1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ báo chí học,. chuyên ngành báo chí học Khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình các tỉnh bắc sông hậu hiện nay

159 767 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 8,08 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Chương trình thời sự là chương trình quan trọng hàng đầu của các đài Phát thanhTruyền hình (PTTH). Hàng ngày, đài Truyền hình Việt Nam (VTV) có 15 bản tin và chương trình thời sự. Các đài PTTH địa phương có từ 3 5 bản tin, chương trình thời sự mỗi ngày. Với đặc thù là được cập nhật hằng ngày, thông tin phong phú trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…, nên bản tin, chương trình thời sự có vai trò rất quan trọng trong nhiệm vụ tuyên truyền. Không chỉ phản ánh kịp thời các sự kiện thời sự, thông tin thời sự còn thể hiện tính định hướng chính trị, tư tưởng rõ nét, đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, chương trình thời sự có thu hút được khán giả hay không, phần lớn lệ thuộc vào việc khai thác và xử lý thông tin của phóng viên.

Trang 1

KHAI THÁC VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA PHÓNG VIÊN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH CÁC TỈNH BẮC SÔNG HẬU HIỆN NAY

(Khảo sát đài PT-TH Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, từ tháng 6 - 12/2014)

Ngành : Báo chí học

Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào

Tác giả

Trang 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KHAI THÁC VÀ

XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA PHÓNG VIÊN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 24

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

CỦA PHÓNG VIÊN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH CÁC TỈNH BẮC SÔNG HẬU

Trang 5

2.2 Thực trạng việc khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời

2.3 Đánh giá về chất lượng hiệu quả khai thác và xử lý thông tin của

2.4 Những hạn chế trong việc khai thác và xử lý thông tin của phóng

2.5 Đánh giá hiệu quả thông tin từ khán giả, đảng bộ, chính quyền

địa phương và người trong cuộc

70

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ

XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA PHÓNG VIÊN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH

Trang 6

3.2 Những giải pháp cải tiến nâng cao hiệu quả khai thác và xử lý

thông tin của phóng viên thời sự truyền hình 93

PT-TH : Phát thanh - Truyền hình

Trang 8

Bảng 2.1: Tổng hợp tin bài thời sự do phóng viên các đài Phát

thanh - Truyền hình trong cụm bắc sông Hậu sản xuất

Bảng 2.2: Tổng hợp nguồn khai thác thông tin của phóng viên

các đài PT-TH trong cụm bắc sông Hậu (Số liệu 6

Bảng 2.3: Tổng hợp mức độ xem chương trình thời sự của khán

Bảng 2.4: Tổng hợp nhận xét của khán giả về chất lượng hình

ảnh các đài PT-TH Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh 73Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến khán giả xem chương trình thời sự 92

Trang 9

Biểu đồ 3.1: Rating bình quân 6 tháng cuối năm 2014, thị trường

Biểu đồ 3.2: Thị phần khán giả 6 tháng cuối năm 2014, thị trường

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chương trình thời sự là chương trình quan trọng hàng đầu của các đàiPhát thanh-Truyền hình (PT-TH) Hàng ngày, đài Truyền hình Việt Nam(VTV) có 15 bản tin và chương trình thời sự Các đài PT-TH địa phương có

từ 3 - 5 bản tin, chương trình thời sự mỗi ngày Với đặc thù là được cập nhậthằng ngày, thông tin phong phú trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội…, nên bản tin, chương trình thời sự có vai trò rất quan trọng trongnhiệm vụ tuyên truyền Không chỉ phản ánh kịp thời các sự kiện thời sự,thông tin thời sự còn thể hiện tính định hướng chính trị, tư tưởng rõ nét, đóngvai trò quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước Chính vì vậy, chương trình thời sự có thu hút đượckhán giả hay không, phần lớn lệ thuộc vào việc khai thác và xử lý thông tincủa phóng viên

Trong xu thế bùng nổ các phương tiện truyền thông, sự cạnh tranh khốcliệt giữa các đài truyền hình trong nước và khu vực, đồng bằng sông CửuLong là khu vực mà loại hình báo chí truyền hình phát triển khá mạnh so cácvùng trong cả nước Toàn vùng có 13 tỉnh, 1 thành phố trực thuộc Trungương, với tổng diện tích đất tự nhiên chưa đầy 40.000km2, nhưng có đến 14đài truyền hình, bao gồm: Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ (VTVCần Thơ), 13 đài PT-TH địa phương Chính vì vậy, sự cạnh tranh để thu hútkhán giả giữa các đài luôn diễn ra quyết liệt Điều này, đặt ra cho các đài PT-

TH địa phương là phải không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng nội dung

Trang 11

thông tin, tạo sự hấp dẫn đối với công chúng - đây là yêu cầu bức thiết để tồntại và phát triển Đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trịcủa các đài PT-TH địa phương hiện nay

Mặc dù thời gian qua, các đài PT-TH địa phương có nhiều nỗ lực trongviệc cải tiến việc khai thác và xử lý thông tin để nâng cao chất lượng và hiệuquả các bản tin và chương trình thời sự Tuy nhiên, quy trình sản xuất cũngnhư quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí của đội ngũ phóng viên ít được đổimới, thường rơi vào lối mòn, khô cứng Đã đến lúc cần phải có một cái nhìnmới từ lãnh đạo đến những người trực tiếp sản xuất để thay đổi cách thức khaithác và xử lý thông tin, tạo sự hấp dẫn đối với công chúng

Các đài PT-TH hiện nay đang gặp một thực tế là trong cơ cấu bản tinthời sự hằng ngày, lượng tin lễ tân, hội nghị, tin theo yêu cầu lãnh đạo chiếm

số lượng khá nhiều trong chương trình thời sự Mặt khác, cách khai thác và

xử lý thông tin lễ tân, thông tin hội nghị của phóng viên chưa có nhiều đổimới, sáng tạo Thông tin chủ yếu được chuyển tải tới khán giả trên nền cáchình ảnh hội nghị, lời bình trích từ báo cáo, nên người xem khó tiếp thu Đây

là nguyên nhân làm cho bản tin kém hấp dẫn cần phải có sự đổi mới cách làmtin để nâng cao chất lượng chương trình

Là người trực tiếp phụ trách chương trình thời sự của Đài PT-TH VĩnhLong, tác giả mong muốn qua việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc khaithác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình, làm rõ những hạnchế, đồng thời đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng khai thác và xửthông tin của phóng viên thời sự truyền hình là điều rất cần thiết, có ý nghĩa

Trang 12

cả về lý luận và thực tiễn Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt độngtuyên truyền, thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Đó là

lý do mà tác giả chọn đề tài “Khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình các tỉnh Bắc sông Hậu hiện nay”.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho tới nay, tại Việt Nam, có một số sách, giáo trình, công trình nghiêncứu về chương trình truyền hình, chương trình thời sự truyền hình hoặc có nộidung liên quan đến chương trình thời sự truyền hình Tiêu biểu như:

Báo chí truyền hình (tập 1, 2) của G.V Cudơnhetxốp, X.L Xvich, A.la.

