1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn lựa chọn một số bài tập để sửa sai kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 11 THPT

16 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 153 KB

Nội dung

LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỂ SỬA SAI KỸ THUẬT NHẢY CAOKIỂU NẰM NGHIÊNG CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT.. Qua nhiều năm công tác dạy lớp ở trường phổ thông, tôi nhận thấy kỷ thuật nhảy cao của học

Trang 1

SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên : Lê Bá An

2 Ngày tháng năm sinh : 13 / 11 / 1978

3 Nam, nữ : Nam

4 Địa chỉ :ấp Đồn Điền – Túc Trưng – Định Quán – Đồng Nai

5 Điện thoại : 3638653

7 Chức vụ : giáo viên

8 Nhiệm vụ được giao : Giảng dạy TDTT

9 Đơn vị công tác : THPT Điểu Cải

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị cao nhất :cử nhân

- Năm nhận bằng : 2001

- Chuyên ngành đào tạo : Giáo Dục Thể Chất

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : TDTT

- Số năm có kinh nghiệm : 14

- Sáng kiến kinh nghiệm đã có : 3

Trang 2

LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỂ SỬA SAI KỸ THUẬT NHẢY CAO

KIỂU NẰM NGHIÊNG CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

TDTT ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội TDTT không những mang lại sức khỏe cho người tập mà nó còn là cầu nối giữa các quốc gia các dân tộc trên thế giới Ngày nay những hoạt động TDTT ngày càng được mở rộng và ngày càng phát triển mạnh mẽ Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm về “Chiến lược con người ” Tư tưởng đó được thể hiện rất rõ trong các nghị quyết, chỉ thị Đồng thời cũng đã khẳng định “ Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, là vốn để tạo ra tài sản trí tuệ, vật chất cho xã hội

” Bảo vệ, tăng cường sức khỏe của nhân dân là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp các ngành, đoàn thể, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà Nước, trực tiếp là ngành thể thao và ngành y tế Vì thế việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thế hệ trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết Nhằm đưa TDTT phát triển và phát triển con người toàn diện phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước, ngày 24 tháng 3 năm 1994 Ban Bí Thư TW Đảng đã ra chỉ thị số 36/ CT/

TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới như sau: “ Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà Nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh …”

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe

Việc luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định đó là quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước “ Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được….dân cường thì nước thịnh Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục

tự do ngày nào cũng tập Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “ Thể dục đem lại những quả kỳ diệu lắm, thần kỳ lắm….thể dục là biện pháp rất mầu nhiệm và không có gì hơn nó đâu”

Trang 3

Giáo dục thể chất trong trường trung học phổ thông còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về lĩnh vực thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tổ chức thể lực giúp các em có thể học tốt các môn học văn học, lao động sản xuất và mọi công tác khác Tập luyện điển hình một cách có hệ thống và khoa học có tác dụng củng cố và tăng cường sức khỏe, là cơ sở để phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện để nâng cao thành tích các môn thể thao khác

Qua nhiều năm công tác dạy lớp ở trường phổ thông, tôi nhận thấy kỷ thuật nhảy cao của học sinh còn yếu, đặc biệt là kỷ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng, vì nội dung học hoàn toàn mới và tương đối khó so với nhảy cao kiểu bước qua mà các em đã học ở trường cấp II nên mức độ tiếp thu còn chậm, không vận dụng được kỹ thuật để thực hiện tốt động tác Đây là lý do mà thành tích học tập cũng như tập luyện và thi đấu của học sinh không cao Vì vậy tôi chọn đề tài “ Lựa chọn một số bài tập để sửa sai kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 11 THPT ”

1 Mục đích nghiên cứu :

Thông qua kết quả nghiên cứu , Tôi lựa chọn được một số bài tập thích hợp nhằm sửa sai kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh Từ đó học sinh tập luyện tích cực hơn , thành tích nhảy cao cũng tăng lên

2 Nhiệm vụ nghiên cứu :

- Xác định một số sai sót thường mắc trong kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng của học sinh

- Lựa chọn và áp dụng một số bài tập để sửa sai kỹ thuật cho học sinh

3 Phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu

- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu :

- Tìm hiểu , nghiên cứu chương trình giảng dạy , thực tế giảng dạy môn nhảy cao nằm nghiêng lớp 11 THPT

- Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 11 Trường THPT Điểu Cải

5 Thời gian nghiên cứu :

- Thời gian : Từ đầu học kỳ I năm học 2013-2014 đến nay

- Địa điểm : Trường THPT Điểu Cải

- Trang thiết bị : nệm nhảy cao , cột , xà nhảy , đồng hồ , thước đo , dây nhảy cá nhân …

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.Thực trạng việc giảng dạy môn Nhảy cao nằm nghiêng tại trường :

