TẬP LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Bài giảng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (Trang 31 - 34)

2. NỘI DUNG RLNVSPTX 1

1.2. TẬP LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1.2.1. Kĩ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm

Trong hệ thống hoạt động của người giáo viên ở trường phổ thông nói chung, ở các trường THPT nói riêng, công tác chủ nhiệm lớp có một vị trí rất quan trọng: Là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý lớp và là cầu nối giữa Ban lãnh đạo nhà trường với gia đình và xã hội. Thông qua công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, ước muốn về các vấn đề có liên qua đến nhiệm vụ, quyền lợi, nghĩa vụ “chính đáng” của mỗi học

sinh và tập thể học sinh (Yêu cầu sinh viên liên hệ nội dung này ở chương 4: Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT thuộc học phần Giáo dục học 2)

Muốn điều hành, quản lý lớp người giáo viên chủ nhiệm phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm vì kế hoạch chủ nhiệm là công cụ, phương tiện để người giáo viên có thể tổ chức các hoạt động trên cơ sở đó có thể hình thành và điều chỉnh hành vi của học sinh.

Để có đựơc một bản kế hoạch mang tính khả thi, người giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm được những đặc điểm chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục của lớp. Khi thực tập nên ghi vào sổ nhật kí thực tập những hiện tượng xảy ra trong lớp để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp giải quyết. Xác định nguyên nhân đó bằng cách nào và tháo gỡ nó ra sao, những điều đó cần được ghi vào kế hoạch chủ nhiệm.

Trong khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phải đảm bảo hai tiêu chí: dài hạn và ngắn hạn. Tính chất dài hạn ở đây được thể hiện trong cả học kì và toàn năm học. Tính ngắn hạn là từng ngày, từng tuần, từng tháng.

Trong một bản kế hoạch, cần thể hiện được các nội dung cần thiết:

* Đối với kế hoạch năm/kỳ học:

- Đặc điểm tình hình

- Mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động (theo tháng) - Biện pháp thực hiện

* Đối với kế hoạch tháng:

- Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ

- Nội dung cụng việc cụ thể (theo tuần) - Biện pháp thực hiện

* Đối với kế hoach tuần:

- Mục đích, yêu cầu

- Nội dung cụng việc (theo thứ/ngày) - Biện pháp thực hiện

Bên cạnh các loại kế hoạch có tính chất định kì nêu trên,cũng có những kế hoạch đột xuất, kế hoạch theo hoạt động, như: Kế hoạch lao động, kế hoạch tổ chức các hoạt động cụ thể chào mừng các ngày lễ, các Hội thi, các buổi ngoại khoá, Họp phụ huynh vv... Trong các bản kế hoạch này cần trình bày: Mục đích- yêu cầu, nội dung, thời gian- địa điểm, biện pháp thực hiện, phân công nhiệm vụ, nội dung phối hợp... rõ ràng, cụ thể.

Dĩ nhiên, kế hoạch dài hạn sẽ mang tính khái quát, còn kế hoạch ngắn hạn phải chi tiết, tỉ mỉ, không thể chung chung, đại khái. Kế hoạch là một điểm tựa quan trọng, nhờ đó mà giáo viên có thể tiến hành, triển khai các công việc một cách khoa học, chặt chẽ. Do vậy, cần căn cứ vào kế hoạch chung của Sở/Phòng/Trường và tình hình, đặc điểm cụ thể của Trường/ lớp chủ nhiệm để có cụ thể hóa nội dung/ hình thức/biện pháp thực hiện phù hợp, hiệu quả.

Tuy nhiên cần phải hiểu rằng kế hoạch không phải là một văn bản cứng nhắc không thể thay đổi. Ngược lại, kế hoạch phải có tính mềm dẻo, nó có thể thay đổi, bổ sung những điều cần thiết khi hoàn cảnh thay đổi. Trong quá trình triển khai thực hiện cần nắm bắt tình hình để điều chỉnh kịp thời (nếu có), tránh áp đặt, cứng nhắc.

Một bản kế hoạch có chất lượng tốt phải thoả mãn được các yêu cầu của tập thể và cá nhân nhằm giải quyết các công việc trước mắt và lâu dài, phù hợp với các điều kiện chủ quan và khách quan. Có như vậy mới thực sự đảm bảo tính thiết thực và khả thi.

