1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

29 931 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 202,5 KB

Nội dung

Cho vay là một h́nh thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao cho kháchhàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoảthuận với nguyên tắc có hoàn trả cả

Trang 1

CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1 KHÁI QUÁT CHUNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1.1. Khái niệm

Cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của NHTM Cho vay chiếm

tỷ lại trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lăi lớn nhất và cũng là hoạt độngmang rủi ro nhất Cho vay là một h́nh thức cấp tín dụng, theo đó NHTM giao cho kháchhàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoảthuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lăi.[3]

Khách hàng vay vốn của NHTM bao gồm các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế,

các cá nhân và hộ gia đ́nh, trong đó khách hàng là cá nhân và hộ gia đ́nh là bộ phận ngày

càng đóng vai tṛ quan trọng trong hoạt động cho vay của NHTM Các cá nhân và hộ giađ́nh vay tiền từ NHTM để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ cho hoạt độngđầu tư, sản xuất kinh doanh của ḿnh

Như vậy, cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM bao gồm các h́nh thức cho vay

mà ngân hàng cung cấp cho các cá nhân hay hộ gia đ́nh nhằm mục đích tiêu dùng, đầu

tư hay sản xuất kinh doanh

1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại

 Đối tượng: Là các cá nhân và hộ gia đ́nh có nhu cầu vay vốn sử dụng cho nhữngmục đích sinh hoạt tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hay

hộ gia đ́nh đó Khác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, KHCN thường có số lượngrất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng nhưng thông thường nhu cầu vay vốn của mỗiKHCN là không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng lớn bởi môi trường kinh tế, văn hoá– xã hội

Thời hạn vay vốn: Tuỳ thuộc vào từng mục đích vay vốn và h́nh thức cho vay mà

các khoản vay của khách hàng cá nhân có thời hạn: ngắn hạn, trung đến dài hạn

 Quy mô và số lượng các khoản vay: Thông thường quy mô của mỗi khoản vay củaKHCN thường nhỏ hơn các khoản vay của doanh nghiệp Tuy vậy, ở các NHTM sốlượng các khoản vay KHCN thường lớn Ở các NHTM hoạt động theo định hướng làngân hàng bán lẻ, số lượng các khoản vay khách hàng cá nhân là rất lớn và do đó tổngquy mô các khoản vay khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợcủa ngân hàng

Chi phí cho vay: Do các khoản vay KHCN thường có quy mô nhỏ, số lượng các

khoản vay này thường rất lớn nên các ngân hàng thường phải bỏ ra nhiều chi phí (cả vềnhân lực và công cụ) trong việc phát triển khách hàng, thẩm định, xét duyệt và quản lư

Trang 2

các khoản vay Do đó, chi phí tính trên mỗi đồng cho vay KHCN thường lớn hơn cáckhoản vay Doanh nghiệp.

Lãi suất cho vay: Lăi suất của các khoản vay KHCN thường cao hơn các khoản

vay khác của NHTM Nguyên nhân là do các chi phí của cho vay KHCN lớn, các khoảnvay KHCN có mức độ rủi ro cao Ở Việt Nam lăi suất cho vay KHCN thông thường caohơn lãi suất cho vay doanh nghiệp từ 1, 2 -1, 5 lần

 Rủi ro tín dụng: Các khoản cho vay KHCN thường có nhiều rủi ro nhất đối vớingân hàng Sở dĩ như vậy là do t́nh h́nh tài chính của KHCN thường thay đổi nhanhchóng tuỳ theo t́nh trạng công việc và sức khoẻ của họ Trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, các cá nhân và hộ gia đ́nh thường có tŕnh độ quản lư yếu, thiếu kinh nghiệm, tŕnh

độ kỹ thuật và khoa học công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh trên thị trường bị hạnchế Do đó, ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi người vay bị thất nghiệp, gặptai nạn, phá sản

2 ĐỐI TƯỢNG CHO VAY

Khách hàng vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự vàchịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

2.1. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam:

có quy định khác

 Đại diện cho hộ gia đình để giao là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ; chủ hộ hoặcngười đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quyđịnh của Bộ luật Dân sự

2.1.2 Tổ hợp tác:

 Hoạt động theo quy định của Bộ luật Dân sự

 Đại diện của tổ hợp tác phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vidân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự

2.1.3 Doanh nghiệp tư nhân:

Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vidân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

2.2. Đối với cá nhân nước ngoài:

Trang 3

2.2.1.Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo

pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch Trong trường hợp cá nhân là người nướcngoài cư trú tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theo quy định của

Bộ luật Dân sự

2.2.2 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp

luật của nước mà người đó là công dân Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoàixác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xácđịnh theo quy định của Bộ luật Dân sự

Phân loại hộ kinh doanh cá thể và cá nhân có đăng ký kinh doanh: Theo nghị

định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 và Nghị định 88/2006/NÐ-CP ngày 29/8/2006

Hộ kinh doanh cá thể: Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam

hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tạimột địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh

Loại hình kinh doanh hộ gia đình được phép miễn trừ việc đăng ký kinh doanh là:

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong,quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phảiđăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện

Cá nhân có đăng ký kinh doanh: có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc

công ty TNHH MTV do 1 cá nhân đăng ký và làm chủ Không có giới hạn về số lượngđịa điểm kinh doanh, sử dụng số lượng lao động nhiều hơn 10 người, có con dấu

3 PHÂN LOẠI CHO VAY KHCN

Để có thể quản lý tốt cho vay KHCN cần thiết phải phân loại cho vay KHCN Cónhiều tiêu thức để phân loại một khoản cho vay, dưới đây tôi xin đề cập phân loại cáckhoản cho vay KHCN theo một số tiêu chí sau

3.1. Căn cứ vào mục đích vay

Căn cứ vào mục đích vay có thể phân loại cho vay KHCN thành ba loại:

3.1.1 Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích cư trú

Là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà

ở của cá nhân, hộ gia đình Đặc điểm của khoản vay này là thời gian dài và quy mô vay làlớn

3.1.2 Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng

Đó là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phươngtiện, đồ dùng sinh hoạt, du lịch, học hành, giải trí,… Đặc điểm của khoản vay này là quy

mô nhỏ, thời gian ngắn, rủi ro thấp hơn cho vay phục vụ mục đích cư trú

Trang 4

3.1.3 Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh

Đó là các khoản cho vay để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh nhỏ ởtừng hộ gia đình, vay để buôn bán, thuê cửa hàng,… Đặc điểm của các khoản cho vaynày là thời hạn thường dài, qui mô tuỳ thuộc vào phương án kinh doanh của khách hàng,rủi ro của khoản cho vay này rất cao, và có khả năng xảy ra rủi ro đạo đức

3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả

3.2.1 Cho vay KHCN trả một lần khi đáo hạn

Là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiềnmặt tức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn Qui mô của món vay làtương đối nhỏ, các khoản vay trả một lần thường ngắn hạn và được dùng để chi trả chocác chuyến đi nghỉ, mua các dụng cụ gia đình hoặc sửa chữa ô tô, nhà ở… Rủi ro cácmón vay này là không lớn lắm

3.2.2 Cho vay trả góp

Là khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn được thanh toán làm hai hoặc nhiều lầnliên tiếp (thường theo tháng hoặc quý) Khoản cho vay được trả làm nhiều lần theo thỏathuận giữa ngân hàng và khách hàng, phương thức này được dùng để tài trợ cho việc muasắm các vật dụng đắt tiền như ô tô, nhà,… hoặc để tài trợ cho các phương án sản xuấtkinh doanh, thuê cửa hàng, mua sắm các tài sản lưu động khác,… Nhìn chung, các khoảncho vay trả góp này mang lãi suất cố định, tuy nhiên loại mang lãi suất thả nổi cũng đangdần trở nên phổ biến Thường thì trong tổng khối lượng cho vay tiêu dùng do các NHTMcung cấp thì hơn 80% được thực hiện trên cơ sở trả góp Điều này xuất phát từ việc khảnăng tài chính của khách hàng không đủ để chi trả khoản vay một lần duy nhất thêm vào

đó việc định kỳ trả nợ vào mỗi tháng hay đến kỳ lương là thuận lợi hơn Hình thức chovay này lại được chia nhỏ thành: cho vay trả gốc và lãi hàng tháng đều nhau (niên kim cốđịnh), trả gốc hàng tháng bằng nhau, lãi trả theo số dư gốc (niên kim không cố định),hoặc trả lãi hàng kì còn gốc trả cuối kì

