Khoảng 10 năm trở lại đây, nhóm chương trình chuyên đề về BC, HĐ đã trở thành một bộ phận quan trọng của các đài, đặc biệt với các đơn vị truyền hình thực hiện nhiệm vụ chính trị.. Thực
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ THANH NHÀN
TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN ĐỀ
VỀ BIÊN CƯƠNG, HẢI ĐẢO
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Hà Nội, 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ THANH NHÀN
TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN ĐỀ
VỀ BIÊN CƯƠNG, HẢI ĐẢO
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ THOA
Hà Nội, 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thoa Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Lê Thị Thanh Nhàn
Trang 4vị Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Các vùng Cảnh sát biển, Hải quân Trong điều kiện hạn chế về thời gian, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sơ suất Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng chấm luận văn,
của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Lê Thị Thanh Nhàn
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN HÌNH VỀ BIÊN CƯƠNG VÀ HẢI ĐẢO 13
1.1 Các khái niệm và thuật ngữ 13
1.1.1 Khái niệm về chương trình truyền hình chuyên đề 13
1.1.2 Khái niệm tổ chức sản xuất chương trình 22
1.1.3 Các khái niệm về biên cương và hải đảo 35
1.2 Vai trò quan trọng của nhóm chương trình chuyên đề về biên cương và hải đảo trên các Kênh sóng truyền hình 36
1.2.1 Căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tuyên truyền về biên cương, hải đảo 36
1.2.2 Căn cứ vào thế mạnh của truyền hình trong tuyên truyền về biên cương, hải đảo 37
1.3 Nhóm chương trình chuyên đề về biên cương, hải đảo trên sóng truyền hình 39
Tiểu kết chương 1 49
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN ĐỀ VỀ BIÊN CƯƠNG, HẢI ĐẢO 51
2.1 Tổng quan về thực trạng hoạt động tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo 51
2.1.1 Sự thay đổi của mô hình tổ chức sản xuất chương trình chuyên đề truyền hình hiện nay 51
Trang 62.1.2 Sự đa dạng của các mô hình tổ chức sản xuất các chương trình
truyền hình chuyên đề về biên cương và hải đảo 53
2.2 Các mô hình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương và hải đảo tiêu biểu 54
2.2.1 Mô hình tổ chức sản xuất của các đài truyền hình trung ương 54
2.2.2 Mô hình tổ chức sản xuất của các Đài truyền hình địa phương 64
2.2.3 Mô hình tổ chức sản xuất của các đơn vị xã hội hóa 70
2.3 Thành công và hạn chế trong hoạt động tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương và hải đảo 77
2.3.1 Những điều kiện làm nên thành công cho hoạt động tổ chức sản xuất chương trình chuyên đề 77
2.3.2 Những hạn chế căn bản trong hoạt động tổ chức sản xuất chương trình chuyên đề: 81
Tiểu kết chương 2 85
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN ĐỀ VỀ BIÊN CƯƠNG, HẢI ĐẢO 87
3.1 Tính chuyên biệt của nhóm chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo 87
3.2 Nhóm giải pháp về quy trình sản xuất 90
3.2.1 Những lưu ý trong xây dựng quy trình 90
3.2.2 Cách thức triển khai quy trình 98
3.3 Nhóm giải pháp về nhân sự 99
3.3.1 Kế hoạch nhân sự 100
3.3.2 Đổi mới cách thức tuyển chọn nhân sự 100
3.3.3 Tổ chức nhân sự 104
3.4 Một số giải pháp khác 105
Trang 73.4.1 Nâng cao năng lực kỹ thuật, công nghệ 105
3.4.2 Phối hợp chặt chẽ và linh hoạt với các cơ quan chức năng trên các địa bàn biên giới, hải đảo 107
3.4.3 Có chế độ nâng cao đời sống, thưởng – phạt công bằng, nghiêm minh để khuyến khích người lao động 108
Tiểu kết chương 3 109
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Số lượng, thời lượng phát sóng của các nhóm chương trình trên một số Kênh truyền hình ngày 21.6.2016 21 Bảng 1.2: Bảng thống kê chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương và hải đảo trên sóng truyền hình Trung ương (từ năm 2000- nay) 40Bảng 1.3: Bảng thống kê chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo trên sóng truyền hình cấp tỉnh (từ năm 2000 – nay) 44
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất chương trình THCĐ 24
Sơ đồ 1.2: Vị trí, nhiệm vụ của các chức danh trong ê – kíp sản xuất truyền hình 31
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất chương trình chuyên đề về biên giới hải đảo tại các đài địa phương 65
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất chương trình THCĐ về biên giới hải đảo 14 bước 93
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, có chung đường biên giới trên bộ và trên biển với nhiều quốc gia trong khu vực Từ điều kiện địa lý cùng với sự quy định của lịch sử, nước ta sở hữu một khu vực biển rộng hơn 1 triệu km2 cùng hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ cùng với hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa Đường biên giới quốc gia – ranh giới pháp lý quốc tế của Việt Nam – chỉ tính riêng trên đất liền có chiều dài 4.550 km, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và phía Tây Nam giáp Vương quốc Campuchia Bởi vị trí đặc biệt đó, từ ngày lập nước đến nay, biên cương (BC) và hải đảo (HĐ) của nước ta luôn có
vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh…
Do khoảng cách địa lý xa xôi, BC và HĐ được xem là những khu vực
“vùng sâu, vùng xa”, “vùng kém phát triển”… Đây cũng là địa bàn có tình hình “địa chính trị” phức tạp của quốc gia, là mục tiêu của những âm mưu
“bành trướng”, xâm lấn; đồng thời là nơi những đối tượng xấu và phản động thường lợi dụng để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật và kích động,
chống phá cách mạng Xưa kia, vua Lê Thánh Tông dụ rằng “dám đem một
thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di” Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đồng bằng là nhà mà biển là
cửa Muốn giữ nhà, trước hết phải lo giữ cửa” BC và HĐ trở thành những
biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền quốc gia, là vận mệnh của dân tộc Do
đó, việc bảo vệ biên giới, giữ vững hải đảo được xem là nhiệm vụ chính trị trọng yếu của mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương và mỗi người dân
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách toàn diện nhằm xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh khu vực
Trang 11BC và HĐ Từ “Luật biên giới quốc gia”, đến “Chiến lược biển Việt Nam tầm
nhìn 2020”…., hàng loạt chính sách đã được thực hiện Theo đó, hệ thống
chính trị cơ sở được xây dựng ngày càng vững mạnh; phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN); tôn tạo hệ thống mốc giới với các nước láng giềng; xây dựng các lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP), hải quân (HQ), cảnh sát biển (CSB)… vững mạnh toàn diện, làm nòng cốt trong xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc trên cả tuyến đất liền và tuyến biển Trong đó, công tác tuyên truyền đóng một vai trò quan trọng Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, biên cương, biển và hải đảo – cửa ngõ giao thương với nước ngoài được xem là trọng tâm của công tác thông tin đối nội và đối ngoại Quyết định số 368/QĐ-
TTg: Phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ về Thông tin đối
