1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản bài ca ngất ngưởng của nguyễn công trứ cho học sinh lớp 11 THPT

81 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhóm Ngữ văn trường THPT Hoa Lư A lựa chọn xây dựng chủ đề: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện

Trang 1

là Ngữ văn – môn học đòi hỏi cao về cả về khả năng tư duy, khả năng liên tưởng,tưởng tượng cũng như diễn đạt

Trong một thời đại mà sự thay đổi đang diễn ra nhanh chóng, từng ngày,từng giờ, yêu cầu của chính người học, của xã hội, của ngành đối với giáo viêncàng cao hơn lúc nào hết Việc đổi mới về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy họctrở thành vấn đề cấp thiết Mỗi giáo viên chắc chắn đều ý thức được việc cần thiếtphải thay đổi chính mình, thay đổi trong cách thức tổ chức giờ học, cách kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của học sinh Tuy nhiên, mỗi cá nhân tự xoay sở và thửnghiệm bao giờ cũng mất rất nhiều thời gian, công sức và đôi khi phải nếm trảinhiều thất bại trên con đường tìm kiếm phương pháp dạy học mới

Từ thực tế giảng dạy đó, chúng tôi nghĩ rằng trong quá trình dạy đọc hiểu vănbản, người giáo viên ngoài việc sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tíchcực còn phải có phương pháp gây hứng thú cho học Sinh, tạo niềm yêu thích vănhọc, từ đó giúp các em thâm nhập sâu vào tác phẩm, tự phát hiện những nét đẹpnội dung và hình thức của tác phẩm Qua đó góp phần khơi gợi, nuôi dưỡng và bồiđắp tình cảm thẩm mĩ cho các em, giúp các em tự làm giàu tâm hồn mình Như vậy, để tìm kiếm con đường mới trong việc giảng dạy, nâng cao chấtlượng dạy và học, tạo nên những tiết học hấp dẫn, phát triển năng lực của học sinh

và để phát huy tinh thần cộng tác, huy động trí tuệ của tập thể thì việc đổi mới

Trang 2

phương pháp dạy học chính là vấn đề quan trọng nhất, là gốc rễ để giải quyết vấn

đề đổi mới trong giáo dục

Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhóm Ngữ văn trường THPT Hoa Lư A

lựa chọn xây dựng chủ đề: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn

bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11 THPT.

Xây dựng chủ đề này, chúng tôi tiến hành như sau: giới thiệu về dạy học theo

dự án, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh.Sau đó cho các em đi trải nghiệm sángtạo thu thập thông tin, viết báo cáo rồi trình bày sản phẩm Nhiệm vụ của giáo viên

là định hướng và bổ xung cho các em

Xây dựng chủ đề này, chúng tôi hướng tới hai mục tiêu:

Thứ nhất, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, chuyển từ sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang sinh hoạt chuyên môn theo hình thức mới.

Chủ đề này chính là bước hiện thực hóa sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐTNinh Bình, Ban Giám hiệu trường THPT Hoa Lư A để hình thức và nội dung củasinh hoạt chuyên môn thực sự thay đổi, trở nên thiết thực, hiệu quả và hấp dẫn hơnvới chính giáo viên

Thứ hai, chuyên đề này hướng tới mục tiêu thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp dạy học hiện đại, tăng cường hoạt động trải

nghiệm và khả năng thực hành của học sinh, phát triển một cách toàn diện năng lựccủa người học, biến những tiết học nặng về lý thuyết khô khan trở thành một quátrình học tập sinh động, gắn liền với thực tiễn Sau khi thực hiện xong chuyên đề,

học sinh không chỉ hiểu kiến thức cơ bản về lối sống ngất ngưởng, công lao của Nguyễn Công Trứ mà còn có những trải nghiệm thực sự với thể loại hát nói (hay còn gọi là ca trù, hát ả đào), ngoài ra các em còn có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn

về văn hóa, lịch sử của địa phương mình Từ đó giáo dục cho các em tình yêu, niềm tự hào và lối sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.

Triển khai hoạt động ngoại khóa với chủ đề: giáo dục địa phương cho học

sinh, chúng tôi đã áp dụng triệt để phương pháp "Bàn tay nặn bột" theo hướng dẫn

Trang 3

của Bộ giáo dục và Đào tạo tại công văn số 3535/BGĐT-GDTrH ngày 27/5/2013,triển khai sâu rộng cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp dành cho Gv.

Hơn nữa, giáo dục địa phương còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việcxây dựng hiểu biết và mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa học sinh với nơi cư trú.Thông qua nội dung giáo dục địa phương, những người con yêu dấu của quê hương

sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lí, phong tục tập quán vàđặc điểm con người ở địa phương mình Từ đó giáo dục lòng yêu mến, tự hào vềquê hương và ý thức trách nhiệm của các em đối với quê hương mình

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục

địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11,cũng nhằm hướng đến những

mục tiêu đó Đây là một phương pháp rất có ý nghĩa trong thực tiễn dạy học vàtrong thực tiễn đời sống

Về mặt thực tiễn dạy học, bài học đảm bảo tính khả thi cao trong tình hình dạy

và học hiện nay Cho đến nay, mặc dù cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” đãđược phát động trong một thời gian khá dài song chương trình giáo dục THPT vẫnchưa có sự thay đổi, sách giáo khoa mới cho chương trình dạy học tích hợp vẫnchưa có Bởi vậy, khá nhiều bài dạy thiết kế theo chủ đề tích hợp có tính chất thửnghiệm, chưa thể đưa vào dạy theo khung thời gian của phân phối chương trình

hiện hành đối với các khối lớp của cấp THPT Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng

thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho

học sinh lớp 11 THPT sử dụng thời lượng là 4 tiết ( trong đó 2 tiết chính khóa và

2 tiết tự chọn ), tích hợp ở biên độ vừa phải với chương trình Lịch sử, Địa lí, Âmnhạc và giáo dục lịch sử, địa lí địa phương nên cho phép có thể ứng dụng ngaytrong các năm học tới Điều này sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em

Trang 4

phát huy năng lực thu thập, phân tích thông tin, thuyết trình và tăng cường làmviệc nhóm, cũng như càng thêm hiểu hiết và yêu quý quê hương của mình.

Về mặt thực tiễn đời sống, bài học có giá trị trong việc bồi đắp tư tưởng, tình

cảm cho học sinh Mỗi học sinh là đều là người con của quê hương Ninh Bình, tìmhiểu địa phương sẽ giúp các em có những kiến thức thực tiễn bổ ích, vận dụng vàođời sống Các em thêm tự tin khi giới thiệu về quê hương mình với bạn bè khắpnơi Thông qua bài học, học sinh cũng được làm giàu thêm tinh thần yêu nước, ýchí bảo vệ đất nước, nỗ lực cố gắng để xây dựng quê hương đất nước

Phương pháp trên phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, phát huynăng lực thực hành nhằm thực hiện nguyên lí giáo dục : “học đi đôi với hành, líluận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội” Thông qua đó, học sinh phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, thuyết trình vàbảo vệ sản phẩm trước tập thể, các em có cơ hội khẳng định bản thân, tự tin, tựgiác, có trách nhiệm cao đối với tập thể…góp phần đào tạo những người lao độngphát triển toàn diện, những công dân hữu ích cho xã hội

Nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi tiếp cận và nắm vững hơn đề án đổimới phương pháp dạy học của Bộ Giáo Dục và Đào tạo Đồng thời có điều kiệntìm hiểu thêm về các di tích lịch sử, các địa danh, các danh lam thắng cảnh củatỉnh nhà.Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và có những định hướng phát triểnnăng lực cho HS tỉnh nhà

3 Mục đích nghiên cứu:

- Thực hiện tốt mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy, đa dạng hóa hìnhthức dạy học mà vấn đề trọng tâm là chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh,phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện bản lĩnh cá nhân, tự nhận thứcnăng lực và phát huy được các kĩ năng phong phú trong cuộc sống để học sinh cóthể ứng phó với những tình huống phức tạp của cuộc sống

- Rèn luyện cho HS những kĩ năng cơ bản như:

+ Kĩ năng giao tiếp

+ Kĩ năng lắng nghe tích cực

Trang 5

+ Kĩ năng trình bày ý tưởng.

