1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

51 746 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 10,06 MB

Nội dung

THỰC HÀNH LẬP CÁC LOẠI KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON.... THỰC HÀNH LẬP CÁC LOẠI KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON

========= o0o ========

GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

THƯỜNG XUYÊN (Dành cho Cao đẳng giáo dục mầm non hệ chính quy)

Tác giả: Lê Thị Vân

Năm 2017

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

Chương 1 4

LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 4

1.1 CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON 4

1.2 THỰC HÀNH LẬP CÁC LOẠI KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 7

1.2.1 Kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi 7

1.2.2 Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục trong một ngày 9

1.2.3 Kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ 12

1.3 THỰC HÀNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 12

1.3.1 Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ 12

1.3.2 Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non 14

Chương 2 29

THIẾT KẾ GIÁO ÁN VÀ TẬP GIẢNG CÁC MÔN PHƯƠNG PHÁP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 29

2.1 THỰC HÀNH THIẾT KẾ GIÁO ÁN CÁC MÔN PHƯƠNG PHÁP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 29

2.2 THỰC HÀNH TẬP DẠY 29

Chương 3 43

LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI CHO TRẺ 43

Ở TRƯỜNG MẦM NON 43

3.1 LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC CÁC NGÀY LỄ HỘI 43

3.1.1 Vai trò của việc tổ chức lễ hội đối với trẻ mầm non 43

3.1.2 Một số biện pháp tổ chức ngày lễ, hội trong trường mầm non 43

3.1.3 Kế hoạch tổ chức lễ hội 45

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên hướng tới việc rèn luyện cho sinh viên các năng lực sư phạm cần thiết của người giáo viên tương lai Vì thế hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên được coi là một khâu quan trọng trong quy trình đào tạo giáo viên mầm non Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ

Tài liệu “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” biên soạn nhằm mục đích thông qua hoạt động thực hành thường xuyên khắc sâu các kiến thức về nghiệp

vụ sư phạm, hình thành hệ thống kĩ năng nghề nghiệp cơ bản gắn liền với thực tiễn bậc mầm non, từ đó hình thành ý thức, tình cảm nghề nghiệp, chuẩn bị cho sinh viên bước vào nghề

PP giáo dục thể chất, PP làm quen với MTXQ, PP làm quen với tác phẩm văn học,

PP phát triển ngôn ngữ, PP hình thành biểu tượng Toán, PP tổ chức hoạt động tạo hình, PP tổ chức hoạt động âm nhạc

- Lập kế hoạch và tổ chức các ngày Lễ hội cho trẻ ở trường mầm non

Đây là tài liệu giúp tổ chức có hiệu quả các hoạt động thực hành nghề nghiệp Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc

Tác giả

Trang 4

Chương 1 LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC -

GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON

1.1.1 Các hoạt động giáo dục mầm non

- Trò chơi dân gian

- Trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại

1.1.1.2 Hoạt động học

Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn

trực tiếp của giáo viên Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi

1.1.1.3 Hoạt động lao động

Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sản phẩm vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục Hoạt động lao động đối với trẻ mẫu giáo gồm: lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập thể

1.1.1.4 Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân

Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nền nếp, thói quen trong sinh

hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ

1.1.2 Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non

1.1.2.1 Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức

- Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ

- Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, Ngày hội của các

bà, các mẹ, các cô, các bạn gái (8.3),Tết thiếu nhi (ngày 1/6), Ngày ra trường

Trang 5

1.1.2.2 Theo vị trí không gian, có các hình thức

1.1.3 Phương pháp giáo dục mầm non

1.1.3.1 Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm

- Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng và phối

hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với các đồ vật,

đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau,…) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy

- Phương pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm

vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra

- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra

- Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận

1.1.3.2 Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ)

Phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ

1.1.3.3 Nhóm phương pháp dùng lời nói

Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ

1.1.3.4 Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ

Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ

Trang 6

trong quá trình hoạt động

1.1.3.5 Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá

- Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng

- Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn

bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể Không sử dụng các hình phạt làm ảnh

hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ

1.1.4 Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động

1.1.4.1 Môi trường vật chất

a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp

- Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với chủ đề giáo dục

- Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ

- Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo dục

- Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu qui định

- Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt (có thể bố trí cố định hoặc có thể di chuyển), mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng

đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên

- Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: Khu vực chơi đóng vai; tạo hình; thư viện (sách, tranh truyện); khu vực ghép hình, lắp ráp/xây dựng; khu vực dành cho hoạt động khám phá thiên nhiên và khoa học; hoạt động âm nhạc và có khu vực yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi Khu vực cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào Tên các khu vực hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết

b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có

- Sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời

- Khu chơi với cát, đất, sỏi, nước

- Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây và khu vực nuôi các con vật

1.1.4.2 Môi trường xã hội

- Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩnăng xã hội cho trẻ

- Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh

Trang 7

- Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.