ngoại giai đoạn 2013- 2020, ban hành ngày 28 tháng 02 năm 2013 quy định
rõ trong mục 9, khoản 3, điều 1: “Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ
chủ quyền biển, đảo và biên giới, lãnh thổ” Cụ thể hóa quyết định, trong các Hướng dẫn công tác thông tin đối ngoại của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng qua các năm, các nhiệm vụ như: giữ vững ổn định an ninh quốc gia, bảo
vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo, phân giới cắm mốc của Việt Nam đều được nhấn mạnh Giữ vai trò chính trong nhiệm vụ chính trị này chính là các cơ quan báo chí, truyền thông, trong đó có truyền hình Cũng từ chương trình hành động này, được xem là tiền đề, là hành lang
để đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền về BC, HĐ của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng
Không chỉ phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng và phát triển vùng BC, HĐ, những tác phẩm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình đã không ngừng cập nhật, phản ánh ngày càng sinh động
Trang 12các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội… ở những khu vực này Truyền hình
với thế mạnh là khả năng phản ánh sinh động “truyền tải được cả hình ảnh và
âm thanh cùng một lúc” [ 34, tr.15] đã đồng hành cùng những bước phát triển
của các địa phương vùng BC, HĐ Với sự nhiệt huyết, tìm tòi, sáng tạo, các thế
hệ nhà báo truyền hình đã đặt chân đến những vùng sâu, vùng xa, vùng BC,
HĐ Họ đã kịp thời ghi nhận, phản ánh sinh động những hình ảnh về thiên nhiên, con người, phô bày những tiềm năng, thế mạnh, đến những khó khăn, thách thức… trong xây dựng và phát triển của các địa phương vùng BC, HĐ Nhờ đó, vùng BC, HĐ có thể đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước
Khoảng 10 năm trở lại đây, nhóm chương trình chuyên đề về BC, HĐ
đã trở thành một bộ phận quan trọng của các đài, đặc biệt với các đơn vị truyền hình thực hiện nhiệm vụ chính trị Nhiều chuyên đề về BC, HĐ đã trở thành “chương trình đinh”, góp phần định vị thương hiệu của các Kênh truyền hình Cùng với những yêu cầu về hoạt động tuyên truyền chỉ tính riêng các Kênh của Đài truyền hình quốc gia (VTV), hàng chục chuyên mục
về BC và HĐ đã được lên sóng Ngoài các chùm ký sự dài kỳ được phát
sóng định kỳ như Ký sự biên cương, Ký sự biển đảo, còn có các chuyên đề tiêu biểu, như: Biển đảo Việt Nam – không gian sinh tồn của dân tộc phát sóng trên Kênh VTV1, VTV4; chuyên đề Biển đảo quê hương (phát sóng VTV1, VTV2, VTV Đà Nẵng) Núi sông bờ cõi – chương trình dành phần
lớn thời lượng cho các chủ đề về chủ quyền lãnh thổ được xem là một
chuyên đề tốt của VTV4 hiện vẫn được phát sóng VTV5 có chuyên đề Bộ
đội Biên phòng bằng tiếng H’mông
Chuyên đề Tạp chí Biên giới – Biển đảo thường kỳ lên sóng Kênh
VTC1, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC hơn 8 năm qua, với trên 200
chương trình Kênh VTC14 có chuyên đề Biển đảo Việt Nam được thực hiện
khá công phu, với gần 100 chương trình đã lên sóng cho đến tháng 12/2016
Trang 13Truyền hình Thông tấn (Thuộc Thông tấn xã Việt Nam) có chuyên đề
Biên giới – Biển – Đảo quê hương Truyền hình An ninh góp vào danh sách
các Đài truyền hình dành sự quan tâm đáng kể về BC, HĐ bằng ký sự dài kỳ
Những nẻo đường biên cương với số lượng khá đồ sộ: 200 tập
Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN) nổi lên với hai đầu
mục chương trình Biên cương xanh và Biển đảo Tổ quốc, là chuyên đề quan
trọng, định vị thương hiệu của kênh với tư cách là kênh truyền hình thiết yếu quốc gia chuyên biệt về quân sự, quốc phòng
Ở các đài địa phương, nhất là hơn 40 tỉnh có BC và HĐ, cũng tổ chức
thành công các chuyên đề riêng về chủ đề này với tên gọi khác nhau: Vì chủ
quyền an ninh biên giới, Vì chủ quyền an ninh biển đảo, Biên phòng toàn dân,
Vì chủ quyền an ninh biên giới – biển đảo, Tổ quốc và những người lính biển
Thực tế này xuất phát từ mấy lý do: trước hết, đó là sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội các khu vực này, đòi
hỏi sự chung tay của báo chí, trong đó có truyền hình; thứ hai, cùng với sự
phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận với các khu vực vùng sâu, vùng xa ngày càng thuận lợi hơn, giúp truyền hình dễ dàng tiếp cận với những địa bàn này, để ghi hình, phỏng vấn, xây dựng chương trình Việc các đài truyền hình tổ chức sản xuất (TCSX) thành công các chương trình chuyên đề về BC, HĐ không chỉ làm phong phú số lượng đầu mục chương trình, đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả, mà còn góp phần thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tạo cơ hội phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội các của khu vực vốn nhiều khó khăn, lắm thử thách này, giúp củng cố, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia
Tuy nhiên, trên thực tế, việc sản xuất các chuyên đề về BC, HĐ có những đòi hỏi cao, khác hơn hơn về công tác tổ chức so với các chuyên đề khác, do đặc thù là vùng sâu, vùng xa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thực
Trang 14hiện và chất lượng chương trình Câu hỏi đặt ra là: trên thực tế, công tác TCSX các chương trình THCĐ về BC và HĐ đang diễn ra như thế nào? Những vấn đề
gì còn tồn tại và các biện pháp khắc phục để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện, nâng cao chất lượng chương trình? Chưa có đề tài nghiên cứu nào trả lời thỏa đáng được những câu hỏi trên Trên cơ sở gợi ý của Hội đồng duyệt đề cương luận văn trường Đại học KHXH&NV, Đại học quốc gia Hà Nội, tôi
quyết định chọn đề tài: “Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề
về BC và HĐ” cho luận văn tốt nghiệp Cao học báo chí của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tổ chức sản xuất (TCSX) là một trong những khâu cơ bản, có tính chất
quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất cũng như chất lượng của sản
phẩm truyền hình Tiến sĩ Trần Bảo Khánh cho rằng “quá trình chuyển tác
phẩm báo chí dưới dạng thể loại đến với công chúng phụ thuộc hai yếu tố: khả năng xây dựng kế hoạch từ việc tổng hợp tình hình (tương đương với TCSX) và khả năng của lực lượng trong sáng tạo và sản xuất” [17, tr.35]
Với tầm quan trọng đó, công tác TCSX chương trình đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Trong quá trình khảo sát, tích lũy tư liệu để thực hiện đề tài luận văn này, tôi nhận thấy đã có một số công trình đề cập đến công tác TCSX chương trình với góc độ và mức độ khác nhau
Về lý luận hoạt động TCSX chương trình truyền hình, GS.TS Tạ Ngọc
Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” (2001), đã giới thuyết một cách
tương đối khái quát về lĩnh vực truyền hình trong chương 5 Trong 15 trang sách, ngoài việc chỉ ra những đặc điểm riêng có, vừa được xem là thế mạnh cũng là điểm yếu của thể loại báo hình, cùng lịch sử phát triển của truyền hình thế giới và Việt Nam, GS.TS Tạ Ngọc Tấn đã giới thiệu về kỹ thuật sản xuất các chương trình truyền hình với quy trình, các hạng mục công việc và yêu cầu tương ứng của nó ở từng thể loại chương trình
Trang 15PGS.TS Dương Xuân Sơn biên soạn cuốn “Giáo trình báo chí truyền
hình”, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành, đã dành cả chương 7
