1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ báo chí học hiệu quả thông tin về xây dựng nông thôn mới của các đài truyền thanh cấp huyện ở tỉnh tiền giang hiện nay

111 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 796 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định, đánh giá cao vị trí, vai trò chiến lược của giai cấp nông dân Việt Nam. Cùng với công nhân và đội ngũ trí thức, giai cấp nông dân đã phát huy truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Nhiều năm qua, đặc biệt là gần 30 năm đổi mới, tình hình nông nghiệp, nông thôn và đời sống của nông dân đã có những bước tiến bộ khá toàn diện và to lớn: Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; công tác xóa đói, giảm nghèo đạt thành tựu to lớn; hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở nông thôn được tăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh, trật tự được giữ vững; vị thế chính trị của giai cấp nông dân được nâng cao, cùng với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức tạo nên nền tảng chính trị vững chắc.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

HIỆU QUẢ THÔNG TIN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

CỦA CÁC ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN

Ở TỈNH TIỀN GIANG HIỆN NAY

Ngành : Báo chí học

Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS

CẦN THƠ - 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của tôi Trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu trước, đồng thời bổ sung những vấn đề mới phù hợp với thực tiễn hiện nay Các số liệu, thông tin và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính chính xác cao.

Tác giả luận văn

Trang 3

Qua thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Ban Quản lý đào tạo Học viện Chính trị khu vực IV và Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn Xin chân thành cảm ơn Tiế sĩ người Cô kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng chấm Luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo các Đài Truyền thanh và anh chị em đồng nghiệp Đài Truyền thanh Thành phố Mỹ Tho, Thị xã Gò Công, Gò Công Tây và Gò Công Đông đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp Cao học Báo chí - Phát Thanh Truyền hình K19 tại Cần Thơ đã động viên và giúp đỡ tôi trong học tập Đặc biệt là chồng, con tôi đã đồng hành cùng tôi trong thời gian tham gia học tại Cần Thơ Trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô

bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để tôi học thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn trong thực tế

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ THÔNG TIN VỀ XÂY DỰNG

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc

gia xây dựng nông thôn mới và tiêu chí quốc gia về xây dựng

1.3 Chính sách của Đảng bộ, chính quyền về xây dựng nông thôn

mới và Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thông tin về xây

1.4 Vai trò của báo phát thanh và hệ thống truyền thanh cấp huyện

đối với công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới 25

Chương 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MỚI CỦA CÁC ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP HUYỆN

2.1 Giới thiệu các đài truyền thanh cấp huyện thuộc tỉnh Tiền Giang và

các chương trình có nội dung thông tin xây dựng nông thôn mới 32

2.4 Đánh giá về hiệu quả thông tin xây dựng nông thôn mới 50

Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI CHO CÁC ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin xây dựng nông thông

mới cho các đài truyền thanh huyện thị tại tỉnh Tiền Giang 61

PHỤ LỤC

Trang 5

CNH : Công nghiệp hóa

NTM : Nông thôn mới

PT-TH : Phát thanh - Truyền hình

Trang 6

TrangBiểu đồ 3.1: Ý kiến đề xuất các giải pháp của cán bộ, phóng viên,

biên tập viên các đài truyền thanh cấp huyện, thị đểnâng cao hiệu quả truyền thông về NTM trong thời

Biểu đồ 3.2: Ý kiến đề xuất các giải pháp của công chúng4 đài truyền

thanh cấp huyện thuộc tỉnh Tiền Giang nhằm nâng caohiệu quả thông tin về NTM trong thời gian tới 59

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông dân vànông thôn, trong quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng Sản Việt Nam vàChủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định, đánh giá cao vị trí, vai trò chiến lượccủa giai cấp nông dân Việt Nam Cùng với công nhân và đội ngũ trí thức, giaicấp nông dân đã phát huy truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cáchmạng, có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dântộc, thống nhất đất nước, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc

Nhiều năm qua, đặc biệt là gần 30 năm đổi mới, tình hình nông nghiệp,nông thôn và đời sống của nông dân đã có những bước tiến bộ khá toàn diện

và to lớn: Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướngnâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; an ninh lương thực quốc gia đượcbảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở hầu hết các vùng nôngthôn ngày càng được cải thiện; công tác xóa đói, giảm nghèo đạt thành tựu tolớn; hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở nông thôn đượctăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh, trật tự được giữ vững; vịthế chính trị của giai cấp nông dân được nâng cao, cùng với giai cấp côngnhân và đội ngũ trí thức tạo nên nền tảng chính trị vững chắc

Trước những đòi hỏi và thôi thúc của thực tiễn, Nghị quyết Hội nghịlần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn ra đời, với nhiều mục tiêu lớn được đặt ra, trong đó vấn đề xâydựng và phát triển nông thôn được xác định là một vấn đề then chốt trongkịch bản phát triển của đất nước và từ đó được nhắc đến trong nhiều văn bảnquan trọng của Đảng, Nhà nước với cụm từ “xây dựng nông thôn mới”

“Nông thôn mới” theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 củaBan chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “Về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn” là:

Trang 8

nông thôn có kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh

tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắt văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường [32, tr.126].

Thực hiện Nghị quyết trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương khóa

X đã ban hành các Kết luận về một số nội dung trong Nghị quyết, bao gồm

Đề án An ninh lương thực quốc gia, Đề án Chương trình Xây dựng thí điểm

mô hình nông thôn mới cấp xã, Đề án về Nâng cao vai trò, trách nhiệm củaHội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thônmới và xây dựng giai cấp nông dân Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số24/2008/NQ-CP, ngày 28-10-2008, xác định “Chương trình mục tiêu Quốcgia xây dựng nông thôn mới” Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựngnông thôn mới giai đoạn 2010-2020 gồm 11 nội dung, với 19 tiêu chí

Với Nghị quyết của Đảng, những quyết sách của Chính phủ và sự vàocuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ, ban, ngành ở Trungương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng nông thôn mới theo đúng

lộ trình thực sự trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên conđường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh

Riêng tại tỉnh Tiền Giang, nhiều năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh

đã dành cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn sự quan tâm đặc biệt, luôn coinông nghiệp và nông thôn là lĩnh vực, địa bàn quan trọng đối với sự ổn địnhchính trị, phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt là từ khi triển khai Nghị quyếtHội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa X, tỉnh Tiền Giang đã chủđộng xây dựng kế hoạch về xây dựng nông thôn mới cấp xã đến năm 2020,

Trang 9

định hướng đến năm 2030 và đến nay đã đạt được một số kết quả quan trọngbước đầu

Trong công tác truyền thông, từ năm 2010, các cơ quan thông tin đạichúng, đặc biệt là Đài Truyền thanh huyện thuộc tỉnh Tiền Giang đã bắt tayvào việc tuyên truyền “xây dựng nông thôn mới”, cũng như thường xuyên cậpnhật và đăng tải các thông tin về công tác xây dựng nông thôn mới; nhữngchủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác xây dựng nôngthôn mới; các nhân tố điển hình; những khó khăn, vướng mắc trong công tácxây dựng nông thôn mới Những thông tin này đã phần nào phản ánh tiếntrình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, tạo cơ sở và nền tảng để ngườidân, lãnh đạo địa phương, cũng như Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cáchuyện ở tỉnh Tiền Giang nắm bắt được tình hình xây dựng nông thôn mới,những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc kịp thời điều chỉnh cho phù hợp

Tuy nhiên, từ khi triển khai thực hiện công tác truyền thông về xâydựng nông thôn mới ở các Đài Truyền thanh cấp huyện trong Tỉnh đến nay,chưa có một công trình nghiên cứu nào về công tác truyền thông xây dựng nôngthôn mới nhằm đánh giá và xác định nội dung, hình thức nào là phù hợp, cũngnhư hiệu quả của công tác truyền thông xây dựng nông thôn mới ở mức nào

Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển nông thôn mới và thực tếcông tác truyền thông phát triển nông thôn mới hiện nay Chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả thông tin về xây dựng nông thôn mới của các

đài truyền thanh cấp huyện ở tỉnh Tiền Giang hiện nay” nhằm góp phần

làm sáng tỏ thêm những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn trong công tácthông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới của các Đài truyền thanhcấp huyện tỉnh Tiền Giang, qua đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệuquả thông tin về xây dựng nông thôn mới trên Đài Truyền thanh cấp huyệntỉnh Tiền Giang, đáp ứng nhu cầu truyền thông phát triển nông thôn mới vàphù hợp hơn với công chúng

Trang 10

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Kể từ năm 2000 đến nay, về vấn đề xây dựng nông thôn mới ở ViệtNam, đã có nhiều công trình của các tác giả đi trước tập trung bàn luận về kháiniệm, về quan điểm tiếp cận, về phương pháp xây dựng nông thôn mới ở ViệtNam trong bối cảnh phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Có thể

kể đến một số công trình chuyên khảo tiêu biểu thuộc nhóm này như sau:

- Năm 2002, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn xuất bản cuốn sách nêu rõ những định hướng chính để

phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam “Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.

- Năm 2011, hai tham luận có giá trị về vấn đề xây dựng nông thôn mớiđược trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sảnViệt Nam và được nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành như:

+ Tham luận của tác giả Nguyễn Hạnh Phúc: Xây dựng nông thôn mới

- Những kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Nghịquyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

+ Tham luận của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp,nông dân, nông thôn, phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiệnđại, hiệu quả, bền vững

- Năm 2012 Nxb Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách: Xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn tập hợp 33 bài viết của các

nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các cơ quan Trung ương, các ngành, các cấp

về xây dựng nông thôn mới, với 02 nội dung chính gồm: Những vấn đề lýluận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nông thôn mới, cũng nhưnhững vấn đề thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

- Năm 2012, tác giả Hồ Xuân Hùng có bài viết Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đăng trên Tạp chí Cộng sản số 832

Trang 11

tháng 2/2012 tập trung thảo luận một số vấn đề về mục tiêu và giải pháp thựchiện chương trình này.

Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng của tác giả Lâm Thị ThuHồng (thực hiện năm 2009 tại Học viện Báo Chí và Tuyên truyền) có tựa đề:

“Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ” Luận văn tập trung làm rõ vai trò, thực trạng hoạt động của

các đài truyền thanh cấp huyện, thị ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, trên cơ sởxác định những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành công, nhược điểm

và nguyên nhân của những tác động đó, đồng thời đưa ra những giải phápnhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đài truyền thanhhuyện, thị trong khu vực quan trọng này

Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng của Phạm Thị Thanh Phươngthực hiện năm 2008 tại Học viện Báo chí và tuyên truyền) có tiêu đề: “Hệthống phát thanh, truyền hình các tỉnh miền Đông Nam bộ” (khảo sát từ tháng1/2007 đến tháng 6/2008) Luận văn tập trung phản ánh thực trạng phát triểncủa các Đài phát thanh - Truyền hình địa phương trong khu vực Đông Nam

Bộ, nhằm đưa ra cái nhìn khách qaun về vai trò, vị thế của loại hình báo chínày thông qua những đóng góp quan trọng, góp phần giúp địa phương pháthuy vai trò lãnh đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế -xãhội đã đề ra

Năm 2012, tác giả Phạm Văn Phong đã nghiên cứu và bảo vệ luận văn

thạc sĩ ngành Chính trị học với đề tài: “Công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở Tiền Giang hiện nay” trong đó tác giả nêu thực trạng công tác

tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở Tiền Giang, cũng như giải pháp đểnâng cao hiệu quả tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở Tiền Giang trongthời gian tới

Năm 2013 tác giả Nguyễn Phúc Huy đã nghiên cứu và bảo vệ Luận văn

thạc sĩ ngành Báo Chí với đề tài “ Báo Chí các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu

Trang 12

Long với hoạt động truyền thông xây dựng nông thôn mới” Tác giả nêu thựctrạng cùng những giải pháp truyền thông xây dựng nông thôn mới truyền hìnhcác tỉnh Đồng Bằng song Cửu Long.

Luận văn của tác giả Nguyễn Phúc Huy đã góp phần làm sáng tỏ hơn lýluận công tác truyền thông về vai trò của báo chí trong xây dựng nông thônmới Nhận diện rõ hơn thực trạng xây dựng nông thôn mới các tỉnh ĐBSCL; rút

ra những bài học kinh nghiệm trong công tác truyền thông xây dựng nông thônmới Luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp nângcao hiệu quả công tác truyền thông xây dựng nông thôn mới hiện nay

Luận văn thạc sĩ Báo chí học của Lê Thị Thơm ( thực hiện năm 2014tại Học viện Báo chí và tuyên truyền) có tựa đề: VOV1 với công tác tuyên

truyền "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" (Khảo sát

một số chương trình trên hệ VOV1, từ tháng 1/2014 đến tháng 3/2014) Luận

văn tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiện công tác tuyên truyềnchương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên hệ thống VOV1

Những nghiên cứu trên đây phần nào đã làm sáng tỏ những vấn đề vềcông tác tuyên truyền nói chung, báo chí nói riêng trong xây dựng nông thônmới; vai trò của cơ quan truyền thông đối với chủ trương công nghiệp hoá -hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; về xây dựng nông thôn mới; mối quan

hệ giữa công tác truyền thông và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; nhữngkết quả từ chủ trương xây dựng nông thôn mới mang lại;

Trong tất cả các luận văn kể trên chỉ có hai luận văn thạc sĩ của tác giả

Lê Thị Thơm ( thực hiện năm 2014 tại Học viện Báo chí và tuyên truyền) có

tựa đề: VOV1 với công tác tuyên truyền "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" và Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Phúc Huy đã nghiên cứu và bảo vệ Luận văn thạc sĩ ngành Báo Chí với đề tài “ Báo Chí các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long với hoạt động truyền thông xây dựng nông thôn mới” đều đề cập đến truyền thông xây dựng nông thôn mới Tuy

Trang 13

nhiên hai luận văn này chọn đối tượng khảo sát là các chương trình trên sóngtruyền hình và VOV1, còn đối tượng khảo sát của chúng tôi là những thông tin

về xây dựng nông thôn mới trên đài truyền thanh cấp huyện tỉnh Tiền Giang

Các công trình nghiên cứu đi trước hầu như chưa đi sâu vào công táctruyền thông xây dựng nông thôn mới, chưa hoặc ít đề cập tới những vấn đề

về nội dung và hình thức truyền thông trong công tác xây dựng nông thônmới, vấn đề truyền thông và phát triển trong xây dựng nông thôn mới, vai tròcủa các cơ quan truyền thông trong xây dựng nông thôn mới Chính vậy, đềtài nghiên cứu của chúng tôi không trùng lặp với những công trình nghiên cứucủa các tác giả khác đã công bố cho đến thời điểm này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu nội dung và hình thức thông tin xây dựng nôngthôn mới của các đài truyền thanh cấp huyện tỉnh Tiền Giang

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến nông thôn mới, xây dựngnông thôn mới, các chủ trương, quan điểm của Đảng Nhà nước về nông thônmới Làm rõ vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền xây dựng nôngthôn mới

- Tìm hiểu nội dung và hình thức thông tin về xây dựng nông thôn mớicủa các đài truyền thanh cấp huyện của tỉnh Tiền Giang Luận văn tiến hành

Trang 14

khảo sát thực trạng công tác truyền thông xây dựng nông thôn mới các đàitruyền thanh: TP Mỹ Tho; thị xã Gò Công; huyện Gò Công Tây, huyện GòCông Đông thuộc tỉnh Tiền Giang năm 2014

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thông tin

về xây dựng nông thôn mới của các đài truyền thanh cấp huyện tỉnh TiềnGiang nói riêng và trên báo phát thanh nói chung

Ngoài ra Luận văn còn sử dụng những kiến thức về lý luận, lý thuyết vềcác ngành khoa học liên quan như tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, nghệthuật học

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là hiệu quả thông tin về

xây dựng nông thôn mới trên các đài truyền thanh cấp huyện hiện nay TP MỹTho; thị xã Gò Công; huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông thuộc tỉnhTiền Giang năm 2014

4.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát

Đề tài khảo sát các chương trình phát thanh về xây dựng nông thôn

mới của Đài Truyền thanh TP Mỹ Tho; thị xã Gò Công; huyện Gò Công Tây,

huyện Gò Công Đông thuộc tỉnh Tiền Giang năm 2014

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức những vấn đề lý luận hiệu quả thôngtin về xây dựng nông thôn mới

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp công cụ nghiêncứu như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng thông tin thu thập được từ

các tài liệu như các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, văn bản của Banchỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang, báo

Trang 15

cáo công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới của các đài truyềnthanh cấp huyện, thị để phân tích các chủ trương, chính sách và nội dung liênquan đến xây dựng nông thôn mới.

- Phương pháp phỏng vấn qua bảng hỏi: Tổ chức phỏng vấn công

chúng bằng bảng hỏi trên địa bàn 04 huyện, thị tỉnh Tiền Giang đã chọnnghiên cứu, gồm TP Mỹ Tho; thị xã Gò Công; huyện Gò Công Tây, huyện

Gò Công Đông thuộc tỉnh Tiền Giang năm 2014 Mỗi huyện, thành, thị chọn

từ 1 đến 2 đơn vị xã, trong đó có xã điểm về xây dựng nông thôn mới là 200người, nhà lãnh đạo quản lý, phóng viên, biên tập viên các chuyên tiết mục,bạn nghe đài, người dân trực tiếp hưởng các chính sách từ xây dựng nôngthôn mới (bao gồm nông dân, phụ nữ; thanh niên; không phân biệt lứa tuổi Nhằm thu thập thông tin chính xác làm cơ sở cho công tác thông tin tuyêntruyền thời gian tới đạt hiệu quả cao Sử dụng các tin bài trên các đài truyềnthanh cấp huyện thuộc tỉnh Tiền Giang có liên quan đến vấn đề xây dựngnông thôn mới để nhận diện và phân tích mục tiêu, đặc điểm nội dung và cách

thức truyền thông liên quan.

- Phương pháp phỏng vấn sâu trong đó 4 nhà lãnh đạo quản lý và 10

phóng viên, biên tập viên các đài truyền thanh cấp huyện thuộc Tiền Giang cókinh nghiệm thực tế về cách thức tổ chức, xây dựng chuyên mục, tiết mụctuyên truyền xây dựng nông thôn mới từ năm 2014 đến nay nhằm thu thậpđược nhiều thông tin trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền xây dựngnông thôn mới, để bổ sung những cách làm hay những kinh nghiệm để tuyêntruyền đạt hiệu quả cao

- Phương pháp quan sát: được sử dụng trong việc đi khảo sát thực tế để

tìm hiểu, xác định diện mạo chung của các đài truyền thanh cấp huyện cóthông tin về xây dựng nông thôn mới cùng với những đặc điểm, ưu thế và hạnchế của thông tin trên đài truyền thanh cấp huyện

Trang 16

- Phương pháp phân tích: để rút ra được những kết luận cần thiết từ

hiện trạng, thực trạng thông tin hiện nay, qua đó đề ra những giải pháp nhằmphát huy ưu điểm, hạn chế, điểm yếu góp phần nâng cao hiệu quả thông tin vềxây dựng nông thôn mới của các đài truyền thanh cấp huyện

Tất cả các phương pháp đẽ được sử dụng đều có đóng góp tích cực vàokết quả của luận văn

6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn

6.1 Về lý luận: Luận văn là một công trình nghiên cứu vận dụng lý

luận báo chí học để giải quyết một vấn đề thực tiễn Kết quả của đề tài này sẽgóp phần bổ sung cho lý luận báo chí học công tác thông tin vè xây dựngnông thôn mới

Đây có thể được coi là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảngdạy sinh viên và học viên cao học Luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảocho những người quan tâm đến đề tài, gợi mở hướng nghiên cứu để tiếp tụcphát triển và nâng cao hiệu quả thông tin về xây dựng nông thôn mới nóiriêng và trên báo phát thanh nói chung

Trong thời điểm hiện nay, Luận văn có tính thời sự cấp bách vì nó rađời trong khi nước ta đang tập trung xây dựng nông thôn mới Ở tỉnh TiềnGiang, bên cạnh những xã đã cán đích, hoàn thành 19 chỉ tiêu nông thôn mớithì vẫn còn những xã đang rất khó khăn để hoàn thanh những tiêu chí còn lại

Trang 17

Các đài truyền thanh cơ sở là một kênh thông tin hữu hiệu, người bạn củanông dân, thông tin có hiệu quả sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu đề racủa chương trình xây dựng nông thôn mới.

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungluận văn gồm 3 chương, 10 tiết

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ THÔNG TIN

VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Thông tin và hiệu quả thông tin

Thông tin hiện nay được dùng với ba nghĩa

Thứ nhất, thông tin là hoạt động truyền tải, chuyển giao tin tức từ người

này đến người khác và thường chỉ diễn ra một chiều, từ chủ thể phát tin đếnchủ thể nhận tin ở đây thông tin có nghĩa như truyền thông, đúng hơn chỉ làmột dạng truyền thông cụ thể Các thông báo, chỉ thị, nghị quyết của Đảng vàNhà nước cầm quyền phổ biến cho cấp dưới và người dân thực hiện, được coi

là hoạt động thông tin Báo Chí Việt Nam thời kỳ bao cấp phổ biến tin tứcmột chiều từ trên xuống, chủ yếu là làm nhiệm vụ thông tin Tin nhắn quađiện thoại, email của các công ty dịch vụ hoặc cá nhân mà không dó sự phảnhồi thông tin

Thứ hai, thông tin là nội dung của thông điệp được truyền tải đượcchuyển giao giữa chủ thể phát tin và chủ thể nhận tin Một thông điệp rõ ràng,mới lạ hấp dẫn, hữu ích là một thông điệp có thông tin Một bài báo ngắnnhưng để lại ấn tượng mạnh nơi độc giả là một bài báo có thông tin Ngượclại, một bài báo dài nhưng đọc xong không thấy điều gì mới lạ và hữu ích thì

đó là một bài báo có thông tin

Thứ ba, thông tin là đối tượng, phương tiện và chất liệu của hoạt độngbáo chí Thông tin là một trong những khái niệm hạt nhân của báo chí, nó cótầm quan trọng như khái niệm hình tượng trong lĩnh vực văn học, khái niệmhàng hóa trong lĩnh vực kinh tế, khái niệm vật chất trong lĩnh vực triết học…

ở đây thông tin có nghĩa như tin tức

Trang 19

Như vậy thông tin theo nghĩa phổ quát nhất là toàn bộ tin tức (bằng ngôn

từ, lời nói, hình ảnh và cách trình bày, thể hiện ngôn từ, lời nói, hình ảnh đó)

mà báo chí mang lại cho công chúng

Thông tin trong báo chí có thể xét trên các bình diện bao gồm bình diện thực tiễn, bình diện tính chất loại hình; bình diện lý luận truyền thông.

Thông tin là khái niệm cơ bản và quan trọng nhất trong hoạt động báochí nói riêng và hoạt động truyền thông đại chúng nói chung Nó vừa là đốitượng vừa là chất liệu, vừa là phương tiện, vừa là tiêu chí đánh giá chất lượng,hiệu quả của hoạt động truyền thông

Thứ nhất thông tin trên bình diện thực tiễn

Thông tin dùng để chỉ những thông báo ngắn không có bình luận, phântích về một sự kiện, hiện tượng nào đó trong cuộc sống Ví dụ các thông báo,

bố cáo…Thông tin dùng để chỉ tất các các thể loại thuộc loại tác phẩm thôngtấn báo chí như báo in, tường thuật, ghi nhanh……các thể loại này được gọi

là thể loại thông tin, khác với loại tác phẩm chính luận và tác phẩm ký; Thôngtin dùng để chỉ tất cả các thành phần yếu tố của tác phẩm; Thông tin trong báochí không chỉ là nội dung của thông điệp mà còn là hình thức và phương thứcthể hiện thông điệp ấy

Thứ hai thông tin trên bình diện tính chất loại hình

Vẫn theo các hiểu truyền thống, thông tin trên báo chí là thông tin thời

sự là tin tức về các sự kiện, hiện tượng mới vừa xảy ra Cách hiểu này khôngsai nhưng không bao quát được sự đa dạng của thông tin trên các loại hìnhbáo chí hiện nay Bởi vì bên cạnh thông tin thời sự, trong báo chí còn cónhững thông tin khác như thông tin lý luận, thông tin khoa học, thông tinhướng dẫn, thông tin giải trí

Thứ ba thông tin trên bình diện lý luận truyền thông

Trang 20

Trong lý luận truyền thông, thông tin báo chí không phải là đơn vị cốđịnh, bất biến mà nó có sự thay đổi về số lượng và chất lượng trong các chậngđường tồn tại khác nhau Các nhà lý luận truyền thông hiện đại không dừnglại trong việc xem xét, định nghĩa thông tin báo chí ở dạng tĩnh, bản chất màcòn nhận diện, lý giải nó trong suốt quy trình hoạt động truyền thông.

Hiệu quả của thông tin chính là việc đạt được mục đích trên thực tếthông qua phương tiện truyền thông đại chúng Tuy nhiên cũng có không íttrường hợp, hiệu quả của thông tin không đạt được như mong nuốn

Hiệu quả của thông tin là quá trình chuyển biến thông điệp,từ chủ thể

phát thông tin đến chủ thể nhận thông tin đã tạo ra hiện tượng từ nhận thứcchuyển sang thay đổi hành vi và hành động đúng định hướng

Hiệu quả của truyền thông đại chúng là việc đạt được mục đích trênthực tế của hoạt động truyền thông đại chúng

Hiệu quả truyền thông đại chúng thể hiện ở những mức độ khác nhau.Người ta có thể chia hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng thành

Mức độ thứ hai hiệu quả truyền thông đại chúng là hiệu ứng xã hội.Hiệu ứng xã hội của truyền thông đại chúng là những biểu hiện của xã hộihình thành do sự tác động của thông tin từ các phương tiện truyền thông đạichúng

Hiệu ứng xã hội của truyền thông đại chúng cũng rất phong phú Nóbao gồm từ những phản ứng tâm lý, trạng thái tình cảm đến những xáo động

Trang 21

sinh hoạt, sự thay đổi về cách ứng xử, những hành vi cụ thể của các cá nhân

và cộng đồng

Có những biểu hiện của hiệu ứng xã hội của truyền thông đại chúngxuất hiện tức thì như hệ quả trực tiếp của việc tiếp nhận các thông điệp Đó lànhững trạng thái tình cảm như: vui, buồn, giận giữ, lo lắng, hồi hộp, thươngcảm, hăng hái Có những biểu hiện hiệu ứng xã hội dưới dạng những phảnứng, hành vi xã hội rộng lớn Có những biểu hiện được hình thành như kếtquả tác động lâu dài của các thông điệp từ hệ thống truyền thông đại chúng

Đó là những thói quen cách ứng xử của người dân được hình thành dưới ảnhhưởng của truyền thông đại chúng

Trong một số trường hợp có những hiệu ứng xã hội xuất hiện ngoàimục đích của nhà truyền thông, mặt khác, trong điều kiện toàn cầu hóa truyềnthông đại chúng hiện nay, các nguồn thông điệp ngày càng nhiều, các rào cảnthông tin ngày càng giảm thiều Trong điều kiện đó, giải pháp cơ bản nhất đểchủ động quản lý hoặc ứng xử với hiệu ứng xã hội truyền thông đại chúnghiện đại đủ mạnh để cung cấp cho xã hội đủ lượng thông tin với chất lượngtích cực, vừa đáp ứng nhu cầu của dân, vừa phù hợp với mục tiêu phát triểncủa chế độ

Mức độ thứ ba- mức độ cao nhất của hiệu quả xã hội của truyền thôngđại chúng là hiệu quả thực tế Hiệu quả thực tế của truyền thông đại chúng lànhững thay đổi, vận động thực tế của đời sống xã hội dưới tác động củatruyền thông đại chúng Hiệu quả thực tế là mục đích hướng tới cao nhất củahoạt động truyền thông đại chúng Đó chính là những vận động tạo nên biếnđổi về số lượng, chất lượng của các tiến trình, các lĩnh vực trong đời sống xãhội

Hiệu quả thực tế của truyền thông đại chúng được hiểu là hiệu quả giántiếp vì nó được đánh giá trên những vận động của các tiến trình, lĩnh vực khácnhau trong xã hội Mặt khác, sự tác động của truyền thông đại chúng bao giờ

Trang 22

cũng chỉ là một phần tạo nên hiệu quả đó Vì thế, việc đánh giá hiệu quả thực

tế không đơn giản Đôi khi người ta đánh giá quá cáo hoặc không nhận thấyđầy đủ vai trò, vị trí của truyền thông đại chúng trong những vận động xã hội

cụ thể

1.1.2 Nông thôn

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ

biên, xuất bản năm 1994, thì “Nông thôn là khu vực dân cư tập trung, chủ yếu làm nghề nông, phân biệt với thành thị” [45, tr.717].

Theo Thông tư số 54/TT-NNPTNT ngày 21.8.2009 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, thì “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội

thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính

cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”

Từ các định nghĩa trên, có thể khẳng định: Nông thôn là địa bàn sinh

sống của người nông dân, là nơi có các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội vớinhiều nét đặc thù khác so với thành thị

Nông thôn mới: Nông thôn mới theo Nghị quyết số 26 của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là:

- Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại

- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch

- Xã hội - nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc

- Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ

- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường

Xây dựng nông thôn mới

Là tiến trình chuyển đổi từ nông thôn hiện tại đến văn minh tiến bộ vàtừng bước hiện đại có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ và từng bướchiện đại; xã hội dân chủ ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường

Trang 23

sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất tinh thần nâng cao; an ninh trật tựđược giữ vững, hệ thống chính trị vững mạnh; đoàn kết trong dân đượctăng cường.

Như vậy, xây dựng nông thôn mới về tổng quát là phát triển nông thônbao gồm tất cả các vấn đề gắn với đời sống của người dân, của môi trườngsống và của không gian sống ở khu vực nông thôn Xây dựng nông thôn mới

là một quá trình đa chiều, hướng tới hội nhập bền vững trong tất cả các lĩnhvực (kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường…) và là một quá trình ổn định, bềnvững trước những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, đồng thờihướng tới cái hiện đại, sự thịnh vượng lâu dài cho cả cộng động

Hiệu quả thông tin xây dựng nông thôn mới là quá trình chuyển

thông tin từ chủ thể sang khách thể nhận thông tin; tìm hiểu nhu cầu thôngtin về xây dựng nông thôn mới cho công chúng trên phương tiện đài truyềnthanh nhẳm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng và chăm lo đời sốngvật chất tinh thần của nông dân về quá trình xây dựng nông thôn mới hiệnnay Nhằm chuyển tải những thông điệp về xây dựng nông thôn mới đếnvới công chúng

Thuật ngữ “truyền thanh cấp huyện” là một thuật ngữ được sử dụng phổbiến trong lý luận chuyên ngành phát thanh ở nước ta Theo các tác giả củacác cuốn sách Báo phát thanh, Lý luận phát thanh, Phát thanh trực tiếp…thìđây là một thuật ngữ được sử dụng để chí một cấp hệ thống truyền thanh bốncấp ở nước ta (gồm: cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trungương; cấp huyện, thị thành phố trực thuộc tỉnh; cấp xã, phường, thị trấn).Trong đó, riêng hai cấp huyện, thị và cấp xã, phường thị trấn còn được gọichung bằng thuật ngữ : truyền thanh cơ sở

Trang 24

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Mô hình nông thôn mới không phải bây giờ mới đặt ra Từ ngày thànhlập đến nay, Đảng luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp,nông dân và nông thôn Trong thời bao cấp, vừa kháng chiến chống Mỹ cứunước ở miền Nam, xây dựng CNXH ở miền Bắc, Việt Nam cũng đã đầu tưxây dựng một số mô hình Song do nguồn lực khó khăn và tư duy bao cấp lúcbấy giờ nên hiệu quả mang lại hạn chế

Trong quá trình đổi mới, Đảng đã chủ trương xây dựng một số mô hìnhnông thôn mới cấp xã, cấp thôn (hơn 30 mô hình) Tuy các mô hình này cũngmang lại một số kết quả và một số kinh nghiệm, nhưng nó chưa phải là mộtchương trình tổng thể của nhà nước và cũng chưa có những tiêu chí để đánh giá.Xác định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nộidung cơ bản của CNH, HĐH đất nước, trước yêu cầu phải rút ngắn thời giantiến hành CNH, HĐH so với các nước đi trước, phấn đấu đến năm 2020 nước

ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đại hội lầnthứ IX của Đảng chủ trương phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồngthời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN, phát triểnkinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội, tăng cường sự chỉ đạo và huyđộng các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn; đồng thời chỉ rõ những định hướng lớn về chính sách để thực hiệnnhiệm vụ này đến năm 2010

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị

quyết về "Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010" Các quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp,

nông thôn được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 5 là sự kế thừa,phát triển các quan điểm đã được xác định trong các nghị quyết đại hội và các

Trang 25

nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị từ trước đến nay; đã làm rõ hơnnữa những quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nội dung tổng quát CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong Nghịquyết Trung ương 5 nêu rõ:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn [31, tr.93-94].

Như vậy, Nghị quyết Trung ương 5 đã đưa ra quan niệm tổng quát (cóthể xem như định nghĩa) về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nhiệm vụcủa CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, hòaquyện vào nhau, tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển Vì thế, trong chỉđạo không được chia cắt, tách rời từng nội dung mà phải gắn kết trong mộtthể thống nhất Nghị quyết đã khẳng định 5 quan điểm chính cần quán triệt vềđẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới:

Trang 26

Một là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một

trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợđắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn

Hai là, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn

lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ; thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn vớithị trường để sản xuất hàng hóa quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao,bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triểnnông nghiệp, nông thôn bền vững

Ba là, dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực

từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tếnhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nềntảng vững chắc; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, các loạihình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn

Bốn là, kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việclàm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đờisống vật chất và văn hóa của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các dântộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa vàthuần phong mỹ tục

Năm là, kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận anninh nhân dân, thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án pháttriển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương Đầu tư pháttriển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa

Trang 27

khẩu, hải đảo phù hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốcgia [31, tr.94-95].

Những quan điểm chỉ đạo nói trên không chỉ bảo đảm cho sự phát triểnnông nghiệp, nông thôn bền vững, mà còn góp phần quan trọng cho sự pháttriển hài hòa giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn,giữa đồng bằng và miền núi, giữa kinh tế và xã hội, an ninh, quốc phòng, môitrường, tăng cường khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức, xây dựngkhối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, bảo đảm chonước ta phát triển nhanh, bền vững theo định hướng XHCN

Đến Đại hội X, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp

và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nôngdân Đại hội xác định phải khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triểnnông thôn Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Xây dựng cáclàng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh Hìnhthành các khu dân cư đô thị hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng caotrình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan; bảo đảm anninh trật tự, an toàn xã hội

Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở cácvùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ,giao thông, các khu đô thị mới Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóađói giảm nghèo, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc thiểu số

Có thể nói nền tảng của chủ trương xây dựng nông thôn mới được Đạihội X của Đảng đề cập khá rõ nét, làm cơ sở cho Nghị quyết 26-NQ/TW ngày5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về "Nông nghiệp, nông dân, nôngthôn" ra đời Nghị quyết đã xác định 4 quan điểm để phát triển toàn diện "tamnông" Bốn quan điểm đó là:

Trang 28

Một là, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong

sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lựclượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững

ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huybản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.Hai là, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giảiquyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọnghàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước Trong mối quan hệmật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủthể của quá trình phát triển, xây dựng NTM gắn với xây dựng các cơ

sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là cănbản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt

Ba là, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thịtrường định hướng XHCN, phù hợp với điều kiện của từng vùng,từng lĩnh vực

Bốn là, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn lànhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phảikhơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên củanông dân Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ,

có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo độnglực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, nâng cao đờisống nông dân [4, tr.125]

Sau Nghị quyết 26-NQ/TW, Bộ Chính trị có chủ trương chỉ đạo thí điểmxây dựng mô hình NTM; Ban Bí thư Trung ương Đảng có quyết định thànhlập Ban Chỉ đạo do đồng chí Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng ban vàquyết định chọn 11 xã đại diện cho các vùng trên cả nước làm thí điểm BCĐ

Trang 29

phân công mỗi đồng chí ủy viên trực tiếp phụ trách 01 xã 6 tháng BCĐ giaoban với các xã tại Hà Nội 01 lần Sau hơn 2 năm thực hiện chỉ đạo thí điểm,những kinh nghiệm rút ra từ chỉ đạo điểm đã giúp cho Chính phủ quyết địnhphê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010

- 2020"; ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào thi đua

"Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới"

Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới:Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với đô thị và bố trí các điểmdân cư Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn vớibảo vệ môi trường Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mớiphù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể vững chắctrong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốtđẹp của nông thôn Việt Nam Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầngnông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu

tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanhnghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động… [34, tr.197-198]

Với Nghị quyết của Đảng, những quyết sách của Chính phủ và sự vàocuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ, ban, ngành ở Trungương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng nông thôn mới theo đúng

lộ trình thực sự trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên conđường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh

Hiện nay, toàn xã hội đã và đang tích cực vào cuộc, cùng thực hiện sựnghiệp xây dựng nông thôn mới Cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến cơ

sở đã sớm triển khai Nghị quyết của Đảng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền;bước đầu tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, người dân Hầu hếtcấp ủy đảng các cấp đã tổ chức quán triệt Nghị quyết, trong đó nhiều xã tổchức phổ biến trực tiếp đến nhân dân tại thôn, bản Nhìn chung, cán bộ cơ sở

Trang 30

và nhân dân rất phấn khởi, kỳ vọng vào một nông thôn mới phát triển manglại sự cải thiện nhanh hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nôngthôn thời kỳ CNH, HĐH đất nước Các bộ, ngành chức năng liên quan đãnhanh chóng xây dựng, triển khai nhiều cơ chế chính sách để đưa Nghị quyếtvào cuộc sống.

Ở địa phương: tất cả các tỉnh, thành phố đã xây dựng chương trình hànhđộng triển khai Nghị quyết Nhiều tỉnh, thành phố chủ động ban hành cácchính sách mới, đặc thù phù hợp với thực tế của địa phương Những việc nêutrên đã có tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp, nông thôn trước mắt

và lâu dài, tạo được niềm tin cho cán bộ, nông dân vào chủ trương phát triểnnông nghiệp, nông thôn của Đảng

Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng vềthành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tậpquán của cộng đồng Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quátrình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới làthực sự tôn trọng, phát huy tối đa vai trò, vị thế chủ thể của người nông dân

về chính trị, kinh tế và văn hóa Đây là nhóm dân số đông nhất ở nước tahiện nay, là giai cấp cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp công nhân trongsuốt chiều dài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại đanggặp nhiều khó khăn trong đời sống và ít được hưởng lợi nhất các thành quảcủa cách mạng Nhìn chung, trình độ học vấn của nông dân nước ta hiện naycòn thấp, nặng về kinh nghiệm, nên cần kiên trì, lâu dài hỗ trợ nông dân vềkhoa học - kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học vào nông nghiệp, nông thôn

Nông thôn đang rất cần những quyết sách phát triển phù hợp trên cơ sởkhoa học, sát thực tế cho từng địa phương, vùng miền và thậm chí cho từngnhóm dân tộc, mà trước hết là công tác quy hoạch để hoàn thiện định hướng,nội dung đầu tư theo lộ trình phù hợp hướng tới phát triển bền vững và hiệuquả trong từng bước đi

Trang 31

Để trở thành xã nông thôn mới xã phải đạt 19 tiêu chí được phân thành 5nhóm được quy định tại Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 củaThủ tướng Chính phủ

19 tiêu chí là: 1: Quy hoạch, 2: Giao thông, 3: Thủy lợi, 4: Điện, 5:

Trường học, 6: Cơ sở vật chất văn hóa, 7: Chợ, 8: Bưu điện, 9: Nhà ở dân cư,10: Thu nhập, 11: Tỷ lệ hộ nghèo, 12: Cơ cấu lao động, 13: Hình thức tổ chứcsản xuất, 14: Giáo dục, 15: Y tế, 16: Văn hóa, 17: Môi trường, 18: Hệ thống

tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, 19: An ninh, trật tự xã hội

5 nhóm là: Nhóm 1: Quy hoạch (1 tiêu chí); nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã

hội (8 tiêu chí); nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí); nhóm 4: Vănhóa - xã hội - môi trường (4 tiêu chí); nhóm 5: Hệ thống chính trị (2 tiêu chí)

Sơ đồ 1.1: Mô hình xã NTM với 19 tiêu chí

Bộ tiêu chí về NTM là cụ thể hóa đặc tính của xã NTM do Nghị quyết26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của BanChấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đề ra; là căn cứ để xây dựng nội dungChương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, là chuẩn mực để các xãlập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí nông thôn mới; để trả lời câu hỏi thế

Xã NTM

Quy hoạch

Hạ tầng

PT KT

MT

VH-XH-HT CT

Tiêu chí 1

TC1 1 TC1 3

TC1 4 TC1 6

TC1 5 TC1 7

TC1 8

TC1 9

Trang 32

nào là nông thôn mới thời kỳ CNH - HĐH; thống nhất nội dung, cách hiểu,cách làm đối với các tiêu chí nông thôn mới Đây còn là căn cứ để chỉ đạo vàđánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của các địa phương; đánh giá côngnhận xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; đánh giá trách nhiệm của cáccấp ủy Đảng, chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM.

1.3 Chính sách của Đảng bộ, chính quyền về xây dựng nông thôn mới và Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thông tin về xây dựng nông thôn mới ở Tiền Giang

1.3.1 Chính sách của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Tiền Giang về xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọngtrong chương trình hoạt động của Tỉnh ủy Tiền Giang thực hiện Nghị quyết26/BCH Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp nông dân và nông thôn.Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ IX, đặc biệt là Nghị quyết chuyên

đề số 04/BCH Tỉnh ủy Tiền Giang về xây dựng nông thôn mới giai đoạn2011-2015 định hướng 2020

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội

Quá trình xây dựng theo phương châm phát huy nội lực của cộng đồngdân cư là chính Xây dựng nông thôn mới trên cơ sở kế thừa và lồng ghép cácchương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình dự án khác đang triển khai

ở nông thôn Khuyến khích mạnh mẽ đầu tư các thành phần kinh tế, các tầnglớp nhân dân Xây dựng nông thôn mới phải từng bước chặc chẽ và phải đảmbảo các nguyên tắc: hướng tới 19 tiêu chí; phát huy chủ thể cộng đồng dân cưthật sự dân chủ công khai minh bạch Quá trình xây dựng có ưu tiên sắp xếpphần việc và thời gian cụ thể, cái nào làm trước, sau phải được thống nhấtđồng bộ tránh tràn lan, lung túng không hiệu quả Đảng Nhà nước đã xâydựng chủ trương chính sách để xây dựng nông thôn mới; Tổ chức sản xuất

Trang 33

phát triển kinh tế, quy hoạch tổng thể nông thôn mới; chỉ đạo tổ chức thựchiện chung trong toàn xã hội

Tuyên truyền sâu rộng trong Đảng và toàn dân

Mặt trận tổ quốc các đoàn thể tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ đoànviên, hội viên và các tầng lớp nhân dân Tổ chức các phong trào hoạt độngcách mạng hướng mạnh về xây dựng nông thôn mới Vận động hội viên nôngdân tự phấn đấu vươn lên xây dựng nông thôn mới Tăng cường củng cố vữngchắc tổ chức mặt trận đoàn thề; đổi mới nội dung phương thức hoạt độngnâng cao chất lượng sinh hoạt chi tổ và hội viên Tham gia xây dựng Đảngchính quyền phát huy dân chủ xây dựng đại đoàn kết toàn dân và đảm bảo anninh chính trị trật tự an toàn xã hội nông thôn Tuyên truyền nhân dân thấyđược trách nhiệm của mình tham gia xây dựng nông thôn mới là nhận thứcđúng đắn về xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn là vinh dự, phấnkhởi để quyết tâm xây dựng thật tốt Tự phấn đấu xây dựng gia đình văn minhlịch sự, nâng cao đời sống vật chất tinh thần điều kiện sinh hoạt thật tốt trong

đó tập trung sản xuất theo ngành nghề ổn định và phát triển bền vững; học tậpvăn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, dân số, sức khỏe môi trường nhằm nângcao kiến thức; sắp xếp gia đình nề nếp văn minh tiến bộ hạnh phúc Quan hệ

xã hội tốt, đoàn kết giúp nhau trong nội bộ nông dân trên địa bàn nông thôn.Tham gia tích cực phong trào xây dựng nông thôn mới: quy hoạch đồ án, đề

án phát huy dân chủ công khai tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới.Tích cực xây dựng đảng, chính quyền tham gia sinh hoạt mặt trận Tổ quốccác đoàn thể Tham gia giám sát trong xây dựng Đảng, chính quyền đặc biệt

là giám sát quá trình xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn đúng đắn của Đảng, nhànước phù hợp lòng dân Quá trình xây dựng thuận lợi là cơ bản song khó khănthách thức rất nhiều đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đó cócông tác thông tin tuyên truyền trên sóng phát thanh của các Đài truyền thanh

Trang 34

cấp huyện cùng chung tay chung sức chung lòng với cả hệ thống chính trị vàtoàn xã hội chắc chắn nông thôn mới sẽ thành công đảm bảo đúng quy trình

mã, người nhận, phản hồi, tạp nhiễu

Tại Tiền Giang, bên cạnh những thuận lợi trong công tác truyền thôngxây dựng nông thôn mới Tuy nhiên hiện nay vẩn còn một số khó khăn nhấtđịnh là do Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng

về thành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục,tập quán của cộng đồng Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trongquá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thônmới là thực sự tôn trọng, phát huy tối đa vai trò, vị thế chủ thể của người nôngdân về chính trị, kinh tế và văn hóa Đây là nhóm dân số đông nhất ở nước tahiện nay, là giai cấp cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp công nhân trongsuốt chiều dài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại đanggặp nhiều khó khăn trong đời sống và ít được hưởng lợi nhất các thành quảcủa cách mạng Nhìn chung, trình độ học vấn của nông dân nước ta hiện naycòn thấp, nặng về kinh nghiệm, nên cần kiên trì, lâu dài hỗ trợ nông dân vềkhoa học - kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học vào nông nghiệp, nông thôn

Nông thôn đang rất cần những quyết sách phát triển phù hợp trên cơ sởkhoa học, sát thực tế cho từng địa phương và thậm chí cho từng nhóm dântộc, mà trước hết là công tác quy hoạch để hoàn thiện định hướng, nội dung

Trang 35

đầu tư theo lộ trình phù hợp hướng tới phát triển bền vững và hiệu quả trongtừng bước đi

Do xuất phát điểm về xây dựng nông thôn mới còn thấp, người nôngdân quen sản xuất theo tập quán củ nên chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu,cây trồng vật nuôi phù hợp với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Chính quyền cấp xã còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện cáctiêu chí xây dựng nông thôn mới

Một số người dân nông thôn còn ỷ lại trông chờ vào Nhà nước trongviệc đầu tư nâng cấp các đường giao thông nông thôn

Những thông tin về xây dựng nông thôn mới chưa đáp ứng hết nhu cầucủa công chúng, thời lượng chương trình dành cho chuyên mục, tiết mục cónội dung thông tin xây dựng nông thôn mới còn ít

Hệ thống truyền thanh cơ sở còn hạn chế do cán bộ phụ trách truyềnthanh cơ sở là cán bộ không chuyên trách, thu nhập từ trợ cấp có 1.2 tươngđương 1.380.000 đồng (một triệu ba trăm tám mươi ngàn đồng)/ tháng, nênthường xuyên biến động nên ảnh hưởng đến công tác tiếp âm chương trình đàihuyện, thị, tỉnh và Đài Trung ương

Với đặc thù là tiếng loa truyền thanh gắn trên những trụ cột điện gặpthời tiết mưa, bão thường xuyên bị hư hỏng đường dây, nên bị gián đoạntrong việc đưa thông tin đến với công chúng Bên cạnh đó hạn chế hệ thốngtruyền thanh huyện, thị là hầu hết đều phát sóng FM mà hiện số đầu thu FMtrong người dân hạn chế nên người nghe đài qua sóng FM ít

1.4 Vai trò của báo phát thanh và hệ thống truyền thanh cấp huyện đối với công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Truyền thông đại chúng ngày càng có vai trò quan trọng và đóng gópvào sự phát triển của xã hội Đối tượng của truyền thông đại chúng rất đặcbiệt, bao gồm các giai tầng, các thành viên trong xã hội Các thông tin củaphương tiện truyền thông đại chúng tác động vào ý thức, hình thành tri thức,

Trang 36

thái độ mới hay nhận thức, thái độ cũ Sự thay đổi về ý thức tất yếu sẽ dẫnđến sự thay đổi về hành vi.

Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước

đã xác định: “Báo chí nhằm tuyên truyền cho đường lối đổi mới theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa… báo chí góp phần tuyên truyền, làm sáng tỏ đườnglối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này”

Là một loại hình báo chí có sức hấp dẫn và thu hút công chúng lớn, phátthanh có nhiều ưu thế trong tuyên truyền những chính sách đường lối củaĐảng và Nhà nước đến với đông đảo công chúng bởi những đặc trưng riêngcủa mình Báo chí phát thanh được nhấn mạnh là một trong những lĩnh vựcquan trọng, một trong những công cụ tuyên truyền sắc bén, góp phần thúc đẩynền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựngnông thôn mới hiện nay

Các nghiên cứu về phương tiện báo chí hiện nay cho kết quả, mỗi mộtphương tiện báo chí có một vị trí, thế mạnh và lợi thế riêng, không mộtphương tiện nào có thể thay thế hoặc lấn át được phương tiện báo chí khác.Song dưới góc độ truyền thông, phát thanh có nhiều ưu điểm khiến nó làphương tiện phổ biến được ưa thích nhất bởi khả năng tương thích với mặtbằng trình độ dân trí, do khả năng phổ biến thông tin rộng khắp và sức hấpdẫn của yếu tố âm thanh sống động Khả năng sử dụng âm thanh có khả năngtác động lớn khi tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới

Với báo phát thanh thì âm thanh và tiếng động đạt tới độ tuyệt đối vềphạm vi công chúng xã hội Bất cứ người nào, cũng có thể nghe và hiểu (íthay nhiều) những gì thể hiện trên phát thanh, miễn là người đó không bịkhiếm khuyết về thính giác Phát thanh đem đến cho thính giả tín hiệu cơ bản

là âm thanh, đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả năngtác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người

Trang 37

Điều này giúp cho phát thanh có khả năng đặc biệt trong việc đa dạnghóa chức năng theo một giải tần rất rộng,

Đặc trưng của phát thanh được nhấn mạnh trước hết là tính tỏa khắp,thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời, do đó phát thanh có sức mạnh đặc biệttrong việc hình thành dư luận xã hội rộng khắp và tức thì Phát thanh còn cótính sống động riêng tư, thân mật, thế mạnh của phát thanh là sử dụng thế giới

âm thanh bao gồm lời nói tiếng động, âm thanh trong việc phản ánh hiện thực

và tạo dựng nên bức tranh sinh động, thu phục người nghe

Giọng nói có sức truyền cảm mạnh mẽ, nhờ chất giọng và kỹ năng nóinhư cao độ, cường độ, tiết tấu ngữ điệu, diễn cảm Chương trình phát thanhhướng tới số đông, nhưng người nghe radio với tư cách cá nhân, từng ngườimột-tính riêng tư, thân mật Điều này đòi hỏi thiết kế thông điệp và trình bàynhư nói với từng người

Phát thanh là kênh truyền thông rẻ tiền, với công nghệ hiện nay, mộtchiếc radio chỉ bán với giá vài chục ngàn đồng, hợp với túi tiền đại đa sốngười dân, lại nghe đủ loại chương trình từ ca nhạc, âm nhạc, sân khấu,hướng dẫn kỹ thuật làm ăn, kỹ năng sống đến tin tức thời sự

Phát thanh có thể nghe kết hợp với làm việc khác, không phải tập trungmọi giác quan vào việc tiếp nhận thông tin Điều này rất có lợi cho nông dân

và chị em phụ nữ, vừa làm việc nhà vừa nghe phát thanh Phát thanh đến vớimọi đối tượng không phân biệt trình độ văn hóa cao hay thấp, biết chữ haykhông, chỉ cần có khả năng nghe

Phát thanh còn có lợi thế trong việc giữ gìn ngôn ngữ lời nói của các dântộc Tại Nam Phi, trong lúc phát thanh phát 11 loại ngôn ngữ trên sóng phátthanh thì truyền hình vất vả lắm mới chuyển được 3 loại ngôn ngữ lên sóng.Đây là phương tiện truyền thông đại chúng quan trọng và tiếp tục lan toản sâurộng, đặc biệt ở các quốc gia chậm phát triển [19, tr.116-117]

Trang 38

Radio và phát thanh là phương tiên thực hiện tối đa khả năng âm thanhthuần khiết Người nghe tiếp nhận thông tin không hề bị chi phối hoặc bị phântán tư tưởng bởi những hình ảnh và con chữ như ti vi hay đọc sách báo Tiếpnhận thông tin qua đài pháp thanh sẽ góp phần tăng cường óc tưởng tượngcủa người nghe, cho phép họ thể hiện khả năng của mình trong việc cách điệuhình ảnh trong tư duy.

Hệ thống phát thanh, truyền thanh lan toả đến tận phường, xã, các ấpdân cư và radio theo bà con lên rẫy vào nương là điều truyền hình, báo in, báomạng điển tử không thể sánh kịp Do vậy mạng lưới truyền thanh cơ sở ngàycàng phát huy vai trò quan trọng trong nông thôn

Nằm trong hệ thống truyền thanh cơ sở, các đài truyền thanh cấp huyện

đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động của bộ máycấp huyện Đây không chỉ đơn thuần là một phương tiện thông tin tuyêntruyền mà còn là công cụ điều hành, chỉ đạo đạo của cấp ủy, chính quyền cáccấp, là diễn đàn để phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dânđối với Đảng và Nhà nước, đặc biệt là ngay tại địa bàn huyện, thị Đài truyềnthanh cơ sở có những ưu thế nổi bật là thông tin sát thực tế, trực tiếp, cụ thểđền từng người dân trong địa bàn

Hơn nữa, xây dựng nông thôn mới vừa mang tính cấp bách, vừa có ýnghĩa chiến lược, lâu dài với khối lượng công việc lớn, lĩnh vực rộng, liênquan đến nhiều cấp, nhiều ngành Vì vậy, công tác thông tin xây dựng nôngthôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cơ quanbáo chí nhằm thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới

Thông tin xây dựng nông thôn mới nhằm:

- Để mọi cán bộ và người dân hiểu được tầm quan trọng của chươngtrình xây dựng nông thôn mới Đây là một chương trình phát triển nông thôntoàn diện nhằm cụ thể hóa những nội dung phát triển ổn định, bền vững của

Trang 39

đất nước được thực hiện ngay trên địa bàn xã nhằm mục đích nâng cao chấtlượng cuộc sống cho người dân nông thôn.

- Để mọi cán bộ và người dân hiểu rõ chương trình xây dựng nông thônmới không phải là một dự án đầu tư của nhà nước mà là một chương trìnhphát triển tổng hợp về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và môi trường

- Để mọi người hiểu rõ vai trò, nghĩa vụ và quyền lợi của người dântrong quá trình xây dựng nông thôn mới, trong đó vai trò của cộng đồng làchủ thể, lấy nội lực làm căn bản, hiểu kỹ nội dung, phương pháp, cách làm và

tự tin đứng lên làm chủ, tự giác tham gia và sáng tạo trong tổ chức thực hiện.Mục tiêu chính của chương trình xây dựng nông thôn mới, trước hết, đó

là vì lợi ích của người dân, vì không ai khác ngoài người dân là người trựctiếp hưởng được những thành quả từ việc xây dựng nông thôn mới mang lại

Do đó, điều quan trọng cần làm là giúp người dân nhận thức được sự cần thiếtphải xây dựng nông thôn mới Chỉ khi thực hiện tốt công tác tuyên truyền,vận động người dân tham gia thì chương trình mới thực sự thành công nhưmong muốn

Nếu không làm tốt công tác thông tin thì người dân sẽ không thật sự chủđộng tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới từ khâu hiến kế xâydựng đề án, góp ý quy hoạch đến việc xác định công trình, hạng mục đầu tư,hiến đất, đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm, công sức, tiền của, trực tiếp làm vàgiám sát toàn bộ quá trình thực hiện Chỉ khi nào người dân tự giác, tựnguyện, trực tiếp và thực sự làm chủ quá trình xây dựng nông thôn mới,bằng chính nội lực của mình thì các mục tiêu xây dựng nông thôn mới trởthành hiện thực; ngược lại, nếu người dân chưa thật sự hiểu về mục tiêu,nhiệm vụ, nội dung xây dựng nông thôn mới, chưa tự giác, tự nguyện thamgia vào các quá trình xây dựng nông thôn mới thì chủ trương của Đảng vàNhà nước về xây dựng nông thôn mới vẫn chỉ là kế hoạch, là ý tưởng chứkhông thành hiện thực

Trang 40

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã dẫn chứng và nêu lên định nghĩa về thôngtin, hiệu quả thông tin, nông thôn; nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới,vai trò của báo phát thanh và hệ thống truyền thanh cơ sở trong công tác xâydựng nông thôn mới Theo đó, nông thôn là một xã hội, là môi trường sốngcủa người nông dân, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội với

nhiều nét đặc thù và đó không phải là thành thị Nông thôn mới theo Nghị

quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) là khu vực có kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chứcsản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,

đô thị theo quy hoạch; Xã hội - nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dântộc; Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; Hệ thống chínhtrị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường Việc xây dựngnông thôn mới, về tổng quát là phát triển nông thôn bao gồm tất cả các vấn đềgắn với đời sống của người dân, của môi trường sống và của không gian sống

ở khu vực nông thôn Xây dựng nông thôn mới là một quá trình đa chiều,hướng tới hội nhập bền vững trong tất cả các lĩnh vực (kinh tế, văn hóa, xãhội, môi trường…) và là một quá trình ổn định, bền vững trước những thayđổi về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, đồng thời hướng tới cái hiện đại,

sự thịnh vượng lâu dài cho cả cộng động

Thông tin xây dựng nông thôn mới nhằm giúp người dân hiểu được tầmquan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, hiểu rõ chương trìnhxây dựng nông thôn mới không phải là một dự án đầu tư của nhà nước mà làmột chương trình phát triển tổng hợp về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội vàmôi trường, qua đó giúp mọi người hiểu rõ vai trò, nghĩa vụ và quyền lợi củangười dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Nếu không làm tốt công tác truyền thông thì người dân sẽ không thật sựchủ động tham gia vào quá trình xây dựn nông thôn mới g từ khâu hiến kế

Ngày đăng: 06/05/2016, 23:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w