+ Kĩ năng hợp tác

+ Kĩ năng tư duy phê phán

+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm

+ Kĩ năng đặt mục tiêu

+ Kĩ năng quản lí thời gian

+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

+ Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin…

- Tạo hứng thú cho các em tìm hiểu và nhận thức về di sản văn hóa trên quêhương mình Bồi đắp tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước Bởi ẩn chứatrong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nên nó có khả năng tácđộng mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh Khaithác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản và chuyển giao cho học sinh đểcác em cũng nhận thức được những giá trị đó thì giáo viên sẽ giúp học sinh nhậnthức thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em có cơ sở giải thích một cách khoahọc các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản

- Trải nghiệm hoạt động dạy học ứng dụng các kĩ thuật dạy học mới: dạyhọc theo dự án, hoạt động nhóm, trả lời một phút, hỏi đáp…

- Nhận thức được ưu và nhược của phương pháp dạy học trải nghiệm sángtạo

4 Lĩnh vực áp dụng của nghiên cứu

- Về mặt nội dung: đề tài nhiên cứu trên áp dụng vào việc giảng dạy mônNgữ Văn, môn lịch sử, môn công dân ở cấp THCS và TPHT nhất là cấp THPT

- Về mặt phương pháp: Có thể vận dụng phương pháp trải nghiệm sáng tạo

ở các bộ môn khác nhau trong cấp học THCS và THPT

II PHẦN NỘI DUNG

1 Giải pháp cũ thường làm

Trang 6

Trong nỗ lực đưa chương trình đến gần với đời sống hiện đại, bồi đắp tìnhyêu, niềm tự hào về quê hương đất nước, hình thành nhân cách cho HS, chương

trình Ngữ Văn 11 đã đưa vào giảng dạy tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ với thời lượng 2 tiết.

Tuy nhiên, thời lượng dành cho tác phẩm này rất hạn chế Thực tế cho thấy,nội dung kiến thức của các tiết học này đều là những kiến thức rất quan trọng, có ýnghĩa lớn với con người hiện đại Trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, việctruyền tải những kiến thức đó cũng như rèn luyện cho HS kỹ năng đọc hiểu, phântích và cảm thụ tác phẩm một cách nhuần nhuyễn không hề dễ dàng Thời lượngnhư vậy thực tế chỉ đủ để dạy những nội dung kiến thức cơ bản, không có thời gian

để HS thực hành, rèn luyện kỹ năng thực sự Hơn nữa, việc dạy và học những nộidung kiến thức này vẫn được tiến hành theo phương pháp cũ, chưa có sự đổi mới

rõ rệt

Giải pháp thường làm với các tiết học này như sau: Về tiến trình và nội dungdạy học, giáo viên tổ chức dạy học theo đúng Phân phối chương trình của Bộ GiáoDục và Đào tạo, bám sát những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa Trong đócác tiết học thường bắt đầu bằng việc tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả, tácphẩm, sau đó hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản và rèn luyện một số kỹ năng cơ bảnnhư kỹ năng phân tích, cảm thụ một tác phẩm văn học Ở cuối 2 tiết học đó có mộtkhoảng thời gian ngắn dành cho việc luyện tập các kỹ năng này Có thể hệ thốngcác nội dung kiến thức cơ bản ở 2 tiết học này như sau:

1 1 - Tìm hiểu những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp văn học của

Trang 7

vị doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ.

- Sơ lược về đặc điểm của thể loại Ca trù, hoàn cảnh sáng tác, bốcục và nội dung chính của tác phẩm

- Nội dung từ ngất ngưởng trong bài thơ.

2 2 - Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi làm quan.

- Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi về hưu.

- Luyện tập

1.2 Phương pháp dạy học

Các phương pháp giáo viên thường sử dụng trong 2 tiết dạy này là:

Làm việc với sách giáo khoa:

- Ưu điểm: HS làm việc một cách độc lập, tích cực, tạo không khí sôi nổi trong họctập và phát huy được năng lực tư duy của các em

- Nhược điểm: Kiến thức trong SGK chỉ hạn chế trong lượng kiến thức của mônhọc, chưa đề cập được hết tất cả các kiến thức, tình huống mà các em sẽ gặp trongcuộc sống

Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề:

- Đây là phương pháp dùng để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chitiết, dễ hiểu, dễ tiếp thu cho HS Thông qua việc giảng giải của giáo viên, HSnhanh chóng hiểu và nắm được nội dung vấn đề một cách có hệ thống Giáo viênthường sử dụng phương pháp này khi tiến hành cung cấp những nội dung cần nhớtrong bài học cho HS hoặc thể hiện mối liên hệ kiến thức trong một phần hay toàn

bộ chương trình

- Tuy nhiên, đây là phương pháp độc thoại, HS dễ rơi vào tình trạng thụ động, các

em phải cố gắng lắng nghe để hiểu, ghi nhớ và không có cơ hội trình bày ý kiếnriêng của mình dẫn đến thói quen thụ động, ỷ lại, phụ thuộc vào thầy cô, chờ đợi ýkiến giải thích từ thầy cô mà không chịu tìm hiểu, suy nghĩ Nếu lạm dụng phươngpháp này thì tiết học sẽ trở nên nặng nề, buồn tẻ, không gây hứng thú cho HS,không kích cầu các em tự làm việc, tự học, tự bồi dưỡng

Trang 8

Phương pháp đàm thoại (vấn đáp):

- Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) là phương pháp giáo viên đưa ra hệ thống

những câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở và làm sáng tỏ nhũng vấn đề, nội dungmới cho HS

- Nhờ có phương pháp này HS sẽ tự khai phá nhũng tri thức mới bằng sự tái hiệnnhững tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm được tích lũy trong cuộc sống

Từ đó giúp HS mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa những tri thức đã tiếp thuđược

1.3 Ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ

Việc đưa nội dung này vào chương trình và phân phối số tiết như vậy cũng cónhững ưu điểm và hạn chế nhất định như sau:

- Ưu điểm:

+ Việc đưa nội dung này vào chương trình giúp HS được tiếp cận với kiến thức vềmột thể loại âm nhạc truyền thống - thể Ca trù Đây là một thể loại âm nhạc truyềnthống có giá trị to lớn đối với đời sống tâm hồn của người Việt Nam mà con ngườitrong xã hội hiện đại cần phải biết giữ gìn và phát huy.Từ đó giáo dục các em có ýthức trách nhiệm lưu giữ và phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc.+ Hiểu được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn cũng như phong

cách sống có bản lĩnh cá nhân - lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong

khuôn khổ của lễ giáo phong kiến

+ Thấy được đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của thể loại Ca trù đối với đời sống tâmhồn của con người

+ Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũ như: Làm việc với sáchgiáo khoa, thuyết trình, đàm thoại (vấn đáp) giúp HS tiếp nhận kiến thức mộtcách rõ ràng, bài bản, có hệ thống Từ kiến thức thu nhận được trong các tiết họctrên lớp, các em có thể suy ngẫm, liên hệ với thực tế để mở rộng kiến thức cho bảnthân

- Về hạn chế:

Trang 9

+ Thứ nhất, thời lượng dành cho tác phẩm này còn hạn chế Khi tiến hành dạyđúng theo phân phối chương trình và phương pháp dạy cũ, HS không đủ thời gian

