Chẳng hạn:Ở Mỹ khái niệm ngân hàng thương mại được định nghĩa “Ngân hàng thương mại là mộtcông ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịchvụ
Trang 1VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - KHOA NGÂN HÀNG
-Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Tháng 04 năm 2016
ĐỀ TÀI 6: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 3:
Lê Hoàng Long (NT) Câu hỏi 2+ Dịch 2 paper
Lê Đại Thành Câu hỏi 4+Dịch 1 paper+Tổng hợp
Phạm Triều Dung Câu hỏi 1+Dịch 1 paper
Lê Thị Phương Tuyền Câu hỏi 3+Dịch 2 paper
Nguyễn Tuấn Tú Câu hỏi 5 + Làm slide +Dịch 1
paper
Trang 3Câu hỏi 1: Những vấn đề cơ bản về NHTM và hệ thống pháp luật của NHTM Việt Nam
1 Những vấn đề cơ bản về NHTM
1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Theo nghiên cứu của Frederick A Bradford năm 2014: NHTM được tóm tắt “là 1 tổ chức
nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, chính phủ, cá nhân , và sau đó cho vay hoặc đầu tư để tạo thunhập”
Khi đề cập đến khái niệm Ngân hàng thương mại (NHTM), có rất nhiều phát biểu khácnhau tuỳ vào từng quốc gia Tuy nhiên, tựu trung lại các khái niệm đều có điểm chung là dựatrên chức năng và phương thức hoạt động Chẳng hạn:
Ở Mỹ khái niệm ngân hàng thương mại được định nghĩa “Ngân hàng thương mại là mộtcông ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch
vụ tài chính”
Trong khi đó ở Thổ Nhĩ Kỳ quy định “ngân hàng thương mại là công ty trách nhiệm hữuhạn được thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụchiết khấu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác”
Ở Pháp hệ thống ngân hàng thương mại được định nghĩa “ N g â n h à n g t h ư ơ n g m ạ i
là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền gửi của công chúngdưới hình thức ký thác hay dưới các hình thức khác và sử dụng số tiền đó cho chính họ trong cácnghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và dịch vụ tài chính”
Ngân hàng thương mại ở Ấn Độ định nghĩa “ Ngân hàng thương mại là cơ sở nhận cáckhoản ký thác để cho vay hay tài trợ các khoản đầu tư”
Đối với Việt Nam khái niệm NHTM trong Luật các TCTD số 47/2010/QH12 được Quốchội thông qua vào ngày 16/06/2010 được phát biểu như sau: “Ngân hàng thương mại là loại hình
tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác cóliên quan nhằm mục tiêu lợi nhuận” Luật này còn định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là việckinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau: nhận tiền gửi, cấp tíndụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”
Như vậy qua các định nghĩa trên thì có thể khái quát lại khái niệm về ngân hàng thương mạinhư sau: “Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian có khả năng thực hiện toàn
bộ các dịch vụ tài chính ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận”
1.1.1 Phân loại ngân hàng thương mại:
Để phân loại các Ngân hàng thương mại ta có thể dựa trên các tiêu chí sau:
Trang 4 Căn cứ vào hình thức sở hữu:
- Ngân hàng sở hữu tư nhân: Là ngân hàng được thành lập bằng vốn của một cá nhân Đây
là các ngân hàng nhỏ, thường chỉ hoạt động trong phạm vi một địa phương với đối tượng phục vụchủ yếu là những người trong địa phương
- Ngân hàng sở hữu của các cổ đông: Là ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn thông quatập trung phát hành cổ phiếu Những người nắm giữ cổ phiếu này chính là những người chủ củangân hàng Họ có quyền tham gia vào các hoạt động của ngân hàng và được chia lãi cổ tức Do huyđộng từ nhiều người nên các ngân hàng này có vốn chủ sở hữu lớn, có các hình thức kinh doanh đadạng
- Ngân hàng sở hữu nhà nước: Là loại hình ngân hàng có vốn chủ sở hữu thuộc về Nhànước Đây là loại hình ngân hàng có thể nói là an toàn nhất, rất ít khi bị phá sản Tuy nhiên, cácngân hàng này nhiều khi phải thực hiện những nhiệm vụ nhà nước giao, ảnh hưởng tới hoạt độngkinh doanh của ngân hàng
