1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học “HS với di sản văn hóa địa phương” để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, viết quảng cáo, lập kế hoạch cho học sinh lớp 10

59 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 12,92 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNHTRƯỜNG THPT KIM SƠN A SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2016 – 2017 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VỚI CHỦ ĐỀ DẠY HỌC: “HỌC SINH VỚI DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG” Đ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH

TRƯỜNG THPT KIM SƠN A

SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2016 – 2017

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

VỚI CHỦ ĐỀ DẠY HỌC:

“HỌC SINH VỚI DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG”

ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH, VIẾT QUẢNG CÁO, LẬP KẾ HOẠCH

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúcĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TỈNH

Tôi ghi tên dưới đây:

TT Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo

ra sáng kiến

1 Trần Thị Lan Phương 15/4/1980 Trường THPT

Kim Sơn A

Tổ trưởng Thạc sĩ 100%

1 Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Tổ chức hoạt động trải nghiệm

sáng tạo với chủ đề dạy học: “Học sinh với di sản văn hóa địa phương” để rèn

luyện kỹ năng thuyết trình, viết quảng cáo, lập kế hoạch cho học sinh lớp 10 THPT.

Lĩnh vực áp dụng: Môn Ngữ văn lớp 10 THPT

2 Nội dung

a Giải pháp cũ thường làm:

* Cách tổ chức dạy học:

Trong chương trình Ngữ văn 10 THPT đã có ba tiết học gồm: Trình bày một

vấn đề (Học kỳ I), Lập kế hoạch cá nhân (Học kỳ I), Viết quảng cáo (Học kỳ II)

Giải pháp cũ thường làm đối với các tiết học này như sau: giáo viên tổ chứcdạy học theo đúng Phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bám sátcác nội dung cơ bản trong sách giáo khoa Trong đó các tiết học thường bắt đầubằng việc tìm hiểu lý thuyết, sau đó thực hành Về lý thuyết, các bài học này đềutập trung vào một số vấn đề cơ bản như ý nghĩa, yêu cầu, cách tiến hành với mỗi

kỹ năng Ở cuối các tiết học có một khoảng thời gian ngắn dành cho việc luyện tậpcác kỹ năng này Về phương pháp, giáo viên áp dụng các phương pháp quen thuộcnhư thuyết trình, đàm thoại,… Các tiết học được bố trí cách xa nhau, rời rạc, thiếu

sự liên kết

* Ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ:

Trang 3

- Về ưu điểm:

+ Việc đưa các nội dung này vào chương trình giúp học sinh được tiếp cậnvới kiến thức và kỹ năng mang tính thực tiễn cao, là những vấn đề các em vẫn gặptrong đời sống hàng ngày, là những kỹ năng mà một con người trong xã hội hiệnđại cần trang bị cho mình

+ Các tiết học trong chương trình bao gồm những nội dung kiến thức rất côđọng, mạch lạc, dễ tiếp nhận, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 10THPT Việc tiến hành theo các phương pháp cũ như làm việc với SGK, thuyếttrình, đàm thoại giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách bài bản, rõ ràng, có hệthống Từ kiến thức thu nhận được trong các tiết học trên lớp, các em có thể suyngẫm, liên hệ với thực tiễn để mở rộng hiểu biết của bản thân

- Về hạn chế:

+ Thứ nhất, các tiết học này tách rời nhau trong chương trình, không tạo nên

sự kết nối liền mạch Khi tiến hành dạy theo đúng phân phối chương trình vàphương pháp dạy cũ, học sinh sẽ không cảm nhận được các nội dung này thực tế

có mối liên hệ rất gần nhau, có thể bổ sung, kết hợp với nhau

+ Thời lượng dành cho các tiết học này rất hạn chế Thực tế cả ba tiết họcđều là những kỹ năng quan trọng, có ý nghĩa lớn với con người hiện đại Cũngkhông thể dễ dàng và nhanh chóng rèn luyện những kỹ năng này một cách nhuầnnhuyễn trong thời gian ngắn Thời lượng như vậy thực tế chỉ đủ để dạy lý thuyết cơbản, không có thời gian để học sinh thực hành, rèn luyện kỹ năng thực sự Như vậythì việc đổi mới chỉ dừng lại ở việc điểm qua các nội dung cơ bản, học sinh chưathể áp dụng vào đời sống thực tế của mình Trong khi đó, một con người thành đạttrong xã hội hiện đại không thể không biết trình bày, thuyết trình một vấn đề nào

đó trước đám đông, lên kế hoạch cho các công việc và cuộc đời của mình, khôngbiết tìm tòi cách thức để quảng bá cho sản phẩm mình tạo ra hay một ý tưởng nào

đó của cuộc sống

+ Các tiết học này không có thời gian dành cho hoạt động thực hành, trảinghiệm cuộc sống đúng nghĩa Việc thực hành mới được bố trí cuối mỗi tiết họcvới thời gian ngắn ngủi khó tránh được thực tế là thực hành còn mang nặng tínhhình thức, chưa chú trọng việc học sinh có cơ hội trải nghiệm thực sự, có thể sángtạo ra sản phẩm có chất lượng với mỗi bài học

b Giải pháp mới cải tiến:

b1 Tích hợp các tiết học thành một chủ đề dạy học:

* Cách xây dựng chủ đề dạy học:

Trang 4

Toàn bộ ba tiết học: Trình bày một vấn đề, Lập kế hoạch cá nhân, Viết

quảng cáo được tập hợp lại và thống nhất thành một chủ đề chung.

- Về thời lượng, chủ đề vẫn gồm ba tiết học Trong đó thời gian dành để tìmhiểu lý thuyết là một tiết Thời gian để thực hành là hai tiết cộng với thời gian họcsinh làm việc ngoài giờ học

- Về nội dung chủ đề: Giáo viên và học sinh bàn bạc để thống nhất lựa chọn

một chủ đề chung có thể kết nối ba tiết học Đó là nội dung: Học sinh với di sản

văn hóa địa phương.

Với chủ đề này, học sinh có thể rèn luyện các kỹ năng như trình bày ý kiếncủa cá nhân về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa của địa phương, có thể sáng tạo cácsản phẩm quảng cáo để quảng bá về các di sản văn hóa địa phương Trong quátrình thực hiện học sinh rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch cá nhân

* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:

Như vậy, việc xây dựng các tiết học rời rạc thành một chủ đề thống nhất đãđáp ứng được nhiều yêu cầu:

- Tạo sự kết nối liền mạch và logic giữa các tiết học Trong một chủ đềchung, học sinh đồng thời rèn luyện tất cả các kỹ năng cần thiết với yêu cầu củachủ đề

- Giảm nhẹ thời gian học lý thuyết xuống còn một tiết học Thời lượng củachủ đề chủ yếu dành cho việc thực hành Điều này phù hợp với thực tiễn dạy họchiện nay, bởi lẽ học sinh không phải chỉ cần học thuộc lý thuyết, điều các em cần

là thực hành, trải nghiệm, áp dụng được những lý thuyết đó vào thực tiễn đời sống