để lĩnh hội được những kiến thức có liên quan với nội dung bài học như: Bối cảnhlịch sử xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, chính sách khai hoang của triều đìnhnhà Nguyễn, công lao của Nguyễn Công Trứ trong việc khai khẩn vùng đất KimSơn, cũng như đặc điểm của thể loại Ca trù

+ Do thời lượng ngắn nên các em không có đủ thời gian để trải nghiệm với thể loạihát nói, các em mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu lí thuyết mà không có cơ hộithưởng thức hoặc tự mình thể hiện một tác phẩm ca trù mà các em yêu thích Trongkhi đó, giáo dục âm nhạc truyền thống trong nhà trường lại đang là một yêu cầucấp thiết

+ Các tiết học này cũng không có thời gian cho hoạt động trải nghiệm HS không

có cơ hội trải nghiệm tại đền thờ Nguyễn Công Trứ cũng như vùng đất Kim Sơn,nên các em cũng chưa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của di sản văn hóađịa phương đối với sự phát triển và hình thành nhân cách của mỗi con người

+ Dạy học theo phương pháp cũ chưa phát huy hết năng lực tự học, tự nghiên cứu

và nhất là khả năng thuyết trình của HS Bởi trong xã hội hiện đại, một con ngườithành đạt thì không thể không biết trình bày, thuyết trình một vấn đề nào đó trướcđám đông

2 Giải pháp mới cải tiến

Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ thường làm,chúng tôi đã nghiên cứu và tiến hành đổi mới phương pháp dạy học đối với 2 tiếthọc trên

Về cơ bản, giải pháp mới cải tiến như sau:

2.1 Tích hợp liên môn tạo thành một chủ đề dạy học

2.1.1 Vài nét khái quát về dạy học theo chủ đề tích hợp

- Khái niệm dạy học theo chủ đề tích hợp:

Trang 10

+ Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu

tố có liên quan với nhau thuộc nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạtđược nhiều mục tiêu khác nhau

+ Dạy học theo chủ đề tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức,hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực,môn học khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hìnhthành những kiến thức, kỹ năng mới, phát triển được nhũng năng lực cần thiết,nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống

+ Tích hợp liên môn là hình thức tích hợp trong đó nội dung học tập được thiết kếthành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động kiếnthức, kỹ năng của nhiều môn học khác nhau để nghiên cứu và giải quyết tìnhhuống Dạy học tích hợp liên môn là hình thức dạy học tích hợp ở mức độ cao.Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến haihay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng,quá trình tự nhiên hay xã hội

- Mục tiêu của dạy học theo chủ đề tích hợp:

+ Hình thành và phát triern năng lực cho HS, nhất là năng lực giải quyết các vấn đềthực tiễn

+ Tạo mối liên hệ với nhau giữa các môn học và với kiến thức thực tế

+ Tránh sự trùng lặp về nội dung giữa các môn học khác nhau

2.1.2 Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn

- Cách xây dựng chủ đề:

+ Về thời lượng: chủ đề tăng thêm 2 tiết học Trong đó thời gian dành để tìm hiểukhái quát về tác phẩm là 2 tiết Thời gian để thực hành là 2 tiết cộng với thời gian

HS làm việc ngoài giờ lên lớp

+ Về nội dung chủ đề: Giáo viên và HS bàn bạc để thống nhất lựa chọn một chủ đềchung để tích hợp liên môn với các môn học: Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc Đó là chủđề: Giáo dục địa phương

Trang 11

+ Về kiến thức: Tích hợp liên môn với biên độ vừa phải, vận dụng kiến thức tiết

51-52: Tìm hiểu địa lý địa phương của môn Địa lý 12 (bài 44-45) và kiến thức môn

Lịch sử lớp 10 phần giáo dục địa phương, tiết 31-32: Xây dựng và phát triển vănhoá trong các thế kỉ X – XIX Tình hình xã hội nửa đầu thế kỷ XIX (bài 25-26)Với chủ đề này, HS có thế rèn luyện các kỹ năng như trình bày ý kiến của cá nhân

về vấn đề giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa địa phương, bảo vệ dòng âm nhạctruyền thống của dân tộc đang bị mai một dần trước dòng xoáy của thời gian

- Hiệu quả của việc dạy học theo chủ đề:

+ Tạo sự kết nối liền mạch và logic kiến thức của nhiều môn học Để hoàn thànhchủ đề này, HS cần tìm hiểu kiến thức của nhiều môn học Với môn Ngữ Văn, HScần nắm vững cách trình bày một vấn đề, kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm vănhọc Ngoài ra, HS cần phải có hiểu biết về địa lý, lịch sử địa phương, các kiếnthức về văn hóa, về âm nhạc truyền thống

+ HS được rèn luyện tất cả các kỹ năng cần thiết với yêu cầu của chủ đề

+ Thời lượng của chủ đề chủ yếu dành cho việc thực hành, trải nghiệm của HS.Điều này phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay, bởi lẽ HS không chỉ cần họcthuộc lý thuyết, điều các em cần là được thực hành

+ Chủ đề: Giáo dục địa phương là vấn đề khá gần gũi với HS, hệ thống tư liệuphong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu của các em Để thực hiện nộidung này, các em cần về địa phương mình tìm hiểu thực tế Trên cơ sở đó, các em

có kiến thức để trình bày quan điểm cá nhân cũng như việc quảng bá vẻ đẹp củaquê hương cho bạn bè thế giới

2.2 Dạy học theo chủ đề gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo

2.2.1 Vài nét khái quát về hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó, dưới sự hướngdẫn, tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào cáchoạt động thực tiễn khác nhau của gia đình, nhà trường, xã hội với tư cách là chủthể hoạt động Qua đó, mỗi HS phát huy được năng lực thực tiễn, phẩm chất nhâncách và phát huy được tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình

Trang 12

+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động mang tính xã hội, thực tiễn HSđược tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩmchất, năng lực, nhận ra năng khiếu, đam mê; bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị;nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; bổ trợ vàcùng với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mụctiêu giáo dục.

+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhấn mạnh đến sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lựcsáng tạo của người học và được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo từ nội dung,hình thức, quy mô, địa điểm đến lực lượng phối hợp Khoa học đã chứng minh:Tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp cho HS có được kết quả học tậptốt hơn

- Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

+ Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.Trong đó hai quá trình trải nghiệm và sáng tạo không tách rời nhau, trải nghiệm lànền tảng cho sự sáng tạo Và ngược lại, sự sáng tạo khẳng định hiệu quả của hoạtđộng trải nghiệm

+ Nội dung: Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp vàphân hóa cao, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực họctập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáodục nghệ thuật, thẩm mỹ, giáo dục thể chất

+ Hình thức: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức đadạng như: Hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động hướng nghiệp, hoạtđộng tình nguyện

+ Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi

sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáoviên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, ban giám hiệu nhà trường, hộicha mẹ HS, các tổ chức doanh nghiệp, các nghệ nhân Tùy nội dung và tính chấtcủa từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng giáo dục có thể là trực tiếphoặc gián tiếp Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho HS được học tập,tiếp xúc, giao tiếp với nhiều lực lượng giáo dục, được lĩnh hội các nội dung giáodục qua nhiều kênh khác nhau Do đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượnghiệu quả của hoạt động

Trang 13

2.2.2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề: Giáo dục địa phương Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

Ngoài việc xây dựng nội dung dạy học thành một chủ đề dạy học tích hợp,chúng tôi đã hướng dẫn và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại đền thờNguyễn Công Trứ - Huyện Kim Sơn Chủ đề dạy học này không thể tách rời hoạtđộng trải nghiệm Về cơ bản, hoạt động trải nghiệm trong chủ đề này được xácđịnh như sau:

- Thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm: sau tiết 1 của chủ đề và thời gian là 1ngày, ngoài giờ lên lớp

- Cách tổ chức hoạt động trải nghiệm: giáo viên chia lớp thành 6 nhóm Các nhómthống nhất nội dung, thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm, kế hoạch trảinghiệm, nhiệm vụ của mỗi thành viên, thời hạn hoàn thành nhiệm vụ cá nhân vàsản phẩm chung của nhóm

- Thành phần tham gia: Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên tổ Văn - Địa, học

sinh lớp 11A Ngoài ra, kết hợp với giáo viên môn Lịch sử và môn Địa lý để tư vấn

và trợ giúp đánh giá về các nội dung liên quan đến môn Lịch Sử 11 và môn Địa Lý

12, giúp các em hoàn thành nội dung bài học:

+ Cô Bùi Thị Quế - giáo viên môn Lịch sử tư vấn và hướng dẫn học sinh

tìm hiểu phần lịch sử về triều đại nhà Nguyễn cũng như lịch sử Việt Nam thế kỷXIX

+ Thầy Dương Văn Hưng - giáo viên môn Địa lý tư vấn và hướng dẫn học

sinh tìm hiểu phần vị trí địa lý Ninh Bình và vùng đất Kim Sơn cũng như đặc điểm

về văn hóa, xã hội, con người vùng đất quê hương mình

Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong tiết học trải nghiệm sang tạo:

+ Giáo viên thông qua bài học trải nghiệm

+ Giáo viên và học sinh thảo luận phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm

và các thành viên trong nhóm theo sở trường và khả năng

+ Trước khi tiến hành giảng dạy thực tế, giáo viên hướng dẫn cho học sinh

tự tìm hiểu khai thác các nội dung của di sản văn hóa thông qua các tư liệu hiệnvật Các nhóm sẽ được giao nhiệm vụ trước đó khoảng một tháng tùy theo tínhchất công việc: sưu tầm tranh ảnh và những bài viết về DTLS, tự lên kịch bản và tự

Trang 14

quay băng về quá trình làm việc nhóm + thuyết minh về DTLS (giáo viên cho họcsinh thảo luận và tự chọn nội dung thuyết minh).

+ Thiết kế bài học sử dụng di sản văn hóa theo hướng trải nghiệm sáng tạo.+ Giáo viên liên hệ với cán bộ văn hóa di tích lịch sử về việc tổ chức và chohọc sinh thực địa, mời cán bộ văn hóa cùng tham gia bài học

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho tiết học có thể diễn ra an toàn, thành công + Tổ chức dạy học trải nghiệm

- Nhiệm vụ của học sinh:

+ Thảo luận chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí, kĩ thuật quay chụphình ảnh di tích

+ Tìm hiểu tư liệu về DTLS qua nhiều kênh thông tin, trải nghiệm thực tiễn

để đảm bảo tính chính xác, khách quan của tư liệu

+ Nhiệm vụ của giáo viên: tổ chức cho học sinh thể hiện năng lực của mình

- Nhiệm vụ của tổ nhóm chuyên môn khi xây dựng chuyên đề

+ Tổ trưởng thông qua chuyên đề với giáo viên trong tổvề ý tưởng, kế hoạch

để các thành viên đóng góp ý kiến cùng xây dựng kế hoạch chuyên đề

+ Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các giáo viên trong tổ theo sởtrường và khả năng

+ Tổ trưởng lên lịch cụ thể cho chuyên đề

+ Trước khi tiến hành giảng dạy thực tế, giáo viên hướng dẫn cho học sinh

tự tìm hiểu khai thác các nội dung của di sản văn hóa thông qua các tư liệu hiệnvật Các nhóm sẽ được giao nhiệm vụ trước đó khoảng một tháng tùy theo tínhchất công việc: sưu tầm tranh ảnh và những bài viết về DTLS, tự lên kịch bản và tựquay băng về quá trình làm việc nhóm + thuyết minh về DTLS (giáo viên cho họcsinh thảo luận và tự chọn nội dung thuyết minh)

+ Thiết kế bài học sử dụng di sản văn hóa

+ Cử giáo viên liên hệ với cán bộ văn hóa di tích lịch sử về việc tổ chứcchuyên đề và mời cán bộ văn hóa cùng tham gia chuyên đề

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho chuyên đề có thể diễn ra an toàn, thành công + Tổ chức dạy học trải nghiệm

- Nhiệm vụ của học sinh:

+ Thảo luận chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí, kĩ thuật quay chụphình ảnh di tích

+ Tìm hiểu tư liệu về DTLS qua nhiều kênh thông tin, trải nghiệm thực tiễn

để đảm bảo tính chính xác, khách quan của tư liệu

Ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thực sự là cầu nối nhà trường, kiến thức môn họcvới thực tiễn một cách có tổ chức, có định hướng, góp phần tích cực vào việc hìnhthành, phát triển năng lực học sinh Về kiến thức, nội dung của các bài học được

Trang 15

học sinh tiếp nhận một cách chủ động, tích cực Các em không chỉ học trong lớp

mà chủ động tìm hiểu trước khi giờ học bắt đầu Khi trải nghiệm thực tế, các emcũng luôn luôn phải nhìn lại để nắm vững và vận dụng lý thuyết để tạo ra sản phẩmchất lượng

- Trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm, học sinh được rèn luyện rấtnhiều kỹ năng: làm việc nhóm, xây dựng kế hoạch, giao tiếp, thuyết trình Cácnhóm phải tự bàn bạc, thống nhất, xây dựng kế hoạch trải nghiệm, phân côngnhiệm vụ cho các thành viên, lên kế hoạch cá nhân, luyện tập để thuyết trình, Họcsinh có cơ hội để rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT, tìm kiếm và sử dụng các phầnmềm tin học một cách thành thạo, hiệu quả, biết xử lý ảnh, sắp xếp theo chủ đề phùhợp với triển lãm, cắt ghép video, ghép nhạc, ghi âm, lồng tiếng một cách khá

chuyên nghiệp Hơn thế học sinh còn có cơ hội trở thành một hướng dẫn viên du lịch, một ca nương trực tiếp thể hiện tác phẩm Ca trù Bài ca ngất ngưởng, tự hào

vẻ đẹp của quê hương mình, quảng bá vẻ đẹp đó đến bạn bè khắp nơi, Để có thể

hoàn thiện sản phẩm trải nghiệm thành công, học sinh còn cần tự đi liên hệ, xinphép cá nhân, tổ chức có liên quan để được tiếp cận các thông tin cần thiết, liên hệ

để mượn sản phẩm cho nhiệm vụ của nhóm

- Về không gian học tập: Với hoạt động trải nghiệm, học sinh không còn học tronglớp học mà học trong thực tế cuộc sống, không thụ động tiếp thu tri thức mà tự tìmhiểu lý thuyết cũng như thực tế đời sống Không gian học tập được mở rộng thực

sự rất ý nghĩa với học sinh, giúp các em cảm nhận, đắm mình trong không gian vănhóa của quê hương mình

2.3 Tiến trình dạy học: Chủ đề dạy học:

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc

hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho

Trang 16

+ Hoạt động 2: Giáo viên chia nhóm, giao công việc, hướng dẫn học sinhlàm việc.

+ Hoạt động 3: Giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa: cho học

sinh đi trải nghiệm sáng tạo tại đền thờ Nguyễn Công Trứ và vùng đất Kim Sơn thời gian 1 ngày, ngoài giờ lên lớp

-+ Học sinh làm việc theo nhóm, tìm kiếm, thu thập thông tin, tổng hợp, viếtbáo cáo (dạng powerpoint) và chuẩn bị trình bày sản phẩm - thời gian 1 tuần

- Tiết 2: Kiểm tra thông tin, trợ giúp học sinh.