TT Nội dung cụng việc Người phụ trách Biện phỏp Lưu ý

1 Nền nếp

2 Học tập

3 Văn nghệ

5 Lao động

1.2.2. Tiếp cận đối tượng học sinh

Nghề làm thầy không thể thiếu học sinh. Đó là một đối tượng gần gũi, thân thiết trong cuộc đời của người thầy giáo. Học sinh đem đến cho người thầy những niềm vui vô tận và đôi khi có cả những nỗi buồn day dứt. Thầy giáo Xukhômlinxki đã từng tâm sự với đồng nghiệp

rằng:”Hạnh phúc cao quý nhất đối với tôi là được sống với trẻ em”. Và trong cuộc sống ấy

đầy ắp những tình cảm yêu thương, trìu mến, đồng thời có cả những sự nghiêm khắc, bao dung, độ lượng.

Vấn đề quan trọng đặt ra là khi thực tập, phải tăng cường tiếp xúc với học sinh để có thể thu hút được các em, thông qua đó mà có thể nắm bắt được những điều cần thuyết phục cho công tác chủ nhiệm của mình. Dĩ nhiên là có nhiều biện pháp khác nhau, những cái mấu chốt

là phải có tình cảm yêu thương, chân thành ”Bạn chớ quên một sự thật sơ đẳng nhưng rõ ràng quan trọng là: người thầy giáo phải có lòng yêu người, yêu nghề tha thiết mãi mãi giữ cho tinh thần hăng hái, trí tuệ minh mẫn, ấntựơng tươi mát và tình cảm nhạy bén. Thiếu các phẩm chất ấy, lao động của nhà giáo sẽ trở thành một thứ cực hình” (V.A Xukhômlinxki)

Để tiếp cận với HS có hiệu quả, cần rèn luyện tốt các kỹ năng giao tiếp sư phạm, đặc biệt là các kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu, kỹ năng thiết lập mỗi quan hệ, kỹ năng tạo lập và duy trì bầu không khí lớp học...

(Liên hệ với các nguyên tắc và kỹ năng giao tiếp sư phạm đó được học tập và rèn luyện trong chương trỡnh RLNVSPTX1)

Sau đây là mẫu thu thập thông tin “thô” về học sinh, sau khi thu thập được thông tin thì tiến hành”xử lý” bằng cách quy hoạch về từng nhóm theo các tiêu chí:

- Thành phố hay nông thôn - Nhóm nghề của bố mẹ

- Dự báo xu thế phát triển nhân cách học sinh - Đề xuất biện pháp tác động

TT Họ tên học sinh Quê quán Học tên cha/mẹ Nghề

nghiệp

1 Nguyễn Văn Toàn

2 Bùi Hải Tuấn Trần

3 TrầnThị Trà Trang

4 LêThị Thảo Trang

5 Hoàng Thị Hải Yến

1.2.3. Tiếp cận phụ huynh học sinh

Đây là yêu cầu quan trọng để thực hiện các nội dung và hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình có hiệu quả.

Mặc dù trong thời gian thực tập, sinh viên sẽ không có nhiều cơ hội để tiếp cận với phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, để tiếp cận tốt, cần chú ý rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp hoạt động. Đặc biệt, khi tiếp cận với phụ huynh học sinh cần chú ý đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như: Tôn trọng, mẫu mực, gần gũi, thiện chí... Chủ động trong tiếp cận và thực hiện các nội dung cần phối hợp.

1.2.4. Tập điều hành một số hoạt động mang tính chất tập thể

Muốn điều hành được các hoạt động mang tính chất tập thể, trước hết giáo sinh cần phải hiểu được cơ cấu và tính chất của tập thể học sinh

Sinh viên tập điều hành một số hoạt động tập thể như: Sinh hoạt đoàn, sinh hoạt lớp với vấn đề xử lý kỷ luật học sinh vỡ đánh nhau gây thương tích; điều hành một buổi khai giảng năm học mới; điều hành mộthoạt động ngoại khóa với chủ đề: Sinh viên với văn hóa học đường, Các tệ nạn xó hội, An toàn giao thông, Sức khỏe sinh sản vị thành niên; Điều hành buổi mít tinh chào mừng ngày thành lập Đảng; Điều hành Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam: 20 - 11, Tổ chức cuộc thi: Người giáo viên duyên dáng và tài năng…

Một phần của tài liệu Bài giảng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)