1. Lý do chọn đề tàiSo với các loại hình truyền thông khác, truyền hình mãi đến đầu thế kỉ XX mới ra đời. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng do biết phát huy, lựa chọn những tinh hoa của các loại hình truyền thông đại chúng trước đó như hội họa, nhiếp ảnh, báo in, phát thanh đặc biệt là điện ảnh, nên truyền hình đã nhanh chóng chiếm được vị trí quan trọng trong công chúng. Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kỳ trong sáng tạo của con người. Nhiều tài liệu đã xếp truyền hình là một trong một số ít phát minh vĩ đại của thế kỷ XX, bởi nó đã góp phần làm thay đổi cơ bản phương thức sống và phương thức tư duy của con người, đưa nền văn minh của con người lên một tầm cao mới. Nhờ có hình ảnh và âm thanh, truyền hình đã chuyển tải đến công chúng những thông tin những “món ăn tinh thần” chân thực, sinh động hấp dẫn.
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH
VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH “VÌ AN NINH TỔ QUỐC”
(Khảo sát các Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Kiên Giang,
An Giang và Cà Mau năm 2014)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
CẦN THƠ - 2015
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH
VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH “VÌ AN NINH TỔ QUỐC”
(Khảo sát các Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Kiên Giang,
An Giang và Cà Mau năm 2014)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
CẦN THƠ - 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu nêu trong luận văn là trung thực; những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trầm Hoàng Tùng
Trang 41.4 Những yêu cầu trong khai thác và sử dụng hình ảnh truyền hình
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
HÌNH ẢNH VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH “VÌ AN NINH TỔ QUỐC”
(Khảo sát ở Đài PTTH tỉnh Kiên Giang, An Giang và
2.1 Tổng quan về chương trình truyền hình “Vì an ninh Tổ quốc” 412.2 Khảo sát việc khai thác và sử dụng hình ảnh thông tin về phòng,
chống tội phạm trong chương trình truyền hình “Vì an ninh Tổ
2.3 Đánh giá chung về việc khai thác và sử dụng hình ảnh thông tin
về phòng, chống tội phạm trong chương trình truyền hình “Vì an
Trang 5PV : Phóng viên
Trang 6Bảng 2.1: Đánh giá sự đa dạng, hấp dẫn của hình ảnh thông tin
về phòng, chống tội phạm trong chương trình “Vì anninh Tổ quốc” của các Đài PTTH Kiên Giang, An
Bảng 2.2: Đánh giá của khán giả về chất lượng hình ảnh được khai
thác, sử dụng trong thông tin về phòng, chống tội phạmtrong chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” các Đài PTTHKiên Giang, An Giang, Cà Mau (năm 2014) 73Bảng 2.3: Đánh giá về tính khách quan, chân thật và tính thời sự
của hình ảnh được khai thác, sử dụng trong thông tin
về phòng, chống tội phạm trong chương trình “Vì anninh Tổ quốc” các Đài PTTH Kiên Giang, An Giang,
Bảng 2.4: Đánh giá về chất lượng của hình ảnh được khai thác,
sử dụng trong thông tin về phòng, chống tội phạmtrong chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” các ĐàiPTTH Kiên Giang, An Giang, Cà Mau (năm 2014) 79Bảng 2.5: Đánh giá về cách kết cấu và bố cụ hình ảnh tring
chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” 81Bảng 2.6: Yếu tố quyết định tới chất lượng hình ảnh 85Bảng 2.7: Sự ảnh hưởng của cơ chế chính sách đến chất lượng
hình ảnh trong chương trình truyền hình “Vì an ninh
Bảng 3.1: Mức độ cung cấp thông tin của hình ảnh trong
chương trình “Vì an ninh tổ quốc” ở các Đài PTTH
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sử dụng các loại hình ảnh trong chương trình Vì
an ninh Tổ quốc của ba đài được khảo sát 58Biểu đồ 2.2: Thể hiện việc sử dụng hình ảnh tư liệu của các Đài 62
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
So với các loại hình truyền thông khác, truyền hình mãi đến đầu thế kỉ
XX mới ra đời Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng do biết phát huy, lựa chọnnhững tinh hoa của các loại hình truyền thông đại chúng trước đó như hộihọa, nhiếp ảnh, báo in, phát thanh đặc biệt là điện ảnh, nên truyền hình đãnhanh chóng chiếm được vị trí quan trọng trong công chúng
Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kỳ trong sáng tạo củacon người Nhiều tài liệu đã xếp truyền hình là một trong một số ít phát minh
vĩ đại của thế kỷ XX, bởi nó đã góp phần làm thay đổi cơ bản phương thứcsống và phương thức tư duy của con người, đưa nền văn minh của con ngườilên một tầm cao mới Nhờ có hình ảnh và âm thanh, truyền hình đã chuyển tảiđến công chúng những thông tin - những “món ăn tinh thần” chân thực, sinhđộng hấp dẫn
Điều làm nên sự khác biệt lớn nhất giữa truyền hình và các loại hình báochí khác đó chính là hình ảnh Hình ảnh là “chính ngôn” - là ngôn ngữ chính
để truyền đạt nội dung thông tin Người ta ví, hình ảnh là tín hiệu vạn năng, aixem cũng có thể hiểu được Trong một tác phẩm truyền hình, hình ảnh làphương tiện chủ yếu cung cấp thông tin, lời bình và âm thanh khác có nhiệm
vụ bổ sung Hình ảnh đảm nhiệm vai trò miêu tả, tái hiện bức tranh hiện thựcsinh động của cuộc sống Chỉ cần qua hình ảnh, khán giả có thể nhận biết, cóđược thông tin về ai, sự kiện gì, nó xảy ra ở đâu… Hình ảnh giúp khán giảchứng kiến, giao tiếp với con người thật, sự việc thật với tâm trạng thực.Chính điều này đã tăng tính chân thực, tạo nên sức thuyết phục hơn hẳn cácloại hình truyền thông khác
Nhận thức được tầm quan trọng như vậy của hình ảnh truyền hình nênthực tế cho thấy nhiều chương trình truyền hình trên thế giới cũng như trongnước; ở các chương trình chính luận hay giải trí việc lựa chọn và sử dụnghình ảnh để làm nên sản phẩm truyền hình rất được chú trọng
Trang 8Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy nhiều nội dung có thể dễ dàngchuyển tải tới công chúng thông qua các loại hình báo chí như báo viết, phátthanh, báo mạng điện tử nhưng cũng thông tin đó việc khai thác hình ảnh đểchuyển tải nội dung không dễ dàng Chẳng hạn như với những vấn đề nhạycảm, những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xãhội, trong đó có nội dung thông tin về phòng, chống tội phạm
Kể từ khi truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển vớitốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ramột kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội Ngày nay, truyền hình làphương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc Truyền hìnhtrở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnhvực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng
Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công
cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin, dần dần truyền hình đã trực tiếptham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dưluận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa quảng cáo và cácdịch vụ khác
Ở Việt Nam, cùng với bước chuyển biến mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mớiđất nước theo con đường XHCN do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhữngnăm qua hệ thống báo chí nói chung, phát thanh, truyền hình (PT-TH) nóiriêng trong cả nước đang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng gópphần xây dựng, củng cố chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhànước, phát triển kinh tế đất nước và hoàn thiện hơn trong lĩnh vực văn hóa xãhội, đảm bảo an ninh quốc phòng
Khi nền kinh tế càng phát triển thì phát thanh và truyền hình nước tacũng không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn trong tác nghiệp.Truyền hình ngày càng bám sát đời sống xã hội, thông tin nhanh chóng các tintức sự kiện, đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ đến quần chúng
Trang 9nhân dân, góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức quần chúng nhân dân trongcông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với hệ thống phát thanh, truyền hình trong cả nước, hoạt động củacác Đài PTTH hình thuộc Bán đảo Cà Mau - vùng cực Nam của Tổ quốc hiệnnay đang trong xu hướng ổn định và ngày càng phát triển Các Đài không chỉtăng cường thời lượng phát sóng, diện phủ sóng, mà còn nỗ lực cải tiến chấtlượng nội dung, hình thức thể hiện chương trình Một trong những nội dụngquan trọng mà các Đài PTTH thuộc Bán đảo Cà Mau đang thực hiện là tăngcường chất lượng những chương trình về công tác giữ gìn an ninh trật tự, đặcbiệt là thông tin về vấn đề phòng, chống tội phạm Thông qua thực hiện
chương trình “Vì an ninh tổ quốc”, các Đài đã thông tin kịp thời những vấn
đề ANTT trên địa bàn, những thủ đoạn hoạt động của tội phạm và phươngpháp phòng ngừa qua đó tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật,nâng cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm của người dân trên địa bàn.Tuy nhiên, trong thực tế, khi thực hiện những chương trình này, các Đài vẫncòn lúng túng, đặc biệt là trong việc khai thác và sử dụng hình ảnh - loạiphương tiện cơ bản, quan trọng để chuyển tải nội dung thông tin Làm thế nào
để hạn chế những bất cập ấy, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động củaĐài nói chung, chất lượng về các chương trình thông tin về công tác giữ gìnANTT, đặc biệt là các chương trình phòng, chống tội phạm trên sóng PTTHnói riêng nhằm xứng đáng với vai trò là cơ quan ngôn luận, vũ khí sắc béncủa Đảng và chính quyền tỉnh trong công cuộc đảm bảo an ninh chính trị vàtrật tự an toàn xã hội?