Căn cứ theo tính chất hoạt động:
- Ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng đa năng
Ngân hàng chuyên doanh là ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên doanh, thường chỉcung cấp một số dịch vụ ngân hàng nhất định
Ngân hàng đa năng là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng Đây là xu hướng chủ yếuhiện nay của các ngân hàng thương mại
- Ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ
Ngân hàng bán buôn là loại hình ngân hàng mà hoạt động của nó chủ yếu thực hiện đối vớicác khách hàng lớn Số lượng các giao dịch của ngân hàng bán buôn nhỏ song về giá trị một dịch vụlại lớn
Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng mà hoạt động chủ yếu của nó thực hiện đối với cáckhách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân Số lượng các giao dịch của ngânhàng bán lẻ lớn song giá trị một giao dịch thường nhỏ
Căn cứ theo cơ cấu tổ chức:
Ngân hàng sở hữu công ty và ngân hàng không sở hữu công ty Sự phân chia này là do phápluật ở nhiều nước cấm không cho ngân hàng trực tiếp tham gia vào một số hoạt động kinh doanhnhư: buôn bán chứng khoán, bất động sản nên các ngân hàng tổ chức ra các công ty riêng, có tưcách pháp nhân để kinh doanh
Hiện nay, ở Việt Nam có các loại hình ngân hàng thương mại sau:
Trang 5- Ngân hàng thương mại nhà nước: Đây là các ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong hệ thốngngân hàng ở nước ta Các ngân hàng này được nhà nước cấp vốn và hoạt động chịu sự quản lý củanhà nước Ngoài việc tiến hành kinh doanh bình thường: huy động vốn, cho vay và các dịch vụkhác, ngân hàng còn phải thực hiện các nhiệm vụ khi nhà nước giao cho
- Ngân hàng thương mại cổ phần: Đây là các ngân hàng được thành lập và hoạt động theoluật công ty cổ phần Sở hữu ngân hàng là các cổ đông, họ cùng nhau góp vốn để hình thành và hoạtđộng theo quy định của pháp luật
- Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh Vốnđiều lệ là vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng nước ngoài, có trụ sở chính tạiViệt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam
- Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài: Là ngân hàng được lập theo pháp luật, đượcphép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam
1.1.2 Chức năng của các ngân hàng thương mại
Chức năng thủ quỹ
Với chức năng thủ quỹ, ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiền, thực hiện yêu cầu rút tiền, chi tiền của khách hàng của mình là các chủ thể trong nền kinh tế, từ đó mang lại những lợi ích khác nhau cho các chủ thể khác nhau Thứ nhất, đối với khách hàng, chức năng thủ quỹ giúp cho khách hàng ngoài việc đảm bảo an toàn tài sản của mình mà còn giúp sinh lời được đồng vốn tạm thời thừa Thứ hai, đối với ngân hàng, chức năng thủ quỹ giúp ngân hàng cóđược nguồn vốn để ngân hàng thực hiện chức năng tín dụng và là cơ sở để ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian thanh toán Thứ ba, đối với nền kinh tế, chức năng thủ quỹ khuyến khích tích luỹ trong xã hội đồng thời tập trung nguồn vốn tạm thời thừa để phục vụ phát triển kinh tế
Chức năng trung gian tín dụng
Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếuvốn Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế
để tạo lập nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh
và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế
Thông qua thực hiện chức năng trung gian tín dụng của NHTM đem lại lợi ích cho các chủthể: Thứ nhất, đối với khách hàng là người gửi tiền, chức năng này thu lợi được nguồn vốn tạmthời nhàn rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi đồng thời đảm bảo an toàn tiền gửi và được hưởngnhững tiện ích mà ngân hàng mang lại; còn đối với người đi vay, chức năng này giúp cho các
