minh để khuyến khích người lao động
Đối với chương trình thời sự truyền hình, chế độ đãi ngộ PV, BTV có tác dụng như một đòn bẩy kích thích sáng tạo toàn diện. Lao động báo chí truyền hình chưa được coi là loại lao động đặc biệt, có tính đặc thù. Tuy nhiên, hiện nay, lao động báo chí nói chung và truyền hình nói riêng đang xếp cùng ngạch với lao động hành chính. Chế độ nhuận bút quá thấp, chưa tương xứng với lao động và chi phí người lao động tự bỏ ra, do đó chưa động viên, khuyến khích đội ngũ PV, BTV tìm tòi, sáng tạo ra tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn công chúng. Đặc biệt với các chuyên đề đặc thù về biển đảo và biên cương, những đòi hỏi cũng cao hơn do điều kiện sản xuất khó khăn, vùng sâu vùng xa, cơ chế khuyến khích bằng nhuận bút cũng hầu như không có. Ngay như Đài truyền hình Quốc gia, VTV, mỗi chuyên đề “Biển đảo quê hương” có thời lượng 5’ mỗi tuần được chi trả mức nhuận bút cho toàn ê – kíp là 3,5 triệu. “Biên cương xanh” và “Biển đảo Tổ quốc” Kênh Truyền hình Quốc phòng, thực nhận của PV, BTV chỉ đạt khoảng 5 triệu đồng/ chương trình 30 phút, chưa kể họ
thường xuyên phải bù công tác phí. Mức chi trả nhuận bút này không tạo được tính khuyến khích, động viên đối với người thực hiện chương trình. Vì thế, việc xây dựng một chế độ trả lương xứng đáng cũng là một đòi hỏi khách quan, nhằm góp phần thúc đẩy mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền đối với các chuyên mục về BC, HĐ hiện nay.
Trong cách thức quản lý hoạt động hiện nay, các đơn vị cũng cần xem xét tới việc thực hiện khoán chi sản xuất chương trình, có nghĩa là, chế độ chi trả cho từng chương trình, từng sản phẩm cụ thể. Đây là giải pháp nâng cao đời sống người lao động, tác động vào tính tích cực của người lao động. Vì thế, ý thức trách nhiệm với công việc được giao của các PV, BTV, phát thanh viên dù có cao đến đâu cũng không thể lâu bền nếu đài không quan tâm nâng cao đời sống, thu nhập của họ.
Tình trạng chi trả nhuận bút theo kiểu “cào bằng” như hiện nay cũng đang tạo nên rào cản đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất chương trình. Nếu như các đơn vị có thể xây dựng một thang điểm nào để đánh giá thường xuyên chất lượng của các chương trình, làm cơ sở để nhìn nhận năng lực của các cá nhân, có chế độ thưởng – phạt thì đó sẽ là cơ sở quan trọng tạo nên động lực phấn đấu cho các thành viên tham gia vào việc sản xuất chương trình. Đó sẽ là cú hích quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng chương trình chuyên đề về BC, HĐ trên sóng truyền hình hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 3
Căn cứ theo những kết quả nghiên cứu thu thập được từ chương 1 và chương 2, ở chương 3, tác giả luận văn đã đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TCSX các chương trình chuyên đề về BC, HĐ trên sóng các kênh truyền hình.
một quy trình mẫu với đủ 14 bước, phù hợp với điều kiện sản xuất của nhóm chương trình chuyên đề kể trên. Ngoài ra, có được quy trình khoa học rồi, nhưng hiệu quả của quy trình ra sao phụ thuộc rất nhiều vào công tác triển khai. Đồng bộ, toàn diện, quyết liệt là những từ khóa cơ bản để việc triển khai này đạt được kỳ vọng.
Nhóm giải pháp về nhân sự đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng chương trình. Họ là người trực tiếp thực thi quy trình, tạo ra sản phẩm truyền hình. Là những chuyên đề có nội dung đặc thù, điều kiện sản xuất nhiều khó khăn, đòi hỏi ở các PV, BTV, quay phim, kỹ thuật viên chuyên trách của nhóm chương trình này phải có những tố chất đặc biệt: vững chuyên môn, linh hoạt, có sức khỏe. Chính vì thế, từ công tác xây dựng kế hoạch, tuyển dụng, bồi dưỡng nhân sự cần lưu ý những đòi hỏi này. Ngoài ra, những lưu ý trong xây dựng hệ thống cộng tác viên cũng được tác giả đề cập đến trong chương này.
