1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

10 442 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 204,5 KB

Nội dung

Các yếu tố bản thân doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về con người chất lượng, kỹ năng; các yếu tố về trình độ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường; các yếu tố về vốn… các yếu tố này

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- -BÁO CÁO ĐỀ TÀI 8

CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Nhóm thực hiện : NHÓM 5

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương

Hồ Chí Minh, tháng 04/2016

Trang 2

ĐỀ TÀI 8:

CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Nhóm thực hiện : NHÓM 5

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương

DANH SÁCH NHÓM 5

1 Phạm Thị Hiền

2 Trần Mỹ Hương Trà

3 Thái Thị Trang

4 Võ Thị Hiền

5 Nguyễn Hùng Cường

Câu 1: Lý thuyết về cạnh tranh:

Cạnh tranh:

Trang 3

Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý

để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành

Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (1980) Và Michael Porter cũng đã chỉ ra rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm bốn yếu tố:

a Các yếu tố bản thân doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về con người (chất

lượng, kỹ năng); các yếu tố về trình độ (khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường); các yếu tố về vốn… các yếu tố này chia làm 2 loại:

* Loại 1: các yếu tố cơ bản như: môi trường tự nhiên, địa lý, lao động;

* Loại 2: các yếu tố nâng cao như: thông tin, lao động trình độ cao…

Trong đó, yếu tố thứ 2 có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chúng quyết định lợi thế cạnh tranh ở độ cao và những công nghệ có tính độc quyền Trong dài hạn thì đây là yếu tố có tính quyết định phải được đầu tư một cách đầy đủ và đúng mức

b Nhu cầu của khách hàng: Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển của

doanh nghiệp Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thõa mãn đầy

đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này

và cố gắng phát huy tốt nhất những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình Nhu cầu khách hàng còn có thể gợi mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mời Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra

Trang 4

thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người trước tiên có được lợi thế cạnh tranh

c Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ: Sự phát triển của doanh nghiệp không thể

tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như: thị trường tài chính, sự phát triển của công nghệ thông tin… Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, các ngân hàng có thể theo dõi và tham gia vào thị trường tài chính 24/24 giờ trong ngày

d Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh: Sự phát

triển của hoạt động doanh nghiệp sẽ thành công nếu được quản lý và tổ chức trong một môi trường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cải tiến và thay đổi nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ

Trong bốn yếu tố trên, yếu tố 1 và 4 được coi là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, yếu

tố 2 và 3 là những yếu tố có tính chất tác động và thúc đẩy sự phát triển của chúng Ngoài ra, còn hai yếu tố mà doanh nghiệp cần tính đến là những cơ hội và vai trò của Chính Phủ Vai trò của Chính Phủ có tác động tương đối lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là trong việc định ra các chính sách về công nghệ, đào tạo và trợ cấp

(BỘ 3 CUỐN SÁCH: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH, LỢI THẾ CẠNH TRANH &

LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA, Tác giả: Michael E Porter, Nhà xuất bản: DT Books & NXB Trẻ)

Theo lý thuyết cạnh tranh của Karl Marx đã phân tích cạnh tranh trên 3 khía cạnh: cạnh tranh về giá trị thặng dư, cạnh tranh chất lượng, cạnh tranh giữa các ngành và đều diễn ra xoay quanh giá trị và chỉ có lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị mới Marx đã định nghĩa cạnh tranh có nghĩa là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế lợi ích, mục tiêu xác định Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh thể hiện sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng moot thị trường để giành được nhiều khách hàng hơn, thu hút được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thận, thường là bằng cách bán theo giá thấp hay cung cấp một chất lượng hàng hóa cao hơn Kết quả của cạnh tranh là thanh lọc, loại bỏ những doanh nghiệp kinh doanh kém phát triển Đó cũng chính là quy luật tất yếu của hoạt động kinh tế