3.2.3 Cho vay theo thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng ngân hàng cũng như các loại thẻ thanh toán khác đã nhanh chóngđược chấp nhận sử dụng, thẻ tín dụng cung cấp một dòng tín dụng thường xuyên và quayvòng mà khách hàng có thể sử dụng bất cứ khi nào họ có nhu cầu Những người sử dụngthẻ tín dụng có thể vay trả dần hoặc trả một lần vì họ có thể tính tiền mua hàng vào tàikhoản thẻ tín dụng của mình Trong tương lai thẻ tín dụng sẽ rất phát triển bởi công nghệtiên tiến sẽ giúp cho những người sở hữu thẻ tín dụng có thể tiếp cận đến một số lượnglớn các dịch vụ tài chính, bao gồm cả tài khoản tiết kiệm và tài khoản thanh toán cũngnhư hạn mức tín dụng

3.3. Căn cứ vào hình thức cho vay

3.3.1 Cho vay gián tiếp:

Trang 5

Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của cácdoanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho KHCN của họ,theo hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làmcác dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.

Hình thức cho vay này có những ưu điểm sau:

- Các NHTM dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay

- Các NHTM sẽ tiết kiệm và giảm được các chi phí khi cho vay

- Là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạtđộng khác của ngân hàng

- Nếu NHTM quan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ, thì hình thức cho vay KHCN giántiếp có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay KHCN trực tiếp

Tuy nhiên, hình thức cho vay này cũng có những hạn chế:

- Các ngân hàng thương mại khi cho vay không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng màthông qua các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá, dịch vụ, nhất là trong việc lựa chọnkhách hàng, tiêu chí lựa chọn của doanh nghiệp và ngân hàng không giống nhau

- Thiếu sự kiểm soát của Ngân hàng cả trước, trong và sau khi vay vốn, khi doanh nghiệpthực hiện bán lẻ hàng hoá và dịch vụ

- Kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ của hình thức cho vay này rất phức tạp

3.3.2 Cho vay trực tiếp:

Là hình thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hànhcho vay hoặc thu nợ

Hình thức này có những ưu điểm sau:

Việc cho vay tiến hành trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng do vậy ngân hàng

có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm, và kĩ năng của cán bộ tín dụng,

do đó các khoản vay này thường có chất lượng cao hơn so với cho vay gián tiếp thôngqua các doanh nghiệp bán lẻ

Cán bộ tín dụng khi cho vay đặc biệt coi trọng đến chất lượng các khoản vay, songdoanh nghiệp bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thường coi trọng nhiều đến việc tăng doanh số bánhàng hơn là chất lượng các khoản vay, hơn nữa các doanh nghiệp thường đưa ra quyếtđịnh cho vay một cách nhanh chóng, nên dẫn đến tình trạng có những khoản cho vay cấp

ra không chính đáng, ngược lại có thể từ chối khách hàng tốt của mình, như vậy hìnhthức này đã khắc phục nhược điểm này nếu cho vay gián tiếp

Hình thức cho vay trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián tiếp, vì khi quan

hệ trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng sẽ xử lý tốt các phát sinh, hơn nữa có khảnăng làm thoả mãn quyền lợi cho cả ngân hàng và khách hàng

Trang 6

Cho vay trực tiếp với đối tượng khách hàng là rất rộng do đó việc đưa ra các dịch

vụ, tiện ích mới là rất thuận lợi, đồng thời là hình thức để tăng cường và quảng bá hìnhảnh của ngân hàng đến với khách hàng

Tuy nhiên, hình thức cho vay này cũng có những mặt hạn chế:

 Việc mở rộng và tăng doanh số cho vay không thuận lợi bằng hình thức cho vayKHCN gián tiếp

 Do cán bộ ngân hàng phải làm việc trực tiếp với khách hàng nên Ngân hàng tốnnhiều thời gian và chi phí so với hình thức cho vay gián tiếp, nhất là khi lượngkhách hàng đến đông cùng một thời gian sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng

3.4. Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay:

3.4.1 Cho vay có tài sản bảo đảm

Là cho vay với tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản… hình thành từ vốn vayhoặc tài sản thuộc sở hữu của khách hàng trước khi vay vốn của Ngân hàng Tài sản bảođảm làm tăng tính an toàn cho khoản vay do Ngân hàng có thể tạo áp lực để buộc kháchhàng phải trả nợ hoặc trong tình huống xấu nhất khách hàng không trả được nợ thì việcphát mại tài sản bảo đảm cũng giúp giảm bớt tổn thất cho Ngân hàng Cho vay có tài sảnđảm bảo lại được chia thành hai loại:

