Tổng quan về thực trạng hoạt động tổ chức sản xuất các chương trình

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo (Trang 60)

chƣơng trình truyền hình chuyên đề về biên cƣơng, hải đảo

2.1.1. Sự thay đổi của mô hình tổ chức sản xuất chương trình chuyên đề truyền hình hiện nay

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và công nghệ truyền hình hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến các yếu tố tham gia vào toàn bộ quy trình sản xuất, từ con người đến phương thức TCSX chương trình. Internet và số hóa đã làm thay đổi đáng kể kết cấu chương trình, quy trình sản xuất và cách thức hoạt động của con người trong quy trình đó. Có những yếu tố trước đây là quan trọng thì giờ trở thành thứ yếu. Các chức danh tham gia, mức độ tham gia và kỹ năng cần đào tạo cũng khác để phù hợp với quy trình sản xuất mới với thiết bị, công nghệ sản xuất số. Đa số các nhà sản xuất đều nhận diện được thực tế đó. Trong một khảo sát mới đây tại các ban biên tập và các đài phát thanh – truyền hình trong nước về nhu cầu đào tạo đối với một số lĩnh vực truyền hình của nhà báo Lê Chí Công đăng trên Tạp chí Người làm báo điện tử (nguoilambao.vn), đã cho thấy nhu cầu bức thiết được đào tạo về lĩnh vực TCSX của người sản xuất. Tác giả Lê Chí Công đã đưa ra một số mẫu khảo sát và kết quả thu được về mức độ “cần” đối với từng lĩnh vực thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số mẫu khảo sát như sau: TCSX chương trình theo chủ đề (14.6%), Đạo diễn chương trình (8.8%), sản xuất tin, phóng sự (7,8%), sản xuất phim tài liệu, ký sự (6,8%), công nghệ truyền hình (6.0%), ngoại ngữ (5.2%), dựng hình (4.9%), đồ họa (4.8%), kỹ năng mềm (4.5%), nghiệp vụ báo chí (4.3%), quản lý (3.7%), truyền dẫn phát sóng

(2.6%), dẫn chương trình (2.3%), công nghệ thông tin (2.3%), quay phim (1.8%), âm thanh (1.5%), ánh sáng (0.9%), thiết kế sân khấu (0.9%).

Theo kết quả khảo sát thì TCSX chương trình theo chủ đề là nhu cầu “đầu bảng” với tỷ lệ áp đảo, cho thấy có sự thay đổi từ nhu cầu được đào tạo các chức danh sang đào tạo ê - kíp sản xuất, vì công tác TCSX chứ không phải yếu tố nào khác sẽ quyết định hiệu quả sản xuất trong xu thế mới này.

Ở Việt Nam, cách đây khoảng hơn 10 năm, ít người thấy trước được rằng, sau đổi mới một bước cơ chế quản lý, báo chí lại có bước lớn mạnh như vậy. Nếu cuối những năm 90, công chúng Việt Nam mới bắt đầu thiết lập thói quen theo dõi truyền hình, thì cho đến tận năm 2000, lưu hành phổ biến mới chỉ có vài kênh truyền hình quốc gia VTV1, VTV2, VTV3 và 6 – 8 tiếng sóng mỗi ngày. Phương thức sản xuất chương trình cũ, ê – kíp truyền thống bao gồm: PV (kiêm BTV), quay phim, kỹ thuật dựng, dẫn và đọc lời bình (phát thanh viên). Do số lượng chương trình phát sóng không nhiều, cơ chế bao cấp hoàn toàn nên áp lực về tiến độ, chất lượng chương trình cũng không nặng nề như hiện tại. Khâu TCSX chưa được thực sự quan tâm, mối quan hệ giữa các thành viên trong ê – kíp tương đối rời rạc: quay phim cứ quay, biên tập cứ viết, kỹ thuật cứ dựng mà nhiều khi chưa có sự ăn khớp với nhau, hình thành khái niệm “phát thanh trám hình”. Các êkíp sản xuất chương trình truyền hình, đặc biệt ở các Đài phát thanh- truyền hình địa phương thường hình thành một cách tự phát, thiếu sự đào tạo, tổ chức khoa học.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, mọi thứ đã thay đổi. Sức ép của cơ chế hạch toán, tiến độ sản xuất, chất lượng chương trình là thước đo trình độ người thực hiện và là cơ chế để tuyển dụng, trả lương. Chính vì thế, công tác TCSX được quan tâm nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả chương trình. Các mô hình TCSX truyền thống không còn phù hợp với tình hình mới, và sự thay đổi là tất yếu. Tuy nhiên, mức độ thay đổi lại phụ thuộc vào điều

kiện thực tế của các đơn vị sản xuất chương trình: kinh phí, trình độ quản lý... hình thành các mô hình với quy trình TCSX khác nhau.

2.1.2. Sự đa dạng của các mô hình tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương và hải đảo

Như đã trình bày trong chương 1, hoạt động TCSX bao gồm nhiều khâu, nhiều bước và liên quan đến nhiều vị trí khác nhau trong toàn bộ dây chuyền sản xuất chương trình. Tùy theo đặc thù của từng đơn vị sản xuất, theo trình độ phát triển của công nghệ, kỹ thuật truyền hình, nhân sự tham gia điều độ sản xuất cũng như các yếu tố đảm bảo khác cho một ê – kíp không giống nhau ở các đơn vị. Thực tế đó đã tạo nên sự đa dạng trong mô hình TCSX truyền hình.

Đối với các chuyên đề về BC, HĐ, với những đặc thù riêng về địa bàn sản xuất, độ khó của chương trình, công việc TCSX càng đòi hỏi cao hơn sự chuyên nghiệp cùng một quy trình chặt chẽ nhưng linh hoạt để đảm bảo cho công tác sản xuất đạt được hiệu quả tốt, tránh được những rủi ro trong quá trình thực hiện. Sau quá trình khảo sát hoạt động sản xuất các chương trình chuyên đề về BC, HĐ, tác giả luận văn nhận ra một thực tế: Đa số các đơn vị sản xuất chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác TCSX chương trình và trên thực tế không nhiều đơn vị làm tốt công tác này. Chưa ban hành được một quy trình sản xuất phù hợp, việc sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ, kinh nghiệm và sự tự giác của PV, BTV và những người làm chương trình là thực trạng phổ biến tại nhiều đơn vị sản xuất chương trình. Chính vì thế, quá trình sản xuất các chương trình về nhóm đề tài BC, HĐ, nhất là các chuyên đề gặp phải không ít khó khăn và rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chương trình. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng này không giống nhau ở mỗi chương trình, chính xác hơn nó phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của công tác TCSX. Qua khảo sát thực tiễn, tác giả luận văn tạm

chia mô hình TCSX chương trình chuyên đề về BC, HĐ thành ba nhóm: mô hình TCSX của các đài trung ương, mô hình TCSX của các Đài địa phương và mô hình TCSX của các đơn vị xã hội hóa.

2.2. Các mô hình tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình chuyên đề về biên cƣơng và hải đảo tiêu biểu

2.2.1. Mô hình tổ chức sản xuất của các đài truyền hình trung ương

2.2.1.1. Quy trình sản xuất

Do sự tương đồng về điều kiện sản xuất cho nên mô hình TCSX của các Đài truyền hình Nhà nước tương đối giống nhau, từ VTV, VTC, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình Quốc phòng, Truyền hình Công an... Vì là chương trình phát sóng định kỳ 1 đến 2 tuần, các chương trình này được sản xuất gián tiếp qua băng, thẻ và phát offline. Về cơ bản, mô hình TCSX này tuân thủ theo sơ đồ quy trình sản xuất 10 bước mà tôi đã nêu ra trong chương 1. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có sự phân hóa. Một số tuân thủ chặt chẽ quy trình 10 bước một cách chủ động với sự thống nhất cao, ví dụ như VTC, VTV. Một số khác quy trình chưa được triển khai thông suốt từ trên xuống để làm cơ sở cho những người trực tiếp sản xuất dựa vào đó để thực hiện. Nhìn nhận theo cách khác, quy trình sản xuất hiện nay do chính những người thực hiện tự cân đối theo khả năng cá nhân và điều kiện sản xuất. Tất nhiên, ở một số bước đã có sự thay đổi đáng kể về yêu cầu và cách thức triển khai.

Đối với nhóm chương trình chuyên đề về biên giới và biển đảo, các buổi họp báo cáo và thống nhất đề tài tháng/ quí là vô cùng quan trọng. Do điều kiện sản xuất ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, việc chủ động về kế hoạch nội dung rất cần thiết để có thể triển khai sản xuất thuận lợi. Thông thường, kế hoạch đề tài sẽ được lên trước từ 1 – 3 tháng. Ví dụ như chương trình Biển đảo quê hương do Trung tâm Phóng sự và Phim tài liệu Đài truyền hình Việt Nam sản xuất, kế hoạch đề tài được xây dựng theo

tháng. Chương trình Biển đảo Tổ quốc, Biên cương xanh của Truyền hình Quốc phòng xây dựng đề tài 2 tháng một lần. Chương trình Biển đảo Việt Nam của VTC14, kế hoạch đề tài thống nhất theo quý, tức là 3 tháng 1 lần. Nguồn đề tài thông thường do PV tìm kiếm và báo cáo lên hoặc do chủ nhiệm chương trình/ lãnh đạo phòng/ TCSX đề xuất và phân công các cá nhân thực hiện. Đề tài sẽ được lựa chọn dựa trên những bộ tiêu chí nhất định, cơ bản là tính cấp thiết, khả năng sản xuất... Các đề tài thông thường được lọc qua nhiều cổng: phụ trách chương trình, lãnh đạo phòng/ ban, lãnh đạo đài. Các đề tài về BC, HĐ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhạy cảm chính trị, do đó, sự định hướng của những người có kinh nghiệm như người phụ trách chương trình là rất cần thiết. Nhiều chương trình khác có những đặc thù riêng, ví dụ như Biển đảo quê hương của Trung tâm phóng sự - phim tài liệu được định vị là cầu nối của các nhà hảo tâm đồng hành với những hoàn cảnh khó khăn của ngư dân, lính biển... Do đó, sự tìm tòi của PV được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, với tư cách là người phụ trách Quỹ Tấm lòng Việt của Đài truyền hình Việt Nam, TCSX của chương trình, anh Nguyễn Tôn Nam đã hỗ trợ rất hiệu quả cho PV trong quá trình phát hiện đề tài.

Bước khảo sát thực tế, hình thành ý tưởng và khả năng thực hiện là công đoạn đầu tiên và quan trọng. Tôi muốn dẫn ra kinh nghiệm từ các series

Ký sự biển đảo Ký sự biên phòng của đạo diễn Trần Tuấn Hiệp. Các chương trình này được đánh giá là những “kho tư liệu sống dung dị và chân thực về đời sống, sinh hoạt của con người nơi biên cương, hải đảo”. Ngoài những tấm huân chương bảo vệ tổ quốc, bằng khen của Chính phủ, chương trình đã được phát sóng trên hơn 10 kênh truyền hình khác nhau vào những khung giờ khác nhau, trong đó có những khung giờ vàng. Trong bài phỏng vấn với một số báo, đạo diễn Trần Tuấn Hiệp đã thừa nhận: thành công của series Ký sự biển đảo Ký sự biên phòng hơn 60 tập của anh một phần rất

lớn nhờ quá trình khảo sát kĩ lưỡng. Theo đó, đoàn làm phim đã đi khảo sát thực tế suốt dọc các vùng biển, đảo của Tổ quốc, trò chuyện với tất cả những con người mà họ gặp: từ thủ trưởng các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn, làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới hải đảo như CSB, Biên phòng, HQ, đến lãnh đạo địa phương và cả những ngư dân bám biển, bám làng, bảo vệ đường biên cột mốc...

Hiện nay, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin, PV có thể tiến hành việc khảo sát đó thông qua internet, qua điện thoại thay vì khảo sát trực tiếp thực địa. Tất nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi các khu vực tác nghiệp của chuyên mục về BC, HĐ thường xa xôi, khó đi lại thì internet và điện thoại là kênh thông tin hữu ích phục vụ cho việc khảo sát, lên ý tưởng và đoán định khả năng thực hiện. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của đề tài cũng như việc sản xuất thuận lợi đến đâu, điều đó lại phụ thuộc hoàn toàn ở sự nhạy cảm, năng lực của người TCSX.

PVS nữ PV chuyên đề Biển đảo Tổ quốc, 27 tuổi, Kênh truyền hình Quốc phòng: Khảo sát thực tế qua internet, điện thoại cho các đầu mối đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn là kênh rất tiện, vì thực tế mình sẽ không có điều kiện đi khảo sát tận nơi. Nhưng kênh đó ít khi cho mình được những đề tài tốt bằng việc mình tự khám phá, tìm hiểu thực tế, vì họ thường không tinh, cho nên chỉ xem đó là những kênh khảo sát ban đầu, còn lại vẫn phải do mình chủ động. Việc không được đến tận hiện trường để khảo sát trước nên trong quá trình thực hiện, mình gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi vì khảo sát không chính xác nên đổ đề tài.

Tình trạng đổ đề tài do không hoặc không thể khảo sát kĩ thực địa là một nguy cơ hiện hữu đối với các PV chuyên mục Biển đảo Tổ quốc, đặc biệt là khi thực hiện chương trình ở các điểm đảo. Cho đến thời điểm này, số lượng chương trình về các điểm đảo chiếm khoảng 50% tổng số chương trình phát

sóng. Nhiều trong số các điểm đảo thông tin hạn chế, quá trình khảo sát gặp nhiều khó khăn như Bích Đầm (Nha Trang), Hòn Tre (Khánh Hòa) dẫn đến triển khai thực hiện gặp khó, nhiều chương trình không thể thực hiện được. Do đó, lãnh đạo đài/kênh cho phép mở trong kế hoạch đề tài. Tức là trong quá trình triển khai, PV có thể linh hoạt bỏ thực hiện các đề tài theo kế hoạch ban đầu và bổ sung vào những đề tài khác được phát hiện sau khi tiếp cận hiện trường, miễn là đề tài đó phù hợp với tiêu chí của chương trình. Cơ chế này cho phép PV phát huy khả năng sáng tạo, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình thực hiện, đảm bảo số lượng sản phẩm tối đa cho mỗi chuyến công tác. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng chương trình khi mà các đề tài phát sinh thường là không được chuẩn bị kỹ kịch bản, không được hiệp đồng kỹ với nhân vật, dẫn đến có thể bỏ qua nhiều chi tiết hay, câu chuyện hấp dẫn.

Bước xây dựng kịch bản đề cương cho phép xây dựng kế hoạch ghi hình sát thực tế, tăng hiệu quả phối hợp giữa các vị trí. Tuy nhiên, ở nhiều kênh, đài, khâu này chưa nhận được sự quan tâm đích đáng. Ví dụ như ở Kênh QPVN, bước duyệt đề cương thay bằng duyệt ý tưởng đề tài, tức là thông qua được đề tài là coi như PV có thể triển khai sản xuất thay vì phải hoàn thiện đề cương kịch bản và thông qua như quy trình chuẩn.

PVS nam PV chuyên đề Biên cương xanh, 32 tuổi, Kênh truyền hình Quốc phòng: Thời gian đầu, tôi rất quan tâm đến xây dựng kịch bản đề cương. Thậm chí có những kịch bản đã từng được chi tiết hóa đến các chuyển cảnh (bằng hình ảnh, âm thanh, dẫn hiện trường...”. Nhưng đó là trong khoảng ½ năm đầu lên sóng. Sau đó thì các lãnh đạo chỉ yêu cầu thông qua đề tài và vài gạch đầu dòng cho ý tưởng, nên tôi không xây dựng đề cương chi tiết nữa.

Việc không xây dựng đề cương kịch bản trước khi ghì hình bắt nguồn từ mấy nguyên nhân: từ người phụ trách chương trình đến người PV xem nhẹ

việc xây dựng đề cương, người phụ trách chương trình do chưa sâu sát hoặc chuyên môn hạn chế nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của đề cương trong sản xuất chương trình. Còn PV hoặc gấp vội, hoặc do chủ quan, nghĩ rằng những kinh nghiệm làm nghề sẽ giúp mình xoay xở mọi tình huống mà không cần đến đề cương. Trên thực tế, nhiều rủi ro đã nảy sinh từ chính sự thiếu nghiêm túc này, đó là nhiều chương trình rơi vào tình trạng thiếu hình, thông tin báo cáo, thiếu tính hấp dẫn.

Khâu ghi hình là bước tập trung chuyên môn cao độ. Do sức ép về thời gian, chi phí sản xuất, nhân sự (sẽ nói ở phần dưới), việc ghi hình của các chuyên đề ở mô hình “tối giản nhân sự” này cũng được giới hạn ở thời gian tối thiểu, có những chương trình thậm chí chỉ có 1,5 ngày để ghi hình cho 30 phút chương trình Biên cương xanh với 2 chuyên mục cụ thể là Quân hàm xanh 10 phút và Chuyện làng chuyện bản có thời lượng 20 phút, tương đương 2 phóng sự với nội dung độc lập. Đó là một thử thách lớn đối với các PV. Ngoài ra, khâu hậu kỳ thời gian quy định cũng không quá 3 ngày. Những áp lực đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chương trình. Đây là tình trạng chung của đa số các chương trình hoạt động sản xuất theo mô hình này.

PVS TCSX chương trình Biển đảo quê hương, Trung tâm Phóng sự -

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)