1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

46 3,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 9,8 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập học phần: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, tài liệu biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản vềtrường

Trang 1

RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN

(Dành cho sinh viên các ngành Cao đẳng Sư phạm)

Tác giả: Hoàng Thị Tường Vi - Nguyễn Thị Xuân Hương

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 3

Phần 1 4

RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN 1 4

1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM (RLNVSP) TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 4

1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA RLNVSP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 4

1.2 Ý NGHĨA CỦA RLNVSP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 4

2 NỘI DUNG RLNVSPTX 1 6

2.1 HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN NHỮNG KỸ NĂNG CHUNG 6

2.1.1 Tìm hiểu vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của trường sư phạm 6

2.1.2 Xây dựng phương pháp học tập, nghiên cứu cho sinh viên 7

2.1.3 Rèn luyện phong cách văn hóa- sư phạm trong giao tiếp 13

2.1.4 Vận dụng kiến thức Tâm lý học và Giáo dục học để giải quyết một số tình huống xảy ra trong thực tiễn giáo dục 20

2.2 HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN NHỮNG KỸ NĂNG RIÊNG 23

2.2.1 Phương pháp tổ chức dự giờ ở trường THCS 23

2.2.2 Tập viết và trình bày bảng 25

Phần 2 25

NỘI DUNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN 2 25

1.HỌC TẬP VÀ RÈN RUYỆN NHỮNG KĨ NĂNG CHUNG 25

1.1 TÌM HIỂU NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CÓ TÍNH CHẤT CHIẾN LƯỢC VỀ QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HOÁ, KHOA HỌC, XÃ HỘI, ĐẶC BIỆT LÀ VỀ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 25

1.2 TẬP LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 31

1.3 TÌM HIỂU NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM 34

2 HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN NHỮNG KĨ NĂNG RIÊNG 39

2.1 LUYỆN TẬP MỘT SỐ KỸ NĂNG DẠY HỌC 39

2.2 TẬP XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG XẢY RA TRONG HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM 41

2.3 TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỂ THU THẬP, XỬ LÍ SỐ LIỆU LÀM BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập học phần: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

thường xuyên, tài liệu biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản

vềtrường sư phạm; phương pháp học tập, nghiên cứu ở bậc học đại học; rèn luyện phong cách văn hóa- sư phạm trong giao tiếp; giải quyết một số tình huống xảy ra trong thực tiễn giáo dục; cập nhật những hiểu biết cơ bản có tính chất định hướng chiến lược về những quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nói chung, đặc biệt là lĩnh vực GD-ĐT nói riêng, từ đó giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về các yêu cầu của hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học, đồng thời củng cố kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, các bước lên lớp, công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông

Trong quá trình biên soạn tài liệu không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong đồng nghiệp và sinh viên góp ý để tài liệu hoàn thiện hơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Phần 1 RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN 1

1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

(RLNVSP) TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA RLNVSP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là mục tiêu đầu tiên và cần thiết để phát triển đất nước Một quốc gia chỉ có thể phát triển vững mạnh nếu có một nền giáo dục chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội Để giáo dục thực sự vững mạnh và vững chắc thực sự thì cần có một đội ngũ nhà giáo có trình độ đảm bảo chất lượng và biết vận dụng các kiến thức của mình vào việc dạy học

Giáo dục phổ thông là một bậc học quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông sẽ góp phần nâng cao chất lượng nền giáo dục nước nhà

Để giáo dục phổ thông có chất lượng cao thì đội ngũ nhà giáo phổ thông phải đảm bảo được yêu cầu dạy và học ở trường phổ thông Vì vậy, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở trường

sư phạm là một việc làm rất cần thiết để đội ngũ nhà giáo khi ra trường có một tay nghề vững vàng trên bục giảng

Trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm, sinh viên được tạo điều kiện học tập và tham gia nhiều hoạt động khác nhau để rèn luyện, chuẩn bị tốt về chuyên môn, nghiệp vụ trong đó RLNVSP là hoạt động rất quan trọng, một bộ phận cơ bản, nòng cốt để rèn nghề- đây được xem là một đặc thù của các trường sư phạm, là yếu tố cơ bản để tạo dựng “thương hiệu” của các cơ sở đào tạo giáo viên

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên là quá trình rèn luyện thường xuyên, liên tục có sự hướng dẫn, tổ chức một cách khoa học, có hệ thốnggiúp sinh viên củng cố những kiến thức đã học ở các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học và giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm

Trên cơ sở những kiến thức lí luận đã trang bị dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên, sinh viên tham gia vào các hoạt động bọc lộ năng lực thực tiễn của mình để từng bước làm phong phú thêm hành trang nghề nghiệp của mình, biến quá trình đào tạo thành quá trình

tự đào tạo

1.2 Ý NGHĨA CỦA RLNVSP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

RLNVSPTX là cầu nối giữa lí luận và thực tiễn giáo dục phổ thông Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học là:

“ Đào tạo trình độ đại học phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa học; có

năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn” (Khoản 1, Điều 40 Luật GD)

Trang 5

“Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng

ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng

dụng” (Khoản 2, Điều 40 Luật GD)

Tổ chức và quản lý tốt RLNVSPTX sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra cụ thể đối với từng chuyên ngành đào tạo Như vậy, cùng với các học phần khác, RLNVSPTX làm cho chương trình đào tạo giáo viên THPT trở nên hoàn chỉnh, toàn diện, thiết thực hơn

Nội dung RLNVSPTX được sắp xếp, bố trí hợp lý, logic (kỹ năng chung > kỹ năng riêng, đơn giản > phức tạp )

RLNVSP trang bị cho sinh viên những hiểu biết sâu sắc về quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

RLNVSP giúp sinh viên nắm vững sự đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục nói chung; phương pháp tổ chức quá trình dạy học và giáo dục ở phổ thông nói riêng; nắm được phương pháp và bước đầu rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống có thể xảy

ra trong hoạt động sư phạm

RLNVSP giúp sinh viên có điều kiện thể hiện năng lực thực tiễn của mình Đây chính là

cơ hội cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp trong suốt quá trình học tập ở trường sư phạm vì vậy, nếu biết tận dụng cơ hội này, sinh viên sẽ trưởng thành rõ rệt về năng lực sư phạm

RLNVSP mang tính chất thực hành sư phạm, vì vậy nó đòi hỏi sinh viên phải có ý thức

tự giác, chủ động, tích cực rèn luyện để hình thành và phát triển các kĩ năng, kỹ xảo dạy học, giáo dục và biết cách tổ chức các hoạt động trong, ngoài nhà trường

Việc RLNVSP là nguồn gốc làm nảy sinh tính tích cực hoạt động nghiệp vụ, đồng thời phát triển nhu cầu, động cơ, hứng thú nghề nghiệp đối với sinh viên Từ đó, sinh viên có mong muốn, khát vọng có them hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho nghề nghiệp tương lai Đó chính là nguồn gốc để hình thành nên phẩm chất nhân cách của người giáo viên Do vậy, bên cạnh nhu cầu, tinh thần, thái độ học tập và rèn luyện thì SV phải thực sự hứng thú đối với các hoạt động RLNVSP, sắn sàng khắc phục, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt mục tiêu đã xác định, biến yêu cầu của quá trình đào tạo thành nhu cầu của bản thân mới tạo được động lực thúc đẩy quá trình RLNVSP đạt hiệu quả

Thảo luận:

1 Thực trạng quá trình RLNVSP của SV hiện nay (nhận thức, thái độ, hứng thú, hiệu quả ?)

2 Những thuận lợi/khó khăn của SV trong quá trình RLNVSP

3 Tìm hiểu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT

Trang 6

2 NỘI DUNG RLNVSPTX 1

2.1 HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN NHỮNG KỸ NĂNG CHUNG

2.1.1 Tìm hiểu vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của trường sư phạm

a Vị trí của các trường sư phạm

Giáo dục đại học là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường Đại học nói chung và trường đại học sư phạm (đào tạo giáo viên) là một cơ sở giáo dục đại học, là đơn vị

sự nghiệp trực thuộc Bộ GD&ĐT hoặc UBND Tỉnh

Điều 78 Luật giáo dục quy định:

1 Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản

lý giáo dục

2 Trường sư phạm được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo

3 Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành

Trường sư phạm có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục: đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong từng giai đoạn

Cũng chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện chính sách: Không thu học phí và có chế độ học bổng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên ngành sư phạm Thu hút học sinh khá, giỏi vào ngành sư phạm

b Mục tiêu đào tạo của các trường sư phạm

Để thực hiện trọng trách to lớn của mình, trong quá trình hoạt động, các trường đại học nói chung, trường sư phạm nói riêng phải luôn quá triệt “Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu

cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Khoản 1, Điều 39 Luật GD)

“Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề

thuộc chuyên ngành được đào tạo” (Khoản 2, Điều 39 Luật GD)

Căn cứ vào mục tiêu chung, yêu cầu xã hội và đặc điểm riêng của từng vùng, miền, từng trường để cụ thể hóa mục tiêu chung

Về cơ bản, trong xây dựng chương trình giáo dục đại học mục tiêu đào tạo giáo viên các bậc học: Giáo dục Mầm non, Giáo dục phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT) phải hướng đến mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể Trong mục tiêu cụ thể có:

Trang 7

Sinh viên cần nắm được mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra để xây dựng, xác định mục tiêu học tập và rèn luyện

c Nhiệm vụ của các trường sư phạm

Trường sư phạm (ĐH) có các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT thuộc các trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học (đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo cho phép) nhằm đảm bảo công tác dạy học và giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông theo chương trình đổi mới đã đặt ra trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020

- Bồi dưỡng các loại hình giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông đã tốt nghiệp các

hệ trước đó lên trình độ cao hơn Tham gia các kỳ bồi dưỡng thường xuyên, góp phần nần cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý bậc học mầm non và bậc phổ thông

- Tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học (chủ yếu là khoa học giáo dục) nhằm phục vụ cho yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và giáo dục ở các bậc học (mầm non, phổ thông), đồng thời khuyến khích nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống

- Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, trường sư phạm (ĐH) cần phát huy mạnh mẽ vai trò là trung tâm văn hóa, khoa học và nghiệp vụ sư phạm ở địa phương

Thảo luận:

1 Tìm hiểu mục tiêu chương trình giáo dục đại học (theo ngành đào tạo)

2 Tìm hiểu Mô hình tổ chức của trường đại học (Theo Điều 32- Chương 8- Điều lệ trường đại học) và liên hệ với cơ cấu tổ chức của trường ĐHQB: Đảng ủy; các Khoa, Phòng; các đoàn thể và tổ chức trong trường (Đoàn- Hội, Công đoàn )

2.1.2 Xây dựng phương pháp học tập, nghiên cứu cho sinh viên

Để học tập tốt ở bậc đại học đòi hỏi sinh viên phải:

a Xác định mục đích, động cơ học tập, nghiên cứu

- Xác định mục đích học tập, nghiên cứu: Muốn đạt được kết quả học tập, nghiên cứu

tốt, điều đầu tiên sinh viên phải làm là xác định đúng đắn mục đích học tập, tức là phải trả lời được học hỏi học cái gì? Học để làm gì? Học bằng cách nào? Xác định đúng mục đích tức là hiểu được mình phải học tập, nghiên cứu và phấn đấu trở thành người như thế nào Thực tế cho thấy trong trường đại học, còn không ít sinh viên vẫn xác định mục đích học tập một cách chung chung, thiếu cụ thể, học với mục đích chỉ mong sao vượt qua kỳ thi để có tấm bằng tốt nghiệp Chính vì thế nên có nhiều sinh viên chưa tìm được phương pháp học tập, nghiên cứu một cách khoa học, đúng đắn, do đó hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa có nhiều sinh viên trở thành những tấm gương điển hình, tiêu biểu

Việc xác định mục đích học tập, nghiên cứu của sinh viên không chỉ diễn ra trong giai đoạn mới vào trường mà phải được hình thành trong suốt quá trình đào tạo Mỗi giáo sinh phải xác định được mục đích học tập, nghiên cứu ngày nay là học để biết, học để hành, học để chung sống cùng nhau, học để tồn tại và phát triển

Trang 8

- Hình thành động cơ học tập, nghiên cứu: Động cơvừa bao hàm mục đích của hành

động, vừa chứa đựng nguyên nhân gây ra hành động Khi động cơ với tư cách là nguyên nhân của hành động sẽ trở thành động lực bên trong thôi thúc con người hành động Mặt khác, động cơ với tư cách là mục đích của hành động sẽ quy định chiều hướng của hành động, quy

định thái độ của con người đối với hành động

Xác định được động cơ, nhiệm vụ học tập đúng đắn tức là ý thức được nhiệm vụ học tập của mình Sinh viên muốn học tập, nghiên cứu tốt phải có động cơ mạnh mẽ, động cơ yếu sẽ không đủ dũng cảm để vượt qua khó khăn trong học tập

Khi xây dựng động cơ học tập cần chú ý đến những đặc điểm tâm sinh lý của bản thân

và đặc điểm nghề nghiệp đang theo học

Có thể khẳng định giá trị của việc xác định động cơ đúng đắn là ở chỗ nó có tính chất quyết định nội dung, phương hướng và phương pháp học tập, nghiên cứu của sinh viên

b Xây dựng thái độ học tập đúng đắn: : ý thức và thái độ là yếu tố hết sức quan trọng

trong việc cộng hưởng với các yếu tố khác để tạo nên sự thành công trong quá trình học tập

- Chủ động, tự giác, tích cực, hăng say

- Ý thức vươn lên mọi khó khăn, trở ngại với ý chí quyết tâm cao (chăm chỉ, chịu khó)

- Tinh thần cầu thị, khiêm tốn trong học tập

- Luôn có ý thức tìm tòi, khám phá, sáng tạo

- Chia sẻ, hợp tác với giảng viên và những người cùng học tập

- Xây dựng phong trào học tập trong nhóm/tổ/lớp/khoa

+ Chuẩn bị tốt bài tập được giao

+ Nghiên cứu bài sẽ học, nắm bắt nội dung cốt lõi và mối liên hệ với kiến thức cũ

+ Chuẩn bị đầy đủ nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình học tập trên lớp

- Trong quá trình học trên lớp:

+ Nghiêm túc, tập trung nghe giảng, kết hợp tốt việc nghe giảng và lựa chọn thông tin để ghi chép

+ Tích cực hợp tác với giảng viên: Suy nghĩ những vấn đề giảng viên đưa ra, nêu câu hỏi, tìm cách giải quyết vấn đề, mạnh dạn chia sẻ suy nghĩ, ý kiến của mình trước các vấn đề

đó Huy động tối đa vốn sống của bản thân

+ Tích cực hợp tác với bạn cùng học: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong tổ/nhóm, làm việc tích cực, có trách nhiệm với các nhiệm vụ chung

