1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn dạy học văn gắn liền hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua bài “ luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

46 3,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 15,45 MB

Nội dung

Để học sinh phát huy năng lực học môn Ngữ Văn nói chung, bài làm văn Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nói riêng một cách hiệu quả, tôi đã cho học sinh khai thác bài này gắn liền

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC VĂN GẮN LIỀN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG

TẠO QUA BÀI “LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I/THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên : NGUYỄN HIẾU

2 Ngày tháng năm sinh : 08- 03 - 1968

8 Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất

II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân

- Năm nhận bằng: 1989

- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn

III/KINH NGHIỆM KHOA HỌC:

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy Ngữ văn

- Số năm có kinh nghiệm : 27

- Các đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 12 theo chuẩn KTKN - Tập II(năm 2012)

+Một số mô hình tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh THPT góp phần

thực hiện Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường ( năm 2013)

+Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 11 theo chuẩn KTKN - Tập I(năm 2014)

+Một vài mô hình giới thiệu gương sáng trong phong trào “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (năm 2015)

+Sử dụng văn bản thơ liên quan để hỗ trợ đọc hiểu, kiểm tra đánh giátrong dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông(năm 2016)

Trang 3

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC VĂN GẮN LIỀN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO QUA BÀI

“LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN”, NGỮ VĂN 11

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung, đổi mới việc dạy học Ngữ văntrong trường phổ thông luôn là mục tiêu quan trọng trong giáo dục hiện nay và cả maisau Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, phát triển như vũ bão, nếuchậm đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá, chúng ta không thể nâng cao chất lượnggiáo dục

Chủ đề truyền thông trong nội dung chương trình Ngữ văn THPT chiếm mộtnội dung không nhỏ Bên cạnh đọc hiểu tác phẩm văn học, học sinh còn tiếp cận phân

môn Tiếng Việt, Làm văn để rèn luyện ngôn ngữ như các bài Văn thuyết minh; Lập kế

hoạch cá nhân; Viết Quảng cáo ( Ngữ văn 10); Phong cách ngôn ngữ báo chí; bản tin; Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ( Ngữ văn 11) Đây là những bài học mà nếu biết

xâu chuỗi, tích hợp với nhau, kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin, ta sẽ cónhững giờ dạy hiệu quả, tạo hứng thú và phát huy được năng lực người học Bởi đây

là những bài học mà tính thực tế rất cao, gắn liền với đời sống xã hội hiện đại mà bất

cứ học sinh nào khi thực hành cũng đều hiểu biết và vận dụng tốt

Trong chương trình Ngữ Văn ở trường THPT, Làm văn là một trong 3 phânmôn của môn Ngữ Văn, không những là công cụ quan trọng để rèn luyện ngôn ngữcho học sinh, giúp cho các em biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc mà còn

là cơ sở để các em cảm thụ tác phẩm văn học, bày tỏ suy nghĩ về những vấn đề xãhội Tuy chiếm dung lượng nhỏ so với phần đọc hiểu văn bản nhưng làm văn đượcdạy học trong nhà trường góp phần hình thành nhiều năng lực cho học sinh, trong đó

có năng lực lĩnh hội văn bản và tạo lập văn bản Riêng phần Làm văn lớp 11, bài

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn được dạy 2 tiết, trong đó 1 tiết lí thuyết, 1 tiết Luyện

tập Với thời lượng này, trên lớp giáo viên khó thể khai thác hết mục đích, yêu cầu, ýnghĩa của bài học Cần phải có thời gian dài chuẩn bị từ phía giáo viên và học sinh thìbài học mới đảm bảo chất lượng, mới tạo nên sức hấp dẫn, mới rèn luyện nhiều nănglực, phẩm chất người học

Để học sinh phát huy năng lực học môn Ngữ Văn nói chung, bài làm văn

Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nói riêng một cách hiệu quả, tôi đã cho học

sinh khai thác bài này gắn liền với trải nghiệm sáng tạo thông qua hình thức hướng

dẫn học sinh làm phóng sự ( dạng video clip) gắn liền với những vấn đề mang tính

thực tế gần gũi trong đời sống, trọng tâm là thực hành phần phỏng vấn và trả lời

phỏng vấn

Trang 4

Từ lí do trên, tôi chọn đề tài “Dạy học văn gắn liền hoạt động trải nghiệm

sáng tạo qua bài “ Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, Ngữ văn 11” cho

sáng kiến kinh nghiệm của mình, bước đầu tạo điều kiện cho học sinh học Ngữ Vănqua trải nghiệm sáng tạo, phát huy năng lực người học, góp phần nhỏ minh chứng cho

dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT

Xây dựng sáng kiến này này, tôi hướng tới hai mục tiêu:

Thứ nhất, đổi mới dạy học Ngữ văn THPT, chuyển từ dạy nội dung của mộtbài, một môn, một phân môn sang dạy tích hợp liên môn, tích hợp nội môn Đâychính là bước hiện thực hóa sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Đồng Nai, BanGiám hiệu trường THPT Thống Nhất về đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhàtrường

Thứ hai, sáng kiến này này hướng tới mục tiêu thay đổi phương pháp dạy họctruyền thống bằng phương pháp dạy học hiện đại, tăng cường khả năng thực hành quatrải nghiệm sáng tạo của học sinh, phát triển một cách toàn diện năng lực của ngườihọc, trong đó phát huy năng lực giao tiếp ngôn ngữ, năng lực ứng dụng công nghệthông tin , biến những tiết học nặng về lý thuyết khô khan trở thành một quá trìnhhọc tập sinh động, gắn học với hành, gắn lí luận với thực tiễn

II/- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận

Ngày 04.11.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyếtHội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW)

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế Nghị quyết đã

nêu rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát

triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã

hội”.Tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW đã định hướng sự đổi mới triệt để đối

với ngành giáo dục Sự thay đổi đó là chuyển từ trang bị kiến thức sang phát huy nănglực và phẩm chất của người học, cụ thể là sẽ tạo ra những con người Việt Nam pháttriển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lựcchung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp

và học tập suốt đời

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Tháng 8 năm 2015) của Bộ

GD&ĐT cũng đã nhấn mạnh: “Đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập, coi trọng cả

dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học Phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động giáo dục” Như vậy, so với chương trình hiện hành, chương trình tổng thể có nhiều nội

dung mới mẻ, trong đó trải nghiệm sáng tạo cũng được đề cao, xem trọng như hoạt

động dạy học các môn, trở thành một trong hai loại hoạt động giáo dục chính của nhàtrường

Trang 5

Đối với môn Ngữ văn, “Dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng cần

tập trung hình thành cho học sinh phương pháp học và học phương pháp học.