- Gắn lý thuyết với thực tiễn đời sống của học sinh: các nội dung Trình bày

một vấn đề, Lập kế hoạch cá nhân và Viết quảng cáo rất cần có một nội dung

chung để tạo sự liên kết giữa các tiết học này Do vậy, tôi hướng học sinh đến vấn

đề về di sản văn hóa địa phương Đây là vấn đề khá gần gũi với học sinh, có hệthống tư liệu phong phú, cũng là vấn đề khá thuận lợi với điều kiện mọi mặt củahọc sinh Để thực hiện nội dung này, học sinh cần về địa phương của mình, tìmhiểu thực tế, trên cơ sở đó có chất liệu để trình bày quan điểm cá nhân cũng nhưlàm các sản phẩm quảng bá di sản văn hóa địa phương

- Tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn, nhiều lĩnh vực: để hoàn thànhchủ đề này, học sinh cần tìm hiểu kiến thức của nhiều môn Với môn Ngữ văn, họcsinh cần nắm vững cách trình bày một vấn đề, cách viết kịch bản, lời thoại quảngcáo… Ngoài ra học sinh cần có hiểu biết về địa lý, lịch sử địa phương, các kiếnthức về văn hóa, các kỹ năng làm nghề thủ công… Để sản phẩm của nhóm thuyết

Trang 5

phục hơn, các em còn cần tìm hiểu, vận dụng kiến thức của các bộ môn KHTNnhư Hóa học để góp ý, tuyên truyền cho người dân nâng cao chất lượng sản phẩm,tạo ra những sản phẩm thủ công bền, đẹp về mẫu mã, hình thức, đảm bảo an toàncho sức khỏe của người tiêu dùng và tăng giá trị của sản phẩm đang được quảngcáo…

b2 Dạy học theo chủ đề gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo

* Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

Ngoài việc xây dựng nội dung thành một chủ đề dạy học thống nhất, tôi đãhướng dẫn và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Chủ đề dạy họcnày không thể tách rời hoạt động trải nghiệm Về cơ bản, hoạt động trải nghiệmtrong chủ đề này được xác định như sau:

- Thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm: tiết 2 của chủ đề và thời gianngoài giờ lên lớp

- Cách tổ chức hoạt động trải nghiệm: giáo viên phân công lớp thành 6 nhóm(hoặc học sinh tự đăng ký vào các nhóm theo sở thích, mối quan tâm của cá nhân).Các nhóm thống nhất nội dung, thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm, kế hoạchtrải nghiệm, nhiệm vụ của mỗi thành viên, thời hạn hoàn thành nhiệm vụ cá nhân

và sản phẩm chung của nhóm

* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:

- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thực sự là cầu nối nhà trường, kiến thứcmôn học với thực tiễn một cách có tổ chức, có định hướng, góp phần tích cực vàoviệc hình thành, phát triển năng lực học sinh Về kiến thức, nội dung của các bàihọc được học sinh tiếp nhận một cách chủ động, tích cực Các em không chỉ họctrong lớp mà chủ động tìm hiểu trước khi giờ học bắt đầu Khi trải nghiệm thực tế,các em cũng luôn luôn phải nhìn lại để nắm vững và vận dụng lý thuyết để tạo rasản phẩm chất lượng

- Trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm, học sinh được rèn luyệnrất nhiều kỹ năng: làm việc nhóm, xây dựng kế hoạch, giao tiếp, thuyết trình…Các nhóm phải tự bàn bạc, thống nhất, xây dựng kế hoạch trải nghiệm, phân côngnhiệm vụ cho các thành viên, lên kế hoạch cá nhân, luyện tập để thuyết trình,…Học sinh có cơ hội để rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT, tìm kiếm và sử dụng cácphần mềm tin học một cách thành thạo, hiệu quả, biết xử lý ảnh, sắp xếp theo chủ

đề phù hợp với triển lãm, cắt ghép video, ghép nhạc, ghi âm, lồng tiếng một cáchkhá chuyên nghiệp Hơn thế học sinh còn có cơ hội trở thành người mẫu trình diễnsản phẩm thủ công mỹ nghệ của quê hương mình, quảng bá các sản phẩm đó đến

Trang 6

bạn bè khắp nơi,… Để có thể hoàn thiện sản phẩm trải nghiệm thành công, họcsinh còn cần tự đi liên hệ, xin phép cá nhân, tổ chức có liên quan để được tiếp cậncác thông tin cần thiết, liên hệ để mượn sản phẩm cho nhiệm vụ của nhóm,…

- Về không gian học tập: Với hoạt động trải nghiệm, học sinh không còn họctrong lớp học mà học trong thực tế cuộc sống, không thụ động tiếp thu tri thức mà

tự tìm hiểu lý thuyết cũng như thực tế đời sống Không gian học tập được mở rộngthực sự rất có ý nghĩa với học sinh, giúp các em được cảm nhận, đắm mình trongkhông gian văn hóa của quê hương mình

Hỗ trợ của giáo viên

- HS cùng thảo luận

về yêu cầu và cáchthực hiện từng nhiệm

vụ (trình bày vấn đề,viết quảng cáo, lập kếhoạch)

- Các nhóm trình bàykết quả thảo luận

- Giáo viênhướng dẫnhọc sinh tìmhiểu lýthuyết thôngqua cácvideo, hìnhảnh

- Giáo viên

hỗ trợ họcsinh trongquá trìnhthực hiệnnhiệm vụhọc tập

- Học sinh trình bàytrên bảng nhóm vàthuyết trình về yêucầu, cách trình bàymột vấn đề, viếtquảng cáo và lập kếhoạch cá nhân

Hoạt động

2: Xây

dựng kế

- Học sinh nhậnnhiệm vụ học tập:

Làm sản phẩm quảng

bá về di sản văn hóađịa phương, trình bàyquan điểm về vấn đềbảo vệ di sản văn hóa

ở địa phương

(Phiếu HT: Phụ lục

Giáo viênnêu tính cấpthiết của dự

án và chuyểngiao nhiệm

vụ cho họcsinh bằngcác câu hỏiđịnh hướng

- Bản kế hoạch thựchiện nhiệm vụ củanhóm

- Bản kế hoạch thựchiện nhiệm vụ của cánhân

Trang 7

(Tài liệu hỗ trợ:

Phụ lục 2)

- Cung cấp

tư liệu, hìnhảnh mangtính chấtđịnh hướng,

hỗ trợ họcsinh

- GV trợgiúp HS xâydựng kếhoạch hoạtđộng củanhóm

- Lắng nghe và đánhgiá kết quả sản phẩmcủa nhóm

(Phiếu đánh giá hoạt động cá nhân:

Phụ lục 4)

- GV lắngnghe cácnhóm trìnhbày

- Nêu câuhỏi

- Tiến hànhđánh giá sảnphẩm củacác nhóm

- Nhận xét

và tổng kếthoạt độngnhóm

Chương trình truyềnhình “Kim Sơn quêhương tôi”:

(Hình ảnh sản phẩm: Phụ lục 5)

- Video quảng bá các

di sản văn hóa địaphương (Lễ hội, CồnNổi)

- Triển lãm ảnh vềDSVH huyện KimSơn

- Quảng cáo về các disản văn hóa địaphương

- Trình diễn thờitrang để quảng bá cácsản phẩm thủ công

mĩ nghệ từ cây cóicủa huyện Kim Sơn

- Chuyên mục Talk

Trang 8

Vietnam bàn về vấn

đề bảo vệ di sản vănhóa huyện Kim Sơn

3 Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được

a Hiệu quả kinh tế:

- Chủ đề “Học sinh với di sản văn hóa địa phương” mà tôi đã thực hiện cótiềm năng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền cho các

di sản văn hóa địa phương Thông thường, hoạt động tuyên truyền bảo vệ và pháttriển di sản văn hóa địa phương thường được tiến hành bằng hình thức treo băngrôn, khẩu hiệu, gần đây là treo các biển quảng cáo với hình ảnh có gắn đèn ledchiếu sáng ban đêm nhằm tăng hiệu quả Trong chủ đề dạy học đã thực hiện trênđây, học sinh đã sáng tạo ra các sản phẩm quảng cáo, video giới thiệu về Khu sinhcảnh Bãi Ngang – Cồn Nổi, triển lãm ảnh về di sản văn hóa Kim Sơn, quảng básản phẩm chiếu cói bằng hình ảnh,… Những sản phẩm này hoàn toàn có thể tải lêncác trang mạng xã hội, giúp mở rộng không gian, thời gian và đối tượng để quảng

bá sản phẩm

- Chủ đề này cũng rất có tiềm năng trong việc góp phần quảng bá và pháttriển du lịch địa phương Qua các sản phẩm của học sinh, nhiều người biết đếnnhững nét đẹp trong không gian văn hóa Kim Sơn, đó cũng là cách để học sinh gópphần phát triển di sản văn hóa địa phương Hơn nữa, các sản phẩm chiếu cói mỹnghệ được tạo nên từ bàn tay tài hoa, khéo léo và chăm chỉ của người Kim Sơn sẽđược biết đến nhiều hơn, góp phần vào việc tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sự pháttriển của ngành thủ công mỹ nghệ Kim Sơn

b Hiệu quả xã hội:

- Việc kết hợp kiến thức thực tiễn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trongmột môn học là việc làm cần thiết Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn khôngchỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các mônhọc khác, kiến thức thực tiễn để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tìnhhuống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất

- Đặc biệt trong giáo dục, dạy học gắn với chủ đề và hoạt động trải nghiệm,giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn

về vấn đề đặt ra trong môn học, góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

- Về tư tưởng, tình cảm, hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề dạyhọc “Học sinh với di sản văn hóa địa phương” đã giúp học sinh hiểu sâu hơn vềcác di sản văn hóa của địa phương Các em đã đến với những đền, chùa, đình miếu

Trang 9

cổ kính, hòa mình vào không gian lễ hội trang trọng thiêng liêng tưởng nhớ người

có công khai khẩn miền đất quê hương mình, hòa trong không khí náo nức củađêm Noel ở giáo xứ Phát Diệm, được đón nhận không khí thoáng đãng, khoáng đạtcủa vùng Bãi Ngang – Cồn Nổi, đến với những làng nghề truyền thống của quêhương, thưởng thức các món đặc sản,… Những trải nghiệm đó thực sự thú vị vàhấp dẫn, giúp các em cảm thấy rõ hơn, sâu hơn sự gắn bó giữa môn học với đờisống thực tế, góp phần bồi đắp tình cảm yêu mến, trân trọng các di sản văn hóanày Cao hơn, hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã góp phần giáo dục học sinh ý thứcphát triển để nâng cao giá trị của các di sản này, từ đó đưa di sản văn hóa của địaphương đi xa hơn, được biết đến nhiều hơn

- Đây là tư liệu cho giáo viên và học sinh tham khảo và áp dụng vào hoạtđộng dạy và học mang lại hiệu quả tốt Nhiều giáo viên và học sinh sau khi ápdụng sáng kiến này vào công việc dạy và học của mình đã rất ấn tượng, thích thú

và mong muốn được phát triển mở rộng hơn nữa giới hạn áp dụng của sáng kiếnnày vào nhiều các phần nội dung kiến thức ở các khối lớp

4 Điều kiện và khả năng áp dụng

a Về điều kiện áp dụng:

- Điều kiện cơ sở vật chất: nhà trường có phòng học chung với không giantrang thiết bị phù hợp để học sinh chuẩn bị và trình bày sản phẩm

- Điều kiện về con người:

+ Giáo viên: giáo viên cần tích cực, năng động, dám mạnh dạn thử nghiệmcái mới, có hiểu biết vững vàng về việc tổ chức dạy học theo chủ đề, tổ chức hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo Giáo viên cần có hiểu biết về CNTT, có sự cộng tác tốtvới các giáo viên có chuyên môn Tin học để các giáo viên này hướng dẫn cho cảthầy và trò trong những trường hợp vướng mắc

+ Học sinh: học sinh cần chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, sẵnsàng tiếp cận với kiến thức mới, có hiểu biết cơ bản về sử dụng các phương tiệnthông tin hiện đại, các phần mềm cắt ghép video, chỉnh sửa ảnh, trình chiếu trênPower Point, Trên hết, học sinh không ngại thử nghiệm, trải nghiệm và có tư duysáng tạo Với tinh thần ấy, học sinh có thể tiếp cận và làm quen với nhiều kiếnthức, kỹ năng mới

b Về khả năng áp dụng:

Chủ đề này có thể áp dụng rộng rãi vì dạy học theo chủ đề, dạy học gắn vớihoạt động trải nghiệm sáng tạo không chỉ phù hợp với định hướng giáo dục hiệnđại mà còn rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THPT Lứa tuổi này các em

Trang 10

đam mê tìm tòi khám phá, các em cũng rất tích cực, chủ động, nhanh nhạy với cáimới và thích khẳng định bản thân Việc trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh pháthuy được năng lực toàn diện

Về thời gian, sự linh hoạt của chủ đề cho phép học sinh chủ động trong việclàm nhiệm vụ Các em không cần phải mất quá nhiều thời gian để thực hiện mà cơbản nhất là lên kế hoạch hợp lý, lựa chọn thông tin phù hợp để sau đó xử lý Việcthực hiện chủ đề có thể kết hợp giữa làm trên lớp với hoạt động ngoài giờ, giữaviệc làm theo nhóm với hoạt động cá nhân

Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường THPT trong toàntỉnh Ninh Bình nói riêng, cả nước nói chung bởi nó không đòi hỏi đầu tư nhiều vềkinh tế Để chuẩn bị cho một bài dạy theo chủ đề này giáo viên cần chủ động tìmhiểu tư liệu (thông qua mạng Internet), sử dụng các PTDH hiện có của nhà trườnghoặc giáo viên thiết kế Vấn đề cơ bản nhất là giáo viên định hướng để học sinh tựtriển khai, thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn, đồng hành cùng học sinh Các phầnmềm Tin học học sinh có thể sử dụng phần mềm miễn phí trên mạng Internet, cácphương tiện phục vụ cho việc thực hiện sản phẩm cũng khá đơn giản trong xã hộihiện nay (điện thoại có chức năng quay phim, ghi âm, chụp ảnh…)

Tóm lại xét trên mọi phương diện, sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi vàlinh hoạt ở nhiều địa phương khác nhau Hơn nữa, với tinh thần đổi mới, tích cựcxây dựng chủ đề dạy học, tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chohọc sinh THPT, sáng kiến có thể tiếp tục phát triển để có thể ứng dụng tốt hơn vàphát huy năng lực của học sinh hiệu quả hơn

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật vàhoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Kim Sơn, ngày 21 tháng 9 năm 2017

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 12

HỌC SINH VỚI DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH, VIẾT QUẢNG CÁO,

LẬP KẾ HOẠCH CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT

II TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

- Họ và tên: TRẦN THỊ LAN PHƯƠNG

- Chức vụ: Tổ trưởng Tổ Văn - GDCD

- Địa chỉ: Trường THPT Kim Sơn A

III NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Giải pháp cũ thường làm

1.1 Tiến trình dạy học

Có thể khẳng định rằng việc đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện là nhucầu cấp thiết của thời đại Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa, nếu xã hộinói chung ngành giáo dục nói riêng không đổi mới để đáp ứng với yêu cầu của thờiđại thì thế hệ học sinh chúng ta đào tạo sẽ ngày càng tụt lại ở khoảng cách xa hơnvới các nước trong khu vực và trên thế giới

Trong nỗ lực đưa chương trình đến gần với đời sống hiện đại, chương trìnhNgữ văn 10 THPT đã có một số tiết học như:

- Trình bày một vấn đề (Học kỳ I)

- Lập kế hoạch cá nhân (Học kỳ I)

- Viết quảng cáo (Học kỳ II)

Tuy nhiên, các tiết học này được sắp xếp tách rời nhau trong chương trìnhvới khoảng cách khá xa, ở cuối học kỳ I và học kỳ II chương trình Ngữ văn 10THPT Hơn nữa, việc dạy và học những nội dung này vẫn thường được tiến hànhtheo phương pháp cũ, chưa có sự đổi mới rõ rệt

Giải pháp cũ thường làm đối với các tiết học này như sau: Về tiến trình vànội dung dạy học, giáo viên tổ chức dạy học theo đúng Phân phối chương trình của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, bám sát các nội dung cơ bản trong sách giáo khoa Trong

đó các tiết học thường bắt đầu bằng việc tìm hiểu lý thuyết, sau đó thực hành Về

lý thuyết, các bài học này đều tập trung vào một số vấn đề cơ bản như ý nghĩa, yêucầu, cách tiến hành với mỗi nội dung Ở cuối các tiết học có một khoảng thời gianngắn dành cho việc luyện tập các kỹ năng này Có thể hệ thống các nội dung kiếnthức cơ bản ở ba hai học này như sau:

1 Trình bày một

vấn đề

- Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấnđề

Trang 13

- Công việc chuẩn bị để trình bày một vấn đề.

- Cách thức trình bày một vấn đề (Mở đầu, trình bàynội dung chính, kết thúc và cảm ơn)

3 Viết quảng cáo - Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo

- Cách viết văn bản quảng cáo

- Luyện tập

1.2 Phương pháp dạy học

Các phương pháp giáo viên thường sử dụng trong các tiết dạy này là:

Làm việc với sách giáo khoa:

- Ưu điểm: học sinh làm việc một cách độc lập, tích cực, tạo không khí sôinổi trong học tập và phát huy năng lực tư duy của học sinh

- Nhược điểm: Kiến thức trong SGK chỉ hạn chế trong lượng kiến thức củamôn học, chưa đề cập được hết tất cả các kiến thức, tình huống mà HS sẽ gặp trongcuộc sống

Phương pháp đàm thoại (vấn đáp):

- Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) là phương pháp giáo viên đặt ra nhữngcâu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới; tựkhai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ nhữngkinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mởrộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mụcđích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra việc lĩnh hội tri thức

Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề:

- Là phương pháp để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết,

dễ hiểu cho học sinh tiếp thu Đối với học sinh qua nghe giảng giải nhanh chónghiểu được vấn đề và học được phương pháp trình bày vấn đề học tập một cách có

hệ thống Giáo viên thường sử dụng phương pháp này khi tiến hành nội dung cáckiến thức cần nhớ trong bài học, thể hiện mối liên hệ kiến thức trong một phầnhoặc toàn bộ chương trình

- Tuy nhiên, đây là phương pháp độc thoại, học sinh dễ rơi vào tình trạng thụđộng, phải cố gắng nghe để hiểu, ghi nhớ và không có cơ hội trình bày ý kiến riêng

Trang 14

của mình dẫn đến thói quen thụ động chờ đợi ý kiến giải thích của giáo viên Tiếthọc thường buồn tẻ, thiếu hứng thú nếu sử dụng phương pháp này quá nhiều.

1.3 Ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ

Việc đưa các nội dung này vào chương trình và sắp xếp như vậy có những

ưu điểm và hạn chế nhất định:

- Về ưu điểm:

+ Việc đưa các nội dung này vào chương trình giúp học sinh được tiếp cậnvới kiến thức và kỹ năng mang tính thực tiễn cao, là những vấn đề các em vẫn gặptrong đời sống hàng ngày, là những kỹ năng mà một con người trong xã hội hiệnđại cần trang bị cho mình Học sinh hiện nay rất cần biết trình bày một vấn đềtrước đám đông, tự tin và bản lĩnh thể hiện suy nghĩ, quan điểm của bản thân trướccác vấn đề của thực tiễn xã hội Các em cũng rất cần học tập việc lập kế hoạch chocuộc sống của mình ở các giai đoạn ngắn hạn cũng như dài hạn sau này Về quảngcáo, các em vẫn hàng ngày xem, nghe đọc trên rất nhiều phương tiện thông tin, từđài truyền hình, đài phát thanh, báo viết cho đến trên các báo điện tử, các trangmạng xã hội Vì vậy, rất cần cung cấp cho các em kiến thức nền tảng về quảng cáo,đặc biệt là những nguyên tắc căn bản của một văn bản, một sản phẩm quảng cáo

+ Các tiết học trong chương trình bao gồm những nội dung kiến thức rất côđọng, mạch lạc, dễ tiếp nhận, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 10THPT Việc tiến hành theo các phương pháp cũ như làm việc với SGK, thuyếttrình, đàm thoại giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách bài bản, rõ ràng, có hệthống Từ kiến thức thu nhận được trong các tiết học trên lớp, các em có thể suyngẫm, liên hệ với thực tiễn để mở rộng hiểu biết của bản thân

- Về hạn chế:

+ Thứ nhất, các tiết học này tách rời nhau trong chương trình, không tạo nên

sự kết nối liền mạch Khi tiến hành dạy theo đúng phân phối chương trình vàphương pháp dạy cũ, học sinh sẽ không cảm nhận được các nội dung này thực tế

có mối liên hệ rất gần nhau, có thể bổ sung, kết hợp với nhau

+ Thời lượng dành cho các tiết học này rất hạn chế Thực tế cả ba tiết họcđều là những kỹ năng quan trọng, có ý nghĩa lớn với con người hiện đại Cũngkhông thể dễ dàng và nhanh chóng rèn luyện những kỹ năng này một cách nhuầnnhuyễn trong thời gian ngắn Thời lượng như vậy thực tế chỉ đủ để dạy lý thuyết cơbản, không có thời gian để học sinh thực hành, rèn luyện kỹ năng thực sự Như vậythì việc đổi mới chỉ dừng lại ở việc điểm qua các nội dung cơ bản, học sinh chưathể áp dụng vào đời sống thực tế của mình Trong khi đó, một con người thành đạt

Trang 15

trong xã hội hiện đại không thể không biết trình bày, thuyết trình một vấn đề nào

đó trước đám đông, lên kế hoạch cho các công việc và cuộc đời của mình, khôngbiết tìm tòi cách thức để quảng bá cho sản phẩm mình tạo ra hay một ý tưởng nào

đó của cuộc sống,…

+ Các tiết học này không có thời gian dành cho hoạt động thực hành, trảinghiệm cuộc sống đúng nghĩa Việc thực hành mới được bố trí cuối mỗi tiết họcvới thời gian ngắn ngủi khó tránh được thực tế là thực hành còn mang nặng tínhhình thức, chưa chú trọng việc học sinh có cơ hội trải nghiệm thực sự, có thể sángtạo ra sản phẩm có chất lượng với mỗi bài học

2 Giải pháp mới cải tiến

Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ thườnglàm, tôi đã nghiên cứu và tiến hành phương pháp dạy học mới với ba tiết học trên

Về cơ bản, giải pháp mới cải tiến như sau:

2.1 Tích hợp các tiết học thành một chủ đề dạy học

2.1.1 Vài nét khái quát về dạy học theo chủ đề tích hợp:

- Khái niệm dạy học theo chủ đề tích hợp:

+ Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động cácyếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó

đạt được nhiều mục tiêu khác nhau

+ Dạy học tích hợp: là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức,hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,… thuộc nhiềulĩnh vực (môn học/HĐGD) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập;thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới; phát triển được nhữngnăng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễncuộc sống

+ Tích hợp liên môn: là hình thức tích hợp trong đó nội dung học tập đượcthiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy độngkiến thức, kỹ năng của nhiều môn học khác nhau để nghiên cứu và giải quyết tình

huống Dạy học tích hợp liên môn là hình thức dạy học tích hợp ở mức độ cao: ở

mức độ này đòi hỏi phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho HS vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống Chủ đề tích hợp liên môn là

những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện

ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay

xã hội

Trang 16

- Mục tiêu của dạy học tích hợp:

+ Hình thành và phát triển năng lực học sinh, nhất là năng lực giải quyết cácvấn đề thực tiễn

+ Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn.+ Tránh sự trùng lặp về nội dung giữa các môn học khác nhau

2.1.2 Xây dựng chủ đề “Học sinh với di sản văn hóa địa phương”

- Về nội dung chủ đề: Giáo viên và học sinh bàn bạc để thống nhất lựa chọn

một chủ đề chung có thể kết nối ba tiết học Đó là nội dung: Học sinh với di sản

văn hóa địa phương.

Với chủ đề này, học sinh có thể rèn luyện các kỹ năng như trình bày ý kiếncủa cá nhân về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa của địa phương, có thể sáng tạo cácsản phẩm quảng cáo để quảng bá về các di sản văn hóa địa phương Trong quátrình thực hiện học sinh rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch cá nhân

* Hiệu quả của việc dạy học theo chủ đề:

Như vậy, việc xây dựng các tiết học rời rạc thành một chủ đề thống nhất đãđáp ứng được nhiều yêu cầu:

- Tạo sự kết nối liền mạch và logic giữa các tiết học Trong một chủ đềchung, học sinh đồng thời rèn luyện tất cả các kỹ năng cần thiết với yêu cầu củachủ đề

- Giảm nhẹ thời gian học lý thuyết xuống còn một tiết học Thời lượng củachủ đề chủ yếu dành cho việc thực hành Điều này phù hợp với thực tiễn dạy họchiện nay, bởi lẽ học sinh không phải chỉ cần học thuộc lý thuyết, điều các em cần

là thực hành, áp dụng được những lý thuyết đó vào thực tiễn đời sống

- Gắn lý thuyết với thực tiễn đời sống của học sinh: các nội dung Trình bày

một vấn đề, Lập kế hoạch cá nhân và Viết quảng cáo rất cần có một nội dung

chung để tạo sự liên kết giữa các tiết học này Do vậy, tôi hướng học sinh đến vấn

đề về di sản văn hóa địa phương Đây là vấn đề khá gần gũi với học sinh, có hệthống tư liệu phong phú, cũng là vấn đề khá thuận lợi với điều kiện mọi mặt củahọc sinh Để thực hiện nội dung này, học sinh cần về địa phương của mình, tìm

Trang 17

hiểu thực tế, trên cơ sở đó có chất liệu để trình bày quan điểm cá nhân cũng nhưlàm các sản phẩm quảng bá di sản văn hóa địa phương.

- Tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn, nhiều lĩnh vực: để hoàn thànhchủ đề này, học sinh cần tìm hiểu kiến thức của nhiều môn Với môn Ngữ văn, họcsinh cần nắm vững cách trình bày một vấn đề, cách viết kịch bản, lời thoại quảngcáo… Ngoài ra học sinh cần có hiểu biết về địa lý, lịch sử địa phương, các kiếnthức về văn hóa, các kỹ năng làm nghề thủ công… Để sản phẩm của nhóm thuyếtphục hơn, các em còn cần tìm hiểu, vận dụng kiến thức của các bộ môn KHTNnhư Hóa học để góp ý, tuyên truyền cho người dân nâng cao chất lượng sản phẩm,tạo ra những sản phẩm thủ công bền, đẹp về mẫu mã, hình thức, đảm bảo an toàncho sức khỏe của người tiêu dùng và tăng giá trị của sản phẩm đang được quảngcáo…

2.2 Dạy học theo chủ đề gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo

2.2.1 Vài nét khái quát về hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó, dưới sựhướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trựctiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của gia đình, nhà trường, cũng nhưngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động Qua đó, mỗi học sinh phát huynăng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cánhân mình

+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động mang xã hội, thực tiễn đếnvới môi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trải nghiệm trong tậpthể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng lực; nhận ra năng khiếu,

sở thích, đam mê; bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũngnhư khuynh hướng phát triển bản thân; bổ trợ và cùng với các hoạt động dạy họctrong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục

+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhấn mạnh đến sự trải nghiệm, thúc đẩynăng lực sáng tạo của người học và được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo: từnội dung, hình thức, quy mô, địa điểm, lực lượng phối hợp Khoa học đã chứngminh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp cho học sinh có được kếtquả học tập tốt hơn

- Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

+ Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động trải nghiệm sángtạo Trong đó hai quá trình trải nghiệm và sáng tạo không tách rời nhau, trải

Trang 18

nghiệm là nền tảng cho sự sáng tạo Và ngược lại, sự sáng tạo khẳng định hiệu quảcủa hoạt động trải nghiệm.