Iurốpxki (Nxb Thông tấn-2014) Sách đi sâu giới thiệu vị trí, chức năng củatruyền hình trong xã hội, vị trí của truyền hình trong hệ thống các phương tiệnthông tin đại chúng, bản chất của truyền hình hiện đại, các phương tiện xâydựng kịch bản truyền hình và những định hướng triển vọng của truyền hìnhtrong thời đại bùng nổ thông tin Cũng trong nội dung cuốn sách này, nhómtác giả còn giới thiệu về các thể loại báo chí truyền hình, các nghiệp vụ nhàbáo trong truyền hình, các phương pháp nghiên cứu xã hội học về khán giảtruyền hình v v

Sản xuất chương trình truyền hình của Trần Bảo Khánh, nhà xuất bản

Văn hóa Thông tin 2003 Sách đi sâu vào nghiên cứu về quy trình sản xuấtmột chương trình truyền hình

Giáo trình báo chí truyền hình của Dương Xuân Sơn, nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nôi - 2009 Giáo trình tập trung trình bày các vấn đề của báo chítruyền hình như: vị trí, vai trò, lịch sử ra đời phát triển của truyền hình; kháiniệm, đặc trưng, nguyên lý của truyền hình; kịch bản và kịch bản truyền hình;quy trình sản xuất chương trình truyền hình, các thể loại báo chí truyền hình…

Trang 13

gia - 2001 Sách cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ thống về các phươngtiện truyền thông đại chúng hiện đại, các nguyên tắc, phương pháp chínhnhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò, sức mạnh của các loại hình,phương tiện truyền thông đại chúng trong công cuộc xây dựng đất nước.

Lao động nhà báo lý thuyết và kỹ năng cơ bản của Lê Thị Nhã, nhà xuất

bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội 2010 Sách cung cấp những kiến thức lýluận về đặc thù nghề nghiệp, phẩm chất năng lực của nhà báo, phóng viêntrong lao động và sáng tạo tác phẩm, những kỹ năng cơ bản về phương pháp

thu thập thông tin, tư liệu và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí

Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Tháp, Luận văn Thạc sĩ của Dương Thị Thanh Thủy- 2005.

-Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá về tổ chức sản xuất chương trìnhthời sự truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp Từ đó tìm

ra những nguyên nhân làm hạn chế năng lực sản xuất, hạn chế chất lượng hiệuquả chương trình thời sự địa phương

Nâng cao chất lượng tin của chương trình thời sự truyền hình - Đài phát thanh truyền - Truyền hình Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Hồng Hạnh

- 2013 Luận văn tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng tin củachương trình thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, từ đó đề xuấtcác giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình thời sự 18g30 và một

số chương trình, bản tin khác của Đài

Nâng cao chất lượng chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh, luận văn thạc sĩ của tác giả Hồ Nam Trung -

2012 Luận văn nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện, thấu đáo về thựctrạng chất lượng chương trình thời sự của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà

Trang 14

Những cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu trên đề cập nhữngvấn đề về lý luận báo chí truyền hình, về cách thức tổ chức sản xuất chươngtrình thời sự truyền hình, những kỹ năng cơ bản về phương pháp thu thậpthông tin, tư liệu và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí của phóng viên, vềcách làm tin, phóng sự truyền hình; về chương trình thời sự của đài truyềnhình trung ương và địa phương Có thể nói, cho đến nay chưa có công trìnhkhoa học nào nghiên cứu về khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời

sự truyền hình các tỉnh Bắc sông Hậu Luận văn này là công trình nghiên cứu,đánh giá một cách toàn diện và thấu đáo về thực trạng khai thác và xử lýthông tin của phóng viên thời sự truyền hình các tỉnh Bắc Sông Hậu thuộckhu vực ĐBSCL Qua đó, nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của phóng viênthời sự truyền hình trong khu vực, tìm ra nguyên nhân hạn chế, đề xuất nhữnggiải pháp để nâng cao chất lượng thông tin trong chương trình thời sự

Như vậy, có thể khẳng định rằng, đề tài “Khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình các tỉnh Bắc sông Hậu hiện nay” cho đến

lúc này vẫn có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn Ở đây, nếu có kế thừanhững thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, các anh chị đồng nghiệp đi

Trang 15

trước, thì đó cũng chẳng qua là một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm nghiêncứu giúp tác giả thực hiện đề tài

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu là để thấy rõ ưu điểm, khuyết điểm, trong việc khaithác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình các đài PT-THtrong cụm Bắc sông Hậu Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp để nâng caochất lượng khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình,góp phần nâng cao chất lượng chương trình thời sự truyền hình của đài PT-

TH địa phương

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên tác giả thực hiện những nhiệm vụ cơ bảnsau: Nghiên cứu một số khía cạnh của lý luận Báo chí đặc biệt là Báo chítruyền hình, những yêu cầu của nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng, nhucầu của thực tế cuộc sống, cũng như tâm lý tiếp nhận các chương trình truyềnhình của người dân Qua đó, nhằm xác định những yêu cầu, đặc trưng cơ bảncủa thông tin thời sự, lấy đó làm tiêu chí đánh giá chất lượng bản tin, chươngtrình thời sự do các đài PT-TH địa phương sản xuất, cụ thể:

- Giải quyết các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài nghiên cứu gồm:Truyền hình, chương trình truyền hình, thời sự, chương trình thời sự, chươngtrình thời sự truyền hình, Thông tin, khai thác và xử lý thông tin, tin truyềnhình, phóng sự truyền hình, Phóng sự thời sự, Nhà báo, Phóng viên, lao độngnhà báo, lao động sáng tạo tác phẩm

Trang 16

- Khảo sát hệ thống bản tin, chương trình thời sự truyền hình các đài

PT-TH trong cụm Bắc sông Hậu gồm: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh

- Phân tích quy trình tác nghiệp của phóng viên để thấy rõ những ưuđiểm, khuyết điểm trong việc khai thác và xử lý thông tin

- Khảo sát hoạt động hàng ngày của phóng viên thời sự các đài PT-TH, lànhững người trực tiếp sáng tạo tác phẩm, nhằm thấy được những khó khăn,thuận lợi, những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ phóng viên thời sự truyền hìnhhiện nay

- Luận văn còn tiến hành thăm dò theo phương pháp điều tra xã hội học,thu thập ý kiến của khán giả, của đại diện cấp ủy, chính quyền địa phương vềchương trình thời sự của các đài PT-TH, để thấy rõ hiệu quả đạt được vànhững mặt hạn chế trong khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thôngqua chương trình thời sự

- Từ những nội dung trên, tác giả đề xuất những giải pháp, khuyến nghịnhằm nâng cao hiệu quả khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sựtruyền hình, góp phần nâng cao chất lượng chương trình thời sự các Đài PT-

TH trong cụm Bắc sông Hậu nói riêng, khu vực ĐBSCL nói chung

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tác giả luận văn tập trung nghiên cứu về cách khai thác và xử lý thôngtin của phóng viên thời sự truyền hình

4.2 Đối tượng khảo sát

Trang 17

Luận văn khảo sát chương trình thời sự truyền hình do các Đài PT-THVĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp sản xuất

4.3 Phạm vi khảo sát

Phạm vi khảo sát của luận văn là chương trình thời sự truyền hình phátvào buổi tối của các Đài PT-TH các tỉnh trong cụm Bắc sông hậu gồm (VĩnhLong, Trà Vinh, Đồng Tháp) Thời gian khảo sát 6 tháng cuối năm 2014

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhànước ta về Báo chí;

Cơ sở lý luận trực tiếp của luận văn là những vấn đề lý thuyết – thực tiễn

về kỹ năng lao động của nhà báo, chủ yếu là kỹ năng thu thập và xử lý thôngtin thời sự truyền hình của phóng viên1

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụthể như: Phương pháp khảo sát, thống kế; Phương pháp nghiên cứu phân tíchtài liệu, phương pháp trao đổi, phương pháp so sánh đối chiếu, từ đó để có cáinhìn đa chiều, toàn diện và đầy đủ, khách quan hơn trong quá trình đánh giá

H 2011.