để giới thuyết về “Phương thức sản xuất chương trình truyền hình”, cụ thể
hóa ở từng loại hình chương trình: trực tiếp, chương trình qua băng từ và chương trình cầu truyền hình Tại đây, quy trình TCSX chương trình với từng bước tiến hành cụ thể đã được tác giả sơ đồ hóa, giúp người đọc hình dung được tương đối đầy đủ về quá trình triển khai thực hiện một chương trình truyền hình
Trong chương 2 cuốn sách “Sản xuất chương trình truyền hình” của
TS Trần Bảo Khánh đã đi sâu vào các kỹ năng sản xuất chương trình Ở đây, tác giả chia các chương trình truyền hình thành hai nhóm theo phương thức phát sóng: trực tiếp và qua băng từ, từ đây, các bước tiến hành sản xuất chương trình được hướng dẫn tương đối chi tiết
Tập bài giảng“Sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề” của TS
Bùi Chí Trung đã trình bày các vấn đề chính của báo truyền hình: khái niệm
cơ bản về chương trình THCĐ, đặc trưng, đặc điểm, các thể loại thường dùng, quy trình sản xuất cho đến các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản để sáng tạo nội dung Công trình là những nghiên cứu chung, không đi sâu vào nhóm đề
tài cụ thể nào nên cũng không trùng lặp với đề tài luận văn này Tuy nhiên,
tài liệu này đã cung cấp một khung lý thuyết tương đối chắc chắn, là tiền đề quan trọng để tác giả luận văn có thể kế thừa, vận dụng trong quá trình nghiên cứu của mình
Bàn về công tác TCSX chương trình còn phải kể đến một số luận văn Thạc sĩ được thực hiện bởi học viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, học viên Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Có thể
điểm một số công trình tiêu biểu: Vũ Thanh Hường (2003), TCSX các
chương trình trò chơi truyền hình (Khảo sát trên VTV3, Đài THVN từ
Trang 161996-2003) Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tạ Văn Dương (2012), TCSX chương trình chuyên đề ở Đài Phát thanh – Truyền hình
địa phương, (Khảo sát Đài Phát thanh Truyền hình Bắc Giang và Bắc Ninh),
Học viện Báo chí Tuyên truyền Nguyễn Đức Dũng (2013), TCSX ký sự truyền
hình ở các đài Phát thanh và Truyền hình miền Đông Nam Bộ (Khảo sát từ
tháng 1/2010 đến tháng 6/2013), Học viện Báo chí Tuyên truyền Đỗ Thị
Phương Lan (2014), TCSX các chương trình chuyên đề truyền hình của Đài
Phát thanh - Truyền hình Yên Bái, (Khảo sát từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013),
Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Nhìn chung các luận văn này đã đưa ra được một số đặc điểm của công tác TCSX các chương trình chuyên đề ở các đài truyền hình địa phương trên cơ sở khảo sát các chuyên
đề cụ thể Trong số này, có những công trình rất có ý nghĩa khi đi vào thực tiễn sản xuất, khái quát thành lý thuyết TCSX chương trình, trở thành những tài liệu
tham khảo tốt như luận văn TCSX các chương trình trò chơi truyền hình Tuy
nhiên, ở các công trình nghiên cứu kể trên, những vấn đề rút ra đa phần mang tính cá biệt Do đó, về phương diện khảo sát không trùng lặp với đề tài luận văn, những đặc trưng về công tác TCSX tất nhiên cũng sẽ có nhiều khác biệt
Bàn về công tác tuyên truyền về chủ đề BC, HĐ, nhiều cuốn sách, tài
liệu nghiên cứu đã được xuất bản Trong đó có cuốn “Báo chí với việc bảo vệ
và phát huy giá trị văn hóa biển, đảo trong thời kỳ hội nhập” của PGS.TS
Dương Xuân Sơn, xuất bản năm 2015 đã phản ánh một cách tương đối toàn diện về sứ mệnh của báo chí với công tác tuyên truyền về BC, HĐ từ thực trạng đến giải pháp Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ các trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn Đơn cử như các đề tài: Văn Công Nghĩa (2013), Thông tin
về chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng, (Khảo sát từ tháng 1/2013 đến
tháng 6/2013), Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trang 17Nguyễn Đức Dũng (2013), Chương trình Tạp chí “Biên giới – Biển đảo” trên
Kênh VTC1 với nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền; Hoàng Thị Hải Yến (2014), Đài Phát thanh –
Truyền hình Quảng Ninh với vấn đề tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Hồ Dũng (2015), Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Lê Ngọc Trâm (2016), Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời
đại trong bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo Việt Nam hiện nay, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền Các đề tài này chủ yếu đi vào hiệu quả thông tin
của các đài truyền hình với nhiệm vụ tuyên truyền về BC, HĐ, hoạt động TCSX chương trình, nhất là chương trình THCĐ hầu như ít được đề cập đến
Như vậy, có thể thấy, cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về TCSX chương trình truyền hình và công tác tuyên truyền về BC, HĐ trên sóng truyền hình Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, tác giả luận văn chưa được tiếp cận với một công trình nghiên cứu nào ở mức độ khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ hay luận án tiến sỹ về vấn đề sản xuất chương trình chuyên đề mang tính chuyên biệt về BC và HĐ Do vậy, tác giả luận văn kỳ vọng công trình nghiên cứu này sẽ mang đến một số gợi mở để nâng cao hiệu quả của công tác TCSX những chương trình truyền hình chuyên đề về các đề tài vốn được xem là “khó” và “khổ” này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Luận văn đánh giá khách quan về thực trạng hoạt động TCSX các chương trình chuyên đề về BC và HĐ trên sóng truyền hình hiện nay, chỉ rõ những điểm mạnh – yếu, từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động này
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 18- Nghiên cứu các tài liệu lý luận về báo chí truyền hình, sản xuất chương trình truyền hình, TCSX chương trình chuyên đề truyền hình để làm
cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng hoạt động TCSX chương trình chuyên đề về BC và
HĐ ở các đơn vị truyền hình như VTV, VTC, Thông tấn xã Việt Nam, Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam… phân tích các yếu tố, các cách thức tổ chức sản xuất chương trình: đề tài, kịch bản, liên hệ, tiền kỳ, hậu kỳ, nghiệm thu
và phát sóng và đánh giá thực trạng ưu điểm và nhược điểm của hoạt động này
- Phỏng vấn sâu lãnh đạo một số đơn vị sản xuất như VTV, VTC, kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, đài địa phương và đại diện PV, BTV đang trực tiếp TCSX chương trình chuyên đề, nhằm có thêm góc nhìn sâu hơn về vấn đề nghiên cứu của luận văn
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc TCSX chương trình THCĐ về
BC và HĐ, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác TCSX, góp phần cải thiện chất lượng chương trình
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương và hải đảo
Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát nội dung chương trình, hoạt động TCSX
10 khung chương trình (format) của các đài truyền hình: VTV (khảo sát
chương trình Biển đảo quê hương), VTC (khảo sát chương trình Biển đảo
Việt Nam – VTC14), QPVN (Biển đảo Tổ quốc, Biên cương xanh), Công ty
truyền thông Biz Media (Biển đảo Việt Nam – không gian sinh tồn của dân
tộc) và 5 đài địa phương tiêu biểu (Điện Biên, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đà