+ Nội dung: nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp

và phân hóa cao, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vựchọc tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống,giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, an toàn giao thông,giáo dục môi trường…

+ Hình thức: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hìnhthức đa dạng như:

Hoạt động tự chủ: Nhà trường tổ chức các hoạt động tự chủ lấy học sinh làmtrung tâm, để học sinh tham gia một cách năng động vào các hoạt động đó Cáchình thức cụ thể bao gồm: hoạt động thích nghi, hoạt động tự trị, tổ chức sự kiện,các hoạt động sáng tạo…

Hoạt động câu lạc bộ: Học sinh sẽ chủ động tham gia vào các hoạt độngnhóm cùng sở thích, xây dựng và hình thành thái độ làm việc tập thể, qua đó pháttriển sở thích cũng như những kĩ năng của bản thân Có nhiều hình thức thể hiệnnhư: hoạt động học thuật, hoạt động văn hóa nghệ thuật, hoạt động thể thao, hoạtđộng thực tập, hoạt động đoàn và thanh thiếu niên…

Hoạt động hướng nghiệp: thông qua các hoạt động phát triển bản thân phùhợp với sở thích và hứng thú, khả năng và cá tính của học sinh để tra cứu và xâydựng định hướng nghề nghiệp tương lai Hoạt động này bao gồm: hoạt động giúphiểu rõ bản thân, hoạt động tìm hiểu thông tin hướng nghiệp, hoạt động kế hoạchhướng nghiệp và hoạt động thể nghiệm trực tiếp nghề nghiệp

Hoạt động tình nguyện: học sinh thực hiện các hoạt động chia sẻ và giúp đỡ

cộng đồng và những người xung quanh và tham gia bảo vệ môi trường Hoạt độngnày bao gồm: hoạt động tình nguyện trong trường, hoạt động tình nguyện tại khu

vực, hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động chiến dịch

+ Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục: Hoạt động trải nghiệm sáng tạođòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kếtnhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp,giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chínhquyền địa phương các Hội, tổ chức, doanh nghiệp, các nghệ nhân… Tùy nội dung

và tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếphoặc gián tiếp; có thể là chủ trì hoặc phối hợp, có thể là những mặt khác nhau: kinh

Trang 19

phí, phương tiện, địa điểm tổ chức, đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hayủng hộ tinh thần Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho học sinh đượchọc tập và giao tiếp với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáodục qua nhiều kênh khác nhau Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chấtlượng, hiệu quả của hoạt động.

2.2.2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề “Học sinh với di sản văn hóa địa phương”.

* Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

Ngoài việc xây dựng nội dung thành một chủ đề dạy học thống nhất, tôi đãhướng dẫn và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Chủ đề dạy học nàykhông thể tách rời hoạt động trải nghiệm Về cơ bản, hoạt động trải nghiệm trongchủ đề này được xác định như sau:

- Thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm: tiết 2 của chủ đề và thời gianngoài giờ lên lớp

- Cách tổ chức hoạt động trải nghiệm: giáo viên phân công lớp thành 6 nhóm(hoặc học sinh tự đăng ký vào các nhóm theo sở thích, mối quan tâm) Các nhómthống nhất nội dung, thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm, kế hoạch trảinghiệm, nhiệm vụ của mỗi thành viên, thời hạn hoàn thành nhiệm vụ cá nhân vàsản phẩm chung của nhóm

* Ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thực sự là cầu nối nhà trường, kiến thứcmôn học với thực tiễn một cách có tổ chức, có định hướng, góp phần tích cực vàoviệc hình thành, phát triển năng lực học sinh Về kiến thức, nội dung của các bàihọc được học sinh tiếp nhận một cách chủ động, tích cực Các em không chỉ họctrong lớp mà chủ động tìm hiểu trước khi giờ học bắt đầu Khi trải nghiệm thực tế,các em cũng luôn luôn phải nhìn lại để nắm vững và vận dụng lý thuyết để tạo rasản phẩm chất lượng

- Trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm, học sinh được rèn luyệnrất nhiều kỹ năng: làm việc nhóm, xây dựng kế hoạch, giao tiếp, thuyết trình…Các nhóm phải tự bàn bạc, thống nhất, xây dựng kế hoạch trải nghiệm, phân côngnhiệm vụ cho các thành viên, lên kế hoạch cá nhân, luyện tập để thuyết trình,…Học sinh có cơ hội để rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT, tìm kiếm và sử dụng cácphần mềm tin học một cách thành thạo, hiệu quả, biết xử lý ảnh, sắp xếp theo chủ

đề phù hợp với triển lãm, cắt ghép video, ghép nhạc, ghi âm, lồng tiếng một cáchkhá chuyên nghiệp Hơn thế học sinh còn có cơ hội trở thành người mẫu trình diễn

Trang 20

sản phẩm thủ công mỹ nghệ của quê hương mình, quảng bá các sản phẩm đó đếnbạn bè khắp nơi,… Để có thể hoàn thiện sản phẩm trải nghiệm thành công, họcsinh còn cần tự đi liên hệ, xin phép cá nhân, tổ chức có liên quan để được tiếp cậncác thông tin cần thiết, liên hệ để mượn sản phẩm cho nhiệm vụ của nhóm,…

- Về không gian học tập: Với hoạt động trải nghiệm, học sinh không còn họctrong lớp học mà học trong thực tế cuộc sống, không thụ động tiếp thu tri thức mà

tự tìm hiểu lý thuyết cũng như thực tế đời sống Không gian học tập được mở rộngthực sự rất có ý nghĩa với học sinh, giúp các em được cảm nhận, đắm mình trongkhông gian văn hóa của quê hương mình

2.3 Tiến trình dạy học: Chủ đề dạy học:

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

VỚI CHỦ ĐỀ DẠY HỌC

HỌC SINH VỚI DI SẢN VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH, VIẾT QUẢNG CÁO,

LẬP KẾ HOẠCH CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT

I MỤC TIÊU DẠY HỌC

1 Về kiến thức

Học sinh nắm được kiến thức trọng tâm:

+ Trình bày một vấn đề:

Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề

Công việc chuẩn bị để trình bày một vấn đề

Cách thức trình bày một vấn đề (Mở đầu, trình bày nội dung chính, kết thúc

và cảm ơn

+ Lập kế hoạch cá nhân:

Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân

Cách lập kế hoạch cá nhân

+ Viết quảng cáo:

Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo

Cách viết văn bản quảng cáo

Trang 21

3 Thái độ

- Giáo dục học sinh trân trọng những thành tựu về di sản văn hóa địaphương, từ đó có ý thức bồi đắp để nền tảng văn hóa của mỗi cá nhân càng tốt đẹphơn, bản sắc văn hóa dân tộc được phát huy mạnh mẽ hơn trong thời đại mới

- Có ý thức trân trọng, yêu quý những di sản văn hóa của quê hương và rasức học tập phấn đấu, hoàn thiện bản thân về tri thức, nhân cách để góp phần xâydựng quê hương, quảng bá và phát triển, nâng cao giá trị của các di sản văn hóa địaphương

II CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HS:

1 Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác trong học và làm việc nhóm

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin

- Năng lực giải quyết vấn đề

2 Năng lực chuyên biệt

- Khả năng tìm hiểu, thu thập, xử lí, lựa chọn thông tin liên quan chủ đề,thông tin về di sản văn hóa địa phương

- Khả năng làm việc theo nhóm: tìm kiếm tranh ảnh, tư liệu, đến các di tíchlịch sử, danh lam thắng cảnh để thấy được các di sản văn hóa địa phương, thựctrạng bảo vệ di sản văn hóa địa phương, giải pháp để nâng cao chất lượng của việcbảo vệ và phát triển di sản

- Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các nội dung liênquan

- Đặt ra kế hoạch, nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân, tự giác thực hiệntrách nhiệm của mình với gia đình, cộng đồng, quê hương, đất nước

Trang 22

- Máy tính, máy chiếu, bút laze, máy in.

- Tư liệu, tranh ảnh về các nội dung, vấn đề liên quan đến di sản văn hóahuyện Kim Sơn

- Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh vàvideo clip sưu tầm được

- Bản kế hoạch phân công nhiệm vụ cho học sinh

- Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh

- Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập…để học sinh thảo luận nhóm

- Các phiếu đánh giá, phiếu hỏi:

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, video clip có các nội dung, vấn đề liên quan đến

di sản văn hóa huyện Kim Sơn

- Làm các sản phẩm theo yêu cầu

- Chuẩn bị báo cáo theo các nhóm

Hoạt động của học sinh

Hỗ trợ của giáo viên

Kết quả/ sản phẩm dự kiến

Tuần 1

Hoạt động 1:

Tìm hiểu lý thuyết về Trình bày một vấn đề, Viết quảng cáo

và Lập kế hoạch cá nhân.

- Học sinhcăn cứ vàosách giáokhoa và thựctiễn đời sống,các tư liệu

GV cung cấp

đề tìm hiểu lýthuyết

- HS cùngthảo luận về

- Giáo viênhướng dẫnhọc sinh tìmhiểu lý thuyếtthông qua cácvideo, hìnhảnh

- Giáo viên

hỗ trợ họcsinh trongquá trình

- Học sinh trìnhbày trên bảngnhóm và thuyếttrình về yêu cầu,cách trình bày mộtvấn đề, viết quảngcáo và lập kếhoạch cá nhân

Trang 23

yêu cầu vàcách thựchiện từngnhiệm vụ(trình bàyvấn đề, viếtquảng cáo,lập kế hoạch)

- Các nhómtrình bày kếtquả thảoluận

thực hiệnnhiệm vụ họctập

vụ học tập:

Làm sảnphẩm quảng

bá về di sảnvăn hóa địaphương, trìnhbày quanđiểm về vấn

đề bảo vệ disản văn hóa ởđịa phương

- Học sinhthảo luận,xây dựng kếhoạch tổchức hoạtđộng trảinghiệm đểthực hiệnnhiệm vụ

Giáo viênnêu tính cấpthiết của dự

án và chuyểngiao nhiệm

vụ cho họcsinh bằng cáccâu hỏi địnhhướng

- Cung cấp tưliệu, hình ảnhmang tínhchất địnhhướng, hỗ trợhọc sinh

- GV trợ giúp

HS xây dựng

kế hoạch hoạtđộng củanhóm

- Bản kế hoạchthực hiện nhiệm vụcủa nhóm

- Bản kế hoạchthực hiện nhiệm vụcủa cá nhân

- HS báo cáo - GV lắng Chương trình

Trang 24

Tuần 2

Hoạt động 3:

Báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm

kết quả làmviệc củanhóm

- Lắng nghe

và đánh giákết quá sảnphẩm củanhóm

nghe cácnhóm trìnhbày

- Nêu câu hỏi

- Tiến hànhđánh giá sảnphẩm của cácnhóm

- Nhận xét vàtổng kết hoạtđộng nhóm

truyền hình “KimSơn quê hươngtôi”:

- Video quảng bácác di sản văn hóađịa phương (Lễhội, Cồn Nổi)

- Triển lãm ảnh vềDSVH huyện KimSơn

- Quảng cáo về các

di sản văn hóa địaphương

- Trình diễn thờitrang để quảng bácác sản phẩm thủcông mĩ nghệ từcây cói của huyệnKim Sơn

- Chuyên mục TalkVietnam bàn vềvấn đề bảo vệ disản văn hóa huyệnKim Sơn

2 Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng

cao

1 Trình bày

một vấn đề

- Nhận diệnđược phạm vi

sử dụng của

kỹ năng trìnhbày một vấn

đề trong đời

- Hiểu được tầm quan trọngcủa kỹ năng trình bày một vấn đề và các yêu cầu cơ bản

- Nắm đượccách trình bàymột vấn đề

- Biết trìnhbày một vấn

đề trước đámđông mộtcách tự tin,thuyết phục

Trang 25

- Hiểu được mục đích, yêu cầu của một văn bản quảngcáo.

- Nắm đượccách viết, làmmột sản phẩmquảng cáo

- Làm đượcmột sản phẩmquảng cáo về

di sản vănhóa địaphương

3 Lập kế

hoạch cá

nhân

- Nhận diệnđược các loại

kế hoạch trongthực tế đờisống

- Hiểu đượcmục đích, yêucầu của việclập kế hoạch

cá nhân

- Nắm đượccách lập kếhoạch cá nhân

- Lập đượcbản kế hoạchcủa cá nhân,nhóm theonhiệm vụđược giao

3 Kế hoạch cụ thể:

TUẦN 1

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU LÝ THUYẾT VỀ KỸ NĂNG

TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ, VIẾT QUẢNG CÁO

LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN

1 Mục tiêu:

- Học sinh nắm vững được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, cách trình bày một vấn đề,viết quảng cáo, lập kế hoạch cá nhân

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm

2 Thời gian: tuần 1 – 1 tiết

3 Cách thức tổ chức hoạt động:

Giáo viên giới thiệu về chủ đề học tập: Trong xã hội hiện đại, con người rấtcần rèn luyện cho mình các kỹ năng cần thiết như trình bày, thuyết trình về mộtvấn đề, quảng cáo về một sản phẩm, dịch vụ, một dự án,… Và để thành côngtrong cuộc sống, chúng ta không thể không lên kế hoạch cho công việc và cuộc đờicủa mình Vì vậy, với chủ đề này, chúng ta không chỉ tìm hiểu lý thuyết mà cơ bảnnhất là tìm hiểu cách thực hiện các kỹ năng này

Trang 26

Hoạt động 1.1 Tìm hiểu kỹ năng trình bày một vấn đề

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh xem video Bài phát biểu của Severn Suzuki tại Hội nghị Trái đất năm 1992 tại Rio De Janeiro, Brazil và yêu cầu học

sinh thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 1:

Phiếu học tập số 1 Câu 1: Bài phát biểu của Severn Suzuki có mục đích gì? Có ý nghĩa như thế nào

đối với người nghe?