Trang 5

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Trong cạnh tranh sẽ phát sinh ra người có khả năng cạnh tranh mạnh hay yếu, sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh hay yếu Để có thể chiến thắng trong cạnh tranh thì các chủ thể cần phải có khả năng cạnh tranh ( sức mạnh cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh) Để có khả năng cạnh tranh, các chủ thể phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh NHTM là một loại hình doanh nghịệp trong nền kinh tế thị trường do đó không nằm ngoài những nội dung nói trên về cạnh tranh

Các chủ thể tham gia trên thị trường cạnh tranh được chia ta làm 3 loại:

- Cạnh tranh giữa ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng

- Cạnh tranh giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và các ngân hàng thương mai cổ phần

Đặc điểm của cạnh tranh ngân hàng:

a Ngân hàng là ngành kinh doanh có điều kiện (đáp ứng một số điều kiện cao với

số lượng cấp phép hạn chế) do tác động to lớn của nó đến nền kinh tế, đặc biệt là tính hệ thống cao và tương tác có tính dây chuyền Các NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, đó là kinh doanh tiền tệ Đây là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý (NHTW, Chính phủ…) thông qua Luật, quy định và các điều kiện ràng buộc khác nhau Bởi lẽ NHTM huy đồng tiền nhàn rỗi chủ yếu từ dân cư, thông qua hoạt động và chức năng của mình, NHTM sẽ thực hiện cho vay, thanh toán… đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nếu không quản lý và kiểm tra giám sát chặt chẽ các hoạt đông của NHTM sẽ dẫn đến tình trạng “phá rào” dẫn đến đổ vỡ hoặc phá sản ngân hàng Điều này khong chỉ hệ lụy với từng ngân hàng mà còn cả hệ thống thậm chí kéo theo hệ lụy đến cả nền kinh tế Mặc dù các NHTM luôn cạnh tranh gay gắt với nhau để

mở rộng thị phần, tranh thủ khách hàng, nhưng trong tác nghiệp chúng phải hợp tác với nhau để thực thi các chức năng có tính hệ thống như thanh toán bù trừ, cung cấp thông tin khách hàng cho nhau để giảm thiểu rủi ro khách hàng gian lận, ngăn chặn tác động dây chuyền làm sụp đổ hệ thống…Để hỗ trợ nhau, đôi khi các NHTM phải cứu nguy cho nhau chứ không phải tiêu diệt nhau

Trang 6

b Sản phẩm có rất ít sự khác biệt: Hàng hóa mà NHTM cung cấp cho khách hàng là quyền sử dụng tiền theo thời gian Phạm vi của sự khác biệt không nằm ở tiền mà ở quy trình, tiêu chuẩn, thái độ và phương thức cung cấp, huy động tiền, ở khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, không về chất lượng, mà thuần túy về số lượng và độ dài thời gian sử dụng tiền Nói cách khác, cạnh tranh ngân hàng vừa dựa vào chất lượng sản phẩm dịch vụ tiện ích, an toàn…cung cấp cho khách hàng dựa vào phương thức, số lượng cung cấp nhiều hơn và thái độ phục vụ gần gũi, thân thiện, tin tưởng, phong cách giao dịch chuyên nghiệp và thân thiện

c Cạnh tranh giá trong hoạt động ngân hàng cũng khá hạn chế Bởi vì, lãi suất đầu vào và đầu ra của các ngân hàng dễ bị san phẳng, thậm chí còn chịu sự điều tiết của chính phủ Chính vì vậy, các ngân hàng thường cạnh tranh về quy mô cung ứng và chi phí cung ứng hơn là giá bán hàng hóa, cạnh tranh dựa vào uy tín, thương hiệu hơn là sự khác biệt sản phẩm

d Cạnh tranh của NHTM chịu sự ảnh hưởng nhạy cảm của thị trường tài chính quốc

tế Cùng với quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế dòng vốn luân chuyển giữa các quốc gia ngày càng mạnh mẽ, các NHTM của bất kỳ quốc gia nào cũng phải liên kết với các NHTM ngoài nước để thực hiện trọn vẹn các giao dịch dịch vụ của mình Khi liên kết NHTM quốc gia phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế

e Cạnh tranh ngân hàng dựa rất lớn vào yếu tố tâm lý như sự tín nhiệm, kỳ vọng của người gửi tiền: Kinh doanh ngân hàng có tính rủi ro rất cao Những yếu tố ngoài ngân hàng như khó khăn của khách hàng, thiên tai, bất ổn trên thị trường, các yếu tố của bản thân ngân hàng như lòng tham lam, quá mạo hiểm của nhân viên kinh doanh… đều khiến ngân hàng đi đến chỗ phá sản, làm mất niềm tin của người gửi Do tình trạng thông tin bất đối xứng giữa ngân hàng và khách hàng khiến khách hàng không thể kiểm soát được tình hình kinhh doanh của ngân hàng Chính vì vậy, bất cứ tin đồn nào khiến người gửi tiền mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng nói chung, NHTM cụ thể nói riêng,

họ liền ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn

Hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt trong số các loại hình kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đó là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính có liên quan Do đó, cạnh tranh ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế

Trang 7

Câu 2: Các chỉ số đo lường mức độ cạnh tranh:

Đo lường tính cạnh tranh của ngân hàng đã được phát triển bởi các mô hình của Iwata (1974), Bresnahan (1982) và Panzar and Rosse (1987) Trong đó công cụ được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất là chỉ số Lerner Nguyên nhân cho sự phổ biến của nó chính là do sự đơn giản của nó và không đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về mặt dữ liệu, theo Sofronis Clerides (2013) Chỉ số Lerner cho thấy khả năng tính mức chi phí biên của một ngân hàng cụ thể

Được xác định theo công thức sau:

Lerner =

Trong đó:

Pi: giá trung bình đầu ra của ngân hàng i; là tỉ số tổng doanh thu/ tổng tài sản;

MCi: Chi phí biên;

Nếu Lerner = 0: Cạnh tranh hoàn hảo

Nếu Lerner = 1: Độc quyền tồn tại

Theo Phan Thị Thơm – Thân Thị Thu Thủy (2015), ưu điểm nổi bật của chỉ số Lerner là không những có thể đo lường sức mạnh thị trường của ngành ngân hàng cho cả năm mà còn dễ dàng phân tích được sức mạnh thị trường theo từng nhóm ngân hàng (NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần), theo quy mô ngân hàng (lớn, nhỏ, trung bình)…

Koetter, Kolari and Spierdijk (2012) đã chỉ ra rằng cách tiếp cận thông thường của chỉ số Lerner bao gồm giả định cả hiệu quả về lợi nhuận (lựa chon tối ưu về giá cả)

và hiệu quả về chi phí (sự lựa chọn tối ưu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp), vì vậy

Trang 8

ước lượng chi phí biên không đo lường chính xác được sức mạnh thị trường Koetter, Kolari and Spierdijk (2012) đã đưa ra chỉ số Lerner hiệu chỉnh, được xác định như sau:

Lerner hiệu chỉnh =

Trong đó:

là lợi nhuận của ngân hàng i

TC là tổng chi phí của ngân hàng i

MC là chi phí biên

Q là tổng sản lượng đầu ra Tương tự như chỉ số Lerner, chỉ số Lerner hiệu chỉnh cũng nhận giá trị từ (0,1), giá trị càng cao thì mức độ độc quyền của doanh nghiệp càng lớn

Công cụ tiếp theo để đo lường mức độ cạnh tranh là chỉ số profit-elasticity, nó ước tính phần trăm lợi nhuận giảm khi chi phí biên tăng lên 1%

profit-elasticity =

Câu 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng:

Theo một nghiên cứu của Joaquín Maudosa và các cộng sự, năm 2005, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

+Đặc điểm của từng ngân hàng,

+Các quy định,

+Thể chế chính trị,

+Nền kinh tế vĩ mô,

+Cấu trúc tài chính.