Nẵng, Kiên Giang) Trong đó VTV, VTC là đại diện của nhóm Đài truyền hình Quốc gia, Một số Kênh truyền hình Tỉnh đại diện nhóm truyền hình địa phương và Biz Media đại diện cho nhóm sản xuất xã hội hóa
Trang 195 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
- Luận văn tiếp cận vấn đề trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Đảng ủy – Bộ Tư lệnh BĐBP; Quân chủng HQ; Bộ Tư lệnh CSB Việt Nam… liên quan trực tiếp đến đề tài
- Luận văn có sử dụng tài liệu của các nhà khoa học, lý luận khoa học
về báo chí nói chung, báo chí truyền hình nói riêng và lý luận của các khoa học liên ngành làm tài liệu tham khảo
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Từ những tài liệu (sách, giáo trình, bài giảng, bài nghiên cứu,…) của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học về báo chí, truyền thông, về chuyên ngành truyền hình, tác giả luận văn sẽ hệ thống hóa các vấn đề lý luận trong TCSX chương trình chuyên đề truyền hình, đặc biệt là phương thức tổ chức thực hiện các chuyên đề về BC và HĐ
- Phương pháp nghiên cứu thực chứng: Xem hồ sơ sản xuất của các chương trình THCĐ về BC, HĐ đã và đang được phát sóng trên các Kênh sóng, từ đó rút ra những kết luận liên quan Khảo sát quá trình sản xuất các chuyên đề kể trên tại một số đài truyền hình
- Phương pháp thống kê, phân tích, chứng minh, đánh giá nội dung
đặc thù của các chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo cùng những đặc trưng của nhóm chương trình này cũng như đặc điểm của công tác tổ chức sản xuất
- Phương pháp điền dã, phối hợp tác nghiệp: Hoạt động sản xuất chương trình chuyên đề truyền hình phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện, đặc
Trang 20điểm, thói quen, quy trình của mỗi đài truyền hình cũng như kinh nghiệm của từng cá nhân trực tiếp thực hiện Do đó, để hiểu sâu hơn về quy trình, tác giả luận văn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất một số chương trình “Biên cương xanh” và “Biển đảo Tổ quốc” của Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam
- Để tăng tính khách quan trong việc nghiên cứu, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng các phỏng vấn sâu để thu thập quan điểm, ý kiến, kinh nghiệm nghề nghiệp từ các lãnh đạo kênh truyền hình, chủ nhiệm chương trình, phóng viên (PV), biên tập viên (BTV), đạo diễn (ĐD) trong hoạt động TCSX chương trình THCĐ về BC và HĐ Đây là một trong những căn cứ quan trọng phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận văn này
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Luận văn là một công trình nghiên cứu, vận dụng những lý luận về báo chí, truyền hình để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn, đó là TCSX các chương trình THCĐ về BC, HĐ Do đó, kết quả nghiên cứu đề tài
kỳ vọng sẽ ít nhiều sẽ có những đóng góp, bổ sung nhất định cho lý luận báo chí truyền hình về công tác TCSX một nhóm chương trình quan trọng, có tính truyền thống của các đài truyền hình, đó là nhóm chương trình chuyên đề; đồng thời là cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu tiếp theo ở góc
độ mới mẻ hơn
- Nhóm chương trình chuyên đề về BC và HĐ có điều kiện sản xuất rất đặc thù, đòi hỏi phải có một quy trình riêng và đặc biệt hợp lý, khoa học để đem lại hiệu quả sản xuất tốt nhất Tuy nhiên, hiện nay, ở nhiều Đài truyền hình, công tác TCSX các chương trình THCĐ nói chung, nhóm chương trình
về BC và HĐ nói riêng, vẫn mang tính tự phát, chưa bài bản, khoa học, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và chất lượng chương trình Luận văn này sẽ
Trang 21gợi mở những yêu cầu đặc thù của công tác TCSX các chương trình chuyên
đề về đề tài BC, HĐ và quy trình, phương thức TCSX khoa học Căn cứ vào
đó, tác giả hi vọng sẽ cung cấp thêm những cơ sở thực tiễn để giúp những người trực tiếp sản xuất chương trình có những định hướng tốt hơn trong công tác chuyên môn
- Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đề tài nghiên cứu về báo hình nói chung, công tác TCSX chương trình chuyên đề truyền hình nói riêng, cụ thể là nhóm đề tài chuyên biệt về BC và HĐ; cho các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên, gợi mở cho những công trình nghiên cứu tiếp sau
7 Bố cục của luận văn
Gồm: Mở đầu, 3 chương nội dung chính, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục
Trang 22CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN HÌNH VỀ BIÊN
CƯƠNG VÀ HẢI ĐẢO
1.1 Các khái niệm và thuật ngữ
1.1.1 Khái niệm về chương trình truyền hình chuyên đề
1.1.1.1 Khái niệm chương trình truyền hình
Sự xuất hiện của truyền hình được xem là một điều kỳ diệu trong sáng tạo của nhân loại Cùng với việc kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh, truyền hình đem đến cho con người cảm giác chân thực về một cuộc sống sinh động đang hiện diện trước mắt khi ngồi trước máy thu hình Cuộc sống
đó đã được cô đọng, điển hình hóa trên những bình diện khác nhau, làm giàu thêm về ý nghĩa trước khi đưa đến cho khán giả thông qua các chương
trình truyền hình Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn: “Thông tin truyền hình tái
hiện cuộc sống hiện thực trong trạng thái sống Nghĩa là truyền hình có thể
là một phạm vi, một bộ phận nguyên dạng những gì đang diễn ra ngoài đời nhưng nó được cho là rõ hơn, đẹp hơn Người xem truyền hình có cảm giác như họ đang có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia vào sự kiện thực tế đó”[37, tr.132]
Sinh sau đẻ muộn, truyền hình thừa hưởng những thành quả phát triển của phát thanh, báo in và cả điện ảnh Truyền hình lấy hình ảnh của điện ảnh làm chủ đạo, lấy âm thanh của phát thanh để tăng hiệu quả thông tin với nhiều dạng thức: lời bình, lời nói, tiếng động, âm nhạc,… trong đó, hình ảnh là yếu
tố đầu tiên và cũng là yếu tố đem lại sức hấp dẫn cho truyền hình Nhưng khác điện ảnh, hình ảnh của truyền hình là khách quan, chứa đựng cuộc sống sinh động trong thực tế, không bị dàn dựng Sự sinh động và hấp dẫn của báo hình chính bởi những đặc trưng có tính “ưu thế” này
Trang 23Khái niệm “truyền hình” được định nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt:
“Truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng radio hoặc bằng đường dây”.[30, tr.1124]
Trong “Giáo trình báo chí truyền hình”, PGS.TS Dương Xuân Sơn cũng trình bày một khái niệm tương tự: “Thuật ngữ Truyền hình (Television) có
nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là “ở xa”, còn “videre” là “thấy được, còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được ở xa Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Télévision”, tiếng Nga
là “телевидение” Như vậy, dù phát triển ở bất cứ đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng chung một nghĩa là nhìn được từ xa” [34, tr.13]
Hơn 70 năm đã trôi qua, kể từ chương trình truyền hình đầu tiên được Đài BBC phát sóng ngày 2/11/1936 tại cung điện Alexandra Palace Victoria, truyền hình đã và đang khẳng định được sự hấp dẫn đặc biệt của nó với công chúng Không chỉ “nhìn được ở xa”, truyền hình với sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và