Phương pháp dạy học phải tạo cho học sinh tính hiếu kỳ, tò mò (curiosity) và sự đam

mê (passion) để tự họ đi tìm và tự lý giải, qua đó mà hình thành năng lực.” (PGS.TS

Đỗ Ngọc Thống) Đây cũng là quan điểm đổi mới trong dạy học Ngữ văn, nhấn mạnh

hình thành cho học sinh phương pháp học và học phương pháp học, qua đó mà hình

thành năng lực Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn cũng là một trong

những phương pháp học quan trọng nhằm phát huy năng lực chung và năng lực đặcthù của bộ môn dành người học

Kế hoạch số 2555/KH-SGDĐT của Sở GD &ĐT Đồng Nai ngày 21-9-2016 v/v

triển khai thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017 cũng đã chỉ đạo:“ Tiếp

tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh gắn với chủ trương đổi mới thi cử của Bộ Giáo dục và Đào tạo”

2 Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn của sáng kiến Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, áp dụng cụ thể vào bài học Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn xuất phát từ những vấn đề sau

lí xem nhẹ, học để biết, chứ chưa có điều kiện vận dụng vào thực tế cuộc sống vốn vôcùng gần gũi, phong phú Vả lại, một tiết học cho phần Luyện tập mang tính thực

hành cao như bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nếu học sinh không được giáo viên

hướng dẫn chuẩn bị kĩ ở nhà thì khó có thể hình thành được năng lực người học;không phát huy được sự trải nghiệm sáng tạo của học sinh Có chăng học sinh chỉđược xem những đoạn phỏng vấn được lấy từ các nguồn trên tivi, qua internet…hoặcthực hiện đóng vai phỏng vấn một cách bị động trên lớp để thực hiện mục đích yêucầu của giờ học Còn việc tổ chức cho học sinh tiến hành trải nghiệm sáng tạo, đi thực

tế để có những bài phỏng vấn mang tính thời sự, có giá trị, lại gặp không ít trở ngại.Chẳng hạn như tổ chức cho các em làm bài phỏng vấn về tình hình giao thông tại địabàn cư trú thì giáo viên lại sợ các em gặp tai nạn giao thông Hơn nữa, điều kiện kinhphí eo hẹp, nhất là đối với trường vùng sâu, vùng xa cũng tác động không nhỏ việchọc theo hình thức trải nghiệm sáng tạo Từ đó, học sinh không còn hứng thú với giờlàm văn mang tính truyền thông này Đây là điểm khó khăn cho giáo viên khi thực

hiện giờ dạy Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

Trang 6

Thứ hai, sử dụng trải nghiệm sáng tạo gắn liền với giờ Luyện tập Phỏng vấn và

trả lời phỏng vấn sẽ giải quyết một số vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ

văn hiện nay:

Đó là giáo viên có dịp vận dụng tích hợp liên môn trong giờ dạy Làm văn đểgiải quyết những vấn đề thực tiễn Khi luyện tập, giáo viên có thể gợi mở những chủ

đề liên quan đến đời sống hằng ngày để học sinh chuẩn bị Chủ đề đó có thể liên quanđến khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn…Qua bài luyện tập phỏng vấntheo chủ đề học sinh tự chọn, giáo viên tích hợp kiến thức liên môn như lịch sử, địa líđịa phương, giáo dục công dân…, tích hợp kiến thức nội môn như đọc văn, tiếng Việt,các bài làm văn liên quan…trong bài dạy của mình

Đó là học sinh không còn xa lạ với việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trongđời sống hằng ngày Sau khi đã nắm vững phương pháp học bài này, học sinh sẽ vậndụng vào thực tế cuộc sống, đóng vai mình là người phỏng vấn và người trả lời phỏngvấn

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn như trên, bản thân tôi nhận thấy dạy học Ngữ văngắn liền với trải nghiệm sáng tạo sẽ góp phần đổi mới trong phương pháp giảng dạy ởnhà trường Nếu biết cách tổ chức, bỏ qua tâm lí e ngại, khắc phục những thiếu thốn

về cơ sở vật chất, chúng ta sẽ có những giờ dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả, thắp sángniềm đam mê ở học sinh, tạo cho các em có dịp phát huy năng lực sáng tạo của mình,chuẩn bị hành trang bước vào cuộc đời một cách vững vàng

3.Phạm vi thực hiện đề tài: Năm học 2016-2017, tôi được nhà trường phân

công giảng dạy 4 lớp (1 lớp 11 và 3 lớp 12) Tôi đã chọn lớp 11A1 để làm thựcnghiệm cho đề tài với 4 nội dung sau để các em thực hiện việc trải nghiệm sáng tạo:

- Truyền thống Trường THPT Thống Nhất

- An toàn giao thông

- Bảo vệ môi trường

- Fakebook với tuổi trẻ học đường

III/-TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

1 Lí thuyết dạy học gắn liền hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

1.1 Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh

được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều

lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.(Trích Chương trình giáo dục phổ

thông tổng thể của Bộ GD&ĐT).