Ngoài ra, tác giả luận văn cũng đề xuất những giải pháp về đồng bộ hóa, hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật. Tầm quan trọng và một số gợi mở để xây dựng mối quan hệ gần gũi thân thiết với các đơn vị quản lý cơ sở cũng được xem là giải pháp quan trọng, bên cạnh chế độ nhuận bút, cơ chế thưởng – phạt vừa có tính răn đe vừa có tính khuyến khích.
KẾT LUẬN
Đề tài luận văn thạc sĩ báo chí học gồm 3 chương. Từ những kết quả nghiên cứu qua 3 chương, tác giả luận văn có một số kết luận chủ yếu như sau:
Các chương trình THCĐ với khả năng phản ánh sinh động, chuyên sâu về sự việc, hiện tượng bằng hình ảnh, âm thanh, đã và đang khẳng định những thế mạnh đặc biệt trong tuyên truyền về BC và HĐ, vốn là những khu vực được xem là “vùng sâu, vùng xa” ít người biết đến và là một trong những “lãnh địa” thu hút sự chú ý của công chúng. Trên thực tế, nhóm chương trình này cũng chiếm một vị trí quan trọng trong tổng thể khung sóng của hầu hết các Đài truyền hình từ trung ương đến địa phương. Gắn với đặc thù của chương trình là tác nghiệp ở những khu vực tiềm ẩn nhiều khó khăn, rủi ro, công tác TCSX sản xuất chương trình đóng một vai trò quan trọng.
Tùy theo đặc thù của từng đơn vị sản xuất, theo trình độ phát triển của công nghệ, kỹ thuật truyền hình, nhân sự tham gia điều độ sản xuất cũng như các yếu tố đảm bảo khác cho một ê – kíp không giống nhau ở các đơn vị. Thực tế đó đã tạo nên sự đa dạng trong mô hình TCSX chương trình truyền hình: mô hình TCSX của các đài trung ương, mô hình TCSX của các Đài địa phương và mô hình TCSX của các đơn vị xã hội hóa.
Mô hình TCSX của các đài truyền hình trung ương với phương châm “tối giản hóa nhân sự” được tổ chức với quy mô nhỏ gọn, giản lược nhân sự. Điểm mạnh của mô hình này là đó sự gọn gàng và tương đối hiệu quả trong quá trình TCSX chương trình. Song bên cạnh đó, mô hình cũng tồn tại nhiều hạn chế, quy trình thiếu rõ ràng, thống nhất. Nhân sự được tổ chức chưa khoa học, nhiều chức danh hoạt động không hiệu quả, công tác kế hoạch, quản trị rủi ro chưa được quan tâm đúng mức.
Mô hình TCSX của các đài truyền hình địa phương với nhóm chương trình chuyên đề “Vì chủ quyền an ninh biên giới” và “Vì chủ quyền an ninh biển đảo” phần lớn do cơ quan chính trị các Bộ chỉ huy BĐBP, CSB, HQ phụ trách. Do không được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ truyền hình, công tác tổ chức thực hiện giản lược nhiều khâu quan trọng, công tác kế hoạch không được quan tâm đúng mức. Xem các chương trình này, chúng ta không khó để nhận thấy những hạn điểm yếu: kết cấu chương trình cũ, thông tin chắp vá, thụ động,“phô trương” kết quả hoạt động của các đơn vị quân đội là chủ yếu, thiếu tính hấp dẫn cần thiết, giá trị tuyên truyền thấp.
Mô hình TCSX của các đơn vị xã hội hóa có nhiều ưu điểm hơn cả. Một quy trình chuẩn được tuân thủ nghiêm ngặt cho phép phát huy tối đa hiệu quả sản xuất. Nhân sự được tổ chức với đầy đủ các chức danh cần thiết, cơ chế tuyển dụng nghiêm ngặt, thực chất, có chế tài khuyên khích, động viên hợp lý. Nhân sự được tổ chức theo từng khu vực, rải dọc từ Bắc đến Nam, đồng thời phương án quản lý theo ê – kíp là những kinh nghiệm hay trong việc giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng chương trình.