+ Kiểm tra thông tin thu thập của từng nhóm, cách giải quyết vấn đề của mỗinhóm

+ Đưa ra góp ý, điều chỉnh cần thiết khi các nhóm báo cáo sơ bộ sản phẩm(báo cáo thử)

+ Lên kế hoạch báo cáo sản phẩm trực tiếp tại lớp học.

- Tiết 3 - 4: Trình bày sản phẩm, nhận xét, đánh giá.

+ Giáo viên cho học sinh trình bày sản phẩm trong tiết học, đưa ra câu hỏigợi ý, học sinh thảo luận, trình bày vấn đề

+ Giáo viên bổ sung, nhận xét, chốt lại kiến thức

+ Phát vấn – đàm thoại trong các câu hỏi liên hệ, mở rộng

Trang 17

- Giao nhiệm vụ học tập: Đưa

ra 6 vấn đề định hướng và một

số bài tập, câu hỏi tương ứng

- Phát sổ theo dõi dự án vàhướng dẫn học sinh ghi chép

- Định hướng, giúp đỡ cácnhóm xác định được: nội dung

dự án, tên dự án, các công việccần thực hiện để hoàn thànhnhiệm vụ

- Công bố mục tiêu chung củacác dự án Cung cấp tiêu chíđánh giá mỗi dự án

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị đi

trải nghiệm sáng tạo tại đền thờ Nguyễn Công Trứ huyện Kim Sơn vào ngày 11/09/2017 ( ngày chủ nhật)

trưởng, thư kí nhóm

- Mỗi nhóm nhận một đề tài, sổtheo dõi dự án và điền các thông tinban đầu

- Các nhóm thảo luận về ý tưởng

- HS thực hiện các nhiệm vụ đượcgiao

Trang 18

- Đưa ra góp ý, điều chỉnh cầnthiết khi các nhóm báo cáo sơ

- Thu phiếu đánh giá, sổ theodõi dự án

- Công bố kết quả của mỗi dự

án, gợi ý hướng phát triển tiếptheo của mỗi dự án Kết thúc

Trang 19

2.3.3 Tiến trình dạy học

A Mục đích: Giúp Hs

2.1 Về kiến thức, kĩ năng, thái độ

a Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của NguyễnCông Trứ

- Hiểu đúng, thực chất ý nghĩa của phong cách sống có bản lĩnh cá nhân - lối

sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến.

- Nắm được những nét cơ bản về sự hình thành, đặc điểm của thể loại ca trù;

thấy được vai trò, vị trí và ý nghĩa của thể loại âm nhạc truyền thống này đối với

đời sống tâm hồn của người Việt Nam

- Nắm được những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị và đặc biệt làchính sách khẩn hoang của triều đình nhà Nguyễn thế kỷ XIX

- Nắm được vai trò của Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khai hoang vùng đấtKim Sơn cũng như đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa xã hội của vùng đất này

- Nắm vững những nét đặc sắc về văn hóa của địa phương mình

- Giúp học sinh vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức của các môn học Địa lí,Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tin học, Hội hoạ, Điện ảnh và đặc biệt là

âm nhạc để giải quyết các vấn đề của bài học

- Phân biệt được đặc điểm của thể loại ca trù với các loại hình âm nhạc truyềnthống khác

b Về thái độ:

- Có ý thức trong việc hình thành nhân cách sống của con người

Trang 20

- Trân trọng, tự hào về những thành tựu nghệ thuật to lớn do cha ông xây dựngnên Có ý thức trách nhiệm lưu giữ và phát huy những truyền thống văn hóa củadân tộc.

- Biết tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ những giá trị văn hóa truyềnthống - đặc biệt là dòng nhạc truyền thống của dân tộc đang ngày càng mai mộtdần Yêu quý, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần ấy Tự hào về quê hương,gắn bó với trường, lớp, với cộng đồng nơi mình đang sinh sống

- Giáo dục lòng yêu nước, có ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước

- Ý thức tìm hiểu, xây dựng hiểu biết về di tích văn hoá địa phương, quê hương

- Học sinh có ý thức độc lập, tự giác, làm việc tích cực, có kế hoạch, có địnhhướng, chịu trách nhiệm trước tập thể, nhóm, thấy yêu thích hơn môn Ngữ Văn,thấy được sự liên hệ mật thiết giữa môn Ngữ Văn với các môn học khác

- Học sinh nhận thấy được vai trò quan trọng của các loại hình âm nhạc truyềnthống, của các di tích văn hoá địa phương đối với sự phát triển của một quốc gia,dân tộc Vì vậy, muốn đất nước tiến lên thì tuổi trẻ Việt Nam ngày nay phải cốgắng học tập và rèn luyện, phải có ý chí và hoài bão vươn lên để trở thành nhũngcon người được đào tạo có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Thông qua dự án để giáo dục Học Sinh tinh thần tự hào về di tích văn hoá địaphương cũng như có ý thức giữ gìn, bảo vệ và quảng bá với bạn bè trong nước vàquốc tế

c Kĩ năng:

- Kỹ năng phân tích và cảm thụ một tác phẩm văn học.

- Rèn luyện kỹ năng viết văn thuyết minh cho học sinh: kĩ năng lập dàn ý cho mộtbài văn thuyết minh về một đề tài gần gũi, quen thuộc: Thuyết minh về cuộc đời,

sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ, về thể hát nói của dân tộc

Trang 21

- Rèn luyện kỹ năng cảm nhận và thể hiện thành công một bài hát ca trù cũng nhưcác tác phẩm âm nhạc truyền thống khác như: chèo, dân ca, cải lương

- Rèn luyện phương pháp tư duy phân tích, liên hệ, so sánh

- Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng:

+ Phân tích, tổng hợp, so sánh

+ Quan sát, tìm kiếm, thu thập và xử lí thông tin

+ Tìm kiếm thông tin trên Internet

+ Làm việc theo nhóm

+ Viết và trình bày báo cáo trước đám đông

+ Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo

+ Biết liên hệ kiến thức các môn học khác vào môn Ngữ Văn

+ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn

+ Đọc bản đố địa lí

+ Phân tích thông tin

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng phần mềm MicrosoftOffice và Power point

D Định hướng phát triển năng lực cho Hs:

+ Phân tích, tổng hợp, so sánh

+ Quan sát, tìm kiếm, thu thập và xử lí thông tin

+ Tìm kiếm thông tin trên Internet

+ Làm việc theo nhóm

+ Viết và trình bày báo cáo trước đám đông

+ Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo

Trang 22

+ Biết liên hệ kiến thức các môn học khác vào môn Ngữ Văn.

+ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn

+ Đọc bản đố địa lí

+ Phân tích thông tin

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng phần mềm MicrosoftOffice và Power point

2.2 Năng lực vận dụng kiến thức liên môn

- Tăng cường tính chủ động, sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trungtâm, hướng học sinh đến việc lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng, thông qua dự

án để giáo dục về văn hoá địa phương cũng như nội dung của một tác phẩm vănhọc trung đại tiêu biếu

- Giúp học sinh vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức của các môn họcĐịa lí, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tin học, Hội hoạ và đặc biệt là âmnhạc để giải quyết các vấn đề của bài học

- Dự án dạy học này còn nhằm mục đích góp phần đổi mới hình thức tổ chứcdạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giákết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học;phát huy trí tuệ, năng lực làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo… của học sinh

- Thông qua dự án dạy học giáo viên có cơ hội để giao lưu, trao đổi kinhnghiệm giữa các giáo viên trong các tổ nhóm chuyên môn

B Phương pháp, phương tiện

1 Phương pháp: Nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời cáccâu hỏi

2 Phương tiện: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng

C.Tiến trình dạy học

1 Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs

3 Giới thiệu bài mới

Tiết 1.