Qua quá trình giảng dạy môn nhảy cao nằm nghiêng tại trường tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn sau :

Trang 4

a Thuận lợi:

* Về phía Giáo Viên :

- Được sự quan tâm giúp đỡ, động viên rất nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này

- Sự giúp đỡ tận tình của tất cả giáo viên cùng bộ môn, Tổ trưởng chuyên môn trong việc thực hiện đề tài này

Bản thân người thực hiện đề tài là giáo viên giáo dục thể chất đã giảng dạy nhiều năm kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng, có nhiều kinh nghiệm để có phương pháp và biện pháp cải tiến thích hợp thực hiện tốt đề tài

* Về phía Học sinh :

- Đối với điều tra cơ bản và thực hiện đề tài là học sinh THPT đang theo học tại trường, có đạo đức tác phong, ý thức kỹ luật và chấp hành tốt nội qui của nhà trường

- Học sinh tích cực tập luyện

- Đa số các em có ý thức tổ chức tốt

b Khó khăn:

- Sân bãi tập luyện của trường qua nhiều năm xuống cấp , diện tích sân tập nhỏ hẹp , trang thiết bị giảng dạy nhảy cao còn thiếu , không phù hợp …

- Kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng là nội dung học hoàn toàn mới và có độ khó tương đối cao so với nhảy cao kiểu bước qua mà học sinh đã học nhiều năm ở trường THCS nên mức độ tiếp thu chậm, động tác sai khó sửa nên đa số các em học sinh không vận dụng được kỹ thuật để thực hiện hoàn chỉnh tốt động tác

- Đối tượng học sinh nhiều em còn chưa tập trung vào môn học , khả năng phối hợp vận động còn yếu , sức khỏe của một số em rất yếu , nhất là những học sinh nữ

- Điều kiện tập luyện thêm ở nhà , địa phương của các em còn hạn chế

2 Chọn đối tượng :

Để thực hiện đề tài , tôi chọn hai nhóm đối tượng có số lượng và tình hình sức khỏe tương đương nhau :

- Nhóm thứ 1 : tôi chọn lớp 11B9 có 45 học sinh và lớp 11B10 có 46 học sinh làm nhóm đối chứng , tập luyện bình thường theo PPCT , sách hướng dẫn của Giáo Viên

- Nhóm thứ 2 : Tôi chọn lớp 11A1 có 44 học sinh và lớp 11A2 có 46 học sinh làm nhóm thực nghiệm , tập luyện theo PPCT và áp dụng một số bài tập tôi lựa chọn để sửa sai kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh

Trang 5

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Để thực hiện tốt chuyên đề , về phía bản thân tôi phải nắm vững kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng , quan sát việc tập luyện của học sinh và tìm thấy những sai sót của học sinh thường mắc từ đó đưa ra những bài tập thích hợp để sửa sai kỹ thuật cho học sinh

Kỹ thuật nhảy cao kiểu “ Nằm nghiêng “ chia làm bốn giai đoạn : chạy đà , giậm nhảy , trên không và tiếp đất Trong các giai đoạn kỹ thuật thì giai đoạn nào cũng quan trọng , cũng ảnh hưởng đến kỹ thuật và thành tích của học sinh Vì vậy

để tập luyện tốt môn nhảy cao nằm nghiêng học sinh phải nắm vững từng giai đoạn

kỹ thuật , có sức khỏe , có tư duy vận động và khả năng phối hợp vận động từ đó phối hợp các giai đoạn với nhau để tập luyện tốt

1.Giai đoạn chạy đà :

Chạy đà đóng một vai trò quan trọng trong nhảy cao , có giai đoạn chạy đà tốt , ổn định thì học sinh mới thực hiện được giai đoạn giậm nhảy Qua quá trình giảng dạy và quan sát tôi thấy học sinh thường sai sót trong giai đoạn chạy

đà như sau :

- Bước chạy đà và tốc độ chạy đà chưa thích hợp

- Góc độ chạy đà sai

- Chạy đà sai hướng

- Không đặt được gót chân giậm nhảy vào điểm giậm nhảy

* Giải pháp :

a Bài tập 1 : Chạy 30m xuất phát cao

- Mục đích : giúp học sinh ổn định bước chạy , tốc độ chạy trong chạy đà

- Chuẩn bị : Đường chạy 30m , cột mốc

- Cách tập : Học sinh tập luyện theo nhóm 4 người

- Đội hình tập luyện :

€€€ €

€€€ €

€€€ 30m €

€€€ €

b Bài tập 2 : xác định điểm giậm nhảy , thực hiện 3 bước , 5 bước chạy đà đặt chân giậm nhảy

- Mục đích : ổn định bước chạy đà , xác định góc chạy đà thích hợp

- Chuẩn bị : nệm , xà , phấn đánh dấu điểm giậm nhảy

- Cách tập : học sinh xác định điểm giậm nhảy , đo 3 bước , 5 bước đà và tập luyện yêu cầu học sinh chạy đúng bước đà , góc độ chạy đà

