1. Lý do chọn đề tàiTrong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế xã hội, các ban, ngành ở Trung ương và chính quyền các địa phương đã hết sức quan tâm đến đời sống văn hoá, tinh thần, nâng cao dân trí cho đồng bào Khmer. Tiếng nói của đồng bào Khmer Nam bộ đã được phát trên sóng phát thanh và truyền hình (PTTH) Tính đến nay, có 7 tỉnh và Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ có Chương trình truyền hình tiếng Khmer. Tùy điều kiện của từng địa phương mà cơ cấu thời lượng và số lần phát sóng khác nhau. Đây là con số đáng mừng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự quyết tâm của ngành chức năng và địa phương, sự nỗ lực vươn lên của đội ngũ làm công tác truyền hình là người dân tộc Khmer, đồng thời thể hiện rõ nhu cầu xem đài của đồng bào Khmer Nam bộ ngày càng nhiều hơn.Chương trình truyền hình tiếng Khmer ở các Đài PTTH khu vực ĐBSCL đã và đang truyền tải những sự kiện, những thông tin bổ ích trong và ngoài nước đến với đồng bào. Tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy định và kế hoạch phát triển kinh tếxã hội của địa phương, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Định hướng những hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt văn hóaxã hội. Nâng sự hiểu biết về chính sách, pháp luật và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Từng bước phục vụ nhu cầu văn hóa, nghệ thuật của đồng bào. Chương trình truyền hình tiếng Khmer đã và đang góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức của đồng bào; giữ gìn và phát huy tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, những giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Khmer Nam bộ; phòng chống tệ nạn xã hội, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan.
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG KHMER CỦA ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH AN GIANG
VÀ TRÀ VINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Trang 3HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG KHMER CỦA ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH AN GIANG
VÀ TRÀ VINH HIỆN NAY
Ngành : Báo chí học Mã số : 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS
Trang 5Tôi xin cam đoan luận văn “Hiệu quả chương trình truyền hình tiếng Khmer của Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Trà Vinh hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận
tình, trách nhiệm của TS Vũ Thị Kim Hoa; các số liệu nêu trong luận văn
là trung thực; những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan: các thông tin trích dẫn trong luận văn
đã được trích dẫn rõ nguồn gốc Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.
Tác giả luận văn
Trang 6Tôi xin chân thành cảm ơn TS Vũ Thị Kim Hoa, người hướng dẫnkhoa học đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các nhà báo, biên tập viên,phóng viên, bạn bè đồng nghiệp đã dành thời gian tham gia trả lời phỏng vấn,các thầy cô ở Học viện Báo chí và tuyên truyền đã chỉ bảo, góp ý và cung cấptài liệu tham khảo giúp tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình tôi, Ban Giám đốcĐài Phát thanh - Truyền hình An Giang - những người đã luôn sát cánh độngviên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn
Trang 7Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
1.2 Nguyên tắc sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số 151.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả chương trình truyền hình tiếng dân
Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH TIẾNG KHMER CỦA ĐÀI PHÁT THANH- TRUYỀN
2.1 Khái lược về đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm công chúng và
chương trình truyền hình tiếng Khmer ở các Đài Phát thanh
2.2 Hiệu quả chương trình truyền hình tiếng Khmer 422.3 Những vấn đề đặt ra đối với chương trình truyền hình tiếng Khmer 72
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA, CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG
KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH TIẾNG KHMER CỦA ĐÀI PHÁT
Trang 8ATV : Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang
ATV2 : Kênh 2 Đài Phát thanh - Truyền hình An GiangĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
PT - TH : Phát thanh - Truyền hình
TH : Truyền hình
TW : Trung ương
VTV5 : Kênh truyền hình dân tộc Đài Truyền hình Việt NamXHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 9TrangBảng 2.1: Tần xuất xem chương trình Khmer theo địa bàn khảo sát 40Bảng 2.2: Mức độ xem chương trình theo địa bàn khảo sát 42Bảng 2.3: Lợi ích của chương trình TH tiếng Khmer đối với nâng
cao nhận thức của đồng bào về các chủ trương, chính
Bảng 2.4: Lợi ích của chương trình TH tiếng Khmer trên truyền
hình đối với nâng cao dân trí và chất lượng đời sống
Bảng 2.5: Công chúng thích các chương trình Khmer theo địa bàn
Bảng 2.6: Đánh giá chất lượng nội dung tiếng Khmer theo địa bàn
Bảng 2.7: Mức độ phù hợp của nội dung chương trình TH tiếng
Khmer với đời sống của đồng bào 60Bảng 2.8: Sử dụng tiếng Khmer trên TH theo địa bàn khảo sát 62Bảng 2.9: Đánh giá chất lượng hình thức của chương trình theo địa
Bảng 2.10: Đánh giá Thời gian phát sóng theo địa bàn khảo sát 67Bảng 2.11: Đánh giá về thời lượng chương trình theo địa bàn khảo sát 69Bảng 2.12: Đánh giá cách đưa tin theo địa bàn khảo sát 71
Trang 10TrangBiểu đồ 2.1: Tần suất xem chương trình truyền hình Khmer 39Biểu đồ 2.2: Mức độ xem chương trình truyền hình Khmer 41Biểu đồ 2.3: Chương trình yêu thích 51Biểu đồ 2.4: Đánh giá về chất lượng của nội dung chương trình
Biểu đồ 2.5: Đánh giá tính chính xác về sử dụng ngôn ngữ Khmer
Biểu đồ 2.6: Đánh giá mức độ hấp dẫn của hình thức thể hiện
chương trình Khmer trên truyền hình 64Biểu đồ 2.7: Đánh giá về thời gian phát sóng truyền hình Khmer 67Biểu đồ 2.8: Đánh giá về thời lượng phát sóng chương trình
Biểu đồ 2.9: Đánh giá về cách đưa tin của chương trình Khmer
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng,cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, các ban, ngành ở Trungương và chính quyền các địa phương đã hết sức quan tâm đến đời sống vănhoá, tinh thần, nâng cao dân trí cho đồng bào Khmer Tiếng nói của đồng bàoKhmer Nam bộ đã được phát trên sóng phát thanh và truyền hình (PT-TH)Tính đến nay, có 7 tỉnh và Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ cóChương trình truyền hình tiếng Khmer Tùy điều kiện của từng địa phươngmà cơ cấu thời lượng và số lần phát sóng khác nhau Đây là con số đángmừng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự quyết tâm củangành chức năng và địa phương, sự nỗ lực vươn lên của đội ngũ làm công táctruyền hình là người dân tộc Khmer, đồng thời thể hiện rõ nhu cầu xem đàicủa đồng bào Khmer Nam bộ ngày càng nhiều hơn
