Đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (Trang 27 - 29)

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp; - Giấy phép kinh doanh (giấy phép hành nghề); - Vốn điều lệ và vốn kinh doanh của doanh nghiệp;

- Tài sản riêng độc lập thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có trụ sở đăng ký với chính quyền sở tại;

- Tình hình thực hiện văn bản quy định của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.

b. Đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp. doanh nghiệp.

Vị trí của người lãnh đạo điều hành trong doanh nghiệp quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, có thể đánh giá trên một số khía cạnh sau:

- Phân tích năng lực, trình độ chuyên môn, công việc của người lãnh đạo được phân công có phù hợp với chuyên môn của họ không?

- Khả năng hoạch định các chính sách của người lãnh đạo trong kinh doanh thông qua các chiến lược về sản phẩm, về thị trường, về chiến lược khách hàng, về định hướng phát triển của doanh nghiệp.

-Phân tích năng lực tổ chức quản lý điều hành thông qua các tiêu chí như: tổ chức sắp xếp lao động, cách thức hạch toán, quyết toán tài chính hàng năm; Phân tích các phương án sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, …

- Đánh giá xác định uy tín, vị trí của người lãnh đạo điều hành về khả năng điều hành doanh nghiệp để từ đó Ngân hàng xác định được mức vốn đầu tư cho doanh nghiệp là bao nhiêu là thích hợp.

7.2.7. Đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ.

Sự phát triển của các ngành nghề sản xuất cùng với sự phát triển của công nghệ Ngân hàng đòi hỏi các nhân viên ngân hàng phải được đào tạo và bồi dưỡng thỏa các mục tiêu sau:

-Thông hiểu chính sách tín dụng, chiến lược khách hàng của Ngân hàng. - Thi hành hữu hiệu các qui định về quản lý rủi ro của Ngân hàng.

- Có khả năng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong từng tình huống cụ thể, có thái độ đúng trong hoạt động Ngân hàng.

7.2.8. Tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng.

- Thường xuyên kiểm tra tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn trong quá trình hoạt động bằng cách lập báo cáo và kế hoạch hàng tháng, quí, năm để tổng kết những công việc đã thực hiện được trong kỳ và đưa ra phương hướng mới cho đơn vị. Nêu lên những mặt hoạt động đã thực hiện được và những mặt hoạt động cần được chấn chỉnh để rút kinh nghiệm, phát huy hiệu quả công tác tín dụng, đồng thời có hướng điều chỉnh kịp thời đối với những sai lệch xảy ra trong quá trình hoạt động.

- Tổ chức định kỳ để kiểm tra, giám sát, phổ biến kế hoạch cho vay, thu nợ, chỉ tiêu nợ quá hạn, … theo địa bàn phụ trách của từng cán bộ tín dụng. Công tác kiểm tra và lập báo cáo kế toán, quyết toán phải phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thực hiện đúng nguyên tắc chuyên môn của ngành để tiện cho việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng cấp trên.

Đối với khách hàng:

- Kiểm tra trước khi cho vay: thẩm định các điều kiện vay vốn, tính chặt chẽ của hồ sơ trước khi phát tiền vay.

- Kiểm tra trong khi cho vay. Đây là khâu quan trọng của công tác kiểm tra. Bởi bì các khâu trước được tiến hành theo đúng quy định nhưng sau khi nhận được tiền, khách hàng lại sử dụng vốn sai mục đích sẽ dẫn đến tình trạng thất thoát tiền vay, gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu cán bộ tín dụng phát hiện khách hàng có biểu hiện sai sót thì đề nghị uốn nắn sửa chữa kịp thời, nếu thấy cần thiết sẽ trình Giám đốc Ngân hàng xem xét, xử lý.

7.2.9. Giảm thiểu rủi ro.

Giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa các hoạt động tín dụng, Ngân hàng có thể phát vay theo đối tượng, ngành nghề sản xuất kinh doanh, tránh tập trung vốn vào một đối tượng nhất định. Đối với các dự án có số vốn lớn, hoạt động trong môi trường kinh doanh không ổn định thì Ngân hàng có thể đồng tài trợ với Ngân hàng khác hoặc mua bảo hiểm khoản vay.

7.2.10. Phân tán rủi ro.

Biện pháp phân tán rủi ro được thực hiện theo phương pháp chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư khác, không tập trung vốn vay vào một khách hàng, hoặc một lĩnh vực đầu tư, Ngân hàng phải luôn đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư. Giới hạn cho vay đối với một khách hàng không nên vuợt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng hoặc biện pháp tốt nhất trong giai đoạn này là Ngân hàng có thể đồng tài trợ trên cùng một dự án theo tỷ lệ 50/50.

7.2.11. Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh.

- Phải xây dựng chiến lược khách hàng chi tiết cụ thể, từng bước trước mắt và lâu dài, phân loại khách hàng để từ đó đề ra các biện pháp tiếp cận thị trường và khách hàng.

Trong quá trình xây dựng chiến lược và phân loại khách hàng phải chú ý đến tình hình kinh tế của địa phương để xác định khách hàng và có chính sách phục vụ phù hợp.

- Tăng cường công tác thẩm định cho vay. Đây là nội dung công tác quan trọng của cán bộ tín dụng, giữ vị trí quyết định đến chất lượng tín dụng và khả năng phòng ngừa rủi ro. Đối với NHCT-CN5, cán bộ tín dụng được phân công phụ trách theo từng địa bàn, từng loại hình kinh doanh do đó cán bộ tín dụng có thể nắm rõ tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống của khách hàng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (Trang 27 - 29)