Trang 6

- Đội hình tập luyện :

* *

€€€€€€ €€€€€€

€ ( GV )

c Bài tập 3 : đi hoặc chạy chậm 3 , 5 bước đặt gót chân giậm vào điểm giậm nhảy

- Mục đích : giúp học sinh đặt đúng chân giậm nhảy vào điểm giậm nhảy

- Chuẩn bị : nệm , xà , phấn vẽ mốc …

- Cách tập : từng học sinh thực hiện luân phiên

- Đội hình tập luyện :

* *

€€€€€€ €€€€€€

€ ( GV )

2 Giai đoạn giậm nhảy :

Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy cao Sự phối hợp nhịp nhàng ,chính xác giữa giậm nhảy đá lăng và đánh tay với tốc độ di chuyển của cơ thể ( do chạy đà tạo ra ) là yếu tố quyết định hiệu quả của giai đoạn giậm nhảy Trong giai đoạn này học sinh thường thực hiện sai ở những điểm sau :

- Giậm nhảy sai chân

- Lực giậm nhảy chưa tốt

- Chân đá lăng đá vào xà nhảy

* Giải pháp :

a Bài tập 1 : Chạy đà tự do giậm nhảy đá lăng

- Mục đích : xác định chân thuận , chân giậm nhảy

- Chuẩn bị : sân có đường chạy dài

- Cách tập : từng nhóm 4 học sinh chạy đà giậm nhảy đá lăng để xác định chân giậm nhảy thích hợp

- Đội hình tập luyện :

€€€ €

€€€ € ( học sinh thực hiện 3-5 lần )

€€€ €

€€€ €

b Bài tập 2 : Lò cò bằng chân giậm nhảy

Trang 7

- Mục đích : phát triển sức mạnh chân giậm , giúp học sinh có lực giậm nhảy tốt

- Chuẩn bị : đường chạy 30m , cột mốc

- Cách tập ; : từng nhóm 4 học sinh lò cò bằng chân giậm nhảy , khoảng cách 20m , thực hiện 3 lần

- Đội hình tập luyện :

€€€ €

€€€ € ( học sinh thực hiện 3 lần )

€€€ €

€€€ €

c Bài tập 3 : Chạy đà giậm nhảy đá chân lăng dọc theo xà nhảy ở trên cao

- Mục đích : tập giai đoạn đá chân lăng không để đá vào xà , tập giậm nhảy

để thân người không lao vào xà

- Chuẩn bị : nệm , xà cao ngang tầm đầu

- Cách tập : từng học sinh thực hiện luân phiên xoay vòng

- Đội hình tập luyện :

* *

€€€€€€ €€€€€€

€ ( GV )

3.Giai đoạn trên không :

Giai đoạn trên không bắt đầu từ khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất Tiếp theo co nhanh chân giậm nhảy , đồng thời xoay mũi chân giậm nhảy về phía xà tạo cho thân người nằm nghiêng xo với xà , hai tay phối hợp để qua xà Giai đoạn này cũng quan trọng trong nhảy cao Trong kỹ thuật này học sinh thường sai ở những điểm sau :

- Thân người lao vào xà khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất

- Không xoay được mũi bàn chân để tạo thành tư thế nằm nghiêng khi qua

- Chân giậm nhảy không co nhanh để va vào xà

* Giải pháp :

a Bài tập 1 : tập chạy đà 3, 5 , 7 bước giậm nhảy đá lăng rơi xuống bằng chân giậm tại chổ

Trang 8

- Mục đích : giúp học sinh ổn định kỹ thuật giậm nhảy , điều chỉnh bước chạy đà và đặt chân giậm để thân người không lao vào xà

- Chuẩn bị : đường chạy đà , nệm nhảy , xà …

- Cách tập : học sinh tập theo nhóm 4 người

- Đội hình tập luyện :

€€€ €

€€€ € ( học sinh thực hiện 3 lần x 3 lượt )

€€€ €

€€€ €

b Bài tập 2 : một , ba bước giậm nhảy đá lăng xoay mũi bàn chân và xoay thân người 180 độ về hướng chạy

- Mục đích : tập xoay mũi chân và xoay thân người để tạo thành tư thế nằm nghiêng khi qua xà

- Chuẩn bị : đường chạy đà

- Cách tập : học sinh tập đồng loạt tại chổ hoặc theo nhóm 4 người

- Đội hình tập luyện :

€€€ €

€€€ € ( học sinh thực hiện 3 lần x 3 lượt )