Chương trình truyền hình tiếng Khmer ở các Đài PT-TH khu vựcĐBSCL đã và đang truyền tải những sự kiện, những thông tin bổ ích trong vàngoài nước đến với đồng bào Tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốtchủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy định và
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, thực hiện tốt quyền vànghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào cách mạng, giữ gìn anninh trật tự, an toàn xã hội Định hướng những hoạt động sản xuất, kinhdoanh, sinh hoạt văn hóa-xã hội Nâng sự hiểu biết về chính sách, pháp luậtvà ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống Từng bước phục vụnhu cầu văn hóa, nghệ thuật của đồng bào Chương trình truyền hình tiếngKhmer đã và đang góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức của đồng bào;giữ gìn và phát huy tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, những giá trị vănhóa tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Khmer Nam bộ; phòng chống tệ nạn xãhội, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan
Trang 12Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình truyền hình tiếngKhmer đã bộc lộ rõ một vài nhược điểm, yếu kém cần được khắc phục.Chương trình có mặt chưa phù hợp với tâm lý, tình cảm của đồng bào Phầnlớn các bài viết được dịch từ bài tiếng Việt sẵn có hoặc phần lớn sử dụng bàiviết của các phóng viên là người Kinh nên thiếu chất “hồn Khmer” Tỷ lệ bàiphản ánh sinh động vùng dân tộc Khmer còn ít, nếu có cũng chỉ phản ánh hoặcgiới thiệu một cách khái quát thiếu chiều sâu chưa gây được ấn tượng sâu sắccho người nghe Cơ cấu chương trình còn chung chung, chưa phân chia theonhu cầu, theo tâm lý của từng lứa tuổi Số lượng phóng viên và biên tập viên,phát thanh viên là người dân tộc Khmer ở một số Đài còn ít, sử dụng còn chắpvá, đào tạo chưa căn cơ
Tuy nhiên, hiện nay, các thế lực thù địch bằng nhiều hình thức tuyêntruyền, ra sức phủ nhận, xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta,chúng lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin đồng bào Khmer một số tỉnh ĐBSCL kíchđộng, lùa gạt, xúi giục, mua chuộc, tụ tập đông người, gây mất an ninh trật tựtrong thời gian qua Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 3/12/1998 của Thủtướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin ở miền núi,vùng đồng bào dân tộc thiểu số nêu rõ:
Các cơ quan thông tin đại chúng cần cải tiến nội dung, hình thức tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sao cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng vùng; chú trọng tuyên truyền vốn văn hóa, nghệ thuật các dân tộc, các điển hình làm ăn giỏi, vận động giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội
Chính vì thế cần có những nghiên cứu cụ thể, để tìm ra các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả Chương trình truyền hình tiếng Khmer trên sóng cácĐài PT-TH ở các tỉnh khu vực ĐBSCL hiện nay
Trang 13Với những lý do và tính cấp thiết nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Hiệu quả chương trình truyền hình tiếng Khmer của Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Trà Vinh hiện nay"
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Công tác tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở ĐBSCLđã được Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương xác định là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng Việc xây dựng các chương trình truyền hìnhbằng tiếng đồng bào dân tộc là một bước đột phá của nhiều tỉnh thành trongcả nước, tận dụng những thế mạnh của loại hình báo chí này phục vụ đắc lựccho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương
Tại các tỉnh ĐBSCL mặc dù chương trình truyền hình tiếng Khmer đãđược phát sóng từ nhiều năm qua, nhưng cũng chưa có một đánh giá cơ bảnvà chi tiết về hiệu quả tác động của chương trình mà hầu hết chỉ được đề cậpmột cách chung chung, sơ sài trong một số báo cáo tổng kết của ngành hàngnăm trong phạm vi nhỏ hẹp Các Đài PT-TH địa phương ở khu vực ĐBSCLchưa có một tổng kết đánh giá riêng về chương trình truyền hình tiếng Khmer
Do vậy đề tài nghiên cứu về “Chương trình truyền hình tiếng Khmer ở ĐàiPT-TH An Giang và Trà Vinh hiện nay” là hoàn toàn mới mẻ và có giá trịthực tiễn cao
Quyển sách “Vài nét người Khmer Nam Bộ, Nxb Khoa học - Xã hộinăm 2002” đã nêu lên những đặc điểm, đánh giá đúng về vai trò của ngườiKhmer trong lịch sử cũng như đề cao vị thế của Phật giáo Nam tông Khmertrong Giáo hội Phật giáo Việt Nam gắn liền với đời sống kinh tế, văn hoá, xãhội trong cộng đồng dân tộc Khmer, những đóng góp thông các sự kiện lịch sửcủa người Khmer Nam Bộ, Phật giáo Nam tông Khmer đã trải qua, góp phầntích cực trong đấu tranh giành nền độc lập cho dân tộc cũng như xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc XHCN trong quá trình đất nước đổi mới, hội nhập của đấtnước Việt Nam hiện nay
Trang 14Trong cuốn “Sổ tay công tác dân tộc và miền núi” của Uỷ Ban Dân tộcvà miền núi - Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương năm, Hà Nội - 2000 Trongquyển sách đã nêu những quan điểm đường lối chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước về công tác dân tộc trong tình hình mới, trong đó cũng đềcập đến công tác thông tin tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hìnhbằng tiếng dân tộc thiểu số trong tình hình mới.
“Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX về công tác dân tộc” Nghị quyết nêu rõ: Ngay từ khi mới ra đời vàtrong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dântộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọngtrong cách mạng nước ta Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủtrương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: "Bình đẳng, đoànkết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển” Trải qua các thời kỳ cách mạng,công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vàosự nghiệp cách mạng chung của đất nước Về những nhiệm vụ chủ yếu và cấpbách Nghị quyết đã nêu:
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền hướng về cơ sở; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng các tiếng dân tộc thiểu số; làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, các bài viếtcủa các nhà báo, nhà khoa học, nhà quản lý về chương trình truyền hình dànhcho đồng bào dân tộc thiểu số
Về các công trình nghiên cứu có thể kể đến:
Năm 2001, Nguyễn Xuân An Việt có đề tài nghiên cứu luận văn Thạc
sĩ: "Thông tin về dân tộc miền núi trên VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam".
Trang 15Luận văn đã khảo sát chương trình về đề tài dân tộc miền núi của Đài Truyềnhình Việt Nam trong 3 năm 1999-2001 Ở công trình này, tác giả đưa ra cácgiải pháp cụ thể nâng cao chất lượng chương trình, nhằm tăng cường hiệu quảthông tin về vấn đề dân tộc miền núi của Đài Truyền hình Việt Nam.