Loại 1 bao gồm các tài sản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của chính khách

hàng Có thể chia các hình thức đảm bảo của loại này thành hai loại nhỏ sau:

Cho vay cầm cố là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay tiền với điều kiện làkhách hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thờigian đã cam kết Danh mục và điều kiện của tài sản cầm cố được ngân hàng quy định cụthể dựa trên quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của từng ngân hàng Các tàisản cầm cố thường là các tài sản mà ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đốichắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt độngcủa khách hàng chẳng hạn như: các giấy tờ có giá, ngoại tệ mạnh, kim loại quý,…

Cho vay thế chấp là hình thức mà người vay phải chuyển toàn bộ các giấy tờchứng nhận sở hữu hoặc sử dụng các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trongthời gian cam kết Đối với thế chấp bằng tài sản thì những tài sản mang thế chấp thường

là bất động sản như nhà cửa, quyền sử dụng đất,…hoặc là những động sản mà người vayvẫn cần sử dụng như ô tô, xe máy,…Việc thế chấp bằng tài sản cho phép người nhận tàitrợ tiếp tục được sử dụng tài sản trong thời gian vay Tuy nhiên, quá trình sử dụng có thểlàm biến dạng tài sản, hơn nữa khả năng kiểm soát của tài sản đảm bảo của ngân hàng bịhạn chế Việc định giá tài sản đảm bảo cũng là một khó khăn lớn đòi hỏi phải có sự thẩmđịnh kỹ lưỡng tránh định giá quá cao gây thiệt hại cho ngân hàng hoặc định giá quá thấpgây ảnh hưởng đến khả năng vay của khách hàng

Loại 2 Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay Khi khách hàng cónhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đó không đáp ứng được

Trang 7

các điều kiện của ngân hàng thì ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng chính tàisản được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng làm vật đảm bảo Nếu khách hàngkhông có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ phát mại tài sản đó để thu nợ Để đảm bảo kháchhàng không bán tài sản hoặc sử dụng không cẩn thận làm giảm giá trị của tài sản, ngânhàng thường yêu cầu khách hàng phải cam kết bảo quản tài sản, mua bảo hiểm và ngườithụ hưởng là ngân hàng, đồng thời chuyển toàn bộ giấy tờ sở hữu cho ngân hàng.

3.4.2 Cho vay không có tải sản bảo đảm

Là cho vay dựa trên uy tín (tín chấp) hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, không có tàisản bảo đảm Ngân hàng lựa chọn các khách hàng có uy tín và khả năng trả nợ tốt để chovay Ngân hàng cho khách hàng vay tiền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên cơ sởtín chấp lương, chủ yếu được áp dụng đối với khách hàng có thu nhập ổn định, thu nhậpngoài việc trang trải các chi tiêu thường xuyên còn có một phần tích luỹ để trả nợ vay(công chức, viên chức trong biên chế nhà nước, nhân viên có hợp đồng lao động dài hạn,

…), ngoài ra thu nhập hình thành từ sản xuất kinh doanh cũng có thể được xem xét dùnglàm nguồn trả nợ Hình thức này phù hợp với những khoản vay giá trị không lớn, thời hạnvay ngắn

