và Sacombank tăng lên 1.31 từ 0.68 năm 2012 Các Ngân hàng còn lại đều giảm sút trong tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản, cụ thể: VietinBank giảm từ 1.64 năm 2009 xuống 0.88 năm 2014, MB từ 2.07 xuống 1.3, MaritimeBank từ 1.2 xuống rất thấp 0.14
Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên là các thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên nhân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ tiền lương nhân viên và phúc lợi) ROA của các Ngân hàng đều có xu hướng giảm sút cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế và cả sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM = Net interest margin)
Lãi từ cho vay và đấu tư chứng khoán – Chi phí lãi trả cho các khoản nợ