Trang 18

thực trạng chất lượng khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sựtruyền hình các đài PT-TH cụm bắc sông Hậu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích có được những nềntảng lý thuyết, số liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó sosánh đối chiếu vào hoạt động thực tiễn

- Phương pháp khảo sát thống kê để hệ thống các chương trình thời sự,các bản tin thời sự, số lượng tin tức bài vở trong thời gian thực hiện khảo sát.Ngoài ra, tác giả còn thực hiện các phương pháp điều tra xã hội học (lập bảnghỏi), Phương pháp phỏng vấn sâu để phân tích đánh giá vấn đề một cáchkhách quan, sát với thực tiễn

6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài

Đây là một trong những luận văn lần đầu tiên nghiên cứu vừa tổng thể,toàn diện, vừa chi tiết về nâng cao chất lượng khai thác và xử lý thông tin củaphóng viên thời sự truyền hình các đài PT-TH cụm Bắc sông Hậu Đề tài đisâu phân tích, làm rõ những ưu khuyết điểm, để từ đó đề ra được nhữnghướng khắc phục một cách hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảtuyên truyền của chương trình thời sự nói riêng, chương trình truyền hình củacác đài PT-TH cụm Bắc sông Hậu nói chung

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

7.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn nhằm khẳng định vai trò quan trọng của việc khai thác và xử

lý thông tin của phóng viên trong chương trình thời sự truyền hình đối với cácđài PT-TH trong khu vực và đối với đời sống xã hội Mặt khác, thông qualuận văn này, hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm phần lý thuyết về việc

Trang 19

khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình - một hoạtđộng có vai trò rất quan trọng trong tuyên truyền của báo chí nói chung, cácđài PT-TH địa phương nói riêng.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng việc khai thác và

xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình các đài PT-TH trong khuvực, luận văn đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm cải tiến và nâng caochất lượng thông tin trong các bản tin, chương trình thời sự, góp phần phục vụ

có hiệu quả sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương,nâng cao uy tín của đài, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin củacông chúng

Đề tài cũng hy vọng góp một phần nhỏ trong việc khảo sát thực tiễn, tìm

ra những căn cứ có tính khoa học giúp định hướng cho việc đánh giá, cũngnhư tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình tại các đài PT-TH địaphương theo hướng chuyên nghiệp hơn

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn cókết cấu gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác và xử lý thông tin

của phóng viên thời sự truyền hình

- Chương 2: Thực trạng việc khai thác và xử lý thông tin của phóng viên

thời sự truyền hình các đài cụm bắc sông Hậu

- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác và xử lý thông tin của

phóng viên thời sự truyền hình

Trang 21

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KHAI THÁC

VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA PHÓNG VIÊN THỜI SỰ TRUYỀN

HÌNH

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm Chương trình Thời sự truyền hình

- Khái niệm Chương trình thời sự

Theo “Từ điển tiếng Việt” của Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản Đà

Nẵng - 1998: “Thời sự là tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quantrọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội - chính trị, xảy ra trong thờigian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm” [46, tr.923]

Theo các tác giả G.V Cudơnhetxốp, X.L Xvich, A.la Iurốpxki trong

cuốn Báo chí truyền hình: “Chương trình thời sự” đơn giản giống như một

bản tin trên báo, thông báo các sự việc, hơn nữa, đó là những sự việc đượcphân tích, khái quát…Trên thực tế, chủ đề của bản tin là không giới hạn: nôngnghiệp, nghệ thuật, kinh doanh, sáng chế, các sự kiện trong đời sống quốctế…” [4, tr.83-84]

Như vậy có thể hiểu, “chương trình thời sự” là chương trình chuyển tảimột cách nhanh chóng, kịp thời những thông tin về các sự kiện, vấn đề đangđược nhiều người quan tâm

- Khái niệm Chương trình thời sự truyền hình

Trang 22

Dựa trên nghiên cứu thực tiễn, tác giả quan niệm chương trình thời sựtruyền hình như sau: “Chương trình thời sự truyền hình là một chương trìnhtruyền hình được phát sóng định kỳ; có thời lượng ổn định; được kết cấubởi các thể loại: tin, phóng sự, phỏng vấn, tường thuật trực tiếp…; thôngtin, phản ánh, phân tích, nhận định kịp thời về những sự kiện, vấn đề đượcnhiều người quan tâm, mới xảy ra, đang xảy ra và sắp xảy ra ở trong nước

và nước ngoài

Như vậy có thể thấy, chương trình thời sự là chương trình chuyển tải các

sự kiện một cách nhanh nhạy, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của công chúng.Cũng giống như những thể loại tác phẩm truyền hình khác, bản tin đã đến vớitruyền hình từ lĩnh vực báo in và phát thanh Những thuật ngữ này đã khôngtrụ vững trong truyền hình Thay vì câu thuật ngữ “Bản tin” người ta quen gọimột cách đơn giản “Chương trình thời sự” Tuy nhiên, nói đến vấn đề nàychúng ta cần tìm hiểu thêm một khía cạnh khác đó là giữa bản tin và chươngtrình thời sự có gì khác nhau?

Theo nhóm các tác giả G.V Cudơnhetxốp, X.L.Xvích, A.la Iurốpxki

trong cuốn Báo chí truyền hình quan niệm về bản tin thời sự như sau:

Nhiều khi người ta còn gọi bản tin thời sự là bản tin ngắn Bản tinthời sự là sự ghi lại những sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian.Trong báo chí, thể loại thời sự là thông tin ngắn về sự việc Vậy nênbản tin ngắn và bản tin thời sự trở nên đồng nghĩa Trong truyền

Trang 23

hình, thể loại ấy gồm bản tin được phát bằng lời và bản tin ngắnbằng hình ảnh…đối với những người làm truyền hình thì họ thường

sử dụng tên gọi “ bản tin” (khi nói đến mọi tin tức thời sự, kể cả bảntin được phát bằng lời) [4, tr.21-22]

Trên thực tiễn, ở các Đài PT-TH hiện nay có sự phân biệt nhất định giữa

“ bản tin thời sự” và “chương trình thời sự” So với chương trình thời sự, thìbản tin thời sự có thời lượng ngắn hơn, được kết cấu chủ yếu bằng các tinngắn và phóng sự ngắn Trong khi đó, chương trình thời sự của Đài PT-THVĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh được kết cấu bởi nhiều thể loại: tin (tinngắn, tin sâu, tin tường thuật); phóng sự (phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề,phóng sự điều tra…với thời lượng từ 3 - 5 phút); Nếu như các bản tin thời sựchủ yếu thông tin, phản ánh nhanh về các sự kiện, vấn đề mới, thì chươngtrình thời sự ngoài việc kịp thời thông tin, còn phân tích, bình luận về các sựkiện, vấn đề đó

Với những khái niệm và phân tích trên, dựa vào thực tiễn hoạt động báo

chí truyền hình, theo tác giả, Chương trình thời sự truyền hình: Là một chương trình được phát sóng định kỳ, có thời lượng ổn định, trong đó cập nhật, chuyển tải các thông tin về sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xã hội một cách nhanh chóng, kịp thời đến công chúng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền, và nhu cầu thông tin của công chúng Một chương trình thời sự

Trang 24

truyền hình được kết cấu, xây dựng bởi các thể loại: Tin, phóng sự, ghi nhanh, phỏng vấn

Hiện nay, mỗi ngày trên sóng truyền hình quốc gia, cũng như truyền hìnhcác địa phương, các chương trình thời sự, các bản tin thời sự ngày càng đượcsắp xếp, bố trí nhiều hơn, phát vào những thời điểm khá hợp lý nhằm đáp ứngnhu cầu thông tin của công chúng

1.1.2 Khái niệm nhà báo

Theo cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Nguyễn Văn Dững viết:Nhà báo là thuật ngữ với nhiều cách hiểu khác nhau, trong các từ điển cũngnhư trong thực tiễn đời sống nghề nghiệp, tùy theo chức năng, nhiệm vụ và vị

trí công việc cụ thể Theo tác giả, Nhà báo – journalist theo từ điển Merriam Webster’s Online Dictionary: thứ nhất, người tham gia vào hoạt động báo chí,

đặc biệt là người viết hoặc biên tập của một loại hình báo chí: là người quản

lý một tờ báo, tạp chí…; thứ hai là, người làm nghề viết báo, thu thập, xử lý

và cung cấp thông tin về các sự kiện, các khuynh hướng, các vấn đề ….hiệntại Hoặc nhà báo là người viết hoặc biên tập tin tức cho một tờ báo hoặc tạpchí, hoặc đài phát thanh, đài truyền hình; là người làm việc trong lĩnh vực báochí, người quản lý một tờ báo, tạp chí

Trên bình diện tác nghiệp, nhà báo được hiểu là người tham gia vào quá

trình thu thập, xử lý và truyền tải thông tin cho công chúng xã hội Trong từ

điển tiếng việt, nhà báo được hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản là “người chuyên làm nghề viết báo” Tuy nhiên, nếu định nghĩa như vậy là chưa thỏa

đáng, vì còn nhiều nhà báo không chuyên nghiệp khác nữa và họ có những

Trang 25

đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp báo chí, được cấp thẻ nhà báo; đặc biệt lànhững chuyên gia, nhà khoa học chuyên giữ chuyên mục nào đó, hoặc phảnbiện xã hội…

Như vậy, theo tác giả Nguyễn Văn Dững, nhà báo có thể được hiểu là người tham gia thực hiện một trong các loại hình lao động báo chí của quá trình thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin cho công chúng xã hội; đó là lao động tổ chức – quản lý, lao động động biên tập, lao động tác giả, lao động kỹ thuật – dịch vụ trong báo chí Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội về những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội trên cả hai bình diện pháp lý và đạo đức [ 7,

tr 299 – 301 ]

Còn theo cuốn “Lao động nhà báo - lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của tác

giả Lê Thị Nhã viết: Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn

Như Ý: “Nhà báo là người viết báo chuyên nghiệp” Còn trong cuốn sách

“Thuật ngữ báo chí - truyền thông”, Nhà báo (Journalist) được xem là “ngườilàm việc sáng tạo, có tính độc lập tương đối, được biên chế trong một cơquan, tổ chức truyền thông nào đó với tư cách là phóng viên chuyên nghiệphoặc biên tập viên”

Theo định nghĩa pháp lý ở Pháp: Nhà báo chuyên nghiệp là người làmbáo thường xuyên, có ăn lương làm việc cho một hoặc nhiều tờ báo hay hãngthông tấn, có thu nhập chính từ nghề báo, được cấp thẻ nhà báo Ở nước ta,theo chức danh được nhà nước quy định: Nhà báo là người có quốc Việt Nam,

có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; có đủ tiêu chuẩn chính trị, đạo đức nghề

Trang 26

nghiệp báo chí do nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thườngxuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo

Như vậy, khái niệm nhà báo dùng để chỉ những người hoạt động nghiệp

vụ có tính thường xuyên, chuyên nghiệp trong cơ quan báo chí Tuy nhiên,

theo nghĩa rộng, nhà báo có thể bao gồm những người tham gia hoạt động báochí (có hoặc không có hợp đồng biên chế) Trong thời đại Internet, trào lưubáo chí công dân phát triển mạnh mẽ Trên thế giới nhiều tờ báo khuyếnkhích sự cộng tác của các nhà báo tự do, những người dân thường đã thu đượcthành công và danh tiếng [ 31, tr 11-12]

1.1.3 Khái niệm phóng viên

Theo Cuốn “Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” tác giả Lê Thị Nhã viết: Phóng viên là người chuyên đi lấy tin để viết bài công bố trên

đài, báo Xét theo chức năng, nhiệm vụ lao động nghề nghiệp, “phóng viên là

bộ phận trí thức chuyên nghiệp làm nhiệm vụ phản ánh đời sống thực tiễn, một cách đa đạng, sinh động, kịp thời và thường xuyên đổi mới; Từ đó, thu nhận, lựa chọn, đại chúng hóa một cách thích hợp những thông tin về đời sống thực tiễn; nhằm phục vụ các yêu cầu, mục tiêu tuyên truyền đã định trước; bảo đảm thực hiện kế hoạch chung, thống nhất của toàn bộ hệ thống công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng, Nhà nước ta.” Còn theo chức danh

được nhà nước quy định, “Phóng viên là công chức chuyên môn nghiệp vụtrong các cơ quan báo chí, thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim, các loại hình

báo chí” Như vậy có thể hiểu, “phóng viên là một lực lượng chuyên môn,

Trang 27

quan trọng trong tòa soạn, có nhiệm vụ thu thập thông tin để sáng tạo ra các tác phẩm báo chí” [31, tr 57-58].

* Vai trò của phóng viên trong cơ quan báo chí

Phóng viên là lực lượng trung tâm của tòa soạn báo chí Họ thường chiếm

số đông trong tòa soạn Phóng viên là những chủ thể sáng tạo tích cực, sản xuất

ra những sản phẩm đầu tiên trong guồng máy báo chí Những tin, bài, bắt đầu từ

sự sáng tạo của phóng viên, chính là nguyên liệu cho một số bộ phận khác hoạtđộng Có tin, bài thì bộ phận biên tập, thư ký, kỹ thuật, mới hoạt động theo

“Trong toàn bộ hoạt động báo chí, mọi cái điều bắt đầu từ công việc của phóngviên Một biên tập viên giỏi đến mấy không có tin bài của phóng viên thì cũngchỉ còn nước ngồi uống trà mà đợi” Nói như thế để thấy rõ vai trò của phóngviên trong hoạt động ở cơ quan báo chí Họ chính là mũi nhọn, là chủ công của

tờ báo” [31, tr.60]

* Các dạng phóng viên:

Phóng viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan báo chí.Ngoài việc phân loại phóng viên theo chức danh được pháp luật quy địnhnhư: Phóng viên, phóng viên chính, phóng viên cao cấp, hoặc phân loại theođịa bàn cư trú có phóng viên thường trú, phóng viên đặc biệt, còn có thể phânloại phóng viên theo các tiêu chí khác sau đây:

Theo loại hình truyền thông đại chúng: ta có phóng viên báo in, phóngviên truyền hình, phóng viên phát thanh, phóng viên ảnh Theo khu vực đảmnhiệm của cơ quan báo chí có phóng viên báo (đài) trung ương, Phóng viênbáo(đài) địa phương, phóng viên báo ngành Theo chuyên môn hóa đề tài cóphóng viên nông nghiệp, phóng viên văn hóa- xã hội, phóng viên thể thao,

Trang 28

phóng viên kinh tế Theo phạm vi nội dung thông tin, ta có phóng viên đốinội, phóng viên đối ngoại [31, tr 62-73]

* Lao động nhà báo

Khác với văn học, hội họa, âm nhạc, sản phẩm báo chí không phải làmỗi tác phẩm riêng lẻ của từng cá nhân, mà là trọn vẹn cả tờ báo, tạp chí haychương trình phát thanh, truyền hình Trong quá trình làm ra sản phẩm báochí, mỗi cá nhân là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất Theo Baljac,

“trong tòa soạn báo chí, có những nhà báo viết và nhà báo không viết Nhữngnhà báo này, những nhà biên tập là những người kéo xe, những người kia,những người chủ là những người kinh doanh, họ kiếm lúa mạch cho súc vật

kéo xe ăn và giữ gìn vốn”

Như vậy có thể hiểu, lao động nhà báo nói chung, là toàn bộ quá trình hoạtđộng nghiệp vụ của các nhà báo trong quy trình sản xuất ra sản phẩm báo chí

hoàn chỉnh (tờ báo, tạp chí, chương trình phát thanh, truyền hình, website) [ 31,

tr 12-13]

* Lao động sáng tạo tác phẩm

Theo cuốn “Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của tác

giả Lê Thị Nhã: Sáng tạo tác phẩm là lao động trung tâm, nòng cốt tronghoạt động báo chí Lực lượng quan trọng đảm nhận công việc này là độingũ phóng viên Lao động của họ là tìm kiếm chủ đề, thu thập và xử lýthông tin, tư liệu để hình thành nên các tác phẩm báo chí Bên cạnh phóngviên có lực lượng không kém phần quan trọng sáng tạo nên tác phẩm báochí đó là cộng tác viên [31, tr.16]

Trang 29

1.1.4 Khái niệm về Thông tin

Tác giả Đoàn Phan Tân - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có bài viết vềkhái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị của thông tin Theo tácgiả, “Thông tin” (Information) là khái niệm cơ bản của khoa học cũng là kháiniệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta Mọi quan hệ, mọi hoạtđộng của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó Vậy thông tin là gì? Có rất nhiều cách hiểu về thông tin Thậm chí các từđiển cũng không thể có một định nghĩa thống nhất Ví dụ: Từ điển OxfordEnglish Dictionary thì cho rằng thông tin là " điều mà người ta đánh giá hoặcnói đến; là tri thức, tin tức" Từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin vớikiến thức:"Thông tin là điều mà người ta biết" hoặc "thông tin là sự chuyểngiao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người" v,v Nguyên nhân của

sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính là do thông tin khôngthể sờ mó được Người ta bắt gặp thông tin chỉ trong quá trình hoạt động,thông qua tác động trừu tượng của nó

Còn xét theo nghĩa thông thường: "Thông tin" là tất cả các sự việc, sựkiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Thôngtin hình thành trong quá trình giao tiếp: một nguời có thể nhận thông tintrực tiếp từ người khác thông qua các phương tiên thông tin đại chúng, từcác ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trongmôi trường xung quanh Còn trên quan điểm triết học: Thông tin là sự phảnánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình

Trang 30

ảnh v.v hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giácquan của con người

Trên cơ sở những khái niệm chung về thông tin, trong cuốn Cơ sở lý luận Báo chí của PGS.TS Nguyễn Văn Dững đã nêu những đặc điểm cơ bản

của thông tin Báo chí đó là: Thông tin Báo chí có tính thời sự, tính công khai,tính mục đích, tính định kỳ đều đặn, tính phóng phú đa dạng, nhiều chiều, tính

dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo và tính tương tác Tất cả là những đặc điểm củathông tin báo chí mà những loại thông tin khác không thể có được [7, tr.66-67]

1.1.5 Một số khái niệm liên quan đến việc khai thác và xử lý thông tin

Liên hệ thực tiễn trong hoạt động tác nghiệp của phóng viên, việc khaithác và xử lý thông tin của phóng viên là một quy trình sáng tạo ra tác phẩmbáo chí (từ đầu vào đến đầu ra)

Theo cuốn “Thể loại tin báo chí” của tác giả Đinh Thị Thu Hằng, nhà

xuất bản Thông tin và Truyền thông, hoạt động khai thác tin là hoạt động thuthập tin từ các nguồn khác nhau, từ đó, biên tập và sử dụng trong các chươngtrình phát thanh, truyền hình Nguồn nhân lực thực hiện tin tức của các đàiphát thanh truyền hình chủ yếu là đội ngũ phóng viên Hoạt động khai thácthông tin của phóng viên hiện nay được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau:

Từ các cuộc hội nghị, từ báo chí, Internet…v v Tuy nhiên, hoạt động khaithác thông tin đang được các Đài Phát thanh truyền hình khuyến khích phóngviên thực hiện đó là khai thác thông tin từ thực tiễn cuộc sống, từ cơ sở trong quátrình đi công tác Đây là hoạt động có thể sử dụng thuật ngữ nước ngoài để thể

Trang 31

hiện đó là hoạt động “săn tin” của phóng viên Thuật ngữ này trước đây được sửdụng nhiều trong nghiệp vụ làm tin của nhà báo Từ này được dùng với ý nghĩa

là nhà báo sử dụng các thủ thuật, kỹ năng nghiệp vụ của chính mình để tìm ra sựkiện có ý nghĩa đối với đời sống, được người dân quan tâm và thực hiện tin Đây

là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng đối với phóng viên nói riêng, các cơ quanbáo chí nói chung vì thông qua hoạt động này, mang lại những tin tức độc đáo,mang tính phát hiện, khám phá, mang dấu ấn của riêng, qua đó khẳng định vaitrò, năng lực đưa tin của mỗi phóng viên, của mỗi cơ quan báo đài trong hệthống các cơ quan báo chí Dĩ nhiên, việc khai thác, sử dụng tin trên các loạihình phương tiện thông tin đại chúng là một nhu cầu và cũng là yêu cầu tấtyếu đối với mỗi cơ quan báo chí để có được tin tức đầy đủ và nhanh chóng.[20, tr.122-123]

Theo cuốn Cơ sở lý luận báo chí của tác giả Nguyễn Văn Dững, quá

trình khai thác thông tin của phóng viên là một trong những nội dung của quytrình lao động của nhà báo Để khai thác tốt nguồn tin, người phóng viêntrước hết phải nắm bắt tình hình thực tiễn đang vận động Đây là công việchằng ngày, thường xuyên của nhà báo Làm tốt việc này, có thể giúp nhà báonhanh chóng phát hiện đề tài, chủ đề cho bài viết cũng như phán đoán đượcnăng lực và mối quan hệ tác động của sự kiện, vấn đề thông tin Nhìn tổngthể, việc nghiên cứu và nắm bắt tình hình thực tiễn, giúp nhà báo có thể hiểuđược những yêu cầu từ “ bên trên ” ( yêu cầu của quyền lực chính trị), và nhucầu từ “ bên dưới ” ( nhu cầu của công chúng và dư luận xã hội), từ đó có thểthiết lập mô hình thông tin hiệu quả nhất Việc nắm bắt tình hình, nắm được

Trang 32

mạch đi nhịp thở của cuộc sống, sẽ giúp nhà báo sớm “ ngửi ” được những gìđang, sắp diễn ra, đang cựa quậy trong “ võ trứng ”, để săn chờ [ 7, tr 282 ]Trong khai thác thông tin, một trong những công việc có ý nghĩa hết sứcquan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả thông tin đó là khâu phát

hiện chủ đề, đề tài – săn tin

* Khái niệm đề tài, chủ đề

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí ”, Chủ đề có thể nói một cách ngắn gọn là ý đồ, ý định, ý tưởng của tác giả

muốn chuyển tải đến công chúng thông qua tác phẩm của mình Như vậy, chủ

đề thuộc về chủ quan, nhưng không phải là chủ quan thuần túy mà là kết quảnhận thức những vấn đề của thực tiễn cuộc sống

Về khái niệm đề tài, có thể được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp Với

nghĩa rộng, đề tài được dùng để chỉ lĩnh vực đề tài, lĩnh vực cuộc sống xã hội,như đề tài nông ngiệp nông thôn, đề tài kinh tế, đề tài văn hóa xã hội Vớinghĩa hẹp, đề tài là phạm vi cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm Đó cóthể là một nét, một khía cạnh trong đời sống của con người, của một nhóm xãhội trên địa bàn cụ thể nào đó [ 7, tr.83]

Theo tác giả Lê Thị Nhã trong cuốn “Lao động nhà báo – lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, đề tài là phạm vi đời sống hiện thực được phản ánh vào các tác

phẩm báo chí Đề tài có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp Với nghĩa rộng, đề tàitương ứng với các lĩnh vực hoạt động trong đời sống hiện thực như đề tài quốc

tế, kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật Với nghĩa

Trang 33

hẹp, đề tài cũng chính là sự kiện hay vấn đề mà nhà báo hướng tới, nhận thức vàphản ánh vào tác phẩm

Về khái niệm chủ đề, theo tác giả Lê Thị Nhã, chủ đề tác phẩm báo chí là

nội dung chủ yếu người viết đặt ra trong tác phẩm Nói cách khác, chủ đề làđiều tác giả muốn nói lên trên cơ sở đề tài đã được xác định Chủ đề bài viếtthường thể hiện rõ góc độ xử lý thông tin của người viết Chủ đề là linh hồnxuyên suốt trong tác phẩm báo chí [ 31, tr 135-136 ]

Một đề tài (theo nghĩa rộng) có thể triển khai được nhiều chủ đề (theonghĩa hẹp) Xác định đề tài là xác định bước đi đầu tiên, rất quan trọng trongquá trình khai thác và xử lý thông tin, hay nói một cách khác là quá trình hìnhthành tác phẩm báo chí Đây là bước tạo lập ý tưởng, xác định góc cạnh tiếpcận, xử lý của phóng viên trước một sự kiện, vấn đề cụ thể Phát hiện đề tài

đúng, trúng, hay, là điều kiện tiên quyết làm nên một tác phẩm báo chí có

chất lượng tốt Có thể nói, phát hiện đề tài là khâu thể hiện rõ nhất năng lựcsáng tạo của phóng viên

Khái niệm “săn tin ” là một khái niệm và phương thức hoạt động đã được báo chí phương tây sử dụng phổ biến từ lâu Bản thân thuật ngữ “săn tin” đòi

hỏi nhà báo luôn chủ động săn, tìm tin nóng, nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thứcthời sự của công chúng Thực tế cho thấy, có rất nhiều kiểu săn tin, cũng nhưcách phát hiện đề tài Nhưng dù kiểu cách nào, bí quyết nào, thì cũng đòi hỏi nhàbáo cần có kiến thức, am hiểu và bám sát cuộc sống, thấu hiểu công chúng và dưluận xã hội cũng như hiểu rõ yêu cầu đang đặt ra đối với công tác chính trị - tưtưởng Nhà báo muốn săn tin thành công, có thể cần chú ý mấy vấn đề sau đây :

Trang 34

Thứ nhất, nhà báo phải thông hiểu tình hình đang diễn ra, những vấn đề

đang cần câu giải thích, giải đáp Điều quan trọng là cần hiểu được công chúng

mình đang cần gì và cái gì cần thiết cho họ Thứ hai là biết thiết lập và duy trì và

phát triển các mối quan hệ công việc để bất kỳ trường hợp nào và lúc nào cũng

có thể cậy nhờ các chuyên gia, các mối quan hệ Nhà báo không tạo lập đượcquan hệ, không tạo được niềm tin từ các mối quan hệ ấy, nhà báo sẽ khó săn tin

thành công Thứ ba là nhà báo phải thông thạo tiếng nước ngoài, đồng thời rèn

luyện năng lực xử lý tình huống, luôn tạo thế chủ động trong tiếp cận nguồn tin

và khai thác dữ liệu thông tin nhất là đối với các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, các

sự kiện quốc tế [ 7, 282 – 289]

Trong khai thác thông tin, sau khi đã xác định được chủ đề, đề tài, mộttrong những công việc quan trọng trong quy trình xử lý thông tin đó là nhà

báo phải tiếp cận nguồn tin, thu thập tư liệu – thông tin Vậy tư liệu là gì ?

* Khái niệm về tư liệu

Theo cuốn Lao động nhà báo – lý thuyết và kỹ năng cơ bản, của tác giả

Lê Thị Nhã, Tư liệu, là một khái niệm tương đối rộng Tư liệu là những thông tin rút ra từ tài liệu viết tay, in ấn, từ các đồ vật như : Công cụ sản xuất, công trình kiến trúc, đồ dùng cá nhân, phim ảnh, băng hình, internet và là những thông tin sống động từ con người Tư liệu xuất phát từ 3 nguồn cơ bản : Con

người, môi trường vật chất xung quanh và các loại văn bản Trong lĩnh vựcbáo chí, tư liệu được dùng với nghĩa là những nguyên vật liệu để xây dựnghình thành nên tác phẩm báo chí [ 31, tr 88]

Trang 35

Hoạt động thu thập tư liệu của phóng viên giống như việc tích góp

những viên gạch để xây nhà Đây là công việc tìm kiếm, khai thác, lựa chọnthông tin, chi tiết đề phục vụ cho hoạt động sáng tạo tác phẩm Làm nên mộttác phẩm hay, tốt, phải có sự hợp lực của nhiều yếu tố nội dung, hình thức.Tuy nhiên, do đặc trưng của báo chí là thông tin bằng sự kiện cho nên chấtlượng thông tin, tư liệu trong mỗi tác phẩm báo chí giữ vai trò quyết định Và

vì vậy, hoạt động thu thập tư liệu của phóng viên có tầm quan trọng đặc biệt,ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của tác phẩm [ 31, tr 147-148]

Thông thường nhà báo sử dụng các phương pháp thu thập tư liệu như:

Nghiên cứu văn bản, quan sát, phỏng vấn Để hiểu rỏ những phương pháp thu

thập tư liệu của phóng viên, tác giả nghiên cứu thêm những khái niệm liênquan đến các phương pháp thu thập thông tin trong quá trình khai thác và xử

lý thông tin của phóng viên

* Khái niệm về văn bản:

Theo tác giả Lê Thị Nhã, cuốn Lao động nhà báo – lý thuyết và kỹ năng

cơ bản, Văn bản có 2 nghĩa, thứ nhất là bản chép tay hoặc in ấn với một nội dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài Thứ hai là văn bản là những chuổi

ký hiệu nào đó, tạo nên một chỉnh thể với ý nghĩa trọn vẹn [ 31, tr 92]

Đối với phóng viên, phương pháp nghiên cứu văn bản là việc thu thập,

phân tích, xem xét các thông tin trong văn bản để rút ra những thông tin, tưliệu cần thiết cho họat động sáng tạo tác phẩm Phương pháp này không đơnthuần là việc sao chép, trích dẫn, mà là một thao tác trí tuệ

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, phương pháp nghiên cứu tài liệu ( đọc),đây là phương pháp có tính chất cơ bản và kinh điển, tích lũy kiến thức Thuthập thông tin – dữ liệu bằng phương pháp này sẽ giúp nhà báo có được nền

Trang 36

kiến thức đủ rộng và có chiều sâu trong quá trình hình thành nhân cách vănhóa [ 7, tr 288]

* Khái niệm về quan sát

Theo tác giả Lê Thị Nhã, quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con

người nhờ vào các cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác, thính giác, thôngqua sự tiếp xúc nghe nhìn Với phóng viên, quan sát không có nghĩa chỉ lànhìn, trông mà là thấy được sự vật, hiện tượng Quan sát khác với hoạt độngnhìn, trông, vì quan sát có sự tham gia của hoạt động tư duy như : phân tích,tổng hợp, suy luận, phán đoán Theo các nhà nghiên cứu, người có năng lựcquan sát là người có khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểmquan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng, cho dù những điểm đókhó nhận thấy hoặc có vẽ là thứ yếu Quan sát phải trở thành thói quen nghềnghiệp của mỗi phóng viên Người ta thường dùng khái niệm nhà quan sát đểchỉ nhà báo và cho rằng, nghệ thuật làm báo trước hết là nghệ thuật nhìn thếgiới [ 31, tr 101-102]

Còn theo tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí,

quan sát, có thể coi là phương pháp khai thác dữ liệu đặc trưng và tinh tế củanhà báo Đối với việc sáng tạo một tác phẩm báo chí, thu thâp dữ liệu quaquan sát là điều bắt buộc [7, tr.287]

* Khái niệm về phỏng vấn

Nhìn dưới góc độ phương pháp, phỏng vấn là cuộc gặp gở, trao đổi, hỏichuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm đối tượng nhằm thu thập, khaithác thông tin, phục vụ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí tủy theo mục

Trang 37

đích của nhà báo Phỏng vấn là một hoạt động chủ lực trong hoạt động thuthập tư liệu sáng tạo tác phẩm báo chí của phóng viên Một số nhà nghiên cứubáo chí phương tây cho biết : 3/4 tư liệu có trong tác phẩm của các nhà báo là

từ phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thường xuyên, sốngđộng, giúp nhà báo thu thập thông tin – dữ liệu và kiểm chứng nguồn tin Tuy nhiên, trong báo chí truyền thông hiện đại, ngoài các phương phápnêu trên, phương pháp phân tích sản phẩm truyền thông, điều tra xã hội học

và sử dụng kết quả điều tra xã hội học ngày càng trở nên quan trọng Bởithông tin – dữ liệu thu thập được qua phương pháp này, có thể giúp nhà báonhìn rộng hơn, sâu hơn các sự kiện và vấn đề kinh tế- xã hội Phương phápnày còn giúp nhà báo tổng hợp tình hình và nắm bắt dư luận Ngoài ra, trongquá trình thu thập và xử lý thông tin, nhà báo còn có thể áp dụng nhiều biệnpháp khác như : điều tra trên mạng Internet, điều tra bằng bảng hỏi anket,phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhanh, thảo luận nhóm, v v

Trong thực tế hoạt động nghề nghiệp, nhà báo có thể sử dụng nhiềuphương pháp khác nhau để có thể khai thác và thu thập được nhiều dữ liệu,thông tin, để có thể hiểu sâu bản chất sự thật, tìm kiếm những thông tin dữliệu bổ ích, đặc trưng và thú vị nhất, góp phần làm cho sản phẩm báo chí thêmphong phú và hấp dẫn đối với công chúng xã hội [ 7, tr 287-288]

*Về xử lý thông tin

Như đã nêu ở phần trên, nhà báo là người tham gia thực hiện một trongcác loại hình lao động báo chí của quá trình thu thập, xử lý và chuyển tảithông tin cho công chúng xã hội Chính vì vậy, hoạt động tác nghiệp của

Trang 38

người phóng viên, nhà báo là quá trình khai thác, thu thập và xử lý thông tin.

Từ đó, có được tác phẩm báo chí hoàn chỉnh để cung cấp thông tin cho côngchúng xã hội Vậy tiếp theo hoạt động khai thác thông tin thì một phần việchết sức quan trọng của phóng viên là xử lý thông tin Trong xử lý thông tin,

có hai nội dung mà phóng viên cần lưu ý trong quy trình thực hiện đó là xử lýnguồn tin và xử lý trong tác phẩm báo chí của phóng viên

Trong quá trình xử lý nguồn tin, trước hết, người phóng viên phải thẩmđịnh nguồn tin khai thác được có đảm bảo tính xác thực, đủ độ tin cậy haykhông Vì trong thực tế, có rất nhiều nguồn tin mà phóng viên thu thập được,khai thác được không đảm bảo tính chân thật, chậm chí là những con số liệubáo cáo láo, chạy theo thành tích, hay chỉ là những sự việc, sự kiện không cóthật, chỉ mang tính bịa đặt trong đời sống xã hội

Chính vì vậy, trong quá trình khai thác và xử lý thông tin, việc tiếp cận

và kiểm chứng nguồn tin là việc làm hết sức cần thiết của phòng viên Việcnày chủ yếu là do phóng viên thực hiện với đầy đủ trách nhiệm xã hội vànghĩa vụ nghề nghiệp của mình Đó là một trong những khía cạnh trách nhiệm

xã hội cao cả của nhà báo để luôn luôn bảo đảm rằng nguồn tin mà phóngviên, nhà báo cung cấp cho công chúng bảo đảm độ tin cậy cao [ 7, tr 289] Tiếp sau việc thẩm định nguồn tin, trong xử lý thông tin, phóng viên phảithực hiện phần việc quan trọng đó là phân tích dữ liệu, kết nối nguồn tin, kếtnối hiện trường để hình thành tác phẩm báo chí vừa đảm bảo chất lượng nộidung thông tin, đồng thời tạo sự hấp dẫn đối với công chúng Ở công đoạnphân tích dữ liệu, theo tác giả Nguyễn Văn Dững, công đoạn này trên thực tế

Trang 39

là rất khó phân tách và tùy theo phong cách sáng tạo của mỗi người Tuynhiên, đối với những vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhà báo không chỉ thẩm địnhtính pháp lý của tư liệu, mà còn phải phân tích, phân loại tư liệu Trên cơ sở

đó, thiết lập chủ đề và các mối quan hệ của hệ thống dữ liệu với chủ đề tácphẩm, xác định công bố loại nào và chưa công bố loại nào, hoặc thiết lập hệthống các luận điểm, luận cứ, luận chứng cho bài viết [ 7, tr 289]

Việc nhận diện và xác định thể loại cho tác phẩm báo chí trong quá trình

xử lý thông tin của phóng viên cũng là một vấn đề quan trọng đặt ra Thôngthường, đôi với phóng viên thời sự truyền hình, thể loại thường được thể hiệntrong các chương trình thời sự là tin, phóng sự ngắn, ghi nhanh, phỏngvấn, v v Trên thực tế, dù tác phẩm báo chí ở thể loại nào, thì vẫn phải trảlời các câu hỏi cơ bản trong giao thiếp truyền thông qua báo chí đó là 5W+H.( What, Who, Where, When, Why, How ) Nghĩa là chuyện gì, cái gì xảy ra ?

Ai liên quan, ai là người trong cuộc ? Xảy ra ở đâu ? Xảy ra khi nào ? Tại saoxảy ra ? Xảy ra như thế nào ? Tùy theo chất liệu và phương thức trả lời cáccâu hỏi này mà tác phẩm báo chí của phóng viên hướng theo mô thức tácphẩm thể loại tin, phỏng vấn, phóng sự hay điều tra [ 7, tr 291 – 292]

Tuy nhiên, dù là thể loại nào, một tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn, đềuphải thỏa mãn ít nhất các tiêu chí sau đây :

Trang 40

- Thứ nhất là sự kiện, vấn đề được phản ánh trong tác phẩm phải nóng hỏi, bức xúc, liên quan đến nhiều người và được dư luận xã hội quan tâm

- Thứ hai là tác phẩm báo chí phải được cấu thành bởi những chi tiết, tình tiết, số liệu xác thực, sinh động đầy sức thuyết phục Hay nói một cách khác đó là những chi tiết, những số liệu biết nói, đang cựa quậy trước mắt người nghe, người xem

- Thứ ba là cách trình bày diễn đạt, kết cấu chặt chẽ, logic, với ngôn ngữ giọng điệu trong sáng, gần gủi, phù hợp và có sức cuốn hút đối với công chúng- nhóm đối tượng [ 7, tr 293-296]

Cùng với việc đảm bảo các tiêu chí trên, trong xử lý thông tin, để có mộttác phẩm hay, thu hút sự quan tâm của khán giả truyền hình, phóng viên phảithực hiện tốt việc kết nối nguồn tin, kết nối hiện trường Đó là việc xử lýnguồn tin phải đảm bảo tính logic, hợp lý, dễ hiểu Sắp xếp các số liệu, dữliệu một cách khoa học nhằm làm nổi bật chủ đề của tác phẩm Đồng thời,việc kết nối hiện trường cần được phóng viên quan tâm Đây là yếu tố khôngchỉ làm tăng tính xác thực của thông tin, mà còn làm tăng tính hấp dẫn thôngtin đối với công chúng Đặc biệt đối với phóng viên thời sự truyền hình, việckết nối hiện trường của phóng viên trong quá trình xử lý thông tin, sẽ gópphần tăng thêm tính xác thực của sự kiện, vấn đề được phản ánh Đưa côngchúng đến gần hơn với sự kiện, sự việc mà phóng viên muốn thông tin, giúpcông chúng xem truyền hình như đang tận mắt chứng kiến sự kiện, sự việc

Ngày đăng: 03/04/2016, 13:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Văn hóa - Thông tin (1994), Các quy định pháp lý về Báo chí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quy định pháp lý về Báo chí
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin
Năm: 1994
2. B.B. Didier Desormeoux (2004), Phóng Sự truyền hình, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phóng Sự truyền hình
Tác giả: B.B. Didier Desormeoux
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2004
3. G.V.Cudonhetxop, X.L. Xvich,A.la.Iuropxki (2014), Báo chí truyền hình, tập 1, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền hình
Tác giả: G.V.Cudonhetxop, X.L. Xvich,A.la.Iuropxki
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2014
4. G.V.Cudonhetxop, X.L. Xvich,A.la.Iuropxki (2014), Báo chí truyền hình, tập 2, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí truyền hình
Tác giả: G.V.Cudonhetxop, X.L. Xvich,A.la.Iuropxki
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2014
5. V.Mc Cullough Carroll, Thời sự truyền hình, tác giả Nguyễn Trí Trung và Nguyễn Trí Nhiệm biên dịch và biên tập, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời sự truyền hình
6. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2006), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Dững (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2006
7. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận Báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận Báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2012
10. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Long (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động chuyên môn năm 2014, Vĩnh Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động chuyên môn năm 2014
Tác giả: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Long
Năm: 2014
11. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Long (2014), Báo cáo sơ kết hoạt động chuyên môn quý III/ 2014, Vĩnh Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết hoạt động chuyên môn quý III/ 2014
Tác giả: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Long
Năm: 2014
12. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Đồng Tháp (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động chuyên môn năm 2014, Vĩnh Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động chuyên môn năm 2014
Tác giả: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Đồng Tháp
Năm: 2014
13. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Đồng Tháp (2014), Báo cáo sơ kết hoạt động chuyên môn quý III/2014, Vĩnh Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết hoạt động chuyên môn quý III/2014
Tác giả: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Đồng Tháp
Năm: 2014
14. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Trà Vinh (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động chuyên môn năm 2014, Vĩnh Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động chuyên môn năm 2014
Tác giả: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Trà Vinh
Năm: 2014
15. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Trà Vinh (2014), Báo cáo sơ kết hoạt động chuyên môn quý III/2014, Trà Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết hoạt động chuyên môn quý III/2014
Tác giả: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Trà Vinh
Năm: 2014
16. Hà Minh Đức (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 1997
17. Vũ Kim Hải (2007), Thủ thuật làm tin, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ thuật làm tin
Tác giả: Vũ Kim Hải
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2007
18. Vũ Quang Hào (2012), Ngôn ngữ Báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ Báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2012
19. Hoàng Hồng Hạnh (2013), Nâng cao chất lượng tin của chương trình thời sự truyền hình - Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng tin của chương trình thời sự truyền hình - Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
Tác giả: Hoàng Hồng Hạnh
Năm: 2013
20. Đinh Thị Thu Hằng (2014), Thể loại tin Báo chí, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể loại tin Báo chí
Tác giả: Đinh Thị Thu Hằng
Nhà XB: Nxb Thông tin và truyền thông
Năm: 2014
21. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền
Năm: 2011
22. Lương Khắc Hiếu (2013), Lý thuyết truyền thông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết truyền thông
Tác giả: Lương Khắc Hiếu
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w