3.5. Phân biệt cho vay KHCN với các hình thức cho vay các doanh nghiệp, các

tổ chức kinh tế

Mục tiêu mà các NHTM đặt ra là quản lý tốt việc cho vay đối với từng nhómkhách hàng này Do đó chúng ta cần quan tâm đến sự khác biệt của hai nhóm kháchhàng này trong việc tiếp cận cũng như thực hiện các khoản vay từ các NHTM Sựkhác biệt này hình thành từ chính các đặc trưng vốn có của từng nhóm khách hàng Nhómkhách hàng lớn thường có nhu cầu vay các món lớn, thời hạn vaythường là ngắn và cótính ổn định cao (thường là mỗi chu kỳ sản xuất kinhdoanh) Mỗi khoản vay đềuđòi hỏi một quy trình thẩm định cũng như phântích phải hết sức nghiêm ngặt do giátrị của mỗi khoản vay này là rất lớn Bất kỳ một sự sai sót nào trong các khâu này có thểdẫn đến hậu quả rất lớn tới kếtquả hoạt động cua ngân hàng cho vay Vì vậy đối vớinhóm khách hàng nàycác NHTM cần tạo dựng các mối quan hệ hiểu biết lâu dài và liêntục Đối với nhóm khách hàng cá nhân thì các khoản vay của nhóm thường là các khoảnvay nhỏ lẻ, và tính không thường xuyên và không ổn định củacác khoản vay Cáckhoản này thường hình thành từ nhu cầu tức thời, vì vậy việc đáp ứng kịp thời cácnhu cầu vay này là mục tiêu mà các NHTM phải hướng tới Cho vay đối với nhómkhách hàng này giúp các NHTM phân tán được rủi ro thông qua việc cho vay đượcnhiều món vay đối với nhiều khách hàng Các đối tượng thường được các NHTM xếpvào đối tượng khách hàngcá nhân không căn cứ vào giá trị của khoản vay là lớn haynhỏ mà căn cứ vào tư cách của đối tượng xin vay trước pháp luật Do với tư cách là cánhân chứ không phải là một tổ chức nên đối tượng khách hàng cá nhân không có tưcách pháp nhân, vì vậy quan hệ với khách hàng là quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng chovay với người đến xin vay Còn cho vay đối với các tổ chức thì người đến xin vay ngânhàng là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, cá nhân này có tưcách của tổ chức chứkhông mang tư cách của một cá nhân

Trang 8

4 CÁC SẢN PHẨM CHO VAY

4.1. Cho vay liên quan bất động sản

Sản phẩm cho vay liên quan đến BDS như mua nhà, mua đất, sửa chữa nhà, muaBĐS hình thành trong tương lai, các dự án nền, căn hộ chung cư…Điều kiện cho vay, hạnmức và thời hạn vay tùy thuộc vào quy định của từng Ngân hàng nhưng không trái vớiqui chế cho vay chung của Ngân hàng nhà nước Cụ thể:

Trường hợp của Ngân hàng Standard charter qui định:

+ Độ tuổi của người vay vốn: Từ 21 tuổi trở lên, Độ tuổi tối đa vào lúc khoản vay đáohạn là : 55/60 tuổi (nam/nữ) đối với khách hàng là Nhân viên và 65 tuổi đối với kháchhàng là Chủ doanh nghiệp, Người vay chính và Người đồng vay phải có quan hệ ruột thịt(cha con, mẹ con, vợ chồng, anh em, chị em)

+ Thu nhập: Thu nhập ròng tối thiểu là 10 triệu đồng/ tháng đối với khách hàng làNhân viên và 20 triệu đồng/ tháng đối với khách hàng là Chủ doanh nghiệp Thâm niênyêu cầu là 1 năm làm việc đối với khách hàng là Nhân viên và 3 năm kinh doanh đối vớikhách hàng là Chủ doanh nghiệp

+ Lãi suất: Khách hàng có thể chọn thời gian thả nổi lãi suất là 1/3/6/12 tháng,Phương thức thanh toán : Mỗi tháng trả số tiền đều nhau, dựa trên dư nợ giảm dần, ânhạn thời gian trả gốc trong 3 năm đầu

+ Hạn mức tín dụng và Kỳ hạn vay: Hạn mức tín dụng : từ 200 triệu đến 30 tỷ đồng,Tài sản được xây dựng không quá 20 năm Thời hạn vay : tối thiểu là 1 năm

Trường hợp của Techcombank:

+ Điều kiện vay vốn: Khách hàng là công dân Việt nam cư trú tại Việt nam; ngườinước ngoài cư trú tại Việt Nam có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi ( tại thời điểm tất toán khoảnvay khách hàng không quá 65 tuổi), Có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõràng, Có vốn tự có tối thiểu chiếm 30% tổng nhu cầu vay vốn

+ Hình thức vay: Mua nhà/nhà gắn liền với quyền sử dụng đất/ căn hộ để ở, Nhậnchuyển quyền sử dụng đất/ quyền sở hữu tài sản

+ Hạn mức cho vay: 70% tổng nhu cầu vốn, tối đa 10tỷ đồng, tối thiểu 100triệu đồng.+ Thời hạn vay: Tối thiểu 1 năm, tối đa 25năm

+ Phương thức trả nợ: trả nợ gốc và lãi hàng tháng hoặc quý

+ Tài sản đảm bảo cho khoản vay: có thể là:

+ Tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của khách hàng ( nhà/đất và tài sản gắn liềnvới đất …….)

