1. Tính cấp thiết của đề tài Tác động của báo chí đến công chúng là một vấn đề quan trọng về phương diện lý luận cũng như ý nghĩa thực tiễn của. Cơ chế tác động của báo chí - truyền thông là một trong những vấn đề cơ bản và bức thiết của lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại. Vấn đề đặt ra là tại sao báo chí – truyền thông là một hiện tượng xuất phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội, nhưng lại có sức tác động mạnh mẽ có khi như một công cụ có sức công phá dữ dội, lại có lúc như là động lực kích thích sự phát triển và như là nguồn năng lượng tạo dựng niềm tin cho hàng triệu con người… Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng càng cao. Báo chí luôn có những đóng góp quan trọng trong đời sống của xã hội. Ngoài ra báo chí còn là cầu nối giữa các vùng miền trong mỗi quốc gia, giữa các quốc gia với nhau, rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian. Thế kỷ XIX và XX, cùng với sự tiến bộ, phát triển về khoa học, kỹ thuật, các loại hình báo chí mới cũng ra đời và phát triển mạnh mẽ. Loại hình báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình), báo mạng (internet) tác động đến xã hội ngày càng mạnh mẽ, nhanh chóng, rộng rãi hơn. Trong sự phát triển chung của báo chí thế giới, báo chí Việt Nam cũng được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện phát triển. Bản thân hệ thống các cơ quan báo chí và đội ngũ cán bộ, phóng viên cũng trửơng thành, phát triển về nhiều mặt. Cùng với sự phát triển chung của hệ thống các đài Phát thanh Truyền hình trên toàn quốc, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình đã có nhiều bước chuyển biến rõ rệt, các chương trình luôn được kiện toàn và phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Đội ngũ biên tập, phóng viên không ngừng được bổ sung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiệp vụ ngày càng cao, năng động và sáng tạo hơn trong công việc. Trước yêu cầu đòi hỏi nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình xác định cần phải phát huy các ưu điểm, thành tích đã đạt được, khắc phục các mặt hạn chế, yếu kếm, khó khăn nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình nhằm đáp nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp bách của việc đổi mới và phát triển các chương trình truyền hình trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức sản xuất các chuyên đề truyền hình ở Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp cao học chuyên nghành Phát thanh truyền hình.
Trang 1QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 60 32 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Người hướng dẫn khoa học:
Trang 2Cần Thơ - 2015
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tác động của báo chí đến công chúng là một vấn đề quan trọng vềphương diện lý luận cũng như ý nghĩa thực tiễn của Cơ chế tác động của báochí - truyền thông là một trong những vấn đề cơ bản và bức thiết của lý luận vàthực tiễn báo chí hiện đại
Vấn đề đặt ra là tại sao báo chí – truyền thông là một hiện tượng xuất phát
từ thực tiễn kinh tế - xã hội, nhưng lại có sức tác động mạnh mẽ có khi như mộtcông cụ có sức công phá dữ dội, lại có lúc như là động lực kích thích sự phát triển
và như là nguồn năng lượng tạo dựng niềm tin cho hàng triệu con người…
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúngcàng cao Báo chí luôn có những đóng góp quan trọng trong đời sống của xã hội.Ngoài ra báo chí còn là cầu nối giữa các vùng miền trong mỗi quốc gia, giữa cácquốc gia với nhau, rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian
Thế kỷ XIX và XX, cùng với sự tiến bộ, phát triển về khoa học, kỹthuật, các loại hình báo chí mới cũng ra đời và phát triển mạnh mẽ Loại hìnhbáo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình), báo mạng (internet) tác động đến
xã hội ngày càng mạnh mẽ, nhanh chóng, rộng rãi hơn Trong sự phát triểnchung của báo chí thế giới, báo chí Việt Nam cũng được Đảng, Nhà nước tạođiều kiện phát triển Bản thân hệ thống các cơ quan báo chí và đội ngũ cán bộ,phóng viên cũng trửơng thành, phát triển về nhiều mặt
Cùng với sự phát triển chung của hệ thống các đài Phát thanh Truyềnhình trên toàn quốc, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình đã có nhiềubước chuyển biến rõ rệt, các chương trình luôn được kiện toàn và phát triển
cả về chất lượng lẫn số lượng Đội ngũ biên tập, phóng viên không ngừngđược bổ sung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn,
Trang 3có bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiệp vụ ngày càng cao, năng động vàsáng tạo hơn trong công việc.
Trước yêu cầu đòi hỏi nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng,Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình xác định cần phải phát huy các ưuđiểm, thành tích đã đạt được, khắc phục các mặt hạn chế, yếu kếm, khó khănnhằm đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình nhằm đápnhu cầu của nhân dân trên địa bàn
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp bách của việc đổi mới và pháttriển các chương trình truyền hình trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi chọn đề tài
“Tổ chức sản xuất các chuyên đề truyền hình ở Đài Phát thanh – Truyền hìnhQuảng Bình” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp cao học chuyên nghành Phát thanhtruyền hình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ trước đến nay, trong lý luận và thực tiễn hoạt động, chúng ta thườngtập trung chú ý và quan tâm nhiều đến việc chuẩn bị và phát sóng các tin tứcthời sự có tính nóng hổi hay là những phóng sự nào đó được mọi người quantâm mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng, hiệu quả các chuyên đề đượcphát định kỳ trên sóng truyền hình Trên thực tế các chuyên đề luôn bao gồmnhững tin tức, những phóng sự, những cuộc giao lưu giữa những chuyên giahay những người có ảnh hưởng nhất định đến xã hội đến trực tiếp công chúng
từ đó giúp họ có cái nhìn trực tiếp và rõ ràng hơn về những vấn đề đang xảy raxung quanh họ Cho nên, về các chuyên đề cần phải được nghiên cứu lý luận,tổng kết thực tiễn, đổi mới cách làm, nâng cao chất lượng hiệu quả phát sóng
Qua khảo sát các đề tài, đề án đã được nghiên cứu, chúng tôi thấy:mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về việc tổ chức sản xuất chươngtrình truyền hình nói chung nhưng đến nay chưa có đề tài luận văn nào đềcập đến việc tổ chức sản xuất các chuyên đề ngoài một số bài viết trên mạngcủa cổng thông tin truyền thông Quảng Bình về các chuyên đề truyền hìnhĐài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình
Trang 4Đây là đề tài mới, nghiên cứu những phương pháp nhằm giúp choviệc tổ chức sản xuất các chuyên đề truyền hình trên sóng Đài Phát thanh –Truyền hình Quảng Bình được tốt hơn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề ra một số giải pháp vừa mang tính khoa học, vừa có tính khả thi nhằmnâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tổ chức sản xuất các chương trìnhtruyền hình phát sóng trên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đó, luận văn hướng vào việc thực hiệnnhững nhiệm vụ sau:
- Hệ thống khái niệm và vai trò của chuyên đề trong việc tuyên truyền,giáo dục, phổ biến kiến thức của báo chí
- Khảo sát thực tiễn tổ chức và sản xuất một số chương trình chuyên đềtruyền hình phát sóng trên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bìnhlàm cơ sở cho việc:
- Đề xuất một số nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng tổ chức sảnxuất các chuyên đề truyền hình trên sóng Đài Phát thanh – Truyềnhình Quảng Bình
4 Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi muốn đề cập đến nội dung mà các chuyên
đề truyền hình Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình phản ánh thườngxuyên trong những năm gần đây
Trên thực tế khi khảo sát và phân tích các chuyên đề truyền hình trênsóng Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình, chúng tôi không thể xem xéttoàn bộ các vấn đề mà các chuyên đề đã đề cập đến, mà chúng tôi chỉ đi vàophân tích một số nội dung chủ yếu và cách thức phản ánh cũng như tuyêntruyền những kinh nghiệm trong giai đoạn đổi mới, phản ánh cái mới, phê phánnhững hiện tượng tiêu cực trong xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh
Trang 5Quảng Bình Qua đó làm nổi bật vai trò của các chương trình truyền hình ĐàiPhát thanh – Truyền hình Quảng Bình trong sự nghiệp đổi mới đất nước nóichung và ở Quảng Bình nói riêng.
Ngoài các tư liệu là các bài viết trên báo Quảng Bình, các chương trìnhtruyền hình trên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình, chúng tôi tham khảocác tài liệu về lý luận báo chí, các nghị quyết của Đảng, Nhà nước có liên quanđến nội dung của đề tài nhằm đưa ra những đánh giá, nhận định của bản thânnhằm mong muốn góp phần hoàn thiện thêm nội dung tuyên truyền của Đài Phátthanh – Truyền hình Quảng Bình
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta về báo chí Trong quá trình tác giả còn sử dụng các phươngpháp phân tích, tổng hợp, so sánh một số loại hình tài liệu của các loại hìnhbáo chí có liên quan đến đề tài
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tra cứu tài liệu, sách,văn bản liên quan đến đề tài;
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phỏng vấn, khảo sát,phân tích, so sánh;
Tuy nhiên đây là một đề tài khá mới mẻ, điều kiện và khả năng nghiên cứucòn một số hạn chế nên chưa thể đưa ra một cách toàn diện, sâu rộng vai trò tuyêntruyền các chuyên đề truyền hình ở Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình
6 Đóng góp của luận văn
Đây là luận văn thạc sĩ cao học báo chí đầu tiên nghiên cứu về “Tổ chứcsản xuất các chuyên đề truyền hình ở Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình”
Luận văn đã bước đầu khảo sát, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn hệthống hóa tình hình, kết quả việc tuyên truyền, phản ánh những quan điểm, chủ
Trang 6trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước qua các chuyên đềtruyền hình ở Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình Trên cơ sở đó nêucác giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần đổi mới phương pháp thể hiện nộidung, phương thức thể hiện các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảtuyên truyền của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình.
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1 Về lý luận:
Tổng kết, đánh giá thực tiễn tổ chức sản xuất các chương trình chuyên
đề truyền hình phát sóng trên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình nhằmrút ra những bài học, đề xuất một số nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng tổchức sản xuất các chương trình chuyên đề Luận văn đóng góp một tiếng nói,một lời bàn về vấn đề chung của Báo chí học – vấn đề chưa phát triển ngangtầm với đòi hỏi của thực tiễn báo chí
7.2 Về thực tiễn:
Với các tư liệu về thực trạng và những vấn đề của một Đài Phát thanh –Truyền hình ở địa phương, cụ thể là Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình –luận văn sẽ là nguồn tài liệu tin cậy cho những người nghiên cứu; cho những nhàbáo, sinh viên báo chí quan tâm Những nhiệm vụ đề xuất không chỉ góp phầnnâng cao nhận thức cho người làm báo, mà còn có thể áp dụng ngay vào thực tiễnhoạt động báo chí không chỉ ở Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Bình
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục,luận văn gồm 3 chương, 13 tiết
CHƯƠNG 1: CHUYÊN ĐỀ LÀ MỘT PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN,
GIÁO DỤC, PHỔ BIẾN KIẾN THỨC CỦA BÁO CHÍ
1.1 Khái niệm chuyên đề báo chí
Quan niệm về chuyên đề và thông tin chuyên đề
Trang 7Theo từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa 2010, “chuyên
đề là vấn đề chuyên môn có giới hạn, được nghiên cứu riêng”, [44, tr.251].