Trang 6chủ thể trong nền kinh tế thoả mãn được nhu cầu vốn tạm thời thiếu trong quá trình sản xuất kinhdoanh và tiêu dùng đồng thời tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm thời gian tìm kiếm được nguồn vốntiện lợi, an toàn và hợp pháp Thứ hai, đối với ngân hàng, chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại
và phát triển ngân hàng thông qua lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi,đồng thời nó là cơ sở để NHTM tạo bút tệ góp phần tăng qui mô tín dụng cho nền kinh tế Thứ
ba, đối với nền kinh tế, chức năng này giúp điều hoà vốn tiền tệ từ nơi tạm thời dư thừa đến nơitạm thời thiếu hụt góp phần phát triển sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng thương mại thay mặt cho khách hàng trích tiền trên tài khoản trả cho người đượchưởng do mua hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi khác hoặc nhận tiền vào tài khoản từ bán hànghoá, dịch vụ và các khoản thu khác
Thông qua chức năng trung gian thanh toán: chức năng này đem lại lợi ích cho các chủ thể:Thứ nhất, đối với khách hàng, chức năng này giúp cho khách hàng thanh toán một cách nhanhchóng, an toàn, hiệu quả Bởi vì khi việc thanh toán trực tiếp giữa các chủ thể với nhau màkhông thông qua ngân hàng thì sẽ gặp nhiều rủi ro, chi phí thanh toán cao, không nhanh chóng,đặc biệt là khi các chủ thể này cách xa nhau Thứ hai, đối với ngân hàng, chức năng này tạo điềukiện thu hút nguồn vốn tiền gửi thông qua cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
có chất lượng cao đồng thời nó là cơ sở để NHTM tạo ra bút tệ góp phần tăng qui mô tín dụngcho nền kinh tế Thứ ba, đối với nền kinh tế, chức năng này giúp đẩy nhanh quá trình lưu thônghàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội, đồngthời nó cũng giúp làm giảm khối lượng tiền mặt dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt
1.2 Pháp luật về ngân hàng thương mại Việt Nam
1.2.1 Khái niệm hệ thống pháp luật:
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mụcđích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân thành các chế địnhpháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhànước ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định Gồm:
- Về cấu trúc bên trong: hệ thống pháp luật được hợp thành từ các quy phạm phápluật, chế định pháp luật và ngành luật
- Về hình thức: hệ thống pháp luật được cấu thành từ các văn bản quy phạm pháp luật
Trang 71.2.2 Khái niệm hệ thống pháp luật của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hệ thống pháp luật của NHTM là công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động vào các quan
hệ tiền tệ ngân hàng với mục đích làm cho các quan hệ này phát triển ổn định theo một hướng nhấtđịnh có lợi cho nền kinh tế - xã hội Theo đó, nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật đối với hoạtđộng của NHTM bao gồm tổng thể các mối quan hệ tiền tệ ngân hàng được điều chỉnh bằng phápluật, đặc biệt là đối tượng và phạm vi điều chỉnh với những chế định, nguyên tắc, quy phạm chứađựng trong luật và các văn bản dưới luật Hoạt động của NHTM ở các nước khác nhau sẽ có nộidung và phạm vi khác nhau tùy thuộc vào pháp luật và định hướng mô hình hoạt động của NHTM ởcác nước đó Nhìn chung, theo pháp luật của Việt Nam, nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật củaNHTM thường bao gồm:
- Các quy định về tạo vốn, bao gồm cả việc huy động vốn, như nhận tiền gửi của côngchúng dưới các hình thức khác nhau, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, vay vốn của cácTCTD và NHTW theo quy định