Như vậy, có thể thấy hoạt động trải nghiệm sáng tạo có mục đích, ý nghĩa quantrọng trong giáo dục Đây là hoạt động được thực hiện phối hợp một cách hợp lý cả

hai khâu trải nghiệm và sáng tạo Ở khâu trải nghiệm, hoạt động này đã định hướng,

tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn Ở

Trang 7

khâu sáng tạo, hoạt động đã khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích

cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiếnthức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đóhình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh

1.2 Quan điểm vận dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy Ngữ văn Trung học phổ thông

Việc vận dụng quan điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy học Ngữ văn

ở trường Trung học phổ thông chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận

và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng nhưcác bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật mà cònxuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khépkín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức

và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có

ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này

Dạy Văn là dạy người, dạy làm người Nhờ có hoạt động trải nghiệm sáng tạo,học sinh sẽ nhận thức nhiều điều về mối quan hệ giữa văn chương và cuộc đời, giữahọc gắn với hành, giữa lí luận và thực tiễn Học sinh không còn bị động khi cảm thụtác phẩm mà được quyền bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở, cảm xúc thật của mìnhtrước một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống, một hình tượng nghệ thuật…,miễn là những suy nghĩ ấy phải có cơ sở, không vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạođức Nhờ có hoạt động sáng tạo, việc dạy học Ngữ văn không còn khô cứng, giáođiều, một chiều Mà ở đó, người giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, khơi gợi cho họcsinh những con đường để tiếp cận văn bản; học sinh chủ động vận dụng kĩ năng, pháthuy năng lực của mình để thực hiện những ý tưởng mà giáo viên dẫn dắt

Xuất phát từ đặc trưng bộ môn, hoạt động trải nghiệm sáng tạo khi dạy Ngữ văn

có thể chọn một vài hình thức sau:

- Trải nghiệm thực tế cuộc sống: “ Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới

của văn học”(Tố Hữu) Không những dạy văn gắn liền với đời sống, giáo viên còn có

thể cho học sinh kiểm nghiệm lại những gì đã học được bằng những chuyến đi thực

tế Đây là hình thức trải nghiệm ở không gian rộng Tuy tốn nhiều thời gian, công sức,kinh phí nhưng qua đó, học sinh được học thêm về kĩ năng sống, bộc lộ những nănglực của bản thân, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn Dạy các bài thơ về chủ đề người lính (Ngữ văn 12), để cảm nhận sự hi sinh của người lính trong cuộc chiến tranh cáchmạng, có thể cho học sinh đi viếng nghĩa trang liệt sĩ địa phương, thăm gia đình

thương binh, liệt sĩ Dạy bài Việt Bắc ( Tố Hữu), học sinh có thể được đi thực tế Về

nguồn như chiến khu D ở Đồng Nai để cảm nhận về cuộc sống nơi chiến khu xưa

ngay trên quê hương mình Dạy bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống

AIDS, 1-12-2013 ( Ngữ văn 12),học sinh có thể đi thực tế tìm hiểu tình hình phòng

chống AIDS của địa phương nơi cư trú…Sau chuyến đi đó, giáo viên cho học sinhviết bài thu hoạch, phát biểu cảm nhận của mình Phần này, tôi sẽ trình bày rõ hơn khi

vận dụng vào bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Trang 8

- Trải nghiệm qua “sân khấu hoá”: Đây là hình thức trải nghiệm sáng tạo ởkhông gian hẹp: lớp học, sân trường Qua hoạt động, học sinh bộc lộ năng lực diễnxướng, đóng kịch, đạo diễn, biên đạo…đồng thời thể hiện việc tích hợp kiến thức liênmôn như âm nhạc, sân khấu…cho bài đọc văn trên lớp Hình thức này có sức thu hútmạnh mẽ học sinh Được sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tự biên, tự diễnnhững tác phẩm văn học quen thuộc sang lĩnh vực âm nhạc, kịch nói, vè…Về âmnhạc, học sinh có thể tham gia thi hát dân ca, ngâm thơ trung đại, thơ mới; thơ hiện

đại; hát ca khúc cách mạng Về kịch, các em có thể đóng trích đoạn Tấm Cám, Truyện cười; Kịch Vĩnh biệt Vũ trùng đài, kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt…Về vè, tiểu

phẩm, các em có thể sáng tác những bài vè về an toàn giao thông, phòng chống matuý, bảo vệ môi trường…để minh hoạ cho những bài nghị luận về một hiện tượng đờisống…Cũng cần lưu ý, khi học sinh chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch, giáo viênhướng dẫn các em phải tuân thủ văn bản gốc, không được “chế” thêm những tình tiếtngoài văn bản để tránh tình trạng gây phản cảm, lố bịch

2 Vận dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo để dạy bài Luyện tập phỏng

vấn và trả lời phỏng vấn ( Ngữ văn 11)

2.1 Điều kiện để thực hiện

2.1.1 Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo viên phải xác định mục tiêu của bài học, bao gồm những kiến thức chuẩnnào của các môn sẽ đạt được trong bài học sắp dạy, nhằm gắn kết, liên hệ các kiếnthức của các bộ môn khác với môn Ngữ văn với mục đích mở rộng kiến thức Phảitính đến đặc trưng bộ môn Ngữ văn trong giờ thực hành Làm văn là hướng dẫn họcsinh làm sáng tỏ lí thuyết đã học;

- Giáo viên phải lập bảng mô tả các mức độ đánh giá của bài học với 4 mức :Nhận biết-Thông hiểu-Vận dụng thấp-Vận dụng cao theo trục dọc và trục ngang đểlàm cơ sở đánh giá năng lực học sinh;

- Giáo viên phải xác định được ý nghĩa của bài học trước khi thiết kế giáo ántích hợp;

- Giáo viên phải chuẩn bị học liệu, thiết bị dạy học, trong đó chú ý các bảngbiểu cho học sinh trả lời Cụ thể:

+ Máy tính, máy chiếu, bút laze

+ clip về các nội dung, vấn đề liên quan

+ Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử

+ Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh

+ Phiếu học tập để học sinh thảo luận nhóm

+ Trước và trong khi thực hiện bài học: Phiếu học tập định hướng; biên bản làmviệc nhóm; Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm; Phiếu đánh giá cá nhântrong hoạt động định hướng; phiếu đánh giá báo cáo