1.2 THỰC HÀNH LẬP CÁC LOẠI KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.2.1 Kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi

Để thực hiện tốt chương trình giáo dục trẻ mỗi độ tuổi, bắt đầu vào năm học, cán bộ quản lí và giáo viên mầm non cần lập kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng lứa tuổi Kế hoạch thực hiện chương trình cả năm học sẽ cho ta một cái nhìn tổng thể về cơ hội học tập, mục tiêu giáo dục mà trường mầm non cung cấp cho trẻ Đây là kế hoạch cả năm nhằm đảm bảo các lĩnh vực phát triển của trẻ đều được chú trọng Khi xây dựng kế hoạch này, cán bộ quản lí cần phải biết huy động một cách tối đa trí tuệ của tập thể, thu hút sự tham gia tích cực của tất cả các giáo viên từng khối, nhóm, lớp để kế hoạch có chất lượng và có tính khả thi

1.2.1.1 Căn cứ để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng lứa tuổi

Khi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi, giáo viên cần dựa vào những căn cứ sau:

- Mục tiêu chương trình và mục tiêu cuối độ tuổi

- Nội dung chương trình theo độ tuổi ở từng lĩnh vực phát triển trong chương trình giáo dục mầm non

- Điều kiện thực tế của trường, lớp; khả năng phát triển của trẻ, số lượng trẻ trên cô, số lượng trẻ trong lớp, cơ sở vật chất: phòng nhóm, sân chơi và thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng và đồ chơi, nhu cầu và sự tham gia của cha mẹ trẻ vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương nơi trẻ sinh sống

1.2.1.2 Cấu trúc kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học

- Tên kế hoạch: ví dụ: kế hoạch thực hiện chương trình năm học 201 - 201

- Khối lớp: mẫu giáo lớn

Trang 8

+ Những nội dung chủ yếu

+ Dự kiến các chủ đề giáo dục trong năm và phân phối thời gian cho từng chủ

đề

+ Biện pháp thực hiện nội dung

+ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

1.2.1.3 Các bước xây dựng kế hoạch thực hiện

* Bước 1: Chuẩn bị

Trong bước này, cán bộ quản lý và các giáo viên mầm non cần thu thập đầy

đủ các thông tin làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch Cụ thể là: đặc điểm tình hình của trường, lớp, số lượng lớp, số lượng trẻ/lớp, số lượng cô và trình độ của họ, đặc điểm phát triển của trẻ, những thuận lợi, khó khăn

* Bước 2: Xác định mục tiêu cuối độ tuổi theo từng lĩnh vực phát triển như thể chất,

nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ

Mục tiêu cuối mỗi độ tuổi được xác định dựa trên các cơ sở sau:

- Mục tiêu cuối tuổi nhà trẻ (3 tuổi) hoặc cuối tuổi mẫu giáo (6 tuổi) thể hiện trong chương trình giáo dục mầm non Dựa trên những mục tiêu này, giáo viên và cán bộ quản lý xác định các mức độ yêu cầu cần đạt phù hợp với từng lứa tuổi

- Dấu hiệu đánh giá ở từng lĩnh vực cụ thể cho từng lứa tuổi

Ví dụ: một số dấu hiệu đánh giá sự phát triển vận động của trẻ cuối độ tuổi mẫu giáo

bé (3 - 4 tuổi) là: bật xa: 25 - 30 cm; ném xa 2m bằng 1 tay

Mục tiêu phát triển trẻ ở lứa tuổi này trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình Căn cứ vào những mục tiêu này, cán bộ quản lí và các giáo viên điều chỉnh (có thể nâng cao hơn hoặc hạ thấp xuống) cho phù hợp với trình độ phát triển

và khả năng của trẻ ở trường mình

* Bước 3: Xác định những nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực cho một độ tuổi cụ

thể

Những nội dung này được xác định căn cứ vào:

- Các nội dung theo từng lĩnh vực của một độ tuổi cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non

- Mục tiêu cuối độ tuổi đã xác định ở trên

Trang 9

- Đặc điểm vùng miền, thực tế địa phương, trường, lớp, đặc điểm của trẻ trong lớp

1.2.2 Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục trong một ngày (Kế hoạch

điều khiển hoạt động trong ngày)

Việc lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục một ngày dựa trên kế hoạch thực hiện chủ đề và kết quả thực hiện kế hoạch của những ngày trước đó Khi lập kế hoạch này, cần lưu ý tới sự liên kết giữa các hoạt động xoay quanh chủ đề, hoạt động của ngày sau kế thừa kết quả của các hoạt động trong những ngày trước