Đó là những câu hỏi đặt ra trong thực tiễn cần được lý giải Đó chính là
lý do tác giả chọn đề tài “Khai thác và sử dụng hình ảnh về phòng, chống tội
phạm trong chương trình truyền hình Vì An ninh Tổ quốc” (Khảo sát các đài
phát thanh - truyền hình Kiên Giang, An Giang và Cà Mau năm 2014) làmluận văn tốt nghiệp Thạc sĩ báo chí của mình
Trang 102 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, đã có nhiều tài liệu đề cập đến việc khai thác và sử dụngmột số phương tiện truyền thông, một số nội dung ở các lĩnh vực khác nhau
vào trong một công việc cụ thể nào đó nói chung Có thể kể đến như: “khai
thác và sử dụng internet”(Châu Minh Khoa, NXB Cần Thơ, 2012), “Khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường” (Nghị định 102/2008/NĐ-CP của
chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài
nguyên và môi trường), “Khai thác và sử dụng hình ảnh trong dạy học môn
Giáo dục công dân ở Trường THCS Ngọc Sơn”(Trần Thị Thanh Hảo, Hội thi
thuyết trình sáng kiến kinh nghiệm, 2014),”Khai thác và sử dụng cơ sở dữ
liệu quốc gia về pháp luật” (Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định về xây
dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia
về pháp luật), “Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường
phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, học viên chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh” (Lê Thu hoài, luận văn
thạc sỹ quản lý giáo dục, 2010)…v.v
Trong lĩnh vực truyền hình, số lượng những công trình nghiên cứu về
việc khai thác và sử dụng loại hình này nói chung và những yếu tố của truyềnhình nói riêng vào hoạt động nghiệp vụ và trong cuộc sống đã có nhưng chưanhiều, đặc biệt là khai thác và sử dụng hình ảnh Tuy nhiên, qua khảo sátbước đầu cũng có thể thấy những công trình khoa học liên quan gần đến đề tàinghiên cứu của luận văn này có thể phân loại thành 02 nhóm sau đây:
nói chung, ngôn ngữ hình ảnh nói riêng:
+ “Ngôn ngữ điện ảnh” của tác giả Mác-Xen Mác-Tanh (Cục điện ảnh
năm 1984, dịch giả Nguyễn Hậu)
Cuốn sách này đã đi sâu vào phân tích và trình bày một cách có hệ thốngnhững vấn đề quan trọng nhất của ngôn ngữ điện ảnh cùng với những đặc
Trang 11trưng của nó Trong đó, tác giả đã đề cập đến yếu tố hình ảnh và những yêu tốliên quan khác như cỡ cảnh, ánh sáng, màu sắc, khuôn hình v.v Tuy nhiên,quyển sách này chỉ dừng lại ở khía cạnh khai thác hình ảnh trong điện ảnh truyềnhình Chưa đi sâu phân tích về khía cảnh sử dụng hình ảnh trong truyền hình.
+ “Nghệ thuật quay phim và Video” của dịch giả Trần Văn Cang (Nhà
xuất bản Thông tin, năm 1991)
Cuốn sách này đề cập đến nghệ thuật quay phim, làm sao để tạo đượcmột cuốn phim lý thú, có ý nghĩa Bố cục hình ảnh ra sao? Góc độ thu hìnhthế nào? Các kỹ thuật chuyên nghiệp để dựng phim…Tuy nhiên, luận văncũng chỉ đề cập đến khía cạnh khai thác hình ảnh nói chung
+“Ảnh báo chí” của tác giả Brian Horton, Nhà xuất bản Thông tấn, năm
2004, dịch giả Trần Đức Tài
Bên cạnh những lý thuyết về kỹ thuật nhiếp ảnh, cách vận hành máy ảnh,
độ sáng, bố cục hình ảnh, tác giả đi sâu phân tích những tinh hoa của nhiếpảnh, về tiến trình tư duy của một nhà nhiếp ảnh Tuy nhiên, đó chỉ là nhữngtrình bày về đặc điểm của hình ảnh và cách khai thác, sử dụng hình ảnh tĩnh
+ “Nghệ Thuật tạo hình nhiếp ảnh” của tác giả Nguyễn Tiến Mão, Nhà xuất
bản Hà Nội, năm 2013
Cuốn sách này đề cập đến các yếu tố kỹ thuật tạo hình, nhiếp ảnh Trong
đó tác giả tập trung phân tích về bố cục ảnh và phương thức tạo dựng bố cụcảnh, các yếu tố quyết định đến chất lượng một bức ảnh như: màu sắc, ánh
sáng, đường nét, nhịp điệu…Tuy nhiên, cũng giống như cuốn “Ảnh báo chí”
của tác giả Brian Horton, Nhà xuất bản Thông tấn, năm 2004, dịch giả Trần
Đức Tài (đã nêu ở trên) cuốn sách“Nghệ Thuật tạo hình nhiếp ảnh” của tác
giả Nguyễn Tiến Mão chủ yếu tập trung ở mảng hình ảnh tĩnh, không có phầnnào nói tới hình ảnh động - hình ảnh truyền hình
+ “Giáo trình Báo chí truyền hình” của tác giả Dương Xuân Sơn, Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2010
Trang 12Cuốn sách tập trung trình bày những vấn đề khái quát của loại hình báochí Truyền hình như lịch sử ra đời phát triển, đặc trưng của loại hình, quytrình sáng tạo tác phẩm… Về ngôn ngữ truyền hình cũng đã được tác giả đềcập đó là ngôn ngữ, hình ảnh và âm thanh Tuy nhiên đây là một cuốn sáchmang tính khái quát chung về loại hình báo chí truyền hình nên ngôn ngữhình ảnh mặc dù có được nhắc tới nhưng dung lượng rất khiêm tốn trong tổngthể cuốn sách.
