THỰC HÀNH LẬP CÁC LOẠI KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON .... Những nội dung này được xác định căn cứ vào: - Các nội dung theo từng lĩnh vực của một
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON
========= o0o ========
GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
THƯỜNG XUYÊN 3 (Dành cho Đại học Giáo dục mầm non hệ chính quy)
Tác giả: Lê Thị Vân
Năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương 1 4
LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 4
1.1 THỰC HÀNH LẬP CÁC LOẠI KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 4
1.1.1 Kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi 4
1.1.2 Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục trong một ngày (Kế hoạch điều khiển hoạt động trong ngày) 6
1.1.3 Kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ 9
Chương 2 10
LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 10
2.1 LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC CÁC NGÀY LỄ HỘI 11
2.1.1 Vai trò của việc tổ chức lễ hội đối với trẻ mầm non 11
2.1.2 Một số biện pháp tổ chức ngày lễ, hội trong trường mầm non 11
2.2 Kế hoạch tổ chức lễ hội 13
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên hướng tới việc rèn luyện cho sinh viên các năng lực sư phạm cần thiết của người giáo viên tương lai Vì thế hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên được coi là một khâu quan trọng trong quy trình đào tạo giáo viên mầm non Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ
Tài liệu “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” biên soạn nhằm mục đích thông qua hoạt động thực hành thường xuyên khắc sâu các kiến thức
về nghiệp vụ sư phạm, hình thành hệ thống kĩ năng nghề nghiệp cơ bản gắn liền với thực tiễn bậc mầm non, từ đó hình thành ý thức, tình cảm nghề nghiệp, chuẩn bị cho sinh viên bước vào nghề
Tài liệu gồm hai phần chính:
- Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non: Tìm hiểu và thực hành công tác chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường mầm non
- Lập kế hoạch và tổ chức các ngày Lễ hội cho trẻ ở trường mầm non Đây là tài liệu giúp tổ chức có hiệu quả các hoạt động thực hành nghề nghiệp Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc
Tác giả
Trang 4Chương 1 LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC -
GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1 THỰC HÀNH LẬP CÁC LOẠI KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1.1 Kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi
Để thực hiện tốt chương trình giáo dục trẻ mỗi độ tuổi, bắt đầu vào năm học, cán bộ quản lí và giáo viên mầm non cần lập kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng lứa tuổi Kế hoạch thực hiện chương trình cả năm học sẽ cho ta một cái nhìn tổng thể về cơ hội học tập, mục tiêu giáo dục mà trường mầm non cung cấp cho trẻ Đây là kế hoạch cả năm nhằm đảm bảo các lĩnh vực phát triển của trẻ đều được chú trọng Khi xây dựng kế hoạch này, cán
bộ quản lí cần phải biết huy động một cách tối đa trí tuệ của tập thể, thu hút sự tham gia tích cực của tất cả các giáo viên từng khối, nhóm, lớp để kế hoạch có chất lượng và có tính khả thi
1.1.1.1 Căn cứ để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng lứa tuổi
Khi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cho từng độ tuổi, giáo viên cần dựa vào những căn cứ sau:
- Mục tiêu chương trình và mục tiêu cuối độ tuổi
- Nội dung chương trình theo độ tuổi ở từng lĩnh vực phát triển trong chương trình giáo dục mầm non
- Điều kiện thực tế của trường, lớp; khả năng phát triển của trẻ, số lượng trẻ trên cô, số lượng trẻ trong lớp, cơ sở vật chất: phòng nhóm, sân chơi và thiết
bị, nguyên vật liệu, đồ dùng và đồ chơi, nhu cầu và sự tham gia của cha mẹ trẻ vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương nơi trẻ sinh sống
1.1.1.2 Cấu trúc kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học
- Tên kế hoạch: ví dụ: kế hoạch thực hiện chương trình năm học 201 - 201
- Khối lớp: mẫu giáo lớn
- Trường mầm non
Trang 5+ Đặc điểm tình hình: số lớp, số trẻ/ lớp; số cô/ lớp; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
+ Mục tiêu cuối độ tuổi theo từng lĩnh vực phát triển
+ Những nội dung chủ yếu
+ Dự kiến các chủ đề giáo dục trong năm và phân phối thời gian cho từng chủ đề
+ Biện pháp thực hiện nội dung
+ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
1.1.1.3 Các bước xây dựng kế hoạch thực hiện
* Bước 1: Chuẩn bị
Trong bước này, cán bộ quản lý và các giáo viên mầm non cần thu thập đầy đủ các thông tin làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch Cụ thể là: đặc điểm tình hình của trường, lớp, số lượng lớp, số lượng trẻ/lớp, số lượng cô và trình độ của họ, đặc điểm phát triển của trẻ, những thuận lợi, khó khăn
* Bước 2: Xác định mục tiêu cuối độ tuổi theo từng lĩnh vực phát triển như thể
chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ
Mục tiêu cuối mỗi độ tuổi được xác định dựa trên các cơ sở sau:
- Mục tiêu cuối tuổi nhà trẻ (3 tuổi) hoặc cuối tuổi mẫu giáo (6 tuổi) thể hiện trong chương trình giáo dục mầm non Dựa trên những mục tiêu này, giáo viên và cán bộ quản lý xác định các mức độ yêu cầu cần đạt phù hợp với từng lứa tuổi
- Dấu hiệu đánh giá ở từng lĩnh vực cụ thể cho từng lứa tuổi
Ví dụ: một số dấu hiệu đánh giá sự phát triển vận động của trẻ cuối độ tuổi mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) là: bật xa: 25 - 30 cm; ném xa 2m bằng 1 tay
Mục tiêu phát triển trẻ ở lứa tuổi này trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình Căn cứ vào những mục tiêu này, cán bộ quản lí và các giáo viên điều chỉnh (có thể nâng cao hơn hoặc hạ thấp xuống) cho phù hợp với trình độ phát triển và khả năng của trẻ ở trường mình
* Bước 3: Xác định những nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực cho một độ tuổi
cụ thể
Trang 6Những nội dung này được xác định căn cứ vào:
- Các nội dung theo từng lĩnh vực của một độ tuổi cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non
- Mục tiêu cuối độ tuổi đã xác định ở trên
- Đặc điểm vùng miền, thực tế địa phương, trường, lớp, đặc điểm của trẻ trong lớp
1.1.2 Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục trong một ngày (Kế
hoạch điều khiển hoạt động trong ngày)
Việc lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục một ngày dựa trên kế hoạch thực hiện chủ đề và kết quả thực hiện kế hoạch của những ngày trước đó Khi lập kế hoạch này, cần lưu ý tới sự liên kết giữa các hoạt động xoay quanh chủ đề, hoạt động của ngày sau kế thừa kết quả của các hoạt động trong những ngày trước
Những hoạt động lặp lại trong tuần hoặc trong chủ đề chỉ cần soạn một lần, những lần thực hiện sau, nếu có thay đổi, chỉ cần ghi bổ sung
Cấu trúc và nội dung một bản kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong một ngày như sau:
Kế hoạch điều khiển hoạt động
- Đối tượng trẻ: Độ tuổi: Lớp:
- Ngày thực hiện:
- Người thực hiện:
A Mục đích yêu cầu
Giáo viên xác định mục đích, yêu cầu chung cần đạt được trong ngày
Ví dụ: với mẫu giáo lớn, giáo viên có thể chọn chủ đề thực hiện trong tuần là
"Rác thải ở quanh ta" và chủ đề nhánh của một ngày "Thu gom rác" thì mục đích chính khi thực hiện chủ đề nhánh là:
+ Giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường sạch sẽ bằng việc thu gom rác cho vào các túi hoặc các thùng rác khác nhau
+ Nhận ra vai trò của việc thu gom rác và có ý thức hơn trong việc thực hiện các hành vi vệ sinh nơi công cộng
Trang 7B Nội dung và phương pháp thực hiện
* Đón trẻ - hoạt động tự chọn - thể dục buổi sáng - điểm danh - trò chuyện