- Các quy định về hoạt động tín dụng: cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dưới các hìnhthức khác nhau như cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh, CTTC và cáchình thức khác theo quy định
- Các quy định về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: bao gồm việc mở và sử dụng tài khoảntại NHTW và các TCTD theo quy định để cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch
vụ thanh toán trong và ngoài nước cho khách hàng theo quy định
- Các quy định về các dịch vụ khác: dùng vốn tự có để thực hiện các nghiệp vụ góp vốn, liêndoanh, mua cổ phần; kinh doanh ngoại hối; ủy thác và nhận ủy thác; làm đại lý trong các lĩnh vựcliên quan đến hoạt động ngân hàng (như quản lý tài sản, vốn đầu tư của khách hàng, tư vấn tiền tệ,tài chính, bảo quản hiện vật quý và giấy tờ có giá, cho thuê két sắt và các dịch vụ khác; cung ứng dịch
vụ bảo hiểm, chứng khoán theo quy định của pháp luật)
- Địa vị pháp lý của NHTM (quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm phát sinh của các chủ thể theopháp luật và phù hợp với pháp luật)
- Cơ chế bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng (quy định về giới hạn cho vay, bảolãnh; BHTG; cấm cạnh tranh bất hợp pháp; tỷ lệ DTBB; dự phòng rủi ro; tỷ lệ bảo đảm an toàn; bảođảm tiền vay )
- Chế độ thanh tra, giám sát; quy chế kiểm soát đặc biệt; giải thể, thanh lý, phá sản
Nguồn luật điều chỉnh hoạt động của NHTM ở nước ta trước hết chủ yếu bao gồm LuậtNHNN, Luật các TCTD và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật Do vậy, về tổng thể,nguồn luật điều chỉnh hoạt động của NHTM không chỉ bao gồm pháp luật trong nước (thể hiện dưới
Trang 8các hình thức như: Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định ) mà còn cả các điều ước và tập quánquốc tế liên quan đến hoạt động ngân hàng Hiện nay, các nước ngày càng tham gia, ký kết các hiệpđịnh hai bên hay nhiều bên về thương mại (bao gồm thương mại dịch vụ theo nghĩa rộng) làm phátsinh các cam kết về dịch vụ tài chính ngân hàng Mặt khác, các nước còn ký kết với nhau các hiệpđịnh (hai bên hay nhiều bên) hoặc thiết lập các quy tắc, Thỏa ước để điều chỉnh các mối quan hệ vềthanh toán quốc tế Ngoài ra, do tính chất quốc tế hóa các hoạt động ngân hàng nên nhiều tập quánquốc tế cũng được các nước coi là nguồn luật không thể thiếu để điều chỉnh hoạt động của NHTM.Trong số các tập quán này, trước hết phải kể đến:
- Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600) do Phòng Thương mạiQuốc tế ban hành, sửa đổi năm 2007
- Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu, số xuất bản 522 do Phòng Thương mại quốc tế banhành, 1995
- Quy tắc thống nhất về Bảo lãnh theo yêu cầu, số xuất bản 758, do Phòng Thương mạiQuốc tế ban hành, năm 2009 v.v
Việc áp dụng các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng với nướcngoài đã được pháp luật nước ta đề cập và quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau, nhưLuật các TCTD 2010 (Điều 3), Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạtđộng thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Điều 4)
Pháp luật về NHTM với hai bộ phận cấu thành là các quy định về tổ chức và các quy địnhđiều chỉnh hoạt động (hành vi) đã từng bước được đề cập đến trong các văn bản pháp luật Với tưcách là một bộ phận chủ yếu của pháp luật về NHTM, pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM ởViệt Nam bao gồm tổng thể các chế định, nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh phạm vi hoạt độngcủa NHTM phát sinh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các hoạt động kinh doanh ngânhàng khác có liên quan
Trang 9Câu hỏi 2: Các quy định pháp luật ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của ngân hàng thương mại?