Trang 9

+ Tài sản đảm bảo chính là căn nhà định mua Nếu tài sản đảm bảo đang được hìnhthành thì phải nằm trong dự án đã ký hợp đồng liên kết với Techcombank

+ Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng góp vốn/Hợp đồng mua bán

+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3

4.2. Cho vay sản xuất kinh doanh

Là sản phẩm cho các khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, hoặc cá nhân có nhu cầuvay vốn để sản xuất kinh doanh

Trường hợp Ngân hàng Eximbank:

+ Điều kiện vay:

- Có đủ điều kiện vay theo quy chế cho vay cá nhân của Eximbank;

- Có khả năng tài chính để trả nợ khi đến hạn;

- Có tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) để đảm bảo khoản vay hoặc đượcEximbank đồng ý cho vay không có tài sản đảm bảo

+ Mức cho vay: tối thiểu: 50 triệu đồng, tối đa tùy thuộc nhu cầu vay vốn, tài sản đảmbảo, khả năng trả nợ của khách hàng

+ Phương thức cho vay: Cho vay trả góp đối với mục đích đầu tư vào tài sản cố địnhphục vụ sản xuất kinh doanh, hoặc bổ sung vốn kinh doanh nếu khách hàng chứng minh

có đủ nguồn trả nợ định kỳ theo lịch trả nợ; Cấp hạn mức đối với mục đích vay bổ sungvốn lưu động

+ Thời hạn vay: Căn cứ vào nhu cầu, nguồn thu thực tế của khách hàng, tối đa 120tháng

4.3. Cho vay mua PTVT và thế chấp phương tiện vận tải:

4.3.1 Khái niệm :

- là nghiệp vụ cho vay đối với tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước có

đủ điều kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNN), thế chấp bằng phương tiện vận tải (PTVT) để bảo đảm nợ vay

- Khái niệm PTVT bao gồm xe ô tô và các loại PTVT cơ giới đường bộ khác

mà theo quy định của pháp luật là phải đăng ký lưu hành và được cơ quan công an cấp sốđăng ký trước khi đưa vào sử dụng

4.3.2 Điều kiện cho vay :

PTVT phải:

- Mới 100%, thời gian xuất xưởng không quá 02 năm tính từ năm sản xuất đến ngày

ký hợp đồng tín dụng;

Trang 10

- Đối với PTVT được nhập khẩu (đã qua sử dụng) thì đơn vị chỉ nhận thế chấp nếuchất lượng xe còn hơn 85%, thời gian xuất xưởng không quá 03 năm;

- Trường hợp PTVT không thuộc 02 trường hợp trên thì thực hiện như sau:

o (i) Nếu khoản vay có giá trị từ 01 tỷ đồng trở xuống: đơn vị tự xác định giá trịPTVT trên cơ sở giá mua bán, hóa đơn giá trị gia tăng (VAT), thời gian sử dụng, khấuhao phương tiện vận tải …;

o (ii) Nếu khoản vay có giá trị trên 01 tỷ đồng: đơn vị phải thuê công ty thẩm địnhgiá độc lập chuyên ngành về kiểm định chất lượng PTVT;

o (iii) Tổng mức cho vay đối với mọi khách hàng tại đơn vị theo điểm (i) và (ii) nêutrên không vượt quá 1% dư nợ vay của đơn vị

4.3.3 Mức cho vay:

- Không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm là PTVT;

- Trường hợp đơn vị cho vay trên 70% giá trị PTVT, phần vượt quá 70% phảiđược bảo hiểm tín dụng;

4.3.4 Thời hạn cho vay:

- Không quá 04 năm, kể từ ngày giải ngân đầu tiên với khách hàng vay mànguồn trả nợ vay là thu nhập từ PTVT thế chấp

- Không quá 05 năm, kể từ ngày giải ngân đầu tiên đối với khách hàng mànguồn trả nợ vay từ thu nhập khác

4.4. Cho vay tiêu dùng

Cho vay mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, đi du lịch, cưới hỏi, chữa bệnh,

ma chay và các nhu cầu hợp lý, hợp pháp khác

+ Mức cho vay: Số tiền cho vay tối thiểu là 10 triệu đồng; Số tiền cho vay tối đa tuỳ

thuộc vào nhu cầu vay vốn, tài sản bảo đảm và khả năng trả nợ của khách hàng

+ Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ

- Thời hạn cho vay tối đa tùy thuộc khả năng nguồn vốn của Ngân hàng

- Kỳ hạn trả nợ lãi tối đa không quá 6 tháng / lần Kỳ hạn trả nợ gốc do EIB vàkhách hàng thoả thuận