+ “Sản xuất chương trình truyền hình” của tác giả Trần Bảo Khánh, Nhà
xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội (2003)
Cuốn sách này đề cập chủ yếu đến các phương pháp sản xuất chươngtrình truyền hình, các yếu tố cấu thành một sản phẩm truyền hình Đặc biệt,cuốn sách trình bày tương đối kỹ lưỡng tới quy trình sản xuất các thể loạitrong truyền hình như: ký sự, phóng sự, cầu truyền hình, tin truyền hình…v.v.Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập sơ lược quá trình quay phim và dựng hình.Tuy nhiên, cuốn sách hầu như còn để cập rất sơ lược tới ngôn ngữ hình ảnh -ngôn ngữ chính làm nên tác phẩm truyền hình
khai thác và sử dụng hình ảnh truyền hình nhưng ở một góc độ hẹp.Nổi bật là các công trình sau:
+ Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng hình ảnh chương trình thời sự
của Đài Truyền hình Việt Nam” của tác giả Nguyễn Việt Anh, (Bảo vệ tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2011)
Luận văn này đề cập đến yếu tố hình ảnh trong tác phẩm báo chí truyềnhình, tiêu chí đánh giá hình ảnh trong tác phẩm truyền hình Tuy nhiên, tácgiả đề cập yếu tố hình ảnh trong các chương trình thời sự của Đài Truyền hìnhViệt Nam Đặc biệt, tác giả của luận văn này cho rằng chất lượng hình ảnhtrong chương trình thời sự phụ thuộc vào trình độ quay phim, kỹ năng xử lýhình ảnh, đạo diễn hình ảnh và công nghệ và phương tiện kỹ thuật
Trang 13+ Luận văn thạc sĩ “Chương trình truyền hình Vì An ninh Tổ quốc ở các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” của Lê Hoàng Giang (Bảo vệ tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền năm 2012);
Tác giả của luận văn này đã phân tích thực trạng chất lượng các chươngtrình truyền hình Vì An ninh Tổ quốc ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Longnói chung (nội dung, hình thức chương trình), trong đó có một phần đề cập tớichất lượng hình ảnh của chương trình Vì An ninh tổ quốc Tuy nhiên phầnphân tích về hình ảnh chỉ chiếm một dung lượng cũng như phân tích nhỏ bởi
nó chỉ là một yếu tố trong một nội dung lớn của cả luận văn
+ Luận văn thạc sĩ “Tuyên truyền An ninh xã hội trên kênh truyền hình
Công an nhân dân” của Nguyễn Thị Lệ Hồng (Bảo vệ tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền) (năm 2013);
Tác giả luận văn này đề cập đến công tác tuyên truyền về An ninh xã hộicủa nước ta hiện nay, chú trọng vào nội dung và hình thức chương trình, cácchuyên mục nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác và hướng dẫn quần chúng đấutranh phòng, chống tối phạm Cũng như các luận nêu trên, luận văn của tácgiả Lệ Hồng chưa đi sâu phân tích khía cạnh khai thác và sử dụng hình ảnh -phần này chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ bé trong tổng thể một luận văn
+ Luận văn Thạc sỹ “Đặc điểm chương trình Hành trình phá án trên
ANTV” của Lê Bá Trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2013
Luận văn tập trung vào việc phân tích thực trạng và đề ra những giảipháp nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình “Hành trình phá án”nói riêng và các chương trình về pháp luật, tuyên truyền về phòng, chống tộiphạm nói chung Chất lượng chương trình được thể hiện thông quá sự đánhgiá của bộ phận công chúng, từ đó có thể điều chỉnh về nội dung và hình thứcchương trình Trong luận văn này, tác giả cũng đã có đề cập tới vai trò củahình ảnh trong việc góp phần làm nên một tác phẩm truyền hình có ý nghĩa.Tuy nhiên, phần trình bày về hình ảnh có dung lượng rất nhỏ
Trang 14+ Khóa luận “Hình ảnh trong Tin truyền hình” (Khảo sát thể loại Tin
trong các Bản tin thời sự 19h40’ của Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang
từ 15/1 đến 15/4 năm 2014), của tác giả Trần Thị Nga, khóa luận tốt nghiệpĐại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, tháng 5/2014
Với tôi, đến thời điểm này, đây là cuốn tài liệu mới nhất nghiên cứu vềhình ảnh truyền hình mà tôi biết Khóa luận đã có những phân tích khái quát vềvai trò, đặc trung của hình ảnh truyền hình; chỉ ra các dạng hình ảnh; phân tíchyếu tố quyết định chất lượng một hình ảnh tuy nhiên dung lượng này còn nhỏ vàluận văn tập trung chủ yếu vào việc phân tích thực trạng sử dụng hình ảnh trongthể loại Tin trong các Bản tin của đài địa phương - Đài PTTH Bắc Giang
Những cuốn tài liệu kể trên nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình trong
đó có đề cập một phần vai trò của hình ảnh góp phần làm nên chất lượngchương trình Hình ảnh truyền hình - một ngôn ngữ quan trọng để chuyển tảinội dung thông tin Hình ảnh truyền hình - đây là một đề tài có ý nghĩa thựctiễn Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu, khảo sát ngắn và đối tượng khảo sáthẹp, chính vì vậy, nhiều vấn đề liên quan đến hình ảnh và đặc biệt là khaithác, sử dụng hình ảnh truyền hình sao cho hiệu quả vẫn còn nghiên cứumang tính khái quát Đặc biệt, hầu như rất hiếm công trình nghiên cứu sâu vềviệc khai thác và sử dụng hình ảnh trong thông tin về phòng, chống tội phạm,những nguyên tắc trong khai thác sử dụng hình ảnh về tội phạm… Đó chính
là những khoảng trống cần nghiên cứu sâu Vì vậy, tôi đã chọn đề tài“Khai
thác và sử dụng hình ảnh về phòng, chống, tội phạm trong chương trình
truyền hình Vì An ninh Tổ quốc” (Khảo sát các đài phát thanh - truyền hình
Kiên Giang, An Giang và Cà Mau năm 2014) để nghiên cứu với mong muốngiải quyết sâu những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu và trong thực tiễn.Đặc biệt, mong muốn góp phần tổng kết, chỉ ra những giải pháp nâng cao chấtlượng việc khai thác sử dụng hình ảnh trong các chương trình truyền hình “Vì
an ninh tổ quốc” của khu vực bán đảo Cà Mau nơi tôi đang công tác Trong
Trang 15luận văn của mình, chúng tôi xin phép được kế thừa những nghiên cứu có tính
chuyên sâu đã được thẩm định về các thuật ngữ, lý luận, một số tư liệu, nhữngvăn bản, chủ trương, chính sách… trong một số nghiên cứu kể trên làm cơ sởphân tích làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết trong luận văn của mình
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn, luận văn nghiên cứu, khảosát, phân tích việc khai thác và sử dụng hình ảnh thông tin về phòng, chống
tội phạm trên các chương trình truyền hình “Vì an ninh Tổ quốc” của một số
Đài PTTH thuộc bán đảo Cà Mau; chỉ ra thực trạng, thành công, hạn chếtrong việc khai thác và sử dụng hình ảnh trong các chương trình truyền hình
về phòng, chống tội phạm; từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị phùhợp để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc khai thác và sử dụnghình ảnh, nâng cao chất lượng chương trình trong thời gian tới
- Hai là,tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng, thành
công, hạn chế, hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh truyền hình trong cácchương trình truyền hình tuyên truyền về phòng, chống tội phạm trongchương trình “Vì an ninh tổ quốc” trên các Đài PTTH thuộc bán đảo Cà Mautrong thời gian qua
- Ba là, từ những lý luận cơ bản, cùng với việc tham khảo kinh nghiệm
sử dụng hình ảnh trong các chương trình phòng, chống tội phạm ở một số Đài
Trang 16truyền hình khác, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm giải quyếthợp lý, có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng việc khai thác và sử dụnghình ảnh trong các chương trình thông tin về vấn đề phòng, chống tội phạm
trên truyền hình nói chung, trên các chương trình “Vì an ninh tổ quốc” của
các Đài PTTH khu vực Bán đảo Cà Mau nói riêng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc khai thác và sử dụng hình ảnh
về phòng, chống tội phạm trong các chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” trên
truyền hình của các Đài thuộc bán đảo Cà Mau
4.2 Đối tượng khảo sát
- Hình ảnh trong các chương trình “Vì an ninh tổ quốc” của các đài
thuộc diện khảo sát Đó là các Đài PTTH Kiên Giang, Đài PTTH An Giang
Tuy nhiên, để làm rõ hơn thực trạng và đưa ra cơ sở lý thuyết chúng tôi
sẽ kế thừa những số liệu đã nghiên cứu từ nhiều nguồn khác
4.3 Phạm vi khảo sát, nghiên cứu
- Về không gian:
Luận văn tập trung vào tìm hiểu việc khai thác và sử dụng hình ảnh về
phòng, chống tội phạm trong các chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” của
03/06 đài PTTH thuộc bán đảo Cà Mau, đó là: Đài PTTH Kiên Giang, ĐàiPTTH An Giang và Đài PTTH Cà Mau
Lý do chọn các Đài này để khảo sát vì:
Trang 17+ Đài PTTH Kiên Giang, Đài PTTH An Giang và Đài PTTH Cà Mau là
03 đài PTTH có hoạt động mạnh mẽ, có sự tương đồng trong việc tổ chức,
thực hiện chương trình “Vì an ninh Tổ quốc”.
+ 03 Đài còn lại gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang cũng có thực
hiện Chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” nhưng do là những Đài mới thành
lập sau này, công tác tổ chức thực hiện chương trình có một vài khác biệt
- Về thời gian: Thời gian khảo sát được giới hạn trong năm 2014
Tuy nhiên, để làm rõ những vấn đề đặt ra, trong quá trình nghiên cứu,luận văn có mở rộng phạm vi nghiên cứu tới các thời kỳ trước đó để so sánhkhi cần thiết
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các quanđiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,Nhà nước và các chủ trương, định hướng công tác phòng, chống tội phạm;một số lý thuyết về báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng
- Luận văn vận dụng các Nghị quyết, Chương trình hành động, Quyếtđịnh, Chỉ thị, Báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh có ĐàiPTTH được lựa chọn để khảo sát
- Luận văn vận dụng, kế thừa, phát triển các công trình khoa học củacác tác giả đi trước đã nghiên cứu nội dung có liên quan đến luận văn
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phươngpháp sau đây:
- Phương pháp khảo sát thực tiễn:
Phương pháp này dùng để xác định ý tưởng nghiên cứu, phác thảo bứctranh về thực trạng, xác định những vấn đề đặt ra trong thực tiễn về việc khaithác và sử dụng hình ảnh truyền hình nói chung, hình ảnh về phòng, chống tộiphạm nói riêng
Trang 18- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát, hệ thống hóa, bổ sungmặt lý thuyết về truyền hình nói chung, việc khai thác và sử dụng hình ảnhtrong thông tin về phòng, chống tội phạm trên truyền hình Đây chính lànhững lý thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra nhữnggiải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp thống kê:
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần số xuất hiện, mức
độ phát triển, chất lượng, hiệu quả việc khai thác, sử dụng hình ảnh trongnhững chương trình có nội dung thông tin về phòng, chống tội phạm trên các
chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” của một số Đài PTTH thuộc Bán đảo Cà
Mau Phương pháp này được dựa chủ yếu vào việc tác giả khai thác nhữngsản phẩm đã được lưu giữ, xem lại các chương trình liên quan đến vấn đềkhảo sát trong vòng 1 năm từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014 trên một sốĐài PTTH thuộc Bán đảo Cà Mau
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, khảo sát việc đáp ứngnhu cầu thông tin phòng, chống tội phạm thông qua việc khai thác, lựa chọn hình
ảnh như thế nào trong các chương trình truyền hình “Vì an ninh Tổ quốc”
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng việc khai thác, sử dụng hìnhảnh trong thông tin phòng, chống tội phạm đối với các Đài PTTH
Khảo sát ý kiến của công chúng trong và ngoài ngành để đánh giá chấtlượng về việc khai thác, sử dụng hình ảnh để thông tin về nội dung phòng,chống tội phạm trong chương trình truyền hình “Vì an ninh tổ quốc” Dunglượng mẫu là 500 phiếu, lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.Trong đó: 200 phiếu điều tra cho ngành Công an và 300 phiếu điều tra chocông chúng ngoài ngành
Trang 19- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phương pháp này được thực hiện với 12 lượt phỏng vấn, trong đó có 4cuộc phỏng vấn sâu tại tỉnh Kiên Giang, 4 cuộc phỏng vấn sâu tại tỉnh AnGiang và 04 cuộc phỏng vấn sâu tại tỉnh Cà Mau Đối tượng được phỏng vấn
là lãnh đạo các Đài PTTH các tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cà Mau, lãnhđạo Phòng công tác Chính trị Công An tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cà Mau
cùng các phóng viên, biên tập viên, quay phim của chương trình “Vì an ninh
là một đề tài mới, một đóng góp mới về cả mặt lý luận và thực tiễn
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn đã hệ thống hoá và phân tích cụ thể vai trò hình ảnh trongviệc thông tin về vấn đề phòng, chống tội phạm trong các chương trình truyềnhình hiện nay Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu
và cơ sở đào tạo về báo chí, thông qua việc đưa ra những phân tích cụ thể vềthực trạng và giải pháp nâng cao việc thông tin về vấn đề động phòng, chốngtội phạm trên báo chí nói chung và ở truyền hình, nói riêng
- Kết luận qua nghiên cứu và những giải pháp trình bày trong luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu cho các đài truyền hình nói chung và đặc biệt làcác Đài PTTH thuộc Bán đảo Cà Mau tham khảo, nghiên cứu việc khai thác,
Trang 20sử dụng hình ảnh trong phát triển chuyên mục “Vì an ninh tổ quốc” trongcông tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm 3 chương:
- Chương 1: Một số lý luận chung về việc khai thác và sử dụng hình ảnh
thông tin về phòng, chống tội phạm trong chương trình “Vì an ninh Tổ quốc
- Chương 2: Thực trạng việc khai thác và sử dụng hình ảnh thông tin về
phòng, chống tội phạm trong chương trình “Vì an ninh Tổ quốc”
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng việc khai thác và sử
dụng hình ảnh thông tin về phòng, chống tội phạm trong chương trình “Vì anninh Tổ quốc”
Trang 21Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG CHƯƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH 1.1 Khái niệm
có thể hiện hữu ngay trước mắt nhưng cũng có thể ẩn sâu đâu đó bằng mắtkhông nhìn thấy Thực tế, trong tự nhiên, xã hội đâu đâu cũng ẩn chứa, tiềmtàng những khả năng, những nguồn lợi đem lại lợi ích to lớn Nhưng nhữnglợi ích đó nhiều khi ẩn dấu ở đâu đó (có thể dưới lòng đất, dưới biển khơi,trên rừng…) Việc tìm kiếm để đem về được những sản phẩm, vật phẩm chính
là hoạt động khai thác Hoạt động này chỉ được thực thi khi người ta xác định đốitượng định tiếp cận tiềm tàng, ẩn dấu nhiều khả năng có thể đem lại nguồn lợi, lợiích cho mình
Cũng có người quan niệm: khai thác là việc tìm kiếm, tận dụng hết khảnăng tiềm tàng, đang ẩn dấu Hay, khai thác là việc tra xét, dò hỏi để biếtthêm điều bí mật (ví dụ: Khai thác tù binh) Như vậy, với những quan niệm
đó, khai thác có thể là một hành động cần huy động đa phần sự hoạt động củatrí não (ví dụ như phỏng vấn…); nhưng cũng có khi khai thác phần là hoạtđộng của thể lực…
Từ những quan niệm nêu trên, có thể thấy rằng: “Khai thác” là một thuậtngữ rất đa dạng và phong phú về ngữ nghĩa Trong lĩnh vực công nghệ thôngtin, khai thác cũng có thể hiểu là hoạt động thu lấy dữ liệu từ các nguồn như
Trang 22văn bản, âm thanh, hình ảnh, số liệu của một hay nhiều lĩnh vực ứng dụng,được tổ chức theo một cấu trúc nhất định, nhằm phục vụ nhiều người sử dụng.