Nghiên cứu liên quan: “Các quy định tài chính có ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro của các ngânhàng hay không? Bằng chứng từ các ngân hàng thương mại của Trung Quốc” (Tung-Hao Lee, Shu-Hwa Chih năm 2013)
Bài nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng mà các quy định tài chính của CBRC (China BankingRegulatory Commission – Uỷ ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc) tác động đến hiệu quả và rủi
ro của ngân hàng thương mại tại Trung Quốc
Trong bài nghiên cứu, các ngân hàng thương mại được phân loại thành ngân hàng lớn (giá trị tài sảnlớn hơn 1 nghìn tỷ NDT) và ngân hàng nhỏ (các trường hợp còn lại) Dữ liệu được lấy từBankscope, CBRC và báo cáo tài chính được công bố của các ngân hàng
Các biến nghiên cứu:
Biến phụ thuộc: hiệu quả lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng
Biến độc lập: các quy định về tài chính của ngân hàng Gồm 4 nhóm:
- Chất lượng tài sản: gồm 2 biến tỷ lệ nợ xấu (RES_NPL), tỷ lệ dự phòng rủi ro (RES_Loan)
- Lợi nhuận và hiệu suất: biến tỷ số chi phí trên doanh thu (CIR)
- Thanh khoản: gồm 2 biến tỷ số thanh toán hiện hành (LIQ), tỷ số nợ vay trên tiền gửi (LDR)
- An toàn vốn: gồm 2 biến tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ số đòn bẩy (Leverage)
Biến kiểm soát: thời gian
Mô hình nghiên cứu:
Mối liên hệ giữa các quy định về tài chính và hiệu quả lợi nhuậncủa ngân hàng:
- Y (profit efficiency) = a0 + b1× RES_NPL + b2× CIR + b3× LIQ + b4× CAR +b5× Time + εtt
- Y (profit efficiency) = a0 + b1× RES_Loan + b2× CIR + b3× LDR+ b4× Leverage + b5× Time +εtt
Mối liên hệ giữa các quy định về tài chính và rủi ro của ngân hàng:
- Y (Z-score) = a0 + b1× RES_NPL + b2× CIR + b3× LIQ + b4× CAR + b5× Time + εtt
- Y (Z-score) = a0+ b1× RES_Loan + b2× CIR + b3× LDR + b4× Leverage + b5× Time + εtt
Kết quả nghiên cứu:
Trang 10- Tỷ số thanh toán hiện hành không ảnh hưởng đến rủi ro nhưng có tác động nghịch biến đến hiệuquả của ngân hàng lớn và đồng biến với hiệu quả của ngân hàng nhỏ.
- Tăng quy định về tỷ lệ nợ xấu làm giảm rủi ro, còn tăng tỷ số chi phí trên doanh thu làm giảmhiệu quả và tăng rủi ro cho các ngân hàng lớn Hai tỷ số này không tác động đến rủi ro của ngânhàng nhỏ
- Ngân hàng nhỏ có tỷ lệ an toàn vốn cao và đòn bẩy cao thì có hiệu quả tốt hơn và rủi ro thấphơn, tỷ số nợ vay trên tiền gửi tăng làm tăng rủi ro và giảm hiệu quả Ba tỷ số này không tácđộng đến các ngân hàng lớn
Trang 11Câu hỏi 3: Những văn bản, quy định pháp luật nào đang áp dụng tại các NHTM Việt Nam? 3.1 Quy chế về hoạt động của ngân hàng thương mại
3.1.1 Hoạt động cấp tín dụng và nhận tiền gửi
Theo Luật các TCTD 2010 số 47/2010/QH12 do Quốc Hội thông qua ngày 16/06/2010, hoạtđộng của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một sốnghiệp vụ: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản Theo đó, tùytheo loại hình hoạt động, TCTD có thể thực hiện một hoặc một số hoặc cả ba hoạt động ngân hàngnêu trên khi được NHNN cấp Giấy phép thành lập và hoat động Theo quy định hoạt động ngânhàng của ngân hàng thương mại:
Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước vànước ngoài
Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
Cung ứng các phương tiện thanh toán
Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủynhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngânhàng Nhà nước chấp thuận
Sau khi Quốc hội thông qua Luật các TCTD 1997, Thống đốc NHNN đã lần lượt ban hànhQuy chế cho vay vốn của các TCTD đối với khách hàng kèm theo Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/9/1998; Quyết định số 284/2001/QĐ-NHNN1 ngày 25/8/2001 và gần đây là Quyếtđịnh số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế
Trang 12và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luật các TCTD năm 1997 đã bộc lộ nhiều hạnchế, bất cập, cản trở sự phát triển của hệ thống các TCTD, cần phải được sửa đổi, hoàn thiện.
Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụngđối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 7 tháng 03 năm 2005;
Luật các TCTD năm 2010 ra đời đã được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010 và có hiệu lựcthi hành từ ngày 01/01/2011 Và Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tíndụng đối với khách hàng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2002 Các quy định về cho vay(thông qua Quy chế cho vay mới) đã phản ánh những nội dung cơ bản nhất về quan hệ tín dụng giữaTCTD đối với khách hàng, cụ thể: Tổ chức tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyết định trong chovay của mình Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trongquá trình cho vay và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng.Pháp luật tín dụng ngân hàng đặc biệt chú trọngđến các nguyên tắc và điều kiện vay vốn như: sử dụng vốn vay đúng mục đích; hoàn trả nợ gốc vàlãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.Đây là các nguyên tắc cơ bản, xuấtphát từ đặc điểm của giao dịch tín dụng là việc cho vay (sử dụng vốn) của TCTD bắt nguồn từ việc
đi vay (huy động vốn từ các từng lớp dân cư) Do vậy, việc sử dụng đúng mục đích đã cam kết theohợp đồng là điều kiện cần thiết để khách hàng có thể hoàn trả được nợ gốc và lãi vốn vay Quy chếcho vay hiện hành của NHNN phản ánh phương châm tiếp tục đổi mới cơ chế cho vay phù hợp vớicác quan hệ kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 CPvề bảo đảm tiền vay và nghị định số85/2002/NĐ-CPcho vay có bảo đảm bằng tài sản cầm cố của khách hàng (bao gồm cả cầm cố giấy
tờ có giá, không phân biệt ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn) là biện pháp bảo đảm tiền vay, do vậyviệc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ phải thực hiện theo Nghị định 178 Theo quan điểm này,việc cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng tài sản cầm cố (bao gồm cả việc cầm cố giấy tờ có giá), làmột biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo ra các cơ sở pháp lý cần thiết giúp ngân hàng thu hồi nợ vaytrong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ đến hạn Trên thực tế, việc cấp tín dụng củaNHTM trên cơ sở này đang gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp do nhiều thủ tục phiền hà của cơ chếcho vay Trong khi đó, một khách hàng đang nắm giữ giấy tờ có giá và có nguyên vọng vay vốn đểđáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng lại rất muốn được cấp tín dụng với thủ tục thuậntiện và nhanh chóng Đây là một bất cập cần được tháo gỡ trong hoạt động cho vay
Trang 13Quyết định 356/1999/QĐ-NHNN14 về nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu của NHNNđối với các NNTM về đối tượng chiết khấu tại NHNN, cần mở rộng thêm các hình thức chiết khấu(như khế ước cho vay) Ngoài ra, cần sớm cải tiến các điều kiện chiết khấu, thủ tục và thời gianthực hiện chiết khấu
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định về bảo lãnh ngân hàng (ban hành kèm theo Thông tư
số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 thì "bảo lãnh ngân hàng" là hình thức cấp tín dụng, theo đóbên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bênđược bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đãcam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh Sovới quy chế trước đây, quy chế bảo lãnh ngân hàng hiện nay đã khắc phục được một số điểm bấtcập, chứa đựng nhiều nội dung mới, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy chế đã mở rộng các đối tượng được TCTD bảo lãnh đó là tất cả các doanh