Trang 23

Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu về dạy học theo chủ đề

Hoạt động 2: Xây dựng chủ đề bài học, chia nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm (25 phút)

- Gv đặt vấn đề, gợi ý dự án cho Hs (có câu hỏi và bài tập định hướng kèmtheo)

Chủ đề 5: Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi làm quan Chủ đề 6: Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi về hưu.

- Gv kết hợp với ý kiến của Hs phân chia thành 6 nhóm làm việc thực hiện 6 chủ

đề

+ Sự phân chia dựa trên: Năng lực của học sinh; Sự đồng đều giữa cácnhóm; Nguyện vọng của học sinh

+ Chủ đề 1, 2 : cả lớp chuẩn bị

+ Chủ đề 3, 4, 5: giao cho các nhóm học sinh khá

+ Chủ đề 6 : giao cho các nhóm học sinh giỏi

Trang 24

- GV yêu cầu mỗi nhóm lập địa chỉ hòm thư chung.

- GV kiểm tra danh sách các nhóm và việc bầu nhóm trưởng của mỗi nhóm Kếtquả các em thống nhất 6 nhóm như sau:

Nhóm 1: Nhóm trưởng: Đỗ Hữu Toàn

Thư kí: Nguyễn Thị Hải Duyên Các thành viên tham gia ( có danh sách kèm)Nhóm 2: Nhóm trưởng: Lê Thùy Dương

Thư kí: Vũ Thị Hoa Các thành viên tham gia (có danh sách kèm) Nhóm 3: Nhóm trưởng: Lê Quang Minh

Thư kí: Phạm Thị Ngân Các thành viên tham gia (có danh sách kèm) Nhóm 4: Nhóm trưởng: Đỗ Tú Tài

Thư kí: Phạm Mạnh Tài Các thành viên tham gia (có danh sách kèm) Nhóm 5: Nhóm trưởng: Bùi Thị Vân Anh

Thư kí: Lê Thị Tố Uyên Các thành viên tham gia (có danh sách kèm) Nhóm 6: Nhóm trưởng: Nguyễn Hạnh Trang

Trang 25

Thư kí: Trần Thu Hà Các thành viên tham gia (có danh sách kèm)

- Học sinh mỗi nhóm nhận một đề tài, thảo luận ý tưởng dự án và quyết định tên

dự án mỗi nhóm

- Gv định hướng và trợ giúp Hs thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch dự án

- Gv hướng dẫn học sinh mỗi nhóm tìm hiểu nội dung thông qua chùm câu hỏi vàyêu cầu phải có hình ảnh minh họa

Nhóm 1: Sơ lược về triều đại nhà Nguyễn và chính sách khẩn hoang.

Hướng dẫn tìm hiểu qua các câu hỏi:

1 Lịch sử hình thành triều đại nhà Nguyễn?

2 Chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội - đặc biệt là chính sách khẩn hoang?

3 Đóng góp của triều đại nhà Nguyễn ?

Nhóm 2: Vai trò của quê hương Ninh Bình - Kim Sơn trong công cuộc khẩn hoang.

Hướng dẫn qua hệ thống câu hỏi:

1 Vị trí địa lý của Ninh Běnh, Kim Sơn?

2 Qúa trình khai hoang ở Kim Sơn?

3 Công lao to lớn của Nguyễn Công Trứ đối với vùng đất Kim Sơn

Nhóm 3: : Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ.

Giáo viên hướng dẫn học sinh t́m hiểu những thành tựu về:

1.Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ?

2.Sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ?

Trang 26

3 Cái duyên của Nguyễn Công Trứ với thể loại ca trù?

Nhóm 4: Thể loại ca trù, những tác phẩm ca trù nổi tiếng, hoàn cảnh sáng tác "Bài

ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ.

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

1 Nguồn gốc, thời gian ra đời, đặc điểm và vai trò của Ca trù?

2 Hoàn cảnh sáng tác "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ.

Nhóm 5: Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi làm quan

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những nội dung cơ bản sau:

1.Theo em Ngất ngưởng diễn tả một tư thế nào của con người, và sự vật?

2 Mỗi từ “Ngất ngưởng” gắn liền với quãng đời nào của nhà thơ, thể hiện ở các

đoạn thơ nào trong bài?

3 Nếu hiểu “Ngất ngưởng” là một thái độ sống thì em hiểu thái độ đó là như thế

nào?

Nhóm 6: Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi về hưu

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thành tựu về:

1 Vậy lúc đã cáo quan rồi NCT có còn ngông, ngất ngưởng nữa không?

2.Cái Ngất ngưởng của nhà thơ ở đây được thể hiện như thế nào?

* Các kế hoạch hỗ trợ:

- Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint,

Trang 27

- Cung cấp cho HS địa chỉ e-mail, số điện thoại di động, điện thoại bàn( hoặc địachỉ nhà riêng) của GV để HS tiện liên hệ, giải đáp thắc mắc khi cần thiết.

- Cung cấp cho HS địa chỉ các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ dàngtruy cập

- In cho HS file các tài liệu hỗ trợ

Hoạt động 3: Thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HS tiến hành trải nghiệm ở đền thờ Nguyễn Công Trứ, huyện Kim Sơn )

- Thời gian thực hiện: Ngày 11/09/2016

- Thời lượng: 1 ngày

- Địa điểm: Đền thờ Nguyễn Công Trứ, huyện Kim Sơn cách trường 30km

Thành phần tham dự: Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên tổ Văn Sử Địa và 40 học sinh lớp 11A

-Cách thức thực hiện: Hs quan sát và thu thập thông tin

Hoạt động 5: Thực hiện dự án (HS tiến hành làm việc ở nhà)

- Các nhóm và các cá nhân làm việc trong thời gian 1 tuần theo sự phân

công của nhóm Từ ngày 10/09/2016 đến ngày 15/09/2016.

Ngày 1,2 Cá nhân thu thập thông tin cho vấn đề được phân công trả lời

Ngày 3,4 Cá nhân sử dụng thông tin đã có để hoàn thành vấn đề được phân

công

Ngày 5 Họp nhóm, cá nhân trình bày kết quả làm việc Nhóm góp ý

Ngày 6,7 Nhóm thống nhất nội dung trình chiếu

Trang 28

- Thu thập tài liệu, thông tin về triều đại nhà Nguyễn, về địa phương Ninh

Bình, về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ, về tác phẩm Bài ca ngất ngưởng thông qua sách vở, qua mạng Internet.

- Tổng hợp kết quả: các thành viên hoàn thành thu thập tài liệu, trình bàytrước nhóm Nhóm góp ý, bổ sung

- Xử lí toàn bộ thông tin thu thập được: các thành viên khớp các phần thôngtin thành bản tổng hợp, sử dụng các thông tin để giải quyết các vấn đề trong chủđề

- Nhóm thảo luận để thống nhất các vấn đề thành báo cáo hoàn chỉnh và đưathông tin lên các slide để trình chiếu

Trang 29

Sơ lược về triều đại nhà Nguyễn và

chính sách khẩn hoang.

Vai trò của quê hương Ninh Bình - Kim

Sơn trong công cuộc khẩn hoang.

Cuộc đời và sự nghiệp văn học của

Nguyễn Công Trứ.