Những hoạt động lặp lại trong tuần hoặc trong chủ đề chỉ cần soạn một lần, những lần thực hiện sau, nếu có thay đổi, chỉ cần ghi bổ sung

Cấu trúc và nội dung một bản kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong một ngày như sau:

Kế hoạch điều khiển hoạt động

- Đối tượng trẻ: Độ tuổi: Lớp:

- Ngày thực hiện:

- Người thực hiện:

A Mục đích yêu cầu

Giáo viên xác định mục đích, yêu cầu chung cần đạt được trong ngày

Ví dụ: với mẫu giáo lớn, giáo viên có thể chọn chủ đề thực hiện trong tuần là "Rác thải ở quanh ta" và chủ đề nhánh của một ngày "Thu gom rác" thì mục đích chính khi thực hiện chủ đề nhánh là:

+ Giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường sạch sẽ bằng việc thu gom rác cho vào các túi hoặc các thùng rác khác nhau

+ Nhận ra vai trò của việc thu gom rác và có ý thức hơn trong việc thực hiện các hành vi vệ sinh nơi công cộng

B Nội dung và phương pháp thực hiện

* Đón trẻ - hoạt động tự chọn - thể dục buổi sáng - điểm danh - trò chuyện

ở phần này, trình tự các hoạt động và yêu cầu đối với việc thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác Do đó, trong kế hoạch, giáo viên cần

Trang 10

ghi: khi đón trẻ, cần lưu ý đến trẻ nào để trao đổi với gia đình và quan sát, theo dõi trẻ trong khi trẻ chơi tự chọn, đặc biệt đối với trẻ mới ốm dậy, trẻ mới đến lớp

* Hoạt động chung/giờ học có chủ đích

Hoạt động chung/giờ học được thực hiện theo thời khóa biểu Mỗi ngày giáo viên sẽ thực hiện 1 đến 2 giờ học

a) Đối với trẻ nhà trẻ: ở thời điểm này giáo viên thực hiện 1 - 2 giờ "Chơi tập có

chủ đích" cho trẻ với các nội dung: phát triển vận động, giáo dục âm nhạc hoạt động với đồ vật, luyện giác quan, thơ - truyện, nhận biết tập nói

b) Đối với trẻ mẫu giáo: Mỗi ngày thực hiện 1 - 2 giờ học với nội dung thể hiện ở

các lĩnh vực: khám phá MTXQ, hình thành biểu tượng toán, làm quen với văn học, thể dục, giáo dục âm nhạc, tạo hình

Mẫu giáo lớn có thêm nội dung làm quen chữ viết

Phần này, giáo viên cần soạn theo cấu trúc:

Giáo viên dựa vào sự hứng thú và khả năng của trẻ cũng như điều kiện thực

tế của trường để lựa chọn nội dung tổ chức và các hoạt động phù hợp: hoạt động có chủ đích, trò chơi vận động và chơi tự do với đồ chơi có sẵn ở ngoài trời, nguyên vật liệu thiên nhiên và các đồ chơi mang từ lớp ra

* Hoạt động ngoài trời

Phần này, giáo viên nên soạn theo cấu trúc sau:

I Dự kiến nội dung hoạt động

II Mục đích, yêu cầu

III Chuẩn bị

Trang 11

Đây là thời điểm trẻ được chơi và hoạt động ở các góc mà trẻ thích

ở nhà trẻ thường có các góc chơi như: chơi thao tác vai, chơi xếp hình, xâu hạt, lắp ghép đơn giản, xem tranh ảnh

ở mẫu giáo, trẻ thường chơi ở các góc như góc đóng vai, góc xây dựng - lắp ghép, góc học tập, góc tạo hình, âm nhạc, góc thiên nhiên và khám phá khoa học

Về cơ bản, nội dung chơi ở các góc phản ánh nội dung của chủ đề

Ví dụ: với chủ đề "Động vật nuôi trong gia đình", ở góc tạo hình trẻ có thể vẽ, tô màu, xé dán, nặn các con vật nuôi mà trẻ yêu thích, ở góc chơi gia đình, ngoài các hoạt động phổ biến trong gia đình trẻ có thể tập chăm sóc các con vật

Khi soạn phần này, giáo viên có thể thực hiện theo cấu trúc sau:

I Dự kiến nội dung hoạt động

II Mục đích, yêu cầu

III Chuẩn bị

IV Cách tiến hành

* Ăn trưa, ngủ trưa và ăn quà chiều

Trình tự thực hiện các thời điểm này về cơ bản là lặp lại từ ngày này sang ngày khác Do vậy, phần này có thể không cần mô tả chi tiết cách làm mà đưa ra thời điểm và một số điểm lưu ý khi tổ chức các hoạt động này

Ví dụ: khi tổ chức cho trẻ ăn, trẻ ngủ cần lưu ý đến những trẻ nào? cần kết hợp dạy trẻ những kiến thức và kỹ năng hoặc những thói quen hành vi đạo đức nào? Cần có cách xử lí như thế nào khi có các tình huống xảy ra như trẻ nôn trớ, sặc, trẻ khó ngủ, trẻ không ngủ hoặc thức dậy sớm

* Hoạt động chiều

Trang 12

Thời điểm này cũng nên lập kế hoạch theo cấu trúc giống như phần hoạt động chơi ở các góc

* Trả trẻ: Chỉ nêu lên những điểm cần lưu ý

1.2.3 Kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ

Soạn kế hoạch một hoạt động cụ thể có thể theo lược đồ sau:

Tên hoạt động:

Chủ đề:

Đề tài:

- Mục đích, yêu cầu

Trong một hoạt động cần đưa ra mục đích, yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng

và thái độ mà trẻ sẽ đạt được khi tham gia giờ hoạt động đó Không nên đưa ra quá nhiều mục đích và cố gắng thực hiện được các mục đích đó

- Chuẩn bị: Địa điểm, sắp xếp chỗ ngồi, đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu cần thiết,

những hoạt động làm quen trước khi tiến hành hoạt động

- Tổ chức thực hiện/ cách tiến hành: Các bước tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động

để đạt được mục đích đề ra Có thể soạn dưới hình thức thể hiện sự lồng ghép hoạt động của cô và hoạt động của trẻ hoặc theo cấu trúc sau:

- Ttrẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các mặt hoạt động, không để trẻ xảy

ra thương tích hay ngộ độc thực phẩm, theo thông tư số 132/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 của bộ giáo dục và đào tạo ban hành

- Quản lý trẻ chặt chẽ trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi

- Luôn theo dõi, quan sát chặt chẽ số lượng trẻ đến lớp hàng ngày

- Đảm bảo cơ sở vật chất có chất lượng cho trẻ học an toàn

Trang 13

b) Biện pháp:

- Toàn thể giáo viên đến lớp đón trẻ đúng giờ giấc quy định

- Giáo viên luôn có mặt và giám sát trẻ khi cho trẻ ra khu sân chơi hoạt động ngoài trời Nhất là khi trẻ chơi tự do

- Giáo viên nắm chắc sĩ số trẻ đi học trong ngày, và đặc biệt quan tâm đến những trẻ mới đến lớp

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên về giáo dục dinh dưỡng, VSATTP và sơ cứu tại chỗ khi trẻ xảy ra tai nạn

- Đảm bảo mua thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc và thực hiện ký hợp đồng cam kết trách nhiệm giữa bên mua và bên cung cấp thực phẩm

- Thực hiện nghiêm túc quy trình lưu mẫu thức ăn được quy định tại Sổ kiểm thực ba bước

- Tăng cường kiểm tra bếp ăn, kịp thời phát hiện các nguyên nhân gây hậu quả xấu, gây ngộ độc - phát hiện các mối nguy và đưa ra các biện pháp xử lý điều chỉnh Đảm bảo yêu cầu bếp ăn được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn VSATTP

- Ban giám hiệu và giáo viên luôn có trách nhiệm giám sát, kiểm tra đồ dùng đồ chơi thường xuyên để nhằm sửa chữa kịp thời những dụng cụ, đồ chơi bị hư hỏng tránh gây thương tích cho trẻ trong quá trình chơi

1.3.1.2 Chăm sóc sức khỏe cho trẻ

a) Chỉ tiêu:

- Trẻ đến trường được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm học và cân đo theo dõi sức khỏe 3 lần/năm với trẻ nhà trẻ 24 tháng tuổi trở lên và trẻ mẫu giáo

- Phấn đấu cuối năm tỉ lệ trẻ đạt phát triển bình thường đạt: 96 - 98%

- Lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, béo phì, trẻ khuyết tật hòa nhập

- Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch, nước uống cho trẻ được đun sôi, đảm bảo hợp vệ sinh và phù hợp với thời tiết

- Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hình thành nền nếp thói quen tốt, các hành vi ứng xử văn minh có lợi cho sức khỏe trẻ

- Nhân viên y tế phối hợp với tổ nhà bếp, giáo viên chủ nhiệm các nhóm, lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, trẻ thấp còi, béo phì, trẻ khuyết tật hòa nhập

- Thực hiện đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, an toàn: xây dựng thực đơn theo mùa phù hợp với từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, nguồn thực phẩm thực tế của địa phương Sử dụng phần mềm Quản lý giáo dục chất lượng cao để xây dựng tính khẩu phần ăn cho trẻ hợp lý, cân đối đảm bảo tỉ lệ calo, tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: P: 14 - 16%; L: 24 - 26%; G: 60 - 62%, tính thêm tỷ lệ Ca, B1 trong thực đơn

Trang 14

bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời tại trường mầm non Xây dựng thực đơn phù hợp với trẻ SDD (béo phì) để trẻ phát triển bình thường

- Công tác vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh:

+ Phối hợp với phụ huynh để mua sắm đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân cho trẻ riêng biệt như: xà phòng rửa tay, khăn mặt, khăn ăn, cốc uống nước

+ Giáo viên phải làm kí hiệu tập cho trẻ tự nhận biết kí hiệu dụng cụ vệ sinh

cá nhân đúng chính xác, tránh việc nhầm lẫn và không được dùng chung

+ Tạo môi trường xanh sạch đẹp trong lớp và ngoài sân.Vệ sinh lớp học thông thoáng trước giờ đón trẻ Sắp xếp đồ dùng đồ chơi trật tự ngăn nắp, gọn gàng Xử lý kịp thời các loại rác thải, các chất thải bỏ đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm

- Tập cho trẻ thói quen biết vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác vào thùng, biết giữ gìn sân trường lớp học, sạch sẽ, tập cho trẻ thói quen lao động dọn vệ sinh hằng ngày: Nhặt rác sau mỗi buổi sáng tập thể dục, bỏ vào thùng đúng nơi quy định

- Vệ sinh cá nhân :

+ Chăm sóc bảo vệ da sạch sẽ, chăm sóc vệ sinh răng miệng, tay, chân, mặt, mũi áo, quần áo gọn gàng thường xuyên

- Vệ sinh ăn uống :

+ Giáo dục trẻ ăn thức ăn chín, uống sôi, thức ăn đều phải có nắp đậy cẩn thận tránh ruồi muỗi đậu vào và được ăn thức ăn mới, nóng, không ăn đồ nguội lạnh, không ăn quà vặt

+ Cuối tuần tổ chức tổng vệ sinh đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng vệ sinh cá nhân

đồ chơi, dụng cụ nhà bếp cho trẻ 1 tuần /lần bằng các dung dịch sát khuẩn

1.3.2 Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non

1.3.2.1 Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ

- Có thể đứng lên, ngồi xuống, đi một vài bước chập chững

- Có thể cầm một vật chuyển từ tay này sang tay kia

- Có thể nhặt được vật bằng các ngón tay

2) Phát triển nhận thức

- Thích thú khi nhìn tranh ảnh, đồ chơi có màu sắc sặc sỡ

- Chỉ được một số đồ vật, đồ chơi quen thuộc khi nghe tên gọi

- Chỉ được một số bộ phận cơ thể khi nghe tên gọi

- Nhận ra người lạ, người quen

Trang 15

3) Phát triển ngôn ngữ

- Nhắc lại được một số âm của người lớn

- Hiểu được câu hỏi Đâu? ở đâu?

- Nói được một vài từ

4) Phát triển tình cảm - xã hội

- Bộc lộ cảm xúc khi nghe các âm thanh khác nhau

- Bộc lộ cảm xúc với người lạ, người quen

- Bắt chước một số điệu bộ, cử chỉ, động tác của người lớn như chào, vẫy tay

- Cầm được thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước, tự đi dép

- Đi vệ sinh đúng nơi quy định theo sự hướng dẫn của cô

- Biết thể hiện một số nhu cầu về ăn uống và vệ sinh bằng cử chỉ

- Biết một số vật dụng gây nguy hiểm

2) Phát triển nhận thức

- Thích chơi với các đồ chơi

- Chỉ và nói được tên đồ dùng, đồ chơi, con vật, hoa quả quen thuộc

- Biết sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi

- Biết tên của bản thân và một số người thân trong gia đình

- Chỉ và nói được tên một số bộ phận cơ thể của bản thân: mắt, mũi, tay, chân

3) Phát triển ngôn ngữ

- Nhắc được câu 3 - 4 từ

- Hiểu, làm theo chỉ dẫn đơn giản của người lớn

- Trả lời được câu hỏi đơn giản như: Ai?, Cái gì? Thế nào?

- Nói được câu 3 từ

Trang 16

- Đi vệ sinh đúng nơi quy định

- Tự xúc cơm, cầm cốc uống nước

- Cởi tất, quần khi bị bẩn

- Nhận biết một số vận dụng và nơi nguy hiểm

2) Phát triển nhận thức

- Thích khám phá đồ vật

- Gọi tên và nói được chức năng của một số bộ phận cơ thể (mắt, mũi, tay, tai, miệng, chân, đầu)

- Biết tên cô giáo và một số bạn trong lớp

- Biết dùng một số đồ vật thay thế trong trò chơi

- Nhận biết được một vài đặc điểm nổi bật của một số đồ vật, hoa quả, cây cối, con vật gần gũi (màu sắc, hình dạng) và công dụng

- Nhận ra 3 màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh)

3) Phát triển ngôn ngữ

- Phát âm rõ

- Đọc được thơ, kể lại truyện ngắn quen thuộc theo tranh

- Diễn đạt được bằng lời nói các yêu cầu đơn giản

- Trả lời được câu hỏi: Để làm gì? Tại sao?

4) Phát triển tình cảm - xã hội

- Thích chơi với bạn

- Nhận biết cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi

- Thực hiện yêu cầu đơn giản của người lớn

- Thích tự làm một số việc đơn giản

- Biết chào hỏi, cám ơn

- Biết được một số việc được phép làm, không được phép làm

- Thích hát một số bài hát quen thuộc và vận động đơn giản theo nhạc

Trang 17

16h00 - 17h00 (60 phút) Chơi/Trả trẻ

Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi

07h00 - 08h00 (60 phút) Đón trẻ, tắm nắng 08h00 - 09h30 (90 phút) Ngủ (lần 1)

09h30 - 10h30 (60 phút) Ăn 10h30 - 11h30 (60 Phút) Chơi - Tập 11h30 - 12h00 (30 phút) Bú mẹ 12h00 - 14h00 (120 phút) Ngủ (lần 2) 14h00 - 15h00 (60 phút) Ăn

15h00 - 16h00 (60 phút) Chơi - Tập 16h00 - 17h00 (60 phút) Trẻ bé ngủ (lần 3)

Trẻ lớn chơi/Trả trẻ

Trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi

07h00 - 08h00 (30 phút) Đón trẻ, tắm nắng 08h00 - 08h30 (60 phút) Chơi - Tập

08h30 - 10h00 (90 phút) Ngủ (lần 1) 10h00 - 11h00 (60 phút) Ăn chính 11h00 - 12h00 (60 phút) Chơi - Tập 12h00 - 12h30 (30 phút) Ăn phụ 12h30 - 14h30 (120 phút) Ngủ (lần 2) 14h30 - 15h30 (60 phút) Ăn chính 15h30 - 17h00 (90 phút) Chơi/Trả trẻ

Trẻ 18 - 24 tháng tuổi

7h00 - 8h00 (60 phút) Đón trẻ, tắm nắng, thể dục

sáng 8h00 - 10h00 (120 phút) Chơi - Tập 10h00 - 11h00 (60 phút) Ăn chính 11h00 - 13h30 (150 phút) Ngủ 13h30 - 14h (30 phút) Ăn phụ 14h00 - 15h00 (60 phút) Chơi - Tập 15h00 - 16h00 (60 phút) Ăn chính 16h00 - 17h00 (60 phút) Chơi - Trả trẻ

Trẻ 24 - 36 tháng tuổi

07h00 - 08h00 (60 phút) Đón trẻ, tắm nắng, thể dục sáng 08h00 - 10h00 (120 phút) Chơi - Tập

10h00 - 11h00 (60 phút) Ăn chính 11h00 - 13h30 (150 phút) Ngủ

Trang 18

13h30 - 14h (30 phút) Ăn phụ 14h00 - 15h00 (60 phút) Chơi - Tập 15h00 - 16h00 (60 phút) Ăn chính 16h00 - 17h00 (60 phút) Chơi/ Trả trẻ

1.3.2.2 Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

- Hoạt động vui chơi

- Hoạt động học

- Hoạt động lao động

- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân

MẪU GIÁO BÉ (3 - 4 tuổi)

* Mục tiêu giáo dục cuối 3 tuổi

- Đi, chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng

- Giữ được thăng bằng trên một chân

- Ném xa 2m bằng hai tay

- Cầm kéo cắt

- Rửa tay, lau mặt, đánh răng, cởi quần áo có sự giúp đỡ

- Cầm được bình rót nước vào cốc

- Nhận biết được một số vật dụng và nơi nguy hiểm

2) Phát triển nhận thức

- Thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi : Ai đây? Cái gì

đây?…

- Nói được một vài đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng quen thuộc

- Nhận biết được sự thay đổi rõ nét của sự vật, hiện tượng

- Nhận biết được tay phải, tay trái của bản thân

- Đếm được trong phạm vi 5

- Nhận biết được sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng

- Gọi đúng tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác

- Nhận biết một số nghề phổ biến, gần gũi

- Biết họ và tên của bản thân, tên của người thân trong gia đình, tên trường, lớp mầm non

3) Phát triển ngôn ngữ

- Nghe hiểu được lời nói trong giao tiếp đơn giản

- Diễn đạt nhu cầu, mong muốn để người khác hiểu

- Trả lời được một số câu hỏi của người khác

- Kể lại chuyện dựa theo câu hỏi

4) Phát triển tình cảm xã hội

Trang 19

- Thích chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi

- Có biểu hiện quan tâm đến người thân

- Cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc của người khác và có biểu lộ phù hợp

- Chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của người khác

- Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép

- Biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất dọn đồ dùng, đồ chơi

- Cố gắng tự thực hiện các công việc được giao

- Biết sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng tạo ra các sản phẩm đơn giản

* Thời gian biểu

Thời gian

6h45 - 8h00 7h00 - 8h30 Đón trẻ, chơi, thể dục sáng 8h00 - 8h30 8h30 - 9h00 Họat động học

8h30 - 9h10 9h00 - 9h40 Chơi, hoạt động ở các góc 9h10 - 10h00 9h40 - 10h20 Chơi và hoạt động ngoài trời 10h00 - 11h10 10h20 -11h40 Vệ sinh, ăn trưa

11h10 - 14h00 11h40 - 14h00 Ngủ trưa 14h00 - 14h40 14h00 - 14h40 Vệ sinh, ăn phụ 14h40 - 15h40 14h40 - 15h40 Chơi và hoạt động theo ý thích 15h40 - 17h00 15h40 - 17h00 Chơi, trả trẻ

* Các chủ đề bao gồm

- Chủ đề Bản thân

+ Tôi là ai + Cơ thể của tôi + Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh

- Chủ đề Gia đình

+ Gia đình tôi + Ngôi nhà gia đình tôi ở + Nhu cầu của gia đình

- Chủ đề Môi trường xã hội

+ Trường mầm non + Nghề nghiệp + Giao thông

- Chủ đề Môi trường tự nhiên

+ Thế giới động vật + Thế giới thực vật

Trang 20

+ Nước và một số hiện tượng tự nhiên

- Chủ đề dinh dưỡng và sức khoẻ

+ Thực phẩm nuôi sống con người + Nhu cầu và vai trò của dinh dưỡng với sức khoẻ + Giữ gìn vệ sinh, sức khoẻ, nền nếp, thói quen trong ăn uống

* Phân phối các chủ đề trong năm học

1- 2 tuần 1- 2 tuần

2 tuần

Tháng 11 Gia đình

- Gia đình tôi (các thành viên, công việc gia đình)

- Ngôi nhà tôi ở

- Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)

- Nhu cầu của gia đình (lồng ghép vai trò của dinh dưỡng với sức khoẻ…)

Nghề nghiệp (theo 6 loại nghề)

- Giao thông (lái xe, lái tàu, phi công…)

- Xây dựng (thợ xây, thợ mộc, kiến trúc sư…)

Trang 21

ngày tết)

- Một số loài rau

- Một số loại quả (Lồng ghéo giá trị dinh dưỡng của các loại rau, quả)

1 tuần

1 tuần

Tháng 3 Giao thông

- Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3)

- Một số luật lệ giao thông

- Một số phương tiện giao thông

1- 2 tuần 1- 2 tuần 1- 2 tuần

MẪU GIÁO NHỠ (4 - 5 tuổi)

* Mục tiêu giáo dục trẻ cuối 4 tuổi

- Bò chui không bị chạm vào vật

- Giữ được thăng bằng trên một chân trong 5 giây

- Chạy đổi hướng theo vật chuẩn

- Ném xa 3m bằng hai tay

- Bật xa 30 - 40 cm

- Cắt được theo đường thẳng

- Rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng

- Cởi và mặt quần áo

- Phân biệt được một số vật dụng nguy hiểm, nơi an toàn và không an toàn

2) Phát triển nhận thức

- Thích tìm hiểu khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Tại sao? Để làm gì?

- Nhận biết được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân với người gần gũi

- Phân loại được các đối tượng theo 1 - 2 dấu hiệu cho trước

- Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen thuộc

- Nhận biết được phía phải, phía trái của bản thân

- Nhận biết các buổi sáng - trưa - chiều - tối

- Đếm được trong phạm vi 10

- Có biểu tượng về số trong phạm vi 5

- So sánh và sử dụng các từ: bằng nhau, to hơn - nhỏ hơn, cao hơn - thấp hơn, rộng hơn - hẹp hơn, nhiều hơn - ít hơn…

Trang 22

- Nhận biết được sự giống nhau giữa các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật qua một vài dấu hiệu nổi bật

- Nhận biết một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề phổ biến và gần gũi

- Nói được địa chỉ, số điện thoại của gia đình

- Biết tên của một vài danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước

3) Phát triển ngôn ngữ

- Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu bằng câu đơn, câu nghép

- Đọc thơ, kể lại chuyện diễn cảm

- Kể lại được sự việc theo trình tự

- Chú ý lắng nghe người khác nói

4) Phát triển tình cảm xã hội

- Chơi thân thiện với bạn

- Thể hiện sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động…

- Thực hiện công việc được giao đến cùng

- Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường, lớp mầm non, nơi công cộng

- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc con vật, cây cảnh: giữ gìn đồ dùng, đồ chơi

- Biết thể hiện xen kẻ màu, hình trong trang trí đơn giản

- Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn

* Thời khóa biểu

Thời gian (giờ)

6.45 - 8.00 7.00 - 8.30 Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

8.00 - 8.30 8.30 - 9.00 Hoạt động học

8.30 - 9.20 9.00 - 9.40 Chơi, hoạt động ở các góc

9.20 - 10.10 9.40 - 10.30 Chơi, hoạt động ngoài trời

10.10 - 11.10 10.30 - 11.30 Vệ sinh, ăn trưa

11.10 - 14.00 11.30 - 14.00 Ngủ trưa

14.00 - 14.40 14.00 - 14.40 Vệ sinh, ăn phụ

14.40 - 15.50 14.40 - 15.50 Chơi và hoạt động theo ý thích 15.50 -17.00 15.50 - 17.00 Chơi, trả trẻ

Trang 23

- Chủ đề Môi trường tự nhiên

+ Thế giới thực vật + Thế giới động vật + Nước và các hiện tượng tự nhiên

- Chủ đề Môi trường xã hội

+ Trường mầm non của chúng em + Nghề nghiệp

+ Giao thông

- Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ (lồng ghép ở trong 4 chủ đề trên)

+ Thực phẩm nuôi sống con người + Nhu cầu và vai trò của dinh dưỡng đối với sức khoẻ + Giữ gìn vệ sinh, sức khoẻ, nền nếp thói quen tốt trong ăn uống

* Phân phối các chủ đề trong năm học

1- 2 tuần 1- 2 tuần

2 tuần

Tháng 11 Gia đình

- Gia đình tôi (các thành viên, công việc gia đình)

- Ngôi nhà tôi ở

- Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)

- Nhu cầu của gia đình (lồng ghép vai trò của dinh

1 tuần

1 tuần

1 tuần

1 - 2 tuần

Trang 24

dưỡng với sức khoẻ…) Tháng

12 - 1

Nghề nghiệp (theo 6 loại nghề)

- Giao thông (lái xe, lái tàu, phi công…)

- Xây dựng (thợ xây, thợ mộc, kiến trúc sư…)

- Một số luật lệ giao thông

- Một số phương tiện giao thông

1- 2 tuần 1- 2 tuần 1- 2 tuần

MẪU GIÁO LỚN (5 - 6 tuổi)

Trang 25

 Trẻ gái: Cân nặng từ 15,0 - 26,2kg

Chiều cao từ 104,8 - 124,5cm

- Đi nối gót giật lùi 5 bước

- Chạy 18m trong khoảng 10 giây

- Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh

- Biết tự đánh răng, lau mặt

- Biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm, nơi không an toàn

2) Phát triển nhận thức

- Thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh Hay đặt câu hỏi: tại sao?

Để làm gì? Làm thế nào? Khi nào?

- Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi

- Phân loại được một số đối tượng theo 2 - 3 dấu hiệu cho trước Tự tìm ra dấu hiệu phân loại

- Nhận biết được phía phải, phía trái của người khác

- Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai

- Có biểu tượng về số trong phạm vi 10, thêm bớt trong phạm vi 10

- Phân biệt các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật qua các đặc điểm nổi bật

- So sánh và sử dụng được các từ: To nhất - nhỏ hơn - nhỏ nhất; cao nhất - thấp hơn - thấp nhất; rộng nhất - hẹp hơn - hẹp nhất; nhiều nhất - ít hơn - ít nhất Phân biệt một số công cụ, sản phẩm, công việc, ý nghĩa của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống ở địa phương

- Biết được một số công việc của các thành viên trong gia đình, của giáo viên

và trẻ trong lớp, trường mầm non

- Nhận biết được vài nét đặt trưng về danh lam thắng cảnh của địa phương và quê hương đất nước

3) Phát triển ngôn ngữ

- Nhận dạng được các chữ cái và phát âm được các âm đó

- Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu

Hiểu được một số từ trái nghĩa

- Tham gia có sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ: đóng kịch, kể chuyện…

- “Đọc” và sao chép được một số kí hiệu

- Mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp

4) Phát triển tình cảm xã hội

- Hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động

- Có hành vi ứng xử đúng với bản thân và mọi người xung quanh

- Có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi

- Vui vẻ nhận và thực hiện công việc được giao đến cùng

- Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường lớp mầm non, nơi công cộng

Ngày đăng: 10/08/2017, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w