Theo đó:

Trang 9

+ Yếu tố đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng được thể hiện qua quy mô, thị phần và hiệu

quả (chi phí chung/ thu nhập ròng), rủi ro (thể hiện thông qua ROA, vì NH có xu hướng

bù đắp rủi ro bằng lợi nhuận), thu nhập ngoài lãi, tổng giá trị tài sản của ngân hàng đó Kết quả cho thấy biến này là biến đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giải thích sự khác biệt năng lực thị trường giữa các ngân hàng

+ Yếu tố cấu trúc thị trường được thể hiện qua sự tập trung ngân hàng, sở hữu nhà nước,

sở hữu nước ngoài Kết quả cho thấy biến này cũng là sự giải thích quan trọng trong cạnh tranh Vì vậy, sự cạnh tranh sẽ giảm sút nếu thiếu phần sở hữu nước ngoài trong cơ cấu vốn của NH

+ Yếu tố các quy định, luật lệ NH được thể hiện qua quy định về sự gia nhập của các NH

nước ngoài vào thị trường nội địa, quy định ngăn cấm 1 số các hoạt động (như bất động sản, việc sở hữu NH của các công ty phi tài chình), sự tự do trong hoạt động ngân hàng Sức mạnh thị trường sẽ được tăng cường với việc từ chối việc có thêm sự gia nhập hoặc khi quốc gia đó có ít sự tư do trong hoạt động kinh doanh NH

Các bằng chứng thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy rằng, năng lực cạnh tranh càng mạnh ở những quốc gia có thị trường NH kém phát triển và thấp ở những quốc gia phát triển thị trường chứng khoán

Câu 4 Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng

Cạnh tranh trong thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cũng như mức độ phát triển của các dich vụ tài chính đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng Các tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng bao gồm:

- Tác động tích cực và đáng kể đến sự đa dạng hóa , tính ổn định và rủi ro cho vay trong lĩnh vực ngân hàng (M Amidu và S Wolfe, năm 2013)

+Môi trường cạnh tranh làm cho các ngân hàng có khuynh hướng gia tăng vốn chủ sở hữu, gia tăng tính ổn định

+Cạnh tranh kết hợp với đa dạng hóa hệ thống ngân hàng sẽ làm giảm rủi ro danh mục cho vay

+Cạnh tranh làm các ngân hàng tích cực đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, gia tăng thu nhập từ lãi và ngoài lãi

Trang 10

- Tác động tích cực đến rủi ro của các ngân hàng bởi các quy định hoạt động chặt chẽ hơn, sự đổ vỡ hệ thống thấp hơn, thị trường chứng khoán phát triển tốt hơn, bảo hiểm tiền gửi rộng rãi hơn và hệ thống chia sẻ thông tin tín dụng sẽ hiệu quả hơn (Thorsten Beck, năm 2012)

+Các ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu cho mục đích đầu tư tăng năng lực hạ tầng (đầu tư xây dựng trụ sở, đầu tư cho công nghệ, mở rộng mạng lưới hoạt động…)

và tăng vốn để tăng năng lực tài chính nhằm nâng cao cạnh tranh và đảm bảo các

hệ số an toàn vốn (hệ số CAR) đáp ứng cho việc ngân hàng tăng trưởng nóng tín dụng và tài sản có rủi ro khác trong tổng tài sản Điều này làm giảm thiểu rủi ro hoạt động của các ngân hàng

+Khuyến khích các ngân hàng đa dạng hóa hoạt động, giảm thiểu rủi ro hệ thống, làm cho hệ thống ngân hàng ít đổ vỡ trước những cú sốc

Khuyến khích nâng cao hiệu quả trong sản xuất dịch vụ tài chính, các sản phẩm tài chính chất lượng cao hơn và đổi mới nhiều hơn Khi các hệ thống tài chính mở cửa hơn nhiều hơn tạo nên sự khác biệt sản phẩm lớn hơn, hạ thấp các chi phí của các trung gian tài chính và tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ tài chính (Deniz Anginer,

Ngày đăng: 22/04/2016, 22:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w