Thể loại ca trù, những tác phẩm ca trù

nổi tiếng, hoàn cảnh sáng tác "Bài ca

ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ

Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn

Công Trứ khi làm quan

Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn

Công Trứ khi về hưu

- Hs nộp lại các phiếu đánh giá

- Gv cho điểm từng nhóm và tính tính điểm cho từng cá nhân theo tiêu chí (tuyêndương, khen thưởng nếu có)

Công bố kết quả của mỗi dự án, gợi ý hướng phát triển tiếp theo của mỗi dự án

- Gv yêu cầu các nhóm về hoàn chỉnh lại các sản phẩm trên( nếu có sai sót) và nộplại cho giáo viên và làm tài liệu tham khảo cho lớp ở các khóa sau

(Hết tiết 2)

Tiết 3 - 4: Hs báo cáo sản phẩm trên lớp

Trang 30

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Dẫn vào bài

Hình thức: cả lớp

Kĩ thuật: đặt câu hỏi

- Bước 1: Gv cho trình chiếu một

đoạn video về hát ca trù

Nêu câu hỏi: Đây là loại hình âm

nhạc truyền thống nào? Căn cứ vào

đâu mà em biết được?

- Bước 2: Thực hiện hoạt động học

tập - hình thức: thảo luận nhóm

- Bước 3: Hs trả lời

- Bước 4: Gv nhận xét, đánh giá

dẫn vào bài học

- Gv định hướng: Đây là loại hình

âm nhạc Ca Trù.Căn cứ vào các

dấu hiệu như: cây đàn đáy, bộ gõ,

lời ca, sự xuất hiện của ca

nương mà ta biết được đây chính

I Bối cảnh lịch sử, thời đại.

1 Sơ lược về triều đại nhà Nguyễn và công cuộc khẩn hoang.

a Về triều đại nhà Nguyễn:

- Là triều đại quân chủ chuyên chế, kéo dài

Trang 31

Hình thức: theo nhóm

Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thuyết trình

- Bước 1: GV nhắc lại yêu cầu,

- Xác lập chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng

Sa, và Trường Sa

- Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, mâuthuẫn xã hội ngày càng gay gắt không giảiquyết được, phong trào khởi nghĩa nông dânbùng nổ khắp nơi

- Đóng góp nổi bật: coi trọng khuyến khíchsản xuất nông nghiệp, quan tâm nhiều đếnviệc khai hoang, phục hóa đất đai

→ Đây là triều đại có công đầu trong việc

xác lập chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa,

và Trường Sa và có những chính sách khai hoang phục hóa tiến bộ.

- Nguyễn Ánh đã rất coi trọng khuyến khíchsản xuất quan tâm nhiều đến khai hoang,phục hóa đất đai

- Hình thức khai hoang:

+ Đồn điền + Doanh điền

→ Được sự chuẩn y của Minh Mạng,

Nguyễn Công Trứ đã tổ chức nhiều đợt khaihoang lập làng lớn, trong đó lớn nhất là việcthành lập 2 huyện mới: huyện Tiền Hải

Trang 32

Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thuyết tŕnh.

- Bước 1: GV nhắc lại yêu cầu,

-> có đường thuỷ, đường bộ, giao thôngthuận lợi, có lợi thế phòng thủ

- Vùng núi Ninh Bình, đặc biệt là vùng KimSơn có vị trí chiến lược quan trọng trongviệc phát triển kinh tế biển, đất đai màu mỡ,trù phú

b Công cuộc khẩn hoang vùng đất Kim Sơn:

- Kim Sơn là vùng đất nằm trong hạ lưu châuthổ sông Hồng, thuộc vùng bờ biển được bồitụ

- Đất Kim Sơn thuộc loại sình lầy, nên côngviệc khẩn hoang ở đây rất vất vả song do tài

tổ chức và vận dụng linh hoạt hơn 1 nămNguyễn Công Trứ đã hoàn thành việc quai

Trang 33

- Giáo viên Địa lý đặt câu hỏi nâng

cao mở rộng:

? Tại sao Nguyễn Công Trứ lại

chọn vùng đất Kim Sơn để khai

hoang mà không phải là các vùng

đất khác của Ninh Bình

- Hs trả lời

- Gv nhận xét bổ sung: Nguyễn

Công Trứ chọn vùng đất Kim Sơn

để khai hoang mà không phải là các

vùng đất khác của Ninh Bình vì:

+ Đây là vùng đất có sự bồi tụ, bồi

lắng phù sa

+ Nguyễn Công Trứ nắm được quy

luật của tự nhiên hướng nghiêng

chung của địa hình Việt Nam nói

chung và của Đồng Bằng Sông

Hồng nói riêng thấp dần từ phía

Tây Bắc xuống Đông Nam

+ Lượng phù sa tích tụ và dồn về

phía biển

→ Đây là những điều kiện tự

nhiên thuận lợi để thành lập nên

huyện Kim Sơn mới.

- GV mở rộng: Hãy kể thêm một

vài sự kiện trong lịch sử để cho

thấy đóng góp của Nguyễn Công

Những người này đã giúp các chiêu mộ rấtđắc lực

- Lực lượng nguyên mộ:Gồm những người

đã đến Kim Sơn từ những ngày đầu tiên

- Cách thức khẩn hoang: đào sông đắp đê vàcác kênh mương để dẫn nước ngọt vào đồngruộng thành lập nên huyện Kim Sơn mới.-> Cách bố trí hệ thống thuỷ lợi rất khoa họccách bố trí dân cư rất hợp lí

-> Kim Sơn trở thành vùng trọng điểm vềkinh tế an ninh quốc phòng của tỉnh

- Kim Sơn ngày nay:

+Là một vùng đất giàu tài nguyên thiênnhiên, với những đặc sản và làng nghề nổitiếng(nghề chiếu cói, rượu, bún mọc )

+ Thuỷ sản: sản lượng ngày một tăng gópphần xây dựng quê hương giàu đẹp

+ Là vùng đất có hệ thống dày đặc các nhàthờ công giáo Phát Diệm là một công trìnhkiến trúc tôn giáo nổi tiếng ở Việt Nam

+ Con người Kim sơn thuần hậu, thân thiện,chịu thương, chịu khó, cần cù, chăm chỉ, tỉ

mỉ và cẩn thận

+ Là quê hương của chủ tịch nước

=> Công lao của NCT là vô cùng to lớn

Trang 34

Trứ với công cuộc khai hoang của

đất nước.

- HS tuỳ vào hiểu biết để trình bày

(công cuộc khai hoang của Nguyễn

Công Trứ ở vùng đất Tiền Hải

-Thái Bình …)

- GV nhấn mạnh vai trò, công lao

của Nguyễn Công Trứ trong công

cuộc khai hoang lập ra hai vùng đất

mới Tiền Hải - Thái Bình và Kim

Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thuyết trình

- Bước 1: GV nhắc lại yêu cầu,

=> Bài học: chung tay góp sức xây dựng quêhương, phát huy truyền thống yêu nước

II Cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ.

1.Cuộc đời a.Thuở thiếu thời

- Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tiểu húy làCủng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệthiệu Hi Văn

- Ông xuất thân trong một gia đình Nho học,người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh

Hà Tĩnh

- Tài năng nẩy nở khá sớm nhưng thời thếkhông ổn định

=> Tuổi trẻ của Nguyễn Công Trứ đã phải

trải qua những cuộc biến thiên dữ dội Ông

Trang 35

b.Hơn nửa cuộc đời.

- Sống trong cảnh nghèo túng bần bách suốt

42 năm

- Vừa đi học, đi thi vừa làm đủ nghề để kiếm

sống trong đó có cả nghề làm kép hát.

- Đặt chân lên nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều

hạng người, mắt thấy tai nghe nhiều cảnhngộ, nhiều sự kiện

=> Do đó cái vốn sống, cái bản lĩnh của ông không phải bắt nguồn từ sách vở thánh hiền,

từ những giáo điều của Nho gia mà từ cuộc sống phong phú, đa dạng và vô cùng sôi động của thời Lê Mạt – Nguyễn Sơ.

c Cuộc đời làm quan:

+ Năm 1858, khi ông 80 tuổi, ông đã dâng

Trang 36

- Giáo viên đặt câu hỏi nâng cao

mở rộng:

- GV đặt câu hỏi, mở rộng thêm về

lịch sử địa phương:

? Bằng hiểu biết về quê hương, hãy

giới thiệu thêm với các bạn về lịch

sử xây dựng đền thờ Nguyễn Công

Trứ , khung cảnh xung quanh đền –

khu vực xă Quang Thiện (cũng là

quê hương của chủ tịch nước)?