Và trong lĩnh vực truyền hình, khai thác là quá trình phát hiện và sử dụngnhững cái có ích còn ẩn giấu hoặc chưa được tận dụng đối với một tác phẩmtruyền hình Và hơn thế nữa, khai thác sẽ hướng đối tượng theo mục đích cólợi hơn cả về chất lượng và thẩm mỹ Trên cơ sở những phân tích ở trên, kếthợp với thực tiễn, để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tác giả luận văn xinđưa ra một quan niệm của mình về thuật ngữ “khai thác” để tiện cho quá trình
nghiên cứu: “Khai thác là một hoạt động có chủ đích của con người nhằm
thu lấy những nguồn lợi trong cuộc sống hay một lĩnh vực nào đó” Nguồn lợi
đó có thể dễ tiếp cận nhưng có thể rất khuất lấp, nằm ẩn sâu đâu đó Mặtkhác, nói đến việc “khai thác” luôn cần xác định được rằng “khai thác cáigì?”, “khai thác ở đâu?”, “khai thác khi nào?” và “khai thác như thế nào?”…
Và chỉ khi đó hành động “khai thác” mới hiệu quả, không bị lãng phí thờigian, công sức
1.1.2 Sử dụng
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” thì “Sử dụng là đem dùng vào một côngviệc như: sử dụng gạch, ngói, vôi, cát để xây nhà; sử dụng gỗ để đóng bànghế, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ” [44, tr.1405] Với quan niệmnày thì thuật ngữ “sử dụng” dùng để chỉ một hành động có chủ đích của conngười “Sử dụng” là một động từ chỉ về hành vi Trong đó chủ thể tác độnglên các công cụ, sự vật, sự việc với nhiều mục đích khác nhau Và nhữnghành động này phải tác động lên các công cụ, phương tiện nhằm đạt đượcmục đích
Qua những phân tích nêu trên, tổng hợp lại và xin đưa ra một quan niệmcủa cá nhân về thuật ngữ “sử dụng” để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiếpsau: “sử dụng là việc con người dùng một cái gì đó thực hiện một việc nào đó
có mục đích” Việc “dùng” đó là một hoạt động - một hành động có chủ đích
Trang 23của con người Nếu như khai thác luôn hướng tới việc là tìm kiếm mong saođem về (cho mình, cho đơn vị mình) càng nhiều những sản phẩm, vật phẩm,thông tin… càng nhiều càng tốt thì sử dụng lại hướng tới việc dùng có chủ đíchvới mong muốn sao có hiệu quả nhất Nếu cùng trong một chuỗi công việc thìkhai thác và sử dụng có mối quan hệ tương hỗ nhau Khai thác là hành động sốmột - là sự tìm kiếm thì sử dụng là hành động tiếp theo thứ hai, là việc dùngnhững thứ đã khai thác được vào một công việc, một tình huống cụ thể một cách
có mục đích để đạt hiệu quả tốt nhất Tuy nhiên, cũng có thể việc khai thác đãđược thực hiện từ lâu rồi, sau đó hành động “sử dụng” mới tiến hành
1.1.3 Hình ảnh truyền hình
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học 2000, giải thích hìnhảnh là “hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học như máyảnh hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện trong trí óc, là khả năng gợi tảsống động trong cách diễn đạt” Hay cũng có quan niệm khác về hình ảnhnhư: “Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi sau đóchuyển về não giúp ta cảm nhận hình ảnh đó một cách chân thật nhất từ đóđưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận” [44, tr.1].Với quan niệm này, hình ảnh được nhắc tới bằng cách khái quát quá trình để
có được những hình ảnh; hình ảnh ở đó là những đường nét, ấn được được lưulại trong não bộ của mỗi con người Hay như có một quan niệm khác về hìnhảnh đó là: “Hình ảnh là ngôn ngữ đặc biệt, nó nói với người xem nhiều điểm
và thông tin bằng nhiều cách Mỗi hình ảnh đều mang một ý nghĩa phản ứngcửa người xem đối với hình ảnh thông qua những gì họ thấy qua hình ảnhchuyển động, sự di chuyển hoặc hành động xảy ra trên màn ảnh của truyềnhình” [13, tr.79] Với quan niệm này, hình ảnh không chỉ là những “ấntượng”, là những gì đọng lại trong não bộ con người mà nó là những thứ hiệnhữu cụ thể, là thông tin…
Trang 24Như vậy, có thể thấy có nhiều cách quan niệm khác nhau về hình ảnh,tuy nhiên mỗi quan điểm phản ánh ở từng khía cạnh khác nhau với nhữngcách thức trình bày, diễn tả khác nhau nhưng đều có điểm chung là cái conngười nhìn thấy và có thể tạo ra Để hoàn thiện hơn cho quá trình nghiên cứu
của mình, tác giả đã xin đưa ra quan niệm của mình về hình ảnh: “Hình ảnh
là là một ngôn ngữ đặc biệt được con người cảm nhận và nhìn thấy thông qua giác quan của mình về thế giới xung quanh Nó cung cấp một lượng thông tin lớn và người xem có quyền phản ứng khi tiếp xúc với nó” Hình ảnh có thể chỉ
được ghi lại trong não bộ của mỗi người nhưng cũng có thể còn được diễn tảthông qua những phương tiện vật chất cụ thể, với những phương tiện cụ thể.Hình ảnh có thể lưu giữ lại thông qua các phương tiện như giấy, máy quay,băng từ, thẻ nhớ…
Lịch sử phát triển hình ảnh đã ghi nhận, hình ảnh chuyển động lần đầutiên mà mọi người nhìn thấy đều hết sức ngạc nhiên Đó là vào năm 1895, khianh em nhà Luyemiere cho chiếu bộ phim “Chuyến xe lửa đến ga”, hình ảnhchuyển động trong bộ phim khiến cho người xem tưởng rằng đoàn tàu đó làđoàn tàu thật và chạy ra khỏi chỗ ngồi Đó là một quá trình phát triển từ hìnhảnh tĩnh thành những hình ảnh động
Trong lĩnh vực truyền hình hình ảnh là yếu tố có khả năng thực hiện việcphản ánh thực tế một cách sinh động và hấp dẫn cho công chúng Hình ảnhtruyền hình làm nhiệm vụ khắc họa sự kiện một cách rõ nhất, thông quanhững “cảnh then chốt” hay còn gọi là “cảnh lột tả bản chất”
Tuy nhiên, hình ảnh trong truyền hình có nhiều điểm khác hình ảnhtrong điện ảnh Mục đích của các hình ảnh trong tác phẩm truyền hình làthông tin thời sự và xác thực Tính thời sự, tính phổ biến không thể thiếu đượctrong các tác phẩm báo chí Còn điện ảnh, với mục đích giải trí, với phươngpháp tái tạo cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, việc hư cấu là không thể xóa
bỏ Bởi vậy, khi làm phim truyện, người ta phải mất nhiều thời gian dàn cảnh, bố
Trang 25trí đạo cụ, phục trang, hóa trang… Trong khi đó, người phóng viên khi quayphim phóng sự hay tin truyền hình, ít khi có điều kiện dàn dựng hiện trường…Hình ảnh trong truyền hình vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện
ý đồ tư tưởng của tác phẩm Hình ảnh trong truyền hình phản ánh không gian
ba chiều lên mặt phẳng hai chiều của phương tiện truyền hình Khác với hìnhảnh tĩnh tại của các nghệ thuật tạo hình như hội họa, nhiếp ảnh Hình ảnhtrong truyền hình là hình ảnh động có thực đã qua xử lý kỹ thuật
Trong các tác phẩm truyền hình, mỗi hình ảnh đều phải bao hàm một
ý nghĩa, một nội dung nào đó hoặc là nguyên nhân, diễn biến hoặc là kết quảcủa quá trình phát triển sự kiện trong cuộc sống Các hình ảnh liên kết vớinhau theo tuyến tính thời gian Hình ảnh trong tác phẩm truyền hình làphương tiện để tác giả biểu thị ý đồ, tư tưởng thông qua cách xây dựng khuônhình, hoặc thay thế khuôn hình này bằng một khuôn hình khác
Ý nghĩa của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình thể hiện ở chỗ cảnh quay cho xem cái gì, góc quay và động tác máy có ý nghĩa như thế nào, tácgiả muốn biểu lộ ý đồ qua góc quay này Khả năng biểu hiện của hình ảnhtrong tác phẩm truyền hình còn thể hiện ở mối liên hệ trong các hình ảnh.Qua phương pháp Montage (dựng), nội dung tự thân của mỗi hình ảnh phốihợp với nhau, tạo ra nội dung thông tin mới mang tính tổng thể Sự sắp xếphình ảnh trong quá trình truyền đạt thông tin giúp con người cảm nhận đượctính đa chiều, lập thể trong mỗi sự kiện, vấn đề, số phận con người Tư duylàm khán giả phát hiện được tính ẩn dụ của hình ảnh, của các hiện tượng lắpráp và qua đó biểu hiện được mối quan hệ của sự kiện, sự vật
Tóm lại, hình ảnh truyền hình là cái có thật, hiện hữu, là sản phẩm docon người làm ra nhờ kết hợp với các phương tiện kỹ thuật Tác giả luận vănxin phép đưa ra một quan niệm về “hình ảnh” như sau: “Hình ảnh truyền hình
là một ngôn ngữ của truyền hình, thông qua những hình ảnh xác thực, ghi lạinhững cảnh tiêu biểu của hiện thực cuộc sống, với độ chính xác cao về mọi
Trang 26phương diện, nó cung cấp cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tưtưởng một sự nhận định về một sự kiện, một vấn đề xảy ra, cần được thôngbáo, được ghi lại bằng các thiết bị phù hợp và phát trên truyền hình”.
