3.2.1. Những lưu ý trong xây dựng quy trình
Thuật ngữ “Quy trình – Procedure” là “một phương pháp cụ thể để thực hiện một quá trình hay công việc”. Quy trình thường được thể hiện bằng văn bản. Thông thường các đơn vị xây dựng và phát triển các “quy trình” nhằm thực hiện và kiểm soát các “quá trình” hay các công đoạn sản xuất của mình. Mỗi người TCSX đến PV, BTV, quay phim, kỹ thuật... có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác nhau. Quy trình giúp cho từng người tham gia sản xuất chương trình biết rằng trong một nghiệp vụ thì họ phải tiến hành những bước công việc nào, làm ra sao và phải cần đạt kết quả như thế nào. Đặc biệt đối với việc sản xuất chương trình truyền hình, khả năng làm việc theo nhóm đòi hỏi cao hơn thì quy trình giúp cho các thành viên phối hợp với nhau một cách ăn khớp và đúng trình tự, thống nhất về ý tưởng. Ngoài ra, quy trình cũng giúp cho các cấp quản lý: giám đốc sản xuất, người phụ trách sản xuất hay TCSX có thể kiểm soát tiến độ và chất lượng công việc do nhân viên thực hiện.
Không có một hệ thống nào được vận hành với hiệu suất cao nhất nếu như không dựa trên cơ sở một quy trình khoa học, rõ ràng và thống nhất. Chính vì thế quy trình là yếu tố mà các đơn vị sản xuất chương trình phải quan tâm hàng đầu khi bước vào xây dựng mỗi dự án truyền hình hoặc để lên sóng một chương trình truyền hình. Với việc sản xuất chương trình truyền hình, một quy trình cứng đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu, sách vở, được các đơn vị áp dụng theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Quy trình này là khái quát những bước cơ bản để có thể sản xuất ra một chương trình truyền hình hoàn chỉnh. Tuy nhiên, tùy theo đặc trưng của mỗi dạng chương trình, theo điều kiện bảo đảm của từng đơn vị, quy trình cần được điều chỉnh cho phù hợp và đảm bảo sản xuất hiệu quả. Như trong chương 2 tôi đã đề cập, việc hình thành các quy trình sản xuất chương
trình truyền hình nói riêng và các chuyên đề về BC, HĐ nói chung hiện đang còn tồn tại nhiều hạn chế. Trong đó phần lớn các mô hình tổ chức chưa thống nhất được quy trình cho mình được một quy trình đầy đủ bởi nhiều lý do. Theo đánh giá của tôi, để đảm bảo hiệu quả sản xuất (tiến độ, chất lượng) các chương trình chuyên đề về BC, HĐ, việc xây dựng quy trình là cần thiết. Song, để có được một quy trình tốt cũng cần có sự đầu tư, có tư duy mạch lạc, thấu đáo và một căn cứ vững chắc.
Trước nhất, phải xác định được rõ ràng nhu cầu về quy trình. Hiện nay, có một tình trạng khá phổ biến là bản thân các cấp quản lý không chịu đầu tư thời gian để làm quy trình. Họ cho rằng làm quy trình mất thời gian và thay vì làm quy trình, họ trao đổi trực tiếp và cho chạy chương trình sau khi đã cho cấp dưới của mình biết sơ lược về chương trình. Nhưng bản thân cách nhìn này chưa phải là dài hạn và họ thực sự chưa nhận thức rõ được tác dụng của quy trình. Nhận diện rõ nhu cầu, sự cần thiết của quy trình họ mới có thể xây dựng được một quy trình khoa học, sát thực tế và phục vụ tốt cho công việc chuyên môn.
Thứ hai, phải xác định được mục đích xây dựng quy trình và phạm vi áp dụng. Quy trình trước hết là để phục vụ công tác tổ chức, quản lý, nhưng sự tổ chức ấy lại phải dựa trên cơ sở quy định rõ nội dung, yêu cầu công việc của các cá nhân tham gia vào hệ thống sản xuất. Đó chính là mục đích xây dựng quy trình: để PV, BTV, quay phim, kỹ thuật viên, thậm chí cả nhân viên lái xe xác định rõ nhiệm vụ của mình trong ê – kíp sản xuất. Còn phạm vi áp dụng, tất nhiên đầu bảng là những thành viên của ê – kíp sản xuất, không loại trừ các đối tượng đặc biệt như cộng tác viên.