HS thảo luận, trình bày - tuỳ thuộc

vào hiểu biết của mỗi cá nhân (Đền

thờ cũ ở khu vực khu vực xã Quang

Thiện hiện nay, đã từng được xây

dựng nhưng bị tàn phá trong chiến

tranh Nhân dân đã công đức xây

đền mới Đền xây mới hiện nay

được đặt chọn ở một vị trí mà

phong cảnh rất thơ mộng, hữu tình

và cũng giàu giá trị lịch sử:soi

mình bên dòng sông Ân, gần đó là

vùng đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu

sớ xin vào Nam đánh giặc ngoại xâm, vì tuổi

đã cao, sức yếu nên vua Tự Đức không đồngý

+ Ngày 14 tháng 11 năm Kỷ Mùi(1858) ôngqua đời

- Về khẩn hoang:

+ Nguyễn Công Trứ dâng sớ xin Vua Minh

Mạng được “Khẩn ruộng hoang để yên nghiệp dân nghèo”.

- Mục đích: Giúp cho dân nghèo có ruộnglàm ăn sinh sống, làm cho chỗ đất hoang vukhông còn là nơi giặc cướp tụ tập

- Hình thức: Chiêu mộ dân nghèo ở các nơiđến vùng ven biển thành lập các lý, ấp, xã,…cho xây dựng hệ thống thuỷ nông rất khoahọc

- Thời gian: Chưa đầy một năm

- Điều kiện lao động:gian nan, vất vả vàkhẩn trương

- Cuối năm 1829, huyện Kim Sơn đã đượcthành lập gồm 7 tổng, có 60 lý, ấp, trại, giáp

=> Nhân dân Kim Sơn đã xây dựng đền thờ

để bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công lao tolớn của ông

=> Tên ông cũng được đặt cho trường học,

Trang 37

có cây cầu ngói đã đi vào huyền

thoại linh thiêng,…)

Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thuyết trình

- Bước 1: GV nhắc lại yêu cầu,

nhiệm vụ của nhóm 4 và các nhóm

cho đường phố để ghi danh

=> Nguyễn Công Trứ là người có công rấtlớn trong việc khai hoang vùng đất Kim Sơn,Ninh Bình và huyện Tiền Hải - Thái Bình => Bài học: xây dựng lòng tin, phát huy khảnăng; noi gương Nguyễn Công Trứ, ra sứchọc tập để xây dựng quê hương; khôngngừng phấn đấu trong sự nghiệp của bảnthân; giữ gìn phẩm chất đạo đức

2.Sự nghiệp văn học.

+ Nguyễn Công Trứ là một trong những thi

sĩ nổi tiếng nhất nửa đầu thế kỷ XIX Ôngcòn để lại trên 50 bài thơ, trên 60 bài ca trù + Ông sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm Thểloại ưa thích của ông là thể loại hát nói Thểloại hát nói đã phổ biến từ các thế kỉ trướcnhất là cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn CôngTrú là người đầu tiên đã có công đem đếncho hát nói một nội dung phù hợp với chứcnăng và cấu trúc của nó

III Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng.

1.Thể loại ca trù

a.Khái niệm:

- Là thể loại tổng hợp giữa thơ và nhạc

- Có tính chất tự do, phóng khoáng

Trang 38

- Giáo viên đặt câu hỏi nâng cao

mở rộng: Đứng trước nguy cơ âm

nhạc truyền thống, nhất là thể Ca

Trù đang có nguy cơ bị mai một và

mất dần trong đời sống tinh thần

của giới trẻ, em cần phải làm gì để

giữ gìn và bảo tồn nền âm nhạc

truyền thống đó?

- Hs trả lời

- Gv định hướng: Để giữ gìn và

bảo tồn nền âm nhạc truyền thống

- Thích hợp với việc thể hiện con người cánhân

- Nguồn gốc :có cội nguồn từ lối hát cửađình – một lối hát tín ngưỡng thờ thànhhoàng làng

- Thời gian ra đời: xuất hiện vào khoảng đầuthế kỉ thứ XVI

- Nghệ thuật ca trù được khai thác trongnhiều bộ phim cũng như trong các chủ đề âmnhạc Việt Nam

Trang 39

đó chúng ta cần phải có những giải

pháp như: Thường xuyên tổ chức

giao lưu với các câu lạc bộ Ca Trù,

tổ chức các cuộc thi liên quan đến

loại hình âm nhạc truyền thống này

nhất là dành cho giới trẻ, đưa vào

giảng dạy trong trường học, khích

lệ động viên kịp thời những bạn trẻ

yêu thích và đam mê với loại hình

âm nhạc này

- Gv yêu cầu 1 học sinh trực tiếp

thể hiện bài ca ngất ngưởng bằng

giọng hát của một ca nương và đặt

câu hỏi: Bạn đã hát bài Ca Trù

đúng với đặc điểm của loại hình

âm nhạc này chưa?

=> Vậy nên Nguyễn Công Trứ mới tìm đếnloại hình nghệ thuật đặc sắc như ca trù

- Cái duyên của Nguyễn Công Trứ với CaTrù:

+ Nguyễn Công Trứ nhờ thể phách và cáitinh anh của ca trù để thể hiện khí pháchngang tàng, thái độ sống ngất ngưởng củabản thân

+ Ca trù cũng nhờ cái tài của ông mà nhưthuyền gặp gió

2.Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được nhà thơ sáng tác sau năm

1848 khi nhà thơ đã cáo quan về nghỉ hưu ở quê nhà Nguyễn Công Trứ viết Bài ca ngất ngưởng thể hiện phong cách sống của ông => Đây là triết lí sống trong suốt cuộc đời, khi còn là một thư sinh, khi xuất chính hay lúc đã về hưu của ông

=> Đây là triết lí sống trong suốt cuộc đời,khi còn là một thư sinh, khi xuất chính haylúc đã về hưu của ông

- Nội dung bài thơ cũng phần nào phản ánhlối sống ngất ngưởng lúc làm quan từ đó chothấy thái độ sống đáng kính nể của Nguyễn

Trang 40

Hoạt động 6: Tìm hiểu nội dung

bài Ca Trù (5-7 phút).

Hình thức: theo nhóm

Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thuyết trình

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

học tập

Gv đặt âu hỏi: Em hiểu như thế nào

về từ ngất ngưởng?Lối sống ngất

ngưởng của Nguyễn Công Trứ gợi

cho em suy nghĩ gì về sự thể hiện

lối sống ở mỗi con người?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học

3 Nội dung bài Ca Trù:

a Từ ngất ngưởng trong bài thơ.

- Xuất hiện 4 lần trong bài thơ ở cáccâu:4,8,12 và câu cuối

- Ngất ngưởng diễn tả một con người, sự

vật có chiều cao hơn so với con người và sựvật khác nhưng ngả nghiêng, chực đổ màkhông đổ

=> Đây là trạng thái gây cảm giác rất khóchịu cho người xung quanh, như trêu trọc,trêu ngươi

- Là khác người, xem mình cao hơn ngườikhác

- Là thoải mái tự do phóng túng, không theomột khuôn khổ nào hết

- Từ Ngất ngưởng thứ nhất gắn liền với những năm ra làm quan.Đó là cái Ngất

Ngày đăng: 11/10/2017, 20:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w