âm thanh còn giúp con người có thể giao tiếp được bằng cả thị giác và thính giác Màn ảnh tivi trở thành nơi chứa đựng cả thế giới sống động với hàng ngàn chương trình truyền hình hấp dẫn “Chương trình tivi” hay “Chương trình truyền hình” cũng trở thành khái niệm quen thuộc đối với công chúng
Thuật ngữ “Chương trình truyền hình” được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau GS.TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “Thuật ngữ chương trình truyền
hình thường được sử dụng trong hai trường hợp Trường hợp thứ nhất, người
ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay của cả đài truyền hình Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kỳ” [37, tr.142]
Trang 24Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn: “Chương trình truyền hình là sự liên
kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả” [34, tr.113]
Như vậy, các quan niệm trên tương đối thống nhất với khái niệm được
đề xuất trong từ điển Tiếng Việt về cách hiểu “chương trình” Quan niệm của
PGS.TS Dương Xuân Sơn là sự cụ thể hóa cách hiểu thứ hai về thuật ngữ
“chương trình truyền hình” của GS.TS Tạ Ngọc Tấn Từ các quan điểm trên,
có thể tiếp cận khái niệm “chương trình truyền hình” ở các khía cạnh như sau:
Từ góc độ kỹ thuật truyền tải thông tin, chương trình truyền hình được xem là một tổng thể logic các chất liệu chứa thông tin trên cơ sở những nguyên tắc phối hợp nhất định để đạt được mục đích đưa ra được thông điệp cụ thể, rõ
ràng khi xây dựng chương trình Trong cuốn “Sản xuất chương trình truyền
hình” của Trần Bảo Khánh, khái niệm “chương trình truyền hình” được hiểu là
“kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng” [17, tr.30] Điều này
có thể được lý giải là bởi chương trình truyền hình được tiếp nhận bởi các đối tượng công chúng cụ thể Những thông tin mà nó cung cấp sẽ góp phần làm sâu sắc thêm những tư tưởng, chủ đề và lâu dài sẽ hình thành thói quen trong tư duy
và hành động của người tiếp nhận Các tác phẩm tin, bài phát trên các kênh sóng truyền hình vì thế đòi hỏi phải được lựa chọn, sắp xếp hợp lý để khán giả có thể tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệ thống và có chiều sâu Mở rộng ra, sự lựa chọn đó bao gồm cả lựa chọn về chủ đề, nội dung và phương pháp thể hiện, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của con người Và chính sự lựa chọn đó sẽ quy định danh mục chương trình được lên sóng trên các đài truyền hình
Từ góc độ vai trò của “chương trình” trong sứ mệnh thông tin của Kênh
truyền hình, chương trình được hiểu là “hình thức thể hiện thực tế, là sự vật
Trang 25chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong xã hội” [40, tr.13] Chương trình là
linh hồn của các đài truyền hình Không có chương trình thì cũng không có truyền hình
Cùng với sự phát triển của công nghệ truyền hình, những yêu cầu thông tin từ xã hội, các dạng thức chương trình ngày càng trở nên phong phú Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ: Việt Nam hiện có 66 đài phát thanh, truyền hình, trong đó có 02 đài Trung ương và 64 đài địa phương với tổng số 182 kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá Số lượng đầu mục chương trình cũng tăng lên nhanh chóng Để thuận tiện cho công tác quản lý cũng như làm chủ các hoạt động sản xuất chương trình, ngay từ rất sớm, người ta đã quan tâm đến việc phân nhóm chương trình truyền hình Cho đến nay, tiêu chí để phân loại chương trình
truyền hình chưa thống nhất Tài liệu “Sản xuất chương trình truyền hình” của
Trần Bảo Khánh giới thiệu cách phân loại chương trình truyền hình của một số
nước phát triển: (1)loại sản xuất trực tiếp với hai tiểu loại là sản xuất trong studio và sản xuất ngoài trời, (2) loại sản xuất có hậu kỳ
Căn cứ vào phương thức sản xuất chương trình, GS,TS Tạ Ngọc Tấn
phân biệt: chương trình truyền hình trực tiếp, chương trình sản xuất qua băng
từ và chương trình phim truyện [37, tr.144-145]
Theo đó, trong các cách phân chia loại hình chương trình truyền hình, chưa có sự xuất hiện của khái niệm “chuyên đề” Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất, các nhóm chương trình được gọi tên là “chuyên đề” đều đã có mặt trên các kênh sóng truyền hình thế giới cũng như Việt Nam Cần phải có khái niệm chung nhất về chương trình truyền hình chuyên đề (THCĐ)
1.1.1.2 Chuyên đề truyền hình
Đến thời điểm này, chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về chuyên đề truyền hình Cắt nghĩa tiếng Việt của từ ngữ trong cụm từ ghép “chuyên đề truyền hình”,
Trang 26theo Từ điển tiếng Việt, “chuyên đề là vấn đề chuyên môn có giới hạn, được
nghiên cứu riêng” [30, tr.187] Như vậy, khái niệm “chuyên đề” được hiểu bao
gồm “chuyên” và “đề” Trong đó “chuyên” là chuyên sâu, chuyên biệt; “đề” là
vấn đề, đề tài, chủ đề… Từ phân tích trên có thể thấy: “chuyên đề” là vấn đề
chuyên môn, chuyên biệt về một chủ đề, vấn đề nào đó, được biểu hiện thông qua nhiều góc độ, nhằm làm sâu, làm rõ bản chất, sự việc, hiện tượng được nêu ra
Căn cứ vào mối quan hệ có tính chất nòng cốt của quá trình truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng: Cơ quan báo chí (đại diện là nhà báo) – tác phẩm – người tiếp nhận (khán giả), có thể tiếp cận và lý giải sự ra đời tất yếu của
chương trình truyền hình chuyên đề từ hai góc độ cơ bản như sau:
Thứ nhất, từ phía cơ quan báo chí truyền hình: Cơ quan báo chí nói chung
và truyền hình nói riêng là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, là diễn đàn của quần chúng nhân dân Tôn chỉ, mục đích của mỗi cơ quan không hoàn toàn giống nhau Đó là cơ sở để các Kênh, Đài làm căn
cứ lựa chọn và kiện toàn hệ thống chủ đề, vấn đề tuyên truyền, phương thức truyền tải để tạo dựng bản sắc riêng, đáp ứng tôn chỉ, mục đích, đồng thời giữ chân khán giả Từ đó, cơ cấu tổ chức tối ưu được hình thành, tạo dựng được cơ chế vận hành nhịp nhàng, đảm bảo cho mỗi bộ phận, thành viên trong cơ cấu tổ chức ấy có điều kiện thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ được phân công Hoạt động của các bộ phận, thành viên như vậy thường được phân công chuyên môn hóa theo các chủ đề, hình thành đội ngũ các PV, BTV tác nghiệp theo các chuyên đề
Như vậy, chuyên đề truyền hình là khái niệm chỉ nhiệm vụ chuyên môn của nhà
báo trong việc nắm bắt và phản ánh các chủ đề, lĩnh vực chuyên môn thực tiễn theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí
Thứ hai, từ phía công chúng tiếp nhận: Một sản phẩm báo chí không chỉ
thỏa mãn nhu cầu thông tin của một cá nhân mà của nhiều người, tùy theo cấp
độ thông tin và tính chất xã hội của nó Chính nhu cầu thông tin của các đối
Trang 27tượng khán giả đã hình thành nên những nhóm đối tượng công chúng ổn định trong việc hướng tới và tiếp nhận thông tin từ các chương trình truyền hình Sự hình thành của các nhóm công chúng này đã tác động trở lại cơ quan báo chí, làm cho cấu trúc thông tin trong các sản phẩm báo chí có sự định hướng rõ rệt, phục vụ cho các nhóm đối tượng, công chúng khác nhau, hình thành hệ thống
chương trình chuyên đề Như vậy, chuyên đề truyền hình là khái niệm dùng để
chỉ cách thức cấu trúc thông tin về các mặt, các lĩnh vực, vấn đề thực tiễn mà Đài truyền hình phản ánh phục vụ các nhóm đối tượng chuyên biệt