4.5. Các sản phẩm cho vay khác

4.5.1 Cho vay hỗ trợ tiểu thương

Khái niệm : là sản phẩm cho vay đối với các cá nhân, hộ kinh doanh có đăng ký kinh

doanh tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại có đảm bảo bằng quyền sở hữu/ sử

Trang 11

dụng địa điểm kinhn doanh (sạp, kios) hoặc đảm bảo bằng quyền sở hữu/sử dụng địađiểm kinh doanh và tài sản khác theo quy định của ngân hàng

Điều kiện cho vay :

- Đối với người đi vay :

 Có phương án sử dụng vốn vay hiệu quả, đủ khả năng trả nợ vay

 Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh đối với ngành hàng hiện tại liên tụctối thiểu 12 tháng (không phân biệt địa điểm kinh doanh) (ví dụ theo Ngânhàng)

 được đơn vị quản lý chợ xác nhận kinh doanh thường xuyên, hợp pháp, hợp lệ

và đồng ý cam kết không cho khách hàng chuyển nhượng sạp chợ hoặc dùngsạp chợ đảm bảo cho nghĩa vụ khác khi chưa có sự đồng ý của Ngân Hàng

- Đối với địa điểm kinh doanh :

 Theo quy định của ngân hàng

 đối với chợ loại 2: Tối đa 200 triệu đồng

 đối với chợ loại 3 : Tối đa 100 triệu đồng

o Trường hợp khách hàng có tài sản đảm bảo là quyền sỡ hữu/sử dụng địa điểm kinh doanh và tài sản khác thuộc danh mục tài sản ngân hàng chấp nhận: mức cho vay

tối đa bằng tổng mức cho vay tối đa với từng loại sản phẩm đảm bảo như trên

Phương thức cho vay : Từng lần, theo hạn mức

Thời hạn vay:

- Tối đa 60 tháng và không quá thời hạn thuê/ sử dụng còn lại của địa điểm kinhdoanh

Trang 12

- Trường hợp thời gian thuê/ sử dụng còn lại địa điểm kinh doanh ngắn hơn thời hạnvay thì phải có giấy cam kết của Ban quản lý chợ về việc tái ký hợp đồng cho thuê sạp,kios đối với khách hàng

Thời hạn rút vốn đv cho vay hạn mức : tối đa 24 tháng.

4.5.2 Cho vay liên quan đến chứng khoán

Là nghiệp vụ cho vay liên quan đến chứng khoán dưới các hình thức sau :

1 Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá (sau đây gọi chung là cho vay) để đầu tư vàkinh doanh chứng khoán

2 Cho vay không nhằm mục đích kinh doanh chứng khoán nhưng được bảo đảmbằng chứng khoán

Đối tượng vay vốn : là tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước (sau đây gọi chung là

khách hàng) có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng và của Ngân hàng Nhànước Việt Nam (NHNN)

Các trường hợp không cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng

- Các trường hợp không cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng liên quan đến chứng khoán:

a) Ngân hàng không cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh chứng khoán mà Ngân hàng nắm quyền kiểm soát;

b) Ngân hàng không cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu củaNgân hàng hoặc công ty con của Ngân hàng;

c) Ngân hàng không cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sởnhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

d) Ngân hàng không cho vay không có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứngkhoán

- Giới hạn cấp tín dụng liên quan đến chứng khoán:

a) Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng đểđầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của Ngân hàng (trừ cáctrường hợp cho vay nêu tại Điều 14 Chính sách tín dụng Ngân hàng ban hành kèm theoquyết định số 471/2010/EIB/QĐ-HĐQT ngày 29/09/2010);

b) Tổng mệnh giá của một loại chứng khoán Ngân hàng nhận bảo đảm theo quyđịnh này không vượt quá 10% (mười phần trăm) tổng mệnh giá đang lưu hành;

c) Giới hạn mức cho vay, chiết khấu đối với một khách hàng, giới hạn mức chovay, chiết khấu đối với một nhóm khách hàng liên quan: thực hiện theo quy định trongChính sách tín dụng của Ngân hàng;

Trang 13

d) Tỷ lệ dư nợ cho vay, chiết khấu so với tổng dư nợ tín dụng; thời hạn cho vaytối đa, thời hạn chiết khấu có kỳ hạn tối đa; tài sản bảo đảm tiền vay; biện pháp để kiểmsoát và phòng ngừa rủi ro tín dụng: thực hiện theo quy định này và các quy định có liênquan trong Chính sách tín dụng của Ngân hàng về giới hạn tín dụng theo ngành kinh tế,sản phẩm tín dụng, loại tài sản bảo đảm tiền vay và tỷ lệ cấp tín dụng theo loại tài sản bảođảm.