Thứ ba, quy trình phải tường minh được các bước công việc. Các bước này sẽ gắn với từng chức danh cụ thể, thống nhất với phần mô tả công việc của từng cá nhân. Và tốt hơn hết, nên có các biểu mẫu kèm theo
các bước công việc được ghi nhận trong quy trình. Các biểu mẫu này mô phỏng công việc phải làm của các chức danh và những yêu cầu cụ thể. Bởi sứ mệnh của quy trình là chỉ dẫn, do đó, các bước công việc càng cụ thể bao nhiêu thì khả năng chỉ dẫn của quy trình càng tốt bấy nhiêu. Để nhìn vào quy trình, PV, BTV, người quay phim, kỹ thuật... biết phận sự của mình, còn người tổ chức có thể lấy đó làm cơ sở đánh giá hiệu quả công việc của từng cá nhân, khen thưởng hay quy trách nhiệm cho những trường hợp sai phạm, thiếu sót. Đây là khâu yếu nhất của công tác xây dựng quy trình sản xuất của các đơn vị truyền hình hiện nay. Từ việc chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của quy trình dẫn đến các quy trình được xây dựng, nếu có, thường là để cho có. Thậm chí, quy trình được thống nhất bằng đường miệng, không có văn bản giấy tờ, không có các bộ công cụ mẫu làm cơ sở khiến người sản xuất, dẫu được phổ biến về quy trình vẫn hoang mang trong đường hướng thực hiện.
Với nhóm chương trình chuyên đề về BC, HĐ, xuất phát từ một số nét đặc thù trong điều kiện sản xuất, từ kinh nghiệm thành công và chưa thành công của các đơn vị thực hiện qua khảo sát, tác giả luận văn đề xuất quy trình như sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất chƣơng trình THCĐ về biên giới hải đảo 14 bƣớc
Sơ đồ quy trình được đề xuất trên đây được cụ thể tối đa các bước (14 bước) cũng là những công đoạn chính trong quá trình sản xuất mà người làm chương trình sẽ phải thực hiện để tạo ra được một chương trình truyền hình tốt. Quy trình này cũng phù hợp với điều kiện sản xuất đặc thù của các chương trình chuyên đề về BC, HĐ.
Hình thành ý tưởng đề tài là bước đầu tiên để khởi động quy trình. Tại sao lại chọn đề tài a ở thời điểm này, chứ không phải là các đề tài b, c? Câu hỏi đó sẽ được lý giải bằng thực tiễn dòng chảy thời sự. Câu chuyện về hoàn cảnh éo le với 2 con đều bị tim bẩm sinh của anh lính trên con tàu CSB 4033 mang một sức
Hình thành ý tưởng đề tài Theo dõi phản hồi Phát sóng Dựng hoàn thiện (ghép lời bình, khớp nhạc, chuốt hình ảnh, hiệu ứng) Duyệt lời bình Viết lời bình Dựng thô, chọn nhạc Bóc băng, xem hình Đến hiện trường, tổ chức ghi hình, phỏng vấn Trao đổi, thống nhất nội dung trong ê – kíp Điều độ sản xuất (lựa chọn nhân sự) Xây dựng kịch bản đề cương Khảo sát, chốt đề tài và phương án triển khai Duyệt đề cương
vụ chấp pháp trên biển khi Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD-981 trong vùng thềm lục địa nước ta. Kinh nghiệm cho thấy, việc hình thành ý tưởng đề tài trước tiên cũng cho phép PV khoanh vùng địa bàn để tập trung tìm kiếm thông tin, tránh hoang mang với những câu hỏi vốn cố hữu: làm gì, ở đâu, bao giờ... Ý tưởng ấy được hình thành dựa trên kinh nghiệm, vốn sống của PV (đề tài nào đã làm, chưa làm, làm nhưng chưa tới...) cộng với sự nhạy cảm về thời cuộc (tính thời sự, thông tin dư luận quan tâm...) là cơ sở tốt để cho ra đời những đề tài hay. Đối với các chuyên đề về BC, HĐ, việc hình thành những ý tưởng rõ ràng cho phép PV tránh được những tư duy trùng lặp, xây dựng kế hoạch công tác thuận lợi hơn. Đồng thời, từ hình thành ý tưởng, người PV sẽ xây dựng được mục tiêu cụ thể cho những bước tiếp theo.