Trong khi đó, theo http://tudien.xalo.vn khái niệm chuyên đề được hiểu
là vấn đề chuyên môn Ở đây có thể hiểu chuyên đề là vấn đề chuyên môn từ
cụ thể, chi tiết đến khái quát, rộng lớn
Như vậy, thuật ngữ chuyên đề bao gồm chuyên và đề Chuyên có thể hiểu là chuyên sâu, chuyên biệt, chuyên về…Còn đề trong phạm vi nghiên cứu
này có nghĩa là vấn đề, đề tài, chủ đề…
Như vậy, chuyên đề có thể được hiểu là vấn đề chuyên môn, chuyên sâu,chuyên biệt về một chủ đề, vấn đề, đề tài nào đó, được biểu hiện thông qua nhiềugóc độ nhằm làm rõ bản chất của sự việc, hiện tượng đã được nêu ra
Từ những quan niệm chuyên đề đã nêu ở trên, có thể hiểu rằng thông tinchuyên đề là thông tin chuyên sâu, chuyên biệt về một chủ đề, vấn đề, đề tàichuyên môn nào đấy, trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, dướicác góc độ, cách thức, phương pháp, phương tiện kỹ thuật tiếp cận khác nhaunhằm cung cấp một khối lượng thông tin nhất định về một chủ đề, vấn đề, đềtài nào đó cho những đối tượng tiệp nhận có trù tính trước
Thực tế, có không ít cách tiếp cận về thông tin chuyên đề đối với từnglĩnh vực khác nhau, tùy theo chức năng, nhiệm vụ, mục đích của chủ thểtruyền phát thông tin Ví dụ, trong các thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm,đổi mới cách giảng dạy ở cấp bậc tiểu học, dự báo về hỏa hoạn….thì chỉ baogồm những thông tin liên quan đến các chủ đề, vấn đề, đề tài đã được xác định.bằng các hình thức, phương thức thông tin khác nhau như qua văn bản, thamluận, phim ảnh…nhằm chuyển tải được một cách hiệu quả nội dung thông tincần thiết đến đối tượng công chúng tiếp nhận
Từ những phân tích trên, có thể quan niệm một cách khái quát rằng:thông tin chuyên đề là những thông tin chuyên sâu, đa dạng, nhiều chiều vềmột vấn đề, chủ đề, đề tài cụ thể, xác định nào đó
Trang 8Về khái niệm chuyên đề báo chí - chúng ta không thể tìm các tài liệu về
nó như nhiều thuật ngữ khác, vì nó là một khái niệm chuyên môn mà ở Việtnam chưa được nghiên cứu và sử dụng một cách nhất quán Để lý giải sự hìnhthành của các chuyên đề của báo chí cần phải bám sát vấn đề mang tính quyluật là sự phân công chuyên môn hóa trong quá trình hình thành và phát triểncủa báo chí, chúng ta có thể tiếp cận từ 2 mặt:
Mặt thứ nhất - từ phía báo chí, về mặt này có thể xem xét cả ở cấp độcác cơ quan báo chí trong hệ thống báo chí, cả ở cấp độ trong tổ chức nội bộcủa một cơ quan báo chí Và mặt thứ hai về phía công chúng tiếp nhận
Mặt thứ nhất – từ phía báo chí:
Báo chí phản ánh toàn diện các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, phảnánh thực tiễn xã hội Nhưng mỗi cơ quan báo chí trong hệ thống báo chí (do tổchức, do sự phân công chuyên môn hóa) chỉ làm một phần công việc trong sựphản ánh đó và cũng chỉ hướng tới một hay một số nhóm đối tượng công chúng
xã hội nhất định mà thôi tạo thành đặc điểm nhiệm vụ của mỗi cơ quan báo chí
Đặc điểm tính hệ thống của guồng máy báo chí đặt ra những tiền đềkhách quan để tổ chức thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của báo chí mộtcách hiệu quả nhất
Thứ nhất: mỗi cơ quan báo chí trong tổ chức hoạt động phải trù tính đếnhoạt động, khả năng chiếm lĩnh thị trường, sự ảnh hưởng và sự tác động từphía các cơ quan báo chí khác trong hệ thống để khai thác và phát huy lợi thếcạnh tranh thông tin, để bổ sung những thông tin mà các cơ quan báo chí khácchưa có khả năng chiếm lĩnh hoặc lợi thế
Thứ hai: là mỗi cơ quan báo chí phải xác định rõ được đặc điểm nhânkhẩu xã hội học, nhu cầu thông tin của các đối tượng công chúng chính màmình hướng tới để ổn định những nội dung và lựa chọn các phương thức, hìnhthức đăng tải thông tin phù hợp
Thứ ba: là mỗi cơ quan báo chí căn cứ vào điều kiện và năng lực thực
tế của mình để tổ chức hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra
Trang 9Những điều kiện và năng lực ấy bao gồm cả cơ sở vật chất, kỹ thuật, nănglực của đội ngũ cán bộ báo chí đang sở hữu trong môi trường xã hội cụ thểnơi hoạt động báo chí diễn ra.
Mỗi cơ quan báo chí trong hệ thống báo chí ở Việt Nam là cơ quan ngônluận của các tổ chức Đảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội, là diễn đàn củaquần chúng nhân dân, được thành lập và tổ chức hoạt động nhằm thỏa mãnnhững nhu cầu thông tin nhất định của những nhóm công chúng xã hội nhấtđịnh Sứ mệnh của mỗi cơ quan báo chí trong xã hội là chuyển tải thông tingiao tiếp giữa các cơ quan quản lý xã hội (hay cụ thể hơn là giữa cơ quan chủquản của cơ quan báo chí) với các đối tượng công chúng của mình
Mỗi cơ quan báo chí là một bộ phận cấu thành trong hệ thống báo chícủa xã hội Hoạt động của mỗi cơ quan báo chí một mặt định hướng vào thựchiện chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống, mặt khác luôn hướng tới việc khaithác những ưu thế của đặc điểm vị trí và loại hình để lựa chọn và kiện toàn hệthống các chủ đề, vấn đề tuyên truyền, các phương thức diễn đạt, đăng tảithông tin….của mình để tạo dựng bản sắc riêng cho sản phẩm báo chí
Nội dung và hình thức thông tin của mỗi cơ quan báo chí bị quy định bởi
vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan báo chí trong đời sống xãhội, bởi đặc điểm và nhu cầu thông tin khách quan của các tầng lớp côngchúng mà cơ quan báo chí hướng tới, bởi nhu cầu phát triển của xã hội
Những nội dung và hình thức thông tin của mỗi cơ quan báo chí lại đượcthể hiện được cụ thể hóa thông qua việc phản ánh các chủ đề, vấn đề cụ thể.Các chủ đề, vấn đề cụ thể ấy trên báo chí rất đa dạng và phong phú: chính trị,kinh tế, văn hóa, giáo dục an ninh quốc phòng…Mỗi cơ quan báo chí căn cứvào tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mình, căn cứ vào nhu cầuthông tin khách quan của các nhóm đối tượng công chúng chính mà cơ quanbáo chí hướng tới để xác định, xây dựng và củng cố để ngày càng hoàn thiện
hệ thống những chủ đề chính, những chủ đề đặc thù…tạo ra sự khác biệt mang
Trang 10tính đặc thù trong nội dung và hình thức thông tin mà cơ quan báo chí hàngngày chuyển tải đến công chúng xã hội.
Để phản ánh hiệu quả các chủ đề, vấn đề của mình, các cơ quan báochí phải xây dựng được cơ cấu tổ chức tối ưu, tạo dựng cơ chế vận hànhnhịp nhàng, đảm bảo cho mỗi bộ phận, mỗi thành viên trong cơ cấu tổ chức
ấy vừa có điều kiện để thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ được phân công(chuyên môn hóa theo các chủ đề, vấn đề), vừa có những tiền đề cần thiết đểphối hợp hoạt động nhằm đạt kết quả cao nhất trong việc thực hiện nhiệm
vụ chung Hoạt động của các bộ phân, thành viên như vậy thường đượcphân công chuyên môn hóa theo các chủ đề, hình thành nên đội ngũ các nhàbáo tác nghiệp theo các chuyên đề
Đối với nhà báo: Nhà báo là người trực tiếp làm việc ở các cơ quan báochí, là những người bằng lao động sáng tạo, nhiệt huyết, có ý thức, có tráchnhiệm của mình, họ cung cấp thông tin dưới dạng các tác phẩm báo chí để cơquan báo chí đăng tải trên các sản phẩm báo chí của mình (các số báo, các tạpchí, các chương trình phát thanh, truyền hình, các website)
Công việc của nhà báo là cung cấp thông tin thời sự Trong các tác phẩmbáo chí của mình, các nhà báo phản ánh toàn bộ các sự kiện, các hiện tượng,các vấn đề…quan trọng của đời sống xã hội Công việc của các nhà báo như
vậy là công việc của “người viết lịch sử hiện đại”, cung cấp cho công chúng
xã hội “bức tranh chân thực và sinh động của thực tiễn hàng ngày”, mang đến
cho họ những kiến thức toàn diện, nghĩa là các nhà báo phải phản ánh mộtcách chân thực, khách quan, toàn diện và đầy đủ tiến trình vận động và pháttriển của thực tiễn xã hội hàng ngày
Về tính chất, thông tin thời sự do các nhà báo cung cấp có thể phânthành thời sự sự kiện và thời sự vấn đề
Thời sự sự kiện là những thông tin thông báo nhanh, chính xác về những
sự kiện, hiện tượng mới vừa xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra…Loại thông tin
này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng “bức tranh chân thực và sinh
Trang 11động của thực tiễn hàng ngày” mà con người ta sống và hoạt động trong nó.
Loại thông tin này thường do thường do những thông tin thời sự đảm trách
Thời sự vấn đề là những thông tin phản ánh các hiện tượng, các vấn đề, cáckhuynh hướng ở mức toàn diện hơn: quá trình phát sinh, xuất hiện, hình thành,phát triển, bản chất, diễn biến, các cách thức tiếp cận và xử lý, xu hướng…Loạithông tin này thường chậm so với thời sự sự kiện, nhưng nó lại chính là lời giảiđáp cho những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống hàng ngày Loại thông tinnày thường được tổ chức thành các trang báo, các chương trình chuyên đề
Cung cấp thông tin một cách đầy đủ và toàn diện dưới dạng các tácphẩm báo chí – dù là thời sự sự kiện hay thời sự vấn đề, là công việc của cả tậpthể cơ quan báo chí, của các nhà báo Nhưng trong nội bộ tập thể cơ quan báochí lại diễn ra quá trình phân công chuyên môn hóa – mỗi nhà báo được phâncông theo dõi và cung cấp thông tin chỉ chuyên về một hay một số ngành, lĩnhvực trong không gian hoạt động của cơ quan báo chí mà thôi Sự vận độngmang tính quy luật của quá trình phân công chuyên môn hóa trong lao động
báo chí đã được C Mác tổng kết từ thời của ông: “…báo chí, từng bước một,
thông qua sự phân công làm sáng tỏ sự thật – không phải bằng một cách, một người nào đó làm tất cả, mà bằng cách là mỗi người trong số đông người ấy làm một công việc không lớn lắm nào đó”.[8, Tr 267].
Sự vận động mang tính quy luật ấy vẫn đang diễn ra rộng khắp ở mộtmức độ sâu sắc hơn trong tổ chức và hoạt động của báo chí đương thời
Kết quả của quá trình phân công lao động như vậy phân định vị trí, chứcdanh cho từng nhà báo trong các cơ quan báo chí Hay nói cách khác, chínhquá trình phân công chuyên môn hóa, làm cơ sở cho việc xác định rõ vị trí,chức năng, nhiệm vụ của từng nhà báo trong tập thể cơ quan báo chí
Mỗi nhà báo – để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, để đápứng được yêu cầu của vị trí, chức danh, ngoài những phẩm chất chính trị vàvăn hóa xã hội cần thiết, còn cần phải có trình độ kỹ năng nghiệp vụ
Trang 12Trình độ kỹ năng nghiệp vụ của nhà báo được phản ánh ở trình độ nắmbắt thực tiễn để lựa chọn nội dung thông tin, ở trình độ tái tạo, thể hiện nhữngnội dung thông tin đã lựa chọn ấy một cách sinh động, hấp dẫn trong các tácphẩm báo chí của mình.
Những nội dung thông tin khác nhau tất yếu sẽ đòi hỏi các phương thứctiếp cận, khai thác, phản ánh và diễn đạt khác nhau, chỉ có nắm vững và vậndụng một cách linh hoạt, sáng tạo những phương thức tiếp cận, phản ánh, diễnđạt của từng lĩnh vực của thực tiễn trong từng bước của hoạt động nhà báo mới
có thể hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ của mình
Như vậy, bản thân quá trình chuyên môn hóa trong tổ chức hoạt độngbáo chí đã để lại dấu ấn sâu đậm và rõ nét trong tổ chức bộ máy, tổ chức hoạtđộng của cơ quan báo chí, tổ chức các sản phẩm báo chí, trong tổ chức hoạtđộng của nhà báo Chính quá trình chuyên môn hóa cũng tạo tiền đề đề hìnhthành nên các chuyên đề báo chí
Như vậy, chuyên đề báo chí là khái niệm nảy sịnh và là kết quả của quá trình phân công chuyên môn hóa trong lĩnh vực báo chí Từ góc độ của cơ quan báo chí khái niệm chuyên đề được khai thác và sử dụng trong việc cụ thể hóa tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí, trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy và tổ chức sản phẩm báo chí.
Chuyên đề báo chí – từ góc độ của nhà báo được khai thác và sử dụng
để chỉ nhiệm vụ chuyên môn của nhà báo trong việc nắm bắt và phản ánh các chủ đề, vấn đề, lĩnh vực cụ thể của thực tiễn.
Mặt thứ hai là công chúng tiếp nhận:
Báo chí ngày càng có vai trò và đóng góp quan trọng vào sự phát triển
xã hội Việc nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí đang đặt ranhiều vấn đề lý luận – thực tiễn cần quan tâm Đối tượng và cơ chế tác độngcủa báo chí là một trong những vấn đề cơ bản, cần thiết được nhận thức mộtcách sáng rõ và cụ thể
Trang 13Nói tới công chúng là nói tới chủ thể tiếp nhận tác phẩm báo chí Mộtsản phẩm báo chí không phải chỉ thoả mãn nhu cầu thông tin của một người
mà của nhiều người tuỳ theo cấp độ thông tin và tính chất xã hội của nó Sứclan toả của thông tin theo cả chiều sâu và chiều rộng Chiều sâu bao giờ cũng
là điều cần thiết trước hết, có thể được coi là nguyên nhân và động lực tạo rachiều rộng, có sâu thì mới có rộng, vì sâu nên mới rộng Chiều sâu của tácphẩm báo chí chính là mục đích thông tin được thẩm thấu thông qua từng đốitượng tiếp nhận, trong đó bản chất vấn đề giữ vai trò hạt nhân tạo nên sự bùng
nổ và lan truyền thông tin, hay nói cách khác là sự lan tỏa thông tin
Bác Hồ đã chỉ rõ “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng” [18,
tr.117] Vì vậy, cách viết bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phảitrong sáng, tránh dùng từ nước ngoài Việc xác định đúng đối tượng phục
vụ của báo chí cũng có nghĩa là nhà báo phải biết chọn lựa những nội dung
gì nên viết, cái gì không nên viết
Trong thời đại bùng nổ thông tin, số lượng và chất lượng các loại hìnhtruyền thông tăng vượt trội Mặc dù nhu cầu thông tin của công chúng ngàycàng cao, mức độ thỏa mãn những nhu cầu ấy từ phía báo chí cũng ngày càngngoạn mục Nhưng công chúng báo chí với nhu cầu thông tin của họ chỉ là đốitượng mà các cơ quan báo chí trù tính Trên thực tế, trong thời đại ngày naykhông ai, không có một công chúng nào có khả năng tiếp nhận toàn bộ thôngtin mà báo chí cung cấp Bởi vì để tiếp nhận toàn bộ thông tin mà báo chí cungcấp cần nhiều thời gian và cả những điều kiện khác nữa
Trước đại dương thông tin mênh mông, công chúng sẽ có sự lựa chọn đểtiếp thu những thông tin thỏa mãn nhu cầu của họ
Do những nhu cầu thông tin khách quan và cả những nhu cầu thông tinchủ quan đã hình thành nên những nhóm công chúng tương đối ổn định trongviệc hướng tới và tiếp nhận thông tin từ các cơ quan báo chí
Sự hình thành các nhóm công chúng với nhu cầu tương đối đặc thù đãtác động trở lại phía báo chí làm cho cấu trúc thông tin trong các sản phẩm báo
Trang 14chí có sự định hướng rõ rệt: một phần thông tin trên các sản phẩm báo chí trùtính hướng tới toàn bộ công chúng, còn phần khác được tổ chức thành nhiều bộphận có nội dung, hình thức, dung lượng (hay thời lượng) khác nhau, có vị trítrên trang (hay thời gian trên sóng) có tần suất xuất hiện khác nhau…nhằmphục vụ cho các nhóm đối tượng công chúng khác nhau, mà thường chúngcũng có tên gọi khác nhau như chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề…
Chính cấu trúc, các thành phần thông tin khác nhau nhằm phục vụ chocác nhóm đối tượng công chúng khác nhau giúp cho công chúng biết tìmthông tin gì, ở đâu…
Trong tình hình chính trị quốc tế diễn biến rất nhanh chóng và phức tạptrên nhiều lĩnh vực, đặt ra những vấn đề mới hết sức quan trọng trong đời sốnghàng ngày, tác động không nhỏ đến việc tiếp nhận thông tin của công chúng,
do vậy mà mỗi cơ quan báo chí đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa tính chiến đấu,sức thuyết phục và tính chủ động nhằm tạo ra luồng thông tin chính xác, rõràng giúp công chúng thuận lợi trong việc tiếp nhận thông tin
Chuyên đề báo chí – từ góc độ của công chúng tiếp nhận là khái niệm chỉ cấu trúc thông tin về các mặt, các lĩnh vực, các vấn đề…của thực tiễn mà
cơ quan báo chí hướng tới các nhóm đối tượng chuyên biệt.
Khi các cơ quan báo chí xác định được nội dung cần thông tin đến côngchúng thì việc lập ra kế hoạch để tổ chức thực hiện công việc của mình sẽ cónhiều thuận lợi hơn Vì hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo nên đòi hỏicấu trúc thông tin phải khái quát hóa được bối cảnh, tình hình cụ thể của cácvấn đề, các sự việc…phản ánh đến đông đảo công chúng, giúp cho công chúngnắm bắt được các vấn đề, các sự việc diễn ra xung quanh mình
Đối với nhà báo khi thông tin đến công chúng trước tiên cần phải tựđịnh hướng cho hoạt động của mình Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí và
truyền thông” (NXB Văn hóa – Thông tin, Dương Xuân Sơn chủ biên, năm
1995) có đoạn: “… phải nêu ra những định hướng có tính nguyên tắc cho một nền báo chí thực tiễn Chính tính định hướng này đã trang bị cho các nhà báo
Trang 15phương pháp thông tin lý luận và cách vận dụng chức năng của báo chí có hiệu quả”[29, tr.33] Đây là một hoạt động rất quan trọng trong công việc của
mỗi nhà báo Có được sự định hướng cụ thể thì lúc đó cả cơ quan báo chí vànhà báo mới phát huy hết được nhiệm vụ tuyên truyền thông tin của mình đếncông chúng Trong cuốn “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà
báo” (Hội Nhà báo Việt Nam Năm 1998) có viết: “Tăng số lượng phát hành
trên cơ sở giữ vững định hướng tư tưởng đồng thời đáp ứng thị hiếu lành mạnh của bạn đọc”; “Định hướng tuyên truyền trên báo chí – một nguyên tắc của báo chí và người làm báo cách mạng” [20, tr.21].
Bên cạnh đó, nhà báo phải tự học tập để nâng cao kiến thức nhằmphục vụ tốt hơn cho công việc của mình Như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là
vũ khí sắc bén của họ” Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, “Cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động”.[ 17, tr.124]
Đối với công chúng, việc tiếp nhận thông tin qua báo chí không chỉ phảimột lúc, một giờ mà là phải cả một quá trình tư duy và nhận định thông tin từnhiều cơ quan báo chí khác nhau do vậy mà đối với công chúng tiếp nhận cácsản phẩm báo chí luôn là một nguồn thông tin vô tận trong cuộc sống thườngngày, cung cấp và lý giải các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội
Tùy theo các nhóm đối tượng tiếp nhận mà các cơ quan báo chí nênthông tin cái gì và thông tin như thế nào Và khi thông tin thì cần phải thôngtin theo các chủ đề, vấn đề, chuyên đề gắn liền với những nội dung chủ yếunào, đi theo những nội dung đó là hình thức thông tin như thế nào cho phù hợpvới thực tiễn Ví dụ như chủ đề gắn với đời sống chính trị, xã hội trong nước
và quốc tế thì nội dung là những vấn đề gắn với đời sống, có ảnh hưởng đếnđời sống con người, mang tính chính trị trong nước và ngoài nước
Trang 161.2 Vai trò của các chuyên đề trong việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức của báo chí
Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, báo chí ngày càng phát huyvai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội của đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, báo chí nói chung
và hệ thống phát thanh – truyền hình nói riêng đã góp phần tích cực phản ánh mộtcách nhanh nhạy, sắc bén mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tuyên truyền phổ biếnchủ trương, cổ vũ mạnh mẽ phong trào hành động cách mạng của nhân dân
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu, nhiệm
vụ của toàn Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn tới là: “Phấn đấu thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.” [5, tr.14].
Đảng ta cũng chỉ ra những thời cơ và thách thức trong thời kỳ xây dựng vàphát triển đất nước Chúng ta có thuận lợi cơ bản của hòa bình, ổn định và nhữngtiền đề quan trọng về kinh tế - xã hội đã đạt được trong công cuộc đổi mới toàndiện đất nước Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những khó khănthử thách rất lớn đó là: những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội như thamnhũng, lạm phát, các tệ nạn xã hội…có chiều hướng gia tăng; các thế lực thù địchvẫn từng ngày, từng giờ đang đẩy mạnh âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạngcủa nhân dân ta bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” Đối với ngành phát thanh– truyền hình, quá trình toàn cầu hóa thông tin ngày càng mở rộng, tác động đếnmọi mặt của đời sống xã hội, mở ra một thời kỳ phát triển mới nhưng đồng thờicũng nảy sinh những thách thức không nhỏ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nguy
cơ xâm lăng văn hóa và xâm lăng chính trị một cách hòa bình
Trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, thông tin đại chúng có vaitrò hết sức quan trọng trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, đóng góp tích cực vàothành tựu chung của đất nước Báo chí cả nước đã thường xuyên tự đổi mớimình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó Trongbối cảnh toàn cầu hóa, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
Trang 17nước (CNH,HĐH) đang đặt ra cho báo chí nói chung, phát thanh truyền hình nóiriêng những thách thức mới, muốn đáp ứng những yêu cầu đó không thể khôngnâng cao chất lượng chương trình, đặc biệt là vai trò của các chuyên đề trênsóng truyền hình nhằm tuyên truyền sâu rộng hơn các thông tin, giáo dục và phổbiến kiến thức một cách toàn diện Đây là một đòi hỏi tất yếu khách quan.
Ai cũng biết vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng tăng,báo chí (bao gồm cả báo in, phát thanh, truyền hình, báo điển tử) là nhữngphương tiện truyền thông có vị trí, vai trò đặc biệt – bằng việc cung cấpthông tin, báo chí hằng ngày, hằng giờ tác động tới tất cả các quốc gia, dântộc, tác động tới tất cả các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội, tác động tớimọi thành viên của xã hội
Ngay từ những ngày đầu thành lập nhà nước Xô Viết, V.I.Lê nin đã nhấn
mạnh: “Trong một đất nước văn minh đôi chút thì sẽ không thể có một phong
trào xã hội nào nếu thiếu đi hoạt động của bộ máy báo chí ”[37, Tr.114].
Nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ mười cũng chỉ rõ:
“Trong hoạt động thường ngày của đất nước và nhân dân ta, thật khó hình dung nếu thiếu vắng những hoạt động phong phú và sôi động của báo chí – xuất bản”.
Luật báo chí và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí
cũng quy định “Báo chí (…) là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu
đối với đời sống xã hội”.
Vai trò to lớn của các chuyên đề báo chí trong thế giới hiện đại làkhông thể phủ nhận Nhưng việc thực hiện vai trò xã hội to lớn ấy thì lạiphụ thuộc trực tiếp vào hoạt động của từng cơ quan báo chí, phụ thuộc vàohoạt động của từng nhà báo
Báo chí là sản phẩm tinh thần thuộc kiến trúc thượng tầng và hoạt độngtrực tiếp trên lĩnh vực chính trị tư tưởng Bằng những đặc trưng vốn có chuyên
đề báo chí là công cụ đấu tranh giai cấp và xây dựng cuộc sống mới
Ở Việt Nam sự ra đời của tờ Gia Định báo 1-5-1865 có thể coi là điểm khởi đầu của báo chí Việt Nam Ngày 21-6-1925 tờ báo Thanh niên do Nguyễn
Trang 18Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên đánh dấu sự khởi đầu của báo chí cách mạngViệt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam báo chí cách mạngngày càng trưởng thành, lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, báo chí đãgóp phần xuất sắc vào việc tập hợp quần chúng nhân dân dưới ngọn cờ củaĐảng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, đưa con thuyền cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đánh giá “ Thông tin đại chúng phát triển nhanh về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, về
in, phát hành và truyền dẫn, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội” [4, tr.16].
Báo chí và các chuyên đề báo chí ra đời và phát triển trước hết là donhu cầu khách quan về thông tin của con người và xã hội loài người Đồngthời, báo chí cũng là phương tiện thông tin đại chúng có sức tác động nhanhchóng, sâu rộng vào đời sống tinh thần và là nhu cầu không thể thiếu đượctrong xã hội văn minh
Khi nói về vai trò của tờ báo Sông Ranh – một tờ báo ra đời gắn liền với
sự ra đời của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế - Ăngghen đã viết:
“Đối với mỗi Đảng, nhất là với Đảng công nhân thì việc lập ra tờ báo hàng
ngày đầu tiên là cái mốc quan trọng để tiến lên phía trước Đó là trận địa ban đầu , từ đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với đối thủ của mình bằng vũ khí tương xứng” Rõ ràng với luận điểm của Ăngghen, báo chí vô sản đã khẳng
định được vị trí của mình trong cuộc đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ chủ nghĩa
tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực sự là công cụ truyền bá tư tưởng vàquan điểm của giai cấp vô sản
Trong tác phẩm “ Bắt đầu từ đâu?” V.I.Lê nin đã tổng kết đà chỉ ra rằng
“Vai trò tờ báo không phải chỉ đóng khung trong việc phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị và thu hút những bạn đồng minh chính trị Tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể ” [38, tr.75].
Trang 19Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người
cũng luôn nhấn mạnh “Tất cả những người làm báo phải có lập trường vững
chắc”, “chính trị phải làm chủ”, “cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng” Trên cơ sở đó, Người căn dặn: “Chính trị phải làm chủ, đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được Cho nên báo chí của chúng
ta đều phải có đường lối chính trị đúng” Cái cốt lõi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến là “Báo chí phục vụ ai?” và Người trả lời đấu tranh thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới” [19, tr.126].
Những luận điểm trên đây có thể coi là nền tảng tư tưởng chính trị củabáo chí cách mạng Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạngnước ta không ngừng phát triển Báo chí ngày càng bám sát cuộc sống hơn,tính nhân dân, tính chiến đấu của báo chí cũng không ngừng được tăng cường
Trong suốt quá trình cách mạng và cả thời kỳ đổi mới nước nhà, Đảngluôn coi trọng báo chí là công cụ tiến hành công tác chính trị, tư tưởng, vũ khísắc bén trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, là nhịp cầu nốigiữa Đảng với quần chúng nhân dân Mặt khác trong nội bộ nhân dân, nội bộ đấtnước ta báo chí cũng chính là vũ khí để thực hiện tự phê bình, phê bình, làcông cụ giám sát xã hội, phát huy vai trò, sức mạnh của cộng đồng trong chiếnđấu cũng như trong xây dựng Đồng chí Đỗ Mười nguyên Tổng bí thư Ban Chấp
hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: “Báo chí – xuất bản
là một bộ phận trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng dân tộc Trong giai đoạn mới hiện nay, báo chí là một lá cờ cách mạng, tập hợp đoàn kết, cổ vũ toàn dân hăng hái tiến hành thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”.
Trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ VII Hội nhà báo Việt Nam, Thủ
tướng Phạm Văn Khải đã nhấn mạnh: “Báo chí nước ta và những nhà báo –
chiến sĩ nước ta luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng gắn bó mật thiết với nhân dân, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chung sức, chung lòng mang ngòi bút và cả tính mạng của mình phục vụ cách mạng, phục vụ nhân
Trang 20dân Truyền thống kiên định, thủy chung, đoàn kết đó là niềm tự hào của nhiều nhà báo trước đây, hiện nay và mai sau ”
Luật báo chí được thông qua tại kỳ họp thứ 5 – Quốc hội Khóa X ngày12-6-1999 là một bước tiến quan trọng tạo hành lang pháp lý cho báo chí hoạtđộng theo đúng định hướng của Đảng Chính vì vậy, báo chí phải nâng caohơn nữa trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảoquần chúng nhân dân, cổ vũ động viên nhân dân hăng hái tham gia các phongtrào hành động cách mạng, thi đua lao động sản xuất , đấu tranh không khoannhượng với âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, các hiệntượng tiêu cực trong xã hội, kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác –
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những giá trị của chế độ XHCN ưu việt
Trong giai đoạn mới hiện nay, các chuyên đề vừa là bộ mặt của báo chí,
là ngọn cờ cách mạng tập hợp, đoàn kết, cổ vũ toàn thể các tầng lớp nhân dân,đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, cả người Việt Nam định cư ở nước ngoàihăng hái tiến hành thắng lợi công cuộc Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nướcnhà Báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, là công
cụ thông tin nhanh nhất, phổ cập nhất và là phương tiện thường xuyên tiếp xúcvới nhân dân và giải đáp những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra, đấu tranhhàng ngày, hàng giờ chống những âm mưu thủ đoạn đen tối của các thế lực thùđịch, chống lại các khuynh hướng tư tưởng sai lầm, góp phần phát động phongtrào cách mạng của nhân dân Đây vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm của báochí Do vậy mà mỗi chuyên đề báo chí phải hoạt động đúng tôn chỉ, mục đíchcủa mình, nắm vững quan điểm đường lối của Đảng và pháp luật của Nhànước Hoạt động của báo chí phải hướng vào mục tiêu giữ vững ổn định chínhtrị, tiếp tục sự nghiệp đổi mới đất nước, làm cho chủ nghĩa Mác – Lê nin và tưtưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội
Chính vì vai trò và trách nhiệm to lớn của mình nên khi thông tin đếncông chúng, các chuyên đề báo chí phải có sự định hướng rõ ràng những vấn
Trang 21đề đã thông tin, tạo cho công chúng một sự hiểu biết nhất định và có tư tưởngđúng đắn về các vấn đề của đời sống xã hội để từ đó cùng nhau tìm ra phươngthức giải quyết các vấn đề đó Và qua đó báo chí cũng sẽ tạo được lòng tin từnhân dân, được nhân dân ủng hộ.
Báo chí là công cụ tuyên truyền tập thể, cổ vũ tập thể, là cơ quan ngônluận của Đảng, chính quyền và là diễn đàn tiếng nói của các tầng lớp xã hội
V.I.Lê nin đã chỉ rõ: “Tờ báo là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và
lãnh đạo” [40, tr.175] Do đó, các chuyên đề trên báo chí cần chủ động, tích
cực tạo ra dư luận xã hội, nhất là trong thời đại thông tin bùng nổ, các thế lựcthù địch đang tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam bằng âm mưu “Diễnbiến hòa bình”; trong đó mặt trận thông tin tuyên truyền được kẻ thù triệt đểkhai thác nhằm tạo những làn sóng dư luận làm xói mòn niềm tin của nhân dânvới Đảng, tạo ra sự mất ổn định xã hội Hoạt động báo chí cần bám sát hiệnthực xã hội, phản ánh một cách khách quan, trung thực những vấn đề xã hội,tạo ra luồng dư luận xã hội chính thống, vạch trần những mưu đồ đen tối củacác thế lực thù địch Mặt trận tư tưởng văn hóa, hơn bao giờ hết là nơi đầy thửthách và cam go, rất cần sự sáng suốt, bản lĩnh chính trị của đội ngũ nhữngngười làm công tác tư tưởng mà báo chí là một trong những lĩnh vực mũinhọn, xung kích, các nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận này
Các thông tin của chuyên đề báo chí vừa phải đảm bảo nhanh nhạy, vừaphải đảm bảo tính khách quan trung thực mới tạo nên thế chủ động Bởi nếuthông tin mà chuyên đề báo chí không phản ánh kịp thời theo đúng bản chấtvấn đề, để trống mặt trân tư tưởng thì các phương tiện truyền thông của các thếlực thù địch sẽ nhảy vào thông tin sai lệch, tạo thành luồng dư luận khôngtốt, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị - xã hội, hoặc kẻ xấu lợi dụng phao tinđồn nhảm làm rối lòng dân; hậu quả lúc đó sẽ khó lường được Vì thế, trướcmọi vấn đề xã hội các chuyên đề báo chí phải kịp thời vào cuộc, nhìn nhậnđánh giá vấn đề hết sức khách quan như bản chất vốn có của nó Khi Đảng,Nhà nước đề ra một chủ trương, chính sách, thì nhiệm vụ của báo chí là phải
Trang 22tạo ra sự đồng thuận xã hội, tạo nên sức mạnh của quần chúng nhân dân, biến
nó thành luồng tư tưởng chủ đạo trong đời sống xã hội Việc chỉ ra những vấn
đề bất cập là cần thiết song phải với cái nhìn tích cực mang tính xây dựng Nhàbáo trước khi phản ánh thông tin phải xem xét một cách thấu đáo, không đượcnóng vội mà phải có cái nhìn toàn cục, đặt lợi ích tập thể, lợi ích dân tộc, lợiích quốc gia lên trên; bỏ qua những toan tính nhỏ nhen; nên thông tin vấn đềvào lúc nào, thông tin như thế nào là cả một vấn đề mà ở đó rất cần năng lựcnghề nghiệp, tư duy sáng tạo và bản lĩnh chính trị của nhà báo Nhà báo khônglàm chính trị nhưng làm báo là làm chính trị nên mỗi nhà báo, mỗi phóng viêncần có “trái tim nóng và cái đầu lạnh”, thông tin phải được chọn lọc và phảnánh vấn đề đúng sự thật khách quan, vì chỉ cần sự thật không được phản ánhđầy đủ thì sẽ tạo ra cái nhìn thiên lệch
Đặc điểm chung của hầu hết các sản phẩm báo chí đều có các thôngtin chuyên về lĩnh vực nào đó với thông tin đa dạng, nhiều chiều về các vấn
đề thời sự, hậu trường, bên lề…Ví dụ, Thời báo kinh tế Việt Nam sẽ bao
gồm hầu hết các thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh tế trong và ngoài
nước; báo Bóng đá sẽ gồm hầu hết các thông tin về bộ môn thể thao Vua ở
trong nước và trên thế giới…Sự đa dạng của các chuyên đề báo chí ở nước
ta không chỉ dừng lại ở các cơ quan báo chí chuyên đề một cách khá rõ ràng
mà báo chí Việt nam còn xuất hiện các ấn phẩm phụ, phụ trương, phụ san,bản tin chuyên thông tin về lĩnh vực nào đó mà rất nhiều người quan tâmnhư: chứng khoán, bất động sản, mua sắm, du lịch…
Trong hệ thống các cơ quan báo chí ở nước ta (cả báo in, phát thanh,truyền hình, báo mạng điển tử…) đều có những cách thức chuyển tải thông tinkhác nhau đến công chúng tiếp nhận Mỗi cơ quan báo chí đều có những thông tinđặc thù với hình thức thể hiên khác nhau Không nói đến những sự giống nhaucủa nó về cách tiếp cận thông tin, về tính nhanh nhạy, chính xác, khách quan mà
ở đây ta chỉ nói về cách tuyên truyền thông tin qua các chuyên đề mà mỗi cơ quanbáo chí thể hiện Ở các tờ báo khác nhau thì có những chuyên đề tương đối ổn
Trang 23định trên tất cả các lĩnh vực cuộc sống, mỗi chuyên đề đó lại phản ánh đến nhữngvấn đề khác nhau và hướng đến những nhóm đối tượng khác nhau Tùy vào chứcnăng, nhiệm vụ và vai trò đặc thù của mỗi cơ quan báo mà mỗi cơ quan báo chỉ
có những chuyên đề nhất định, riêng biệt chuyên về một lĩnh vực
Khác với các tờ báo in thì truyền hình lại có những nét riêng biệt khác.Song song với các chương trình thời sự - thông báo về những sự kiện xảy rahàng ngày, truyền hình cung cấp thông tin dưới dạng các chuyên đề về các lĩnhvực khác nhau của cuộc sống Mỗi chuyên đề trên truyền hình có những hìnhthức tiếp cận khác nhau và các kênh chuyển tải thông tin khác nhau Có thể làmột chuyên đề để phổ biến các kiến thức cơ bản, có thể là một chuyên đề đánhgiá sâu sắc về những vấn đề thời sự nóng bỏng, hoặc các vấn đề được côngchúng quan tâm Tùy vào đó mà mức độ tuyên truyền sao cho phù hợp, vàomỗi thời điểm thích hợp Trên một lần phát sóng, có thể có nhiều chuyên đề vàcác chuyên đề có thể được phát sóng liên tục trong ngày trên nhiều kênh khácnhau Đó là điểm mạnh của truyền hình, nhờ vậy mà công chúng có thể tiếpnhận được qua nhiều kênh Và hình ảnh thực về các vấn đề đã xảy ra hay là lờibình luận, đánh giá của một chuyên gia nào đấy cũng tạo ra sự tin tưởng hơncho công chúng và tạo nên sự sinh động, khách quan
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với tốc độ phát triển như vũ bão của cáchmạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, đây là điều kiện để các dân tộc xích lạigần nhau, tự hoàn thiện và phát triển nhờ sự phát huy nội lực và tiếp thu tinhhoa của các dân tộc khác Tình hình mới của đất nước đã đặt ra cho truyềnhình những nhiệm vụ đặc biệt trong đời sống xã hội nói chung và trong côngtác chính trị tư tưởng của Đảng, Nhà nước nói riêng
Với đặc thù của truyền hình đó là khả năng to lớn trong việc cung cấpcho công chúng những thông tin thời sự nhanh nhất Nhờ các phương tiện thu,phát hiện đại nên truyền hình có lợi thế rất lớn trong việc tiếp nhận nguồn tin ởtất cả mọi vùng xa xôi và tiếp nhận thông tin bất cứ thời gian nào Sự xuất hiệncủa truyền hình thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thông tin đại
Trang 24chúng tạo ra những khả năng, điều kiện tuyệt vời để cùng với các loại hình báochí thực hiện các chức năng xã hội của mình Bằng sự kết hợp hài hòa giữahình ảnh và âm thanh tạo ra cho truyền hình khả năng chuyển tải các nội dungthông tin vô cùng phong phú Hầu hết các sự kiện, hiện tượng, vấn đề gì củahiện thực đời sống đều có thể biểu đạt, phản ánh qua các chương trình truyềnhình trong đó các chuyên đề đóng vai trò trong việc phân tích, đánh giá Đây làđiều kiện tốt để người xem tiếp nhận thông tin, nhận thức những giá trị vănhóa tinh thần một cách đầy đủ nhất.
Trong thời đại ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuậtcông nghệ, với sự trợ giúp của mạng lưới vệ tinh địa tĩnh trong không gian cácchương trình truyền hình được truyền đi khắp thế giới đáp ứng tức thời cùngmột lúc một sự kiện cho hàng triệu người ở mọi địa điểm khác nhau trên trái đất
Tuy ra đời và phát triển muộn hơn so với các loại hình báo chí khácnhưng truyền hình đã nhanh chóng trở thành công cụ quan trọng của Đảng,Nhà nước và là bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân.Thông qua các chương trình truyền hình người xem có thể hiểu rõ hơn đườnglối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như tình hình trongnước và thế giới Từ vai trò, chức năng to lớn ấy, nhiệm vụ hàng đầu của cácchương trình truyền hình trong đó có các chuyên đề là truyền bá chủ nghĩaMác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền, giải thích quan điểmđường lối của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền giáo dục phổ biến kiến thức, đồngthời giáo dục ý thức chính trị, hướng dân dư luận xã hội, tập trung quan tâmgiải quyết các vấn đề đặt ra của đất nước, cổ vũ khuyến khích mọi tầng lớpnhân dân thực hiện thắng lợi các chủ trương chính sách, góp phần nâng cao đờisống, hun đúc tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, phát huy sức mạnhđại đoàn kết dân tộc xây dựng và phát triển đất nước
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, thông qua hệ thống cácchuyên đề báo chí và truyền hình, người cán bộ lãnh đạo quản lý có thể theodõi nắm bắt diễn biến quá trình hoạt động của địa phương, đơn vị mình để có
Trang 25những quyết định lãnh đạo quản lý kịp thời có hiệu quả Bên cạnh đó các tờbáo và truyền hình còn tham gia và đảm bảo thông tin hai chiều, là diễn đàncủa nhân dân, làm cầu nối đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước đến với nhân dânđồng thời phản ánh tâm tư nguyện vọng ý kiến nhân dân đối với Đảng, Nhànước, tạo nên bầu không khí cởi mở, dân chủ trong đời sống xã hội Trongcuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng các chuyên đề báo chí và truyền hìnhcũng góp phần khẳng định những thành quả to lớn của Đảng và nhân dân tatrong công cuộc đổi mới, đóng góp tích cực vào công tác nghiên cứu lý luận, tổngkết thực tiễn, bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ ChíMinh, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng vào chế độ xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động của truyền hình thông qua các chuyên đề còn có vai trò tíchcực trong việc tham gia tìm tòi, phát hiện những nhân tố mới, những điển hìnhtiên tiến, những kinh nghiệm hay, những việc làm tốt ở các địa phương cơ sở
để nhân rộng ra trong cuộc sống Truyền hình cũng luôn là lực lượng xungkích đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xãhội, đồng thời đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống lại các luận điệu tuyêntruyền phản động của các thế lực thù địch nhằm thực hiện âm mưu diễn biếnhòa bình để chống phá cách mạng nước ta
Không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị xã hội của đấtnước, các chuyên đề truyền hình còn là chiếc cầu nối liền Việt Nam với thế giới.Những thông tin về thành tựu đổi mới của Việt Nam được nhanh chóng chuyển
ra nước ngoài giúp nhân dân thế giới và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
có được những thông tin đúng đắn về tình hình đất nước Từ đó, góp phần đưa uytín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, và cũng tranh thủđược sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới đối với công cuộc đổimới và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN ở nước ta
Trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiệnnay, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng có vai trò cực kì quan trọng, cósức mạnh đặc biệt to lớn hướng dẫn nhận thức, hình thành dư luận xã hội tích
Trang 26cực, làm tiền đề quan trọng cho ổn định và phát triển Một điều dễ nhận thấy làtất cả những cuộc vận động chính trị lớn như: cuộc vận động toàn dân đoànkết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, phong trào xóa đói giảm nghèo,đền ơn đáp nghĩa….những năm qua đều có sự đóng góp của truyền hình.
Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng đề ra, báo chí nói chung,truyền hình nói riêng phải không ngừng đổi mới giương cao ngọn cờ của báochí cách mạng, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thi đua laođộng sản xuất thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Ổn định vàphát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh nhằm đạt được mụctiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” xứng đángvới niềm tin yêu của Đảng và nhân dân
Với tư cách là phương thức chuyển tải thông tin, các chuyên đề chứađựng trong nội dung của nó nhiều nội dung thông tin khác nhau Xuất phát từmục đích, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp phản ánh hiện thực, thông tin
mà các chuyên đề đề cập cần phải đảm bảo tính thời sự và tính xác thực tối đatrong quá trình thông tin Đây là đặc trưng cơ bản của thông tin báo chí nóichung và các chuyên đề nói riêng
Mỗi loại phương tiện thông tin đại chúng cần và có thể sử dụng các cungbậc thông tin khác nhau Đặc biệt với thế mạnh riêng của mình, truyền hình cóđiều kiện để thực hiện thông tin hàng giờ Trong dòng thời sự, bên cạnh kháiniệm thời sự có tính chặt chẽ về mặt thời gian, còn có khái niệm thời sự về mặtnội dung Đó không phải chỉ là những sự kiện vừa mới xảy ra, đang xảy ra hoặc
sẽ xảy ra mà đó còn là những sợ kiện đã xảy ra ít lâu nhưng vẫn còn giá trị rất lớn
Ví dụ như chúng ta đăng lại trên báo, phát băng ghi âm, băng ghi hình những lờinói, hoặc mẫu chuyện về đời hoạt động của Bác Hồ trong một dịp nào đó cũng có
ý nghĩa rất lớn về nội dung thời sự Thông tin thời sự trên các chuyên đề cần hội
tụ ba yếu tố đó là: sự kiện mới, sự kiện được nhiều người quan tâm và thông tin
đó khi được truyền đạt phân tính sẽ có ý nghĩa thúc đẩy cuộc sống
Trang 27Tóm lại các chuyên đề của báo chí mang tính tổng hợp, toàn diện những
sự kiện, những vấn đề diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội ở các địaphương, trong nước và quốc tế Chính vì vậy, các chuyên đề báo chí có ý nghĩachính trị to lớn, được nhiều người quan tâm
Trong chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 23-12-1965 về
nhiệm vụ thông tin cổ động có nêu một yêu cầu là : “Nhanh nhạy, kịp thời, sắc
bén” Và trong tình hình mới hiện nay: nhanh nhạy, chính xác, kịp thời, trung
thực, sắc bén và toàn diện là chức năng và nhiệm vụ của các chuyên đề trênbáo chí nói chung và phát thanh truyền hình nói riêng
1.3 Chuyên đề trong tổ chức và hoạt động của báo chí Việt Nam hiện nay
Báo chí là một loại hình truyền thông đại chúng có sức ảnh hưởng mạnh
mẽ và có vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận Trong thế giới hiện đại báochí là một phần không thể thiếu đối với đời sống xã hội nói chung và đời sốngcon người nói riêng bởi tầm ảnh hưởng của nó rất rộng đề cập đến tất cả các lĩnhvực giúp cho con người hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra xung quanh mình
Trải qua 85 năm đã không ngừng phấn đấu để luôn theo sát sự vậnđộng nhanh chóng và phức tạp của thực tiễn, từ một vũ khí đấu tranh bí mật
của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam hiện đã trở thành "tiếng nói của
Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân" Chính điều này đã làm thay đổi đáng kể diện mạo; đồng thời, bổ sung
những điểm mới mẻ vào kho tàng lý luận báo chí nước ta Trên cơ sở kếthừa di sản quý giá của các nhà báo cha anh, dưới sự quan tâm sâu sát củaĐảng và Nhà nước, được tôi luyện trong muôn vàn khó khăn, thử thách củathực tiễn cách mạng, nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện nay đã trưởngthành vượt bậc về mọi phương diện, các loại hình báo chí phát triển đadạng, sinh động và gắn liền với sự đi lên của đất nước
Trong những năm vừa qua, hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình nước
ta đã có nhiều đóng góp tích cực, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nước
Trang 28Theo nhận xột của Bỏo cỏo chớnh trị tại Đại hội IX của Hội Nhà bỏo ViệtNam, trong thời kỳ đổi mới, nhỡn chung hệ thống bỏo chớ Việt Nam đó cú bước
phỏt triển nhanh chúng, mạnh mẽ về nhiều mặt: “tăng loại hỡnh và số lượng cơ
quan bỏo chớ; tăng số đầu bỏo, tạp chớ, hệ phỏt thanh, kờnh truyền hỡnh, nhà in,
ấn phẩm, chương trỡnh; tăng chất lượng nội dung, hỡnh thức và hiện đại húa cụng nghệ in ấn, truyền tải thụng tin; tăng số lượng, phạm vi phỏt hành, phạm vi phủ súng; tăng số lượng nhà bỏo và đội ngũ những người làm việc trong cỏc cơ quan bỏo chớ; tăng số lượng cụng chỳng cả ở trong nước và ngoài nước; tăng nguồn lực tài chớnh, cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống bỏo chớ”….
Mỗi loại phơng tiên thông tin đại chúng cần và có thể sử dụng các cungbậc thụng tin khác nhau Đặc biệt với thế mạnh riêng của mình, cỏc chuyờn đềtruyền hỡnh có điều kiện để thực hiện những thông tin sõu hơn, rộng hơn vềmột vấn đề nào đú mà cụng chỳng muốn biết rừ hơn
Trong dòng thời sự, bên cạnh cỏc tin tức thời sự có tính chặt chẽ vềmặt thời gian, còn có khái niệm thời sự về mặt nội dung thỡ cỏc chuyờn đềtrờn truyền hỡnh cũn đi sõu vào bản chất từng vấn đề, sự kiện tựy thuộc từnglĩnh vực trong cuộc sống Đó không phải chỉ là những vấn đề, sự kiện vừamới xảy ra, đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra mà còn là những sự kiện đã xảy ranhng vẫn còn giá trị lớn
Cỏc vấn đề trờn chuyờn đề truyền hỡnh luụn là một đề tài hay để cỏc nhàbỏo khai thỏc và phản ỏnh Nhiệm vụ của bỏo chớ là phải phỏt hiện và truyềnbức tranh toàn cảnh của đời sống xó hội Khụng phải một nhà bỏo nào, một tờbỏo nào cũng cú thể đỏp ứng được những đũi hỏi thụng tin về tất cả cỏc lĩnhvực đời sống xó hội của độc giả Tựy vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của tờbỏo để phản ỏnh đến cụng chỳng những thụng tin cú giỏ trị mang tầm quantrọng đối với đời sống xó hội
Để đảm bảo tính chớnh xỏc, báo chí phải thông tin cho cụng chỳng cáigì xảy ra hôm nay trên đất nớc ta cũng nh trên thế giới Với cỏc thụng tin trờncỏc chuyờn đề khụng chỉ những phản ỏnh sõu rộng mà cần tính “thời sự nóng
Trang 29hổi” của thông tin, nghĩa là thông tin kịp thời, thông tin có ý nghĩa lớn đợc cậpnhật, tức thì Thông tin trên báo chí cần hội đủ ba yếu tố đó là: sự kiện mới, sựkiện đợc nhiều ngời quan tâm và thông tin đó khi đợc truyền đạt phân tích sẽ
có ý nghĩa thúc đẩy cuộc sống
Chỉ thị 22/CT-TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chớnh trị về Cụng tỏc lónh đạo, quản lý bỏo chớ, về nguyờn tắc hoạt động của bỏo chớ đó nhấn mạnh: “Phải đảm bảo tớnh tư tưởng, tớnh chõn thật, tớnh nhõn dõn, tớnh chiến đấu, tớnh đa dạng, cú trỏch nhiệm hỡnh thành dư luận xó hội lành mạnh, gúp phần tăng cường
sự đoàn kết, nhất trớ về tư tưởng, chớnh trị và tinh thần trong nhõn dõn.”
Hệ thống chơng trình của các đài truyền hỡnh rất đa dạng, phong phú baogồm: chơng trình thời sự, khoa học giáo dục, thể thao giải trí, văn học nghệ thuậtv.v Song chơng trình chuyờn đề bao giờ cũng là chơng trình giữ vị trí quan trọng.Bởi thế mạnh của truyền hỡnh là thông tin nhanh và chính xỏc, muụn màu Chớnhđiều đú tạo cho cỏc chuyờn đề truyền hỡnh một thế mạnh riờng do cỏch tuyờntruyền thụng tin đa dạng và toàn diện về cỏc lĩnh vực trong cuộc sống
Chơng trình chuyờn đề chính là sự sắp xếp hợp lí các thành phần tin, bài,băng t liệu âm thanh và hỡnh ảnh thành một chỉnh thể với khoảng thời gian nhất
định nhằm đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền của cơ quan phát thanh truyền hỡnh,
đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với ngời xem
Bằng việc sắp xếp hợp lí các tin, bài trong một chỉnh thể chơng trình sẽgiúp ngời xem tiếp nhận một cách dễ dàng, đầy đủ và hệ thống Chơng trìnhchuyờn đề thể hiện tính chất lao động của một tập thể Trong thực tế, tuỳ theotiêu chí phân loại, mỗi chơng trình chuyờn đề có đối tợng tác động riêng, có nộidung phản ánh riêng và cách thức tác động riêng Chơng trình chuyờn đề có các
đặc điểm nh: khung thời lợng ổn định, thời điểm phát sóng xác định, kết cấu
ch-ơng trình vừa ổn định vừa linh hoạt, nội dung mang tính chuyên biệt
Với khả năng cung cấp thông tin nhanh, sõu sắc và toàn diện trên cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, anh ninh quốc phòng, chơng trình chuyờn
đề đem đến cho khỏn giả một lợng thông tin tổng hợp, bao quát, giúp khỏn giả
có cái nhìn khái quát về bức tranh toàn cảnh của đời sống xã hội với những
điểm nóng hoặc biến cố nổi trội
Trang 30Hiện nay, với hàng chục chơng trình, cỏc chuyờn đề hằng ngày ĐàiTruyền hỡnh Việt Nam đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, nâng caochất lợng chơng trình Hầu hết các chơng trình chuyờn đề đã thật sự thu hútcụng chỳng xem truyền hỡnh Từ chỗ nội dung thông tin còn phụ thuộc tin tứcthông tấn, hoặc khai thác một cách thụ động trên báo chí, từ cách tuyên truyềncòn nặng về thông báo, truyền đạt nay đã đổi mới, chú trọng tính chất thông tin
đối thoại, phát hiện, dự báo, hớng dẫn d luận, vừa biểu dơng nhân tố mới, vừa
đấu tranh không khoan nhợng trớc các hiện tợng tiêu cực
Bỏo chớ (bao gồm cả bỏo in, phỏt thanh, truyền hỡnh, bỏo điển tử, cỏc tạpchớ) từ khi ra đời và đến nay đó phỏt triển rất mạnh mẽ đều cú cỏc chuyờn đềnhất định để phản ỏnh vấn đề của đời sống xó hội Tựy vào chức năng nhiệm
vụ của mỗi tờ bỏo, mà tổ chức, sản xuất cỏc chuyờn đề phự hợp với tờ bỏo đú
Cú những tờ bỏo chuyờn mụn về một vấn đề thỡ chỉ tập trung vào một chuyờn
đề chớnh, cũn những tờ bỏo cú sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến xó hội thỡ nú khụngdừng lại một chuyờn đề nhất định mà mở rộng ra nhiều chuyờn đề khỏc nhauđỏp ứng nhu cầu của độc giả
Cũn với truyền hỡnh, do đặc điểm riờng và sự hỗ trợ của cỏc thiết bị
kỹ thuật thu, phỏt nờn phỏt triển rất mạnh Do đú mà chương trỡnh trờntruyền hỡnh rất đa dạng và phong phỳ Cỏc chuyờn đề được tổ chức sản xuấtrất nhiều, liờn quan đến tất cả cỏc mặt của đời sống xó hội Và đặc điểm nữa
là truyền hỡnh phỏt liờn tục hàng giờ, hàng ngày, trờn nhiều kờnh khỏc nhaunờn người xem cú nhiều sự lựa chọn
Hệ thống bỏo chớ cả nước ngày càng khẳng định vai trũ là diễn đàn của nhõndõn, phương tiện phản biện xó hội tớch cực, gúp phần to lớn vào việc tổng kết cỏcbài học của cụng cuộc đổi mới trong tất cả cỏc lĩnh vực của đời sống xó hội
Cỏc chuyờn đề ngày càng được cỏc cơ quan bỏo chỳ trọng sản xuất,(cả bỏo in, bỏo mạng, phỏt thanh truyền hỡnh…) Thụng qua cỏc chuyờn đềcủa mỡnh mà cỏc vấn đề được phản ỏnh nhiều hơn đến cụng chỳng Và cỏcvấn đề đú được phõn tớch, đỏnh giỏ một cỏch sõu sắc hơn, toàn diện hơn,
Trang 31góp phần giúp công chúng có cái nhìn rõ ràng hơn đến các vấn đề đang xảy
ra xung quanh mình và biết đến nhiều hơn văn hóa, cuộc sống của nhân dâncác nước trên thế giới
Các tờ báo có phát triển mạnh được hay không thì việc thông tin mà tờbáo đó phản ánh là rất quan trọng Tri thức của người dân ngày càng cao nênnhu cầu hiểu biết ngày càng tăng, do vậy mà yêu cầu đặt ra cho mỗi tờ báo,mỗi nhà báo là rất lớn Làm sao để đáp ứng nhu cầu thông tin một cách nhanhnhất, đầy đủ nhất, sâu sắc nhất đó là điều mà mỗi tờ báo, các đài phát thanhtruyền hình phải chú trọng đầu tiên Nếu các thông tin chính xác, chân thật thikhi phản ánh đến người dân sẽ tạo ra hiệu ứng xã hội, định hướng công chúngtheo hướng tích cực Còn ngược lại báo chí thông tin không chính xác sẽ tạo ranhiều sự hiểu lầm, làm cho công chúng có cái nhìn sai lệnh về vấn đề đang xảy
ra sẽ dẫn đến nhiều hậu quả cho xã hội
Theo xu hướng phát triển, truyền thông đại chúng ngày nay đa dạng hóathông tin, thông tin nhiều chiều, thông tin sâu cho từng nhóm công chúng, từngđối tượng và mỗi người có quyền tự lựa chọn cho mình một hình thức tiếpnhận thông tin phù hơp Do đó mà các tờ báo, các đài phát thanh truyền hìnhluôn phải tự đổi mới mình trong việc truyền tải thông tin Các chuyên đề cũngđược báo chí chú trọng quan tâm, đổi mới cách tuyên truyền sao cho côngchúng tiếp nhận một cách dễ dàng nhất và đầy đủ nhất
Ngày càng có nhiều chuyên đề được các tờ báo nói chung và các đài phátthanh truyền hình nói riêng tổ chức sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dântrong việc nắm bắt tình hình thời sự chính trị trong nước và quốc tế, những vấn đềliên quan đến các lĩnh vực của đời sống như kinh tế, văn hóa, khoa học, giáodục…Các chuyên đề trên báo chí đã góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầuvăn hóa giải trí của đông đảo các tầng lớp của nhân dân, đấu tranh có hiệu quảvới các thông tin sai trái, các quan điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch…
Mỗi cơ quan báo chí tùy theo không gian hoạt động mà có cách tổ chứccác chuyên trang, chuyên đề khác nhau Tùy vào chức năng nhiệm vụ khác nhau
Trang 32mà mỗi tờ báo tổ chức những chuyên đề phù hợp với bản thân mình như báo toànquốc thì đối tượng tiếp nhận đông đảo trong cả nước và được phổ biến rộng dovậy mà việc tạo các chuyên trang, chuyên đề cũng phổ biến để giúp cho côngchúng dễ dàng tiếp nhận Còn như báo ngành thì các chuyên đề chỉ đi theo mộtlĩnh vực nhất định của ngành đó, báo địa phương thì các chyên đề chủ yếu tậptrung phản ánh các hoạt động trên các lĩnh vực đời sống trong địa phương đó.
Tùy vào loại hình, cả báo giấy, báo nói, báo hình, báo mạng điển tử đều
tổ chức sản xuất các chuyên đề về các lĩnh vực của cuộc sống như: chuyên đề
về kinh tế, pháp luật, giáo dục, văn hóa nghệ thuật…Bằng việc định hướngthông tin theo quan điểm và đường lối của Đảng, các chuyên đề trên báo chíngày càng đa dạng hơn, phản ánh nhiều vấn đề hơn, nhiều câu chuyện trongđời sống hiện thực hay những gương người tốt việc tốt, làm kinh tế giỏi, cáchoàn cảnh gia đình khó khăn… cũng được các chuyên đề báo chí khai thác vàphản ánh triệt để, sâu sắc, toàn diện Đồng thời cũng là diễn đàn để nhân dânthể hiện những tâm tư nguyện vọng, ý kiến của mình trước mọi vấn đề
Mặc dù chuyên đề trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí ởViệt Nam khác nhau nhưng đều dựa trên những nguyên tắc thống nhất, mà ở
đó kinh nghiệm và thành tựu của mỗi cơ quan báo chí đều là bài học và kinhnghiệm chung cho các cơ quan báo chí khác.
*
* *
Có thể khẳng định rằng, trong thời đại toàn cầu hóa thông tin hiện nay,các cách thức truyền tải thông tin đang phát triển mạnh mẽ trong các loại hìnhbáo chí Thông tin đã thực sự chi phối đến mọi mặt của đời sống xã hội, ở tất
cả các quốc gia trên thế giới
Thời gian gần đây, báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển rấtlớn cả về nội dung lẫn hình thức Tính đến tháng 5-2011, trong lĩnh vực báo
in, cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1.003 ấn phẩm Phát Thanh, Truyền
Trang 33hình có 3 Đài Trung ương và các Đài Phát thanh, truyền hình địa phươngvới 200 kênh chương trình trong nước và 67 kênh nước ngoài Cả nước có
46 báo mạng điển tử và tạp chí điển tử
Có thể khẳng định rằng, sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình báo chí
đã mang đến một diện mạo thông tin, kỷ nguyên thông tin mới cho nền báo chínước ta Nội dung và hình thức thông tin có nhiều đổi mới hấp dẫn, sinh động,phong phú Bức tranh hiện thực khách quan, chân thật của đất nước và thế giớiđược phản ánh khá đầy đủ và toàn diện, nhanh chóng trên báo chí truyền thôngViệt Nam Nhờ vậy mà người dân Việt Nam có hiểu biết nhiều hơn về tìnhhình thế giới để tiếp tục giao lưu, hội nhập; bạn bè quốc tế cũng hiểu nhiều vàđúng hơn vê đất nước, con người Việt Nam
Bước vào thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta tiếp tục có những đóng gópquan trọng trong việc tuyên truyền, tổ chức và vận động thực hiện công cuộcđổi mới đất nước, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở trên tất cả các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại Các nhà báo đã bám sát thực tế, thôngtin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới, phát hiện và phản ánhtrung thực những điển hình tiên tiến, cổ vũ nhân tố mới, dũng cảm đấu tranhchống những biểu hiện trì trệ, tiêu cực; đề xuất phương hướng giải quyếtnhững vấn đề thiết thực mà xã hội quan tâm, đóng góp xứng đáng vào nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới
Ngoài các thông tin thời sự nóng hổi, kịp thời về các vấn đề, sự kiện lớncủa đất nước mà báo chí mang đến cho công chúng thì báo chí hiện nay còn chútrọng tập trung chuyên sâu vào các lĩnh vực nhất định đó là các chuyên đề báochí Chuyên đề báo chí là khái niệm được hình thành trong quá trình phân côngchuyên môn hóa trong hoạt động báo chí, trong tổ chức hoạt động của cơ quanbáo chí, trong việc định hướng hoạt động của nhà báo, trong việc tổ chức cácnội dung và hình thức thông tin nhằm các mục đích khác nhau dành cho cácnhóm đối tượng công chúng khác nhau để đáp ứng những nhu cầu khác nhaucủa họ
Trang 34Trong thời buổi thông tin được cập nhật thường xuyên, tri thức của conngười ngày càng cao thì nhu cầu đòi hỏi thông tin ngày càng lớn Do vậy màcác chuyên đề báo chí phải có những thay đổi nhất định cả về nội dung vàhình thức truyền tải để đạt hiệu quả tác động cao hơn.
Thông tin chuyên đề báo chí có vai trò rất quan trọng trong hệ thống cácphương tiện truyền thông đại chúng Bằng chứng là rất nhiều cơ quan báo chítrên thế giới đã thường xuyên làm những chuyên đề sâu, khai thác những sựkiện, vấn đề từ nhiều góc độ, khia cạnh, quan điểm khác nhau giúp công chúng
có cái nhìn toàn diện về vấn đề được nêu ra Đó cũng chính là sự đáp ứng nhucầu của các công chúng trong việc cần được cung cấp thông tin chọn lọc mộtcách khách quan, trung thực, chính xác, chuyên sâu và có chất lượng cao vềnhững vấn đề mà họ đang sống, làm việc, tồn tại Việc tổ chức các chuyên đềcũng góp phần hình thành dư luận xã hội, hành vi xã hội của bộ phận khôngnhỏ công chúng tiếp nhận
Trong thực tiễn báo chí hiện nay, chuyên đề báo chí cũng được sử dụngnhư một phương thức để chuyển tải thông tin Chuyển tải thông tin dưới dạngcác chuyên đề luôn có ưu thế để tác động tới chiều sâu nhận thức của côngchúng…Chính vì vậy, vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả củaphương thức chuyển tải thông tin này luôn là vấn đề được các cơ quan báo chí,các nhà báo quan tâm
Trang 35CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG CÁC CHUYấN ĐỀ TRUYỀNHèNH Ở ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HèNH QUẢNG BèNH
2.1 Đụi nột về Đài Phỏt thanh – Truyền hỡnh Quảng Bỡnh
2.1.1 Đặc điểm đối tượng tiếp nhận thụng tin
ở vào vị trí trung lộ của cả nớc, tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiêntrên 8000km2 Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị,phía Tây giáp tỉnh Khăm Muội (Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào), phía
Đông giáp biển Đông
Quảng Bình có 6 huyện và 1 thành phố, dân số toàn tỉnh tính đến năm
2010 là 849.271 ngời, trong đó 15,14% sống ở thành thị, khoảng 84,86%sống ở nụng thụn
Với địa hình dốc từ Tây sang Đông, nên Quảng Bình có cả núi cao, gò
đồi trung du, đồng bằng và vùng ven biển
Là một địa phơng có các trục quốc lộ lớn của quốc gia đi qua nh Quốc lộ1A, đờng sắt Bắc Nam và tuyến đờng Hồ Chí Minh nên Quảng Bình ở vào nơigiao thoa các đặc thù lãnh thổ miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đó chính
là điều kiện thuận lợi để Quảng Bình có đợc những tiền đề quan trọng để pháttriển kinh tế- xã hội
Với những điều kiện tự nhiên nh vậy nên Quảng Bình có nhiều tiềmnăng thế mạnh để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp - ng nghiệp và du lịch.Rừng Quảng Bình có tổng diện tích 486 ngàn ha với tổng trữ lợng gỗ trên 31 triệum3 và hơn 250 loại lâm thổ sản quí hiếm Ngoài những tài nguyên biển và thếmạnh về nguyên vật liệu xây dựng (đá vôi, cát thanh anh, cao lanh) Quảng Bình làmột trong những địa phơng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng mở ra nhữngtiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ nh Đèo Ngang, bãi biển Nhật Lệ, suốinớc nóng Bang và đặc biệt là khu danh thắng Phong Nha Kẻ Bàng
Xét về góc độ lịch sử, Quảng Bình là mảnh đất giàu truyền thống cáchmạng Dới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Quảng Bình đã đứng lên khởi nghĩagiành chính quyền tháng Tám năm 1945 Suốt 9 năm trờng kỳ kháng chiến chốngthực dân Pháp, Quảng Bình đã có nhiều tên đất tên làng nh Cảnh Dơng, Cự Nẫm,Xuân Bồ.v.v đã góp phần cùng cả nớc đánh thắng giặc Pháp xâm lợc
Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ thần thánh của dân tộc QuảngBình là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là hậu phơng lớn trực tiếp
Trang 36của miền Nam Trong ma bom bão đạn của quân thù, dù phải gánh chịu nhiềumất mát, gian khổ, hy sinh song những phẩm chất cách mạng tốt đẹp của con ng-
ời, mảnh đất Quảng Bình lại đợc phát huy cao độ Trong lao động xây dựngQuảng Bình có hợp tác xã Đại Phong lá cờ đầu trong sản xuất nông nghiệp củamiền Bắc xã hội chủ nghĩa, trong chiến đấu có đại đội nữ pháo binh Ng Thuỷ anhhùng Từ trong máu lửa của cuộc chiến tranh ở Quảng Bình đã xuất hiện phongtrào “xe cha qua nhà không tiếc, đờng cha thông không tiếc máu, tiếc xơng”, “nhà tan cửa nát cũng ừ, quyết tâm thắng Mỹ cực chừ sớng sau”
Với những chiến công trong sản xuất và chiến đấu, Đảng bộ và nhân
dân Quảng Bình đã vinh dự đợc Bác Hồ tặng danh hiệu hai giỏi: “Chiến đấu
giỏi, sản xuất cũng giỏi”
Sau 13 năm sát nhập với Quảng Trị, Thừa Thiên Huế thành tỉnh Bình TrịThiên, tháng 7/1989 Quảng Bình trở lại địa giới cũ Phát huy truyền thống cáchmạng của “quê hơng hai giỏi” với tinh thần tự lực tực cờng, đoàn kết sáng tạo,dới đờng lối đổi mới Đảng, tình hình kinh tế xã hội của Quảng Bình có nhữngtiến bộ đáng kể
Tớnh đến thỏng 6/2011, tốc độ tăng trởng GDP đạt 5%, giá trị sản xuấtnông, lâm, ng nghiệp tăng 4,8% Tổng sản lợng lơng thực đạt 26,1 vạn tấn,kim ngạch xuất khẩu đạt 88 triệu USD Sự nghiệp giáo dục đào tạo đã cónhững bớc phát triển mới, tỉ lệ ngời biết chữ chiếm 99% so với tổng dân số
Đến nay, 100% số xã, phờng đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mùchữ Công tác xoá đói giảm nghèo đợc thực hiện tích cực, tỉ lệ hộ nghèo năm
2010 đã giảm xuống cũn 2% Các chính sách xã hội đợc chú trọng, anh ninh,trạt tự đợc giữ vững
Tuy đã đạt đợc những thành tựu hết sức quan trọng, nhng nhìn chungnền kinh tế - xã hội Quảng Bình vẫn còn nhiều hạn chế Hiện nay, so với cả n-
ớc Quảng Bình vẫn là một trong số những tỉnh nghèo, kém phát triển, tăng ởng kinh tế cha ổn định, quy mô sản xuất nhỏ bé, kết cấu hạ tầng còn lạc hậu.Trình độ dân trí còn thấp và cha đồng đều giữa các vùng Trình độ khoa học kỹthuật, tay nghề của lực lợng lao động còn hạn chế Chất lợng đời sống và mứchởng thụ văn hoá của một bộ phận dân c, đặc biệt là ở các vùng miền núi, vùngsâu vùng xa và nông thôn còn gặp nhiều khó khăn
tr-Năm 2011, Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình “phấn đấu đạt tốc độ tăngtrởng kinh tế cao và bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguòn lựctrên có sở cải thiện mạnh mẽ môi trờng đầu t, kinh doanh để tạo chuyển biến vềchất lợng tăng trởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh chuyển
Trang 37dịch cơ cấu kinh tế theo hớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá; phát triển vànâng cao chất lợng nguồn nhân lực; thực hiện tốt chính sách giải quyết việclàm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện mức sống nhân dân; đặc biệt quan tâm hổtrợ giúp đỡ đồng bào thiểu số về sản xuất, đời sống; đẩy mạnh cải cách hànhchính, phát huy dân chủ cơ sở và giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toànxã hội.”[32, tr.18].
Để thực hiện tốt những mục tiêu nhiệm vụ nói trên, đòi hỏi Đài Phỏtthanh – Truyền hỡnh Quảng Bình phải không ngừng tự đổi mới, nâng cao chấtlợng chơng trình, đầu t trang thiết bị nâng cao năng suất, mở rộng diện tích phủsóng để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ và nhân dân địa phơnggiao phó Với những u thế của mình, Đài Phỏt thanh – Truyền hỡnh Quảng Bìnhkhông chỉ là công cụ quan trọng trên mặt trận t tởng-văn hoá, góp phần hìnhthành, hớng dẫn d luận xã hội tích cực, tạo không khí dân chủ, cởi mở trong xãhội mà còn là một nhu cầu không thể thiếu đợc đối với đông đảo quần chúngnhân dân địa phơng nhằm góp phần nâng cao dân trí, trình độ nhận thức, mứchởng thụ các giá trị văn hoá nghệ thuật của nhân dân trong tỉnh, góp phần tíchcực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hơng
2.1.2 Vài nét về Đài Phỏt thanh – Truyền hỡnh Quảng Bỡnh và chơng trình chuyờn đề của Đài PT-TH Quảng Bình
đội hình chung của phát thanh cả nớc, với phong trào “tiếng hát át tiếng bom”,
“tiếng loa hoà tiếng súng”, thế hệ những ngời làm phát thanh Quảng Bình đã cónhững đóng góp chung vào thắng lợi của cách mạng Sau ngày tái lập tỉnh ĐàiPhỏt thanh – Truyền hỡnh đợc thành lập, ngày 1/7/1989 phát sóng chơng trìnhthời sự tổng hợp đầu tiên phục vụ đồng bào chiến sĩ trong tỉnh Tháng 3/1993hai đài Phát thanh và Truyền hình đợc sát nhập thành đài Phỏt Thanh – Truyềnhỡnh Quảng Bình
Hệ thống Đài Phỏt Thanh – Truyền hỡnh Quảng Bình bao gồm đài PhỏtThanh – Truyền hỡnh tỉnh và 7 đài truyền thanh - truyền hình huyện, thành phố
Trang 38Tổng số cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nhân viên chức của đài PhỏtThanh – Truyền hỡnh Quảng Bỡnh có 120 ngời Đài đợc tổ chức theo 7 phòng:
Chơng trình phim truyện, sân khấu
Đài đã thực hiện phủ sóng 95% địa bàn dân c, 85% số dân đợc nghe đài,xem truyền hình của Trung ơng và địa phơng Hàng ngày, đài có ba chơng trìnhphát thanh vào 5h15, 11h30 và 17h, ba chơng trình truyền hình trong đó hai chơngtrình vào 17h và 19h45 và một chơng trình phát lại lúc 5h30
* Chơng trình chuyờn đề của Đài Phỏt Thanh – Truyền hỡnh Quảng Bình
Về hoạt động nội dung và nhiệm vụ thụng tin - tuyờn truyền, đến nay,ngoài phần tin tức, phúng sự hàng ngày, Đài đó thực hiện trờn 30 chuyờn mục,chuyờn đề, chương trỡnh cỏc Đài huyện, thành phố trờn súng phỏt thanh, truyềnhỡnh Duy trỡ thường xuyờn mỗi ngày 3 chương trỡnh phỏt thanh với thời lượngphỏt súng 240 phỳt/ngày Từ ngày 01/7/2009, chương trỡnh truyền hỡnh được nốidài trở thành kờnh truyền hỡnh độc lập phỏt súng liờn tục từ 6h sỏng đến 24h hàngngày Năm 2010, Đài cũng đó mở thờm bản tin thời sự buổi trưa, bản tin thế giớitrưa và tối, mở thờm cỏc chuyờn mục, gameshow phản ỏnh nhiều chiều, phongphỳ, đa dạng mọi mặt đời sống kinh tế - văn hoỏ - xó hội trờn địa bàn tỉnh
Chơng trình thời sự với 90 phút mỗi ngày, chiếm 75% tổng thời lợngphát sóng Còn lại là chơng trình chuyên đề và cỏc chương trỡnh khỏc
Trang 39Chơng trình chuyên đề với các chuyên đề nh: Cải cỏch hành chớnh,Phỏp luật và cuộc sống, Với khỏn giả truyền hỡnh, Bạn nhà nụng…đã thựchiện nhiệm vụ tuyên truyền những chủ trơng, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nớc, chính quyền địa phơng, cung cấp thông tin về mọi mặt
đời sống của ngời dân trong tỉnh đồng thời thực hiện các chức năng khác nhgiáo dục, giải trí.v.v
Đội ngũ biên tập viên, phóng viên của phòng chuyờn đề gồm 17 ngờitrong đó có 1 trởng phòng, 1 phó trởng phòng, 6 phóng viên, 9 biên tập viên
Đội ngũ này có nhiệm vụ vừa tổ chức, viết bài vừa làm biên tập vừa xây dựngkết cấu chơng trình để phát sóng
2.1.3 Vai trò của chơng trình chuyờn đề trong hệ thống truyền hỡnh Quảng Bình
Với t cách là phơng tiện chuyển tải thông tin, báo chí (bao gồm báo in, báonói, báo hình.v.v.) chứa đựng trong nội dung của nó nhiều thông tin khác nhau.Xuất phát từ mục đích, chức năng, nhiệm vụ và phơng pháp phản ánh hiện thực,thông tin báo chí có hai đặc điểm lớn đó là: luôn luôn đảm bảo tính thời sự và tínhxác thực tối đa trong quá trình thông tin Đây là đặc trng cơ bản của thông tin báochí Hệ thống các thể loại ở nớc ta đợc chia thành ba nhóm: nhóm thông tấn báochí, nhóm chính luận báo chí và nhóm ký báo chí
Nhóm Thông tấn báo chí (đối với báo viết) và các chơng trình chuyờn đề
đối với phát thanh, truyền hình bao gồm các thể loại nh: tin, phỏng vấn, tờngthuật, bình luận, ghi nhanh.v.v Các thể loại này có một đặc điểm là thiên vềthông tin sự kiện, lấy việc thông tin phân tích, bình luận sự kiện làm mục đíchchính trong quá trình phản ánh hiện thực Tất cả những chi tiết, dữ kiện, t liệu
đa ra phải chịu áp lực lớn của tính thời sự và tính chính xác với mục đích rõràng là nhằm cung cấp các sự kiện cho công chỳng
Riêng đối với Truyền hỡnh Quảng Bình, chơng trình chuyờn đề ngày càng
có vai trò quan trọng Bởi do điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật v.v chacho phép thực hiện nhiều Ở Đài Truyền hỡnh Việt Nam, ngoài chơng trìnhchuyờn đề với chức năng chính là cung cấp cỏc thông tin một cỏch sõu sắc hơncòn có các chơng trình nh sự kiện và bình luận, tiêu điểm trong ngày.v.v đi sâuphân tích, lý giải và bình luận thông tin Riêng ở truyền hỡnh Quảng Bình, chơng
Trang 40trình chuyờn đề chịu trách nhiệm làm tất cả những nhiệm vụ đó Đây có thể coi làmột nét đặc thù của chơng trình chuyờn đề truyền hỡnh ở Đài Phỏt Thanh –Truyền hỡnh Quảng Bình Đồng thời, khẳng định vai trò quan trọng của chơngtrình chuyờn đề của Đài Phỏt Thanh – Truyền hỡnh Quảng Bình.
Cỏc chuyờn đề trờn truyền hỡnh luụn phản ỏnh đầy đủ mọi phương diệntrờn tất cả cỏc lĩnh vực của cuộc sống, từ những thay đỏi về cơ cấu kinh tế xó hội,đến sự chuyển biến trong cuộc sống chung toàn xó hội Quả thật cỏc chuyờn đề làtiờu điểm chỳ ý, tiờu điểm phản ỏnh của cỏc cơ quan bỏo chớ, khụng ớt thỡ nhiềunhưng cỏc cơ quan bỏo chớ vẫn luụn phải cú cỏc chuyờn đề nhất định Nú như làmún ăn khụng thể thiếu đối với một phúng viờn, một tờ bỏo Với mỗi chuyờn đềkhỏc nhau, mỗi cơ quan bỏo chớ cú những cỏch tiếp cận và cỏch phản ỏnh khỏcnhau nhưng nhỡn chung lại là những bài viết được phản ỏnh trong cỏc chuyờn đềphải đũi hỏi sự hiểu biết chớnh xỏc và cú cỏch đỏnh giỏ đỳng đắn tựy theo mức độtỏc động của nú đến xó hội như thế nào do vậy mà cụng chỳng tiếp nhận rất quantõm theo dừi Khụng những đỏp ứng thụng tin kinh tế - xó hội mà cũn làm chochớnh tờ bỏo đú sinh động hơn và tạo được sự chỳ ý từ cụng chỳng xó hội Mức
độ phỏt triển của cỏc cơ quan bỏo chớ cũng phụ thuộc một phần vào cỏc chuyờn đềbởi sự cấp thiết và quan trọng của nú cú ảnh hưởng, tỏc động sõu sắc đến nhữngchuyển biến núi chung của toàn xó hội
2.2 Thực trạng về việc sản xuất cỏc chương trỡnh chuyờn đề truyền hỡnh ở Đài Phỏt Thanh – Truyền hỡnh Quảng Bỡnh
2.2.1 Thực trạng về hoạt động phỏt thanh và truyền hỡnh
Đài Phỏt Thanh – Truyền hỡnh Quảng Bỡnh được thành lập trờn cơ sở hợpnhất 2 Đài Phỏt Thanh Quảng Bỡnh và Đài Truyền Hỡnh Quảng Bỡnh theo quyếtđịnh số 167/QĐ-UB ngày 8/3/1993 của UBND tỉnh Quảng Bỡnh Sau gần 18 nămhoạt động, Đài đó khụng ngừng phỏt triển về cả quy mụ, số lượng lẫn chất lượng.Những chức năng, nhiệm vụ về cụng tỏc tuyờn truyền đó được Đài thực hiện tốtđỏp ứng được yờu cầu cụng tỏc thụng tin tuyờn truyền của tỉnh Khối lượng nhiệm
vụ được điều chỉnh tăng gấp nhiều lần so với khi mới thành lập Cụ thể: