1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển. Sản xuất các chương trình truyền hình không chỉ còn dành riêng cho các đài truyền hình. Chính vì vậy mà các đài truyền hình ngày càng phải thay đổi hình thức cũng như nội dung chương trình nhằm thu hút khán giả. Sản xuất các chương trình truyền hình thực tế đang là xu hướng phát triển của các đài truyền hình và các đài truyền hình của các tỉnh miền Tây Nam bộ cũng đang đi theo hướng đó nhằm tăng sự cạnh tranh của mình. Truyền hình thực tế là một phạm trù còn mới mẽ tại Việt Nam. Hiện tại khi nhắc đến truyền hình thực tế, công chúng nghĩ đến các chương trình giải trí game show nhiều hơn là các chương trình mang tính trải nghiệm. Một số đài truyền hình đã xây dựng các chương trình truyền hình thực tế mang tính chính luận trải nghiệm có nội dung liên quan đến các lĩnh vực chính trị, xã hội, du lịch, khám phá…
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRƯƠNG THỊ THANH THẢO
CÁCH THỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH
TRUYỀN HÌNH Ở MIỀN TÂY NAM BỘ
(Khảo sát Đài PTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp)
Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH THỊ THUÝ HẰNG
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, thông tin và kết quả được nêu trong luận văn rõ ràng và trung thực
Tác giả luận văn
Trương Thị Thanh Thảo
Trang 4Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRUYỀN HÌNH
Chương 2: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC
TẾ CỦA CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH Ở MIỀN TÂY NAM BỘ 442.1 Vài nét giới thiệu về các Đài Phát thanh truyền hình và chương
2.2 Khảo sát việc thực hiện sản xuất chương trình truyền hình thực
2.3 Đánh giá về cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH THỰC TẾ TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN
3.1 Kinh nghiệm sản xuất chương trình truyền hình thực tế ở Đài
3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao chương
trình truyền hình thực tế tại các Đài Phát thanh truyền hình miền
Trang 5Nxb : Nhà xuất bản
Trang 6TrangBiểu đồ 1.1: Top 10 show truyền hình thực tế thành công nhất 2014 26Biểu đồ 2.1: Cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế
Biều đồ 2.2: Chương trình truyền hình thực tế trên đài PTTH Tiền
Biểu đồ 2.3: Lí do chương trình truyền hình thực tế hấp dẫn công chúng 71
Biểu đồ 2.5: Công chúng thích xem loại chương trình thực tế nào 82Biểu đồ 2.6: Hình thức đánh giá hiệu quả chương trình truyền
Biểu đồ 3.1: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạođiều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển Sản xuất các chương trình truyềnhình không chỉ còn dành riêng cho các đài truyền hình Chính vì vậy mà cácđài truyền hình ngày càng phải thay đổi hình thức cũng như nội dung chươngtrình nhằm thu hút khán giả Sản xuất các chương trình truyền hình thực tếđang là xu hướng phát triển của các đài truyền hình và các đài truyền hình củacác tỉnh miền Tây Nam bộ cũng đang đi theo hướng đó nhằm tăng sự cạnhtranh của mình
Truyền hình thực tế là một phạm trù còn mới mẽ tại Việt Nam Hiện tạikhi nhắc đến truyền hình thực tế, công chúng nghĩ đến các chương trình giảitrí game show nhiều hơn là các chương trình mang tính trải nghiệm Một sốđài truyền hình đã xây dựng các chương trình truyền hình thực tế mang tínhchính luận trải nghiệm có nội dung liên quan đến các lĩnh vực chính trị, xãhội, du lịch, khám phá…
Thời gian qua các đài truyền hình quốc gia và địa phương cũng đã tổchức sản xuất các chương trình truyền hình thực tế chính luận mang tínhtrải nghiệm như thế Truyền hình thực tế là một xu thế, bởi nó mang tínhchân thực và hình thức thể hiện sinh động Cần có cái nhìn đúng về quanđiểm truyền hình thực tế, một phương thức sản xuất chương trình truyềnhình thực tế, nhất là quá trình chuyên nghiệp hóa truyền hình ở Việt Namnhững năm qua chứng minh năng lực tự hoàn thiện của đội ngũ làm truyềnhình trong nước
Hiện tại các đài phát thanh truyền hình (PTTH) ở miền Tây Nam bộcũng có khá nhiều chương trình được gọi là truyền hình thực tế Nhưng nhưthế nào về chương trình truyền hình thực tế và cách thức sản xuất chươngtrình truyền hình thực tế một cách chuyên nghiệp ra sao đang đặt ra rất nhiều
Trang 8câu hỏi và ý kiến khác nhau Một chương trình truyền hình thực tế được chămchút, đầu tư kỹ lưỡng, khai thác và thể hiện tốt sẽ có sức hấp dẫn, lôi cuốncông chúng không thua kém bất kỳ chương trình giải trí mang tính giáo dụcnào Đồng thời, chương trình truyền hình thực tế thể hiện hài hòa giữa nộidung và hình thức sẽ phát huy tốt vai trò định hướng dư luận xã hội, khơi dậytính nhân văn và giúp khán giả hướng thiện trong cuộc sống Tuy nhiên, hiệnnay chưa có nhiều nghiên cứu về truyền hình hiện đại và chương trình truyềnhình thực tế cũng như cách thức sản xuất truyền hình thực tế Do vậy, nhiềuđài chưa được tiếp cận với lý thuyết cũng như phương thức sản xuất cácchương trình truyền hình thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Làm thế nào để bổ sung về mặt lý luận, đồng thời giúp các Đài PTTHmiền Tây Nam bộ phát huy những ưu điểm, cũng như khắc phục những mặthạn chế trong việc sản xuất chương trình truyền hình thực tế chuyên nghiệphơn, đạt kết quả cao hơn, tăng cạnh tranh trong sản xuất chương trình? Đâychính là lý do khiến cho tác giả lựa chọn đề tài: “Cách thức sản xuất chươngtrình truyền hình thực tế của các đài phát thanh truyền hình ở miền Tây NamBộ” để nghiên cứu Qua đó tác giả mong muốn sẽ cùng với các đài PTTHmiền Tây Nam bộ xây dựng một phương thức sản xuất chương trình truyềnhình thực tế phục vụ cho sự phát triển chung của truyền hình hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ góc độ nghiên cứu lí luận báo chí đã có một số tác giả trong và ngoàinước bàn đến Trong đó có các tác phẩm tiêu biểu do các nhà nghiên cứu líluận báo chí Việt Nam công bố trong những năm qua như:
- Cơ sở lí luận báo chí của tác giả Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), nhà xuất bản
văn hoá thông tin 1999, ở trang 199, tác giả có đề cập đến truyền hình thực tế
như sau: “Sự xuất hiện của truyền hình thực sự là một cuộc cách mạng trong
thông tin đại chúng, tạo ra những khả năng điều kiện tuyệt vời cho báo chí thựchiên các chức năng văn hoá - giải trí Công chúng của truyền hình đuợc trực tiếp
Trang 9thưởng thức các buổi biều diễn nghệ thuật, các công trình kiến trúc, danh lamthắng cảnh, trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hoá như liên hoan, lễ hội,các cuộc thi đấu thể thao vv… Bằng hình ảnh có màu sắc kết hợp cùng âm thanhvới những cung bậc, âm điệu đa dạng, truyền hình có khả năng tạo nên nhữngcảm giác chân thật, đầy đủ cho công chúng Đó là điều kiện tốt cho người xemtruyền hình tiếp nhận thông tin nhận thức những giá trị tinh thần của tác phẩmnghệ thuật, các hoạt động văn hoá Truyền hình trở thành một loại nhà hát,quảng trường công dân, trường học nhân dân, người hướng dẫn văn hoá đạichúng, thành phương tiện nghỉ ngơi, giải trí có sức hấp dẫn lớn đối với các tầng
lớp nhân dân” Tài liệu này sẽ là cơ sở lí luận về báo chí nói chung và truyền
hình nói riêng để tác giả làm nền tảng phân tích thể loại báo chí truyền hình
- Cơ sở lí luận báo chí truyền thông của tác giả Dương Xuân Sơn (chủ
biên), nhà xuất bản văn hoá thông tin 1995, ở trang 52,53, tác giả bàn về tác
phẩm truyền hình “Tác phẩm (bài báo, chương trình phát thanh hay truyền
hình) do nhà báo chuẩn bị sẵn và được in trên báo hay phát trên đài phátthanh, vô tuyến truyền hình mới chỉ có thể xem xét về chất lượng của thôngtin tiềm năng đối với công chúng vì chưa biết chúng có được tiếp nhận haykhông… Khi tìm hiểu công chúng ta thấy thỉnh thoảng lại xảy ra tình trạng làkhông phải các bản tin, các buổi phát thanh và truyến hình đều được họ thừanhận Điều đó nhắc nhỡ những người làm công tác báo chí phải quan tâm đếnhiệu quả của chương trình Việc đảm sự ổn định trong mối quan hệ lẫn nhaugiữa nhà báo và công chúng được thể hiện trong chương trình là hết sức cầnthiết, đảm bảo cho thông tin tiềm năng dễ dàng trở thành thông tin hiện thực”.Tài liệu này giúp tác giả nghiên cứu để dẫn dắt sự cần thiết phải nâng chấtlượng truyền hình từ nhu cầu của công chúng
Bàn về vấn đề kỹ năng tác nghiệp của nhà báo có các tác phẩm:
- Truyền thông lí thuyết và kỹ năng cơ bản, Nguyễn Văn Dững chủ biên.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật năm 2012,ở trang 200, khi đề cập đến
Trang 10thế mạnh của truyền hình tác giả cho rằng“Truyền hình có thế mạnh đặc biệt
mà các kênh truyền thông khác không có được” Còn ở trang 201, 203, 204khi bàn về qui trình sản xuất ấn phẩm báo in phát thanh truyền hình tác giảnhấn mạnh: “Đối với truyền hình khi khai thác tài liệu cần xây dựng kịch bản(kịch bản sơ bộ và kịch bản chi tiết) sau đó tiến hành làm tiền kỳ, tức ghi hìnhghi âm phỏng vấn Kiểm tra phân loại tư liệu và viết hoặc làm hậu kỳ - dựngphim, dựng băng để hoàn chỉnh tác phẩm chuẩn bị lên trang lên chương trình.Đây là khâu hoàn thiện ấn phẩm đơn lẻ chuẩn bị cho việc thiết kế sân khấutổng hợp để có thể xã hội hoá Truyền hình nước ta những năm gần đây pháttriển chưa từng có, với khuynh hướng mô hình khác nhau đang hình thànhnên thị trường truyền thông - truyền hình khá đa dạng, phong phú, cơ hội chiađều cho tất cả, đã trôi qua cái thời kỳ bao cấp nặng nề và đang phát triển theo
xu hướng xã hội hoá không chỉ trong lĩnh vực sản xuất chương trình Truyềnhình truyền thông công nghệ số trong thế giới đang bị làm phẳng đã và đangđem lại những thành công vượt trội về công nghệ cũng như đa dạng hoá sảnphẩm truyền hình và quan trọng hơn, đang đem lại lợi ích thiết thực trong quátrình đáp ứng thoả mãn nhu cầu thông tin giải trí ngày càng cao của côngchúng xã hội” Tài liệu này là cơ sở lí luận để tác giả phát triển về qui trìnhsản xuất của truyền hình hiện đại ngày nay, cần có những phương thức sảnxuất mới để đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí ngày càng cao của công chúng
- Nghiên cứu về loại hình báo chí truyền hình- Một số nội dung cơ bản
về nghiệp vụ báo chí xuất bản - Bộ thông tin truyền thông, năm 2013, ở trang
184, 18, nhóm tác giả TS Hà Huy Phượng, ThS Đinh Ngọc Sơn, ThS VũThuý Bình, ThS Lê Thanh Xuân, ThS Đỗ Phan Ái, khi đề cập đến đặc điểmtác phẩm báo chí truyền hình có thống nhất nhận định sau: “Tính xác thực củahình ảnh: hình ảnh của tác phẩm báo chí truyền hình luôn đặt tính sự thật lênhàng đầu Mổi cảnh quay mổi nhân vật mổi câu chuyện… đều có địa chỉ thậttrong cuộc sống Nếu phóng viên dàn dựng cảnh quay sai sự thật, bóp méo
Trang 11bản chất thì đó là vi phạm vào đạo đức nghề nghiệp người làm báo Đây cũng
là đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giửa tác phẩm báo chí truyền hình vàtác phẩm điện ảnh Điện ảnh là lĩnh vực nghệ thuật, người ta có thể xây dựnghình tượng nhận vật, sáng tạo hình ảnh cảnh quay theo ý chủ quan của đạodiển để đạt hiệu quả nghệ thuật Còn với tác phẩm báo chí truyền hình, hìnhảnh thu đuợc đều dựa trên chất liệu sự thật của sự kiện, mọi sáng tạo tác phẩmđều phải tôn trọng sự thật Tuy nhiên, với ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh trêntruyền hình, người ta cũng có nhiều cách để truyền đạt thông tin xác thực vàhiệu quả Chẳng hạn việc sử dụng hình ảnh đồ họa giúp khán giả nhận đượcthông tin khái quát hơn về một sự kiện nào đó Bên cạnh đó, nếu hình ảnh làthông tin cụ thể thì lời bình sẽ giải thích rõ hơn về hình ảnh đó, nó đảm bảocho người xem hiểu rõ bản chất của sự kiện và những gì đang diễn ra trênmàn hình Tính logic của thông tin: Mỗi cảnh quay của tin tức, phóng sự…trên truyền hình được tính bằng giây Như vậy hình ảnh trên truyền hìnhkhông phải là tất cả sự kiện được ghi hình liên tục mà là sự ghép nối rất nhiềucảnh quay ở những thời điểm khác nhau Do đó tác phẩm báo chí truyền hìnhphải đảm bảo sự logic thông tin Để có sự logic thông tin tác phẩm báo chíđược xây dựng trên nguyên tắc về ngôn ngữ hình ảnh, về tiếng động, về lờibình… và sự hoàn thiện của tác phẩm dựa trên các tiêu chí thể loại Đảm bảoyếu tố kỹ thuật: tác phẩm báo chí truyền hình được sản xuất theo những tiêuchuẩn kỹ thụât từ ghi hình, dựng hình, đến truyền dẫn phát sóng … Do đó đòihỏi các khâu phải tuân thủ kỹ thuật để tín hiệu hình ảnh đến với người xemtrung thực nhất” Tài liệu này là cơ sở lí luận để đề cập phân tích quá trình laođộng sáng tạo trong tác phẩm báo chí truyền hình thực tế Dù là phương thứcsản xuất mới những cũng phải dựa trên đặc điểm thể loại báo chí nói chung vàqui trình sản xuất của tác phẩm báo chí truyền hình nói riêng
Ngoài ra ở phần nghiên cứu kỹ năng nghiệp vụ còn bàn nhiều vấn đề từcác công trình của các tác giả như:
Trang 12- PGS.TS Nguyễn Văn Dững, PGS.TS Hoàng Anh, TS Nguyễn NgọcOanh (dịch).
- 10 bí quyết kỹ năng nghề báo, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2002;
- Trần Đức Tài (dịch), Con mắt biên tập, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, năm 2011;
- John Hohenberg, Ký giả chuyên nghiệp, Lê Thái Hằng và Lê ĐìnhBiểu (dịch), Nhà in riêng của Hiện đại thư xã, Sài Gòn, 1974
Truyền hình thực tế (reality television) không phải là một thể loại truyềnhình mà là một phương thức làm truyền hình mới, có nhiều điểm khác vớicách làm truyền thống vốn nặng về dàn dựng, sắp xếp và có sự can thiệp sâucủa nhóm thực hiện, kể cả khi đó là chương trình được truyền trực tiếp.Truyền hình thực tế nằm trong xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, trong
đó có truyền hình hiện đại Đã có nhiều công trình nghiên cứu của báo chíhiện đại như:
- Những vấn đề của báo chí hiện đại của TS Hoàng Đình Cúc- TS.
Đức Dũng, Nhà xuất bản lí luận chính trị, năm 2007, ở trang 274, tác giả nhận
diện lại hệ thống thể loại báo chí ở nước ta như sau: “Với tư cách là hình thái
ý thức xã hội đặc thù, báo chí phản ánh thực tại khách quan thông qua cáchình thức thể loại tương đối ổn định và những hính thức chưa ổn định, thườngđược gọi chung là “các dạng bài thông tin, phản ánh báo chí”, còn những hìnhthức tương đối ổn định được gọi là các thề loại (hoặc thể tài) trong một hệthống Nói cách khác nếu trong số cac tác phẩm báo chí đuợc đăng tải trênbáo chí nói chung, không phải tác phẩm nào cũng thể hiện rỏ ràng tiêu chí củathể loại Như vậy giữa tác phẩm báo chí và thể loại báo chí vẫn có một ranhgiới khá rõ ràng với những khác biệt có thể nhận diện được”
- PGS.TS Đức Dũng, năm 2008, Nhận diện hệ thống thể loại báo chí ở
nước ta, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí - Tuyên truyền nêu
lên nhận định: “Cần chú ý rằng từ trước đến nay lý thuyết báo chí không
Trang 13nghiên cứu những tác phẩm không thể hiện rõ đặc điểm thể loại mặc dùchúng vẫn chiếm vị trí áp đảo trong số các tác phẩm báo chí” Điều này cho thấy
sự cần thiết bổ sung lý thuyết cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực
tế, bởi lẽ truyền hình thực tế đang chiếm vị trí áp đảo trong truyền hình hiện nay.Trên cơ sở tài liệu và trích dẫn vừa nêu sẽ giúp tác giả có lập luận dựatrên sự khác biệt ít nhiều của các phương thức sản xuất truyền hình hiện đạingày nay để phân biệt các dạng chương trình không phải thể loại báo chí mà
là phương thức sản xuất mới như truyền hình thực tế Việc nghiên cứuphương thức sản xuất mới này sẽ xới lên được những vấn đề những ý kiến cầnthiết cho nghiên cứu truyền hình thực tế từ thực tiễn
- Báo chí thế giới, xu hướng phát triển của PGS Tiến sĩ Đinh Thị Thúy
Hằng, Nhà xuất bản thông tấn, năm 2008 Trong nghiên cứu tài liệu này sẽ có
cái nhìn khái quát về thực tiễn phát triển báo chí hiện nay trên thế giới, cácnước Châu Á trong đó có thực tiển phát triển của truyền hình như thế nào ỞTrang 136, 137 đề cập đến sự phát triển của truyền hình số, tác giả cho rằng:
“Công chúng ngày càng có nhiều sự lựa chọn và tiếp cận là cho họ trở nênkhó tính hơn, chọn lọc hơn khiến các cơ quan thông tấn báo chí ngày càngphải đối mặt với thách thức bị mất thị phần và do đó mất nguồn thu quảngcáo Trước tình hình đó các cơ quan báo chí phải tính đến việc sản xuất nộidung phù hợp với thị trường, tức là các nội dung theo thị hiếu của người tiêuthụ sản phẩm và các nhà quảng cáo Mối liên hệ giửa 3 nhân tố: Nội dung,người tiêu thụ, và quảng cáo trở nên chặt chẻ hơn bao giờ hết Người tiêu thụthì mong muốn có nội dung hay, còn các nhà sản xuất nội dung thì mongmuốn đưa ra những gì có thể thu hút người tiêu thụ Bên cạnh đó nhà quảngcáo lại tìm kiếm những nội dung hay hấp dẫn để đưa quảng cáo vào nhằm gây
ấn tượng với người tiêu dùng với hy vọng học sẽ mua sản phẩm sau khi xemquảng cáo Chính cái logic thị trường đang làm cho nội dung của báo chí ngàycàng bị thương mại hoá”
Trang 14Từ cở sở này để khẳng định xu thế phát triển cần có để tạo ra tác phẩm
báo chí truyền hình chất lượng thu hút công chúng tăng doanh thu của đàiPTTH Qua đó cũng có những giải pháp để duy trì và phát triển của đài PTTHTiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp cũng như các đài PTTH khu vực TâyNam bộ trong tương lai
Ngoài ra còn nghiên cứu thêm những nội dung về nhà báo hiện đại đểlàm cơ sở phân tích cho nhà báo truyền hình hiện đại qua Sách dịch: Nhà báohiện đại do THE MISSOURI GROUP biên soạn
Riêng về truyền hình thực tế thì ngoài những bài nghiên cứu như: Bàn về
khái niệm “Glocalization” trong chương trình “truyền hình thực tế” tại Việt Nam, trên tạp chí Người làm báo và nhiều bài báo bài phản ánh về xu thế
những mặt đạt được và chưa được của truyền hình thực tế ở Việt Nam, thìriêng việc lựa chọn đề tài liên quan truyền hình thực tế của các nghiên cứusinh Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam như học viên Nguyễn ThịHằng Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số 60.32.01 liên quan đến truyền hìnhthực tế không nhiều
Một số đề tài nghiên cứu về báo chí các tỉnh ĐBSCL như:
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng: “Tính thuyết phục và hiệu quảcủa truyền hình trực tiếp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả LêThanh Trung, Học viên Cao học khóa 8, Học viện Báo chí & Tuyên truyền
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng: “Nâng cao chất lượng vàhiệu quả chương trình truyền hình địa phương ĐBSCL (khảo sát qua Đàitruyền hình Vĩnh Long, giai đoạn 2000-2001)” của tác giả Hồ Minh Trứ,trường ĐHKHXH&NV TP Hồ Chí Minh, 2006 Tuy nhiên, các nghiên cứunày mới chỉ dừng lại khảo sát một số tờ báo, đài truyền hình đơn lẻ trongnâng chất chương trình nói chung, chứ không đề cập cụ thể đến chương trìnhtruyền hình thực tế
Những nghiên cứu trên đây phần nào đã làm sáng tỏ những vấn đề củabáo chí hiện đại và xu hướng truyền hình hiện đại nói riêng, cụ thể là xu
Trang 15hướng truyền hình thực tế Tuy nhiên, tại Đồng bằng sông Cửu Long chưa cónghiên cứu thấu đáo nào về thực trạng, từ đó tìm nguyên nhân và giải phápnhằm nâng cao chất lượng cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực
tế Đặc biệt là tại đài PTTH Tiền Giang chưa có một nghiên cứu nào liên quanđến phương thức sản xuất truyền hình thực tế, dù vài năm gần đây, đài đã vàđang có những chương trình đuợc Ban giám đốc và phòng nghiệp vụ xác địnhđây là phương thức sản xuất theo truyền hình thực tế
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, còn tham khảo nhữnggiáo trình về cơ sở lý luận báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cácvăn bản của Đảng, Nhà nước về lãnh đạo và quản lý báo chí trong giai đoạnmới, những bài nghiên cứu, bài phản ánh của các chuyên gia các nhà báo liênquan đến truyền hình thực tế Trên tinh thần kế thừa thành tựu của nhữngnghiên cứu trước và quá trình khảo sát thực tế được coi là nguồn dữ liệu quantrọng và sống động để hình thành nội dung luận văn này Qua đó có thêm mộtkênh thông tin để nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn tại đài PTTH TiềnGiang và các đài PTTH khu vực Tây Nam Bộ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những lý luận và thực tiễn sản xuấtchương trình truyền hình thực tế, tác giả sẽ khảo sát và đánh giá cách thức sảnxuất chương trình truyền hình thực tế của đài PT-TH tỉnh Tiền Giang, đàiPTTH Vĩnh Long, đài PTTH Đồng Tháp Từ đó, tác giả sẽ đề ra những giảipháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản xuất chương trình truyền hìnhthực tiễn cho các đài địa phương
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về phương thức sản xuất chương trìnhthực tế trong những vấn đề của báo chí hiện đại cũng như xu hướng phát triển
Trang 16của báo chí thế giới nói chung và Báo chí Việt Nam nói riêng, trong đó cótruyền hình
- Khảo sát việc sản xuất chương trình truyền hình thực tế tại đài PTTHTiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp trong năm 2014, 2015
- Phân tích thực trạng về số lượng chương trình, chất lượng của cácchương trình truyền hình và các chương trình truyền hình thực tế của đàiPTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp
- Tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm phát huy những mặt ưuđiểm và khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc sản xuất chương trìnhtruyền hình thực tế tại đài PTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp Từ đógiúp cho đài PTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp nâng cao hiệu quảthông tin, tuyên truyền, nâng vị thế thương hiệu của Đài trong lòng côngchúng và góp phần định hướng dư luận xã hội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là cách thức sản xuất chương
trình truyền hình thực tế của đài phát thanh truyền hình các tỉnh miền TâyNam bộ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của luận văn này là phương thức sản xuất chươngtrình truyền hình thực tế của đài PTTH 3 tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp vàVĩnh Long
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận về vấn đề tư tưởng HồChí Minh đối với báo chí; lý luận về tác phẩm báo chí, hệ thống thể loại báochí, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí Lịch sửhình thành và phát triển của truyền hình Việt Nam, truyền hình các tỉnh miền
Trang 17Tây Nam bộ Những vấn đề của báo chí hiện đại Xu hướng phát triển củatruyền hình hiện đại
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp thuthập thông tin sau đây
- Phân tích tư liệu: Đề tài sử dụng thông tin thu thập được từ các chương
trình truyền hình thực tế tại đài PTTH các tỉnh miền Tây Nam bộ trong năm
2014, 2015 qua đó phân tích để làm nổi bật những ưu điểm về cách tiếp cậnvấn đề, hình thức thể hiện đồng thời chỉ ra những hạn chế để từ đó đề xuấtcác giải pháp để nâng cao hiệu quả của cách thức sản xuất chương trìnhtruyền hình thực tế tại đài PTTH các tỉnh miền Tây Nam Bộ
- Phương pháp khảo sát công chúng: khảo sát 300 công chúng với
phương pháp phát phiếu điều tra công chúng (mỗi tỉnh từ 50-100 phiếu, gồm50% công chúng nông thôn và 50% công chúng thành thị) Cụ thể chọn mẫukhảo sát ở nông thôn và thành thị là thanh thiếu niên từ 18 đến 35 tuổi, phụ nữ
từ 40 đến 60 tuổi, nam giới trung niên từ 40 đến 60 tuổi
- Phương pháp khảo sát chuyên gia: Khảo sát mỗi đài PTTH 50 phiếu.
Cụ thể chọn mẫu là Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban, lãnh đạo các đàitruyền thanh truyền hình, các phóng viên về việc thu thập thông tin viết bài vàviệc áp dụng cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế trên sóngđài PTTH các tỉnh miền Tây Nam bộ
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp và gửi câu hỏi
phỏng vấn mở để các chuyên gia chuyên gia nghiên cứu báo chí truyền hình
và Ban giám đốc các đài truyền hình: Đài truyền hình Việt Nam, các công tytruyền thông, các đài PTTH khu vực Miền Tây Nam bộ có ý kiến chia sẽ quanđiểm về truyền hình thực tế, cách làm chương trình, nhận định về xu hướngphát triển truyền hình thực tế tại Việt Nam (phỏng vấn sâu 20 chuyên gia)
- Phương pháp thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm nhỏ với các ê kíp tham
gia sản xuất chương trình truyền hình thực tế tại các đài PTTH truyền hình
Trang 18khảo sát về cách thức sản xuất, bàn về những ưu điểm và hạn chế trong quátrình thực hiện, những kinh nghiệm để chương trình truyền hình thực tế màêkíp đang thực hiện phát triển tốt hơn Từ đó rút ra kinh nghiệm sản xuấtchương trình truyền hình thực tế hiệu quả hơn
6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn đề tài
- Về lý luận: Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung lý
luận về phương thức sản xuất chương trình để nâng cao chất lượng chươngtrình đài PTTH miền Tây Nam bộ nói chung và cụ thể là chương trình truyềnhình thực tế nói riêng Qua đó làm nổi bật vai trò của phương thức sản xuấtchương trình truyền hình thực tế trong xu hướng phát triển của truyền hìnhhiện đại giữ vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu nâng cao tínhcạnh tranh của đài PTTH miền Tây Nam bộ
- Về thực tiễn: Vận dụng kết quả nghiên cứu để góp phần bổ sung, hoàn
thiện cách thức thể hiện chương trình truyền hình thực tế
- Tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp: Nhằm phát huy những mặt ưu
điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc sản xuất các chươngtrình thưc tế tại các đài PTTH Tây Nam bộ Từ đó giúp các đài PTTH TâyNam Bộ nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, nâng vị thế của các Đàitrong lòng công chúng và góp phần định hướng dư luận xã hội
7 Đóng góp mới của luận văn: Góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề lý
luận về xu hướng truyền hình hiện đại nói chung và quan điểm về truyền hìnhthực tế, phương thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế đa dạng phongphú trên các lĩnh vực nói riêng; đồng thời góp phần bổ sung, làm phong phúthêm tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy về chuyên ngành báo chí và giúpcho cơ quan báo hình địa phương có cơ sở lý luận về phát triển truyền hìnhtheo xu hướng hiện đại bằng những chương trình truyền hình thực tế
- Nhận diện rõ hơn quan niệm về truyền hình thực tế, thực trạng việc sảnxuất chương trình truyền hình bằng phương thức sản xuất chương trình truyền
Trang 19hình thực tế tại các đài PTTH miền Tây Nam bộ, từ đó đưa ra những giảipháp để phát huy những mặt ưu điểm của chương trình
- Luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp đểkhắc phục những mặt hạn chế; đồng thời nâng cao hiệu quả qua đó làm nổibật vai trò của phương thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế trong xuhướng phát triển của truyền hình hiện đại giữ vai trò quan trọng trong xây dựngthương hiệu nâng cao tính cạnh tranh của các đài PTTH miền Tây Nam bộ
8 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungcủa luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của truyền hình thực tế
Chương 2: Thực trạng chương trình truyền hình thực tế của các đài
truyền hình ở các tỉnh miền Tây Nam bộ
Chương 3: Một số giải pháp cho chương trình truyền hình thực tế tại các
đài PTTH khu vực miền Tây Nam bộ
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
1.1 Vài nét về lịch sử phát triển của truyền hình thực tế
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Truyền hình
Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Communicationhay Mass Media) gồm có báo in, báo phát thanh, báo truyền hình Hiện naythì phải kể thêm báo điện tử phát trên mạng Internet Sản phẩm thông tin củachúng có tính định kỳ hết sức đa dạng và phong phú Bên cạnh đó còn cónhững sản phẩm không định kỳ của truyền thông như: các ấn phẩm của ngànhxuất bản, các phương tiện truyền thông trực tiếp (truyền miệng, quảng cáo…).Nội dung và tính chất thông tin đều mang tính phổ cập và có phạm vi tácđộng rộng lớn trên toàn xã hội
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh vàtiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là “ở xa” còn từ “videre” là “thấy được”.Ghép lại có nghĩa là xem được ở xa Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là
“Television” Như vậy cho dù phát ở đâu, quốc gia nào thì tên gọi truyền hìnhcũng có chung một nghĩa là nhìn được từ xa Còn ở Việt Nam, trong từ điểnTiếng Việt có nêu định nghĩa về truyền hình là quá trình truyền hình ảnh, âmthanh bằng sóng vô tuyến Những từ quen thuộc được khán giả truyền hình ởViệt Nam dùng để nói về báo truyền hình là: “xem truyền hình”, “xem tivi”,
“xem vô tuyến”
Trong cuốn giáo trình Báo chí truyền hình của PGS.TS Dương XuânSơn, thuật ngữ truyền hình được định nghĩa như sau:
Truyền hình là một loại truyền thông đại chúng chuyển tải thông tinbằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng
vô tuyến điện Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, nhờ sự phát
Trang 21triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ nanh chóng trởthành một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội [48, tr.5].Truyền hình đã trở thành phương tiện truyền thông quen thuộc trongmỗi gia đình, hiện nay chiếc tivi được người ta sáng tạo theo chiều hướngmàn hình rộng ra, mỏng lại (LCD) và loại màn hình nhỏ gọn (ví dụ: xem truyềnhình trên điện thoại di động) Sự tiện dụng theo hướng tích hợp truyền thông đaphương tiện đang làm cho truyền hình có những hướng phát triển mới Việc phátsóng truyền hình qua vệ tinh đã làm cho không gian trái đất “thu nhỏ”, hàngnghìn kênh truyền hình đan xen trong không gian xung quanh ta.
Như trên có phân tích về từ Tele: xa, từ vision: nhìn Ghép lại là: nhìn từ
xa Truyền hình ra đời đánh dấu mốc quan trọng khi mong muốn nhìn từ xa
của con người trở thành hiện thực
Theo quan điểm của nhóm tác giả: TS Hà Huy Phượng, Ths Đinh NgọcSơn, Ths Vũ Thuý Bình, Ths Lê Thanh Xuân, Ths Đỗ Phan Ái trong quyển:Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản Nxb thông tấn năm
2013, trang 175, có phân tích thêm về khái niệm trên truyền hình
Trên phương diện kỹ thuật thì truyền hình là quá trình biến đổi từ năng lượng ánh sáng tác động qua ống kính máy thu hình thành năng lượng điện, nguồn tín hiệu điện từ được phát sóng truyền đến máy thu hình và lại biến đổi thành năng lượng ánh sáng tác động vào thị giác, người xem nhận đuợc hình ảnh thông qua màn hình.
Về mặt nội dung truyền hình là loại truyền thông mà thông điệp đuợc truyền trong không gian tích hợp cả hình ảnh và âm thanh tạo cho người xem cảm giác sống động của hiện thực cuộc sống.
Còn trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình của TS.Trần Bảo
Khánh chương trình truyền hình được định nghĩa như sau: “là kết quả hoạt
động, là sản phẩm của tập thể bao gồm các bộ phận kỷ thuật - tài chính- nội dung [32, tr.31].
Trang 22Từ những khái niệm và lí luận về truyền hình, tôi rút ra cách hiểu vềtruyền hình như sau: Truyền hình hay còn được gọi là báo hình, là một loạiphương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, phát triển mạnh mẽ trên quy môtoàn cầu Truyền hình là loại hình báo chí truyền tải nội dung chủ yếu bằnghình ảnh sống động và các phương tiện biểu đạt khác như lời, chữ, ảnh, âmthanh Truyền hình chính là ngành công nghiệp nội dung được phát triển trên
cơ sở các tiến bộ về công nghệ, thiết bị thu, phát, truyền dẫn, trường quay.Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hoá cũngnhư các lĩnh vực kinh tế xã hội - quốc phòng Truyền hình có các chươngtrình đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội, là nội dung thông tin được tổchức ổn định theo chu kỳ thời gian Chương trình truyền hình là khái niệmmang tính tương đối có thể hiểu theo 2 phương diện
Phương diện thứ nhất là chương trình tổng thể: là toàn bộ nội dung phátsóng của một đài truyền hình, một kênh truyền hình phát sóng trong mộtngày, một tuần
Phương diện thứ 2 là chương trình bộ phận: là các chương trình riêngđược sản xuất tương đối độc lập để đưa vào khung chương trình phát sóng nóichung của một đài truyền hình Ví dụ như chương trình thời sự của các đài,
chương trình nâng bước đến trường, chương trình chào buổi sáng (Đài PTTH Tiền Giang), chương trình trái tim nhân ái (Đài PTTH Vĩnh Long), chương trình khám phá miệt sông, thắp sáng ước mơ (Đài PTTH Đồng Tháp).
1.1.1.2 Truyền hình thực tế
Thật ra thực tế lí luận thực tiễn về truyền hình hiện nay rất ít, mà lí luận
về thể loại truyền hình lại càng khó tìm tài liệu Vì vậy khi tìm hiểu về truyềnhình thực tế, loại hình truyền hình đang được các đài truyền hình từ quốc giađến địa phương gắn nhản để đặt tên cho một số chương trình truyền hình hiệnnay, lại càng khó khăn hơn
Trang 23Mặc dù việc phân loại các chương trình truyền hình theo thể loại với cácđặc trưng, hình thức thể hiện cũng như nội dung đã được nêu rõ trong các lýthuyết, các tài liệu báo chí nói chung và truyền hình nói riêng Nhưng riêngđối với truyền hình thực tế thì chưa có sự phân loại rõ ràng trong các tài liệunày Quan sát các chương trình truyền hình được gọi là thực tế, được sản xuất
và phát sóng trên một số đài truyền hình ở Việt Nam như: phóng sự, ký sự, tàiliệu, trò cho thấy rằng chương trình truyền hình thực tế không phải là một thểloại chương trình truyền hình mà đó là một cách thức thể hiện chương trìnhvới mục tiêu hướng tới tính chân thực, như người xem đang chứng kiến cácdiễn biến nội dung được chuyển tải đến cho công chúng một cách sinh động
Do đó “truyền hình thực tế” là cách gọi chung như tin truyền hình thực tế,phóng sự truyền hình thực tế, Game shows truyền hình thực tế…
Như ở trên trong phần trình bày tình hình nghiên cứu đề tài, tác giả củaluận văn có đề cập đến luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hằng có phân tích về thuật ngữ “thực tế”:
tiếng Anh gọi là Reality, có nghĩa là có thực, chân thực, xác thực…
Thạc sỹ Nguyễn Thị Hằng có khẳng định thêm quan điểm: “Real TV là
chương trình truyền hình mang phong cách thực tế, không phụ thuộc vào các kịch bản viết sẳn, cố định, hạn chế tối đa sự sắp đặt và diển suất, tập trung khắc hoạ tính chân thực, cảm tưởng, tâm sự của sự việc thật, con ngưòi thật” [22,
tr.83] Tác giả không bác bỏ luận điểm này của thạc sỹ Nguyễn Thị Hằng, nhưngtrong thực tiễn hoạt động báo chí truyền hình, nhất là đảm bảo tính chuyênnghiệp và hiệu quả của chương trình thì chúng ta không thể chấp nhận phụ thuộcvào các diển biến tự nhiên khách quan, nhưng trên thực tế sản xuất chương trìnhtruyền hình thực tế lại đòi hỏi tính sắp đặt cao nhất, kịch bản hoàn thiện mộtcách chi tiết nhất và đạo diễn phải có những tính toán chính xác nhất
Cần phải khẳng định rằng tác giả Nguyễn Thị Hằng đã đúng khi nóitruyền hình thực tế thì thời sự là mang tính thực tế cao nhất Vì khi đi thu thập
Trang 24thông tin để viết tin bài cho chương trình thời sự truyền hình phải dựa vànhững gì đang diễn ra Và khi đưa thông tin lên truyền hình thì phải đảm bảotuyệt đối tính thực tế, tính chân thực khách quan PGS.TS Đinh Thị ThuýHằng và bà Nguyễn Thị Thanh Tiếng- Phó Giám đốc đài PTTH thành phố
Cần Thơ đã có đồng quan điểm cho rằng: “Sản phẩm truyền hình khi đưa lên
sóng luôn là một sản phẩm đã qua xử lý, lựa chọn hình ảnh và chương trình truyền hình thực tế cũng như vậy Làm chương trình truyền hình thực tế đòi hỏi một kịch bản rất chi tiết và người xuất hiện trong chương trình này (hay người trải nghiệm) phải nhập tâm theo kịch bản và hành động theo kịch bản quay” Nội dung này sẽ được phân tích kỹ hơn dựa vào kết quả khảo sát
chương trình trong chương 2 của luận văn
Trở lại với khái niệm truyền hình thực tế, theo định nghĩa của từ điểnLongman, đăng tải tại trang chủ Longman Dictionary of ontamporary English
ở địa chỉ: http://.ldoceonline.com/dictionary/reality-TV: Truyền hình thực tế
là chương trình truyền hình ghi lại hình ảnh những người đang làm việc thực
tế (ví dụ như nhân viên cảnh sát đuổi theo chiếc xe bị đánh cắp) hoặc những người đã được đặt trong tình huống khác nhau và quay phim liên tục trong khoảng thời gian vài tuần, vài tháng (Người giấu mặt, Cuộc đua kỳ thú).
Định nghĩa của từ điển Macmilan: Truyền hình thực tế là chương trình
truyền hình không sử dụng diển viên chuyên nghiệp và thấy các sự kiện thực
tế và các tình huống liên quan đến những người bình thường.
Định nghĩa của đại học Oxford: Chương trình truyền hình thực tế trong
đó người dân bình thường được quay phim, ghi hình trong bối cảnh diễn biến thực tế và được thiết kế để phục vụ việc giải trí chứ không mang tính thông tin.
Còn trong từ điển Tiếng Việt của nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, định
nghĩa thuật ngữ “thực tế” là những cái hiện tồn tại trước mặt có thể thấy và
kiểm soát được.
Trang 25Quan điểm của đài truyền hình Việt Nam để phát triển truyền hình thực
tế cho đài, thì dựa vào nội dung tập huấn của Đài truyền hình Việt Nam với
Đài truyền hình Cfi- Cộng hoà Pháp: Truyền hình thực tế là chương trình đưa
con người thật vào một hoàn cảnh được dàn dựng, hiệu quả cuối cùng là cảm xúc thật.
Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về truyền hình thực tế Tácgiả xin đúc kết lại và đưa ra một số quan điểm về truyền hình thực tế như sau:
Thứ nhất: Truyền hình thực tế là phương thức làm chương trình truyền
hình sử dụng camera ghi lại những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện thật, ítsắp đặt trước trong kịch bản Nhân vật chính trong các chương trình truyềnhình thực tế thường là những người bình thường, chọn ngẫu nhiên hoặcnhững khán giả tự giác tham gia, những khán giả được lựa chọn theo nhữngtiêu chí nào đó cho phù hợp với mục đích của từng chương trình Mỗi chươngtrình truyền hình thực tế có cách tiếp cận nhân vật, lên kế hoạch kịch bản và
tổ chức ê kíp sản xuất phù hợp với điều kiện của mình
Thứ hai: Truyền hình thực tế là phương thức làm truyền hình người thật
việc thật, camera ghi lại diễn biến câu chuyện Những nhân vật (người tham gia)không bị chi phối bởi thao tác ghi hình, thậm chí không biết mình đang bị ghihình Đó có thể là những con người trong một cuộc thi thể thao, sắc đẹp, giọnghát; trong các trò chơi kiến thức, năng khiếu hay vận động; trong các chuyếnphiêu lưu, khám phá thế giới hay trong những cuộc phỏng vấn nảy lửa, hoặc chỉđơn thuần là vô tình rơi vào những tình huống dỡ khóc dỡ cười…
Thứ ba: Cần thay đổi quan niệm về truyền hình thực tế hiện nay ở Việt
Nam Truyền hình thực tế có thể có ở tất cả ở các thể loại truyền hình, chứkhông thể chỉ nói đến truyền hình thực tế là chỉ nói đến chương trình giải trí,game shows mà chương trình truyền hình thực tế có ở hầu hết các chươngtrình truyền hình mang tính chính luận (thời sự, phim tài liệu, ký sự…) cácchương trình du lịch, khám phá mang tính trải nghiệm
Trang 26Thứ tư: Thực tế là những gì đang diễn ra, đang tồn tại một cách tự nhiên
và có thật Điều này rất phù họp với các đặc trưng của báo chí Trong truyềnhình, tính thực tế đã có đôi chút biến đổi Truyền hình thực tế cũng được hiểu
là những cái đang diễn ra một cách tự nhiên, nhưng nó luôn được chỉnh sửacắt xén theo ý đồ và mục đích của những người thực hiện chương trình, nghĩa
là phải có kịch bản chương trình và tuân thủ có yếu tố để tạo sự hoàn hảo theocách tự nhiên và chân thật nhất trước khi lên sóng Các chương trình truyềnhình thực tế thực chất là mang lại tính tự nhiên và khai thác sâu hơn nhữngcảnh hậu trường nên có sự dàn dựng biên tập là không thể tránh khỏi
1.1.1.3 Cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế
Chương trình truyền hình là kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp vớicông chúng truyền hình Chương trình là hình thức thể hiện thực tế, hình thứcvật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong xã hội để truyền tải thông tin đếncông chúng truyền hình Có thể nói nếu không có chương trình thì không cótruyền hình Chương trình truyền hình là kết quả hoạt động, là sản phẩm củatập thể cơ quan đài: lãnh đạo, kĩ thuật, nội dung chương trình, hậu kỳ…tạonên thuật ngữ chương trình truyền hình cả về sáng tạo và sản xuất chươngtrình Tóm lại chương trình truyền hình là kết quả truyền hình Trong đó baogồm các quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn và tồn tại ở nhiều mức
độ khác nhau Qúa trình tạo dựng kế hoạch và sắp xếp chương trình được gọi
Trang 27ngũ làm chương trình (sáng tác, biên tập và làm kỹ thuật), cơ sở hạ tầng củanền sản xuất, hoạt động thông tin kỹ thuật vấn đề đào tạo và đạo tạo lại
Hệ thống môi trường bên ngoài: Mang tính chất khách quan có tính chấtthúc đẩy, nâng cao chất lượng và công nghệ sản xuất chương trình truyềnhình Nhu cầu công chúng thời mờ cửa và quan hệ hợp tác trao dổi quốc tế vàkhu vực, đòi hỏi sản xuất chương trình truyền hình phải thao kịp và hòa nhập
Mỗi chương trình truyền hình trước khi đưa vào sản xuất số đầu tiên đều
đã được chuẩn bị rất kỹ về thể loại, hình thức, thời lượng… Tất cả những yếutố đó sẽ giúp cho chương trình trở nên riêng biệt và được gọi chung là formatchương trình Trên cơ sở lí luận đó chương trình truyền hình thực tế khi bắtđầu thực hiện cũng cần xây dựng format và có cách thức sản xuất phù hợp để
có một chương trình hay và thu hút khán giả truyền hình
Kế hoạch sản xuất của đài truyền hình là sự tạo lập kế hoạch chuyển tácphẩm báo chí dước dạng thể loại đến với công chúng Đảm bảo hai yếu tố đó
là khả năng xây dựng kế hoạch từ sự tổng hợp tình hình và khả năng của lựclượng trong sáng tạo, sản xuất Cũng như sản xuất chương trình truyền hìnhchung, sản xuất chương trình truyền hình thực tế có thể chia thành 3 côngđoạn chính Đó là tiển kỳ, ghi hình và hậu kỳ Việc sản xuất chương trìnhtruyền hình thực tế có khá nhiều đặc điểm khác biệt so với các sản phẩmtruyền hình khác Với truyền hình thực tế tính tập thể đòi hỏi yêu cầu cao.Trong sản xuất chương trình truyền hình thực tế, ngoài việc xây dựng lựclượng sản xuất, ekip sản xuất đông đảo, chuyên môn ca, kết cấu chặt chẽ thìviệc tổ chức sản xuất, tìm kiếm và lựa chọn các đối tượng phù hợp cũng làmột yêu cầu quan trọng, mang tính quyết định tối sự thành công của chươngtrình Do đó cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế đòi hỏi cácyếu tố: Cái tôi trãi nghiệm, quan sát, tương tác cùng những kỹ năng của nhómsản xuất chương trình, phỏng vấn, khai thác cảm xúc…Tất cả đáp ứng hiệu
Trang 28quả cao nhất của chương trình là mang đến tính chân thực và tình thực tế chokhán giả cảm nhận.
1.1.2 Sự phát triển của truyền hình thực tế trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1 Trên thế giới
Trên thế giới, khởi đầu cách làm truyền hình thực tế xuất phát từ ý tưởngmột chương trình phát thanh của Đài CBS - Mỹ: Candid microphone (microthu lén) Năm 1948, Allen Funtcho ra đời chương trình truyền hình Candidcamera (Máy quay lén) ghi lại phản ứng của người chơi truyền hình khi họdính phải những trò chơi khăm Chương trình này đuợc xem là chương trìnhkhai sinh mở đầu cho chương trình truyền hình thực tế trên thế giới Bản thântác giả rất thích thú cảm giác lần đầu xem các chương trình dạng này trên cáckênh truyền hình Cảm giác đó mang lại sự thú vị cho người xem và chắcchắn là cho cả người chơi Bởi lẽ tính thực tế đã tạo sợi dây thú vị truyền tải
từ nhân vật của chương trình đến nguời xem chương trình Chương trình nàythường quay lén những người bình thường đang gặp những chuyện bất bìnhthường nhằm mục đích gây cười trước là cho khán giả, sau đó là nhân vật củachương trình Sau những hốt hoảng của sự cố do tình huống mang lại, nhânvật sẽ nhận được cái vỗ vay và nụ cười thân tình, chỉ về huớng máy quay:
“Smile, you’re on Candid Camera” Dịch là: “Hãy cười lên nào, bạn đang có
mặt trong chương trình máy quay lén”
Sau đó, vào những năm 1950, xuất hiện trò chơi Beat the Clock vàTruth or Consequences với các đối thủ cạnh tranh trong các trò chơi nguyhiểm và trò chơi khăm
Chương trình Nightwatch (Gác đêm) năm 1954-1955 Năm 1964,
chương trình truyền hình dài tập Seven up Chương trình thực tế đầu tiên theo
hướng hiện đại có thể là chương trình An American Family (Một gia đình Mỹ)
Trang 29dài 12 kỳ của đài truyền hình PBS được phát sóng năm 1973 Chương trình
COPS (Cớm) phát sóng năm 1989 ở Mỹ Năm 1996, ở Anh xuất hiện chương
trình Changing rooms (Thay đổi các căn phòng), quay cảnh các cặp vợ chồng
cùng nhau trang trí lại ngôi nhà và đây được gọi là những chương trình thực
tế đầu tiên theo kiểu: “Vượt lên chính mình” Bước sang năm 2000, truyền
hình thực tế bùng nổ với hàng loạt chương trình lớn ra đời, hai chương trình
luôn đứng vị trí hàng đầu là: Survivor (Người sống sót) và American Idol
(Thần tượng Mỹ), The Apprentice (Kẻ học việc), Big Brother (Người giấu mặt)…
Trong đó, Big Brother (Người giấu mặt) là chương trình có qui mô lớn,
có sự ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Đây là chươngtrình ra mắt vào năm 1999 do công ty Endemol trên kênh truyền hìnhVeronica TV Trong chương trình này, sau khi tuyển chọn có nhóm ngườichơi được đưa tới ngôi nhà chung biệt lập với bên ngoài Nhóm chơi đượcNgười giấu mặt giao các nhiệm vụ khác nhau trong một ngày hay một tuần.Sau một tuần các thành viên bí mật đề cử một số thành viên mà học muốn loại
bỏ Thành viên nào bị đề cử nhiều nhất, đồng thời không nhận được sự ủng hộcủa khán giả sẽ bị loại khỏi cuộc chơi Người nào ở lại đến tận tập cuối sẽgiành chiến thắng và giành giải thưởng có giá trị rất lớn Chương trình này có
40 phiên bản trên toàn cầu, được trình chiếu ở trên 100 quốc gia và thao côngbố khảo sát có hơn 2 tỷ lượt người xem hàng năm Nếu nói đến lịch sử truyềnhình thực tế trên thế giới thì đây là chương trình có tầm ảnh hưởng lớn và cógiá trị lịch sử trong quá trình phát triển của truyền hình thực tế
Giai đoạn 1992, có show truyền hình tạo dấu ấn là Survivor (Người sống
sót) Chương trình này được tạo ra bởi Charlie Parsons và là sản phẩm đầu
tiên ra đời từ ý tưởng này là show truyền hình Thuỵ Điển Expedition:Robinson Ý tưởng Robinson này đã phần nào nói đến nội dung của chươngtrình Tham gia chương trình các ứng viên bị đưa ra hoang đảo và có các thử
Trang 30thách để cạnh tranh nhau Qua đó từng ứng viên bị lấy phiếu để tiếp tục ở lại
hay bị loại bỏ Và người cuối cùng là “người sống sót” chiến thắng.
Ngày 11/6/2002, kênh truyền hình Fox phát sóng chương trình American
Idol , cuộc thi tài trong lĩnh vực âm nhạc Đây là chương trình rất được yêu
thích tại Mỹ Hiện đang phát sóng tạo hơn 100 quốc gia trên thế giới.Australia là nước phát sớm nhất sau khi chương trình phát sóng tại Mỹ khảng
5 tiếng Barzil phát muộn nhất, sau khi chương trình phát sóng ở Mỹ 8 ngày
Sự thành công của Survivor là khởi điểm cho xu hướng sản xuất chương trình
truyền hình thực tế ngoại cảnh và trải nghiệm Nhiếu chương trình truyền hình
thực tế bắt đầu theo xu hướng này Trong đó có chương trình Amazing Race
(Cuộc đua kỳ thú) Nội dung của chương trình là sự tham gia và thi thố của 12 đội
chơi, các đội sẽ vượt qua nhiều chặng đuờng gian nan để về đích và chiến thắng.Các chương trình thực tế trải nghiệm ngoại cảnh hiện nay chiếm phầnlớn tỷ lệ các chương trình thực tế và có sứt hút cao với khán giả, khai thácđược tâm lý tò mò hiếu kỳ của khán giả về những nơi mà học chưa từng đếnkhám phá và trải nghiệm Nếu đó là nơi họ đã đến thì những hình ảnh củachương trình mang đến cho họ cảm giác thích thú hơn, kích thích họ theo dỏichương trình
Nếu nhắc đến chương trình truyền hình thực tế ở Châu Á, phải kể đếncác chương trình truyền hình thực tế ở Hàn Quốc
Running Man được biết đến như một trong những chương trình thực tế
đình đám nhất nhì làng giải trí Hàn Quốc Chương trình lên sóng lần đầu tiênvào ngày 11/7/2010 Đây là một phần trong tổng thể chương trình GoodSunday của kênh truyền hình SBS cùng với Kim Yu-na's Kiss & Cry Trongchương trình, các thành viên và khách mời sẽ cùng chơi trò chơi và làmnhiệm vụ để quyết định thắng thua Running Man đã được sản xuất trong gần
3 năm với khoảng 150 tập phim Đây là một chặng đường dài đối với mộtchương trình thực tế Dù đã diễn ra trong thời gian dài, nhưng Running Man
Trang 31vẫn giữ vững chổ đứng với lượng người xem ổn định nhờ nội dung cuốn hút
và liên tục đổi mới Chỉ hơn một năm kể từ khi chính thức lên sóng, RunningMan đã bán bản quyền phát sóng cho tới 9 quốc gia ở Châu Á, cụ thể là ĐàiLoan, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore,Campuchia và Indonesia Đây là chương trình hiếm hoi của Hàn Quốc cómức độ phủ sóng rộng lớn đến như vậy Không những thế, Running Man còn
sở hữu lượng fan hâm mộ khổng lồ tại nhiều quốc gia trên thế giới, ví dụ điểnhình là tập phim được quay tại Việt Nam và Trung Quốc Tại đây, các thànhviên cùng đội ngũ sản xuất đã được hàng nghìn khán giả chào đón và cổ vũnhiệt tình Điều này đã phần nào chứng tỏ sự nổi tiếng của Running Man Từkhi chính thức lên sóng, Running Man đều duy trì tỉ lệ người xem khá cao vớimức rating hầu hết đều là 2 chữ số Trong đó tập 133 được phát sóng ngày17/2/2013 đã đạt tới 21% Đây là con số cao nhất trong lịch sử phát sóng củaRunning Man, cho thấy sự ủng hộ ngày một lớn của khán giả dành chochương trình này Running Man hiện là chương trình nổi bật và có mức độphủ sóng lớn Khán giả theo dõi Running Man không chỉ có người Hàn Quốc
mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới 45.038 người đăng ký trên kênhYoutube chính thức đã phần nào khẳng định mức độ phủ sóng khủng khiếpcủa chương trình Ngoài ra, kênh Youtube của Running Man còn gom tới88.944.401 lượt xem Hãng truyền hình Nippon (Nhật) cũng đã thành công
với một show về trẻ em với tên gọi Hajimete no Otsukai (được biết đến ở Việt Nam với phiên bản Con đã lớn khôn) Chương trình kể về kinh nghiệm đầu
đời của một đứa trẻ khi không có ba mẹ bên cạnh Những ứng xử hết sứcngây thơ hồn nhiên của các diễn viên nhí có sức thu hút người xem rất cao bởi
ai cũng đã từng là trẻ con Hay chương trình Family Outing (Hàn Quốc) Nội
dung chương trình là chuyến đi dã ngoại về vùng quê của một “gia đình”, họđến nhà một nông dân và ngủ lại, làm việc chăm chỉ như một nông dân thựcthụ, từ gặt lúa, cho gia súc ăn, kéo lưới bắt cá, thu hoạch trái cây, cho đến cả
Trang 32lợp mái nhà… Hoặc You are the one là chương trình truyền hình thực tế của
Đài Truyền hình Giang Tô (Trung Quốc) phát sóng vào 2010 dành cho 24 cặpnam nữ độc thân tìm hiểu và chọn đối tượng thích hợp cho mình
Tất nhiên, chẳng có chương trình truyền hình nào giữ được vị trí đầubảng mãi mãi, ngay cả talk show của nữ hoàng Oprah rồi cũng mất dần sựhấp dẫn Truyền hình thực tế dù được ưa chuộng trên thế giới, nhưng khôngphải chương trình nào cũng được đón nhận nồng nhiệt Không ít nhữngchương trình bị tẩy chay, bị phê phán gay gắt bởi sự thái quá, lố bịch, nhảmnhí của chương trình
Tại Việt Nam cũng vậy, có những chương trình truyền hình thực tế làmmưa làm gió trên sóng truyền hình vì sức hút đối với khán giả Nhưng cũng
có những chương trình gây phản ứng đối với công chúng Vậy sự phát triểncủa chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam như thế nào?
1.1.2.2 Ở Việt Nam
Cũng nằm trong xu hướng phát triển chung của truyền hình thế giới,truyền hình Việt Nam cũng đã có những bước phát triển nhất định và đangkhông ngừng đổi mới hơn nửa để phục vụ công chúng Bên cạnh việc sảnxuất các chương trình truyền hình truyền thống thì các nhà đài đã có nhữngchương trình truyền hình thực tế mua bản quyền ở nước ngoài về tổ chức sảnxuất và phát sóng
Truyền hình thực tế manh nha tại Việt Nam từ năm 2005 Đó là chương
trình Khởi nghiệp phát sóng trên kênh VTV3 (học từ chương trình Dragon
Dean của Mỹ) Đây được xem là chương trình có xu hướng thực tế đầu tiên ởViệt Nam Nội dung của chương trình trao cơ hội cho bạn trẻ trải nghiệmnhững khó khăn thử thách trong công việc Chương trình đã thu hút sự ủng hộcủa khán giả, hàng triệu khán giả chờ đón xem chương trình vào dịp phátsóng cuối tuần Năm 2006 chương trình truyền hình thực tế cũng của VTV ra
đời, đó là chương trình Phụ nữ thế kỷ 21 (mua bản quyền chương trình 21 st
Trang 33Century Woman của Zeal Television, Ước mơ của tôi, Vựơt lên chính mình…
Truyền hình thực tế được kỳ vọng như làn gió mới mang tới cho khán giảnhững bửa tiệc hấp dẫn Đến nay đã có nhiều chương trình truyền hình thực tế
quen thuộc với khán giả như: Gịong hát Việt (The Voice), Tìm kiếm người
mẫu Việt Nam (Vietnam’s Next top Model), Thần tượng Việt Nam (Vietnam Idol), Tài năng Việt Nam (Vietnam’ Got Talent), Cặp đôi hoàn hảo (Just The Two Of Us), Như chưa hề có cuộc chia ly của Đài truyền hình Việt Nam… Hành trình kết nối những trái tim, Kế hoạch gia đình hạnh phúc, Chinh phục Everest… của Đài truyền hình TP HCM Kênh VTV6 (Đài truyền hình Việt
Nam) sản xuất một số chương trình truyền hình thực tế: Sinh ra từ làng, Cầu
vồng, Ngày mới…
Truyền hình thực tế đang là “mảnh đất” rộng để các đài truyền hình sángtạo những chương trình mới hấp dẫn người xem
Năm 2014 đánh dấu sự lên ngôi và bùng nổ của các show truyền hình thực
tế trên khắp các kênh truyền hình Được đánh giá là mảnh đất màu mỡ để khaithác, các format truyền hình thực tế thay nhau ra đời với kịch bản ngày một đượcđầu tư mạnh mẽ hơn để tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh, thu hút người xem
Trong năm 2014 - 2015, bên cạnh những sân chơi có quen thuộc còn có
sự xuất hiện của những chương trình lần đầu tiên đến Việt Nam như Nhân tố
bí ẩn (X-Factor), Ơn giời, cậu đây rồi! (Thank God You're Here), Bước nhảy hoàn vũ nhí, Gương mặt thân quen nhí.
Các đài PTTH địa phương cũng vào cuộc cho chương trình truyền hình
thực tế dạng giải trí Tiên phong là đài PTTH Vĩnh Long có chương trình
trong năm 2014, 2015 là Solo cùng Bolero, Cười xuyên Việt 2015 - một
chương trình tìm kiếm tài năng tấu hài (format Việt Nam)
Chương trình truyền hình thực tế về nghề nghiệp Overtime phát trênYANTV (qua đài SCTV2, HTVC, VTVCAB, HTVC+, K+)
Trang 34Ngày 2-6-2015, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc họp ra mắt
chương trình truyền hình thực tế “Chị ơi, đi Hàn Quốc” nhằm đưa tới cho
khán giả cái nhìn chân thực nhất về một Hàn Quốc hài hòa giữa truyền thống
và hiện đại thông qua những trải nghiệm thực tế thú vị của 3 nữ nghệ sĩ ViệtNam là Hồng Ánh, Jennifer Phạm và Minh Hằng Chương trình truyền hình
thực tế “Chị ơi, đi Hàn Quốc” kể về câu chuyện 39 ngày du lịch khám phá
vòng quanh đất nước Hàn Quốc của 3 nữ nghệ sỹ Việt Nam Chương trìnhphát trên kênh VTVCab1- Giải trí TV từ tháng 8-2015, 1 tập/tuần vào thứ 7
và chủ nhật hàng tuần
Biểu đồ 1.1: Top 10 show truyền hình thực tế thành công nhất 2014
Nguồn: socialheat.
Như vậy tại Việt Nam chương trình truyền hình thực tế xuất hiện khoảng
10 năm Hơn 50 chương trình truyền hình thực tế lên sóng trong vòng ba nămqua thực sự là một sự bùng nổ tại Việt Nam Vẫn còn nhiều điều phải bàn vềthành công và thất bại của từng chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam
Trang 35Nhưng cần phải ghi nhận phương thức truyền hình này đang làm phong phú
đa dạng hơn báo chí truyền hình hiện đại Truyền hình thực tế có mặt ở ViệtNam chưa lâu nhưng những thành công ban đầu cho phép chúng ta tin rằngdạng thức sản xuất này sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai
1.2 Vai trò của truyền hình thực tế
1.2.1 Đa dạng hoá thể loại báo chí truyền hình
Truyền hình trước hết là một loại hình báo hình, nó mang các đặc tínhcủa báo chí Thể loại báo chí của truyền hình bao gồm: Tin truyền hình,phỏng vấn truyền hình, phóng sự truyền hình, bình luận truyền hình, ký sựtruyền hình, phim tài liệu truyền hình…
Phân tích từng thể loại của báo chí truyền hình trong giáo trình báo chítruyền hình, PGS.TS Dương Xuân Sơn luôn đề cập đến tính thời sự, tính chân
thật: “Truyền hình cho người xem thấy được thực tế của vấn đề vừa tác động
vào nhận thức của công chúng” Thực tế của vấn đề ở đây được các đài PTTH
ở khu vực miền Tây Nam Bộ chia sẻ quan điểm tại hội nghị thi đua ngànhPTTH khu vực Bắc Sông Hậu năm 2015 Bà Ngô Thị Ngọc Hạnh - Phó Giámđốc đài PTTH Đồng Tháp chịu trách nhiệm nội dung chương trình thời sự của
đài nêu quan điểm: “Để tăng sức cạnh tranh và nâng cao chất luợng chương
trình của đài trong xu thế phát triển truyền hình hiện đại thì quan niệm về truyền hình thực tế không chỉ bó hẹp trong các game show mà trong tất cả các chương trình truyền hình từ thời sự, phóng sự tài liệu, các chương trình mang tính từ thiện xã hội của mỗi đài Từ đó chúng ta sẽ có một phương thức sản xuất chương trình mới lạ và sẽ nâng cao chất lượng tổng thể chương trình truyền hình” Đây là một quan điểm mới cần thiết phải đưa vào cơ sở lí
luận của luận văn này về truyền hình hình tế Mở rộng thêm vai trò của truyềnhình thực tế trong xu thế phát triển chung của truyền hình hiện nay Phim tàiliệu, thời sự … cần được xếp vào loại truyền hình thực tế
Trang 36“Truyền hình là loại hình truyền thông có các yếu tố kỹ thuật hiện đại,
là sự kết hợp giữa: kỹ thuật + mỹ thuật + nghệ thuật + kinh tế + báo chí” Từ
cơ sở lí luận này của PGS.TS Dương Xuân Sơn càng khẳng định thêm vai tròcủa truyền hình thực tế nếu được đầu tư và phát triển bày bản sẽ thúc đẩy kinh
tế báo chí của các đài truyền hình hiện nay Truyền hình thực tế đang trởthành xu thế chủ đạo, nhất là thực hiện chức năng phát triển văn hoá và giảitrí của truyền hình Các chương trình truyền hình thực tế đã và đang làm thayđổi diện mạo của truyền hình, thu hút đông đảo công chúng Sự lo ngại về giátrị đích thực của các chương trình không phải không đáng đề cập đến, nhưng
sự cân bằng giữa yếu tố nghệ thuật và yếu tố thị trường là điều đã được khẳngđịnh trong thực tiễn phát triển truyền hình thực tế hiện nay
Trong các thể loại báo chí truyền hình, dù truyền hình thực tế không nằmtrong thể loại nhưng là phương thức sản xuất bao trùm các thể loại có phầnsinh động hơn không chỉ ở hình thức kết cấu mà ngay cả trong phạm vi nộidung được phản ánh Điều này có nguyên nhân đây là phương thức sản xuấttruyền hình hiện đại có khả năng kết hợp một cách khá phong phú những đặc
điểm không chỉ bên trong mà còn với bên ngoài hệ thống thể loại báo chí
truyền hình Thực tế đó đã đưa truyền hình thực tế trở thành một “dòng”truyền hình thực sự trong ngành công nghiệp truyền hình hiện đại
1.2.2 Đa dạng hoá cách thức sản xuất chương trình truyền hình
Truyền hình thực tế là một xu thế không thể thiếu trong phát triển truyềnhình hiện đại Được hầu hết các Đài PTTH từ Trung ương đến địa phươngquan tâm Các đài PTTH ở Trung ương và địa phương hiện nay đều cóchương trình truyền hình đổi mới cách thức sản xuất theo xu hướng thực tếtrải nghiệm Đội ngũ nhà báo truyền hình hiện nay cũng luôn tìm tòi, khôngngừng học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhất là đối với kỹ năng sảnxuất truyền hình hiện đại, mang tính tương tác cao Nhìn chung, các đài đềuchú trọng tập huấn, hình thành các ê kíp sản xuất chương trình đáp ứng được
Trang 37yêu cầu của thực tiễn Hiện trong các chương trình truyền hình từ đài Trungương đến địa phương, không khó để tìm những chương trình truyền hình hay,
để lại ấn tượng tốt đẹp đối với công chúng
Theo TS Trần Bảo Khánh, trong cuốn Sản xuất chương trình truyềnhình Tác giả nhận diện những điểm chính của các chương trình truyền hình
hiện đại: “Đó là các chương trình mà người xem thấy rỏ con người thật và sự
kết hợp khéo léo giửa tình hình thực tế đang diển ra và với cách giải quyết, ứng xử của người dẩn chương trình” [32, tr.25] Tác giả nêu bật được thế
mạnh chính của truyền hình thực tế là tính trực tiếp, tính bất ngờ, và khả nănglôi cuốn khán giả truyền hình cùng tham gia Bên cạnh đó, tính trải nghiệmcủa nhân vật trong chương trình là điều cần thiết trong tác nghiệp sản xuấtchương trình truyền hình thực tế Đồng thời là sự tính toán để phát sóngchương trình đến với khán giả Theo nhà báo Tạ Bích Loan- Đài truyền hình
Việt Nam: Việc tạo một khung giờ cho chương trình truyền hình thực tế sẽ
tạo ấn tượng với khán giả nghĩa là đến giờ đó, tôi sẽ được xem chương trình truyền hình như vậy Chẳng hạn khán giả sẽ thâm nhập vào một trải nghiệm nhiều bất ngờ với nhiều buồn vui không báo trước trong đó ngưòi xem sẽ tự tìm ra được những điều thí vị trong cuộc sống” Chính vì điều đó, những
chương trình truyền hình thực tế của VTV đã mạnh dạn chuyển đổi từ sảnxuất trong phim trường sang trải nghiệm thực tế ngoại cảnh Và ống kính đãghi nhận lại để mang đến sự chân thật đầy cảm xúc cho công chúng xemchương trình
Việc sản xuất chương trình truyền hình thực tế có khá nhiều đặc điểmkhác biệt so với các chương trình truyền hình khác Với truyền hình thực tế,tính tập thể trong quá trình sản xuất được đề cao và coi như quá trình bắtbuột Số lượng người tham gia chương trình nhiều, sự kết hợp của các thànhviên đòi hỏi đảm bảo hiệu quả cao trong sản phẩm là: Tính chân thật hay tínhthực tế Bên cạnh đó việc lựa chọn tìm kiếm đối tượng phù hợp cho chương trình
Trang 38là rất quan trọng, quyết định cho sự thành công của chương trình Do đó khi tiếnhành sản xuất chương trình truyền hình thực tế phải chú trọng đến các đối tượng:Nhân vật trải nghiệm
sẽ thu hút được người xem và đạt được hiệu quả cao hơn Chương trìnhtruyền hình nào cũng có một kịch bản đã được viết sẵn tuy nhiên với chươngtrình truyền hình thực tế, kịch bản chỉ là cái sườn cơ bản để nhân vật củachương trình, người chơi cũng như khách mời tự xử lý tình huống dựa theo đóchứ không phải là lên kịch bản cả việc họ phải cư xử thế nào, nói những gì,làm những gì Một chương trình truyền hình thực tế hấp dẫn cần có nội dungthu hút, tính hài hước của các trò chơi, của khách mời, người chơi Những nhàsản xuất cần sáng tạo, nghĩ ra nhiều ý tưởng mới mẻ cho chương trình truyền
Trang 39hình thực tế mang tính chất riêng Trong các chương trình truyền hình thực tế
đó, những nội dung mang tính thể loại báo hình thì việc lồng ghép nhữngthông tin quảng bá hình ảnh một cách khéo léo, tinh tế sẽ cuốn hút ngườixem, họ sẽ đón nhận thông tin tự nhiên, không cảm thấy khó chịu Từ đó sẽtạo thành công cho chương trình
Bên cạnh các chương trình truyền hình thực tế tổ chức sản xuất theodạng game show có nhân vật thường là những nghệ sĩ nổi tiếng tham gia thìcác đài PTTH khu vực Tây Nam Bộ, trong đó điển hình là Đài PTTH ĐồngTháp, Vĩnh Long chú trọng đến chương trình khám phá trải nghiệm theo dạng
“Ký du lịch” Các chương trình nghiên về giới thiệu địa danh, khảo cứu di
tích lịch sử, truyền thống văn hóa, đặc điểm sinh hoạt cộng đồng, cung cấpnhững thông tin bổ ích, giúp ích về tri thức cho công chúng Trong đó luônxuất hiện một nhân vật xuyên suốt trong chương trình Đó là “cái tôi” của tácgiả - một “cái tôi” xúc động, rung cảm trước thiên nhiên, con người; một “cáitôi” bày tỏ tình cảm, liên tưởng, suy tư của mình, cho người xem sự cảm thụthẩm mỹ, cảm thụ bằng trái tim
Trong sáng tạo tác phẩm truyền hình thực tế có vài điểm cần lưu ý đó
là tính xác thực của chi tiết trong chương trình Tính chân thực không chỉ
là nguyên tắc báo chí mà nó còn chứa đựng khả năng tạo sức thuyết phụcrất cao Truyền hình thực tế luôn đòi hỏi thật như nó vẫn có, không đượcphép hư cấu
Sử dụng yếu tố nghệ thuật trong chương trình, dàn dựng trên cơ sở sựthật của vấn đề bút có tác dụng làm mềm hóa vấn đề, các sự kiện mang tínhthời sự, đồng thời tạo vùng cảm xúc cho người xem Tuy nhiên, chi tiết tìnhtiết của kịch bản phải tuân thủ bản chất sự kiện, vấn đề
Sử dụng nhân vật trong chương trình, nhân vật đóng vai trò là người thứ
2 trong tác phẩm để chia sẻ cảm nhận với khán giả về những gì mình đangchứng kiến Đây là tính mới lạ chỉ có trong xu hướng truyền hình thực tế Vì
Trang 40vậy nhân vật phải chứng minh giá trị thực tế của mình trong sự kiện đó Cáitôi trong ký sự là một dấu nhấn cho sự chân thực, hiện hữu và lao độngnghiêm túc của một nhà báo chuyên nghiệp
Thực tế cho thấy, có nhiều nhân vật không làm nghề báo Nhưng có sựchuẩn bị kịch bản tốt cho chương trình, sự phối hợp tốt với đạo diễn, quayphim… nhân vật trải nghiệm đã trở thành nhà báo thực thụ trong chương trình
và khán giả bắt gặp một người dẫn chuyện đầy lôi cuốn, chìm đắm cùng cảmxúc với nhân vật Nhân vật tôi trong truyền hình thực tế đại diện cho cả ê kípthực hiện, cho cả một chương trình, thậm chí cho cả nhà sản xuất chươngtrình Vì vậy trong thực tiễn tác nghiệp của truyền hình thực tế phải đảm bảohài hoà cái riêng và cái chung để mang lại thành công cho chương trình.Thành công ở đây là tạo ra sản phẩm truyền hình thực tế, một cách tự nhiênkhông sượng, không gượng gạo Lấy được cảm xúc của khán giả, thu hútkhán giả, mang lại hiệu quả nâng cao cao chất lượng chương trình cho đàitrong xu thế phát triển truyền hình hiện đại
1.2.3 Đa dạng hoá nội dung chương trình
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về chương trình truyền hình Cùng với sựxuất hiện hiện báo phát thanh, sau đó là truyền hình thì cũng xuất hiện thuậtngữ chương trình (programme, program) Thuật ngữ này đã thể hiện rỏ bảnchất của chúng
Chương trình truyền hình là sản phẩm của truyền hình, là kết quả hoạtđộng của truyền hình, trong đó bao hàm cả quá trình sáng tạo ra nó từ nhiềucông đoạn khác nhau
Chương trình truyền hình là nội dung thông tin được tổ chức theo chu kỳthời gian (hiện các chương trình thực tế tổ chức theo dạng game show còn gọi
mở rộng ra là mùa 1, mùa 2, mùa 3) Ví dụ như: Chương trình bước chân hoàn
vũ mùa 1, chương trình Giọng hát Việt mùa 2…