Khảo sát thực tế là yêu cầu có tính nguyên tắc để ê – kíp sản xuất có thể xác định tốt khả năng thực hiện tác phẩm và góc tiếp cận tối ưu. PV dù tài năng đến đâu cũng sẽ khó có thể thực hiện những sản phẩm truyền hình tốt nếu như bỏ qua khâu này. Với các chuyên đề sản xuất ở những địa bàn đặc thù như BC, HĐ, khâu khảo sát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó giúp PV, BTV, ĐD chương trình hiểu rõ về bối cảnh, bởi nó giúp kiểm tra khả năng đáp ứng những yêu cầu của chương trình, từ những thông tin về nhân vật, bối cảnh, dự đoán trước những trắc trở (tiếng ồn, ánh sáng, phương tiện di chuyển...). Khảo sát càng kỹ, khả năng làm chủ hiện trường càng cao, tránh được những rủi ro trong quá trình thực hiện, đồng thời chất lượng chương trình càng đảm bảo. Lắng nghe để lấy thông tin trong quá trình khảo sát đồng thời trong đầu cũng phải mường tượng đến những hình ảnh có thể ghi được: camera sẽ ghi được những gì? Hình ảnh nào minh họa cho thông tin a, b, c? Nhân vật nào được chọn để phỏng vấn? Họ sẽ nói gì? Cảm xúc ra sao cho phù hợp?... Theo đó, những ý tưởng sẽ được hình ảnh hóa để bước đầu phác thảo diện mạo chương trình. Diện mạo đó cơ bản sẽ được cụ thể hóa trên giấy tờ bằng kịch bản.
Đề cương kịch bản đang là khâu yếu nhất trong mọi quy trình sản xuất (chủ động hay bị động) của các đơn vị sản xuất chương trình. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng: một đề cương kịch bản tốt là cơ sở quan trọng để chương trình thành công. Với các chuyên đề về BC, HĐ, khâu đề cương càng cần được chú trọng. Hiện nay, đa số các chương trình chuyên đề về nhóm đề tài này thường sản xuất dưới dạng phóng sự, ký sự truyền hình. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự, các chuyên đề này giữ chân khán giản bằng những hình ảnh đẹp, mang tính chất điện ảnh cùng lời bình sâu sắc, nghệ thuật. Song để đạt được khả năng đó, trước hết, đề cương đó phải dựa trên cơ sở những khảo sát thực tế nghiêm túc nhất. Đề cương phải thể hiện được ý tưởng xuyên suốt của chương trình, những dự kiến nội dung sẽ đề cập, dự kiến hình ảnh sẽ ghi, phỏng vấn sẽ thực hiện. Nếu có thể, đề cương nên đưa ra những dự kiến cho các cảnh chuyển, cảnh chốt, để người quay phim có thể làm căn cứ để sáng tạo trong quá trình ghi hình. BC và HĐ là những địa bàn có thế mạnh về bối cảnh đẹp, lạ. Qua khảo sát, người xây dựng đề cương nên có những chú thích về điều này để những thành viên khác trong ê – kíp có thêm kiến thức nền về bối cảnh. Và tốt hơn hết, sau khi người biên tập đã xây dựng đề cương, nên có sự trao đổi với các thành viên còn lại trong ê – kíp, ít nhất là với quay phim để có sự thống nhất trong quá trình thực hiện. Hầu hết các ê – kíp, nhất là quay phim của các chương trình này thường xuyên luân chuyển, kinh nghiệm về các địa bàn sản xuất của họ không phong phú như biên tập (thường là những người chuyên trách theo dõi mảng nội dung này). Trong nhiều trường hợp, qua những cuộc trao đổi thống nhất kịch bản như thế này, quay phim, hoặc thậm chí lái xe đã là những người gợi ý cho biên tập những ý tưởng tốt.
Một trong những công đoạn không thể thiếu của quy trình, đó là duyệt đề cương. Đây là bước để người chịu trách nhiệm về chương trình kiểm duyệt bước đầu nội dung. Người kiểm duyệt là người có kinh nghiệm, có nền tảng
chính trị vững chắc, có khả năng định hướng. Những chương trình về BC, HĐ đôi khi tiềm ẩn nhiều yếu tố nhạy cảm chính trị (liên quan đến biên giới quốc gia, chính sách của Nhà nước...). Cho nên khâu kiểm duyệt này giúp kiểm soát những yếu tố đó hoặc đôi khi còn gợi mở những cách tiếp cận mới. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ, công đoạn này nên trao quyền cho người trực tiếp phụ trách thay vì phải qua nhiều cấp lớp như ở một số đơn vị hiện nay.
Việc điều độ sản xuất, cụ thể là sắp xếp ê – kíp đối với nhóm chương trình này cũng cần lưu ý. Hiệu quả của các ê – kíp sản xuất cố định là cơ sở để tôi đề xuất phương án xây dựng các ê – kíp sản xuất cứng, bao gồm ít nhất các chức danh: PV/ BTV, quay phim và kỹ thuật. Ê – kíp này được lựa chọn trên cơ sở sự phù hợp với chương trình và hợp dơ với phong cách làm việc của nhau. Những tố chất cần thiết đối với người sản xuất, ngoài việc nắm vững chuyên môn nghiệp vụ còn cần sự linh hoạt, sáng tạo và sức khỏe.
Trong quá trình ghi hình, phỏng vấn tại hiện trường, ngoài việc tuân thủ những chi tiết “đinh” trong kịch bản còn cần có sự linh hoạt trong các tình huống cụ thể để đảm bảo hiệu quả sản xuất. Điều kiện sản xuất ở biển đảo hay biên cương luôn tiềm ẩn những rủi ro: thời tiết diễn biến bất thường, phương tiện di chuyển theo lịch (xuồng, phà), việc tuân thủ kế hoạch sản xuất là cơ sở để đảm bảo tiến độ công việc và hiệu quả sản xuất, nhất là trong điều kiện những chuyến công tác thường kéo dài và sản xuất theo loạt. Một cuốn sổ tay rất có ý nghĩa đối với PV khi ra hiện trường. Nên ghi chép lại theo lịch trình để tiện theo dõi khi tiến hành hậu kỳ.
Bóc băng, xem hình sẽ giúp PV bao quát lại toàn bộ tư liệu hình ảnh mà mình có. Trên thực tế, từ kịch bản dự kiến đến sản phẩm truyền hình là một quãng đường khá xa. Dẫu việc khảo sát thực tế có được tiến hành kỹ lưỡng đến đâu thì kết quả thu về cũng sẽ ít nhiều có sự chênh lệch. Đôi khi sự khác biệt đó chiếm trên phân nửa. Trong khi với truyền hình, hình ảnh mới là yếu tố được ưu
tiên chứ không phải là lời bình, tiếng động hay bất cứ yếu tố gì khác. Do đó, xem lại hình chính là công đoạn nhận diện lại mạch câu chuyện hình ảnh trong tác phẩm của mình, để từ đó xây dựng lời bình cho hiệu quả.
Các chương trình chuyên đề thường có thời lượng tương đối dài. Như con số đã thống kê ở chương 1, các tạp chí, phóng sự, ký sự, có thời lượng từ 15 phút trở lên chiếm tỷ lệ cao, không có phương án nào để kiểm soát chương trình bằng việc chú trọng vào việc dựng thô trước khi viết lời bình. Việc dựng thô được tiến hành sau khi xem hình, bóc băng. Thông thường, trong quá trình tác nghiệp hiện trường, người quay phim thường lấy tối đa những gì họ thấy được. Thậm chí có những cảnh phải quay đi quay lại nhiều lần. Cho nên số lượng hình ảnh, độ dài các hình ảnh vì thế luôn vượt quá quy định. Trong công đoạn dựng thô, BTV, kỹ thuật viên sẽ tiến hành chọn lọc những hình ảnh theo ý đồ của mình, loại bỏ những cảnh sai, hỏng, không cần thiết, cắt ngắn các cảnh quay theo đúng quy định hoặc kéo dài các cảnh quay theo ý đồ riêng nào đó.
Với viết lời bình, một lưu ý bất di bất dịch: lời bình chỉ cung cấp mới hoặc làm rõ những thông tin mà hình ảnh chưa thể thể hiện được. Việc cải thiện tình trạng lời bình tả cảnh hoặc lời bình không có nội dung đòi hỏi những biện pháp tổng thể. Trong đó nâng cao trình độ cho PV, BTV là yêu cầu hàng đầu. Nếu như việc dựng thô được tiến hành nghiêm túc, quá trình viết lời bình của PV, BTV sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Lời bình sau khi được duyệt bởi các cấp lãnh đạo sẽ được đọc và ghép với phần dựng thô, cân đối với các cụm hình ảnh, âm nhạc, hoặc phỏng vấn liên quan cho phù hợp. Công đoạn này trách nhiệm thuộc về người kỹ thuật viên. Hình ảnh có sạch không, có toát được ý đồ của biên tập hay không, hiệu