nghiệp và cá nhân đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (Điều 6 Chương II Quyết định 196 quychế trước đây chỉ giới hạn đối tượng hoạt động là các tổ chức có tư cách pháp nhân)
Thứ hai, các điều kiện bảo lãnh theo quy chế trước đây không phù hợp với thực tiễn (như
điều kiện nợ quá hạn, điều kiện có đủ tài sản thế chấp ) đã được hủy bỏ và thay thế bằng các điềukiện mang tính khả thi hơn đối với khách hàng
Thứ ba, phạm vi bảo lãnh được mở rộng hơn không chỉ các vấn đề trong nước mà còn cả
các nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế Các loại bảo lãnh cũng được mở rộng hơn nhằm đáp ứng được cácnhu cầu đa dạng về bảo lãnh của khách hàng trong nền kinh tế thị trường
Thứ tư, thẩm quyền những người được ký bảo lãnh cũng được mở rộng hơn: Ngoài Tổng
giám đốc (hoặc Giám đốc), Phó tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh của TCTD, là những đối tượngtrước đây, Quy chế mới đã mở rộng thêm thẩm quyền ký bảo lãnh cho Phó giám đốc Chi nhánh củaTCTD trên cơ sở ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của TCTD Quy định này đã thực sựtháo gỡ nhiều khó khăn, ách tắc trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của TCTD
Thứ năm, mức phí bảo lãnh tối đa là 1% năm theo quy chế trước đây đã được thay đổi và
điều chỉnh là 2% cho phù hợp với thực tiễn hơn Cả về mặt lý luật và thực tiễn hoạt động cho thấynghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng có tính rủi ro cao Do vậy, phí bảo lãnh 2%/năm là hợp lý
Trang 14Thông tư số: 05/2006/TT-NHNN ngày 25/07/2006 Hướng dẫn một số nội dung về hoạtđộng cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính theo quy định tại Nghịđịnh số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 tại Điều 1 đã cụ thể hóa định nghĩa trên như sau:
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc,thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên chothuê với bên thuê Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và cácđộng sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê.Bên thuê nắm giữ tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏathuận
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tụcthuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng CTTC
Nhìn chung, các văn bản pháp lý trên đây đã thực sự tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi chohoạt động của các công ty CTTC ở Việt Nam So với quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động củacông ty CTTC ban hành kèm theo Nghị định 64/CP ngày 9/10/1995 của Chính phủ, Nghị định 16
đã có nhiều nội dung mới, khắc phục được một số quy định hạn chế trước đây
Ngày 29/12/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảođảm nhằm tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm và bảo đảm tiền vaycủa các TCTD Nghị định số 163/2006/NĐ-CP có những quy định mới về một số vấn đề cơ bản nhưsau:
Về bên bảo đảm: Nghị định 165/1999/NĐ-CP quy định bên bảo đảm là bên có nghĩa vụdùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; người thứ ba dùng tàisản thuộc quyền sở hữu của mình cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thay cho bên có nghĩa
vụ, thì phải áp dụng biện pháp bảo lãnh bằng tài sản Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định bênbảo đảm không chỉ là bên có nghĩa vụ trong quan hệ dân sự mà có thể là ngừơi thứ ba cam kết bảođảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thay cho bên có nghĩa vụ
Hiệu lực của giao dịch bảo đảm: Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể
từ thời điểm giao kết Tháo gỡ khó khăn cho bên nhận bảo đảm trong việc làm thủ tục chuyểnquyền sở hữu tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm