Phối hợp chặt chẽ và linh hoạt với các cơ quan chức năng trên các

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo (Trang 116 - 117)

các địa bàn biên giới, hải đảo

Địa bàn phản ánh của các chuyên đề về BC, HĐ là 44 tỉnh thành khắp cả nước có BC và HĐ, hơn 20 huyện đảo cùng hàng trăm xã đảo... Đó là một địa bàn rộng, việc bao quát được toàn bộ địa bàn kể trên là một thách thức không nhỏ. Do đó, việc phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn là một trong những biện pháp quan trọng.

Cơ quan chính quyền địa phương như Ủy ban nhân dân các Tỉnh, huyện, phường, xã... là đầu mối đầu tiên mà các đơn vị sản xuất chương trình phải xây dựng quan hệ. Họ chính là nguồn tin quan trọng, là đơn vị phối hợp, hỗ trợ về nhiều phương diện: thông tin, nhân sự, kỹ thuật, phương tiện...Nếu không có sự đồng ý, cho phép và tạo thuận lợi từ các sở, ban, ngành, PV, BTV khó có thể tác nghiệp hiệu quả. Trong điều kiện địa bàn tác nghiệp là những khu vực vùng sâu, vùng xa như các chuyên mục về BC, HĐ, mối quan hệ này càng trở nên cần thiết. Nguồn đề tài dài lâu cho chương trình, đôi khi chính là ở đó mà ra.

Các đơn vị quân đội đứng chân trên các địa bàn cũng là đầu mối quan trọng cần duy trì quan hệ. Thứ nhất, bởi họ chính là chủ thể của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh BC, HĐ – một trong những mảng nội dung trọng yếu cần được đề cập của các chuyên đề về BC, HĐ của các đơn vị sản xuất chương trình. Thứ hai, họ chính là nguồn cung cấp thông tin quan trọng, sát thực về địa bàn họ phụ trách. Về điểm này, vai trò của họ không kém gì cơ quan chính quyền địa phương, do thường công tác lâu năm, mối quan hệ với

địa bàn cực kỳ gần gũi. Thứ ba, họ chính là nguồn hỗ trợ phương tiện quan trọng trong nhiều hoàn cảnh khó khăn. Xuồng của biên phòng là phương tiện cực kỳ cơ động giúp PV có thể tiếp cận được những điểm đảo heo hút, chưa phổ biến phương tiện đi lại. Hoặc tàu của CSB, HQ là phương tiện gần như duy nhất có thể đến Trường Sa ở thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên, để có thể xây dựng và duy trì những mối quan hệ này, nên có công văn đề nghị phối hợp tuyên truyền giữa hai bên. Công văn này sẽ chính thức hóa mối quan hệ của hai đơn vị, để người làm công tác sản xuất chương trình dễ dàng nhận được sự hỗ trợ của các đơn vị phối hợp trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Ngoài ra, cần thường xuyên duy trì, thắt chặt mối quan hệ này bằng các chương trình gặp mặt tri ân thường niên, hoặc định kỳ vài năm một lần.

Một phần của tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo (Trang 116 - 117)