Khả năng lưu giữ thông tin:

- Nghe (Lecture) 5%

- Đọc (Reading) 10- 15%%

Trang 9

- Nghe nhìn (Audio Visual) 20- 25%

- Làm thí nghiệm thực tế (Demostration) 30%

- Thảo luận nhóm (Dícussion group) 50- 55%

- Làm bài ở nhà, ghi lại, viết lại (Practice by doing) 75%

- Dạy lại cho người khác (Teach others/immediate use of learning) 90%

(Tài liệu do trung tâm thực nghiệm về đào tạo quốc gia, đại học Maine - Mỹ công bố)

* Học tập, nghiên cứu ở nhà (tự học):

- Xây dựng kế hoạch học tập khoa học, cụ thể, chi tiết, phù hợp với bản thân và nghiêm túc thực hiện

Việc xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu có thể phân thành ba bước:

 Bước 1: Giáo sinh cần điều tra cơ bản về bản thân mình thông qua phương pháp tự quan sát, tự đánh giá, kết hợp với sự nhận xét của thầy giáo, bạn bè, tập thể để xác định tiềm năng của mình; những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động học tập, nghiên cứu

 Bước 2: Giáo sinh cần phân tích kĩ các yêu cầu của nhiệm vụ học tập, nghiên cứu được giao, đối chiếu với khả năng của bản thân, trên cơ sở đó dự kiến các mục tiêu, nội dung của kế hoạch, kèm theo sự lựa chọn các phương pháp, phương tiện thực hiện một cách phù hợp

 Bước 3: Giáo sinh cần tranh thủ ý kiến đóng góp của thầy giáo, bạn bè trong lớp và chi đoàn, nhất là những cán bộ Đoàn và Hội sinh viên Chắt lọc những ý kiến bổ ích, phù hợp với các điều kiện khách quan và chu quan của bản thân để hoàn thiện bản kế hoạch của mình

và đưa vào thực hiện một cách phù hợp

- Lựa chọn cách ôn tập, củng cố hiệu quả

- Tích cực thực hành, vận dụng

* Học tập, nghiên cứu tập thể

Học tập nghiên cứu tập thể là rất quan trọng, nhưng nó chỉ có tác dụng khi được dựa trên cơ sở sự nỗ lực suy nghĩ của mỗi cá nhân, đồng thời làm tốt những yêu cầu cơ bản sau :

- Cùng nhau giải quyết những khó khăn trong học tập, nghiên cứu khi những khó khăn

đó chưa cần đến sự giúp đỡ của giảng viên

- Cùng nhau xoá bỏ được tính tự kiêu hoặc tự ti và chú ý đến việc nâng cao chất lượng của các hình thức học tập, nghiên cứu tập thể

- Mạnh dạn trao đổi, thảo luận, phân tích để hiểu rõ vấn đề nêu ra

- Có ý thức chuyển dần từ hình thức học tập, nghiên cứu tập thể sang hình thức sinh hoạt khoa học tập thể

Với tinh thần học tập, nhiên cứu tập thể, sự tổng hợp tài năng, trí tuệ của nhiều người tất yếu sẽ tạo ra những điều kiện thuân lợi để đi đến những thành công, sáng tạo to lớn

- Việc học tập, nghiên cứu theo nhóm, tổ:

Nhóm là một tập thể nhỏ, có từ 2 - 4 người Nội dung học nhóm là giải đáp cho nhau những vấn đề còn vướng mắc, kiểm tra lẫn nhau những điều đã nắm được sau khi học cá

Trang 10

+ Giao cho từng cá nhân thực hiện từng chuyên đề, hoặc lập bảng tổng kết học phần, giới thiệu nội dung một cuốn sách mới, sau đó trình bày trước tổ để các thành viên trong tổ góp ý, trao đổi , hoàn thiện

+ Tổ có thể mời giảng viên xuống đi sâu phân tích, trình bày những vấn đề mà giáo sinh quan tâm, hứng thú tìm hiểu

=> Điều cần chú ý là khi làm việc nhóm, tổ không thể thay thế được việc học tập, nghiên cứu cá nhân Kết quả của việc học tập, nghiên cứu nhóm, tổ phụ thuộc vào mỗi cá nhân Chỉ khi nào mỗi giáo sinh phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập, nghiên cứu tập thể thì khi đó việc học nhóm, tổ mơi phát huy được tác dụng Ở đây cần đề phòng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào người khác Việc học tập, nghiêm cứu theo nhóm, tổ có những ưu và nhược điểm sau:

- Ưu điểm:

Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó sinh viên phải giải quyết “xung đột” Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà sinh viên sẽ học hỏi được Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể

Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giảng viên đề ra cho sinh viên mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của sinh viên Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên

- Nhược điểm:

Thứ nhất, một số sinh viên coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm

lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra Và kết quả là “cha chung không ai khóc” Nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác… Điều ấy thật sai lầm Vì bạn đang tự hao tốn thời gian của mình một cách vô ích

Thứ hai, học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm Sự làm việc này tương tự như sự hoạt động của một dây chuyền sản xuất Dây chuyền sẽ không thể hoạt động, hoặc hoạt động kém hiệu quả nếu một bộ phận không làm việc hoặc làm việc không đúng

Trang 11

=> Vì vậy muốn việc học nhóm, tổ chỉ đạt được hiệu suất cao khi nó được thự hiện trên

cơ sở sự chuẩn bị chu đáo về cả mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên, nhất là những giáo sinh có trách nhiệm chính với công việc Trong quá trình học tập, nghiên cứu nhóm, tổ, mỗi giáo sinh cần phải thể hiện được lập trường, quan điểm riêng của mình về các vấn đề được đặt ra trao đổi Sự tranh luận sôi nổi, thẳng thắn giữa các thành viên trong nhóm, tổ sẽ góp phần quan trọng làm sáng tỏ những nội dung và biện pháp giải quyết đối với các vấn đề đã được lựa chọn

-Học tập, nghiên cứu theo hình thức xêmina:

Xêmina là một hình thức học tập, nghiên cứu rất thích hợp với phương pháp học tập, nghiên cứu ở các bậc cao đẳng, đại học vì nó phát huy được tính tích cực hoạt động của giáo sinh và phương thức đào tạo của nhà trường, có tác dụng phát triển trí tuệ và hình thành phương pháp làm việc khoa học cho giáo sinh

Mục đích của xêmina là làm cho giao sinh có ý thức tự giacstimf tòi, nghiên cứu các giải pháp theo một quan điểm khoa học nhất định đã được giảng viên phân công, hướng dẫn

đi sâu đối với một vấn đề nào đó Điều quan trọng là trong quá trình chuẩn bị, giáo sinh phải nhận thức được sự đúng, sai của các quan điểm khác nhau

Để đảm bảo chất lượng của hình thức học tập, nghiên cứu xêmina , giáo sinh cần làm tốt một số yêu cầu sau:

+ Phải làm cho các thành viên tham gia nhận thức được một cách đầy đủ, rõ ràng mục đich, nội dung, phương pháp tiến hành xêmina

+ Có kế hoạch phân công cụ thể, chi tiết cho các cá nhân hoặc nhóm, tổ chuẩn bị từng khí cạnh của nội dung

+ Các thành viên được giao nhiệm vụ phải chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo bằng văn bản các nội dung cần thiết

+ Mọi thành viên tham gia xêmina phải có ý thức kết hợp chặt chẽ việc tổ chức xêmina với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm: việc nói, diễn đạt, trình bày

Trong xêmina giáo sinh có thể trình bày sự phát triển đa dạng và biện chứng một vấn

đề nào đó theo quan điểm riêng của mình hoặc nêu ra những biện pháp, quan điểm đã có trong các tài liệu đã công bố để mọi người tham khảo, cùng nhau thảo luận, bàn bạc lựa chọn phương án tối ưu Nếu không có sự tranh luận sẽ không co sự phát triển khoa học cả về mặt

lý luận lẫn kinh nghiệm thực tiễn

Trang 12

12

Tổ chức học tập, nghiên cứu theo hình thức xêmina theo đúng nghĩa của nó thì không những tạo ra sự hứng thú, say mê nghiên cứu tìm hiểu chân lý mà còn có tác dụng dẫn đến sự sáng tạo những phương pháp, cách làm hay để thực hiện lòng ham muốn, đồng thời qua xêmina giáo sinh có thể xây dựng cho mình một phẩm chất quý giá, đó là sự nhận thức đi từ

lí luận đến thực tế

Trong lúc tham gia xêmina, nếu giáo sinh không làm thức tỉnh được trí tuệ và nhạy bén tiếp thu những tri thức mới thì nghĩa là chưa đạt được mong muốn đặt ra Phải quyết tâm thông qua xêmina để đẩy lùi cách học giáo điều, sách vở

Học tập, nghiên cứu theo hình thức xêmina sẽ làm cho giáo sinh quen cách cư xử bình đẳng với mọi người, kể cả với thầy giáo và qua đó giáo sinh sẽ nhận ra sức mạnh lớn nhất trong khoa học là bằng chứng và sự kiên nhẫn dẫn đến chân lý

Học tập, nghiên cứu theo hình thức xêmina sẽ làm cho giáo sinh trưởng thành cả về lập trường khoa học lẫn tinh thần đấu tranh phê và tự phê, ý chí kiên trì, bền bỉ, đức tính thận trọng và khiêm tốn, đặc biệt là phẩm chất trung thực với kết quả và mọi người

* Có phương pháp tìm tòi, tích lũy kiến thức từ các nguồn tài liệu khác (sách, báo, tạp chí chuyên ngành, internet )

- Phải có phương pháp đọc hiệu quả; đọc lướt, đọc nghiền ngẫm, đọc có suy nghĩ, trích ghi, highline

- Biết cách search và share tài liệu trên Internet

- Biết cách lưu giữ tài liệu, lập hồ sơ học tập (Portfolio)

Thảo luận:

1 Những thuận lợi và khó khăn của SV khi học tập ở lớp, học nhóm và tự học ở nhà Nêu các kiến nghị/đề xuất (nếu có)

2 Ý nghĩa của tự học trong quá trình học tập ở trường đại học

3 Làm thế nào để học tập trên lớp đạt hiệu quả ?

4 Trao đổi, chia sẻ về kinh nghiệm tự học Làm thế nào để tốt chức tốt quá trình tự học?

Bài tập thực hành:

Bài tập 1:Đồng chí Phạm Văn Đồng nói: “Đối với học sinh đại học yêu cầu đào tạo

thành con người, vì vậy đào tạo toàn diện về chính trị, về tư tưởng và chuyên môn; phải bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hiện đại Nhưng tôi nghĩ điều chủ yếu nhất là rèn luyện cho học sinh biết dùng cái thông minh, cái trí tuệ của mình, biết phát huy cái sáng tạo của họ Muốn vậy, phải rèn cho họ phương pháp học tập, phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp đọc sách, phương pháp trình bày và rèn luyện thành nếp, thành thói quen Ở đại học chủ yếu là phương pháp học.”

Từ ý kiến trên, hãy rút ra những nội dung cơ bản của phương pháp học tập, nghiên cứu

ở trường sư phạm và phân tích cơ sở khoa học của những nội dung đó

Bài tập 2: Muốn đạt hiệu quả cao trong học tập ở trên lớp đòi hỏi giáo sinh viên phải biết phối hợp nhiều giác quan với nhau

Anh chị hãy giải thích vấn đề trên và lấy một ví dụ minh họa cụ thể Liên hệ thực tế với bản thân

Trang 13

13

Bài tập 3:Học ở nhà là một khâu quan trọng trong kế hoạch học tập của mỗi sinh viên ở trường sư phạm Anh (chị) hãy lập kế hoạch học tập ở nhà trong một tuần học

2.1.3 Rèn luyện phong cách văn hóa- sư phạm trong giao tiếp

2.1.3.1 Khái niệm về giao tiếp sư phạm(GTSP): Là giao tiếp có tính chất nghề nghiệp

giữa giáo viên và học sinh nhằm thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giảng dạy và giáo dục

2.1.3.2 Đặc điểm của giao tiếp sư phạm

+ Mục đích của giao tiếp sư phạm nhằm hướng dẫn đối tượng giáo dục lĩnh hội tri thức khoa học cơ bản, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức vào cuộc sống, phát triển trí tuệ và toàn diện nhân cách ở họ Đây là mục tiêu khái quát chung của nhà trường

+ Giao tiếp sư phạm là thành phần cấu trúc cơ bản của các phương pháp giảng dạy giáo dục Mọi yêu cầu về cải tiến phương pháp giảng dạy, giáo dục kéo theo cải tiến quan hệ giao tiếp giữa các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục

+ Giao tiếp sư phạm là hệ thống phức tạp và là một quá trình sáng tạo trong việc tổ chức các mối quan hệ giữa các chủ thể, tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đào tạo

+ Giao tiếp sư phạm thực hiện nguyên tắc, biện pháp, kỹ năng đặc trưng nhằm phát huy tính tích cực của đối tượng giáo dục để họ trở thành chủ thể thực sự của quá trình sư phạm, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

+ Nôi dung thông tin trong giao tiếp sư phạm không chỉ là tri thức khoa học, kỹ năng,

kỹ xảo tương ứng mà cả nhân cách của nhà giáo dục Hành vi ứng xử của nhà giáo dục luôn

là tấm gương để đối tượng giáo dục noi theo.Trong quá trình giao tiếp sư phạm đối tượng giáo dục không chỉ học tri thức mà còn học cả nghệ thuật giao tiếp, ứng xử

2.1.3.3 Những ngyên tắc cơ bản trong giao tiếp sư phạm

Muốn giao tiếp đạt kết quả, ngoài việc hiểu mục đích, nội dung cấu trúc, phương tiện giao tiếp người ta còn cần phải nắm được nguyên tắc cơ bản của giao tiếp

Nguyên tắc giao tiếp là những yêu cầu mang tính chỉ đạo, định hướng cho hành vi, ứng

xử, thái độ trong quá trình trao đổi, tiếp xúc của các chủ thể giao tiếp nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình giao tiếp đó

Sau đây là các nguyên tắc mà các chủ thể giao tiếp cần đảm bảo trong quá trình thực hiện giao tiếp của mình được áp dụng cho tất cả mọi cá nhân, tất cả mọi tình huống giao tiếp, tuy nhiên có xem xét đến các khía cạnh, mục đích, nội dung hoàn cảnh

a Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp

Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp là phải coi học sinh là một cá nhân, một con người và đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập, nhận thức… với những đặc điểm tâm lý riêng, bình đẳng với mọi người trong các quan hệ xã hội

Tôn trọng nhân cách học sinh được biểu hiện rất phong phú và đa dạng ở các tình huống gao tiếp sư phạm khác nhau