€€€ €

€€€ €

*c.Bài tập 3 : Chạy đà thẳng giậm nhảy đá lăng rơi bằng chân giậm nhảy xuống nệm

- Mục đích : tập cho học sinh kỹ thuật giậm nhảy , chủ động co chân giậm nhảy để qua xà

- Chuẩn bị : nệm , xà nhảy

- Cách tập : học sinh chạy đà thẳng thực hiện chạy đà giậm nhảy

- Đội hình tập luyện :

€ ( học sinh thực hiện lần lượt ) €

€

Trang 9

4 Giai đoạn tiếp đất :

Sau khi qua xà chân giậm nhảy duỗi nhanh để chủ động tiếp đất , tay cùng bên với chân giậm nhảy hoặc cả hai tay duỗi ra để hổ trợ và giữ thăng bằng Trong

kỹ thuật tiếp đất này học sinh thường thực hiện sai ở những điểm sau :

- Chân đá lăng tiếp đất trước

- Chân giậm nhảy không duỗi nhanh để tiếp đất

- Tay không phối hợp để giảm chấn động

* Giải pháp :

a Bài tập 1 : chạy đà giậm nhảy qua xà và rơi bằng chân giậm xuống nệm ở mức

xà thấp

- Mục đích : sửa sai cho học sinh khi tiếp đất bằng chân lăng

- Chuẩn bị : nệm , xà , cột mốc …

- Cách tập : học sinh thực hiện chạy đà , giậm nhảy qua xà ở đà thấp , từng học sinh thực hiện luận phiên , xoay vòng

- Đội hình tập luyện :

* *

€€€€€€ €€€€€€

€ ( GV )

b Bài tập 2 : tại chổ bật nhảy đá lăng , co chân giậm và xoay thân rơi bằng chân giậm xuống đất , hai tay kết hợp chống xuống đất để hoãn xung

- Mục đích : sửa sai cho học sinh khi không duỗi nhanh chân giậm để tiếp đất và không duỗi tay để phối hợp giảm chấn động

- Chuẩn bị : sân tập rộng

- Cách tập : học sinh tại chổ bật nhảy hoặc một bước giậm nhảy đá lăng xoay thân kết hợp chống tay để giảm chấn động

- Đội hình tập luyện : học sinh thực hiện đội hình 4 hàng ngang

€ € € € € € € €

€ € € € € € € € € € € € € € € €

IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Trang 10

Để đánh giá kết quả tập luyện của học sinh tôi đã kiểm tra kỹ thuật và thành tích nhảy cao của học sinh ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng với thang điểm sau :

 Loại giỏi: điểm 9 -10

Thực hiện đúng kỹ thuật các giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên không , tiếp đất

Thành tích đạt: 1,20m ( nam) 1 m ( nữ)

 Loại khá: điểm 7 – 8

Thực hiện cơ bản đúng các giai đoạn kỹ thuật , các giai đoạn khác có sai sót nhỏ

Thành tích đạt: 1,05m (nam) 0,85m ( nữ)

 Loại đạt : điểm 5 – 6

Thực hiện cơ bản đúng giai đoạn trên không , các giai đoạn khác có sai sót nhỏ

Thành tích đạt: 0.95m (nam) 0,80m ( nữ)

 Loại không đạt : điểm < 5

Không thực hiện được các giai đoạn kỹ thuật , nhảy không qua xà

1 Kết quả kiểm tra :

Sau khi kiểm tra , đánh giá kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng tôi thu được kết quả sau :

♦ Lớp 11B9 : 45 HS ( 22 Nữ )

HS

Loại

♦ Lớp 11B10 : 46 HS ( 21 Nữ )

HS

Loại

Trang 11

Nữ 0 7 11 3

♦ Lớp 11A1 : 44 HS ( 23 Nữ )

HS

Loại

♦ Lớp 11A2 : 46 HS ( 23 Nữ )

HS

Loại

2 Nhận xét , đánh giá :

Qua việc lựa chọn một số bài tập để sửa sai kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh vào tập luện và kết quả kiểm tra của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng tôi có nhận xét sau :

- Quan sát sư phạm tôi thấy :

+ Nhóm đối chứng : học sinh tập luyện chưa tích cực do kỹ thuật nhảy khó , các bài tập chưa đa dạng , chưa thu hút các em tập luyện , nhất là những em học sinh nữ

+ Nhóm thực nghiệm : các học sinh tập luyện nghiêm túc và tích cực hơn , kỹ thuật nhảy của các em được hoàn thiện hơn , các em hứng thú trong tập luyện do các em thực hiện đúng kỹ thuật nhảy

- Kiểm tra đánh giá tôi thấy :

+ Nhóm đối chứng : tỷ lệ học sinh đạt loại khá giỏi chưa cao , tỷ lệ học sinh đạt chiếm tỷ lệ cao , vẫn còn học sinh xếp loại không đạt

Ngày đăng: 09/08/2017, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w