+ Kết thúc bài học: Báo cáo tổng kết

- Giáo viên phải hướng dẫn trước cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà Cho học sinh

tự chọn đề tài để thảo luận nhóm, chuẩn bị thuyết trình bằng nhiều hình thức trước lớpkhi tiến hành tham gia giờ học trện lớp

Trang 9

2.1.2 Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh trải nghiệm đi thực tế bằng hình thức làm bài phỏng vấn và trả lờiphỏng vấn theo chủ đề đã chọn;

- Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm

2.2 Xác định mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong bài Luyện

tập…

- Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động

Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp;phản ánh được các mực độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ

và định hướng giá trị

Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:

- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào?(Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)

- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nóđạt được sau khi tham gia hoạt động?

- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sauhoạt động?

Với bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ( Ngữ văn 11), mục tiêu của

hoạt động trải nghiệm sáng tạo là:

2.2.1 Kiến thức

Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong bài học này :

a Môn Ngữ văn: Giúp học sinh nắm được những hiểu biết về phỏng vấn và trả

lời phỏng vấn

- Tích hợp kiến thức Tiếng Việt, Làm Văn…(Tích hợp trong môn)

+ Học sinh sẽ tích hợp kiến thức Tiếng Việt đã học ở THCS,THPT(lớp10,11…), tập trung vào bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, nghị luận, khoa học, Bảntin, lập kế hoạch cá nhân…để trình bày nội dung bài phỏng vấn

+ Học sinh sẽ tích hợp phần Làm văn như Văn thuyết minh (Văn 10), thao táclập luận phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh…( Văn 11) để thuyết minh và viếtcảm nhận trong và sau khi làm bài phỏng vấn;

b Môn Lịch sử: Lịch sử lớp 11: Lịch sử địa phương (tiết 68) liên quan đề tài

phỏng vấn và trả lời phỏng vấn tìm hiểu Lịch sử truyền thống Trường THPT ThốngNhất

c Môn Địa lí 10: Bài Các ngành giao thông vận tải (tiết 45, tuần 27), bài Môi

trường và tài nguyên thiên nhiên ( tiết 49,50 tuần 31,32) liên quan đề tài phỏng vấn và

trả lời phỏng vấn về An toàn giao thông và bảo vệ môi trường;

d Môn GDCD: Học sinh có sự khắc sâu, nâng cao nội dung các bài học như

Công dân với cộng đồng, Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Chương trình GDCD 10) để rút ra thông điệp qua các bài phỏng vấn

e Môn tin học: Liên quan đến đề tài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về mạng

xã hội; khả năng sử dụng công nghệ thông tin để biên tập sản phẩm sau khi đã đi thựctế

Trang 10

2.2.4 Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

-Năng lực giải quyết vấn đề: học sinh tiếp nhận một kiểu loại văn bản mới vàbiết đặt ra câu hỏi phỏng vấn;

-Năng lực hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, cặp, tổ trong việc thực hànhphỏng vấn

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: học sinh biết khai thác nguồn thông tinmạng để học hỏi được cách viết phóng sự và khai thác các thông tin để thực hành làmphỏng vấn

bài trài nghiệm sáng

tao đã chuẩn bị khi đi

thực tế

Ý nghĩa cácbước phỏng vấn

và trả lời phỏngvấn

Có khả năngchuẩn bị nội dungmột lần phỏng vấn

Thiết kế mộtchương trìnhphỏng vấn và trảlời phỏng vấn vềvấn đề thực tếtrong đời sống

Biết viết các

câu hỏi phỏng vấn

Hiểu đượcmục đích củaphỏng vấn thực tế

Trình bày được kếhoạch làm bài phỏngvấn thực tế

Tích hợp kiếnthức liên môn đểgiải quyết vấn đềthực tiễn qua bàiphỏng vấn

2.3 Xác định ý nghĩa của bài học:

- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đờisống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học và biết đồng cảm, biết chia sẻ, yêucuộc sống hơn

- Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ

đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân

- Việc thực hiện bài dạy sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiếnthức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để

Trang 11

tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn họcmột cách nhanh và hiệu quả.

- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tưduy sáng tạo và khả năng lí luận trong cuộc sống

Cụ thể qua bài học này, học sinh không chỉ nắm được lí thuyết về phỏng vấn vàtrả lời phỏng vấn mà còn thấy được vai trò phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đờisống xã hội; khả năng hoạt động độc lập tư duy và hợp tác nhóm

2.4 Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp

lý những nội dung và hình thức của hoạt động

Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiệnhoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định cácnội dung phù hợp cho các hoạt động Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phảithực hiện

Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phươngtiện cần có để tiến hành hoạt động Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng

Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xenhoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ

Bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, giáo viên xác định nội dung và

phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:

- Nội dung: Tích hợp phần Phóng sự trong Phong cách ngôn ngữ báo chí, họcsinh làm video clip về bài học với 4 nội dung: Truyền thống Trường THPT ThốngNhất- Bảo vệ môi trường- An toàn giao thông- Mạng xã hội

- Phương pháp: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thực tế

- Phương tiện: quay video clip

- Hình thức: phỏng vấn là chính, ngoài ra còn có thuyết minh, tạo tình huống cóvấn đề…

2.5 Tổ chức thực hiện ở nhà và trên lớp

Bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, hoạt động của giáo viên và học

sinh thực hiện như sau:

HOẠT ĐỘNG 1: GIAO NHIỆM VỤ

1 Mục tiêu

- Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu;

- Thành lập được các nhóm theo sở thích;

- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm;

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.