1.1.4 Phòng, chống tội phạm
- Khái niệm tội phạm
Theo cách hiểu thông thường, “tội phạm” là những đối tượng có hành vi
vi phạm pháp luật như ăn cắp, giết người, cướp của… Đây là một hành độngphức tạp, vì vậy trên thực tế đã có những tài liệu, các nghiên cứu đưa ranhững quan niệm xung quanh thuật ngữ này như sau:
“Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xuất hiện cùng với sự
ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia thành giaicấp đối kháng Cho nên, để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, Nhà nước
đã có những quy định hành vi nào là tội phạm và áp dụng trách nhiệm hình sự
và hình phạt đối với người nào thực hiện các hành vi đó” [14, tr.185] Vớicách hiểu này, “tội phạm” mang bản chất là một hiện tượng pháp lý và đượcnhìn nhận lý giải nó dưới một quá trình phát sinh, phát triển
Hay một góc nhìn khác về thuật ngữ “tội phạm” đã được PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hoà trong cuốn “Giáo trình luật hình sự Việt Nam” luận giảimột cách ngắn gọn, trọng tâm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt” [14, tr.33]
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999 quy định: “Tội phạm làhành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có nănglực Trách nhiệm hình sự (TNHS )thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâmphạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâmphạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật
tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp phápkhác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xãhội chủ nghĩa (XHCN)
Trang 27Nhìn một cách tổng quan có thể thấy nội dung khái niệm của tội phạmtrong Bộ Luật hình sự đã được quy định khá đầy đủ và khoa học Các khái niệmđều tập trung nêu rõ yếu tố, tính chất của tội phạm đó là những hành vi gây nguyhiểm cho xã hội, trái với pháp luật và đều phải chịu những hình phạt
Nhìn chung những khái niệm, luận điểm, luận chứng, luận cứ mà các tácgiả trong những cuốn sách trên đã đưa ra tương đối logic và sát thực với thực
tế Tác giả luận văn tiếp thu những quan điểm trên của các bậc tiền bối Songtác giả luận văn cũng đưa ra khái niệm riêng của mình về thuật ngữ “tộiphạm” để tiện cho quá trình nghiên cứu tiếp theo: “Tội phạm là những hành
vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người cónăng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý” Và khinhững hành động dù cố ý hay vô ý đã vi phạm pháp luật thì yêu cầu đều cầnđược pháp luật nghiêm minh xem xét và xử lý
- Phòng, chống tội phạm
Theo từ điển Tiếng Việt: “Phòng là ngăn ngừa, đề phòng, phòng bị [44, tr.794].Cũng trong cuốn sách từ điển này tác giả Lê Thị Huyền đã đưa ra quanniệm về “chống”, theo đó, “Chống là làm cho khỏi bị sụp đổ, bị xâm hại, bịlấn chiếm, bị tổn thương” [44, tr.210]
Hành động “phòng” và “chống” đều là hai hoạt động có chủ đích củacon người “Phòng” là hành động diễn ra trước để tránh, giảm thiểu một hậuquả nào đó có thể đem lại cho cuộc sống hay một công việc nào đó Còn
“chống” có thể hiểu mức độ và diện rộng hơn, nghĩa là một điều không tốt đãxảy ra hoặc đang đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống hay một hoạt động nào đó,khiến cho cuộc sống hay hoạt động đó bị đe dọa có thể diễn biến xấu, vậy nên
“chống” là tìm cách góp phần giảm thiểu những thiệt hại cho hoạt động đó hoặccho nó được bảo vệ, hạn chế bị ảnh hưởng hoặc giảm thiểu mức ảnh hưởng
Từ những phân tích nêu trên về các thuật ngữ “tội phạm”, “phòng”
và “chống”, tác giả xin phép khái quát và đưa ra một quan niệm về thuật ngữ
Trang 28“phòng, chống tội phạm” như sau: “Phòng, chống tội phạm là một hành động
có chủ đích của con người nhằm ngăn ngừa, thủ tiêu các nguyên nhân và điềukiện của hành vi gây nguy hiểm bằng những biện pháp cụ thể do cơ quan cóchuyên môn tiến hành”
Như vậy, phòng, chống tội phạm bao gồm hai hành động rõ ràng đó
là “ngăn chặn” và “thủ tiêu”; hai hành động này để vận hành được phải thôngqua việc sử dụng các phương pháp, chiến thuật, biện pháp, phương tiệnnghiệp vụ cần thiết, với sự tham gia của các lực lượng có chuyên môn vàtrách nhiệm được Nhà nước quy định ví dụ như Công an, Thanh tra, Kiểm sát,Tòa án, Kiểm lâm, Cảnh sát biển
Nếu làm tốt công tác “phòng” thì các cơ quan chức năng sẽ thủ tiêu cácnguyên nhân, xóa bỏ các tác nhân tạo điều kiện thuận lợi cấu thành tội phạm
và đặc biệt là không phải thực hiện công tác “chống” Nếu thực hiện mộtcách triệt để công tác “chống” thì công tác “phòng” sẽ được thực hiện đơngiản, tiện lợi hơn, tốn ít thời gian Khi thực hiện tốt công tác “Phòng, chốngtội phạm” thì trong xã hội sẽ không có những tội phạm hoặc tội phạm sẽ đượckhống chế ở mức tối thiểu
1.1.5 Khai thác và sử dụng hình ảnh về phòng, chống tội phạm
Từ những quan niệm về các thuật ngữ “khai thác”, “sử dụng”, “hình
ảnh truyền hình”, “phòng, chống tội phạm” đã được nêu và phân tích ở trên
có thể thấy “khai thác, sử dụng hình ảnh về phòng, chống tội phạm” - đây là 2hành động trong tác nghiệp của loại hình truyền hình để làm nên những sảnphẩm truyền hình tuyên truyền về lĩnh vực phòng, chống tội phạm, bảo vệ anninh trật tự Khai thác và sử dụng hình ảnh (hình ảnh truyền hình) về phòng,chống tội phạm là hai hành động khác nhau Trong đó chủ thể là các nhà báo -phóng viên, biên tập viên truyền hình… sử dụng các công cụ có thể là máyảnh, máy quay phim, điện thoại… để ghi lại những hình ảnh về hoạt độngphòng, chống tội phạm trong xã hội (hoặc khai thác cũng có thể đó là thu
Trang 29nhận những chất liệu hình ảnh có sẵn từ một nguồn cụ thể nào đó) sau đó đemvào sử dụng (dùng) những hình ảnh vừa khai thác đó, phục vụ cho công táctuyên truyền phòng, chống tội phạm thông qua các tác phẩm, chương trìnhtruyền hình.
