1. Lý do chọn đề tài Sự ra đời khá muộn so với các loại hình báo chí khác lại là một lợi thế của loại hình báo chí truyền hình. Ngày nay, truyền hình là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng lôi cuốn sự chú ý của đông đảo công chúng bởi khả năng thông tin trực quan sinh động bằng hình ảnh và âm thanh. Những khái niệm truyền thông, báo chí, truyền hình đang dần trở thành quen thuộc, vai trò của nó đối với đời sống xã hội là không thể phủ nhận được. Nó gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và tiếp thu được các đặc điểm của các loại hình nghệ thuật và báo chí khác. Hiện nay, sóng truyền hình có mặt ở khắp nơi và tần xuất của nó không còn giới hạn, cùng với sự phát triển của công nghệ nghe nhìn, truyền hình có bước tiến vĩ đại, từ phát sóng kỹ thuật kỹ thuật Analog đã chuyển dần sang phát sóng kỹ thuật số ( Digital) Ngoài việc cải thiện đáng kể về chất lượng âm thanh và hình ảnh, tư duy sản xuất chương trình cũng có những bước thay đổi đáng kể. Từ việc phát sóng những chương trình được ghi từ trước dần dần truyền hình đã xuất hiện các chương trình với nội dung được phát sóng trực tiếp. Truyền hình trực tiếp đang trở thành một hướng chính trong cấu trúc các chương trình phát sóng của nhà đài bởi bản chất sâu xa của thông tin là tăng tính tương tác với công chúng Truyền hình trực tiếp là một dạng chương trình phát thẳng trên sóng truyền hình không qua khâu dựng hậu kỳ. Trong truyền hình trực tiếp, công chúng xem sự kiện, được sống cùng sự kiện, được tham gia sự kiện. Đây là yếu tố sống còn của truyền hình. Truyền hình trực tiếp thể hiện được ưu thế vượt trội của báo hình: thông tin tức thời, khách quan, trung thực. Truyền hình trực tiếp đã đánh đúng vào tâm lý về tư duy trực quan, nhìn thực và tin vào những cái gì cụ thể của công chúng. Truyền hình trực tiếp đã đảm bảo được lợi ích của công chúng là được chứng kiến, tiếp nhận các sự kiện kinh
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
CỦA CÁC ĐÀI PT-TH KHU VỰC TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
(Khảo sát các Đài Trà Vinh, Vĩnh Long và An Giang
6 tháng cuối năm 2014)
Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoa luận văn “Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp của các đài Phát thanh và Truyền hình khu vực Tây Nam bộ hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực; những kết luận của luận văn chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan: các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được trích dẫn rõ nguồn gốc Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.
Cần Thơ, ngày 01 tháng 9 năm 2015
Tác giả
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Học viện Chính trị khu vực IV; quí
thầy, cô của Học viện Báo chí và Tuyên truyền ; cám ơn các anh, chị đồng nghiệp của các đài PT - TH: Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long đã cộng tác trả lời phỏng vấn giúp tôi hoàn thành luận văn này Xin trân trọng cảm ơn các
cơ quan, đơn vị và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn
Luận văn này chắc chắn cũng còn một số thiếu sót về mặt kiến thức cũng như kỹ thuật văn bản Rất mong được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn
Trang 41.2 Điều kiện đẻ tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp 181.3 Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp trên đài Phát
thanh truyền hình địa phương
26
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH
VÀ TRUYỀN HÌNH: TRÀ VINH, VĨNH LONG VÀ AN GIANG
2.3 Thành công và hạn chế của tổ chức sản xuất chương trình truyền
hình trực tiếp các đài Phát thanh và Truyền hình Tây Nam bộ
69
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SẢN XUÁT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH
VÀ TRUYỀN HÌNH TÂY NAM BỘ
79
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất chương trình
truyền hình trực tiếp các đài Phát thanh và Truyền hình Tây Nam bộ
Trang 6TrangBảng 1.1: Tỷ lệ dân số đi học chung năm 2010 40Bảng 1.2: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 và năm 2011 theo chuẩn mới của
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống xe truyền hình lưu động 65
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sự ra đời khá muộn so với các loại hình báo chí khác lại là một lợi thếcủa loại hình báo chí truyền hình Ngày nay, truyền hình là một trong nhữngphương tiện truyền thông đại chúng lôi cuốn sự chú ý của đông đảo côngchúng bởi khả năng thông tin trực quan sinh động bằng hình ảnh và âm thanh.Những khái niệm truyền thông, báo chí, truyền hình đang dần trở thành quenthuộc, vai trò của nó đối với đời sống xã hội là không thể phủ nhận được Nógắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và tiếp thu được các đặc điểmcủa các loại hình nghệ thuật và báo chí khác Hiện nay, sóng truyền hình cómặt ở khắp nơi và tần xuất của nó không còn giới hạn, cùng với sự phát triểncủa công nghệ nghe nhìn, truyền hình có bước tiến vĩ đại, từ phát sóng kỹthuật kỹ thuật Analog đã chuyển dần sang phát sóng kỹ thuật số ( Digital)Ngoài việc cải thiện đáng kể về chất lượng âm thanh và hình ảnh, tư duy sảnxuất chương trình cũng có những bước thay đổi đáng kể Từ việc phát sóngnhững chương trình được ghi từ trước dần dần truyền hình đã xuất hiện cácchương trình với nội dung được phát sóng trực tiếp Truyền hình trực tiếpđang trở thành một hướng chính trong cấu trúc các chương trình phát sóngcủa nhà đài bởi bản chất sâu xa của thông tin là tăng tính tương tác với côngchúng
Truyền hình trực tiếp là một dạng chương trình phát thẳng trên sóngtruyền hình không qua khâu dựng hậu kỳ Trong truyền hình trực tiếp, côngchúng xem sự kiện, được sống cùng sự kiện, được tham gia sự kiện Đây làyếu tố sống còn của truyền hình Truyền hình trực tiếp thể hiện được ưu thếvượt trội của báo hình: thông tin tức thời, khách quan, trung thực Truyềnhình trực tiếp đã đánh đúng vào tâm lý về tư duy trực quan, nhìn thực và tinvào những cái gì cụ thể của công chúng Truyền hình trực tiếp đã đảm bảođược lợi ích của công chúng là được chứng kiến, tiếp nhận các sự kiện kinh
Trang 8tế, chính trị, văn hóa xã hội vừa xảy ra; đem lại cho công chúng cảm giác
chân thực, sống động được trực tiếp sống cùng sự kiện, tham gia vào sự kiện
Đây chính là một trong những nhu cầu của công chúng đối với các phươngtiện thông tin đại chúng nói chung và truyền hình trực tiếp nói riêng Từ đó,truyền hình trực tiếp đang thực sự phát huy thế mạnh của báo chí, tác động,hình thành và định hướng một cách tích cực dư luận xã hội
Ngày nay, với sự tiến bộ trong truyền thông, truyền hình không còn bị hạnchế gói gọn phát sóng đơn thuần chỉ ở một địa phương hay một quốc gia, mà
nó còn phủ sóng vươn xa ở khắp mọi miền đất nước hay cả trên thế giớithông qua vệ tinh Cho nên tính thành công hay thất bại của một buổi truyềnhình trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng và nó phụ thuộc vào mức độ hài hòa,đồng bộ trong phối hợp 2 yếu tố kỹ thuật và nội dung Tuy nhiên, để có mộtchương trình truyền hình trực tiếp phát sóng với chất lượng tốt, đặc biệt
“thông sóng” không xảy ra một sự cố nào trong suốt quá trình phát sóng đòihỏi ê kip sản xuất phải có sự chuẩn bị công phu bởi một khi đã phát sóngtrên truyền hình phải hạn chế tối đa trong việc để xảy ra sai xót Tùy mỗichương trình quy mô lớn hay nhỏ mà số lượng thành viên thực hiện chươngtrình là nhiều hay ít Một chương trình truyền hình, đặc biệt là chương trìnhtruyền hình trực tiếp, mỗi thành viên đều là một mắt xích quan trọng làm nênthành công của chương trình Trong mỗi chương trình truyền hình trực tiếp,các khía cạnh của chương trình luôn được khai thác tối đa tính cẩn trọng để
có được sự chính xác Từ việc lựa chọn sự kiện, thực hiện chương trình đếnkhâu biên tập nội dung… vai trò của từng thành viên trong ekip từ đạo diễn,biên tập, MC đến trợ lý… được xác định rõ ràng với sự kết hợp một cách hàihòa để tạo ra một chương trình chất lượng Chương trình truyền hình trựctiếp đưa người xem đến với một thế giới chân thực, sống động ở từng giờ lênsóng thông qua màn ảnh nhỏ, ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong lĩnh vựctruyền thông và mang tính xu thế của truyền hình hiện đại Chính vì sự hấp
Trang 9dẫn và hiệu quả của chương trình lớn như vậy nên hiện nay ở Việt Nam, rấtnhiều đài truyền hình từ Trung ương đến địa phương đều rất quan tâm vàtích cực trong khai thác dạng chương trình này.
Với khu vực Tây Nam Bộ, tính thuyết phục và hiệu quả tuyên truyền bằngphương thức truyền hình trực tiếp lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Do đó, cácchương trình truyền hình trực tiếp rất phù hợp với tâm lý và thói quan tiếp nhậnthông tin của người dân Tây Nam Bộ
Nhưng thực tế, chất lượng các chương trình THTT nói chung và nhữnghạn chế trong việc tổ chức sản xuất các chương trình THTT nói riêng làđiều đáng được quan tâm nghiên cứu Riêng việc tổ chức sản xuất chươngtrình THTT khu vực Tây Nam Bộ lại có những hạn chế như cách chọn sựkiện sao cho hấp dẫn, sinh động, đội ngũ nhân sự, ê kíp thực hiện chươngtrình phối hợp như thế nào, trang thiết bị kỹ thuật có đáp ứng được côngviệc sản xuất hay không, yếu tố kinh phí như thế nào… Vậy làm thế nào
để có một chương trình hay, đạt chất lượng, phù hợp với nhu cầu côngchúng khán giả, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức sảnxuất Tổ chức sản xuất chặt chẽ, đồng bộ, từng thành viên trong ê kíp làmviệc với tinh thần trách nhiệm cao sẽ mang đến thành công cho chươngtrình THTT Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là hoạt động quantrọng trong việc thực hiện các chương trình truyền hình nói chung trong đó cóchương trình THTT, vì thế việc hiểu được công tác tổ chức sản xuất chươngtrình THTT là vô cùng cần thiết
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả thực hiện đề tài: “Tổ chức sản
xuất chương trình truyền hình trực tiếp của các Đài Phát thanh và Truyền hình khu vực Tây Nam Bộ” để làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí,
với hy vọng sẽ đóng góp được những bài học kinh nghiệm quí báu để nâng
cao chất lượng chương trình THTT ở các đài khu vực Tây Nam Bộ.
Trang 102 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cơ sở dữ liệu ban đầu để nghiên cứu về Tổ chức sản xuất chương trìnhtruyền hình trực tiếp có nhiều sách, luận văn, khóa luận, bài viết, các đề tàinghiên cứu khoa học của các tác giả đề cập về lĩnh vực truyền hình, bao gồm
hệ thống cơ sở lý luận chuyên ngành, tài liệu cơ bản về quy trình và kỹ năngsản xuất tác phẩm Sau đây chúng tôi xin được tóm tắt nội dung những tài liệu
có liên quan đến đề tài (theo trình tự thời gian) có thể điểm một số nghiên cứusau đây:
+ Về sách có các công trình:
- “Truyền thông đại chúng” của Tạ Ngọc Tấn, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 2001 Trong đó, có chương 3 đề cập kỹ thuật sản xuấtchương trình truyền hình Đây là một trong những quyển sách cung cấpnhững lý luận và kiến thức cơ sở để tác giả nghiên cứu về tổ chức sản xuấtcác chương trình THTT khu vực Tây Nam Bộ
- “Sản xuất chương trình truyền hình”, Trần Bảo Khánh, Nhà xuất bản
Văn hóa - Thông tin, Hà nội 2003, chỉ đề cập phương pháp sản xuất cácchương trình truyền hình mà tác giả chưa xoáy sâu vào việc làm sao để tổchức sản xuất chương trình truyền hình chất lượng
- “Giáo trình Công nghệ sản xuất chương trình truyền hình”, của Ths.
Phạm Thị Sao Băng, Trường Cao đẳng Truyền Hình, VTV, Nhà xuất bảnKhoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2005 Mục 6 chương 3 của giáo trình đề cậpcông nghệ sản xuất chương trình THTT bao gồm: Đặc điểm của truyềnhình,THTT các chương trình văn nghệ, ca nhạc, giải trí THTT các cuộc thiđấu thể thao THTT các cuộc thi đấu thể thao có sử dụng Camera di động.Công nghệ sản xuất cầu truyền hình
- “Giáo trình báo chí truyền hình” của Dương Xuân Sơn, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội 2009 Các nội dung chính liên quan đến THTTđược tác giả đề cập là: sản xuất chương trình THTT Vai trò của các chương
Trang 11trình THTT Đặc điểm của chương trình cầu truyền hình Quá trình chuẩn bịmột chương trình cầu truyền hình Thực hiện ghi hình và phát sóng.
+ Về luận văn thạc sỹ:
Những năm gần đây đã có một số luận văn Thạc sỹ đề cập đến nhữnghoạt động của ngành PT-TH ở trung ương và địa phương nước ta Cụ thể, cómột số tác giả sau đây:
“Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở Đài Phát thanh
-Truyền hình Đồng Tháp”, luận văn Thạc sỹ của Dương Thị Thanh Hương,
thực hiện năm 2004 tại Phân viện Báo chí - Tuyên truyền thuộc Học việnChính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nội dung của đề tài bàn về cách thực hiện,TCSX chương trình thời sự phát sóng bình thường, chứ chưa đề cập đến việcTCSX chương trình thời sự được phát sóng trực tiếp
- Mai Vũ Tuấn, “Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp tại
các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Đông Bắc”, Luận văn Thạc sỹ
chuyên ngành Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2008 (Khảosát tại các Đài PT-TH Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương từ 01/2007 đến06/2008) Tác giả cũng đề cập đến việc tổ chức sản xuất và việc nâng cao chấtlượng một chương trình THTT Trong đó tác giả cũng đã giải quyết được cácvấn đề về lý luận và thực tiễn của quy trình TCSX Tuy nhiên phạm vi khảosát của đề tài là khu vực các tỉnh Đông Bắc, Việt Nam Nội dung của luận vănnày chỉ dừng lại ở lý thuyết thực tiễn khu vực Đông Bắc Bộ
- “Nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình trực tiếp trên Đài
Truyền hình Quốc gia Lào” Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng chuyên
ngành Báo chí học của của Houm Phaeng Vilayphone, thực hiện năm 2010 tạiHọc viện Báo chí và Tuyên truyền Trong đó đã giải quyết được các vấn đề lýluận và thực tiễn của qui trình TCSX; Các dạng chương trình THTT; Điềukiện để thực hiện chương trình THTT Tuy nhiên phạm vi khảo sát của 2 luậnvăn này tập trung ở các Đài PT-TH khu vực Đông Bắc và Đài Truyền hình
Trang 12Quốc gia Lào Nội dung của luận văn này chỉ dừng lại ở chất lượng cácchương trình.
- “Nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình trực tiếp trên đài
Truyền hình Việt Nam” của tác giả Phùng Thị Phúc (năm 2004) Tác giả chỉ
đề cập đến hiệu quả và phương pháp nâng cao chất lượng chương trình THTTtrên sóng VTV
Nhìn chung, những luận văn cũng đề cập đến các chương trình truyềnhình trực tiếp Tuy nhiên, mỗi đề tài phản ánh ở những khía cạnh khác nhau
Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về “Tổ chức sản
xuất chương trình truyền hình trực tiếp của Đài Phát thanh và Truyền hình khu vực Tây Nam Bộ” Vì vậy, có thể nói đây là đề tài mới, không trùng lặp
với bất cứ đề tài nào đã được công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn thực hiện khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động
tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp của đài PT-TH khuvực Tây Nam bộ hiện nay, cụ thể là các đài: Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang.Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuấtcác chương trình truyền hình trực tiếp của các đài
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả xây dựng nhiệm vụ như sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến sản xuất chương trìnhtruyền hình và tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp
- Khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức sản xuấtcác chương trình truyền hình trực tiếp tại một số đài trong khu vực
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sảnxuất các chương trình THTT của đài PT-TH khu vực Tây Nam Bộ hiện nay
Trang 134 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tổ chức sản xuất các chương trìnhtruyền hình trực tiếp của một số Đài PT-TH ở khu vực Tây Nam bộ, cụ thể làcác đài: Trà Vinh, Vĩnh Long và An Giang
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các chương trình THTT của các đài
PT-TH các tỉnh Trà Vinh,Vĩnh Long và An Giang trong 06 tháng cuối năm 2014
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiêncứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp quan sát: quan sát thực tế hoạt động tổ chức sản xuấtchương trình THTT của các đài trong khu vực miền Tây Nam bộ Cụ thể làđài PT-TH Vĩnh Long Trà Vinh, An Giang để có nhận định việc tổ chức sảnxuất so với lý thuyết về tổ chức sản xuất chương trình với thực tế đồng thờighi nhận năng lực cũng như những ưu điểm và hạn chế trong quá trình tổchức sản xuất
Trang 14- Phương pháp so sánh: So sánh chỉ tiêu số lượng chương trình qua cácnăm, so sánh giữa các đài khu vực Tây Nam Bộ và các đài khác Phương phápnày được sử dụng nhằm tìm ra điểm chung, thế mạnh và khiếm khuyết củacác chương trình truyền hình trực tiếp mà đề tài khảo sát.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: thu thập 15 ý kiến của Ban Giám đốc,trưởng, phó các phòng thuộc và một số đài PT-TH khác, những người thamgia SX các chương trình THTT của các đài PT-TH trong khu vực Tây Nam
bộ để thu thập các ý kiến về chất lượng, qui trình, công tác tổ chức sản xuấtchương trình THTT nhằm đánh giá chung về công tác tổ chức sản xuất cũngnhư những thành công và hạn chế của nó
6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn đề xuất khung lý thuyết về tổ chức sản xuất chương trìnhtruyền hình trực tiếp trên truyền hình địa phương, làm phong phú hơn lý luậnbáo truyền hình về chương trình truyền hình và tường thuật truyền hình trựctiếp Khẳng định vai trò của THTT ở các đài truyền hình địa phương hiện nay.Luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo cho những người quan tâmđến đề tài, gợi mở hướng nghiên cứu để tiếp tục phát triển và nâng cao hiệuquả hoạt động của tổ chức sản xuất của các chương trình truyền hình
6.2 Giá trị thực tiễn
Đề tài là cơ sở để các đài PT-TH khu vực Tây Nam bộ có cơ sở khoahọc đáng tin cậy để cải tiến tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trựctiếp, từ đó nâng cao chất lượng các chương trình THTT Đề tài có giá trị ứngdụng trực tiếp, sẽ góp phần cùng với Đảng bộ, Chính quyền thực hiện tốtnhiệm vụ tuyền truyền về sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển các tỉnh
Trang 157 Đóng góp mới của đề tài
Trong bối cảnh Truyền hình có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhucầu và khả năng thẩm định của khán giả ngày càng cao thì các đài PT - THphải không ngừng nâng cao chất lượng chương trinh Trong đó, nhu cầutương tác ngày càng tăng, tính cập nhật, thời sự, nóng là xu hướng của truyềnthông hiện đại, các chương trình truyền hình trực tiếp sẽ giải quyết đượcnhững nhu cầu này Đóng góp của luận văn là đánh giá được thực tế việc tổchức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp hiện nay tại các đài TràVinh, Vĩnh Long và An Giang nói riêng cũng như các đài trong khu vực hiệnnay nói chung, từ đó đã đề xuất được một số giải pháp để nâng cao chất lượng
tổ chức sản xuất để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khán giả đồng thời thu hútđược khán giả, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình cũng vừatăng thu hút quảng cáo, thực hiện tự chủ theo lộ trình của chính phủ
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 8 tiết
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tổ chức sản xuất chương trình
truyền hình trực tiếp
Chương 2: Thực trạng tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực
tiếp của các Đài Phát thanh và truyền hình: Trà Vinh, Vĩnh Long và An Giang
Chương 3: Giải pháp, nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương
trình truyền hình trực tiếp ở đài khu vực Tây Nam Bộ
Trang 16Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Tổ chức sản xuấtTheo Từ điển Tiếng Việt, tổ chức là việc sắp xếp, bố trí thành các bộphận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung[33, tr.157] Tổ chức còn là “làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạtđộng nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất”
Hiểu theo nghĩa thông thường, tổ chức là liên kết nhiều người lại đểthực hiện một công việc nhất định Tổ chức đặt ra để thực hiện nhiệm vụ.Mỗi tổ chức đều có mục đích, nhiệm vụ riêng
Cũng theo Từ điển Tiếng Việt, sản xuất là tạo ra vật phẩm cho xãhội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động [33,tr.342], là hoạt động bằng sức lao động của con người hoặc bằng máymóc, chế biến các nguyên liệu thành của cải vật chất cần thiết
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trongcác hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm
để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản xuất dựa vàonhững yếu tố chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuấtcho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng vàkhai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm
Thuật ngữ sản xuất trước đây chỉ bao hàm việc tạo ra sản phẩm hữuhình Sau này nó được mở rộng bao hàm cả việc tạo ra các dịch vụ Ngàynay, nói đến sản xuất có nghĩa là không kể việc nó tạo ra sản phẩm hữuhình hay dịch vụ Hệ thống sản xuất có các đặc tính:
Một là, hệ thống sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm hay
Trang 17dịch vụ cho nhu cầu xã hội.
Hai là, các hình thức sản xuất khác nhau có thể có đầu vào khácnhau, đầu ra khác nhau, các dạng chuyển hóa khác nhau, song đặc tínhchung của nó là chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các kết quả đầu ra cótính hữu dụng, có ích cho đời sống của con người
Nếu coi sản xuất là một quá trình thì tổ chức sản xuất là các biệnpháp, các phương pháp, các thủ thuật để duy trì mối liên hệ và phối hợphoạt động của các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia vào quá trình sảnxuất đó một cách hợp lý theo thời gian
Nếu coi sản xuất là một trạng thái thì tổ chức sản xuất là cácphương pháp, các thủ thuật nhằm hình thành các bộ phận sản xuất có mốiliên hệ chặt chẽ với nhau và phân bổ chúng một cách hợp lý về mặt khônggian
Để tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm, đầu tiên cần phải phân chiaquá trình sản xuất tạo nên sản phẩm thành các quá trình riêng Căn cứ vàophương pháp, kỹ năng khác nhau, dựa trên lao động máy móc sẽ hìnhthành nên loại hình sản xuất, cơ cấu sản xuất, lập kế hoạch sản xuất và tổchức công tác điều phối sản xuất
Như vậy có thể hiểu, tổ chức sản xuất là làm những gì cần thiết để liên kết những người lao động, các quy trình lao động để tạo ra vật phẩm, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho xã hội, bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động, trên cơ sở các quy tắc nghề nghiệp và theo quy
trình nhất định. Thực chất của quá trình tổ chức sản xuất là việc phân chia quá trình sản xuất phức tạp thành các quá trình thành phần (tức là các bước công việc), trên cơ sở đó áp dụng những hình thức công nghệ, các biện pháp tổ chức phân công lao động và các phương tiện, công cụ lao động thích hợp Trong quá trình đó tìm biện pháp phối hợp hài hòa giữa các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất nhằm mục đích đạt hiệu quả
Trang 18cao nhất Và cuối cùng, tổ chức sản xuất có vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá trình sản xuất.
Trong lĩnh vực truyền thông có thể hiểu việc tổ chức sản xuất là tạo ra,làm nên các sản phẩm truyền thông Ví dụ như: Tổ chức sản xuất ra tờ báo in,chương trình phát thanh, chương trình truyền hình , chương trình Thời sự,chương trình Chuyên đề
Qua trao đổi ý kiến với các nhà tổ chức sản xuất chương trình THTT
và đúc rút từ hoạt động thực tiễn của bản thân tác giả đưa ra khái niệm:
Tổ chức sản xuất là hoạt động sử dụng tối đa và hiệu quả các nguồn nhânlực, trang thiết bị chuyên ngành một cách có kế hoạch và hợp lý, phát huymọi khả năng sáng tạo của con người để tạo ra một sản phẩm truyền hình
có chất lượng
Tổ chức sản xuất là khâu quan trọng trong quá trình hình thành tác phẩmbáo chí Trong việc sản xuất các chương trình truyền hình tính tập thể đượcthể hiện khá rõ ở khâu tổ chức sản xuất Sản phẩm truyền hình là kết quả củaquá trình lao động của nhiều thành phần tham gia như: Biên tập, phóng viên,quay phim, âm thanh, ánh sáng Với những chương trình THTT, đội ngũnhững người tham gia sản xuất chương trình còn đông đảo hơn và ở nhiều vịtrí khác nhau như: Tổng đạo diễn, đạo diễn, trợ lý đạo diễn, tổ chức thực hiện,quay phim, phụ quay, thư ký, phụ trách trường quay, kỹ thuật viên âm thanh,ánh sáng, bấm hình…v.v
Để tạo ra sản phẩm báo chí truyền hình, trước tiên người chịu tráchnhiệm sản xuất chương trình phải đề ra mô hình sản xuất, cách thức sản xuất,dựa trên nền tảng tri thức chuyên ngành truyền hình và những công cụ sảnxuất Sau đó, tập hợp một lực lượng lao động có những tiêu chuẩn năng lựcnhất định thường xuyên tham gia sáng tạo; sản phẩm tạo ra là sản phẩm tập
thể, được phổ biến rộng rãi bằng phương tiện nghe nhìn.
Trang 191.1.2 Chương trình truyền hình
- Khái niệm về “Chương trình: Chương trình là toàn bộ những nội
dung dự kiến hành động theo một trình tự nhất định và trong một thời giannhất định Chương trình còn được định nghĩa là một loạt các hoạt độngđược thực hiện với sự hỗ trợ của các nguồn lực nhằm đạt được những mụctiêu cụ thể cho các nhóm khách hàng, nhóm đối tượng đã được định sẵn
Để đánh giá chương trình là sự thu thập cẩn thận các thông tin về mộtchương trình hoặc một vài khía cạnh của một chương trình để ra các quyếtđịnh cần thiết đối với chương trình
Tác giả Trần Bảo Khánh trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình
viết: “với sự xuất hiện của phát thanh, sau đó là truyền hình thì cũng xuấthiện thuật ngữ chương trình Đây là thuật ngữ mang tính bản chất củachúng Có thể đưa ra khái niệm như sau về chương trình: “là kết quả cuốicùng của quá trình giao tiếp với công chúng” [18, tr.30] và “chương trìnhtạo thành chu kỳ khép kín những mắt xích trong chuỗi giao tiếp” [18, tr.31]
- Khái niệm về “Truyền hình”: Là một loại hình truyền thông đại chúng
chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh
đi xa bằng sóng vô tuyến điện
PGS, TS Dương Xuân Sơn, trong Tập bài giảng môn Truyền hình của
Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nêu:
“Truyền hình là một phương tiện thông tin đại chúng truyền đạt thông tin
nhờ phương tiện kỹ thuật đến đối tượng tiếp nhận là người xem Thông tin trong truyền hình gồm hình ảnh và âm thanh Hình ảnh trong truyền hình
có cả hình ảnh động và hình ảnh tĩnh” [27, tr.3].
Trong cuốn Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,
2001 tác giả Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “Truyền hình là một loại phương tiện
thông tin đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình bắt đầu từ hai từ Tele có
Trang 20nghĩa là “ở xa” và Vision nghĩa là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa”
[28, tr.143]
Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗiquốc gia Truyền hình trở thành vũ khí công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởngvăn hóa cũng như lĩnh vực văn hóa, xã hội an ninh, quốc phòng
Truyền hình bao gồm những đặc điểm sau: Là một loại hình báo chí mới,
là kết hợp giữa thành tựu khoa học công nghệ, truyền thông và nhu cầu thôngtin của xã hội; Hình ảnh sinh động, hấp dẫn tác động trực tiếp vào cảm quanngười xem Có ưu thế nổi trội trong việc truyền tải cả âm thanh và hình ảnh;
Nó là một phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò to lớn trong việc đápứng nhu cầu của đời sống xã hội
- Khái niệm về “Chương trình truyền hình”: Là sản phẩm của truyền
hình, là toàn bộ nội dung phát đi trong ngày, trong tuần, trong tháng Vớinghĩa này nó bao hàm cả quá trình sáng tạo ra một tác phẩm từ nhiều côngđoạn khác nhau Như vậy, ở góc độ nào đó, chương trình cũng có thể hiểu làcách gọi cho một sản phẩm hoàn chỉnh Từ chương trình bao hàm nhiều vấnđề: nội dung, hình thức thể hiện, đối tượng hướng tới, kết quả đạt được.Chương trình truyền hình được nhìn nhận từ góc độ tổ chức sản xuất, theo tác
giả Tạ Ngọc Tấn “Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập
thể các nhà báo và cán bộ kĩ thuật, dịch vụ Đồng thời, đó cũng chính là quá trình giao tiếp truyền thông giữa người làm truyền hình với công chúng xã hội” [28, tr.143].
Trong quyển sách “Giáo trình báo chí truyền hình” của tác giả Dương
Xuân Sơn, chương trình truyền hình là “Kết quả truyền hình; trong đó bao
gồm các quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn và tồn tại ở nhiều mức
độ khác nhau Quá trình tạo dựng kế hoạch và sắp xếp chương trình gọi là chương trình truyền hình” [26, tr.115] Theo quyển sách “Sản xuất chương
trình truyền hình” của tác giả Trần Bảo Khánh thì chương trình truyền hình
đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội không phải một cách ngẫu nhiên
Trang 21như vẫn diễn ra, mà nó thường truyền tải các thông tin từ ngày này qua ngàykhác, nhằm phục vụ một công chúng xác định [18, tr.30].
Như vậy có thể hiểu, chương trình truyền hình là sản phẩm lao động
của một tập thể các nhà báo và các cán bộ kỹ thuật dịch vụ Đồng thời đócũng là quá trình giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hìnhvới công chúng xã hội Chương trình truyền hình là cầu nối giữa công chúng
và những người làm truyền hình Bất kỳ một chương trình truyền hình nàocũng hàm chứa những giá trị tư tưởng, văn hóa đặc thù của dân tộc, quốc gia,giai cấp hay tầng lớp xã hội rộng rãi Những giá trị này không chỉ đượcchuyển tải qua nội dung mà còn biểu hiện cả trong phương pháp sáng tạo vàhình thức thể hiện
1.1.3 Truyền hình trực tiếp
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, các tác giả cho rằng: “Trực tiếp có quan
hệ thẳng với đối tượng tiếp xúc, không qua khâu trung gian” [33, tr.1352].
Ví dụ: tiếp xúc trực tiếp, bộ phận trực tiếp sản xuất
Với Từ điển Ngôn ngữ của Pháp, “Trực tiếp” (Direct) có nghĩa là
“Thông suốt, không qua khâu trung gian, ngay lập tức”.
Trên lĩnh vực truyền thông, tính từ trực tiếp (Live) trong tiếng Anh làmột từ phát sinh từ động từ “sống” (to live) Khái niệm trực tiếp trong tiếngAnh đã bao gồm ý nghĩa sống động tươi mới Từ nét ý nghĩa này nhữngchương trình THTT (Programmes on live) luôn được hiểu là những chươngtrình có hình thức và nội dung tươi mới và những gì xuất hiện trong chươngtrình cũng đang sống động trước mắt khán giả
Trong lĩnh vực báo chí “trực tiếp” có ý nghĩa là truyền đi một sự kiện tớicông chúng ở thời điểm mà nó đang diễn ra theo tuyến tính thời gian khôngqua khâu hậu kỳ Ví dụ: phát thanh trực tiếp, truyền hình trực tiếp
Xét từ nội hàm của những quan niệm về trực tiếp và truyền hình trực tiếp
đã nêu trên, chúng ta nhận thấy có một số điểm tương đồng trong quan niệm
Trang 22về THTT Qua ghi nhận từ quá trình tham khảo tài liệu và trao đổi với các nhàbáo có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền hình và kinh nghiệm rút ra tronghoạt động thực tiễn của bản thân, tác giả luận văn xin đề xuất một khái niệm
chung về THTT như sau: “THTT là truyền đi một sự kiện đến công chúng
ngay tại thời điểm nó đang diễn ra theo tuyến tính thời gian không qua một khâu xử lý trung gian nào Đây là phương thức phát huy được đầy đủ nhất thế mạnh của truyền hình và là xu hướng của truyền hình trong kỷ nguyên mới”
Khi khán giả xem truyền hình trực tiếp, thời điểm ghi nhận thông tincũng là thời điểm diễn ra sự kiện Diễn biến của sự kiện được tôn trọng gầnnhư tuyệt đối, đảm bảo tính chân thật cao
1.1.4 Chương trình truyền hình trực tiếp
Trong tiếng Anh, những chương trình truyền hình trực tiếp được gọichung là “live”, có nghĩa là những chương trình phát sóng thẳng, không quakhâu xử lý hậu kỳ như tác phẩm truyền hình khác Từ ý nghĩa này, nhữngchương trình THTT luôn được hiểu là chương trình có hình thức và nội dungtươi mới, và những gì xuất hiện trong chương trình cũng đang sống độngtrước mắt khán giả
Qua ghi nhận từ quá trình tham khảo tài liệu và trao đổi với các nhà báo
có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền hình và kinh nghiệm rút ra trong hoạtđộng thực tiễn của bản thân, tác giả xin đề xuất khái niệm về chương trình
THTT như sau: “Chương trình truyền hình trực tiếp là chương trình truyền
hình chuyển tải những hoạt động, những sự kiện của cuộc sống một cách nghệ thuật và có ý đồ của người sản xuất đến với công chúng tiếp nhận một cách trực tiếp thông qua sóng truyền hình Quá trình giao tiếp được diễn ra đồng thời, giữa chủ thể sản xuất chương trình và công chúng tiếp nhận có thể giao lưu, tương tác với nhau”
Trang 23Với các chương trình THTT, công chúng có cơ hội nắm bắt thông tin mớinhất, chính xác nhất và còn có cơ hội thưởng thức những buổi biễu diễn nghệthuật, trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội Với lợi thế làtruyền tải bằng hình ảnh, có màu sắc, kết hợp âm thanh nhiều cung bậc.
1.1.5 Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp
Tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp được hiểu là:
Quá trình lực lượng lao động có nghiệp vụ truyền hình liên kết nhau bởi những quy chế tổ chức lao động chặt chẽ để xây dựng kế hoạch, kịch bản chương trình, điều hành đội ngũ sản xuất chương trình; nhằm tạo ra một loại sản phẩm báo chí được công luận đặc biệt quan tâm, có khả năng đáp ứng các yêu cầu: thông tin đồng thời với sự kiện đang diễn ra, trọn vẹn, chính xác.
1.1.6 Đặc điểm của tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp
Từ các khái niệm trên, có thể thấy được đặc điểm của việc tổ chứcsản xuất chương trình THTT là:
- Tổ chức sản xuất chương trình THTT phải được thực hiện trên cácphương diện: tổ chức về mặt sản xuất bao gồm tổ chức sản xuất về nội dungđến hình thức tức là từ thông tin đến nhân sự, phương tiện kỹ thuật, kinh phí
để có thể sản xuất ra các chương trình mang thông tin trực tiếp đến khán giảthông qua sóng truyền hình
- Việc tổ chức chương trình THTT, nội dung phải được tổ chức mộtcách đặc thù từ khâu kịch bản đến khâu biên tập Kết cấu chương trình phảiđược sắp xếp theo các trình tự nhất định mà kịch bản đã đề ra, nhằm tạo ra
một loại sản phẩm báo chí được công luận đặc biệt quan tâm, có khả năng
đáp ứng các yêu cầu: thông tin đồng thời với sự kiện đang diễn ra, trọn vẹn,chính xác
- Lực lượng phụ trách thực hiện tổ chức chương trình THTT là đội
Trang 24ngũ đạo diễn, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, dẫn chương trình cóchuyên môn nghiệp vụ báo chí Đó là những nhà báo có lòng nhiệt tình, yêunghề, có trách nhiệm và giàu kinh nghiệm làm việc
- Cách thức quản lý, sắp xếp công việc cho các cá nhân, nhân sự cácphòng ban tham gia sản xuất chương trình THTT phải hết sức chú trọng, phùhợp với năng lực của từng cá nhân và lĩnh vực chuyên môn của từng vị tríđảm nhận Người làm công tác tổ chức chương trình THTT phải có đầu ócquyết đoán, đánh giá, tổng hợp, biết khai thác những gì là bản chất của vấn
đề, đưa ra nhận định, xác đáng, nhanh chóng, chính xác và kịp thời
1.1.7 Các yếu tố cấu thành tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp
Để sản xuất được một chương trình THTT, việc tổ chức sản xuấtbao gồm các yếu tố sau:
- Tổ chức nhân sự, nhân lực và kinh phi
- Tổ chức hệ thống trang thiết bị, kỹ thuật
- Tổ chức sản xuất nội dung
Tương tự như mọi quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm khác, việc tạo ramột chương trình THTT đòi hỏi phải có yếu tố đầu vào, đầu ra, nhân sự vàcác trang thiết bị, khoa học công nghệ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm
1.2 Điều kiện để tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp
1.2.1 Tổ chức nhân sự, nhân lực thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp.
-Tổ chức nhân sự:
Về mặt khái niệm, nhân sự được hiểu là người làm công việc nào đó ở cơ quan hoặc một nơi có tổ chức Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một phương thức sản xuất nhất định Dù ở bất cứ xã hội nào thì vấn đề mấu chốt của quá trình sản xuất cũng là tổ chức nhân sự Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại
Trang 25như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích, nếu không biết hoặc sử dụng kém nguồn tài nguyên nhân sự.
Để tổ chức nhân sự khoa học, hiệu quả người sản xuất cần thựchiện những nhiệm vụ sau:
- Tổ chức và sử dụng nhân sự một cách có kế hoạch và hợp lýnhằm đảm bảo tiết kiệm nhân sự, đồng thời sử dụng tối đa và hiệu quả cácnguồn nhân lực khác, không ngừng tăng năng suất lao động
- Xây dựng trong đơn vị mối quan hệ công tác giữa người và người,giữa người với tư liệu sản xuất hợp lý để quá trình sản xuất đạt hiệu quảcao
- Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo cho sản xuất
an toàn, bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn bệnh nghề nghiệp, nâng cao đời sốngvật chất lẫn tinh thần cho người lao động
- Có chính sách khuyến khích phát huy mọi khả năng sáng tạo củalực lượng lao động
Nhân sự của một ekip thực hiện chương trình truyền hình, đặc biệt
là chương trình THTT có nhiều bộ phận như bộ phận kỹ thuật (âm thanh,ánh sáng, thiết kế, ), bộ phận sản xuất (nhà sản xuất, quản lý sản xuất, đạodiễn, quay phim, biên kịch dẫn chương trình)
Một chương trình truyền hình nói chung, chương trình THTT nóiriêng không phải là sản phẩm của cá nhân nào mà là sản phẩm của tập thể.Đây là điểm khác biệt của truyền hình so với các tác phẩm báo in, báomạng Người làm báo in, báo mạng có thể tự thân độc lập đi viết bài, chụpảnh, biên tập rồi nộp cho người duyệt bài và đăng bài Nhưng để sáng tạomột chương trình truyền hình thì phải có nhiều khâu, mỗi khâu cần sự thamgia của một bộ phận nhân sự như biên tập, quay phim, kỹ thuật Đặc biệt,đối với các chương trình truyền hình trực tiếp, vai trò của các bộ phận nhân
sự là ngang nhau, nếu thiếu bộ phận nào thì không thể đảm bảo phát sóng
Trang 26chương trình Với tính chất như vậy, việc tổ chức nhân sự trong quá trìnhsản xuất chương trình là hết sức quan trọng Mỗi nhân sự trong quy trìnhsản xuất có chuyên môn riêng, nhưng đều phải hướng tới chương trìnhchung Nhân sự trong một kênh truyền hình bao giờ cũng phức tạp, cồngkềnh hơn so với các tòa soạn báo thuộc những loại hình báo chí khác Chiphí cho nhân sự cũng tốn kém hơn.
Khâu tổ chức nhân sự hết sức quan trọng trong việc tổ chức sảnxuất chương trình truyền hình nói riêng và trong hoạt động của các cơ quanbáo chí nói chung Người làm báo được xem là “nhân vật trung tâm của các
cơ quan báo chí” và việc “tổ chức và quản lý để đào tạo và sử dụng tài năngthật sự là chuyện đáng bàn Đã làm nghề thì phải được đào tạo”
Chất lượng nhân sự tham gia chương trình THTT rất quan trọng,việc tổ chức nhân sự đó như thế nào cho hợp lý còn quan trọng hơn Việcquản lý tổ chức nhân sự trong một cơ quan báo chí nói chung và truyềnhình nói riêng vừa phải đảm bảo tính thống nhất về tư tưởng, hành độngnhưng cũng phải đảm bảo khuyến khích ý kiến cá nhân của người làm báo,phát huy tinh thần sáng tạo
- Nhân lực thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp:
+ Người viết kịch bản: Là người được Tổng đạo diễn phân công thực
hiện kịch bản cho 1 chương trình THTT cụ thể.Tùy theo từng lĩnh vực màphân công người viết kịch bản khác nhau
Người viết kịch bản có nhiệm vụ: xây dựng kịch bản; liên hệ mờikhách mời tham gia THTT; trao đổi với người DCT và đạo diễn hình về nộidung kịch bản
+ Đạo diễn: Đạo diễn là người được tín nhiệm phân công chịu tráchnhiệm về chương trình, là người có năng lực đưa ra những ý tưởng về nghệthuật và quyết định toàn bộ về phần nội dung và hình ảnh sẽ thực hiện củachương trình Sau khi trao đổi, bàn bạc với người viết kịch bản, đạo diễn sẽ
Trang 27cùng với những cộng sự của mình cụ thể hóa kịch bản thành chương trìnhTHTT Đạo diễn sẽ giải thích, phân công ê kíp thực hiện phối hợp với nhaucho ăn ý mới có thể tạo ra hiệu quả tác động cao nhất của chương trìnhTHTT
+ Dẫn chương trình: người dẫn chương trình đóng một vai trò quan
trọng trong THTT Vì vậy người dẫn chương trình phải có khiếu ăn nói, ngoạihình dễ nhìn để ngay từ đầu có thể gây sự chú ý đối với công chúng, buộc họphải ngồi lại trước màn hình theo dõi chương trình Xem kỹ và trao đổi nộidung kịch bản với người viết KB trước khi thực hiện chương trình THTT Kịpthời xử lý những tình huống phát sinh (nếu có) nhất là về mặt nội dung theo
sự chỉ đạo của Tổng đạo diễn
+ Quay phim: Quay phim là người có thể đem đến cho khán giả những
hình ảnh trung thực khái quát nhất trong thực hiện một chương trình THTT
Để làm được điều này người quay phim ngoài năng lực sáng tạo và làm chủcác thiết bị ghi hình phải nắm được nội dung chủ đề của chương trình để thểhiện bằng ngôn ngữ hình ảnh
+ Người tổ chức sản xuất: Người TCSX đứng ở vị trí trung gian giữađạo diễn, giám đốc sản xuất và ê kíp thực hiện Là người quản lý chung về nộidung và thời lượng của chương trình Chức danh này có vai trò quan trọngquản lý thực hiện mọi mắt xích trong quá trình sản xuất, có tầm bao quátchung và nhắc nhở đạo diễn cùng ê kíp về lịch làm việc và tiến độ công việcphải hoàn thành khi THTT Người TCSX có nhiệm vụ chuẩn bị các thủ tụchành chính, kinh phí, cơ sở vật chất trước khi diễn ra chương trình và làmthanh quyết toán khi chương trình đã phát sóng
+ Nhóm phụ trách kỹ thuật: Các kỹ sư và kỹ thuật viên thuộc nhóm kỹthuật, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong các chương trình THTT
Trang 28+ Giám đốc sản xuất: Giám đốc sản xuất thường là giám đốc hoặc phógiám đốc các Đài Là người chịu trách nhiệm chính về tài chính của chươngtrình, được quyền đưa ra những yêu cầu về đặt hàng và sản xuất Chức danhnày phải là một người hoặc nhóm người có khả năng tổng hợp và khái quátcông việc một cách kinh nghiệm và có toàn quyền trong việc quyết định nhân
sự, cách sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng cuối cùng của mỗichương trình THTT
+ Khán giả tham gia chương trình: chia làm hai nhóm: nhóm khángiả tại trường quay hoặc ngồi tại sân khấu nơi diễn ra sự kiện và nhóm khángiả ngồi nhà xem tivi Số lượng khán giả xem truyền hình là một trong nhữngyếu tố “đo lường” sự thành công của chương trình THTT, bởi họ chính là mộtphần của sự kiện
- Kinh phí:
Cùng với đội ngũ nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật, một chương trìnhTHTT không thể thực hiện được nếu như không có hoặc hạn chế về kinh phí.Kinh phí để trang trải mua sắm, thuê mướn đạo cụ, chi trả thù lao cho kháchmời, ê kíp thực hiện, trao giải thưởng… Sự hạn chế về kinh phí sẽ cản trở khảnăng sáng tạo của ê kíp sản xuất chương trình, bởi vì THTT đòi hỏi cao vềnghiệp vụ truyền hình, do đó chế độ “bồi dưỡng” cũng phải tương xứng đểđộng viên tinh thần làm việc của ê kíp thực hiện Chương trình cũng có thêmmục giao lưu với khán giả ở trường quay nên tính tương tác cao hơn; nhưng
do “ bó hẹp” về kinh phí nên không thể “nâng tầm” chất lượng chương trình.
Cho dù không phải là yếu tố quyết định nhưng kinh phí có ảnh hưởng và liênquan đến chất lượng chương trình THTT
Phần lớn kinh phí để thực hiện các chương trình THTT hiện nay đều dotài trợ, nhất là các chương trình thực hiện định kỳ Mức độ và tần suất tài trợphụ thuộc nhiều vào tầm ảnh hưởng của đài đối với cộng đồng xã hội Vấn đề
Trang 29quan trọng là đừng để các nhà tài trợ can thiệp quá sâu vào nội dung chươngtrình Điều này đã từng xảy ra đối với các đài
1.2.2 Tổ chức hệ thống trang thiết bị, kỹ thuật
Chúng ta đều biết truyền hình ra đời nhờ sự phát triển vượt bậc củakhoa học kỹ thuật Nhờ yếu tố này, truyền hình ngày càng có những bướctiến mới về thực hiện chương trình và hệ thống thu phát sóng Tổ chức hệthống máy móc, trang thiết bị là công việc không thể thiếu trong việc sảnxuất chương trình truyền hình
Có thể nói, trong các loại hình báo chí, truyền hình có độ phụ thuộcvào máy móc, trang thiết bị kỹ thuật lớn nhất Ngay từ khâu chuẩn bị sảnxuất, người tổ chức phải có kế hoạch cụ thể về kỹ thuật, công nghệ, tổchức thực hiện, nguồn kinh phí, tính khả thi trong việc sử dụng các máymóc, trang thiết bị Việc tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị một cáchhiệu quả còn có tác dụng trong việc tối ưu hóa các lợi ích kinh tế, tiết kiệmthời gian và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái, hiệu suất cao.Đối với một kênh truyền hình, bên cạnh bộ phận nội dung, bộ phận kỹthuật cũng chiếm tỷ lệ nhân sự đông đảo, bao gồm cả kỹ thuật viên dựnghình, kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên truyền dẫn phát sóng
Sản xuất chương trình truyền hình có đặc thù là vừa mang tính nghệthuật, vừa mang tính kỹ thuật Sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa hai yếu tốnày sẽ mang lại thành công cho chương trình
Lĩnh vực truyền hình gồm rất nhiều trang thiết bị, máy móc có chứcnăng khác nhau như tạo tín hiệu hình, gia công xử lý tín hiệu, tạo các dạng
kỹ xảo truyền hình, phát sóng, ghi, thu tín hiệu hình Ngoài ra, còn có cácthiết bị âm thanh, ánh sáng, trường quay
Đối với THTT, điều kiện kỹ thuật đóng một vai trò vô cùng quan trọng
Sự kiện diễn ra có cuốn hút đến mức nào cũng trở nên vô nghĩa khi nó không
Trang 30được chuyển tải đến công chúng do thiếu một thiết bị kỹ thuật nào đó hoặc donhững sự cố về kỹ thuật bất ngờ xảy ra Có thể nói: thiết bị kỹ thuật hiện đại
là cầu nối, làm cho khoảng cách giữa truyền hình với cuộc sống gần hơn.Trong quá trình THTT, nhóm kỹ thuật được chia làm 2 bộ phận phụ tráchcông việc ở 2 địa điểm:
+ Nơi diễn ra sự kiện: có nhịệm vụ xử lý hình ảnh từ camera chuyển về
xe lưu động và từ xe lưu động về Trung tâm kỹ thuật của đài truyền hình
+ Trung tâm kỹ thuật truyền hình: tiếp nhận tín hiệu từ hiện trườngchuyển về và đưa lên sóng
Hệ thống máy móc, trang thiết bị kỹ thuật mang lại nhiều tiện íchcho quá trình sản xuất chương trình truyền hình Tuy nhiên, chi phí đầu tưcho các hệ thống thiết bị hiện đại rất đắt đỏ Cho nên việc thường xuyênđổi mới kỹ thuật, trang bị những máy móc hiện đại còn tùy thuộc vào tiềmlực kinh tế của mỗi kênh truyền hình Không phải cứ khi khoa học kỹ thuậtphát minh ra máy móc, công nghệ mới về truyền hình là bất cứ một kênhnào cũng có thể tiếp cận được Ngoài ra, mỗi khi có công nghệ mới, cáckênh truyền hình còn phải tập trung đào tạo kỹ thuật cho nhân sự của mình
1.2.3 Tổ chức sản xuất nội dung
Tổ chức sản xuất nội dung là khâu rất quan trọng trong việc tổchứcsản xuất chương trình THTT, nó quyết định đến chất lượng cả mộtchương trình THTT Để xây dựng nội dung một chương trình THTT, cầntrải qua các bước sau:
- Xác định mục tiêu, chủ đề, tư tưởng của chương trình THTT
- Lên kế hoạch về bố cục chương trình, xây dựng kịch bản Đây là sựsắp xếp và phân bổ chương trình vào các vị trí xác định, để diễn biến củachương trình THTT mà khán giả theo dõi một cách thuận lợi, rõ nét trongviệc tiếp cận nội dung của cả chương trình diễn ra
Trang 31- Nội dung chương trình có tính thời sự, thông tin cao, tạo ra sự tương tác
tích cực với khán giả
Với đặc thù riêng biệt của truyền hình trực tiếp là phải thông tin nhanh về
sự kiện đó đến công chúng, hoặc tạo điều kiện để công chúng có thể tham giatrao đổi trực tiếp về những vấn đề liên quan đến một sự kiện có tầm quantrọng đặc biệt nên cần chọn sự kiện tiêu biểu để truyền hình trực tiếp Đây làđiều kiện đầu tiên và cũng là điều kiện quan trọng nhất khi quyết định truyềnhình trực tiếp một sự kiện nào đó
Một trong những thế mạnh của THTT là đưa thông tin đến với côngchúng khán giả nhanh nhất, cập nhật từng giờ, thậm chí là từng phút, từnggiây qua các bản tin nên chương trình có tính thời sự, thông tin cao, tạo ra sựtương tác tích cực với khán giả Truyền hình trực tiếp cũng chứng minh đượctính báo chí của nó bằng sự nhanh chóng và thuyết phục Những sự kiện được
“nâng tầm” bằng cách dùng phương thức THTT để mang nguyên vẹn giá trịthông tin của nó đến với công chúng
-Hạn chế “khoảng lặng” trong chương trình truyền hình trực tiếp:
THTT có những khoảng “thời gian chết” quá lớn khán giả sẽ chuyển kênhkhác để chọn xem những chương trình hay hơn Như vậy, người làm truyềnhình hoặc quyết định ngay từ đầu không truyền hình trực tiếp, hoặc phối hợpvới đơn vị tổ chức, xây dựng kịch bản chương trình thật chi tiết, cụ thể để hạnchế tối đa những khoảng thời gian trống, hoặc là chuẩn bị trước những phần
bổ trợ như phóng sự, phỏng vấn, âm nhạc để lấp vào những khoảng trống đómột cách hợp lý, vừa tạo được sự liên tục của chương trình; đồng thời làmcho chương trình hay hơn và hấp dẫn hơn
- Tính lôgic của chương trình:
Ở chương trình THTT tính lô gic thể hiện qua “đường dây hình” đượcchi tiết hóa trong kịch bản Ê kíp thực hiện bố trí, sắp xếp, dàn dựng saocho có “lớp” có “lang” tạo thành một chỉnh thể thống nhất Để có một
Trang 32chương trình truyền hình trực tiếp hay nhất thiết phải có cách tổ chức tốt,hợp lý, logic, khoa học với một kịch bản sáng tạo, giàu chất liệu, và tiếndần tới quy chuẩn hóa một cách chuyên nghiệp.
1.3 Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp trên đài Phát thanh truyền hình địa phương
1.3.1 Các dạng chương trình truyền hình trực tiếp
1.3.1.1 Các chương trình trực tiếp sản xuất tại trường quay
Trường quay hay phim trường (studio) là nơi diễn ra các hoạt động vềphát thanh và truyền hình Trước đây, toàn bộ hoạt động của chương trìnhTHTT dạng này đều diễn ra tại trường quay Đây là hình thức sản xuất mangtính truyền thống Các yếu tố trực tiếp là: dẫn chương trình trực tiếp, phát trựctiếp ý kiến của các vị khách mời và một số công chúng có mặt tại phòng thu
Hình 1.1: Trường quay Đài PT-TH Trà Vinh
Toàn bộ hoạt động của chương trình THTT dạng này đều diễn ra tạitrường quay Đây là hình thức sản xuất mang tính truyền thống Các yếu tốtrực tiếp là: Dẫn chương trình trực tiếp, phát trực tiếp ý kiến của các vị kháchmời và một số công chúng có mặt tại phòng thu Ngoài ra, có thể sử dụng các
Trang 33thông tin do phóng viên, cộng tác viên điện thoại hoặc gửi hình ảnh từ hiệntrường về Khán giả khắp nơi cũng có thể tham gia vào các chương trình bằngcách gọi điện thoại hoặc nhắn tin đến để nêu câu hỏi, ý kiến về một vấn đề họđang quan tâm Để sản xuất được các chương trình THTT theo hình thức nàycũng cần phải một ê kíp sản xuất gồm: đạo diễn, người tổ chức thực hiện, biêntập viên, phóng viên, kỹ thuật viên.
1.3.1.2 Các chương trình sản xuất tại hiện trường
Hiện trường là nơi diễn ra sự việc, sự kiện hay hoạt động thực tế nào đó.Trong truyền hình, thì hiện trường là nơi xảy ra sự kiện, vấn đề đang đượcphản ánh Để có được những tác phẩm, sản phẩm truyền hình, yêu cầu phóngviên truyền hình phải đến hiện trường, không đến hiện trường không thể ghihình được sự kiện, vấn đề đang diễn ra
Các chương trình được sản xuất ngay tại nơi sự kiện đang xảy ra và đượcđưa lên sóng đồng hành với diễn biến của sự kiện Sức hấp dẫn của dạngchương trình này phụ thuộc trước hết vào tầm quan trọng và tính chất của sựkiện, sau đó là phụ thuộc vào năng lực tổ chức và dẫn dắt của những ngườithực hiện chương trình Thời điểm phát sóng và thời lượng của mỗi chươngtrình thuộc dạng này tùy thuộc vào diễn biến trong thực tế của sự kiện, sau đó
là phụ thuộc vào năng lực tổ chức và dẫn dắt của những người thực hiệnchương trình
1.3.1.3 Các chương trình kết hợp giữa trường quay và hiện trường
Hiện nay, không chỉ VTV mà các Đài PT-TH địa phương nước ta cũngrất đang chú trọng mô hình sản xuất các chương trình THTT kết hợp giữatrường quayvà hiện trường Hình thức này có thể kết hợp được tất cả những
ưu điểm của cả hai hình thức sản xuất chương trình tại phim trường và hiện
trường “Công chúng có thể tham gia vào chương trình cả ở hiện trường lẫn
phòng thu Sự phối hợp của nhóm thực hiện phải rất nhịp nhàng và chuẩn xác, hòa quyện trong một nội dung chủ đề thống nhất” [1, tr.18].
Trang 34Khi cần phải thông tin về những sự kiện lớn, quan trọng, THTT cóthể được thực hiện bởi hai hoặc nhiều nhóm làm việc: một tại trường quay
và các nhóm khác ở ngoài hiện trường Cách làm này có hiệu quả cao,chương trình hấp dẫn nhưng đòi hỏi kỹ năng của các nhóm phải thực sựthuần thục, được đặt dưới sự chỉ đạo của một đạo diễn, hoặc tổng đạo diễn
có nhiều kinh nghiệm
1.3.2 Quy trình thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp
1.3.2.1 Hình thành chủ đề, đề tài
Đây là khâu đầu tiên trong quy trình thực hiện chương trình THTT Cácnhà làm truyền hình trực tiếp thường dễ bỏ qua khâu này, nhất là đối vớinhững người đã có bề dày kinh nghiệm Bởi vì họ tin vào kinh nghiệm và sựhiểu biết mà họ sẵn có để xác định, lựa chọn đề tài
Đề tài là những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thực, rất đa dạng và phongphú, không phụ thuộc vào phạm vi giới hạn rộng hay hẹp của vấn đề, sự kiện
mà thường mang tính khách quan Những người làm chương trình THTT xácđịnh đề tài, chủ đề và tư tưởng chủ đề của chương trình để quyết định hướngkhai thác và thu thập thông tin liên quan, cần thiết cho chương trình, bám sátvới chủ đề chương trình Đây là khâu quan trọng, nó giúp những người làmchương trình THTT xác định và giới hạn vấn đề để triển khai các bước tiếptheo
1.3.2.2 Khảo sát hiện trường
Khảo sát hiện trường là một công tác rất quan trọng, công việc này phảiđược tiến hành trước, được tiến hành nhiều lần để nắm chắc những thông tincần thiết, đảm bảo cho chương trình không xảy ra những sai sót, trục trặc.Người làm công tác tổ chức sản xuất chương trình THTT phải tiến hànhkhảo sát về địa hình , khí hậu, thời tiết, dân cư, văn hóa, lối sống, phong tụctập quán ở địa điểm sự kiện sẽ diễn ra, phương tiện kỹ thuật hiện, các điềukiện để có thể ghi hình nhằm thu được những hiệu quả cao nhất
Trang 351.3.2.3 Xây dựng kịch bản chương trình
Trong những chương trình THTT thì kịch bản quán xuyến từ đầu đếncuối chương trình được sắp xếp thống nhất, chặt chẽ Kịch bản của chươngtrình THTT phải thể hiện rõ trình tự của các nội dung sẽ thực hiện Nếukhông chuẩn bị tốt kịch bản dễ bị “cháy” chương trình
Một kịch bản tốt nhất phải có tính sáng tạo Những chất liệu thực tế đượcngười viết kịch bản chọn lọc, thẩm định và chọn ra những chi tiết tiêu biểunhất để đưa vào kịch bản Khi xây dựng kịch bản, còn phải biết dự kiến mọitình huống xấu có thể xảy ra trong chương trình để có phương án khắc phụchữu hiệu nhất Trong đó nội dung và thời lượng nên dự kiến ở mức độ tối đa
và luôn sẵn sàng có phương án bổ sung, thay thế nếu có sự thiếu hụt
1.3.2.4 Chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật
Qua thực tế tác nghiệp có thể khẳng định rằng: phương tiện kỹ thuậtngày càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phát sóngcác chương trình truyền hình, đổi mới phương thức hoạt động nghiệp vụcủa những người làm truyền hình nói chung và làm các chương trìnhTHTT nói riêng Yếu tố kỹ thuật sẽ quyết định chương trình đó có thựchiện được hay không, thực hiện với quy mô, phạm vi như thế nào? Cácthiết bị hiện đại đã tạo cơ sở hiện thực cho việc giải phóng năng lực sángtạo của con người
Như ở phần trên đã trình bày, đối với việc thực một chương trình THTT,khâu chuẩn bị phương tiện kỹ thuật giữa một vị trí, vai trò rất quan trọng Nóquyết định tới trên 50% cho sự thành công hay không thành công ở mức độnào đó của mỗi chương trình, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức sảnxuất và ảnh hưởng đến chất lượng chương trình
1.3.2.5 Thực hiện ghi hình và phát sóng
Sản xuất một chương trình THTT có nghĩa là truyền đi một sự kiện tớicông chúng ở thời điểm mà nó đang diễn ra là một công việc phức tạp Việc
Trang 36ghi hình, phát sóng tùy thuộc vào tính chất và nội dung của từng chươngtrình
1.3.2.6 Xử lý sự cố và phương án dự phòng
Thực tế cho thấy bên cạnh những ưu thế thì trong THTT thường có nhữngtình huống bất ngờ, buộc người biên tập, phóng viên, người dẫn chương trình,
kỹ thuật viên, đạo diễn phải xử lý nhanh, thậm chí phải có những phương án
dự phòng nếu không sẽ ảnh hưởng tới chương trình, thậm chí có thể phá hỏng
cả một chương trình Những người làm THTT không thể biết trước được cáctình huống sẽ xảy ra ở thời điểm nào, trong khâu nào của chương trình Do
đó, họ phải luôn sẵn sàng đón nhận để có cách xử lý sao cho thật nhanh nhạy,thông minh để chương trình không bị “đổ” Sự cố trong chương trình THTTphần lớn do lổi chủ quan như, sự chuẩn bị chưa tốt, do những sai sót về kỹthuật hoặc những sai sót trong quá trình thao tác, điều khiển máy móc…v.vCác nguyên nhân khách quan là những rủi ro do thời tiết: mưa to, gió lớn,bão hoặc những sự cố về thiết bị máy móc do tác động bên ngoài
Để có thể hạn chế, khắc phục được những sự cố, rủi ro, những ngườitham gia chương trình THTT ngoài sự tính toán trước và chuẩn bị thật chuđáo, còn phải có khả năng phản ứng linh hoạt, nhạy bén và sự quyết đoán.Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm, bản lĩnh và trình độ tay nghề của nhữngngười tổ chức thực hiện chương trình Trước khi diễn ra THTT ê kíp thựchiện phải có mặt tại nơi thực hiện chương trình sớm ít nhất là 30 phút để kiểmtra lại tất cả mọi thứ lần cuối; đồng thời phải chuẩn bị cho mình một tâm lýthật bình tĩnh, tự tin, phải làm chủ kịch bản, máy móc và sẵn sàng đón nhận
và xử lý nhanh nhạy các tình huống Có phương án dự phòng và xử lý tốt cáctình huống xảy ra đó là những thử thách, đồng thời cũng chính những điều đó
đã tạo ra sự hấp dẫn không chỉ đối với đông đảo khán giả mà còn hấp dẫnngay cả với những người tham gia sản xuất chương trình THTT
Trang 37Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tác giả đã khái quát và nêu bật các khái niệm liên quanđến việc tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp bao gồm:Chương trình truyền hình, truyền hình trực tiếp, chương trình truyền hình trựctiếp, truyền hình địa phương, khái niệm về tổ chức sản xuất và tổ chức sảnxuất chương trình truyền hình trực tiếp Các dạng chương trình truyền hìnhtrực tiếp: tại hiện trường, tại trường quay hay kết hợp cả hiện trường vàtrường quay Các yếu tố cấu thành trong việc tổ chức sản xuất chương trình truyềnhình trực tiếp, điều kiện, tiêu chí để thực hiện một chương trình truyền hìnhtrực tiếp có chất lượng
Căn cứ vào các khái niệm, đặc điểm, các yếu tố dẫn đến thành công củachương trình THTT cho thấy: công tác tổ chức sản xuất chương trình THTTphải là một qui trình mang tính khoa học, là công việc có ý nghĩa tổng hợpmang tầm bao quát, là cầu nối trong bộ máy thực hiện, để lập ra kế hoạch SXcho một quy trình vận hành mang lại kết quả tốt Để làm tốt công tác tổ chứcsản xuất các chương trình THTT đòi hỏi:
+ Các phương tiện kỹ thuật phải hiện đại và đáp ứng tốt quy trình sảnxuất chương trình truyền hình trực tiếp
+ Đội ngũ ê kíp sản xuất chương trình phải có nhận thức đúng về vai tròcủa THTT và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất đã quy định
+ Cần xây dưng chế độ thù lao, kinh phí đầu tư cho việc thực hiệnchương trình trực tiếp
Ba yếu tố đó đặt trong mối tương quan chung, có nghĩa là muốn cóchương trình truyền hình trực tiếp đảm bảo chất lượng, thì các yếu tố trong tổchức sản xuất phải đảm bảo đó là việc: xây dựng kế hoạch, kịch bản chươngtrình, điều hành đội ngũ sản xuất chương trình Việc lựa chọn được một ê kípthực hiện cùng với cách phân công công việc khoa học, hợp lý qua vai trò của
Trang 38công tác tổ chức sản xuất sẽ dẫn đến những thành công và tính lâu bền củachương trình truyền hình trực tiếp.
Việc nêu những tiêu chí, những yêu cầu có tính quyết định đến công tác
tổ chức sản xuất chương trình THTT sẽ giúp các đài PT-TH khu vực TâyNam Bộ tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu để chuẩn hóa các khâu trong quátrình tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp; góp phần tănghiệu quả các chương trình truyền hình trực tiếp Đây cũng là cơ sở và nềntảng để giải quyết các vấn đề ở chương 2
Trang 39
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH: TRÀ VINH, VĨNH LONG, AN GIANG
2.1 Truyền hình với khán giả khu vực Tây Nam bộ
2.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực Tây Nam bộ
Vùng Tây Nam Bộ là một vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi
là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc Vùng đồng bằng sông Cửu Long hoặc theocách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trựcthuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: tỉnh Long An, tỉnh TiềnGiang, tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang, tỉnh SócTrăng, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bạc Liêu vàtỉnh Cà Mau Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổngdiện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổngdân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người
Vùng Tây Nam Bộ là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diệntích 39.734 km² Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giápCampuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 106°26´(xã MĩĐức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân Điền,huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang,huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 8°33´B (huyện Đất Mũi, huyệnNgọc Hiển, tỉnh Cà Mau) Ngoài ra còn có các đảo xa bờ của Việt Namnhư đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai
Vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam được hình thành từ những trầmtích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; quatừng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển
Trang 40Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù
sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển vàđất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứgiác Long Xuyên - Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau
2.1.2 Công chúng khán giả của khu vực Tây Nam bộ
2.1.2.1 Đặc điểm công chúng Tây Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu long là vùng nông đất có đại đa số là công chúngnông thôn Chính vì thế việc tìm hiểu đặc điểm của công chúng nông thôn làmột yêu cầu cần thiết
Công chúng nông thôn: “Nông thôn Việt Nam” là danh từ để chỉ nhữngvùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằngnông nghiệp Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc chung của cộng đồngdân cư, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Do đó, công chúng nôngthôn Việt Nam là những người dân sống trên những vùng đất khu vực nôngthôn và sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp Cơ sở hình thành và trình độtiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp so với thành thị (dodiện tích rộng, mức đầu tư cho nông nghiệp không lớn) Thu nhập và đời sốngcủa người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói cao Nông dân trải dài trên địa bànrộng lớn nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Vùng nông thôn có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người: là nơicung cấp lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu;cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu; cung cấp lao động cho công nghiệp vàthành thị; là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp
và dịch vụ Phát triển nông thôn tạo điều kiện để ổn định kinh tế về mặt kinh
tế chính trị xã hội Nông thôn nằm trên địa bàn rộng lớn về mặt tự nhiên kinh tế - xã hội
-Nông thôn Việt Nam chiếm vị trí quan trọng cả về không gian, kinh tế,con người, văn hóa và chính trị Nông dân gắn bó với nông thôn, chiếm đa số