Trên cơ sở những phân tích trên, khái niệm “chương trình truyền hình
chuyên đề” có thể được hiểu: là chuỗi tác phẩm truyền hình được phát sóng định kỳ, có nội dung chuyên sâu, chuyên biệt về một chủ đề, vấn đề, đề tài nào
đó, được phản ánh trên quan điểm, lập trường của cơ quan báo chí và hướng tới một đối tượng công chúng xác định
Chương trình chuyên đề truyền hình được phân biệt với các nhóm chương trình khác bằng những đặc trưng cụ thể
Trước hết, đó là tính “chuyên sâu” Bản thân khái niệm “chuyên” đã
bao hàm đặc trưng này của chương trình THCĐ Nó thể hiện ở quá trình tập hợp và phản ánh thông tin một cách đa chiều về cùng một chủ đề, hoặc nhóm chủ đề nội dung Đây cũng được đánh giá là thế mạnh của chương trình THCĐ trong bối cảnh hiện nay, khi mà sự bùng nổ thông tin theo chiều rộng với sự có mặt của đa loại hình phương tiện truyền thông và sự phát triển của số lượng kênh thông tin và áp lực cạnh tranh cũng đồng thời kéo theo sự giảm sút về chất lượng thông tin Trong khi đó, THCĐ có khả năng đi sâu phân tích, đánh giá đa chiều, lý giải sâu rộng về các vấn đề được xã hội quan tâm Nó không cập nhật bằng thời sự, nhưng hàm lượng thông tin cao hơn rất nhiều Hơn thế,
nó còn thể hiện rõ ràng nhất ý kiến, thái độ, quan điểm của nhóm tác giả và người làm truyền hình, từ đó tăng tính thuyết phục của thông tin
Trang 28Đặc trưng thứ hai của chương trình THCĐ, đó là tính “định kỳ” “Kỳ”
được hiểu là khoảng thời gian giữa hai thời điểm diễn ra cùng một sự việc Định kỳ cũng là đặc trưng chung của báo chí và báo chí truyền hình Theo đó, các chương trình truyền hình phải tuân thủ theo nguyên tắc định kỳ, tức là phát sóng theo thời điểm (hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng…) trong khung phát sóng đã được cố định của một kênh, hoặc đài truyền hình Các chương trình được khống chế bởi khung thời lượng (thông thường từ 3 đến 30 phút) Tần suất phát sóng (hay định kỳ phát sóng) sẽ được quyết định bởi mục tiêu, đặc điểm, định hướng của kênh sóng Nếu thời sự là chương trình phát sóng hằng giờ, hoặc hằng ngày thì định kỳ phát sóng của chương trình chuyên đề sẽ dài
hơn: hằng ngày, hằng tuần, hay hằng tháng Tính định kỳ có giá trị chỉ dẫn, tạo
thói quen cho khán giả trong tiếp nhận Tuy nhiên, chính nó lại gây ra sự gò bó trong sáng tạo và khả năng tiếp nhận của công chúng, nhất là trong điều kiện
có quá nhiều kênh thông tin như hiện nay
Đặc trưng thứ ba của chương trình THCĐ là đối tượng công chúng
được xác định Nhắc đến công chúng truyền hình, người ta thường nhắc đến
số đông rời rạc, không thuần nhất, phân tán Điều này hoàn toàn đúng nếu nhìn nhận từ góc độ không gian tồn tại của họ Tuy nhiên, nếu xét về quan hệ
xã hội, họ được liên kết với nhau bằng việc chung những mối quan tâm nhất định Và những mối quan tâm đó đã trở thành sợi dây liên kết họ lại với nhau, hình thành những nhóm khán giả đặc thù chuyên theo dõi một chương trình chuyên đề cụ thể Nhóm khán giả đó có thể đồng nhất về độ tuổi, nhu cầu, phông văn hóa…
Ngoài ra, chuyên đề sử dụng đa dạng nhiều thể loại báo hình: tin,
phóng sự, phỏng vấn, tọa đàm… Cũng có những chương trình có thể được tạo
dựng bởi duy nhất một thể loại, tuy nhiên, sự kết hợp đa thể loại là cách thức phổ biến của chuyên đề, trong đó có thể có một thể loại nổi lên làm chủ đạo,
Trang 29tạo nên đặc trưng của sản phẩm Việc sử dụng đa thể loại trong chương trình chuyên đề cho phép PV, BTV có thể phản ánh các vấn đề một cách sinh động, hấp dẫn, sâu sắc Tất nhiên, sâu sắc đến đâu, hấp dẫn đến độ nào còn tùy thuộc vào kỹ năng làm nghề của tác giả
Xuất phát từ những đặc trưng cơ bản trên, nhất là tính chuyên sâu và tính định kỳ, chương trình THCĐ được coi là bộ khung cơ bản hình thành nên tổng thể cấu trúc kênh sóng Chúng cũng được xem là nền tảng cơ bản tạo nên bản sắc hay còn gọi là định vị sự khác biệt của Kênh truyền hình
Trong lý luận báo chí, “thông tin” được xem là chức năng căn bản của báo chí nói chung và báo hình nói riêng, bởi báo chí ra đời trước tiên là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp của công chúng và sự phát triển của báo chí cũng dựa trên sự gia tăng nhu cầu thông tin - giao tiếp trong xã hội Mọi chức năng của báo chí đều được thực hiện thông qua con đường thông tin Báo chí thông tin để thực hiện chức năng giáo dục, thông tin để thực hiện vai trò giám sát, quản lý xã hội, thông tin để thực hiện chức năng văn hoá, giải trí Thực hiện chức năng thông tin, báo chí phải bảo đảm độ chân thực, xác đáng, tính nhanh nhạy, kịp thời… Theo PGS.TS Đỗ Chí
Nghĩa, “Thông tin báo chí phải ngồn ngộn tính thời sự, diễn tả những điểm
nóng nhất, những vấn đề nổi cộm nhất trong đời sống Tuy vậy, mảng thứ hai của thông tin báo chí là những thông tin có tính chuyên đề, ẩn chứa tầng sâu tri thức… Điều này thể hiện rõ mục tiêu phục vụ xã hội, đáp ứng mọi nhu cầu thông tin chính đáng của công chúng” [28, tr18, 19] Từ đặc
trưng đó, trên báo chí nói chung và truyền hình nói riêng hình thành các nhóm chương trình theo tính chất của thông tin phản ánh, đó là nhóm tin tức (chương trình) thời sự và nhóm tin tức (chương trình) chuyên đề, ngoài ra là nhóm chương trình giải trí như phim, game show Ví dụ:
Trang 30Bảng 1.1: Số lượng, thời lượng phát sóng của các nhóm chương trình trên một số Kênh truyền hình ngày 21.6.2016
- Số lượng và thời lượng các chuyên đề đa số chiếm tỷ lệ áp đảo so với các nhóm chương trình tin tức và giải trí khác Riêng về số lượng, chuyên đề nhiều hơn thời sự ít nhất là 5 chương trình (VTV1) Với Truyền hình quốc phòng, sự chênh lệch này lên đến 22 chương trình, gấp đến 2,4 lần và thời lượng gấp 2,1 lần Với nhóm chương trình giải trí, quảng cáo, sự chênh lệch này lại càng cao VTC1 chỉ có 12 đầu mục chương trình phim truyện, quảng cáo và đệm sóng trong khi có tới 27 chuyên đề được phát sóng Hay với Kênh Truyền hình Quốc phòng, trong 64 đầu mục chương trình phát sóng trong ngày
Trang 3121.6.2016 chỉ có 10 đầu mục phim truyện và đệm sóng nhưng có tới 38 chuyên mục được lên sóng (tính cả số lần phát lại)
- Ở một số Kênh đặc thù về tin tức như Truyền hình thông tấn, nhóm chương trình chuyên đề vẫn chiếm số lượng và thời lượng đáng kể (26 chương trình với 489 phút phát sóng, trong khi tin tức là 43 bản tin với 903 phút)
Như vậy có thể khẳng định: nhóm chương trình chuyên đề có vai trò quan trọng trong khung phát sóng của mọi Kênh truyền hình Với số lượng và thời lượng chiếm tỷ lệ cao, chuyên đề là nhóm định vị khung sóng và tạo nên màu sắc đặc trưng của từng Kênh truyền hình
1.1.2 Khái niệm tổ chức sản xuất chương trình
Trên thực tế, bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào được tạo ra cũng đều phải trải qua nhiều công đoạn, chương trình truyền hình cũng vậy Để cho ra đời một chương trình truyền hình, những người tham gia như PV, BTV, kỹ thuật viên phải thực hiện nhiều khâu trong quy trình sản xuất tác phẩm truyền hình, bắt đầu từ việc tìm kiếm các ý tưởng đề tài cho đến khi chương trình lên sóng Làm cho quy trình đó được triển khai thông suốt, hiệu quả, ấy là vai trò của nhiệm vụ của công tác TCSX Theo G.V, Cudơnhetxốp, X.L Xvích, A.Ia