Câu 2: Hãy hình dung trước khi trình bày, Severn Suzuki đã phải làm những công

việc gì để chuẩn bị cho bài phát biểu này?

Câu 3: Severn Suzuki đã mở đầu và kết thúc phần trình bày như thế nào? Nội dung

chính của bài phát biểu được triển khai như thế nào?

Câu 4: Yếu tố nào đã hỗ trợ để bài phát biểu của Severn Suzuki tác động mạnh

hơn đến người xem/nghe?

Bước 2: Học sinh xem video và thảo luận về các nội dung trong phiếu học tập.

Giáo viên quan sát, hướng dẫn (nếu cần)

Bước 3: Học sinh đại diện một nhóm trình bày các nội dung trong phiếu học tập.

Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, tranh luận để làm sáng rõ vấn đề

Bước 4: Giáo viên nhận xét và chốt lại một số vấn đề cơ bản:

- Trước khi trình bày: Cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lý, sở thích củangười nghe; lựa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày

- Các bước trình bày thường theo thứ tự: Chào hỏi, tự giới thiệu, lần lượttrình bày các nội dung đã định, kết thúc và cảm ơn

- Để tăng cường hiệu quả: cần chú ý sử dụng ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể (cửchỉ, điệu bộ…), hình ảnh hoặc video minh họa cho nội dung trình bày,…Chú ý yêucầu của giao tiếp khẩu ngữ

Hoạt động 1.2 Tìm hiểu kỹ năng viết quảng cáo Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh xem một số sản phẩm quảng cáo:

+ Video (quảng cáo sữa Vinamilk, quảng cáo tuyên truyền không uống rượubia khi lái xe…)

+ Văn bản quảng cáo (Tờ rơi quảng cáo điện thoại, tổ chức Hội chợ…) vàthảo luận các nội dung:

Nhóm 1: Trong thực tế đời sống, có những hình thức quảng cáo nào?

Nhóm 2: Quảng cáo có vai trò như thế nào trong thực tế đời sống? Một sảnphẩm quảng cáo cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Nhóm 3: Yếu tố nào khiến một sản phẩm quảng cáo được yêu thích?

Trang 27

Nhóm 4: Hãy hình dung cách viết một văn bản quảng cáo/kịch bản cho mộtvideo quảng cáo.

Bước 2: Học sinh xem video, dựa vào video, tài liệu, SGK và trải nghiệm của bản

thân để thảo luận, trả lời các yêu cầu

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày vấn đề Các nhóm khác bổ sung, góp ý Bước 4: Giáo viên nhận xét và chốt lại vấn đề cơ bản:

- Hình thức và nội dung quảng cáo vô cùng đa dạng, với sự sáng tạo khôngngừng của con người:

MỘT SỐ HÌNH THỨC QUẢNG CÁO SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

Quảng cáo trên truyền hình Quảng cáo trên Internet

Quảng cáo trên Radio Quảng cáo bằng pano

Trang 28

Quảng cáo trên xe bus Quảng cáo bằng tờ rơi

- Mục đích cơ bản của văn bản quảng cáo: thông tin, thuyết phục khách hàngtin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ và do đó thích mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụđó

- Yêu cầu: Ngắn gọn, hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh; trung thực, tôn trọngpháp luật và thuần phong mĩ tục

- Cách viết: chú trọng vào tính ưu việt của sản phẩm; chọn cách trình bàyđộc đáo, ấn tượng; trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh

Hoạt động 1.2 Tìm hiểu kỹ năng lập kế hoạch cá nhân Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về việc lập kế hoạch cá nhân

sau đó yêu cầu học sinh thuyết trình về ý nghĩa và cách lập kế hoạch và nêu một kếhoạch của cá nhân

Bước 2: Học sinh nghiên cứu, chuẩn bị trình bày.

Bước 3: Học sinh trình bày nội dung Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại vấn đề:

- Lập kế hoạch cá nhân là một thói quen cần thiết để có lịch trình làm việckhoa học, là bước cần thiết để đi tới thành công

- Cần có định hướng phân chia kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn

- Khi lập kế hoạch cần định hình rõ thời gian, mục tiêu cần phấn đấu và cần

có quyết tâm cao để hoàn thành đúng thời gian, kế hoạch đã định

- Nên chia nhỏ mục tiêu lớn thành từng chặng phù hợp với khả năng và hoàncảnh thực tế để kế hoạch mang tính khả thi cao hơn

- Cần có nhiều hình thức để tự động viên nhắc nhở bản thân cố gắng kiên trìthực hiện, khắc phục tính lười biếng, dễ thỏa mãn

Trang 29

HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: TÌM HIỂU DI SẢN VĂN HÓA HUYỆN KIM SƠN

- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế…

2 Thời gian: Tuần 1, tiết 2 và thời gian ngoài giờ lên lớp.

Bước 1: Chia nhóm và lựa chọn chủ đề

Chia nhóm: thống nhất chia lớp thành sáu nhóm với các nội dung, nhiệm vụ

cụ thể Mỗi nhóm nhận Phiếu học tập (Phụ lục 1) nghiên cứu nhiệm vụ, tư liệu

được gợi ý, hình dung công việc phải làm và phân công công việc cho các thànhviên trong nhóm

Nhóm 1 Làm phim tư liệu quảng bá về các lễ hội ở Kim Sơn

Nhóm 2 Làm phim tư liệu quảng bá về Cồn Nổi – Kim Sơn

Nhóm 3 Sưu tầm và tổ chức triển lãm ảnh về các di sản văn hóa huyện Kim SơnNhóm 4 Làm một số video quảng cáo về các di sản văn hóa huyện Kim SơnNhóm 5 Talk Vietnam: Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa huyện Kim Sơn

Nhóm 6 Trình diễn thời trang quảng bá sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ cây cói

Bước 2: Tìm hiểu thực trạng

Các nhóm tìm thực trạng của di sản văn hóa địa phương với các nội dung:

- Tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa, các loại di sản văn hóa căn cứ cácthông tin trên mạng Internet, căn cứ Luật Di sản văn hóa ban hành ngày 23 tháng

07 năm 2013 (Phụ lục 2)

- Kim Sơn có những loại di sản văn hóa nào thuộc di sản văn hóa vật thể, disản văn hóa phi vật thể

Ngày đăng: 19/06/2021, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w