2 Thời gian: tuần 1(Tuần 16 phân phối chương trình) – học sinh làm việc ở nhà

3 Cách thức tổ chức hoạt động

Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung của chủ đề

Trang 12

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua bài “Luyện tập phỏng vấn và trả lời

- Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí

Điều chỉnh các đối tượng học khác nhau

Theo trình độ học

sinh

Học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu: Tập hợp các văn

bản đã xử lí, nhập các nội dung văn bản cần trình bày trên powerpoint và trang web Tham gia tìm kiếm thông tin trong SGK, trên mạng interrnet

Học sinh có năng lực học tập khá: Tham gia tìm kiếm thông tin

trên mạng internet, tóm tắt các nội dung tìm kiếm được

Học sinh có năng lực học tập tốt: Tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa

các thông tin tìm kiếm được

Theo năng lực sử

dụng CNTT của

học sinh

Học sinh có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm các

thông tin trên mạng

Học sinh có năng lực sử dụng Powerpoint và các ứng dụng khác:

Chuyển các nội dung lên bản trình bày trên Powerpoint…

Bước 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm

I -Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về Bảo vệ môi trường ở nơi cư trú

II -Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về truyền thống trường THPT Thống Nhất

III -Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về An toàn giao thông ở nơi cư trú

IV -Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về Tuổi trẻ và mạng xã hội

Bước 4: Gợi ý cho học sinh tích hợp kiến thức liên môn để làm video clip về phỏng

vấn, giúp hoàn thành nhiệm vụ

- Nghiên cứu nội dung bài học

- Lắng nghe, ghi chép, hỏi giáo viên những nội dung chưa hiểu

4 Sản phẩm:

Thành lập được 04 nhóm học sinh, mỗi nhóm có 8 – 10 học sinh Các nhóm đãbầu được các nhóm trưởng

Trang 13

HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm;

- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế,…

- Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo

2 Thời gian: Tuần 2( Tuần 17 phân phối chương trình), học sinh tự làm việc ở

xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ

- Viết biên bản làm việc nhóm

- Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được

Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:

- Thu thập thông tin: Học sinh có thể tìm kiếm thông tin, tranh ảnh qua sách,báo, Internet…

-Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm.Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt

ra trong nội dung nghiên cứu

- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp

2 Cách thức tổ chức hoạt động

Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhómmình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề.Giáo viên giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh cóthể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình

Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáocủa nhóm

Trang 14

Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáocủa nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau

3 Sản phẩm

- Bài thuyết trình về: 4 video clip về Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

5 Các nhóm hoàn thành sản phẩm: chuyển đến tất cả các bạn trong lớp để

xem, đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi (có thể chuyển qua email, copy hoặc in sẵn).Học sinh nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi

II Đánh giá

1 Mục tiêu

- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thôngqua thuyết trình, thảo luận;

- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác;

- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết;

- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn;

- Bồi dưỡng năng lực giao tiếp ngôn ngữ, quan tâm đến những vấn đề thời sựtrong cuộc sống

2 Thời gian: Tuần 3( Tuần 18 phân phối chương trình) - tiết Luyện tập trên lớp

3 Thành phần tham dự:

- Giáo viên môn Ngữ văn

- Học sinh lớp 11

4 Nhiệm vụ của học sinh

- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công

- Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác

- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của cácnhóm khác

5 Nhiệm vụ của giáo viên

- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận

- Quan sát, đánh giá

- Hỗ trợ, cố vấn

- Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm

- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh

Cụ thể: Tổ chức các hoạt động dạy giờ luyện tập:

Bước 1: Giáo viên phát cho học sinh phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của

các nhóm

- Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận

Do thời gian hạn hẹp (45 phút) nên giáo viên đề nghị đại diện nhóm trình bàysản phẩm, trích trình chiếu video clip mỗi nhóm là 5 phút, chọn chỗ có phần phỏngvấn và trả lời phỏng vấn để trình bày Tiếp theo, giáo viên tổ chức học sinh thảo luậntheo gợi ý các câu hỏi sau:

1 Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, nhóm anh/chị đã xácđịnh những nội dung gì?

Trang 15

2 Để thực hiện cuộc phỏng vấn, sau khi xem video clip của nhóm bạn, anh/chịphát biểu ý kiến về các nội dung sau:

- Đóng vai người phỏng vấn, hãy thảo luận về nội dung, phương pháp, phươngtiện, thái độ ?

- Đóng vai trò người trả lời phỏng vấn, hãy thảo luận về nội dung, thái độ ?

Bước 2 Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.

Nhóm 1: Báo cáo sản phẩm Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về chủ đề Bảo vệ

môi trường ở địa bàn cư trú (Tích hợp kiến thức địa lý, văn thuyết minh, sinh học, …

liên quan chủ đề)

(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + Clip+ thảo luận; Sản phẩm: Bản báo cáo + Clip)

(1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình

(2) Học sinh các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghinhận thông tin

(3) Sau khi nhóm 1 thuyết trình xong, giáo viên yêu cầu các học sinh ở các nhómkhác đưa ra các câu hỏi

(4) Học sinh nhóm 1 ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời(5) Học sinh các nhóm khác phản biện phần trình bày của nhóm 1

(6) Giáo viên nhận xét, kết luận về bài thuyết trình của nhóm 1

+ Nội dung

+ Hình thức

+ Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn nhóm khác

* Học sinh trao đổi và thống nhất kết quả làm việc báo cáo với thầy/cô giáo.

Kết quả mong đợi:

Phần thảo luận

1 Chuẩn bị

Cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về Bảo vệ môi trường ở địa bàn cư trú

- Xác định chủ đề : Phỏng vấn (Trả lời phỏng vấn ) vấn đề bảo vệ môi trường

- Xác định mục đích: phỏng vấn ( Trả lời phỏng vấn) để nắm được thực trạngbảo vệ môi trường ở khu dân cư ( khu vực Gia Kiệm, Thống Nhất, Đồng Nai)

- Xác định hệ thống câu hỏi phỏng vấn: Số lượng trung bình, mức độ vừa dễ,vừa khó

- Thái độ: Người phỏng vấn phải tỏ ra khiêm tốn, nhã nhặn, tôn trọng

b Đóng vai trò người trả lời phỏng vấn

- Nội dung: Trả lời đầy đủ những thông tin về chủ đề phỏng vấn, phải trả lờitrung thực, có nét riêng

Trang 16

- Thái độ: Cần có thái độ thẳng thắn, khiêm tốn, nhã nhặn

Chú ý thái độ, tác phong khi hỏi đáp, chuyện trò, giao tiếp

- Biên tập và chỉnh sửa lại bản phỏng vấn

+ Cần đảm bảo nội dung chính

+ Có thể sửa qua về cử chỉ, điệu bộ…

Phần minh hoạ trả lời phỏng vấn ( trích)

Bác Nguyễn Văn Phưởng (Người dân) chia sẻ :“thực sự người dân gần đây cũng

rất bức xúc về những con suối nước đen này Nhiều lần đã kiến nghị chính quyền địa phương nhưng cũng chỉ được một thời gian là đâu lại vào đó Điều đầu tiên ảnh hưởng đến môi trường là do những người dân lân cận chăn nuôi rồi lợi dụng nguồn suối để xả nước thải ra Tắm rửa heo hay nguồn nước sinh hoạt họ cũng đều thải ra đây cả; rồi ban đêm nhiều người dân vô ý thức ở nơi xa cũng đem các bao rác, xác chết động vật quẳng xuống đây…”

Cô Đỗ Thị Kim Oanh – giáo viên trường THCS Đông Du – khi được hỏi về tình

trạng môi trường hiện nay cũng nhận xét: “ Địa phương ta hiện nay cũng đã tiến bộ

rất nhiều rồi, về vấn đề ý thức môi trường, nhất là người dân ở mặt đường, thậm chí

cả những người sống trong hẻm, trong dong, cũng đã có ý thức bỏ rác vào đúng nơi quy định, sau đó đưa ra đường để có các xe chuyên chở rác để họ chuyển đến những nơi xử lí chất thải Tuy nhiên, rất nhiều học sinh vẫn chưa ý thức, xả rác bừa bãi ra môi trường Đó đã trở thành 1 vấn nạn ở học sinh, đặc biệt là học sinh cấp 2 Việc các em mang quà bánh vào trong lớp, mang nước ngọt vào uống sau đó để trong hộc bàn rất là mất vệ sinh Và cứ sau mỗi giờ ra chơi thì các dãy hành lang lớp học lại

Trang 17

tràn ngập rác”.

Bạn Phạm Anh Duy – một học sinh cấp 3 trường THPT Thống Nhất - chia sẻ:

“Trên đường đi học thì mình nhận thấy có nhiều người dân đi đường vất rác bừa bãi.

Ở các khu chợ có rất nhiều rác thải mà nhiều người vô ý thức xả bừa bãi, tạo nên những bãi rác lớn trên đường quốc lộ”…

* GV nhận xét và đánh giá kết quả.

Nhóm 2: Báo cáo sản phẩm Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về chủ đề Truyền

thống trường THPT Thống Nhất (Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý, văn thuyết

minh, …liên quan chủ đề)

(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + Clip+ thảo luận; Sản phẩm: Bản báo cáo + Clip)

(1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình

(2) Học sinh các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghinhận thông tin

(3) Sau khi nhóm 2 thuyết trình xong, giáo viên yêu cầu các học sinh ở các nhómkhác đưa ra các câu hỏi

(4) Học sinh nhóm 2 ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời(5) Học sinh các nhóm khác phản biện phần trình bày của nhóm 2

(6) Giáo viên nhận xét, kết luận về bài thuyết trình của nhóm 2

+ Nội dung

+ Hình thức

+ Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn

* Học sinh trao đổi và thống nhất kết quả làm việc báo cáo với thầy/cô giáo.

Kết quả mong đợi:

Trang 18

- Xác định hệ thống câu hỏi phỏng vấn: Số lượng trung bình, mức độ vừa dễ,vừa khó.

2 Thực hiện cuộc phỏng vấn ( Thống nhất như nhóm 1)

Phần minh hoạ Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ( trích)

PHỎNG VẤN THẦY HẠ VĂN QUANG (Tổ trưởng Toán- THPT THốngNhất)

Nguyên và Vi: Chúng em chào thầy.

Thầy Quang: Chào các em.

Vi: Chúng em là những học sinh đại diện cho lớp 11A1, hôm nay chúng em có

một số câu hỏi về truyền thống 40 năm của trường chúng ta thì thầy dành cho chúng

em một chút thời gian nha thầy

Thầy Quang: Được rồi.

Nguyên: Dạ thưa thầy chúng em được biết là thầy đã có kinh nghiệm giảng dạy

ở trường Thống Nhất này 35 năm rồi Vậy thì thầy đã chính kiến những thay đổi củatrường chúng ta, vầy thì thầy có thể cho tụi em biết được những năm đầu trường cónhững khó khăn gì không ạ?

Thầy Quang: Thầy cảm ơn các em, thầy ra trường năm 1981, giảng dạy tại

trường THPT Thống Nhất B, nay là trường THPT Thống Nhất được 35 năm Nămnay là bước vào năm thứ 36 Thời gian đầu thầy về trường thì trường THPT ThốngNhất B chỉ có 9 lớp: 2 lớp 12, 3 lớp 11, 4 lớp 10 và cả học sinh ở Dầu Giây về trườngchúng ta học Bây giờ nếu tính tổng cộng cả trường Kiệm Tân, trường Thống Nhất,trường Dầu Giây là hơn 100 lớp Thời gian đầu về thì cơ sở vật chất thiếu thốn, phònghọc nhỏ bé, thầy cô và học sinh đều ít Tất cả đều gặp khó khăn, từ cơ sở vật chất,điều kiện giảng day, kinh tế của các thầy cô và của các em học sinh Trải qua bao

Trang 19

nhiêu khó khăn đó, thầy và trò trường THPT TNB nay là trường THPT Thống Nhất

đã vượt qua tất cả khó khăn đó và đã đào tạo ra rất nhiều các em học sinh bây giờ ratrường các em rất thành đạt Đó là sự nỗ lực của cả thầy cô giáo và các em học sinhtoàn trường cùng với sự cố gắng của học sinh và sự hỗ trợ động viên khuyến khíchcủa gia đình Đến nay trường chúng ta đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia và

đã đào tạo ra rất nhiều các em học sinh giỏi, đạt học sinh giỏi trong các kì thi cả tỉnh

và cả của quốc gia Nhiều em đã trưởng thành, giữ những chức vụ quan trọng trongcác ngành công tác của xã hội Thầy rất mừng là trường chúng ta mỗi ngày mỗi tiến

bộ hơn, thầy trò đoàn kết, học sinh chăm ngoan hơn, học giỏi hơn và càng ngày càng

có nhiều tiến bộ, có nhiều đóng góp cho xã hội hơn

Vi: Chúng em rất cám ơn những lời chia sẻ của thầy và chúng em cũng chúc

thầy là sẽ có nhiều thành công trong cuộc sống cũng như trên con đường giảng dạycủa mình,

Thầy Quang: Thầy cám ơn các bạn, chúc các bạn được vui khỏe, tươi trẻ học

mỗi ngày giỏi hơn thành đạt hơn và chúc toàn trường chúng ta là cái gì cũng tốt đẹpcả

TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA HỌC SINH LỚP 12 ( Lược trích)

( HS Phương Anh và Hữu Trọng-12A1-vị trí thứ 2 và 3 trả lời phỏng vấn) Vi: Dạ chào 2 anh chị Năm này là năm cuối cấp của chị rồi, là năm cuối của

đời học sinh thì chị có cảm nhận gì về trường THPT Thống Nhất hiện nay?

Phương Anh ( HS 12A1): Thì thời gian trôi qua rất là nhanh, còn khoảng 200

ngày nữa là đến kì thì Quốc Gia, cũng còn 200 ngày nữa là ở bên bạn bè và thầy cô vàcũng còn 200 ngày nữa để chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức cũng như về tinh thần.Cũng trong thời gian khó khăn này, bạn bè và nhà trường luôn bên cạnh ủng hộ vàgiúp đỡ chị và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho chị

Nguyên: Còn anh Trọng, cho em được hỏi là trước khi thi THPT Quốc Gia của

Trang 20

phát triển tương lai của anh và cũng một phần góp vào truyền thống học tập vẻ vangcủa trường không ạ?

Hữu Trọng(HS12A1): Cũng không lâu nữa đâu là anh chị bước vào kì thi rồi.

Hiện tại thì anh chị đang chịu áp lực từ 2 phía đó là ôn thi đại học và duy trì việc họctập ở trên lớp Vậy nếu mình không có một kế hoạch cụ thể và minh bạch thì chắcchắn anh chị sẽ bỏ lỡ mục tiêu của mình

* GV nhận xét và đánh giá kết quả.

Nhóm 3: Báo cáo sản phẩm Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về chủ đề An toàn

giao thông ở nơi cư trú (Tích hợp kiến thức địa lý, văn thuyết minh, …liên quan chủ

đề)

(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + Clip+ thảo luận; Sản phẩm: Bản báo cáo + Clip)

(1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình

(2) Giáo viên yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi

(3) Học sinh nhóm 3 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời

(4) Giáo viên nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 3

- Nội dung

- Hình thức

- Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn

* Học sinh trao đổi và thống nhất kết quả làm việc báo cáo với thầy/cô giáo.

Kết quả mong đợi:

Phần thảo luận

1 Chuẩn bị

Cuộc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về An toàn giao thông ở nơi cư trú

- Xác định chủ đề : Phỏng vấn (Trả lời phỏng vấn ) vấn đề an toàn giao thông ởHuyện Thống Nhất

- Xác định mục đích: phỏng vấn ( Trả lời phỏng vấn) để nắm được thực trạnggiao thông và giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông

- Xác định hệ thống câu hỏi phỏng vấn: Số lượng trung bình, mức độ vừa dễ,vừa khó

2 Thực hiện cuộc phỏng vấn ( thống nhất như nhóm 1,2)

Trích phần minh hoạ Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn( Tích hợp kiến thức địa

lí địa phương)

Lời bình giới thiệu: Tuyến đường quốc lộ 20 dài 260km, là trục đường bộ đi

từ Ngã Ba Dầu Giây thuộc thị trấn Dầu Giây huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai lên tới Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng Được xây dựng vào năm 1933, đoạn thuộc tỉnh Đồng Nai dài 75km, đi qua các huyện lớn trong địa bàn, trong đó có huyện Thống Nhất Sau khi được xây dựng nhiều năm, nhận thấy tuyến đường đã có những dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, Nhà nước đã quyết định dự án tu sửa, trùng tu tuyến đường này Đến ngày 28/4/2015 dự án tu sửa quốc lộ 20 đi qua huyện nhà do nguyên

Trang 21

Bộ trưởng Bộ giao thông Đinh La Thăng lãnh đạo chính thức được hoàn thành, đã góp phần cải thiện tình trạng giao thông của khu vực Giờ đây tuyến đường đã được

mở rộng…

( Hình ảnh trích xuất từ sản phẩm trải nghiệm của nhóm 3)

( Một nhóm của lớp 11A1 đi thực tế) ( Phỏng vấn thầy Cao Thế Anh)

Phỏng vấn chị Tường Vy ( người dân ở xã Quang Trung, Thống Nhất)

+ HỎI: Em chào chị Theo như em được biết gia đình chị hiện sống ở khu vực

ngã ba Tam Hưng này đã lâu Đây là khu vực có tình hình giao thông khá là phức tạp.Vậy chị có thể cho biết tình hình giao thông ở tuyến đường này chuyển biến như thếnào từ khi tuyến đường này được sửa lại không ạ?