Năm 2005, Phạm Ngọc Bách có đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ:
"Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam" Tác giả đã khảo sát các chương trình dân tộc và miền núi từ tháng
1/2004 đến tháng 6/2005; đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượngchương trình
Luận văn Thạc sĩ “Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam” của Lê Mai Hương Trà Tác giả đánh giá tổng quan về phát triển
của kênh truyền hình chuyên biệt tại Việt Nam, cụ thể tại Kênh VTV6 Tác giảđánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm cùng đưa ra những giải pháp thích hợpđể nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của thể loại này tại Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ “Vấn đề công chúng truyền thông chuyên biệt”
(Khảo sát công chúng Hà Nội) của Vũ Thị Ngọc Thu.… Tác giả đánh giámức độ thoả mãn nhu cầu thông tin của công chúng truyền hình chuyên biệt,những nguyên nhân và mục tiêu cũng như mong muốn của công chúng khilựa chọn một kênh truyền hình chuyên biệt
Hoàng Mạnh Hà, Luận văn Thạc sĩ “Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng H’mông của Đài PT-TH Yên Bái” Luận văn phân
tích, đánh giá thực chất nội dung và hình thức cũng như hiệu quả tác động củachương trình truyền hình tiếng H’mông của Đài PT-TH Yên Bái; đề cập đếnmột số vấn đề về tâm lý tiếp cận của công chúng người H’mông, những mongmuốn và thói quen trong việc tiếp cận các sản phẩm truyền thông đại chúng,nhất là truyền hình tiếng H’mông của đồng bào Trên cơ sở đó, đưa ra nhữnggiải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếngH’mông của Đài PT-TH Yên Bái trong thời gian tới
Trang 16Các nghiên cứu trên đã đi sâu làm rõ nhiều đặc điểm riêng biệt củatruyền hình chuyên biệt và vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: khó khăn vềđịa hình, về điều kiện kinh tế, về trình độ nhận thức Về an ninh quốc phòngcác thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn, hạn chế của đồngbào, những yếu kém, sai sót của các cấp, các ngành trong nhận thức và tổchức thực hiện công tác dân tộc ở vùng dân tộc, miền núi để kích động chia
rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội.Qua đó các nghiên cứu trên đã khẳng định rõ nét vai trò của báo chí, đặc biệtlà báo chí truyền hình trong giai đoạn hiện nay đó là: Cùng với việc tuyêntruyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồngbào, tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựngđời sống mới, tăng cường đại đoàn kết dân tộc, báo chí còn có nhiệm vụ rấtquan trọng, đó là giúp đồng bào nâng cao ý thức cảnh giác với kẻ xấu, khônglàm theo những điều trái pháp luật
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, không thấy các đề tài nghiên cứukhoa học hay luận văn Thạc sĩ nào đã công bố có liên quan đề tài luận vănnày của chúng tôi Do đó, có thể khẳng định đây là đề tài mới, không trùnglắp với bất cứ đề tài nào đã được công bố trước đó
Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của thông tin phục
vụ đồng bào dân tộc Khmer Trên cơ sở đó có cái nhìn tổng quát về hiệu quảchương trình truyền hình tiếng Khmer của Đài Phát thanh - Truyền hình AnGiang và Trà Vinh hiện nay; làm rõ những hiệu quả và nhược điểm; đề xuấtnhững giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thông tin phục vụđồng bào Khmer, nơi còn nhiều khó khăn, nơi mà Đảng và Nhà nước ta đã vàđang quan tâm đầu tư lớn để đồng bào ngày càng có cuộc sống tốt đẹp hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả chương trìnhtruyền hình tiếng dân tộc thiểu số, luận văn khảo sát hiệu quả các chương
Trang 17trình truyền hình tiếng Khner, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của chươngtrình, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệuquả của chương trình truyền hình tiếng Khmer trên sóng các đài phát thanhtruyền hình An Giang và Trà Vinh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả chương trình truyềnhình tiếng dân tộc thiểu số
- Khảo sát chương trình truyền hình tiếng Khmer trên sóng Đài PT-TH
An Giang, Đài PT-TH Trà Vinh
- Phân tích kinh nghiệm, phát hiện vấn đề, những yếu tố ảnh hưởng đếnchất lượng và hiệu quả chương trình;
- Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của chương trình và chỉ ra nhữngnguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế đó
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình truyền hình tiếngKhmer trên sóng Đài PT-TH An Giang, Đài PT-TH Trà Vinh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả các chương trình truyền hìnhtiếng Khmer được khảo sát tại Đài PT-TH An Giang và Đài PT-TH Trà Vinh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn, tác giả khảo sát, nghiên cứu thực tế cácchương trình truyền hình tiếng Khmer của Đài PT-TH An Giang, Đài PT-THTrà Vinh được phát sóng trong năm 2014
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Tác giả dựa trên quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách củaĐảng, Nhà nước đối với vấn đề dân tộc và miền núi; cũng như quan điểm củaĐảng về vai trò của báo chí trong đời sống văn hóa xã hội để làm căn cứ trongquá trình nghiên cứu
Trang 18Khi thực hiện luận văn, tác giả sử dụng cơ sở lý luận báo chí và nhữngvấn đề lý luận chung mang tính hệ thống về truyền thông chuyên biệt, xuhướng phát triển của truyền thông chuyên biệt
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả thực hiệnnhững phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giúp cho người nghiên cứu nắm được
phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; có thêm kiến thức sâu,rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình;
Phương pháp khảo sát thực tế, khảo sát chương trình truyền hình tiếng
Khmer của Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Đài Phát thanh - Truyềnhình Trà Vinh
Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này thực hiện đối với
320 công chúng là đồng bào dân tộc Khmer Sau khi làm sạch dữ liệu, còn lại
300 phiếu hợp lệ và đủ điều kiện để phân tích Trong đó, có 149 công chúng ở
An Giang và 151 công chúng ở Trà Vinh Cụ thể, về nhóm tuổi, trình độ họcvấn, nghề nghiệp của đối tượng được thể hiện ở phụ lục 2
Phương pháp phỏng vấn sâu: 10 cuộc phỏng vấn sâu Đối tượng được
chọn phỏng vấn sâu là những người am hiểu có uy tín, quan tâm đến chươngtrình, cùng ý kiến của các đồng nghiệp, của nội bộ lãnh đạo, phóng viên, biêntập viên thực hiện chương trình truyền hình tiếng Khmer
Phương pháp đối chiếu, so sánh: để rút ra những ưu nhược điểm của
chương trình so với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới Từ đó, xác định
rõ vai trò, đặc điểm của thông tin phục vụ đồng bào dân tộc Khmer
6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Khái quát đánh giá về thực trạng hiệu quả cả nội dung lẫn hình thức thểhiện các chương trình tuyên truyền tiếng Khmer của Đài PT-TH An Giang vàTrà Vinh một cách tương đối toàn diện, có hệ thống
Trang 19- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số nhóm giải pháp vàkhuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả chương trình truyền hình tiếngKhmer, mang tính định hướng tư tưởng tích cực trong công tác thông tintuyên truyền, phục vụ tốt hơn cho đồng bào dân tộc Khmer trong cộng đồngdân tộc Việt Nam.
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa lý luận
Việc nghiên cứu đề tài luận văn này có ý nghĩa hết sức quan trọng và
thiết thực Tìm ra những mặt đạt được, hạn chế tồn tại và những giải pháp hữuhiệu nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả chương trình truyền hình tiếngKhmer, công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc Khmer, đáp ứng nhucầu thông tin cho bà con đồng bào dân tộc Khmer Đây là công trình nghiên cứukhoa học một cách có hệ thống về đề tài dân tộc Khmer để giúp đội ngũ lãnhđạo, những người trực tiếp thực hiện chương trình truyền hình tiếng Khmer tốthơn Do đó kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có ý nghĩa khoa học đối với côngtác thông tin tuyên truyền như: về phương pháp tác nghiệp, xây dựng nội dung,hình thức thể hiện trong các chương trình truyền hình tiếng Khmer
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đồng nghiệp, cácnhà quản lý, nhà nghiên cứu về công tác tuyên truyền đối với đồng bào dântộc Khmer, các sinh viên báo chí ở các cơ sở đào tạo báo chí phát thanh,truyền hình có cái nhìn tổng quan về công tác thông tin tuyên truyền đối vớiđồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đối với đội ngũ phóng viên, biên tậpviên, biên dịch viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên trực tiếp tham gia sản xuấtchương trình truyền hình tiếng Khmer để có bước cải tiến, đổi mới công tácsản xuất chương trình, đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả Khmer
Thông qua việc nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả mong muốn sẽđóng góp thêm giải pháp nâng cao chất lượng nội dung chương trình truyền
Trang 20hình tiếng Khmer theo hướng thiết thực, gần gũi, sinh động, phong phú,hấp dẫn hơn
Qua đó góp phần làm phong phú thêm cho Chương trình truyền hình
tiếng Khmer của các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực ĐBSCL hoàn
thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận và hiệu quả chương trình truyền hình tiếng
dân tộc thiểu số
Chương 2: Hiệu quả và một số vấn đề đặt ra cho chương trình truyền
hình tiếng Khmer trên sóng Đài PT-TH An Giang và Đài PT-TH Trà Vinh
Chương 3: Một số giải pháp và những kiến nghị nâng cao hiệu quả
chương trình truyền hình tiếng Khmer trên sóng Đài PT-TH An Giang, ĐàiPT-TH Trà Vinh
Trang 21Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số
Bất kỳ một chương trình truyền hình nào cũng bao gồm 2 yếu tố cơ bảnđó là hình ảnh của cuộc sống với âm thanh trung thực và được mở đầu bằnglời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt Như vậy, cácchương trình truyền hình đều thể hiện rõ nét bản chất của mỗi dân tộc dựa vàongôn ngữ, phong cách của từng dân tộc cụ thể Căn cứ vào quốc gia, địaphương thì có chương trình truyền hình mỗi nước, căn cứ vào ngữ hệ, giọngnói thì có truyền hình dân tộc
Theo “Giáo trình Báo chí truyền hình” của tác giả Dương Xuân Sơn: Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tinbài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh được mở đầu bằnglời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứngyêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm manglại hiệu quả cao nhất của khán giả [50, tr.113]
Theo quan điểm của tác giả thì thuật ngữ “chương trình truyền hình”thể hiện chính xác hơn bản chất của chương trình truyền hình tiếng dân tộcthiểu số
Hiểu một cách đơn giản nhất chương trình truyền hình tiếng dân tộcthiểu số là chương trình truyền hình được thực hiện bằng ngôn ngữ của đồngbào dân tộc thiểu số đó, có các tiêu chí: chủ đề, nội dung phản ánh; phươngpháp thể hiện dành cho truyền hình; yêu cầu về thời lượng và tính địnhkỳ với nhiệm vụ đưa chính sách của Đảng, nhà nước đến với đồng bào dântộc thiểu số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, bảo tồn
Trang 22các giá trị văn hoá dân tộc và ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn cóđồng bào dân tộc.
1.1.2 Hiệu quả chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số
Trong cuốn “Truyền thông đại chúng” tác giả Tạ Ngọc Tấn khẳng định:Hiệu quả của truyền thông đại chúng chính là việc đạt được mục đích thực tếcủa truyền thông đại chúng [52, tr.28]
Truyền hình có khả năng truyền tải một cách chân thực hình ảnh của sựkiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng “Trămnghe không bằng mắt thấy”, chính truyền hình đã cung cấp những hình ảnh vềsự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem Nhờ khả năng này hình ảnhtruyền hình được cảm thụ trực tiếp bằng cảm giác, vì vậy tiếp cận được sốcông chúng rộng rãi nhất Truyền hình cũng cho phép người ta nhìn thấy cuộcsống thực, không bị khuấy động, không phải sự kiện của nhà báo hay ngườichứng kiến mà chính là bản thân sự kiện đang diễn ra "Bằng những hình ảnhcó màu sắc, kết hợp với âm thanh tạo nên những âm điệu, cung bậc đa dạngtruyền hình có khả năng tạo nên cảm giác chân thực cho người xem Đâycũng là điều kiện tốt cho người xem tiếp nhận thông tin" [38, tr.15]
Nhiều năm qua, báo chí nước ta nói chung và chương trình truyền hìnhtiếng dân tộc thiểu số nói riêng đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ nâng caotrình độ dân trí, nhận thức và phổ biến kiến thức cho đồng bào vùng dân tộc.Hiện nay, đồng bào các dân tộc thiểu số rất coi trọng thông tin báo chí trêncác tờ báo, tạp chí; các chương trình phát thanh, truyền hình… Đối với họ báochí chỉ nói những điều đúng, điều tốt đẹp, vừa là người bạn vừa là người thầyrất gần gũi
Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số đã định hướng, tăngcường thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức phổthông góp phần thay đổi mặt bằng dân trí, xóa bỏ sự cách biệt giữa miền núivà đồng bằng Con em đồng bào được đến trường Tỷ lệ người đọc thông viết
Trang 23thạo tiếng phổ thông ngày càng cao Tỷ lệ mù chữ của đồng bào đã giảm hẳn.Sự thay đổi đã hiện rõ trong cuộc sống đời thường của bà con như nằm ngủphải mắc màn, biết cách phòng và chống các bệnh đơn giản, có hiểu biết vềsinh sản và dinh dưỡng; biết tiếp thu kiến thức chăn nuôi, trồng trọt,… biết ápdụng vào thực tế Những thành công của công tác thông tin tuyên truyềnchương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số đã góp phần ổn định tình hìnhchính trị, an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc miền núi Các vấn đề dân tộc,tôn giáo, xung đột sắc tộc… đã được giải quyết và tự giải quyết Đặc biệt,những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá Nhà nước xã hộichủ nghĩa được ngăn chặn từ gốc
Có thể nói thông tin nói chung và thông tin phục vụ đồng bào dân tộcthiểu số và miền núi nói riêng luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,các cơ quan báo chí và sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân Thông tin đã rútngắn khoảng cách các địa phương giữa miền ngược và miền xuôi Thôngtin giúp đồng bào nắm bắt được chủ trương, đường lối của Đảng, phápluật của Nhà nước; giúp đồng bào nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo, phêphán những hủ tục lạc hậu
Cùng với việc tăng thời lượng, chương trình, mở rộng phạm vi phátsóng, đưa thông tin kịp thời phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số, chươngtrình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số còn quan tâm đến hình thức thể hiệnchương trình, nội dung và chất lượng thông tin Các tin, bài, phóng sự đãhướng tới nhóm độc giả đặc thù Từ đó khẳng định sự đúng đắn và thành côngcủa quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tađối với đồng bào các dân tộc thiểu số
Nhờ được tiếp cận thông tin chương trình truyền hình dân tộc thiểu số,đồng bào dân tộc thiểu số đã nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách củaĐảng - Nhà nước; thực hiện đúng pháp luật và biết cách làm kinh tế, vượt đóinghèo, từng bước nâng cao mức sống cho chính gia đình họ
Trang 24Với đồng bào các dân tộc thiểu số, truyền hình tiếng dân tộc như mộtmón ăn tinh thần không thể thiếu Chương trình truyền hình đã phát bằngtiếng của dân tộc họ Ngoài vấn đề tiếng nói được tôn trọng, bình đẳng, điềuquan trọng hơn là nội dung các chương trình tiếng dân tộc đã truyền tải giúphọ tiếp thu thuận lợi hơn Họ nghe và hiểu dễ hơn so với tiếng phổ thông.Hiệu quả như sau:
Thứ nhất, tuyên truyền thường xuyên, kịp thời đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các vị chức sắc tôn giáo,những người có uy tín trong cộng đồng và đồng bào dân tộc thiểu số Nhờ đó,giúp đồng bào nắm bắt nhanh, nhận thức đúng và thực hiện tốt đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Thứ hai, cung cấp thông tin về nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội, giúp đồng bào dân tộc nâng cao tri thức, trình độ dân trí, hiểu biết và ứngdụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, từngbước thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống
Thứ ba, phản ánh tình hình đời sống, sản xuất, những đổi thay trong
vùng đồng bào dân tộc, những mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất,kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giàu để nhiều người cùnghọc tập, làm theo
Thứ tư, cung cấp các chương trình văn nghệ, giải trí nhằm nâng cao đời
sống văn hóa - tinh thần và góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, phản hồi tới các cơ quan Đảng, Nhà nước những tâm tư, nguyện vọng,
kiến nghị của các vị chức sắc tôn giáo, những người có uy tín, các tầng lớpdân cư trong vùng đồng bào dân tộc
Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số ngày càng phát triển;các hình thức tuyên truyền ngày càng được các cấp ủy, chính quyền quan tâmđầu tư, tạo điều kiện để thông tin được cung cấp ngày càng sâu rộng… Những
nỗ lực đó đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số dù không có điều kiện đi đến các
Trang 25nơi khác để tham quan, học tập kinh nghiệm, nhưng nhờ xem các chương trìnhhọc được cách làm những việc tốt, từng bước xóa đói, thoát nghèo, vươn lên khágiàu, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
1.2 NGUYÊN TẮC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Đồng bào các dân tộc thiểu số có nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc,sống chan hoà và giàu tính cộng đồng, biết thương yêu đùm bọc nhau, cóniềm tin mãnh liệt vào tôn giáo và những người có uy tín trong các làng, bản,phum, sóc Tuy nhiên, do sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, đời sốngkinh tế của đồng bào dân tộc còn khó khăn và thiếu tính sinh hoạt công đồngnên dễ bị tác động của các thế lực thù địch
Phân tích thực trạng đời sống, tình cảm của đồng bào dân tộc thiểu sốđể tìm ra đặc điểm cơ bản về tâm lý, thái độ tiếp nhận thông tin của họ làcông việc cần thiết Đây là cơ sở khách quan khoa học để những người làmquản lý, những người thực hiện chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểusố xây dựng tiêu chí phù hợp cho từng đối tượng đề nâng cao hiệu quả thôngtin tuyên truyền
1.2.2 Lựa chọn đề tài phù hợp.
Đề tài là những vấn đề khách quan đặt ra trong cuộc sống, thực tế cuộcsống vốn có Đề tài chính là chất liệu vô tận của hoạt động sáng tạo báo chí.Đó là những vấn đề, những sự kiện mới xẩy ra, những xung đột, những cáimới vừa phát sinh… Chỉ khi biết xác định và khoanh vùng phạm vi đề tài
Trang 26phản ánh, tác phẩm báo chí mới làm tròn các chức năng thông tin tuyêntruyền được giao Đó là định hướng, điều chỉnh hành vi và nhận thức, làm tốtchức năng giáo dục, thẩm mỹ…
Đề tài các chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số được phảnánh thường xuyên, ngoài những thông tin về đường lối, chính sách liên quanđến đồng bào dân tộc là những vấn đề được phát hiện, khai thác ở các địaphương Đề tài gắn liền với vùng đất, con người các dân tộc thiểu số
1.2.3 Nội dung và hình thức
Một đặc điểm chung của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Namlà mặt bằng dân trí thấp, điều kiện và khả năng tiếp nhận thông tin khó khăn,trở ngại về ngôn ngữ,… nên khi sản xuất những chương trình truyền thôngnói chung và chương trình truyền hình nói riêng dành cho họ phải luôn quantâm đến yếu tố lợi ích và tính thiết thực Nghĩa là nội dung các chương trìnhphải góp phần nâng cao nhận thức, giúp ích trong sản xuất, đời sống, trongviệc xóa đói giảm nghèo….cho đồng bào dân tộc
Nội dung các chương trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộcthiểu số gồm thông tin chính trị, an ninh quốc phòng; thông tin kinh tế; thôngtin lĩnh vực văn hoá xã hội Đó cũng là phân loại dựa theo tính chất thông tinđược ưu tiên Tuy nhiên, mục tiêu chung của chương trình là nhằm cung cấpthông tin tới đồng bào dân tộc đầy đủ toàn cảnh bức tranh trong đời sống xãhội của đất nước và ở địa phương
Trước những âm mưu, thủ đoạn hết sức thâm độc lợi dụng truyền thôngchống phá cách mạng nước ta lợi dụng vấn đề dân tộc Chương trình truyềnhình dân tộc thiểu số phải phát huy tốt vai trò tiên phong trên lĩnh vực thôngtin, tuyên truyền đối nội, đối ngoại; luôn giữ vững định hướng chính trị, kịpthời đấu tranh với những thông tin sai trái, xuyên tạc, phủ nhận truyền thống,bản sắc văn hóa dân tộc, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước,điều hành của chính quyền các cấp cùng thành tựu sự nghiệp đổi mới đất
Trang 27nước mấy chục năm qua Đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, làm rõ bảnchất, vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nhất làtrên lĩnh vực báo chí, truyền thông Thông tin nhiều bài viết của các chuyêngia, nhà phê bình dưới dạng chuyên khảo, chuyên đề, được nghiên cứu mộtcách công phu, tiếp cận khoa học, toàn diện, sâu sắc vấn đề, cùng những bàiviết ngắn, cập nhật thời sự, mang hơi thở thực tiễn, tạo nên bức tranh tổng thểtrên chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số phản ánh trung thực mọimặt của đời sống xã hội của đồng bào dân tộc Đó chính là vũ khí sắc bén đấutranh phản bác lại những quan điểm sai trái, thù địch, lợi dụng tự do báo chí, tự
do ngôn luận để chống Đảng, chế độ, làm mất ổn định chính trị, gây khó khăncho việc kiến tạo môi trường hòa bình đối với sự nghiệp phát triển đất nước
Thông qua công tác tuyên truyền của chương trình truyền hình tiếngdân tộc thiểu số giúp đồng bào dân tộc hiểu rõ hơn âm mưu, thủ đoạnchống phá của các thế lực thù địch, không bị kích động, xúi dục, lôi kéovào những mưu đồ đen tối của chúng; củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo củaĐảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta, tạo sự đồngthuận xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
Về hình thức: khi tác giả nghiên cứu đề tài này để tìm ra những đặcđiểm hình thức của chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, phải tìmhiểu những yếu tố chứa đựng bên trong nội dung chương trình như kết cấuchương trình, các thể loại báo chí truyền hình, người dẫn chương trình, ngônngữ truyền hình
Hình thức thể hiện của bất cứ tác phẩm báo chí trong loại hình báo chínào đều góp phần làm tăng thêm hiệu quả cách tiếp nhận thông tin của côngchúng theo từng đặc trưng của loại hình báo chí Đối với loại hình báo chítruyền hình, chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số nhằm hướng đến
Trang 28công chúng là đồng bào dân tộc một cách dễ hiểu, dễ tiếp nhận và thườngxuyên theo dõi là điều vô cùng quan trọng Chương trình truyền hình tiếngdân tộc thiểu số đối tượng phục vụ chính là dành cho đồng bào dân tộc, chonên hình thức thể hiện chương trình khác biệt với các chương trình truyềnhình khác, đặc điểm của nó cũng hoàn toàn khác biệt như về cách thức ănmặc, chào đầu chương trình, trình độ nhận thức, tập tục văn hóa truyền thốngcủa dân tộc, tâm lý tiếp nhận, điều kiện kinh tế, lối sống nên cách làmchương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số sao cho phù hợp với đời sốngphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc
Đối với chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số thường theo kếtcấu theo dạng môtíp:
- Nhạc hiệu và hình hiệu mở đầu
- Phát thanh viên xuất hiện chào đầu
- Giới thiệu nội dung chính
- Phần tin
- Nhạc cắt
- Phóng sự
- Mở đầu các chương trình giải trí (chiếu phim, văn nghệ )
- Phát thanh viên xuất hiện chào cuối
- Bảng chữ cuối
1.2.4 Ngôn ngữ truyền hình phù hợp tâm lý, tập quán truyền thống và nhu cầu tiếp nhận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số
Trong mỗi loại hình báo chí đều có sự gắn liền với một loại ký hiệuthông tin riêng biệt theo đặc trưng của loại hình báo chí đó như báo in, kýhiệu thông tin là con chữ, báo nói (phát thanh) là âm thanh (tiếng động và âmnhạc) Đối với truyền hình là hình ảnh động hoặc tĩnh kết hợp với âm thanh.Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản và là ngôn ngữ của truyền hình
Trang 29Ngôn ngữ hình ảnh tác động mạnh và trực tiếp, cụ thể, sinh động đếnnhận thức của công chúng, đặc biệt là đồng bào dân tộc Vì thế, cách tiếp cận,truyền tải thông tin thông qua ngôn ngữ phù hợp với trình độ dân trí, phongtục tập quán, ngôn ngữ của từng dân tộc, từng địa bàn là một nguyên tắc luônđược chú trọng trong sản xuất các chương trình truyền hình dành cho đồngbào dân tộc thiểu số Tuân thủ nguyên tắc này giúp nâng cao hiệu quả củamảng thông tin về dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu của công tác thông tintuyền truyền trong tình hình mới
Đối với tác phẩm truyền hình thì yếu tố hình ảnh luôn chiếm vai tròquan trọng Ngôn ngữ hình ảnh tác động trực tiếp, cụ thể, sinh động đến giácquan của công chúng Những cảm xúc như cái hay, cái dở, thu hút hay nhàmchán của một tác phẩm đều do hình ảnh đem lại Trong các tác phẩm truyềnhình tiếng dân tộc thiểu số phải đưa được các hình ảnh và bối cảnh gắn bó vớiđời sống của đồng bào trong mỗi chương trình Hình ảnh phù hợp với lờibình, khuôn hình chắc chắn, ngôn ngữ hình ảnh có nhịp điệu
Trong các chương trình truyền hình dân tộc thiểu số phải có hình ảnh
cụ thể, chi tiết, không chung chung phù hợp với vấn đề mà lời bình đang nóitới, có ý nghĩa minh họa phù hợp với đặc điểm tâm lý của đồng bào dân tôcthiểu số
Lời bình trong tác phẩm báo chí truyền hình giúp bổ sung, cung cấp
thêm thông tin cho hình ảnh để khán giả tiếp nhận đầy đủ, trọn vẹn thông điệpcủa những người thực hiện Lời bình phải hỗ trợ hình ảnh, nhấn mạnh, cungcấp bối cảnh, thu hút sự chú ý tới các chi tiết hay báo sự thay đổi hướng hànhđộng Đối tượng chính của các chương trình là đồng bào dân tộc thiểu số, vốnphần lớn có trình độ nhận thức và tư duy còn thấp, khả năng nghe nói tiếngphổ thông hạn chế Vì vậy, lời bình của chương trình phải dễ nghe, dễ hiểu,ngắn gọn để bà con không cảm thấy mất hứng thú, chán nản Đội ngũ phóngviên phải là người dân tộc Việc khai thác, thấu hiểu cặn kẽ về dân tộc sẽ viết
Trang 30lời bình cụ thể, từ ngữ không khô cứng, gây khó hiểu với đồng bào từ đó tănghiệu quả tuyên truyền của chương trình.
Lời bình trong các chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số tránhmắc những lỗi dùng từ Đối với công chúng là đồng vào dân tộc thì ngôn ngữthể hiện trong các tác phẩm nên là lối diễn đạt trực tiếp, bằng các từ ngữ đơngiản, dễ hiểu, gần với cuộc sống của người dân Ngoài ra không sử dụngnhững câu dài, nhiều mệnh đề, khó nhớ trong các chương trình truyền hìnhtiếng dân tộc thiểu số Đây cũng là một trong những vấn đề cần lưu ý khi viếtlời bình cho các tác phẩm báo chí cho đồng bào dân tộc thiểu số
Tiếng động, âm nhạc: Trong ngôn ngữ truyền hình, ngoài hình ảnh vàlời bình, thì tiếng động và âm nhạc cũng là yếu tố góp phần tạo sức thuyếtphục, sinh động và sự hấp dẫn trong tác phẩm báo chí truyền hình Ngoài chấtlượng hình ảnh phóng viên quay phim phải chú ý đến tiếng động hiện trường.Điều này là bắt buộc của lãnh đạo các đài, nên phóng viên quay phim cũng ýthức được điều này Đây cũng là ưu điểm của phóng viên quay phim hiện nay,là nhiệm vụ cần thiết để nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếngdân tộc thiểu số trong tuyên truyền ngày càng đạt hiệu quả cao
1.3 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.3.1 Về tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền chủ trương, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được Đảng, Nhà nước
ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức xã hội,đoàn thể từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai, tổ chức thực hiện.Những quan điểm cơ bản của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vềchính sách dân tộc được thể hiện sâu sắc trong các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉthị và các văn bản pháp quy được công bố trong thời gian qua Nghị quyết 22
Trang 31của Bộ Chính trị (ngày 27-11-1989) "Về chủ trương chính sách lớn phát triểnKT-XH miền núi" đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình tổchức thực hiện chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước; đồngthời đưa ra các quan điểm, chủ trương, đường lối cho việc phát triển KT-XHvùng dân tộc và miền núi Thể chế hóa Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị vàQuyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị525/CT - TTg "Về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển KT-XHmiền núi" nhằm thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết 22, Quyết định 72 vàquán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 (khóa VII) về "Đổi mớivà phát triển KT-XH nông thôn"
Khẳng định những nội dung cơ bản của chính sách dân tộc, miền núitrong sự nghiệp đổi mới, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IXtiếp tục coi vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn Thực hiện bình đẳng, đoànkết, tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa vàhiện đại hóa đất nước…bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc Thựchiện cho được ba mục tiêu là xóa đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện cuộcsống, sức khỏe đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóađược mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy được bản sắc văn hóatốt đẹp của các dân tộc, xây dựng cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viêncủa các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh
Thể hiện tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và diễn đàn củanhân dân, trong thời gian qua, chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu sốtuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc về phát triển kinh
tế phù hợp với đặc điểm, điều hiện từng vùng, đảm bảo cho đồng bào khaithác ngày càng hiệu quả thế mạnh của địa phương, làm giàu cho mình vàđóng góp tích cực vào sự nghiệp của đất nước trong thời kỳ đổi mới Thôngtin đầy đủ về những chính sách ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệttrong lĩnh vực phát triển giáo dục và đào tạo, nhiều chuyên mục phổ biến chủ
Trang 32trương, chính sách, pháp luật, an ninh tổ quốc, xây dựng đảng Có thể nói,những chuyên mục của các Đài đã góp phần tích cực trong việc làm nâng caoý thức của bà con đồng bào dân tộc trong việc đấu tranh chống lại các thế lựccó âm mưu gây “diễn biến hòa bình” và kịp thời nắm bắt, nhận thức đúng cácchính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương
1.3.2 Nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số
Thực tế hiện nay, nhu cầu tiếp nhận thông tin từ báo chí của nhóm côngchúng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tăng Bởi sống trong xã hội hiệnđại, đồng bào dân tộc thiểu số cần có thông tin để bù đắp những thiếu hụttrong cuộc sống để mình không bị lạc hậu; họ cần bổ sung vốn tri thức, khoahọc, kỹ thuật, công nghệ, vốn sống, kỹ năng, kinh nghiệm sống để có thểthích nghi tốt trong điều kiện hoàn cảnh mới
Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX về công tác dân tộc đưa ra mục tiêu đến năm 2010:
Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bàocác dân tộc Đến năm 2010, các vùng dân tộc và miền núi cơ bảnkhông còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10%; giảm dầnkhoảng cách mức sống giữa các dân tộc, các vùng; trên 90% hộ dâncó đủ điện, nước sinh hoạt; xóa tình trạng nhà tạm, nhà dột nát;100% xã có đường ôtô đến trung tâm xã; cơ bản không còn xã đặcbiệt khó khăn Nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, nângcao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào: hoàn thành phổ cập giáodục trung học cơ sở; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đàotạo; đẩy mạnh việc dạy và học tiếng dân tộc Hầu hết đồng bàonghèo vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe;tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng dân tộc Phấnđấu 90% đồng bào được xem truyền hình; 100% được nghe
Trang 33đài phát thanh; các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp củacác dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển [20]
Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số đã thường xuyên và luônluôn có những thông tin mới về trí thức giúp cho đồng bào dân tộc thực hiệnđược mong muốn, thoả mãn nhu cầu nâng cao nhận thức, hiểu biết và tiếp thutinh hoa văn hoá nhân loại Chương trình truyền hình dân tộc thiểu số còn là môitrường học tập kinh nghiệm, củng cố tri thức, củng cố kỹ năng sống
Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số không những là conđường hữu ích bổ sung nhận thức, tri thức khoa học, bồi dưỡng lập trường quanđiểm sống mà còn là một trong những công cụ, là nơi cung cấp về tình hình thờisự của địa phương, đất nước và thế giới; những giá trị truyền thống quý báu củaquê hương, dân tộc, công việc, ngành nghề của đồng bào dân tộc thiểu số Bởi lẽ,thực tế cho thấy, trình độ học vấn và nhận thức của đồng bào dân tộc còn tươngđối hạn chế, cho nên màn ảnh nhỏ là phương tiện để giúp cho bà con hướng rathế giới xung quanh, góp phần nâng cao hiểu biết của họ đối với những sự kiệncủa xã hội đang diễn ra
Các chương trình truyền hình dân tộc thiểu số ngày càng phát triển;thời lượng và chất lượng phát sóng trên đài và những chuyên mục, thông tintrên các báo bằng tiếng dân tộc ngày càng nâng cao để thông tin được cungcấp ngày càng sâu rộng đến từng làng, bản, phum, sóc, từng gia đình thôngqua hệ thống đài truyền thanh, truyền hình, báo chí… Những nỗ lực đó đãgiúp cho nhiều đồng bào Khmer ở vùng nông thôn, vùng sâu dù không cóđiều kiện đi đến các nơi khác để tham quan, học tập kinh nghiệm, nhưng nhờnghe, xem, đọc các chương trình, ấn phẩm tiếng dân tộc trên đài, báo đã họcđược cách làm những việc tốt, cách chăn nuôi, làm lúa, trồng màu đạt hiệuquả cao,…
1.3.3 Đáp ứng tốt nhu cầu giải trí của đồng bào dân tộc thiểu số
Trang 34Về phương diện lý luận, vấn đề khai sáng và nâng cao nhận thức, đápứng nhu cầu văn hóa, giải trí là một chức năng cơ bản của báo chí Thực hiệnchức năng này, báo chí góp phần “nâng cao trình độ hiểu biết chung của nhândân, khẳng định và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, hình thành vàkhông ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội” [52, tr.41-42].
Những năm gần đây, việc nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thầncho nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được Đảng và Nhànước, các cấp, các ngành quan tâm hơn, thể hiện trong việc ban hành các chủtrương, đường lối, chính sách, xây dựng và phát triển bộ máy ngành văn hóa-thông tin, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và phát triển các loại hình văn hóa.Chủ trương phủ sóng phát thanh, truyền hình được triển khai khắp các địaphương miền núi, kể cả các vùng xa xôi hẻo lánh
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX về công tác dân tộc đề ra nhiệm vụ:
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phátthanh, truyền hình, tăng cường các hoát động văn hóa, thông tintuyên truyền hướng về cơ sở; tăng thời lượng và nâng cao chấtlượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng các tiếng dântộc thiểu số; làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và pháthuy các giá trị, truyền thống tốt đẹp trong văn hóa các dân tộc [20] Đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của cộngđồng các dân tộc Việt Nam; có nền văn hóa, văn nghệ phong phú và đa dạngvà có cả một kho tàng về truyện cổ như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụngôn, truyện cười Với ưu thế của loại hình báo chí hiện đại, chương trìnhtruyền hình tiếng dân tộc thiểu số đã đáp ứng nhu cầu giải trí của đồng bào.Đó là các chương trình văn nghệ, cải lương truyền thống, các lễ hội văn hóađặc sắc, chiếu phim Ngoài giá trị nghệ thuật, các chương trình này còn có ýnghĩa như một nhịp cầu gắn kết các đồng bào dân tộc thiểu số
Trang 35Thông qua những nội dung này không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí màcòn góp phần giáo dục, xây dựng lối sống tích cực cho đồng bào dân tộc, nókhơi dậy trong cộng đồng dân tộc niềm tự hào, ý thức giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc.
1.3.4 Đáp ứng nhu cầu giải thích về pháp luật, tư vấn về sản xuất và các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành TW lần thứ 7 (khoá IX) về côngtác dân tộc đã xác định nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách của công tác xây dựngđời sống văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là:
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phátthanh, truyền hình; tăng cường của hoạt động văn hoá, thông tin,tuyên truyền hướng về cơ sở Tăng cường thời lượng và nâng caochất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dântộc thiểu số [20, tr.17]
Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số đ ã góp phần địnhhướng và hướng dẫn dư luận Nhờ xem truyền hình, đồng bào biết đượcnhững gì nên làm, những gì không nên làm và những gì không được làm.Bằng những hình ảnh chân thực và rõ nét về cảnh tàn phá rừng, gây ô nhiễmmôi trường, thiên tai đồng bào tự thấy cần phải bảo vệ rừng, điều đó đồngnghĩa với việc trực tiếp bảo vệ gia đình, bản làng và những người thân yêucủa họ
Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, đờisống bà con còn gặp nhiều khó khăn, nên việc giải quyết các vấn đề bức xúc,nhạy cảm như: đất đai, chính sách ưu tiên với bà con dân tộc thiểu số, tôngiáo , chưa hợp lý, hợp tình, dẫn đến việc khiếu kiện, tranh chấp và để kẻ thùlợi dụng xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta Điều nàyđã được các Đài PT-TH địa phương bám sát thông tin kịp thời những kinh
Trang 36nghiệm hay, cách làm tốt để hướng dẫn cho đồng bào dân tộc thiểu số thấyđược những việc cần làm và không làm.
Với thế mạnh đặc trưng của mình, chương trình truyền hình dân tộcthiểu số luôn tuyên truyền nhanh, kịp thời về các sự kiện, hiện tượng xảy racó liên quan đến nhu cầu về nhận thức, thị hiếu, qua đó định hướng tư tưởngvà hình thành dư luận xã hội sâu rộng theo hướng tích cực nhằm giải quyếtcác nhiệm vụ chính trị đặt ra bằng các chuyên mục như tư vấn pháp luật giúpđồng bào nâng cao hiểu biết pháp luật, chương trình nông nghiệp và nông thôn
tư vấn cho đồng bào có thể học tập và ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong sảnxuất, góp phần năng cao năng suất lao động
Tiểu kết chương 1
Thông tin, tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số nói chung vàđồng bào dân tộc Khmer nói riêng từ lâu được Đảng, Bác Hồ, đội ngũ làmbáo và đông đảo nhân dân quan tâm Thông tin giúp đồng bào nắm bắt kịpthời các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Tuyêntruyền những chương trình, dự án của Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểusố để đồng bào thấy được sự quan tâm đầu tư từ Trung ương, sự giúp đỡ củatoàn xã hội nhằm nâng cao hơn nữa đời sống, từng bước xóa đói nghèo vươnlên làm giàu chính đáng Báo chí cũng là kênh thông tin quan trọng để chuyểntải những tâm tư, nguyện vọng của đồng bào tới Đảng và Nhà nước Thôngtin trên báo chí giúp đồng bào nhận rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù, là chia rẽkhối đại đoàn kết dân tộc, xúi giục đồng bào làm điều xấu, trái pháp luật…
Trang 37Chương 2 HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG KHMER TRÊN SÓNG ĐÀI PHÁT
THANH- TRUYỀN HÌNH AN GIANG VÀ TRÀ VINH
2.1 KHÁI LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI, ĐẶC ĐIỂM CÔNG CHÚNG
VÀ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG KHMER Ở CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH AN GIANG VÀ TRÀ VINH
2.1.1 Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương khảo sát
2.1.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang
Về địa lý, dân cư
An Giang là tỉnh thuộc ĐBSCL, phía Tây Bắc giáp Vương quốcCampuchia, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam và TâyNam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Nam giáp Thành phố Cần Thơ Diệntích tự nhiên toàn tỉnh 3.535 km2, bằng 1,07% diện tích cả nước và đứng thứ 4ở ĐBSCL Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố LongXuyên (tỉnh lỵ), thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện là An Phú,Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn.Đơn vị hành chính cấp xã có 154 đơn vị gồm 15 phường, 17 thị trấn và 122xã Dân số toàn tỉnh là 2.151.000 người, mật độ dân số 608 người/km² Đây làtỉnh có dân số đông nhất khu vực ĐBSCL, gồm dân tộc Kinh chiếm đa sốtrong tỉnh với 94,21%, người Khơmer chiếm 4,31%, người Hoa chiếm 0,86%,người Chăm chiếm 0,61%, còn lại là các dân tộc khác
b) Về điều kiện kinh tế - xã hội
Về phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng (GRDP) của năm 2014 đạt5,1%, không đạt so với tinh thần Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND đưa ra(7%) Trong đó, khu vực dịch vụ có mức độ tăng trưởng chiếm 7,5%, khu vựccông nghiệp-xây dựng chiếm 5,36% và khu vực nông- lâm- thủy sản chiếm
Trang 382,04% Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế củatỉnh dịch về hai khu vực dịch vụ (49,57%) và nông- lâm- thủy sản (34,957%)
Về văn hóa- xã hội, cuối năm 2014, toàn tỉnh có 3,56% hộ nghèo, đãgiảm 1,4% so với năm 2013 Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở cấp học tiểuhọc, cấp học Trung học cơ sở đều vượt so với kế hoạch của Nghị quyết 15đưa ra Nhìn chung, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh năm 2014 còn gặpnhiều khó khăn Bởi vì do biến động kinh tế của cả nước và thế giới trongnhững năm qua, cộng với diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu đã làm ảnhhưởng đời sống kinh tế- xã hội của tỉnh Do đó, trong quá trình thực hiện mụctiêu kinh tế- xã hội của tỉnh còn nhiều hạn chế nhất định Chính điều này đãcó tác động đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội của người dân trên địa bàntỉnh An Giang
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh Trà Vinh
Về địa lý dân cư
Trà Vinh là tỉnh thuộc ĐBSCL, phía Bắc giáp với Bến Tre, phía Namgiáp với tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp biển với chiều dài 65 km Trà Vinhcó diện tích tự nhiên 2.215,15 km2, dân số 1.000.933 người (theo điều tra dânsố ngày 1 tháng 04 năm 2009), trong đó bao gồm 3 dân tộc, đó là người Kinhchiếm 69%, người Khmer 29%, chiếm 27,6% số người Khmer trong cả nướcvà còn lại người Hoa Mật độ dân số 414 người/km2
Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố TràVinh; các huyện: Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang,Trà Cú, Duyên Hải
Tổng số 7 huyện, 1 thành phố với 104 xã, phường, thị trấn
b) Về điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2014, kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh thực hiện đạt và vượt 17/20chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; tăng trưởng GRDPđạt 11%; tình hình sản xuất ở các khu vực đều có bước phát triển; cơ cấu kinh
Trang 39tế có sự chuyển dịch khá tích cực Trong sản xuất nông nghiệp, sản lượnglương thực, thủy sản đều tăng, công nghiệp có dấu hiệu phục hồi tích cực;xuất khẩu vượt chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt độnggiảm, đầu tư và đăng ký kinh doanh mới tăng; huy động vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội tăng gần 2 lần so với năm 2013; thu ngân sách tăng và vượt chỉtiêu dự toán
Về văn hoá - xã hội tiếp tục ổn định, một số lĩnh vực về xã hội có sựphát triển về chất, giáo dục và đào tạo cơ sở vật chất, trường lớp tiếp tục đượcđầu tư, chất lượng dạy và học được nâng cao, thực hiện tốt các chính sách về
an sinh xã hội, giảm nghèo; an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ổn địnhvà được giữ vững
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2014 vẫn còn một sốkhó khăn, hạn chế: Tăng trưởng GRDP đạt thấp so với mức tăng trưởng bìnhquân hàng năm đã đề ra; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu chomục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong giáo dục phổ thông tình trạngdạy thêm, học thêm ngoài quy định vẫn còn tồn tại; y tế dự phòng còn hạn chếtrong giám sát, phòng ngừa dịch bệnh; quản lý hành nghề y, dược tư nhânchưa chặt chẽ, y đức trong khám chữa bệnh chưa được chú trọng nâng cao,mất cân bằng giới tính trẻ em khi sinh ra ở mức khá cao (113 bé trai/100 bégái); xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thực hiện chưa đồng bộ, chưa gắn kếtvới phong trào xây dựng nông thôn mới
2.1.2 Vài nét về đặc điểm của công chúng Khmer
2.1.2.1 Đặc điểm của đồng bào Khmer Nam bộ
Dân tộc Khmer là một dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em cùngchung sống và phát triển trên đất nước Việt Nam, với dân số trung bình đônghàng thứ 5 sau các dân tộc Kinh, Tày, Thái và Mường Đồng bào Khmer NamBộ hiện có khoảng 1,3 triệu người (chiếm gần 7% dân số trong vùng), sốngtập trung ở các tỉnh vùng Tây Nam Bộ, một bộ phận sống ở các tỉnh vùngĐông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 40Là cư dân bản địa có mặt lâu đời sống trên vùng đất Nam bộ; đồng bàoKhmer có truyền thống đoàn kết, có tinh thần nhân đạo và tấm lòng nhân áicao cả Ðồng bào Khmer sinh sống chủ yếu bằng nghề nông (đặc biệt là trồnglúa và nuôi bò); có truyền thống lao động cần cù, chịu cực, chịu khó Phần lớncác hộ Khmer sản xuất theo truyền thống; một bộ phận đồng bào biết tiếp thuvà sử dụng có hiệu quả thành tựu khoa học trong nông nghiệp Ðồng bàoKhmer có ngôn ngữ, chữ viết và nền văn hóa phát triển lâu đời; có phong tụctập quán, lễ hội phong phú và rất trân trọng giá trị tinh thần Tính cộng đồngcủa đồng bào Khmer và sự gắn kết cộng đồng dân tộc thông qua nhà chùa và
lễ hội truyền thống thể hiện rất đậm nét Ðồng bào Khmer sống thật thà, chấtphác, khiêm tốn, dễ tin, nhưng cũng có lòng tự trọng và ý thức dân tộc cao.Có tính phóng khoáng nhưng cũng dễ tự ty mặc cảm Có tinh thần đòan kết,tính tập thể gắn bó với cộng đồng nhưng cũng dễ cách ly, biệt lập với cộngđồng Phật giáo Nam tông, sư sãi và ngôi chùa Khmer có một vai trò, vị trí hếtsức đặc thù trong cộng đồng dân tộc Khmer Ngôi chùa trong xóm ấp là trungtâm điểm của các cuộc hội họp, lễ bái, vui chơi, học tập Người Khmer chủyếu làm nghề nông và sống quây quần quanh những ngôi chùa, họp thànhnhững phum sóc riêng biệt
2.1.2.2 Đặc điểm của công chúng người dân tộc Khmer
Đồng bào Khmer Nam Bộ đồng tộc, đồng tôn và cùng ngôn ngữ vớingười Khmer ở Campuchia Trong quá trình phát triển lịch sử, họ trở thànhdân tộc của hai quốc gia riêng biệt Người Khmer Nam Bộ là dân tộc thiểu sốtrong cộng đồng dân tộc Việt Nam Là dân tộc tại chỗ, người Khmer gắn chặtvới sự phát triển của vùng đất Nam Bộ; đồng thời nhạy cảm với diễn biến tìnhhình của Campuchia Đồng bào dân tộc Khmer sống tập trung ở 9 tỉnh, thànhphố khu vực ĐBSCL là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xãhội, an ninh quốc phòng, là địa bàn nhạy cảm về vấn đề dân tộc và tôn giáo;đồng thời cũng là vùng còn tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định về