ở phần này, trình tự các hoạt động và yêu cầu đối với việc thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác Do đó, trong kế hoạch, giáo viên cần ghi: khi đón trẻ, cần lưu ý đến trẻ nào để trao đổi với gia đình và quan sát, theo dõi trẻ trong khi trẻ chơi tự chọn, đặc biệt đối với trẻ mới ốm dậy, trẻ mới đến lớp
* Hoạt động chung/giờ học có chủ đích
Hoạt động chung/giờ học được thực hiện theo thời khóa biểu Mỗi ngày giáo viên sẽ thực hiện 1 đến 2 giờ học
a) Đối với trẻ nhà trẻ: ở thời điểm này giáo viên thực hiện 1 - 2 giờ "Chơi tập có
chủ đích" cho trẻ với các nội dung: phát triển vận động, giáo dục âm nhạc hoạt động với đồ vật, luyện giác quan, thơ - truyện, nhận biết tập nói
b) Đối với trẻ mẫu giáo: Mỗi ngày thực hiện 1 - 2 giờ học với nội dung thể hiện
ở các lĩnh vực: khám phá MTXQ, hình thành biểu tượng toán, làm quen với văn học, thể dục, giáo dục âm nhạc, tạo hình
Mẫu giáo lớn có thêm nội dung làm quen chữ cái
Phần này, giáo viên cần soạn theo cấu trúc:
I Mục đích, yêu cầu
II Chuẩn bị
III Tiến hành
Hoạt đông 1:
Hoạt động 2:
Hoạt động 3:…
Giáo viên dựa vào sự hứng thú và khả năng của trẻ cũng như điều kiện thực tế của trường để lựa chọn nội dung tổ chức và các hoạt động phù hợp: hoạt động có chủ đích, trò chơi vận động và chơi tự do với đồ chơi có sẵn ở ngoài trời, nguyên vật liệu thiên nhiên và các đồ chơi mang từ lớp ra
* Hoạt động ngoài trời
Trang 8Phần này, giáo viên nên soạn theo cấu trúc sau:
I Dự kiến nội dung hoạt động
II Mục đích, yêu cầu
III Chuẩn bị
IV Cách tiến hành
Hoạt đông 1:
Hoạt động 2:
Hoạt động 3:
* Hoạt động chơi ở các góc
Đây là thời điểm trẻ được chơi và hoạt động ở các góc mà trẻ thích
ở nhà trẻ thường có các góc chơi như: chơi thao tác vai, chơi xếp hình, xâu hạt, lắp ghép đơn giản, xem tranh ảnh
ở mẫu giáo, trẻ thường chơi ở các góc như góc đóng vai, góc xây dựng - lắp ghép, góc học tập, góc tạo hình, âm nhạc, góc thiên nhiên và khám phá khoa học
Về cơ bản, nội dung chơi ở các góc phản ánh nội dung của chủ đề
Ví dụ: với chủ đề "Động vật nuôi trong gia đình", ở góc tạo hình trẻ có thể vẽ, tô màu, xé dán, nặn các con vật nuôi mà trẻ yêu thích, ở góc chơi gia đình, ngoài các hoạt động phổ biến trong gia đình trẻ có thể tập chăm sóc các con vật Khi soạn phần này, giáo viên có thể thực hiện theo cấu trúc sau:
I Dự kiến nội dung hoạt động
II Mục đích, yêu cầu
III Chuẩn bị
IV Cách tiến hành
* Ăn trưa, ngủ trưa và ăn quà chiều
Trang 9Trình tự thực hiện các thời điểm này về cơ bản là lặp lại từ ngày này sang ngày khác Do vậy, phần này có thể không cần mô tả chi tiết cách làm mà đưa ra thời điểm và một số điểm lưu ý khi tổ chức các hoạt động này
Ví dụ: khi tổ chức cho trẻ ăn, trẻ ngủ cần lưu ý đến những trẻ nào? cần kết hợp dạy trẻ những kiến thức và kỹ năng hoặc những thói quen hành vi đạo đức nào? Cần có cách xử lí như thế nào khi có các tình huống xảy ra như trẻ nôn trớ, sặc, trẻ khó ngủ, trẻ không ngủ hoặc thức dậy sớm
* Hoạt động chiều
Thời điểm này cũng nên lập kế hoạch theo cấu trúc giống như phần hoạt động chơi ở các góc
* Trả trẻ: Chỉ nêu lên những điểm cần lưu ý
1.1.3 Kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
Soạn kế hoạch một hoạt động cụ thể có thể theo lược đồ sau:
Tên hoạt động:
Chủ đề:
Đề tài:
- Mục đích, yêu cầu
Trong một hoạt động cần đưa ra mục đích, yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ mà trẻ sẽ đạt được khi tham gia giờ hoạt động đó Không nên đưa ra quá nhiều mục đích và cố gắng thực hiện được các mục đích đó
- Chuẩn bị: Địa điểm, sắp xếp chỗ ngồi, đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu cần thiết,
những hoạt động làm quen trước khi tiến hành hoạt động
- Tổ chức thực hiện/ cách tiến hành: Các bước tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt
động để đạt được mục đích đề ra Có thể soạn dưới hình thức thể hiện sự lồng ghép hoạt động của cô và hoạt động của trẻ hoặc theo cấu trúc sau:
Hoạt đông 1:
Hoạt động 2:
Trang 10Hoạt động 3:
Chương 2 LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI CHO TRẺ Ở TRƯỜNG
MẦM NON
Trang 112.1 LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC CÁC NGÀY LỄ HỘI
- Ngày hội đến trường (5/9)
- Tết trung thu (15/8 âm lịch)
- Ngày Lễ của các thầy, cô giáo (20/11)
- Ngày Lễ của các bà, các mẹ, các cô (8/3)
- Ngày Tết thiếu nhi (1/6)
- Ngày hội thể thao của bé
- Bé với ca dao dân ca
- Bé tập làm nội trợ
- Ngày Lễ ra trường
2.1.1 Vai trò của việc tổ chức lễ hội đối với trẻ mầm non
Việc tổ chức ngày lễ, ngày hội ở trường Mầm non là một hoạt động được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung là đào tạo con người phát triển hài hòa về cả thể chất lẫn tinh thần Cho nên có thể coi việc tổ chức ngày lễ, ngày hội như một phương tiện giáo dục trẻ em mang lại hiệu quả cao
Ngày hội, ngày lễ là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất để giáo dục truyền thống và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ
Các ngày lễ, ngày hội góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và làm giàu cho những tâm hồn trẻ thơ những tình cảm đẹp đẽ, yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước mình
Không khí vui vẻ, tưng bừng của ngày hội, ngày lễ làm cho trẻ phấn khởi, thêm vui tươi, tạo cho trẻ cảm xúc mới mẻ, thêm yêu và gắn bó với cô giáo bạn
bè, trường lớp
Bầu không khí vui tươi của ngày lễ, ngày hội cùng với việc trang trí, lời ca, tiếng hát, điệu múa tất cả những điều đó làm cho trẻ mừng vui, phấn khởi và những ngày lễ, ngày hội đã đi vào đời sống của trẻ như một sự kiện trọng đại mà
ký ức về nó sẽ đi theo suốt cuộc đời trẻ
2.1.2 Một số biện pháp tổ chức ngày lễ, hội trong trường mầm non
Trước hết nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động các bậc cha
mẹ quan tâm đến ngày lễ, ngày hội sắp tới, tranh thủ sự giúp đỡ của các bậc cha
mẹ trong việc chuẩn bị cho ngày lễ, ngày hội
Trang 12Chú ý chuẩn bị các vật liệu trang trí khung cảnh trường, lớp phù hợp với nội dung của ngày lễ, ngày hội
Trên các giờ học, cô giáo cho trẻ luyện tập một số tiết mục văn nghệ (hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch ) nói về ngày lễ, ngày hội chuẩn bị cho trẻ tâm thế chờ đợi
Phối kết hợp với bậc cha mẹ học sinh để vận động phụ huynh cùng tham gia các tiết mục văn nghệ Các tiết mục của giáo viên, của cha mẹ trẻ sẽ biểu diễn cũng cần phải chuẩn bị trước để đảm bảo tính nghệ thuật và phù hợp với nhận thức của trẻ mầm non
Có kế hoạch lựa chọn người dẫn chương trình trong ngày lễ, ngày hội và hướng dẫn phải nắm rõ cách thức của mỗi ngày lễ, ngày hội
Tùy theo thời tiết, nội dung của ngày lễ, ngày hội mà tổ chức toàn trường hay theo nhóm lớp, khi tổ chức cần chuẩn bị nơi biểu diễn, chỗ ngồi, kiểu tổ chức tại nhóm lớp thì cần chuẩn bị khung cảnh phù hợp với ngày lễ, ngày hội và phù hợp với yêu cầu vận động của trẻ
Sau khi chuẩn bị tốt cho ngày lễ, ngày hội thì buổi lễ được tiến hành như sau:
- Trẻ được đứng trong đội hình vừa đi vừa hát tiến vào hội trường theo nhạc
có nội dung phù hợp để tạo bầu không khí vui chung cho toàn trường Sau đó cho trẻ ngồi vào chổ của mình theo từng tổ, lớp
- Người dẫn chương trình sẽ trò chuyện ngắn gọn với trẻ ở đầu buổi lễ
- Tổ chức các tiết mục văn nghệ, vui chơi giải trí cho trẻ, trẻ đọc thơ, chuyện, múa, hát, đóng kịch
Tất cả các tiết mục trên có nội dung về ngày lễ, ngày hội Chú ý sắp xếp các tiết mục cho phù hợp xen kẻ các tiết mục của trẻ và của người lớn
Kết thúc buổi lễ nhẹ nhàng để lại âm hưởng và dư vị của ngày hội cho trẻ Chú ý đến trẻ lớp bé và các cháu không thể ngồi một chổ được lâu cho nên thời