+ Chị Tường Vy: Chào em, theo như chị được biết từ khi tuyến đường giao

thông này được sửa sang lại thì tình trạng ổ gà, ổ vịt được khắc phục rất là nhiều VàKhu vực ngã ba Tam Hưng này hiện nay đang được đặt những trụ đèn giao thông,những trụ đèn giao thông này có thể giúp điều tiết được quá trình giao thông rất là ổnđịnh, hạn chế được những vụ va chạm giao thông Có thể như ngày 26-11-2016 vừarồi có sự kiện là cúp điện toàn tỉnh, cùng lúc đó hệ thống đèn giao thông ở khu vực

này cũng tắt đi, nên chỉ tính riêng ngày hôm đó đã xảy ra 3 vụ va chạm giao thông Vìnhững người tham gia, điều khiển phương tiện giao thông không thực hiện theo đúngluật an toàn giao thông, họ cứ chạy theo cái ý của họ thành ra xảy ra những vụ vachạm đó Chị nghĩ là những trụ đèn giao thông hiện nay rất là cần thiết Ý thức củangười tham gia giao thông hiện nay còn rất là kém, nhiều khi đèn giao thông đặt ởngay đây, đèn đỏ, họ vẫn vượt như thường Đó là ý kiến của chị…

Trang 22

* GV nhận xét và đánh giá kết quả.

Nhóm 4: Báo cáo sản phẩm Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về chủ đề Mạng

xã hội: Fakebook-con dao hai lưỡi (Tích hợp kiến thức tin học, văn thuyết minh, …

liên quan chủ đề)

(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + Clip+ thảo luận; Sản phẩm: Bản báo cáo + Clip

(1) Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình

(2) Giáo viên yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi

(3) Học sinh nhóm 4 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời

(4) Giáo viên nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 4

- Nội dung

- Hình thức

- Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn

* Học sinh trao đổi và thống nhất kết quả làm việc báo cáo với thầy/cô giáo.

Kết quả mong đợi:

2 Thực hiện cuộc phỏng vấn ( Thống nhất như các nhóm 1,2,3)

Minh hoạ quá trình thực hiện bài Trải nghiệm sáng tạo( Tóm tắt)

TỔ 4- 11A1(2016-2017)

*Thành viên:_Trương Thanh Nhật_Trương Thị Phương Uyên_Đỗ PhươngĐài_Nguyễn Thùy Linh_Nguyễn Như Ngân_Trần Thị Bích Liên_Nguyễn Thị ThanhTrúc_Vũ Minh Triết_Trần Vũ Hoàng Huân_Hoàng Thanh Long

*Đặt vấn đề: Trong một xã hội mà khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng,thì việc giao tiếp, trao đổi thông tin với những người xung quanh cũng trở nên vôcùng quan trọng Và cũng từ đó, các trang mạng xã hội dần dần trở nên phổ biến, đặcbiệt là đối với giới trẻ, đối tượng luôn mong muốn được chia sẻ thông tin với ngườithân và bạn bè Nhưng liệu các bạn ấy đã sử dụng đúng những lợi ích mà những trangmạng ấy đem lại, hay lại có những suy nghĩ và hành động đi ngược lại với mục đíchban đầu của người sản xuất ra các trang mạng ấy? Và để tìm hiểu vấn đề này, chúng

em đã làm một chương trình phóng sự về trang mạng xã hội gần như là phổ biến nhất

Trang 23

hiện nay, FACEBOOK.

*Mục đích:

-Nêu lên một thực trạng xã hội: Căn bệnh nghiện Facebook

-Truyền tải một thông điệp đến với mọi người: Hãy sử dụng Facebook, đừng đểFacebook sử dụng bạn

-Tiếp thu thêm nhiều kiến thức qua việc trải nghiệm thực tế sáng tạo trong bài

 Đạo diễn: Vũ Minh Triết

 Trợ lý đạo diễn: Nguyễn Như Ngân

 Kịch bản: Trần Thị Bích Liên, Đỗ Thị Phương Đài, Trương ThanhNhật

 Biên tập viên: Trần Thị Bích Liên

 Quay phim: Trần Vũ Hoàng Huân

 Xử lý video: Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hoàng Thanh Long+Kịch bản:

 Phần giới thiệu video (24NEWS)

 Chủ đề: Bài tập trải nghiệm sáng tạo-Môn Ngữ Văn 11

 Đề tài: FACEBOOK – CON DAO HAI LƯỠIThực hiện: Tổ 4 – 11A1 (2016-2017) – THPT Thống Nhất

 BTV Bích Liên (11A1): “Các bạn thân mến, chúng ta đang sống trongmột thế giới toàn cầu hóa, một thế giới phẳng khi mà Internet nói chúng và mạng xãhội nói riêng đã dần chiếm một ưu thế nhất định trong cuộc sống Facebook, mặc dù

ra đời muộn nhưng đã trở thành một mạng xã hội khổng lồ, số một thế giới, thu húthàng tỉ người tham gia Tại Việt Nam, cứ 3 giây lại có một người đăng kí sử dụngFacebook Vài năm gần đây, con số này đã lên đến gần 22 triệu người, trong đó, họcsinh sinh viên là chiếm số lượng đông đảo nhất, dần hình thành nên “Hội chứngnghiện Facebook” Tôi, Bích Liên, hôm nay sẽ cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề đangrất nóng bỏng này, và chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi “Liệu bạn có phải

là một người nghiện Facebook?”

 Biểu hiện của Facebook:

 Cuộc sống gắn chặt với Facebook của em Trần Hùng Khoa Trường(10A1)

 Phỏng vấn em Trần Hùng Khoa Trường (10A1)

 Đặt ra câu hỏi: “Vậy lợi ích của Facebook là gì?”

 Lợi ích của Facebook:

 Phỏng vấn bạn Bùi Quang Danh (11A7)

 Phỏng vấn thầy Ian (Trung tâm Anh Ngữ Thái Bình Dương)

Ngày đăng: 09/08/2017, 13:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w