Việc nhận diện đúng những điểm mạnh, yếu của từng dạng mô hình TCSX chính là cơ sở quan trọng, cho phép đề xuất những định hướng thay đổi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất các chương trình THCĐ về BC, HĐ. Theo đó, 3 nhóm giải pháp đã được đề xuất.
Nhóm giải pháp về quy trình chính là nhóm cơ sở cho đề bài này. Ngoài nnhững lưu ý để xây dựng quy trình sản xuất, tác giả cũng đề xuất một quy trình mẫu với đủ 14 bước, phù hợp với điều kiện sản xuất của nhóm chương trình chuyên đề kể trên. Ngoài ra, có được quy trình khoa học rồi, nhưng hiệu quả của quy trình ra sao phụ thuộc rất nhiều vào công tác triển khai. Đồng bộ, toàn diện, quyết liệt là những từ khóa cơ bản để việc triển khai này đạt được kỳ vọng.
Nhóm giải pháp về nhân sự đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng chương trình. Họ là người trực tiếp thực thi quy trình, tạo ra sản phẩm truyền hình. Là những chuyên đề có nội dung đặc thù, điều kiện sản xuất nhiều khó khăn, đòi hỏi ở các PV, BTV, quay phim, kỹ thuật viên chuyên trách của nhóm chương trình này phải có những tố chất đặc biệt: vững chuyên môn, linh hoạt, có sức khỏe. Chính vì thế, từ công tác xây dựng kế hoạch, tuyển dụng, bồi dưỡng nhân sự cần lưu ý những đòi hỏi này. Ngoài ra, những lưu ý trong xây dựng hệ thống cộng tác viên cũng được tác giả đề cập đến trong chương này.
Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất những giải pháp về đồng bộ hóa, hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật. Tầm quan trọng và một số gợi mở để xây dựng mối quan hệ gần gũi thân thiết với các đơn vị quản lý cơ sở cũng được xem là giải pháp quan trọng, bên cạnh chế độ nhuận bút, cơ chế thưởng – phạt vừa có tính răn đe vừa có tính khuyến khích.
Tác giả luận văn hy vọng rằng, trong những năm tới, các đơn vị sản xuất chương trình chuyên đề về BC, HĐ sẽ có những đổi mới thiết thực để chương trình có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thông tin cao của công chúng trong tỉnh và trong cả nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Phạm Thị Sao Băng (2005), Giáo trình công nghệ sản xuất chương trình truyền hình, NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
2. Brigitle Besse, Didier Desormeaux (2010), Phóng sự truyền hình, NXB Thông tấn, Hà Nội.
3. Lê Chí Công, Chuyển đổi công nghệ sản xuất truyền hình: Cần đổi mới công tác đào tạo, Tạp chí Đào tạo VTV, http://daotao.vtv.vn/chuyen-doi- cong-nghe-san-xuat-truyen-hinh-can-doi-moi-cong-tac-dao-tao-ky-1/
4. G.V. Cudơnhetxốp, X.L.Xích & A.Ia. Iurôpxki (2004), Báo chí truyền hình
– Tập 2, NXB Thông tấn, Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Dũng (2013), TCSX ký sự truyền hình ở các đài Phát thanh và Truyền hình miền Đông Nam Bộ (Khảo sát từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2013), Học viện Báo chí Tuyên truyền.
6. Nguyễn Đức Dũng (2013), Chương trình Tạp chí “Biên giới – Biển đảo” trên Kênh VTC1 với nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
7. Tạ Văn Dương (2012), TCSX chương trình chuyên đề ở Đài Phát thanh – Truyền hình địa phương, (Khảo sát Đài Phát thanh Truyền hình Bắc Giang và Bắc Ninh), Học viện Báo chí Tuyên truyền.
8. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao đô ̣ng, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Dững (1996), Đối tượng tác động của báo chí và ý nghĩa của nó với hoạt động của nhà báo”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia, Hà Nội.
