Bên cạnh việc đẩy mạnh tái cơ cấu trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản… thì một trong những điều kiện quan trọng để ngành nông nghiệp Việt Nam tạo được sự bứt phá, chúng ta cần p
Trang 1ARAVA, ISRAEL CỦA ÔNG ARALE
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khóa học: 2015-2019
Thái Nguyên, năm 2019
Trang 2ARAVA, ISRAEL CỦA ÔNG ARALE
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khóa học: 2015-2019
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Hiền Thương
Thái Nguyên, năm 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đề tài tốt nghiệp “Tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt chuông số 98, moshav Paran, Arava, Israel của ông Arale”, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp là chuyên ngành của riêng bản
thân tôi, đề tài có sử dụng nhiều thông tin khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa ra trong đề tài là trung thực Các số liệu trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Chương trình thực tập nghề tại Israel là một chương trình có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, quá trình học tập ở đây chính là cơ hội để cho mỗi sinh viên tự khẳng định bản thân mình qua những bài học lý thuyết trên lớp và thực tế ở ngoài đồng Quá tình học tập tại nước ngoài là dịp giúp cho sinh viên cho sinh viên củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn bước đầu tiếp cận với nền nông nghiệp công nghệ cao từ nước ngoài Thực tập sinh tại Israel giúp cho sinh viên hoàn thiện hơn về mặt kiến thức, củng cố những kĩ năng nghề nghiệp, ý thức cao hơn trong công việc và đặc biệt là sự yêu nghề nông nghiệp hơn
Được sự giúp đỡ của trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, khoa Kinh
tế và Phát triển Nông thôn,Ttrung tâm Đào tạo và phát triển Quốc tế, trung tâm AICAT( Arava International Center of Agriculture Training) em đã tiến hành thực hiện luận văn “Tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt chuông số 98, moshav Paran, Arava, Israel của ông Arale” Trong suốt quá trình thực hiện đề tài em đã kịp thời nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo thuộc trung tâm đào tạo và phát triển quốc tế Arava(Aicat) Giai đoạn học tập và lao động em còn nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của chủ nông Arale, quản lý tại trang trại và công nhân làm việc tại đây Đặc biệt, trong quá trình thực tập và viết báo cáo em đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Ths Nguyễn Thị Hiền Thương
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô thuộc nhà trường, khoa,các trung tâm Cảm ơn và bày tỏ sự biết ơn đến chủ trang trại ớt và các anh công nhân Thái Lan tại farm 98, moshav Paran, Arava
Trong thời gian thực tập bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận, song, không thể tránh khỏi những thiếu sót , rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kế hoạch tiến độ sản xuất cụ thể của nông trại 13
Bảng 2.2: Chi phí xây dựng cơ bản của nông trại 26
Bảng 2.3 Chi phí hàng năm của nông trại 27
Bảng 2.4 Sản lượng và doanh thu của ớt 28
Bảng 2.5 Hiệu quả sản xuất ớt trên 1 ha của nông trại năm 2018- 2019 29
Bảng 3.1 Cơ cấu diện tích nuôi trồng 34
Bảng 3.2: Chi phí trồng chuối 36
Bảng 3.3: Doanh thu từ trồng chuối 37
Bảng 3.4 Chi phí giống chăn nuôi ban đầu: 37
Bảng 3.5.Chi phí hàng năm cho chăn nuôi 38
Bảng 3.6 Doanh thu của nông trại 38
Bảng 3.7: Chi phí nuôi cá 39
Bảng 3.8: Doanh thu từ nuôi cá 39
Bảng 3.9: Chi phí nuôi vịt 40
Bảng 3.10: Doanh thu từ nuôi vịt 40
Bảng 3.11: Bảng phân tích SWOT 41
Bảng 3.12: Những rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro 42
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Hệ thống nhà kính 17
Sơ đồ 2.1 Dây chuyền phân loại bán tự động 19
Sơ đồ 2.2 Dây chuyền phân loại ớt tự động 19
Sơ đồ 2.3 Kênh tiêu thụ của nông trại 24
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ iv
MỤC LỤC v
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1.Tính cấp thiết 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.2.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ 3
1.2.2.2 Về thái độ và ý thức trách nhiệm 3
1.3 Phương pháp thực hiện 4
1.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 4
1.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 5
1.4 Thời gian và địa điểm thực tập 6
1.4.1 Thời gian 6
1.4.2 Địa điểm 6
Phần 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 7
2.1 Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập 7
2.2 Mô tả công việc tại cơ sở thực tập 7
2.3 Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập 9
2.3.1 Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của nông trại 9
2.3.2 Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của nông trại 12
2.3.3 Đánh giá kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong sản xuất của nông trại 17
2.3.4 Quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt học được từ trải nghiệm tại nông trại 21
2.3.5 Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông trại 24
Trang 82.3.6 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại 26
2.3.6.1 Chi phí xây dựng và trang thiết bị cơ bản của nông trại: 26
2.3.6.2 Chí phí hàng năm của nông trại 27
2.3.6.3 Sản lượng ớt và doanh thu của nông trại năm 2018-2019 28
2.3.6.4 Hiệu quả kinh tế về sản xuất kinh doanh của nông trại 2018-2019 28
Phần 3 Ý TƯỞNG KHỞI NGHIÊP 31
3.1 Giá trị cốt lõi của ý tưởng 31
3.2 Khách hàng 31
3.3 Hoạt động chính 33
3.4 Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận 36
3.5 Phân tích thể mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ 40
3.6 Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro 42
3.7 Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện 43
Phần 4 KẾT LUẬN 44
4.1 Các chi tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ớt của nông trại ông Arale: 44
4.2 Các kết quả dự kiến đạt được của dự án kinh doanh: 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
PHỤ LỤC 48
Trang 9Nó là tiền đề quan trọng để ngành nông nghiệp trong những năm tới có những bứt phá hơn trước cơ hội lớn đến từ cuộc cách mạng 4.0
Bên cạnh việc đẩy mạnh tái cơ cấu trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản… thì một trong những điều kiện quan trọng để ngành nông nghiệp Việt Nam tạo được sự bứt phá, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tiếp cận và áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất Trong những năm qua, tại Việt Nam đã có hàng loạt các khu nông nghiệp công nghệ cao được hình thành và đi vào hoạt động tại nhiều tỉnh như: Lâm Đồng, Hậu Giang, Phú Yên, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Các khu nông nghiệp này được đầu tư bài bản với quy trình sản xuất hoàn toàn khép kín, ứng dụng máy móc hiện đại vào sản xuất, thay thế sức lao động của con người và đem lại năng suất cao Khó khăn lớn nhất là vốn sản xuất hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng đang được Nhà nước quan tâm và từng bước tháo gỡ
Đất nước Israel là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đáng học hỏi Isarel là một quốc gia nằm ở vùng Trung Đông có diện tích 22.072 km2, với dân số 8.909.000 người (tháng 8/2018) Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, chỉ có khoảng 24,2% diện tích Israel là đất có thể sản xuất nông nghiệp Điều kiện khí hậu khô nóng quanh năm và thiếu nước do lượng mưa ở đây rất thấp chỉ dưới 200mm/năm không thích hợp cho
Trang 10nông nghiệp Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, ngành nông nghiệp Israel vẫn phát triển ở trình độ cao do sự nghiên cứu áp dụng các công nghệ hiện đại và tiến tiến vào sản xuất nông nghiệp Israel là một nước xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp Hiện nay, nông nghiệp Israel chỉ chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu Lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, nhưng Israel không chỉ tự túc “an ninh lương thực”, cung cấp được 95% nhu cầu thực phẩm chất lượng cao cho mình, mà mỗi năm nông nghiệp đem về 3,5 tỷ USD từ xuất khẩu Trong quá trình thực tập nghề nghiệp tại Israel, được tiếp cận và học hỏi thực tế một nền nông nghiệp công nghệ cao từ nước ngoài, đã giúp em củng cố thêm về chuyên môn và trưởng thành hơn về nhận thức Tuy nhiên, một vấn đề em rất muốn làm rõ là ngoài công nghệ tiên tiến thì các yếu tố con người, cách thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng như thế nào đến sự thành công trong sản xuất nông nghiệp tại Israel? Xuất phát từ vấn đề quan tâm trên của bản thân và được sự nhất trí của cô giáo hướng dẫn, em đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt chuông số 98, moshav Paran, Arava, Israel của ông Arale”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 111.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ
- Đánh giá được thực trạng hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh từ
thực tế hoạt động của nông trại trồng ớt Số 98, Movshav Faran, Arava, Israel của ông Arale
- Phân tích đánh giá được về thực trạng các nguồn lực cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại
- Học tập được các kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc tại một nông trại công nghệ cao của một đất nước có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới
- Rút ra được những bài học kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh
từ thực tế trải nghiệm tại nông trại
- Đề xuất một được số giải pháp về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh quy
mô nông trại trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam những năm tới
1.2.2.2 Về thái độ và ý thức trách nhiệm
a Về thái độ
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong nông trại
- Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong nông trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng định được năng lực của một thực tập sinh Việt Nam
Trang 12- Thông qua hoạt động thực tế tại nông trại tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, tự chịu trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc
- Học hỏi và thực hành tỉ mỉ các công việc kỹ thuật đã được giao, sinh viên nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật trồng trọt nói chung và trồng ớt nói riêng tại nông trại
- Có khả năng quản lý công việc và làm việc nhóm hiệu quả
1.3 Phương pháp thực hiện
1.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn
đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức trên các trang thông tin mạng, tài liệu học tập liên quan trong quá trình thực tập tại nông trại, thu thập
số liệu qua sách báo,
* Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ nông trại của ông Arale trên địa bàn
nghiên cứu thông qua phiếu điều tra các lao động Thái Lan và phỏng vấn ông chủ
Để thu thập số liệu sơ cấp, khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ nông trại:
Điều tra những thông tin về tình hình cơ bản của nông trại như: Họ tên, tuổi, giới tính, số điện thoại, diện tích, các loại cây trồng, sản lượng, Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại như: Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị Các yếu tố sản xuất như: Vốn sản xuất, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường,
+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:
Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của nông trại như: Dọn dẹp, làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, phân loại và đóng gói sản phẩm Từ đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn mà nông trại gặp phải trong quá trình phòng bệnh cho cây trồng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại
Trang 13+ Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát trực tiếp nông trại, cách quản lý điều hành, kỹ thuật sản xuất khi tham gia các hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch cây trồng của nông trại nhằm có cái nhìn tổng quát về nông trại, đồng thời cũng là những tư liệu để kiểm tra chéo thông tin nhằm đảm bảo độ chính xác
+ Phương pháp thảo luận:
Cùng với chủ nông trại, người quản lý thảo luận về những vấn đề phát sinh, những điểm chưa rõ trong quá trình sản xuất của nông trại Ngoài ra, việc thảo luận để học hỏi, chia sẻ giữa những người lao động tại nông trại giúp gắn kết và tăng hiểu biết về nhau và về nông trại
1.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
* Phương pháp xử lý thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập được
tổng hợp, đồng thời được xử lý thông qua chương trình Excel Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích
* Phương pháp phân tích thông tin: Toàn bộ số liệu thu thập được tổng
hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý) Hạch toán các khoản chi, các khoản thu của nông trại làm cơ sở cho việc đưa ra những nhận định, kết luận, bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của kinh tế nông trại
* Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của nông trại như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:
+ Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản xuất
ra ở nông trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm Được tính bằng sản lượng của từng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm Chỉ tiêu này được tính như sau:
GO = ∑ Pi.Qi
Trang 14Trong đó: GO: giá trị sản xuất
Pi: giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i Qi: lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian (Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê ngoài Chỉ tiêu này được tính như sau: IC = ∑ Cij
Trong đó: IC: là chi phí trung gian
Cij: là chi phí thứ i cho sản phẩm thứ j + Giá trị gia tăng (Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: VA = GO – IC
Trong đó: VA : giá trị gia tăng
GO: giá trị sản xuất
IC : chi phí trung gian
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
+ GO/IC
+ VA/IC
+ VA/GO
* Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng:
+ Khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm và được xác định theo công thức
Mức trích khấu hao hàng năm =
Nguyên giá tài sản cố định Thời gian trích khấu hao
1.4 Thời gian và địa điểm thực tập
Trang 15Phần 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1 Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập
Faran là một trong những moshav đi đầu trong sản xuất và xuất khẩu
ớt chuông lớn nhất tại Israel, vì nơi đây có những điều kiện thuận lợi về thời tiết, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ ở đây Ngoài ra có rất ít một số trang trại bò, gà
và cừu
Tên cơ sở thực tập: Farm ớt số 98, moshav Faran
Địa chỉ: Farm ớt số 98, moshav Faran – Arava-Israel của ông Arale
2.2 Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
Thời gian học tập và trải nghiệm tại đất nước Israel từ ngày 28/07/2018 đến ngày 16/06/2019 được chia ra làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về đất nước và con người,
về nông nghiệp của Israel:
+ Học tập trên lớp về lịch sử hình thành và phát triển đất nước Israel, về
tổ chức quản lý kinh tế, về marketing, về kỷ luật lao động,…
+ Tham quan các địa danh nổi tiếng của đất nước Israel
+ Thăm quan các trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao như: Trung tâm nghiên cứu giống mới, lai tạo giống cây trồng; trung tâm nghiên cứu công nghệ tưới tiết kiệm nước,… thăm quan một số nông trại công nghệ cao
Trang 16+ Tiếp cận trao đổi học hỏi cùng với các Thầy cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý nông nghiệp
Giai đoạn 2: Học tập, trải nghiêm thực tế tại nông trại số 98, Movshav Faran, Arava, Israel Đây là giai đoạn thực tập sinh được trải nghiệm thông qua thực tế tham gia các hoạt động tại nông trại Trước khi tham gia thực hiện các công việc tại nông trại, các thực tập sinh được bố trí nơi ăn ở, giới thiệu về nông trại và hướng dẫn những kiến thức và kỹ năng cơ bản Công việc cụ thể tùy thuộc vào từng nông trại, vào sự phân công của người quản lý nông trại Công việc cụ thể tại nông trại số 98, Movshap Faran, Arava, Israel như sau:
+Tham gia các công việc làm đất, trải bạt ni lông để ủ đất, kiến thức mang lại như sau: biết được mục đích việc ủ bạt cho đất; chiều cao và kích thước luống ớt phù hợp Đồng thời được quan sát hoạt động của máy làm đất và cách vận hành
+ Tham gia lắp đặt ống tới nhỏ giọt, tạo lỗ và trồng ớt, qua đó giúp em hiểu được những kiến thức sau: biết về kích thước, khoảng cách của các lỗ tưới nhỏ giọt Nắm được mật độ ớt phù hợp, được giới thiệu về các giống ớt năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt đang trồng tại nông trại Bên cạnh đó là được tham gia
thực hành các công việc chăm sóc ớt: buộc dây, làm cỏ, cắt hoa, tỉa cành, tưới nước, phân bón,…Và quan trọng hơn hết là học hỏi về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, nhu cầu nước tưới và phân bón ở từng giai đoạn phát triển của cây ớt
+ Tham gia thực hành về kỹ thuật trồng và chăm sóc cho từng loại ớt giúp em
có kiến thức về mật độ khoảng cách trồng, cách buộc dây níu giữ ớt hợp lý để cây ớt sinh trưởng và phát triển tốt nhất Đồng thời là hiểu biết được lý do và thời gian tỉa cành, tỉa hoa, loại bỏ bớt quả nhằm đảm bảo cho cây ớt cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao nhất
+ Tham gia thực hiện kỹ thuật sử dụng các côn trùng có ích (Bio) phục vụ sản xuất ớt qua đó nắm bắt được kỹ thuật sử dụng các loại côn trùng trong thụ phấn cho cây, trong việc phòng trừ sâu bệnh cho cây ớt
+ Tham gia vào việc thu hoạch ớt và phân loại đóng gói ớt: Được giới thiệu về
Trang 17thời điểm thu hoạch, sản lượng từng giai đoạn của mỗi loại ớt; các kỹ thuật thu hoạch vận chuyển ớt từ nông trại tới xưởng phân loại, đóng gói Cuối cùng là biết về nguyên
lý hoạt động, cách vận hành và kỹ năng thao tác trên dây truyền và các thiết bị máy móc phân loại, đóng gói các loại ớt
+ Tham gia thu dọn nông trại sau thu hoạch gồm các công việc đó là: thu dây, thu cọc và xếp gọn lại dung cho mùa vụ tiếp theo, sau đó là nhổ ớt và đặt lên luống và dùng máy cắt nhỏ cậy ớt lại sau đó lắp vòi tưới để tưới cho cây ớt hoai mục rồi sau đó cày lên và ủ làm phân
2.3 Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập
2.3.1 Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của nông trại
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nông trại, người chủ phải luôn biết cách quản lý tốt nhất các nguồn lực hiện có của mình một cách hợp lý nhất Sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để có thể phát huy được tất cả tiềm năng trong sản xuất kinh doanh Luôn biết cách tận dụng những lợi thế
so sánh, những nguồn lực của xã hội, những hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước một cách triệt để:
Nguồn tài chính: Các nông trại quản lý tài chính của mình trong các ngân hàng và tiến hành trả tiền lương hay các giao dịch khác bằng hợp đồng chuyển tiền và kí những tờ séc Khi bắt đầu vụ sản xuất mới người chủ nông trại lên kế hoạch tài chính cụ thể để có thể tự chủ động dòng vốn của mình Quản lý và chi tiêu tài chính của nông trại bám sát vào kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đã được lập Ngoài nguồn vốn tự chủ của nông trại, Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng công sẽ cho họ vay vốn khởi nghiệp với các chính sách ưu đãi về lãi suất, thời gian chi trả Điều có thể học hỏi từ quản lý tài chính của nông trại đó là dòng tiền được thu chi dựa trên kế hoạch cụ thể được lập trước khi tiến hành sản xuất, mọi giao dịch tài chính đều thông qua các hợp đồng kinh tế, trả lương và các khoản chi nhỏ thông qua
ký séc và thẻ, gần như không dùng tiền mặt Cách thức quản lý tài chính như
Trang 18trên giảm thiếu những thất thoát, rủi ro và có thể thực hiện nhanh chóng, thủ tục đơn giản
Về quản lý nguồn nhân lực: Trong mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp việc quản lý nguồn lao động rất quan trọng, bởi lao động có yếu tố quyết định nhất đến hiệu quả công việc Các hoạt động của nông trại đã được lên kế hoạch chi tiết, cụ thể Người chủ sẽ chọn ra một người có tiếng anh tốt và giỏi về chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ về các công việc của nông trại để làm quản lý điều hành mọi việc ở nông trại Những người lao động trong nông trại đều phải nắm bắt rõ kế hoạch sản xuất chung, biết rõ những công việc mình phải làm Trên cơ
sở kế hoạch công việc, người quản lý sẽ hướng dẫn các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho từng người như: cách vận hành sử dụng máy móc thiết bị trong sản xuất của nông trại, các thao tác trong trồng, chăm sóc, thu hoạch và đóng gói sản phẩm Ngoài ra, trước mỗi ngày làm việc, người quản lý phân công và quán triệt công việc cụ thể cho từng lao động Người quản lý đồng thời là người chuyên chở các vật tư, giống cây trồng, vận hành hệ thống nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới và vận chuyển sản phẩm về xưởng sơ chế, đóng gói,…
Về nguồn năng lượng: Chủ yếu sử dụng nguồn năng lượng mặt trời quanh năm phục vụ cho sản xuất và các hoạt động tới tiêu, lắp hệ thống pin mặt trời trên khắp các mái nhà ở đây và chỉ sử dụng đến nguồn điện lưới khi năng lượng mặt trời yếu Họ luôn biết cách tận dụng nguồn năng lực xanh từ thiên nhiên một cách triệt để, hiệu quả nhất, biến sự nắng nóng thành lợi thế của mình Bên cạnh đó đường điện quốc gia cũng được xây dựng tới từng khu nông trại để đáp ứng năng lượng khi cần thiết
Quản lý đất đai: Sau mỗi vụ sản xuất của nông trại, công việc chủ yếu là tiến hành xử lí đất, ủ phân hữu cơ tạo dinh dưỡng cho đất chuẩn bị cho vụ trồng cấy mới Việc sử dụng ni lông phủ lên đất sẽ giúp diệt cỏ, hạn chế sâu bệnh có trong đất đồng thời là hạn chế đất bị thổi bay
Trang 19Kĩ thuật công nghệ: Tất cả các hoạt động tưới nước, bón phấn đều tự động hóa bằng hệ thống tới nhỏ giọt dưới sự điều khiển của máy tính đã được lập trình sẵn Dù ở bất cứ đâu chỉ cần có mạng là họ sẽ kiểm tra được lượng nước, lượng phân bón đang được bón tại nông trại cũng như việc xảy ra hỏng lỗi
Trang thiết bị máy móc: Các hoạt động sản xuất đều có sự giúp đỡ của máy móc Nông trại có tất có các loại máy cơ giới: máy cày, máy làm đất, máy bơm… Trong phân loại nông sản có sử dụng dây chuyền phân loại tự động giúp cho công việc có tiến độ nhanh, chính xác
Hệ thống tưới tiêu: Ống dẫn cung cấp nước được xây dựng đến từng nông trại, đảm bảo nguồn nước được cung cấp đủ Các nông trại sẽ được chia ra từng khoảng thời gian để tới nước cho cây trồng khác nhau, tránh trường hợp lượng nước cung cấp không ổn định Những nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày, nước từ nhà phân loại nông sản đều được xử lý và tái sử dụng cho việc tới tiêu nông nghiệp Họ tận dụng tối đa việc xử lý nước bởi nước ở đây là được vận chuyển theo đường ống từ các khu dự trữ nước, hoặc lọc từ nước biển
Tận dụng được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Mỗi một nông trại khi tiến hành các hoạt động nông nghiệp sẽ được nhà nước hỗ trợ trong việc
rà phá bom mìn, giải phóng mặt bằng: Đó là những công việc như đầm nền đất phần dưới và chở đất ở nơi khác về rải lên để làm đất trồng cây bởi phần lớn các loại đất ở đây chủ yếu là đất pha cát, hầu như không có hàm lượng dinh dưỡng và nếu có thì cũng rất nhỏ Các nông trại sản xuất nông nghiệp sẽ được quy hoạch ở cùng một vùng đất tập trung, con đường đi lại được nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố hóa đến từng nông hộ
Khi nông trại hợp tác với công ty phân bón, họ sẽ định kì chở phân tới từng bể chứa của từng nông trại Các loại cây giống đều được cung cấp bởi công ty chuyên nghiên cứu cung cấp giống Mỗi năm họ đều không ngừng phát triển nghiên cứu giống mới và nông trại không phải chi trả một khoản phí nào cho nghiên cứu mà tất cả đều do nhà nước đặt hàng với các trung tâm nghiên cứu, phát triển giống
Trang 20Từ cách thức tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ sản xuất tại nông trại nơi thực tập, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
+ Quản lý và sử dụng các nguồn lực của mỗi nông trại cho sản xuất phải
cụ thể, chi tiết và bám sát vào quy hoạch, kế hoạch quản lý và sử dụng nguồn lực chung của nhà nước
+ Khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến áp dụng cho sản xuất đều được nhà nước tổ chức triển khai thực hiện hoặc hợp đồng đặt hàng với các công
ty, các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học Các chủ nông trại được khuyến khích áp dụng và được chuyển giao khi có nhu cầu như: Giống mới, phân bón, công nghệ tưới tiết kiệm nước, nhà lưới nhà kính, hệ thống tận
dụng năng lượng mặt trời, công nghệ phòng trừ sâu bệnh hại, công nghệ làm đất, thu hoạch,…
+ Những khâu khó khăn bản thân nông trại khó thực hiện đều được nhà nước giúp đỡ như: Rà phá bom mìn, san đầm đất tạo mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở như đường điện, đường ống cấp nước, giao thông và vốn vay ưu đãi + Bản thân mỗi nông trại cần phải nỗ lực và có ý thức trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình và của quốc gia sao cho tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất
+ Trong sử dụng nguồn lực con người cần có kế hoạch công việc cụ thể, phân công, giao trách nhiệm và hướng dẫn chi tiết Có chế độ khuyến khích
sự chăm chỉ, sáng tạo đi cùng với chế tài phạt tài chính khi không hoàn thành công việc do lỗi chủ quan của người lao động
+ Nhân sự trong nông trại được tổ chức thành từng nhóm, tự giám sát, hướng dẫn và giúp đỡ nhau trong công việc
2.3.2 Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của nông trại
Kế hoạch công việc, kế hoạch tài chính và nhân sự của nông trại được xây dựng bám sát vào kế hoạch tiến độ sản xuất kinh doanh cụ thể của nông trại
Trang 21Bảng 2.1 Kế hoạch tiến độ sản xuất cụ thể của nông trại
Thời gian Các công việc cụ thể cần thực hiện
+ Tạo lỗ cho cây trồng
Tháng 8 + Tiến hành trồng, theo dõi cây ớt con mới được trồng
Tháng 9 -10
+ Công việc chủ yếu là: chăm sóc làm cỏ cho ớt và cắm cọc buộc dây giữ ớt
+ Đưa ong, côn trùng có ích (Bio) vào nuôi trong nhà lưới
để thụ phấn cho ớt bởi sau gần 2 tháng trồng thì ớt đã bắt đầu ra hoa
+ Khi quả ớt to dần về kích thước, ta tiến hành loại bỏ quả xấu để lại những quả đẹp
Tháng 11
+ Tiếp tục công việc buộc dây giữ ớt, vặt bỏ ớt xấu, tỉa bớt cành và lá cho cây ớt
+ Tiến hành thu hoạch, phân loại ớt đợt đầu tiên
Tháng 12 + Thu hoạch và tiến hành phân loại ớt
+ Bắt đầu công việc cắt nước, cắt bỏ thân cây ớt
+ Dọn dẹp nông trại, phủ bạt cho đất
(Nguồn: Kế hoạch sản xuất của nông trại 2017-2018)
Trang 22Khoảng thời gian từ tháng 6- tháng 7 là khoảng thời gian nóng nhất trong năm, nên người ta chọn tiến hành ủ nhiệt đất trồng bằng ni lông để xử lý
cỏ, sâu bệnh có trong đất từ vụ trước
Trong tháng 8, tiến hành trồng cây: Khi cây ớt mới trồng đó là khoảng thời gian cần được theo dõi nhiều, bởi nó quyết định tới sự phát triển của ớt sau này Việc tới tiêu trong khoảng thời gian này cũng tăng lên và cần tới nhiều nước hơn để tạo được độ ẩm cho đất giúp cây có môi trường thích hợp cho sự phát triển của bộ rễ
Khi cây sinh trưởng và phát triển: Công việc buộc dây ớt có mục đích là
để cây phát triển thẳng, không bị đổ Để giúp cây tăng khả năng thụ phấn cho quả tốt, người ta đưa vào các nông trại ớt những thùng ong mật, tuy nhiên mật
ở đây không sử dụng để uống hay tiêu dùng mà chỉ là để dẫn dụ ong Nguyên nhân là do trong quá trình phòng bệnh hay diệt sâu bệnh người ta phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật Người ta sử dụng thiên địch phòng bệnh là chủ yếu, khi dịch bệnh phát triển mạnh và có dấu hiệu làn rộng người ta mới
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Vào mùa đông (khoảng từ tháng 12), người ta cho tiến hành phủ lưới đen lên để giữ nhiệt độ cho farm ớt vào ban đêm, bởi ban đêm mùa đông ở đây rất lạnh Cũng đồng thời là hạn chế ánh nắng vào ban ngày kích thích ra quả quá nhiều ảnh hưởng đến dinh dưỡng nuôi quả làm cho quả
Giống ớt họ sử dụng có năng suất cao, thời gian cho thu hoạch quả kéo dài đến giữa tháng 11 đã tiến hành thu hoạch và kéo dài đến tận cuôí tháng 4 mới dừng lại Lúc này lượng ớt ít dần đi, chất lượng quả cũng không tốt nên mới tiến hành cắt bỏ, bởi nếu có duy trì sự phát triển của cây ớt cũng chỉ làm tốn kém thêm chi phí nước, phân bón
Từ thực tế trải nghiệm tại nông trại, mặc dù không tham gia vào việc lập
kế hoạch, nhưng qua quan sát và trao đổi với người quản lý, em nhận thấy rằng: Trong sản xuất kinh doanh việc xây dựng và lập ra được một kế hoạch
cụ thể và rõ ràng là rất quang trọng vì:
Trang 23- Kế hoạch sản xuất kinh doanh là cần thiết để ứng phó với những yếu tố bất định và những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong
- Kế hoạch sẽ chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu vì kế hoạch bao gồm xác định công việc cần hoàn thiệt trong khoảng thời gian cụ thể
- Kế hoạch sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, vì kế hoạch quan tâm đến mục tiêu chung là đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất Nếu không có kế hoạch, các đơn vị bộ phận trong hệ thống sẽ hoạt động tự do, tự phát, trùng
lặp, gây ra những rối loạn và tốn kém không cần thiết
- Lập kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức Lập kế hoạch cho biết mục tiêu, và cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Khi tất cả nhân viên trong cùng một doanh nghiệp biết được doanh nghiệp mình sẽ đi đâu và họ sẽ cần phải đóng góp gì để đạt được mục tiêu đó, thì chắc chắn họ
sẽ cùng nhau phối hợp, hợp tác và làm việc một cách có tổ chức Nếu thiếu kế hoạch thì quỹ đạo đi tới mục tiêu của doanh nghiệp sẽ là đường ziczăc phi hiệu quả
- Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp, hay tổ chức Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập
kế hoạch trở thành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý.Lập kế hoạch buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được những thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài và cân nhắc các ảnh hưởng của chúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp
- Lập kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đã được xác định, những phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, cực tiểu hoá chi phí bởi vì nó chủ động vào các hoạt động hiệu quả và phù hợp
Trang 24- Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao Một doanh nghiệp hay tổ chức nếu không có kế hoạch thì giống như là một khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông thời gian Một khi
doanh nghiệp không xác định được là mình phải đạt tới cái gì và đạt tới bằng cách nào, thì đương nhiên sẽ không thể xác định đựợc liệu mình có thực hiện được mục tiêu hay chưa, và cũng không thể có được những biện pháp để điều chỉnh kịp thời khi có những lệch lạc xảy ra Do vậy, có thể nói nếu không có
kế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra Như vậy, lập kế hoạch quả thật là quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý Nếu không có kế hoạch thì nhà quản lý có thể không biết tổ chức, khai thác con người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp một cách có hiệu quả, thậm chí sẽ không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai thác Không có kế hoạch, nhà quản lý và các nhân viên của họ sẽ rất khó đạt được mục tiêu của mình, họ không biết khi nào và ở đâu cần phải làm gì
Đối với bản thân tôi, qua thực tế làm việc tại nông trại tôi ý thức rằng: Cần phải biết tự lập kế hoạch cho bản thân mình sau này cụ thể trước khi khởi
nghiệp Chúng ta không thể xác định được rõ mục tiêu của chúng ta cần phải đạt tới là gì nếu không lập kế hoạch? Không có kế hoạch chúng ta sẽ không có những thời gian biểu cho các hoạt động của mình, không có được sự nỗ lực và
cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu Vì thế mà chúng ta cứ để thời gian trôi
đi một cách vô ích và hành động một cách thụ động trước sự thay đổi của môi trường xung quanh ta Vì vậy mà việc đạt được mục tiêu của mỗi cá nhân ta sẽ
là không cao, thậm chí còn không thể đạt được mục tiêu mà mình mong muốn Tóm lại, lập kế hoạch là bước đầu tiên, là xuất phát điểm của mọi quá trình quản lý Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp, việc lập ra được những kế hoạch có hiệu quả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện một cách hiệu quả những mục tiêu đã đề ra
Trang 252.3.3 Đánh giá kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong sản xuất của nông trại
* Sử dụng hệ thống nhà lưới, nhà kính trong sản xuất
Hình 2.1 Hệ thống nhà kính
+ Nó giúp bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng và sâu bệnh phá họai, từ đó giảm được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Vì vậy chất lượng nông sản luôn an toàn và giá trị cao
+ Làm giảm đi sự ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, có thể điều chỉnh nhiệt độ sao cho thích hợp với sự phát triển của cây trồng: tăng nhiệt độ trong nhà lưới để tạo độ ngọt cho dưa vào mùa đông, hay hạn chế ánh nắng, kích thích ra hoa tạo quả…
+ Tạo môi trường cho sinh trưởng và phát triển của cây: có thể điều chỉnh lượng ánh sáng sao cho phù hợp nhất
* Sử dụng hệ thống tới nhỏ giọt tiết kiệm nước:
Hệ thống tưới của nông trại tự động hóa được lập trình trong hệ thống máy tính, có những ưu điểm sau:
+ Tới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước do tốc độ tưới chậm
+ Có thể kết hợp tới nước, phân bón và thuốc trừ sâu
+ Có thể tới bằng nước có nồng độ muối cao
+ Cung cấp đầy đủ lượng nước, các chất dinh dưỡng một cách chính xác tới từng gốc cây trong khoảng thời gian phù hợp do đó chất lượng nông sản
Trang 26được cải thiện rất nhiều
+ Có thể điều khiển và kiểm tra hoạt động từ khoảng cách xa chỉ cần có kết nối internet; đồng thời báo hiệu những sự cố như thiếu nước, thiếu phân, hỏng hóc
+ Bên cạnh đó hệ thống tới nhỏ giọt cũng góp phân hạn chế sự phát triển của kí sinh, nấm bệnh (do cây không bị ướt), làm giảm đi chi phí nhân công lao động khá nhiều
* Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất tại nông trại:
Những năm 90, Chính phủ Israel đã không ngừng đầu tư mạnh để nông dân tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) Cho đến nay, hầu như toàn bộ các khâu từ canh tác đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ ở Israel đều được áp dụng công nghệ thông tin Người nông dân có thể tự quản lý toàn
bộ các khâu sản xuất với diện tích canh tác 5 - 6 ha mà không còn phải làm việc ngoài đồng ruộng
Theo đó, chỉ cần một chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh có kết nối mạng, các thiết bị cảm ứng và phần mềm điều khiển tự động từ xa sẽ giúp nông dân biết vườn cây nào cần bón phân gì, số lượng bao nhiêu, diện tích nào cần tưới nước, tưới bao nhiêu là vừa Căn cứ vào các dữ liệu đó, máy tính sẽ cho nông dân biết cần phải điều chỉnh các chỉ tiêu nào và mọi hoạt động đều được điều khiển thông qua các thiết bị thông minh
Ngoài ra, để hỗ trợ nông dân xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới, Chính phủ nước này cũng chủ trương đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm sang các thị trường tiềm năng thông qua mạng Internet Do đó, đến nay, khoảng 60% tổng sản lượng hoa sản xuất ra được bán trực tiếp từ nông dân cho các nhà đấu giá hoa ở Tây Âu; 20% còn lại xuất sang các thị trường truyền thống như Đông Âu, Mỹ; một phần nhỏ bán sang châu Á – chủ yếu là Nhật Bản
Trang 27* Trang thiết bị công nghệ kĩ thuật và máy móc trong phân loại quả ớt:
Với các thị trường nước Mĩ, Châu Âu người ta thường phân loại ớt bằng dây chuyền bán tự động:
Sơ đồ 2.1 Dây chuyền phân loại bán tự động
(Nguồn: Trang trại số 98 –Arale farm)
+ Đầu tiên là có khoang chứa để người công nhân đổ ớt vào, ớt chạy trên băng chuyền qua hệ thống vòi phun nước để rửa sạch bụi bẩn Sau đó qua hệ thống quạt làm ráo nước rồi đến các ô chứa ớt để những người công nhân tiến hành xếp từng quả vào hộp theo từng loại: to, vừa, nhỏ và những quả không đủ tiêu chuẩn Hệ thống băng chuyền chạy từ khoang chứa tới các ô phân loại ớt + Ưu điểm của dây chuyền này là dễ dàng loại bỏ được những quả không đủ tiêu chuẩn một cách triệt để Tuy nhiên việc sử dụng dây chuyền phân loại này sẽ tốn nhiều công sức và thời gian lao động của công nhân, hiệu quả và tiến độ công việc sẽ chậm lại
Với thị trường Nga và các khu vực khác sử dụng dây chuyền tự động hoá:
Sơ đồ 2.2 Dây chuyền phân loại ớt tự động
(Nguồn:Trang trại số 98 –Arale farm)
Khoang chứa
Hệ thống vòi phun nước
Hệ thống quạt gió Các ô chứa ớt
Khoang chứa Hệ thống vòi
phun nước
Hệ thống quạt gió
Hệ thống máy tính chủ Các ô phân loại
ớt nhỏ Các ô phân
loại ớt to
Trang 28+ Ớt được đổ vào khoang chứa bằng ròng rọc tự động Sau đó ớt chạy theo băng chuyền qua hệ thốngvòi phun nước, tại đây ớt được các vòi phun nước phun với tia nhỏ và mạnh, cùng với các xúc tua nhựa nhỏ chạy qua chạy lại để loại bỏ bụi bẩn, côn trùng Tiếp đến là hệ thống quạt gió công suất lớn làm cho ớt khô ráo Ớt chạy qua băng chuyền đi vào bộ phận cảm biến của máy tính chủ, ở đây ớt sẽ đo kích thước Những quả ớt nhỏ sẽ rơi qua lỗ ra khỏi dây chuyền để phân loại đầu tiên Còn những quả ớt to sẽ được đưa vào
bộ phận cân tự động: Ở đây ớt sẽ được cân và được đẩy ra bộ phận đóng hộp mỗi lần là 5 kg/ lần, người công nhân chỉ việc ấn nút cho ớt vào hộp rồi xếp thành chồng đưa vào kho lạnh Nếu trong dây chuyền có trục chặc hoặc người công nhân nào đóng hộp chậm thì nó sẽ hiện lên máy tính chủ và cả hệ thống
sẽ bị dừng lại tới khi khắc phục xong
+ Ưu điểm của hệ thống phân loại này là: Tính tự động hóa với sự chính xác cao, hạn chế được sức lao động của con người qua đón giảm được giá thành trong sản xuất đem lại lợi nhuận cao hơn Tuy nhiên trong quá trình phân loại sẽ
bỏ xót những quả ớt không đảm bảo chất lượng như: bị dập, nát,…
Bài học kinh nghiệm rút ra qua trải nghiệm tại nông trại như sau:
-Việc áp dụng những công nghệ kĩ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh sẽ góp phần làm giảm nhân công đem đến sự chính xác trong công việc; tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt
là thân thiện với môi trường qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Đồng thời giúp người sản xuất chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mô sản xuất được mở rộng
- Phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao bao giờ cũng sẽ tồn tại bền vững bởi nó tạo ra được sản phẩm an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường Đưa ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và mang lại lợi ích lớn hơn cho người nông dân
Trang 29- Đưa công nghệ, máy móc vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được
các rủi ro của thời tiết, sâu bệnh và hạn chế được sức lao động của con người Qua đó sẽ góp phần xây dựng nên nền nông nghiệp hiện đại, bền vững
- Xu hướng ứng dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp đã và đang trở thành một xu thế tất yếu và việc tiếp thu ứng dụng công nghệ kĩ thuật là rất cần thiết đối với một nước có tỉ lệ sản xuất nông nghiệp cao như Việt Nam
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tổ chức, quản lý là một hướng đi đúng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững ngành nông nghiệp
Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tại nông trại ớt đã giúp cho người chủ tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao, an toàn Cũng nhờ công nghệ hiện đại được áp dụng, người chủ sản xuất có thể kiểm soát các thành phần dinh dưỡng của sản phẩm, tạo niềm tin vững chắc với người tiêu dùng
Các sản phẩm nông nghiệp của Isarel đều đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính như: Mỹ, Châu Âu (EU)…do đó giá trị kinh tế mang lại từ nông sản rất lớn Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ngày càng được đầu tư nhiều tại đây, mỗi năm số lượng nông trại của năm sau đều tăng lên so với năm trước Họ không ngừng nghiên cứu, cải tiến kĩ thuật trong các hoạt động sản xuất với mục tiêu hướng tới là đưa máy móc vào các khâu sản xuất từ lúc trồng trọt đến thu hoạch cũng như đóng gói sản phẩm
2.3.4 Quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt học được từ trải nghiệm tại nông trại