Iurốpxki vai trò ấy chủ yếu thuốc về BTV và giám đốc sản xuất: “Trong hoạt
động sáng tạo tập thể trong ngành truyền hình thì điều rất quan trọng là làm sao tất cả những người tham gia quá trình ấy đều chia sẻ những nguyên tắc cơ bản của công việc chung Trong việc đạt đến nhận thức ấy, vai trò chủ yếu thuộc về những người giám đốc điều hành và BTV Thông thường những người này không xuất hiện trên màn ảnh”.[4, tr.132]
Về khái niệm TCSX chương trình chuyên đề truyền hình, theo khảo sát của tác giả luận văn, cho đến thời điểm này vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra một khái niệm chung nhất Trên phương diện từ vựng học, có thể hiểu khái niệm này như sau:
Trang 32- “Tổ chức” là làm cho thành một chỉnh thể có một cấu tạo và cấu
trúc với những chức năng nhất định [30, tr.1007]
- “Sản xuất” là tạo ra của cải vật chất [30, tr.845]
Hiểu rộng ra, TCSX có nghĩa là tập hợp nhân lực, bố trí công việc cho từng người lao động một cách có tính toán và khoa học nhằm huy động tối đa sức sáng tạo của người lao động, giảm thấp nhất chi phí sản xuất để tạo ra các sản phẩm tốt Cũng theo cách hiểu trên, TCSX chương trình truyền hình có thể được hiểu là việc điều hành sản xuất bằng cách kết hợp hài hòa nhân lực và phương tiện của hai khối nội dung và kỹ thuật sản xuất chương trình, khâu nối hợp lý thành quả lao động của từng người nhằm đưa lên sóng một sản phẩm truyền hình có giá trị thông tin và hiệu quả xã hội cao
Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn, quy trình sản xuất chương trình truyền hình
sẽ diễn ra theo 3 giai đoạn chính: giai đoạn “tiền kỳ” (còn gọi là chuẩn bị), giai đoạn ghi hình và giai đoạn hậu kỳ [37, tr.146] Đây là quy trình chuẩn của các chương trình truyền hình sản xuất gián tiếp qua băng, thẻ (để phân biệt với chương trình truyền hình trực tiếp), cũng là phương thức sản xuất phổ biến của các chương trình chuyên đề truyền hình tại các Đài hiện nay Quy trình đó được thể hiện qua mô hình sau:
Trang 33Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất chương trình THCĐ
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất chương trình THCĐ
Không đạt
Dựng hoàn thiện chương
trình
Phát sóng chương trình Nghiệm thu
Theo dõi phản hồi
Ghi
hình
Trang 34Theo đó, giai đoạn “tiền kỳ” gồm có: nghiên cứu thực tế, xác định đề tài, xây dựng kịch bản, liên hệ công tác và chuẩn bị các điều kiện về nhân sự,
kỹ thuật, dịch vụ cần thiết cho quá trình thực hiện Các hoạt động trong công đoạn này tương đối giống nhau ở các dạng thức chương trình, từ trực tiếp đến gián tiếp, từ chương trình tin tức thời sự cho đến chuyên đề Khác với điện ảnh, bối cảnh của truyền hình là sự việc, hiện tượng có thật, sống động, không dàn dựng Cuộc sống sẽ diễn ra tuần tự, ít có sự lặp lại Chính vì thế, người quay phim không có nhiều cơ hội để ghi hình nhiều lần trong cùng một bối cảnh Do
đó, sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ là yếu tố cần để gia tăng những nhạy cảm cho quay phim trong quá trình ghi hình, để có thể chớp được những khoảnh khắc hiếm có, giá trị, nhiều thông điệp của cuộc sống Các bước cụ thể của giai đoạn tiền kỳ bao gồm:
Bước 1: Khảo sát thực tế, xác định đề tài và khả năng thực hiện
Đây là bước đầu tiên của quy trình sản xuất Bước này cho phép PV định hình rõ vấn đề mình sẽ phản ánh trong phóng sự và phương cách phản ánh phù hợp (dùng thể loại nào) Xác định đề tài cần lưu ý đến các yếu tố:
- Đề tài có được công chúng quan tâm (có tính thời sự không?)
- Đề tài có nằm trong kế hoạch sản xuất của cơ quan báo chí?
- Khả năng đảm bảo điều kiện vật chất, nhân sự để thực hiện ra sao? Khảo sát thực tế là vô cùng cần thiết, cho phép PV có thể tìm được những đề tài tốt, dự kiến sát nhất khả năng thực hiện chương trình
Bước 2: Viết đề cương kịch bản
Bất cứ một tác phẩm truyền hình hay một chương trình truyền hình nào muốn đạt chất lượng tốt đều cần có đề cương kịch bản (còn gọi là kịch bản quay hay kịch bản tiền kỳ), đặc biệt là những chương trình chuyên đề, phim tài liệu dài Đề cương kịch bản là sự cụ thể hóa ý tưởng của người PV về đề tài
Nó cho phép các thành viên trong cùng ê – kíp sản xuất có thể hình dung rõ
Trang 35nhất về nhiệm vụ của họ Từ đó tạo nên sự thống nhất, xuyên suốt trong quá trình sản xuất – điều kiện tối quan trọng để tạo nên những tác phẩm truyền hình có chất lượng tốt nhất
Đề cương kịch bản (kịch bản quay) chính là một văn bản thể hiện kết cấu một chương trình truyền hình bằng văn tự để các thành viên khác trong nhóm tiền kỳ, quan trọng nhất là quay phim và kỹ thuật tiền kỳ hiểu được
ý đồ của PV, BTV
Bước 3: Duyệt đề cương kịch bản
Là khâu kiểm tra tính phù hợp và định tính chất lượng chương trình trước khi tiến hành sản xuất Người có thẩm quyền duyệt đề cương kịch bản có thể là người phụ trách chuyên mục, lãnh đạo phòng, ban, hoặc thậm chí ở một
số cơ quan là lãnh đạo Kênh/ Đài Công tác duyệt này sẽ cho phép kiểm soát các nội dung được thể hiện trong chương trình và cách thức triển khai phù hợp theo yêu cầu và điều kiện của đơn vị sản xuất
Bước 4: Sản xuất tiền kỳ và hậu kỳ:
- Sản xuất tiền kỳ: Giai đoạn ghi hình được xem là quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình Đó là kết quả của giai đoạn chuẩn bị và là tiền đề cho giai đoạn hậu kỳ Giai đoạn này bao trọn bước 4 của quy trình Khi kịch bản được thông qua, song song với kế hoạch sản xuất được phê duyệt, ê – kíp bước vào khâu tổ chức ghi hình Ở khâu này, quay phim, biên tập, kỹ thuật tiền kỳ và một số thành viên khác sẽ đến các địa điểm đã được tổ chức và triển khai ghi hình, phỏng vấn, lấy thông tin Khi ra hiện trường, ê – kíp sẽ thực hiện theo các nội dung đã được cụ thể hóa trên kịch bản tiền kỳ (kịch bản đề cương) do
PV xây dựng và được phê duyệt trước đó Tuy nhiên, trên thực tế, kịch bản này sẽ được linh hoạt theo điều kiện thực tế của bối cảnh ghi hình Bối cảnh của truyền hình chính là cuộc sống, mà dòng chảy cuộc sống thường biến động
Do đó, đôi khi, sản phẩm ghi hình khác khá xa so với kịch bản gốc, đòi hỏi
Trang 36những người thực hiện chương trình phải năng động thay đổi kế hoạch theo thực tế Song sự thay đổi này cần nằm trong tầm kiểm soát, tránh làm sai lạc chủ đề tư tưởng của chương trình Sau khi ghi hình, dữ liệu sẽ được xử lý ở giai đoạn hậu kỳ
- Sản xuất hậu kỳ: Giai đoạn hậu kỳ bao gồm: dựng hình (dựng thô), viết lời bình, thể hiện lời bình, kết nối lời bình và hình ảnh, chọn tiếng động, âm nhạc Có thể xem đây là quá trình kết nối các loại dữ liệu: hình ảnh, tiếng động, lời bình thành một chỉnh thể sản phẩm hoàn chỉnh Theo đó, hình ảnh sẽ được tổ chức lại, lời bình, tiếng động, âm nhạc sẽ trở thành các yếu tố phụ trợ, nâng cao khả năng thể hiện của hình ảnh, hoàn thiện logic phát triển của vấn đề, đưa đến cho công chúng truyền hình khả năng cảm thụ sinh động và trọn vẹn
Bước 5: Dựng thô và viết lời bình
Ở bước này, kỹ thuật viên và BTV rải băng hình lên bàn dựng Dựng thô chính là khâu rà soát lại các tư liệu hình ảnh ghi được, sắp xếp nó theo ý đồ nội dung Phần lời bình sẽ đóng vai trò là làm rõ các thông tin mà hình ảnh chưa chuyển tải được Khâu này cũng đóng một vai trò tương đối quan trọng với chất lượng chương trình Nó thể hiện sự linh hoạt của BTV trong xử lý các chất liệu: hình ảnh, phỏng vấn, lời bình, âm thanh để trình bày nội dung tư tưởng của chương trình