Số tiền cho vay, thời hạn cho vay

1 Số tiền cho vay: tuỳ thuộc vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng.

2 Thời hạn cho vay:

a) Đối với tài sản bảo đảm là chứng khoán: thời hạn cho vay tối đa không quá 06(sáu) tháng và không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu không chuyển đổi (nếuđược bảo đảm bằng trái phiếu không chuyển đổi)

b) Đối với tài sản bảo đảm là tài sản khác: Thời hạn cho vay tối đa tuỳ thuộc khảnăng nguồn vốn của ngân hàng, nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng nhưng khôngquá 36 tháng

Phương thức cho vay : cho vay từng lần hoặc cho vay theo hạn mức.

4.5.3 Cho vay du học

Bao gồm :

- Chứng minh tài chính du học : Ngân hàng cho thân nhân người đi du học

vay và được đảm bảo bằng thẻ tiết kiệm, theo đó, Ngân hàng sẽ xác nhận số dư tiền gửitiết kiệm để du học sinh có thể chứng minh năng lực tài chính với đại sứ quán/ Lãnh sựquán nước sở tại mà du học sinh đăng ký học

- Cấp hạn mức tín dụng dự phòng nhằm mục đích du học : là việc ngân

hàng cam kết cho thân nhân của người du học một hạn mức tín dụng nhằm chứng minhnăng lực tài chính với đại sứ quán/ Lãnh sự quán nước sở tại mà du học sinh đăng ký học

để xin Visa

- Cho vay thanh toán học phí, các chi phí phát sinh cho du học sinh

4.5.4. Cho vay thấu chi đảm bảo bằng BĐS, STK

Khái niệm: Là số tiền ngân hàng chấp thuận cho Khách hàng được phép chi tiêu

ÂM trên tài khoản thanh toán trong thời hạn quy định Khách hàng có thể thực hiện nhiềugiao dịch rút tiền, chuyển khoản và nộp tiền trên tài khoản

Cá nhân sử dụng HMTC để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình củakhách hàng vay, khách hàng cá nhân tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụngtiền vay đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật

Trang 14

Cá nhân có đăng ký kinh doanh sử dụng HMTC để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh,

cụ thể là để thanh toán các chi phí: Các chi phí vốn lưu động thường xuyên như chi phímua hàng hoá, sử dụng dịch vụ, chi phí mua nguyên vật liệu sản xuất, chi phí nhân công,chi phí nhiên liệu…; Các chi phí khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của khách hàngtrong phạm vi kinh doanh xác định theo đăng ký kinh doanh của khách hàng

Trong khoản thời gian HMTC có hiệu lực, khách hàng có thể rút vốn làm nhiều lần vàtổng số dư nợ vay không được vượt quá HMTC đã được thỏa thuận giữa chi nhánh vàkhách hàng

Trường hợp Eximbank:

Thời hạn hiệu lực của HMTC

Thời hạn hiệu lực của HMTC tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày ký hợp đồngHMTC Định kỳ tối thiểu 12 tháng một lần, chi nhánh đánh giá lại nhu cầu sử dụngHMTC của khách hàng, khả năng hoàn trả nợ vay, phương thức bảo đảm nợ vay phù hợp

Tài sản dùng để bảo đảm nợ vay như sau:

a Quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại đô thị hoặc quyền sở hữu tài sản,quyền sử dụng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị;

b Chứng khoán;

c Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành, Trái phiếu chính phủ, trái phiếukho bạc (gọi tắt là GTCG)

HMTC tối đa không 500.000.000đồng (năm trăm triệu đồng)

Theo qui định của Ngân hàng An Bình Bank thì:

Khách hàng vay thấu chi là cá nhân người Việt Nam Tuổi từ 18 trở lên và thời hạnkết thúc khoản vay không quá 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ Có hộ khẩu/tạmtrú tại các tỉnh/thành phố nơi có đơn vị kinh doanh của ABBANK

Thời hạn của hạn mức thấu chi: tối đa 12 tháng

Ngày đăng: 10/08/2015, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w