10. Đài truyền hình Việt Nam (2008), Nghiên cứu hệ thống khảo sát toàn diện về truyền hình phục vụ dự án xây dựng trung tâm sản xuất chương
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
12. Phùng Ngọc Đĩnh (1999), Tài nguyên biển Đông Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Đinh Thị Xuân Hòa, (2014), Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay, NXB Thông tin và Truyền thông.
14. Vũ Thanh Hường (2003), TCSX các chương trình trò chơi truyền hình
(Khảo sát trên VTV3, Đài THVN từ 1996-2003) Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
15. Mạnh Hùng (2007), "Chiến lược biển Việt Nam tầm nhìn 2020", Tạp chí Đảng Cộng sản.
16. Trần Bảo Khánh (2007), Công chúng truyền hình, Luận án tiến sỹ, Học viện BC&TT.
17. Trần Bảo Khánh (2007), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hóa –Thông tin.
18. Nguyễn Văn Kim (chủ biên) (2011), Người Việt với biển, NXB Thế giới. 19. Nguyễn Thế Kỷ (chủ biên), (2012), Công tác lãnh đạo quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
20. Đỗ Thị Phương Lan (2014), TCSX các chương trình chuyên đề truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Yên Bái, (Khảo sát từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013), Khoa Báo chí, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
21. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông.
22. Nguyễn Thành Lợi, Phạm Minh Sơn (2014), Thông tấn báo chí lý thuyết và kỹ năng, NXB Thông tin và Truyền thông.
23. Luật biên giới quốc gia năm 2013 và văn bản hướng dẫn thi hành (2013), NXB Chính trị quốc gia.
24. Lại Thế Luyện (Chủ biên), Phan Đức Thuấn (2014), Kỹ năng lãnh đạo, NXB Thời đại, Hà Nội.
25. Lê Minh (2008), 10 bí quyết hình ảnh, NXB Văn hóa Sài Gòn.
26. X.A. Muratốp (2004), Giao tiếp trên truyền hình trước ống kính và sau ống kính camera, NXB Thông Tấn.
27. Văn Công Nghĩa (2013), Thông tin về chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng, (Khảo sát từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013), Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
28. Đỗ Chí Nghĩa, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, Số 6/2012, Tr 18-19 29. Nguyễn Ngọc Oanh (chủ biên), Lê Thị Kim Thanh (2014), Giáo trình Phóng sự truyền hình,NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
30. Hoàng Phê (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
31. E.P. Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận báo chí, tập 2, NXB Thông tấn, Hà Nội.
32. Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc (đồng chủ biên) 2013, Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và các bên có liên quan, NXB Thế giới.
33. Quyết định số 368/QĐ-TTg: Phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ về Thông tin đối ngoại giai đoạn 2013- 2020, http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?cl ass_id=2&_page=188&mode=detail&document_id=166072
34. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình Báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
35. Dương Xuân Sơn (2014), Các loại hình báo chí truyền thông, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
36. M.I.Sotak (2003), Phóng sự: tính chuyên nghiệp và đạo đức, NXB Thông tấn, Hà Nội.
37. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Nguyễn Thị Thoa (Chủ biên), Đức Dũng (2005), Phóng sự báo chí, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
39. Nguyễn Thị Thoa (Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng Thu (Tái bản lần 1, 2012), Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
40. Bùi Chí Trung, Sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề, Tập bài giảng Khoa Báo chí và Truyền Thông, Trường ĐH KHXH&NV.
41. Viện nghiên cứu dư luận xã hội (2009), Đánh giá nhu cầu xem truyền hình với các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam, Báo cáo điều tra dư luận xã hội.
42. Hoàng Thị Hải Yến (2014), Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh với vấn đề tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền….
Tài liệu tiếng Anh:
43. Anthony Q.Artist, Sheila Curran Bernard, (2008), Documentary Film Producers' Bundle, Focal Press.
44. Anthony Q.Artist (2008), The shut up and shoot Documentary Guide, Elsivier, Inc
PHỤ LỤC
1. Câu hỏi phỏng vấn sâu phóng viên, biên tập viên chƣơng trình:
Câu 1: Anh/ chị có thể mô tả lại quy trình sản xuất chương trình?
Câu 2: Các bộ công cụ, chế tài liên quan để kiểm soát việc tuân thủ quy