Bước 6: Duyệt lời bình
Là khâu thông qua lời bình của BTV Khâu này có thể do chủ nhiệm chương trình, lãnh đạo phòng/ ban hoặc cấp cao hơn của cơ quan truyền hình thực hiện Tại đây, những thiếu sót về mặt nội dung sẽ được điều chỉnh nhằm tối ưu hóa hiệu quả của lời bình trong chương trình
Bước 7: Hoàn thiện tác phẩm
Lời bình sau khi được duyệt sẽ được BTV hoặc phát thanh viên chuyển thể thành dạng lời nói, trở thành một chất liệu trực tiếp tham gia kiến tạo
Trang 37chương trình Thông thường, lời bình sẽ được để ở Kênh CH1 trên bàn dựng Nhạc, tiếng động hiện trường được đưa vào Kênh CH2 để tiến hành hòa âm theo đúng chuẩn quy định của cơ quan truyền hình Sản phẩm sau khi hòa âm, đánh tít (tên chương trình), vào bar giới thiệu tên người phỏng vấn là chương trình hoàn thiện
Bước 8: Duyệt tác phẩm
Sản phẩm hoàn chỉnh sau khi dựng được thể hiện ở dạng vật chất là băng (hiện nay phổ biến là dạng file) phát sóng, đính kèm với mẫu phiếu nghiệm thu là chứng chỉ kỹ thuật của chương trình (còn gọi là OTK kỹ thuật) Trước khi vào phát sóng chương trình sẽ được duyệt qua các cấp: chủ nhiệm chương trình, lãnh đạo phòng phụ trách sản xuất chương trình, hội đồng nghiệm thu cơ quan truyền hình, lãnh đạo cơ quan truyền hình Số lượng cấp duyệt không giống nhau ở các Đài và các dạng chương trình Ví dụ: chương trình trực tiếp sẽ không có khâu duyệt này mà lên sóng luôn Trong khi đó, một số chương trình khác phải trải qua lần lượt tất cả các cấp duyệt này Các cấp duyệt đồng ý thông qua chương trình bằng cách ký vào phiếu nghiệm thu Nếu yêu cầu thay đổi nội dung, những người thực hiện trực tiếp sẽ phải trở lại các khâu trước đó, tùy theo yêu cầu
Bước 9: Phát sóng
Chương trình trước khi lên sóng đã có kế hoạch rõ ràng, gắn với kế hoạch chung của cơ quan, đơn vị Lịch phát sóng đó sẽ quy định deadline (thời hạn của việc thực hiện chương trình) của chương trình
Bước 10: Theo dõi phản hồi
Phản hồi là một trong những yếu tố quan trọng ngày càng được đề cao trong quá trình truyền thông Trong thời buổi cạnh tranh thông tin hiện nay, việc theo dõi phản hồi cũng được các nhà Đài quan tâm và xem như một kênh đánh giá chất lượng chương trình Một số cơ quan truyền hình đã
Trang 38xây dựng các bộ công cụ hỗ trợ đo rating (tần suất theo dõi chương trình) của các chương trình, từ đó theo dõi phản hồi của công chúng Từ những phản hồi đó, nhà Đài sẽ từng bước điều chỉnh chương trình cho phù hợp hơn, nhằm nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của
khán giả
Như vậy, có thể thấy, tiền kỳ, ghi hình và hậu kỳ là các giai đoạn cơ bản của dây chuyền sản xuất chương trình truyền hình, được thực hiện nối tiếp nhau trong quá trình hoàn thiện tác phẩm Trong đó, giai đoạn tiền kỳ
có vai trò quan trọng, giai đoạn ghi hình có tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm truyền hình Tác phẩm truyền hình là một sản phẩm của sự sáng tạo, tiêu chí để đánh giá một tác phẩm truyền hình hiện nay cũng không đồng nhất giữa các nhà chuyên môn Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận, người ta có thể xếp loại các chương trình truyền hình dựa theo một số nhóm tiêu chí cơ bản, ví dụ như đề tài hay (chữ hay ở đây có thể bao hàm các tính chất: đề tài mới, lạ, có giá trị xã hội cao, được nhiều người quan tâm ), kịch bản tốt (dẫn dắt câu chuyện hấp dẫn, thông điệp được thể hiện một cách khéo léo và tường minh), hình ảnh đẹp, có giá trị Theo đó, đa số các tiêu chí này được quyết định ở khâu ghi hình Tiền kỳ là cơ sở để ghi hình và ghi hình cung cấp chất liệu cho hậu kỳ, tiền kỳ tốt là nền tảng tốt để hoàn thành ghi hình và hậu kỳ với chất lượng cao nhất Tất nhiên, đó không
có nghĩa là phủ nhận vai trò của khâu hậu kỳ Được xem là khâu “bếp núc”, hậu kỳ có nhiệm vụ tổ chức các chất liệu có được từ tiền kỳ Hậu kỳ có tốt thì mới phát huy được sức mạnh của hình ảnh, âm thanh, tiếng động, … của
kịch bản dựng với biết bao tâm huyết của BTV, PV
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà chuyên môn khẳng định: “Nếu lao
động báo chí mang tính tập thể thì tính chất đó được thể hiện rõ nhất và với yêu cầu cao nhất trong quá trình sáng tạo tác phẩm chương trình truyền
Trang 39hình” [37, tr.148] Hiểu theo cách khác, tính chất tập thể được coi là tính
chất hàng đầu của lao động sáng tạo trong truyền hình Tính tập thể cũng là yếu tố đảm bảo cho sự khách quan của tác phẩm truyền hình Đó cũng là cơ
sở hình thành khái niệm “ê – kíp” sản xuất chương trình truyền hình “Ê –
kíp” đó có số lượng không giống nhau ở các dạng thức chương trình và điều
kiện của từng Nhà đài hay cơ quan sản xuất chương trình Tuy nhiên, dù ít hay nhiều, những nhiệm vụ “liên cá nhân” như vậy đòi hỏi phải có một kế hoạch công việc khoa học, hợp lý để tạo sự thống nhất trong tập thể Sự thống nhất này là tiền đề quan trọng để tiến hành công tác sản xuất đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm Điều tiết các cá nhân trong ê – kíp sản xuất, đó chính là nhiệm vụ của công tác TCSX chương trình truyền hình Trong điều kiện hiện nay, khi các Đài truyền hình ra sức nâng cao chất lượng, giảm thiểu chi phí sản xuất để thích nghi với bối cạnh tranh đang không ngừng tăng lên cùng với sự xuất hiện của các đơn vị truyền thông mới, vai trò của các chức danh “TCSX chương trình” ngày càng được khẳng định Cũng không phải ngẫu nhiên, vị trí “TCSX chương trình truyền hình” lại trở thành một trong những công việc tốt, với mức lương cao trên thị trường tuyển dụng vài năm trở lại đây Dù có thể hoặc không tham gia trực tiếp vào công tác sản xuất chương trình nhưng người TCSX có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các chương trình Trong mọi trường hợp, họ luôn là nhân vật trung tâm trong quy trình sản xuất
Trang 40Sơ đồ 1.2: Vị trí, nhiệm vụ của các chức danh trong ê – kíp
sản xuất truyền hình
Họp nội dung
TCSX sẽ đóng vai trò kết nối tất cả các nhân tố tham gia sản xuất: con người, vật tư và vận hành quy trình sản xuất Họ luôn là người có tiếng nói ở mọi công đoạn Người TCSX có thể là một cá nhân độc lập, nằm ngoài và bao quát quy trình, cũng có khi chính là một thành viên trực tiếp tham gia sản xuất Công tác tổ chức để đưa vào vận hành quy trình sản xuất một format chương trình hay một chương trình riêng lẻ bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau và ở mỗi giai đoạn, nhiệm vụ tổ chức cũng có quy mô, đặc điểm khác nhau, từ đó sinh ra nhiều chức danh TCSX Để định vị rõ hơn vai trò, tầm quan trọng của các vị trí này, tác giả luận văn sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về các chức danh liên quan đến công tác TCSX hiện có tại các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình
Người sản xuất TCSX (BTV)
Người
sản xuất
Người sản xuất
PV
PV
TCSX (BTV) liệt kê đề tài
PV đề xuất ý tưởng Người sản xuất đề xuất phương án
TCSX (BTV) quyết định phương án
NSX đồng thuận
PV được hướng dẫn TCSX (BTV) hỗ trợ
PV giữ liên lạc với TCSX NSX áp dụng các biện pháp kiểm tra chất lượng
TCSX đưa ra quyết định cuối cùng