- Tôn trọng nhân cách học sinh được thể hiện ở chỗ: Biết lắng nghe học sinh nói chuyện, trình bày ý muốn, nhu cầu, nguyện vọng của mình…; không ngắt lời bằng các cử chỉ, điệu bộ như phẩy tay, xem đồng hồ hoặc ngoảnh mặt đi chỗ khác với vẻ khó chịu khi học sinh trình

Trang 14

- Tôn trọng các em còn thể hiện ở trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sử Quần áo lôi thôi, luộm thuộm, không sạch sẽ cũng là biểu hiện thiếu tôn trọng học sinh

b Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp

Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp có nghĩa là nhân cách của người giáo viên luôn luôn phải mẫu mực, có sự thống nhất giữa lời nói và hành động Thể hiện:

- Ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ, trang phục của giáo viên thể hiện sự chuẩn mực, làm gương cho học sinh noi theo ở mọi nơi, mọi lúc

- Lời nói và hành động luôn thống nhất với nhau

Để thể hiện được tính mô phạm trong giao tiếp, mỗi giáo viên phải ý thức rõ vị trí, trách nhiệm của mình trong nghề nghiệp, tích cực phấn đấu toàn diện về chuyên môn và lối sống, luôn làm chủ được bản thân mình

c Có thiện ý trong giao tiếp

Thiện ý trong giao tiếp sư phạm là ý tốt của thầy cô giáo đối với học sinh, thể hiện ở sự yêu thương, tin tưởng các em, tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các em tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ trong học tập và trong hoạt động khác ở nhà trường

Thiện ý của giáo với với học sinh thể hiện:

- Trong giao tiếp, giáo viên luôn đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, chuẩn bị kỹ giáo án, hướng dẫn các em tiếp thu tri thức bằng tất cả khả năng và lòng nhiệt tình của mình

- Tin tưởng học sinh, khích lệ, động viên các em Không được định kiến với học sinh Cho dù học sinh có yếu kém thực sự về năng lực hay đạo đức thì cũng luôn nghĩ đó là tính cách chưa hoàn thiện, được yêu thương, giúp đỡ, nhất định các em sẽ trở thành người tốt

- Đánh giá, nhận xét bài làm của các em phải thực sự công bằng, khách quan, khích lệ, động viên các em giỏi vươn lên, những học sinh trung bình và yếu cố gắng hết sức

- Tuỳ tình huống, hoàn cảnh, khả năng của từng em để giao những công việc phù hợp Tuyệt đối không nhạo báng, giễu cợt, chê bai trước những thất bại của các em

- Mỗi khi giải quyết mâu thuẫn, sự việc bất thường xảy ra trong lớp thầy cô phải phân

xử công minh Mọi hình thức xử phát đều xuất phát từ ý tốt, mong muốn học sinh tiến bộ, sao cho tất cả các em đều hài lòng, đồng tình với cách giải quyết của giáo viên

d Đồng cảm trong giao tiếp

Đồng cảm với học sinh trong giao tiếp có nghĩa là giáo viên phải đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu được những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của các em, từ đó mới có những hành ứng xử phù hợp Để đồng cảm với học sinh trong giao tiếp cần chú ý:

- Nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh

- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm lý riêng của từng học sinh, trên cơ sở đó phác thảo chân dung tâm lý của đối tượng giao tiếp

Trang 15

15

- Đặt mình vào vị trí của học sinh trong những tình huống giao tiếp cụ thể, biết gợi lên những điều học sinh muốn nói mà không dám nói và tạo điều kiện để thoả mãn nguyện vọng chính đáng của các em

Những nguyên tắc giao tiếp sư phạm trên đây bao giờ cũng thống nhất với nhau trong quá trình giải quyết tình huống sư phạm cụ thể, chúng tác động qua lại biện chứng cho nhau

Vì vậy, đề giao tiếp với học sinh thành công, mỗi giáo viên phải luôn thực hiện triệt đệ các nguyên tắc này

2.1.3.4 Phong cách giao tiếp sư phạm

a Phong cách giao tiếp sư phạm là gì ?

Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định, bền vững của giáo viên trong quá trình giao tiếp sư phạm

Phong cách gồm 2 phần:

- Ổn định bền vững: do thói quen ứng xử, yếu tố sinh vật, di truyền, đặc điểm thần kinh

- Linh hoạt cơ động: do hoàn cảnh sống, điều kiện môi trường, do sự tự rèn luyện, đặc

điểm nghề nghiệp, lứa tuổi, sức khỏe, tâm trạng

b Các loại phong cách giao tiếp sư phạm:

* Phong cách dân chủ: Là phong cách giao tiếp mà thầy cô giáo coi trọng những đặc

điểm tâm lý cá nhân, vốn sống, kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú

và các mức độ tích cực nhận thức của học sinh Biết lắng nghe, tôn trọng và đáp ứng kịp thời

nguyện vọng chính đáng của HS

- Biểu hiện:

+ Bình đẳng, coi trọng đối tượng giao tiếp, lắng nghe, tin vào đối tượng giao tiếp, tạo ra các cơ hội để đối tượng giao tiếp tự bộc lộ, không dùng các biện pháp mệnh lệnh, áp đặt, gợi lòng hăng hái, tự tin của đối tượng

+ Gần gũi, thân mật với học sinh

- Ưu điểm:

+ Tạo niềm tin yêu, kính trọng của học sinh đối với thầy cô giáo

+ Tạo ra ở các em học sinh tính độc lập, sáng tạo, sự ham mê hiểu biết, kích thích hoạt động nhận thức ở các em

+ Tạo cho các em tính tích cực, tự giáo dục, tự rèn luyện để nhân cách càng phát triển và hoàn thiện từng bước theo yêu cầu của xã hội

+ Giúp học sinh nhận biết vai trò, vị trí của mình trong giao tiếp

+ Giáo viên dự đoán khá chính xác phản ứng của học sinh

- Hạn chế:

+ Tính cá nhân trong học sinh dễ nổi lên

+ Sẽ xảy ra hiện tượng dân chủ quá trớn, vô nguyên tắc theo kiểu “cá mè một lứa’

- Khi giáo viên sử dụng phong cách giao tiếp này cũng cần lưu ý :

+ Không nên nuông chiều thả mặc học sinh

+ Không đề cao cá nhân, không theo đuôi những đòi hỏi không xuất phát từ lợi ích chung

Trang 16

16

+ Không dân chủ quá trớn, dễ mất đi ranh giới giữa thầy và trò

* Phong cách độc đoán: Là phong cách giao tiếp mà giáo viên chỉ chú ý đến nội dung

công việc và giới hạn thời gian thực hiện công việc một cách cứng nhắc mà không chú ý đến

đặc điểm tâm lý riêng của đối tượng

- Biểu hiện:

+ Lấy công việc và sự hoàn thành công việc là mục tiêu duy nhất, không tính đến đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh cụ thể của đối tượng, giao tiếp bằng cách cưỡng chế, mệnh lệnh, có thể được việc tuy nhiên thường gây ra sự căng thẳng

+ Giáo viên thiếu tế nhị trong giao tiếp

+ Giáo viên độc đoán, lạnh lung, nguyên tắc cứng nhắc

+ Giải quyết công việc mà không cần quan tâm đến cảm xúc của học sinh

- Phong cách giao tiếp này có một số điểm cần lưu ý :

+ Dễ gây ra sự chống đối “ngầm” của học sinh đối với giáo viên

+ Thẳng thắn quá, nhiều khi thiếu tế nhị

* Phong cách tự do: Là phong cách mà giáo viên linh hoạt thay đổi cách ứng xử theo sự

thay đổi của hoàn cảnh giao tiếp

- Biểu hiện: Không tôn trọng người khác, không theo chuẩn mực, dễ thay đổi, linh hoạt

mềm dẻo vô nguyên tắc dẫn đến không làm chủ bản thân, coi nhẹ các chuẩn mực, các quy định, dễ bị coi thường

+ Phạm vi giao tiếp rộng, hời hợt, không sâu sắc

+ Học sinh có thể coi thường giáo viên

- Đôi khi không làm chủ được xúc cảm của mình và thường những người có phong cách giao tiếp này thường quá dễ dãi, xuề xòa

Tóm lại, ba loại phong cách giao tiếp trên đây đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định Để quá trình giao tiếp đạt hiệu qủa cao, giáo viên cần phải biết phối hợp linh hoạt

cả ba loại phong cách giao tiếp trên

2.1.3.5 Kỹ năng giao tiếp sư phạm

Kỹ năng nói chung là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức đã được lĩnh hộ để thực hiện một nhiệm vụ (một hoạt động) tương ứng

Trang 17

17

Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức, hiểu biết về quá trình giao tiếp, các yếu tố tham gia và ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp cũng như sử dụng có hiệu quả các phương tiện giao tiếp, phối hợp hài hoà toàn bộ hành vi, ứng xử, cử chỉ để giúp chủ thể đạt được mục đích nhất định của hoạt động giao tiếp đó Sự sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng giao tiếp giúp người ta có được các kỹ xảo và đạt tới trình độ nghệ thuật trong giao tiếp Cũng chính vì vậy khi nói tới giao tiếp người ta thường nói tới nghệ thuật giao tiếp

(Nhận xét tâm trạng bên trong của con người qua bộ ảnh chuẩn của E.Izard ở tài liệu Thực hành tâm lí học của Trần Trọng Thuỷ chủ biên)

Người ta phân thành định hướng trước khi tiếp xúc và định hướng trong quá trình tiếp xúc (kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc)

- Định hướng trước khi tiếp xúc là quá trình tìm hiểu đối tượng, xây dựng phác thảo mô hình, chân dung tâm lý về đối tượng, dự đoán những đặc điểm, hoàn cảnh của đối tượng từ đó

có những phương án ứng xử phù hợp

Để có được điều này chủ thể giao tiếp cần có thái độ thiện cảm, tỏ ra chân thành, cởi mở

và tạo sự tin cậy, an toàn của đối tượng

Vốn sống, kinh nghiệm và sự rèn luyện sẽ giúp chủ thể giao tiếp có khả năng định hướng cao

- Định hướng trong quá trình tiếp xúc; là khả năng chủ thể giao tiếp hiểu biết đối tượng

từ đó điều chỉnh hành vi cử chỉ của mình, định hướng đối tượng theo chủ đề

b Nhóm các kỹ năng định vị:

Kĩ năng định vị là khả năng xác định vị trí giao tiếp để từ đó tạo điều kiện cho đối tượng chủ động (ai đóng vai gì) Chúng ta cần hiểu rõ tầm quan trọng của tình cảm bản thân, tôn trọng tình cảm của người khác, hiểu được điều cảm nhận của họ và nguyên nhân của sự cảm nhận đó Khi xác định vị trí của mình cũng như của đối tượng, đặt mình vào vị trí của họ, cùng chia sẻ và tạo điều kiện để họ chia sẻ và hợp tác Đó chính là sự đồng cảm

Việc đặt mình vào vị trí của họ sẽ giúp cá nhân đưa ra mô hình tâm lý của đối tượng một cách đúng đắn, chính xác

Trang 18

18

Kỹ năng định vị bao gồm khả năng hiểu đúng đối tượng và hiểu cả chính bản thân mình, khả năng tạo sự đồng cảm từ cả hai phía và xác định đúng thời gian không gian để giao tiếp, chọn đúng thời điểm mở đầu, thời điểm ngừng hay tiếp tục cũng như kết thúc quá trình giao tiếp đúng lúc

c Nhóm kỹ năng điều khiển các quá trình giao tiếp

Kỹ năng điều khiển là khả năng lôi cuốn, thu hút đối tượng giao tiếp, biết duy trì sự hứng thú, sự tập trung chú ý của đối tượng (khả năng tự kiềm chế cảm xúc, khả năng làm chủ các phương tiện giao tiếp như ngôn từ và phi ngôn từ)

Kỹ năng thể hiện ở chỗ cá nhân biết cách thu hút đối tượng tham gia vào quá trình giao tiếp, biết cách làm chủ được cảm xúc của mình và sử dụng các phương tiện giao tiếp hợp lý cũng như quan sát và lắng nghe đối tượng để thu thập thông tin và xử lý thông tin Sự điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp bao gồm cả điều khiển, điều chỉnh chính bản thân mình với tư cách là một chủ thể giao tiếp

+ Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp bao gồm:

- Tìm ra đề tài, chủ đề để hình thành và duy trì cuộc tiếp xúc, biết xác định được nên nói

+ Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh chính bản thân mình:

- Biết khống chế, làm chủ tâm trạng, cảm xúc và các diễn biến tâm lý của mình, không

để cho tâm trạng của mình ảnh hưởng không tốt tới đối tượng, tới người khác

- Biết tạo ra những cảm xúc tích cực cho bản thân

- Điều chỉnh sự thể hiện tâm trạng, cảm xúc sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp + Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp:

Là khả năng sử dụng một cách khéo léo, linh hoạt ngôn ngữ cũng như các phương tiện phi ngôn ngữ, biết phối hợp chúng một cách hài hoà, tế nhị Kỹ năng này có ảnh hưởng rất lớn và rõ nét đối với hiệu quả giao tiếp

- Tâm lý học khẳng định lời nói tác động vào ý thức, ngữ điệu tác động vào tình cảm,

âm điệu ngữ điệu có thể làm tăng hay giảm tính sâu sắc của từ đó, giúp người ta diễn đạt chính xác tình cảm của người đó

Nhà sư phạm Xukhomlinxki viết: "Từ là sự tác động mạnh mẽ nhất đến trái tim một

từ thông minh và hiền hoà tạo ra niềm vui, một từ ngu xuẩn hay tàn ác, không suy nghĩ, không lịch sự đem lại tại hoạ, từ đó có thể giết chết hoặc làm suy giảm sự tin tưởng, sự cổ vũ hoặc dẫn đến làm giảm sức mạnh"

Trang 19

19

Việc sử dụng những lời nói khôn khéo, tế nhị lịch thiệp trong giao tiếp sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình hợp tác của các bên giúp bạn đi đến mục đích của mình Người xưa có câu: "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Ngược lại, những lời nói đay nghiến, cạnh khoé, hách dịch sẽ là bạn đồng hành của những "ngòi nổ", "mồi lửa" cho sự giận dữ, tấn công của đối tác và dẫn đến cắt đứt quan hệ giao tiếp

- Việc sử dụng các cử chỉ, hành vi, tư thế khéo léo sẽ hỗ trợ rất nhiều cho phương tiện ngôn ngữ, góp phần thúc đẩy quá trình giao tiếp diễn ra dễ dàng nhanh chóng và có hiệu quả + Kỹ năng quan sát: là khả năng quan sát các hành vi cử chỉ, nét mặt, điệu bộ của đối tượng để nhận biết những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ của họ để thu thập thông tin, so sánh những thông tin đó với thông tin qua ngôn ngữ để khẳng định tính xác thực của thông tin

và hiểu chính xác đối tượng

- Biết lắng nghe và lắng nghe là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng không thể thiếu được đối với một quá trình giao tiếp có hiệu quả

- Biết xử lý các thông tin thu được từ nhiều kênh cũng là một yếu tố giúp cho quá trình giao tiếp có hiệu quả Điều này phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, vốn sống cũng như tâm trạng, trạng thái cảm xúc của cá nhân trong lúc giao tiếp

- Kỹ năng ứng xử linh hoạt, cơ động để phù hợp với nhu cầu, mong muốn của đối tượng, mềm dẻo cả với những thay đổi rất nhỏ của đối tượng, cũng như tình huống giao tiếp giúp cá nhân duy trì được quá trình đối thoại, trạng thái đối thoại tiếp xúc và hợp tác

Lưu ý: Liên hệ, vận dụng nội dung “Cửa sổ giao tiếp Johari’ (Johari Windows) để rèn

kỹ năng giao tiếp sư phạm

2.1.3.6 Một số điểm cần lưu ý trong giao tiếp sư phạm

Thực sự quan tâm đến HS (không giả tạo)

Luôn đặt mình vào vị trí của HS để hiểu và đồng cảm với các em

Động viên, khen ngợi kịp thời khi các em có thành tích và tạo cơ hội để các em sửa chữa những khuyết điểm, không nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm, sai lầm mà các em đã phạm phải

+ Với đồng nghiệp:

Luôn tôn trọng

Học hỏi, chia sẻ, phối hợp để hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục Không thể hiện sự thiếu thống nhất hoặc bất đồng quan điểm trước mặt HS mà phải trao đổi riêng với nhau

Khi góp ý với đồng nghiệp phải chân thành, thẳng thắn và tế nhị

Trang 20

20

Bảo vệ uy tín của đồng nghiệp trước HS

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH

1 Trong giao tiếp sư phạm cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào? Vì sao?

2 Có những loại phong cách giao tiếp sư phạm cơ bản nào? Phân tích biểu hiện, ưu/nhược điểm của từng phong cách và rút ra bài học sư phạm cần thiết

3 Phân tích các nhóm kỹ năng giao tiếp sư phạm có liên hệ thực tế và hướng rèn luyện của bản thân

4 Trong giao tiếp với học sinh, với đồng nghiệp cần lưu ý những gì để tăng hiệu quả giao tiếp?

* Thảo luận:Nội dung của “Cửa sổ giao tiếp Johari’ (Johari Windows) và hướng vận

dụng để rèn kỹ năng giao tiếp sư phạm

*Thực hành: Làm bài tập số 1(tr57), số2,3 (tr58) ở cuốn Bài tập RLNVSP và tập xây

dựng một số tình huống liên quan đến các nội dung giao tiếp sư phạm

2.1.4 Vận dụng kiến thức Tâm lý học và Giáo dục học để giải quyết một số tình huống xảy

ra trong thực tiễn giáo dục

2.1.4.1 Một số nguyên tắc cơ bản trong xử lý các tình huống sư phạm

- Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp

- Gương mẫu, khiêm tốn

- ưu tiên cho nhiệm vụ, cho công việc và linh hoạt trong các trường hợp cấp bách

- Giữ gìn uy tín cho bản thân, đồng nghiệp, nhà trường

- Bình tĩnh, tự chủ, tự kiềm chế trong sự ứng xử

- Tôn trọng đối với cá nhân và ưu tiên đối với tập thể

- Công bằng trong ứng xử

- Chân thành, tin cậy đối với đối tượng giao tiếp và phải có thiện chí trong ứng xử

- Ứng xử phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân học sinh và hoàn cảnh xảy ra tình huống

- Trong một số trường hợp sử dụng phương pháp :“Lấy độc trị độc”, và “Lấy cái bất biến ứng với cái vạn biến”

- Thống nhất các lực lượng giáo dục

- Khéo léo khơi dậy ý thức tự giáo dục, tự tu dưỡng của học sinh, khơi dậy tiềm năng tích cực ở học sinh

- Căn cứ nguyên tắc dạy học, giáo dục

- Đối với mọi trường hợp phải xem xét nguyên nhân (đâu là nguyên nhân chính?)

2.1.4.2 Các bước xử lý tình huống sư phạm

a Đặt vấn đề, phân tích và nhận định tình huống

+ TH diễn ra như thế nào?: Thời gian, không gian, địa điểm; Nhân vật trong tình huống gồm những ai? Mối quan hệ? GV trong TH đang ở vai nào? (GVBM, GVCN, GV trong trường ?)…

+ Chi tiết quan trọng nhất trong TH đó là gì.?

+ Xác định yêu cầu cần giải quyết của TH là gì?

Trang 21

+ TH này sẽ có mấy phương án giải quyết?

+ Trong những phương án đó phương án nào là tối ưu nhất? (so sánh để lựa chọn) + Giải thích cho sự lựa chọn phương án: Vì sao phải xử lí như vậy ? (Lập luận, chứng minh)

b Cá nhân/nhóm đưa ra phương án xử lý

c Thảo luận chung

d Kết luận

- Yêu cầu:Các tình huống phải gắn với thực tiễn dạy học, giáo dục ở trường phổ thông

Đảm bảo tính sư phạm

* Xử lý một số tình huống xảy ra trong thực tiễn giỏo dục

Tình huống 1 Xử lý tình huống học sinh vô lễ với giáo viên

- Trong một giờ học cô giáo Anh văn đang trả bài tập về nhà chấm cho học sinh Học sinh Lê H sau khi nhân được bài của mình thấy bị điểm kém liền liền xé ngay bài làm đó trước mặt cô giáo Nếu là cô giáo, bạn sẽ xử lý tình huống ấy như thế nào?

Tình huống 2 Xử lý tình huống học sinh trêu thầy giáo về trường thực tập

Trong giờ lên lớp của sinh viên về thực tập ở trường THCS đó xảy ra một hiện tượng không bình thường Sinh viên say sưa giảng bài thì có một cánh tay của học sinh nam giơ cao

và cất tiếng hỏi với giọng đùa cợt:

- Thưa thầy! Điều thầy giảng em chẳng hiểu gì cả, đề nghị thầy giảng lại

Câu hỏi vừa kết thúc thì tiếng cười của một số bạn xung quanh rộ lên

Nếu là sinh viên, bạn sẽ xử lý tình huống ấy như thế nào?

Tình huống 3 Xử lý tình huống học sinh nói dối gia đình

Theo kế hoạch đó định, hôm đó sinh viên Phạm Văn K đi thăm học sinh lớp chủ nhiệm Khi đến nhà học sinh Nguyễn Văn C, K được mẹ C tiếp chuyện rất nhiệt tình, cởi mở Qua trao đổi K biết rằng hằng tuần C vắng một số buổi chiều với lý do đi sinh hoạt lớp Nghĩ lại

kế hoạch sinh hoạt hàng tuần của lớp K thấy có sự mâu thuẫn với thông tin mẹ C cung cấp Nếu là K trong trường hợp đó bạn giải thích thế nào?

Tình huống 4 Xử lý tình huống về soạn giáo án không đảm bảo chất lượng

Trang 22

22

Trong nội dung thực tập sư phạm, soạn giáo án là một trong những yếu tố rất quan trọng

để tạo sự thành công của bài giảng trên lớp Nhận thức được điều đó, sinh viên đều có ý thức nghiêm túc, đầu tư công sức và trí tuệ vào công việc này Đến ngày quy định, sinh viên Võ Hồng M đem nộp giáo án cho giáo viên phổ thông hướng dẫn duyệt Là một giáo viên giỏi nhiều năm ở trường, tham gia hướng dẫn sinh viên thực tập, qua xem xét, nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị T nhận thấy giáo án đó đảm bảo về mặt hình thức, nhưng cũng nhiều thiếu sót về nội dung, do đó đó quyết định mời M đến yêu cầu soạn lại giáo án để duyệt, mặc dù ngày dạy đó đến gần

Nếu là M, bạn sẽ xử lý tình huống đó như thế nào?

Tình huống 5 Trường Trần Phú đón một đoàn sinh viên về thực tập Trong một ngày

học bình thường, khi sắp đến giờ vào dạy, sinh viên Lê Văn H đi đến cửa lớp thì thấy một nhóm học sinh trong lớp đang xúm xít, ồn ào tranh nhau xem một cái gì đó Trống đánh vào học, sinh viên H bước vào lớp Nhóm học sinh vẫn chưa về kịp đúng chỗ ngồi của mình Thấy vậy, H cất tiếng hỏi:

- Có chuyện gì mà các em say sưa thế, quên cả trống vào lớp?

- Thưa Thưa thầy! Lớp trưởng đứng lên ngập ngừng báo cáo

- Có gì em cứ mạnh dạn nói ra, đừng ngại - H nói với lớp trưởng

- Thưa thầy có mảnh giấy này trên bàn thầy giáo Các bạn trực nhật nhìn thấy - Lớp trưởng trả lời thầy với giọng run run

H bước xuống bàn chỗ lớp trưởng ngồi cầm tờ giấy lên xem: "Thầy H dạy kém lắm Chúng em không thích học" Đọc xong dũng chữ ghi trên mảnh giấy, H đỏ mặt, nghẹn ngào nhìn các em học sinh

Nếu là H trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Tình huống 6

Trong giờ Toán, thầy gọi một học sinh nữ ăn mặc rất “model” lên bảng chữa bài tập về nhà Nữ sinh không làm được

Thầy giáo: Em đã chuẩn bị bài ở nhà chưa?

Nữ sinh lắp bắp: Thưa thầy… em… chưa

Thầy giáo nóng giận: Em làm gì mà đến nỗi bài tập cũng không làm, chắc chỉ suốt ngày quần này, áo nọ chứ gì? Tôi không hiểu các cô cậu chưng diện để làm gì trong khi đầu óc trống rỗng? Thôi, về chỗ

a Nếu là giáo viên trong tình huống trên bạn sẽ xử lý như thế nào?

b Đánh giá cách xử sự của thầy giáo trong tình huống trên? Rút ra bài học sư phạm cần thiết

Tình huống 7.:

Một sinh viên khoa Toán đi thực tập Trong một tiết lên lớp, sinh viên thực tập đang giảng bài thì từ phía lớp bổng nhao lên:

-Thưa thầy, cho chúng em nghỉ đi ạ!

-Học Toán khó quá thầy ơi!

-Thầy nói cái gì có hai chữ “Tình yêu” cho đỡ khô khan đi thầy

Trang 23

23

a Đứng trước tình huống trên bạn sẽ làm gì? Tại sao?

b Rút ra kết luận sư phạm từ tình huống trên

Tình huống 8.:

Giáo viên D đang giảng bài, khi đi qua dãy bàn đầu bỗng có một em học sinh vỗ bộp vào lưng Giaó viên D quay lại thì em học sinh đó xoè tay ra và nói:

“Thưa cô, áo cô có con bọ xít”

a Đứng trước tình huống trên bạn sẽ làm gì? Tại sao?

b Rút ra kết luận sư phạm từ tình huống trên

Tình huống 9: Vừa nhận lớp chủ nhiệm (lớp 8A) được 2 tháng, trong một buổi sinh hoạt

lớp, lớp trưởng đã nêu lên ý kiến của đại đa số các bạn trong lớp muốn đổi Thầy giáo dạy

môn Toán vỡ “Thầy dạy khó hiểu, cho điểm lại quá gắt” Là GVCN bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào ?

Tình huống 10: Trong giờ sinh hoạt lớp, Lan Anh, cô học sinh có giọng hát hay nhất lớp

được yêu cầu hát một bài Em im lặng hồi lâu, rồi đứng dậy nói:

- Thưa cô, mẹ em bảo rằng: “ Nhiệm vụ em đến lớp là chỉ học thôi, không hát hò gì cả”

Nếu anh (chị) là giáo viên chủ nhiệm thì nên xử lí như thế nào? vì sao?

2.2 HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN NHỮNG KỸ NĂNG RIÊNG

2.2.1 Phương pháp tổ chức dự giờ ở trường THCS

Dự giờ để theo dõi tiết dạy của các GV chính thức và qua đó học tập cách dạy là một việc làm rất cần thiết để nâng cao tay nghề của một sinh viên sư phạm sau khi ra trường Để việc dự giờ được hoàn thành một cách tốt nhất thì trước hết người sinh viên sư phạm cần phải hiểu đầy đủ về tâm lý HS qua các môn học về tâm lý ở trường sư phạm; hiểu và nắm vững về giáo dục thông qua các môn có liên quan, đồng thời phải có một kiến thức rất vững về ngành của mình Nếu sinh viên sư phạm không nắm vững các môn học này thì sẽ ngỡ ngàng trước cách dạy cũng như cách ứng xử của GV trong giờ dạy

Người dạy cho sinh viên dự giờ phải đảm bảo là một GV dạy có chất lượng thực sự và dạy những bài đại diện đầy đủ nhất của chương trình Sinh viên dự giờ phải ghi chép, quan sát đầy đủ sau đó đúc kết kinh nghiệm từ tiết dạy Chúng ta phải luôn tự đặt câu hỏi tại sao

GV dạy như thế? Hành động như thế? Nếu mình đứng ở vị trí đó thì mình sẽ ứng xử như thế nào?

* Trong khi dự giờ sinh viên cần theo dõi một số nội dung chủ yếu sau:

- Mục tiêu bài giảng: mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng, mục tiêu thái độ

- Những nội dung cơ bản của bài giảng

- Những phương pháp được lựa chọn để truyền đạt kiến thức

- Những biểu hiện của tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học

- Mối quan hệ thầy – trò trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học

- Chữ viết và phương pháp trình bày bảng của GV

- Việc sử dụng ngôn ngữ trong bài giảng

- Tính tích cực của HS trong khi lĩnh hội kiến thức

- Những đồ dùng dạy học được sử dụng trong giờ dạy

Ngày đăng: 10/08/2017, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2005), 300 tình huống giao tiếp sư phạm, NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 300 tình huống giao tiếp sư phạm
Tác giả: Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2005
[2]. Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh (1998), Giao tiếp sư phạm, NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp sư phạm
Tác giả: Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1998
[3]. Phạm Trung Thanh (2004), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
Tác giả: Phạm Trung Thanh
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2004
[4]. Phạm Trung Thanh (Chủ biên), Nguyễn Thị Lý (2004), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
Tác giả: Phạm Trung Thanh (Chủ biên), Nguyễn Thị Lý
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2004
[5]. Phạm Trung Thanh (Chủ biên), Nguyễn Thị Lý (2004), Bài tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
Tác giả: Phạm Trung Thanh (Chủ biên), Nguyễn Thị Lý
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2004
[6]. Phạm Trung Thanh (2004), Thực tập sư phạm năm thứ II, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập sư phạm năm thứ II
Tác giả: Phạm Trung Thanh
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w