Khai thác hình ảnh là việc thu lượm, tập hợp những hình ảnh sinh độngnhư: hình ảnh sự kiện, hình ảnh tư liệu, hình ảnh bảng đồ, biểu đồ nhằmphục vụ cho việc tuyên truyền về phòng, chống tội phạm Sử dụng hình ảnhđược kế thừa và hình thành từ việc khai thác hình ảnh Việc khai thác hìnhảnh được thực hiện trước sau đó mới tiếp đến hành động thứ hai đó là sử dụngnghĩa là chủ thể khi có được những hình ảnh sau đó mới chọn lọc và sắp xếpsao cho phù hợp với mục đích của mình
Trên cơ sở của những khái niệm nêu trên kết hợp với phân tích, thamkhảo tài liệu, cùng việc khảo sát thực tế, trao đổi trực tiếp với các nhà báo cónhiều kinh nghiệm trong khai thác, sử dụng hình ảnh phản ánh việc phòng,chống tội phạm ở các Đài truyền hình từ trung ương đến địa phương kết hợpvới những kinh nghiệm rút ra được trong hoạt động thực tiễn của bản thân, tácgiả xin khái quát và đưa ra một khái niệm về việc khai thác và sử dụng hìnhảnh về phòng, chống tội phạm như sau để tiện cho quá trình nghiên cứu tiếp
theo: “Khai thác và sử dụng hình ảnh về phòng, chống tội phạm là việc các
nhà báo truyền hình thu lượm, tập hợp những hình ảnh về việc ngăn ngừa, thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện của hành vi gây nguy hiểm bằng những biện pháp cụ thể do cơ quan có chuyên môn tiến hành… sau đó, chọn lọc và sắp xếp sao cho phù hợp với mục đích của mình nhằm phục vụ cho việc tuyên truyền về phòng, chống tội phạm hiệu quả”.
1.2 Nội dung và các dạng thức hình ảnh về phòng, chống tội phạm trên truyền hình
1.2.1 Nội dung hình ảnh về phòng, chống tội phạm trên truyền hình
- Hình ảnh đề cập đến việc ngăn ngừa các hành vi nguy hiểm
Trang 30Như phân tích ở trên cho thấy bản chất của “phòng” tội phạm là việc
“ngăn ngừa các hành vi nguy hiểm” của các đơn vị có chuyên môn… Vậynên, truyền hình thông tin bằng hình ảnh về việc ngăn ngừa các hành vi nguyhiểm của các đơn vị có chuyên môn nghĩa là hình ảnh truyền hình được sửdụng phải chuyển tải một trong những nội dung sau:
+ Hình ảnh về các cuộc họp của các lực lượng chức năng để đưa ra và quyết định những chủ trương đường lối chính sách nhằm ngăn ngừa các hành
vi nguy hiểm
Theo quy định của Điều lệnh Công an nhân dân, khi thực thi nhiệm vụ,mọi việc làm của cá nhân, đơn vị đều phải có (hoặc theo) kế hoạch Công tácphòng, chống tội phạm là một nhiệm vụ của lực lượng nên việc tổ chức triểnkhai quán triệt (thông qua hội họp) là điều đương nhiên Mặc khác, các cuộchội họp, nhất là khi có vụ việc liên quan đến tội phạm thường có đủ các cơquan chức năng như Thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên, trinh sát, giámđịnh viên, pháp y, kiểm sát viên, công tố viên, đại diện Tòa án… Hình ảnh vềcác cuộc hội, họp vừa biểu dương lực lượng vừa có tác dụng đề cao tínhnghiêm minh của pháp luật (pháp quyền) Do đó nó cũng mang tính răn đeđối với tội phạm Hình ảnh hội họp có thể ghi tại các hội nghị về phòng,chống tội phạm; cuộc họp đề ra phương án tấn công, trấn áp tội phạm; họpdân tuyên truyền, phổ biến phương thức, thủ đoạn phạm tội của các loại tộiphạm; các cuộc họp, hội ý của Ban chuyên án, tổ khám nghiệm, tổ điều tra,trinh sát trước, trong và sau quá trình tiến hành các hoạt động điều tra, đánh
Trang 31phương án sẳn sàng chiến đấu Hình ảnh thao luyện cần mẫn, khổ cực đó vừamang tính răn đe đối với các loại tội phạm vừa mang tính giáo dục, động viên
cổ vũ mọi người tin tưởng vào lực lượng chức năng nòng cốt, tích cực thamgia phòng, chống tội phạm
+ Hình ảnh các hoạt động thực tế ở cơ sở để phát hiện các hành vi nguy hiểm của các cơ quan chuyên môn
Đây là hình ảnh phản ánh công tác điều tra cơ bản, công tác quản lý địabàn, quản lý đối tượng; xây dựng phong trào quần chúng, củng cố thế trận anninh nhân dân vững chắc từ cơ sở Việc làm này được tiến hành thườngxuyên, góp phần ngăn ngừa, hạn chế nguyên nhân, điều kiện phát sinh phạmtội ở cơ sở
+ Hình ảnh về những biểu hiện của các dạng tội phạm, hoặc những yếu
tố cấu thành tội phạm
Ghi lại, phản ánh phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để ngườidân cảnh giác, ngăn ngừa tội phạm; những hành vi phạm pháp đến mức độ nàothì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, yếu tố cấu thành tội phạm, hình phạttương ứng… Qua đó, giúp công chúng cần biết những thông tin này để tự điềuchỉnh bản thân, để tránh xa các hành vi vi phạm pháp luật hình sự (phạm tội) + Hình ảnh về các nạn nhân; hoàn cảnh gia đình, người thân của nạnnhân; hoàn cảnh gia đình, thân nhân của các đối tượng vi phạm pháp luật;hình ảnh chỉ bảo giáo huấn của cán bộ Trại giam; hình ảnh học tập, cải tạocủa can phạm nhân… góp phần đánh động nhân tâm, đánh thức tính thiện củacon người, đẩy con người ra xa con đường vi phạm pháp luật…
Và nếu truyền hình làm tốt điều này là góp phần giúp các cơ quan chứcnăng trong việc ngăn ngừa tội phạm
- Hình ảnh đề cập việc triệt tiêu các hành vi nguy hiểm
+ Hình ảnh truy lùng, truy bắt, trấn áp tội phạm (theo dõi, rượt đuổi, vâybắt, tấn công, tiêu diệt tội phạm…)
Trang 32Đây là những hình sống động, có giá trị thông tin cao vì nó thể hiện rõnét tính chất không khoan nhượng của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạmcủa các cơ quan chức năng và kể cả người dân lương thiện Tuy nhiên, đâycũng là loại hình ảnh rất khó thu thập, khai thác vì trong thực tế, hoạt độngtruy bắt, bắt giữ tội phạm có thể diễn ra bất kỳ lúc nào (công dân cũng cóquyền bắt giữ người phạm tội quả tang, đối tượng bị truy nã) nên rất ít khi cóđược phương tiện kỹ thuật chuẩn bị sẳn để ghi hình.
+ Hình ảnh điều tra, dẫn giải, hỏi cung
Những hình ảnh này cũng mang giá trị cao trong thông tin phòng,chống tội phạm vì nó phản ánh người thật, nhân chứng, vật chứng thậttrong quá trình điều tra tố tụng Điều này mang tính giáo dục, răn đe tộiphạm và các đối tượng chuẩn bị phạm tội… Đây là dạng hình ảnh đượckhai thác và sử dụng khá nhiều trong thực tế tác nghiệp của phóng viên.Hình ảnh có thể khai thác từ hiện trường vụ án, hoạt động điều tra, xét hỏi,dẫn giải của cơ quan điều tra
+ Hình ảnh xét xử, truy tố tội phạm
Những hình ảnh này nói lên tính nghiêm minh của pháp luật, những nổi
vò xé, dằn vặt, niềm ăn năn hối lỗi của kẻ phạm tội và hình phạt mà họ phảichịu, nỗi đau khổ, hoàn cảnh của nạn nhân, gia đình… có tác dụng rất mạnhtrong việc phòng ngừa tội phạm
Bên cạnh những hình ảnh trực diện về “phòng” và “chống” tội phạmnhư đã nêu trên, thì một công việc không thể thiếu đó là việc nêu gươngnhững tấm gương tốt, điển hình trong công tác phòng, chống tội phạm Đó cóthể là những con người được nhà nước phân công, giao nhiệm vụ, có chuyênmôn nghiệp vụ đó là cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng công an, cảnh sát, kiểmsát… Sự nêu gương này góp phần ghi nhận những công lao to lớn mà họ đãrất nỗ lực để bảo vệ sự bình yên của xã hội Những hình ảnh đó có thể là hìnhảnh của họ trong tác nghiệp, trong cuộc sống đời thường…
Trang 33Cùng với đội ngũ cán bộ chiến sĩ - lực lượng nòng cốt bảo vệ tổ quốcnhư vậy, không thể không kể tới sự đóng góp của đội ngũ dân phòng, nhândân Đó là lực lượng như “tai, mắt” - góp phần đắc lực giúp các lực lượngchính quy trong phát giác, điều tra, xử lý những hành vi sai trái của những đốitượng tội phạm trong xã hội Những hình ảnh về đội ngũ này có thể là việc họtuần tra, canh gác, tố giác tội phạm, đấu tranh phê bình các biểu hiện vi phạmpháp luật; xây dựng, vận hành các mô hình phòng, chống tội phạm…
1.2.2 Các dạng thức hình ảnh về phòng, chống tội phạm
- Hình ảnh tĩnh:
Trong quyển sách “Đại từ điển Tiếng Việt” có đề cập đến thuật ngữ
“tĩnh” như sau: “Đây là trạng thái không thay đổi của sự vật hiện tượng, hoặc
đó là một trái thái đứng yên, yên lặng” [44, tr.1210].
Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu hình ảnh tĩnh là hình ảnh mà các chitiết ở đó ở trạng thái đứng yên, không chuyển động Và như vậy, hình ảnhtĩnh bao gồm: hình ảnh tư liệu, bảng chữ, sơ đồ, biểu đồ, đồ họa, ảnh chụp Những sự kiện, hiện tượng của quá khứ khi không được ghi lại bằng các
kỹ thuật ghi hình hiện đại như ngày nay, chúng chỉ được ghi lại qua cácphương tiện thô sơ như máy ảnh, ký họa trên giấy hoặc gỗ… đó chính là nhữnghình ảnh tĩnh Hình ảnh tĩnh là những tư liệu quý giá và có thể khai thác để phục
vụ cho một chủ đề nào đó của một tác phẩm truyền hình Hình ảnh tĩnh là nhữnghình ảnh dùng để minh họa cho một nội dung nào đó mà người sáng tạo tácphẩm muốn thông tin giúp cho người xem dễ dàng hiểu được
Trong nhóm hình ảnh tĩnh, ngoài hình ảnh chụp, vẽ ra, còn có hình ảnh
đồ họa Hình ảnh đồ họa có thể hiểu là những đồ thị, sơ đồ… được vẽ lạinhằm mô tả, biểu thị sự tồn tại, phát triển, biến thiên của các đại lượng, sự vậtkhác một cách ngắn gọn, dễ hiểu dưới dạng các bảng số liệu, các biểu đồ biểuthị sự tăng, giảm của đối tượng được nhắc tới Đây cũng là những dạng hìnhảnh mang lại sự thu hút cao đối với thị giác với những hình ảnh sinh động, đa
Trang 34dạng, nhiều màu sắc và có sự hỗ trợ thực hiện đắc lực của máy vi tính Ví dụtrong một tác phẩm truyền hình, cùng với hình ảnh liên quan trực tiếp sốngđộng về sự kiện, để diễn tả sự tăng trưởng của một khu công nghiệp, hay hìnhảnh biểu đồ phát triển kinh tế trong 5 năm qua của một thành phố… người ta
có thể sử dụng bảng đồ, biểu đồ, đồ họa để biểu đạt những nội dung đó
Qua khảo sát thực tế cho thấy, hình ảnh bảng, biểu đồ, đồ họa có tần suấtxuất hiện không thường xuyên như những dạng hình ảnh khác (hình ảnh liênquan trực tiếp đến sự kiện và hình ảnh tư liệu….) nhưng nó cũng có vai tròquan trọng trong việc biểu đạt nội dung thông tin của sự kiện được nói tớinhờ ưu điểm có tính khái quát cao, dễ hình dung, dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích Bằng những kỹ thuật dựng hình, người ta có thể dừng các hình ảnh động
ở một khuôn hình đặc biệt cần thiết nào đó biến thành một hình ảnh tĩnh nhằmnhấn mạnh, khắc họa một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thể phục vụ nội dung cầnthông tin
Truyền hình muốn truyền tải những thông tin có tính lịch sử cần khaithác hình ảnh tĩnh Thực tế cho thấy, hình ảnh tĩnh chỉ chiếm một dung lượngrất nhỏ trong các sản phẩm truyền hình nhưng trong nhiều trường hợp nó lại
có một giá trị nhất định thậm trí quan trọng với sản phẩm truyền hình Hìnhảnh tĩnh đưa thông tin chính xác, cụ thể, là công cụ hỗ trợ hiệu quả để truyềntải thông tin đến khán giả Hình ảnh tĩnh góp phần giúp cho nội dung phảnánh của truyền hình hoàn thiện hơn
- Hình ảnh động
Thuật ngữ “động” được đề cập trong quyển sách “Đại từ điển Tiếng
Việt” như sau: “Đó là một trạng thái của sự vật, hiện tượng và không ngừng thay đổi…” [44, tr.278].
Trên cơ sở quan niệm trên có thể hiểu hình ảnh động là hình ảnh có liênquan trực tiếp đến sự kiện được người quay phim hoặc một đối tượng nào đó
có phương tiện ghi hình ghi lại ngay trong khi sự kiện diễn ra và mọi chi tiết
trong khuôn hình đó không ở tư thế đứng yên.
Trang 35Thực tế cho thấy, hình ảnh động là yếu tố góp phần quan trọng tạo nênđặc thù của truyền hình, tạo nên sức hút đặc biệt và chuyên chở phần thôngtin chủ yếu của các chương trình truyền hình Ưu điểm lớn nhất của truyềnhình là hình ảnh động Bởi bản thân hình ảnh của sự kiện đã có thể làm ngườixem truyền hình tin tưởng vào độ xác thực của thông tin, người xem truyềnhình có cảm giác như họ đang có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham giavào những sự kiện thực tế đó Trong các chương trình, mỗi hình ảnh đều baohàm một ý nghĩa, một nội dung hoặc là nguyên nhân, diễn biến, kết quả quátrình phát triển của sự kiện trong cuộc sống Các hình ảnh liên kết với nhau đểthể hiện quá trình vận động của sự kiện theo tuyến tình thời gian
Bên cạnh cách phân loại hình ảnh ở góc độ trạng thái, sự chuyển độngcủa các chi tiết, sự vật, sự việc trong một khuôn hình như nêu trên, hình ảnhthuộc dạng nào còn được xem xét trong tương quan với sự việc, sự kiện đangdiễn ra Và với góc độ này, hình ảnh còn có thể được phân thành các dạngnhư sau:
- Hình ảnh về sự kiện:
Là những hình ảnh liên quan trực tiếp đến con người, sự kiện đang diễn
ra trong cuộc sống hằng ngày, hay còn gọi là “hình ảnh sống” Những hìnhảnh này được quay phim ghi lại ngay trong khi sự kiện, sự việc đang diễn ra
Ví dụ như hình ảnh về các hoạt động trong buổi mít tinh, các tiết mục biểudiễn văn nghệ… hay về lĩnh vực an ninh trật tự đó là các các hình ảnh liênquan đến tội phạm như truy bắt, điều tra, xét xử tội phạm… Hình ảnh về sựkiện - đó là những hình ảnh sống, mang nhiều giá trị thông tin - trực tiếp thể
hiện nội dung thông tin về sự kiện Thực tế cho thấy, đây là loại hình ảnh
được sử dụng chủ yếu trong các tác phẩm truyền hình
- Hình ảnh tư liệu:
Là những hình ảnh về những sự việc, hiện tượng con người đã diễn ratrong quá khứ, và được các phương tiện ghi lại ở thời điểm diễn ra sự kiện đó
Trang 36Khi một sự kiện ở hiện tại được thông tin, nó gắn với một sự kiện đã qua thìngười ta thường sử dụng hình ảnh tư liệu liên quan để nhằm làm rõ, bổ sungthêm thông tin cho hiện tại
Hình ảnh tư liệu thường được sử dụng với mục đích nhằm giúp côngchúng hình dung, nhớ lại sự kiện đã diễn ra trước đó, góp phần làm tăng giátrị thông tin và giá trị biểu cảm của sự kiện đang được nói tới Thường thì, cáchình ảnh tư liệu hay được sử dụng vào những sự kiện liên quan đến lịch sử,đến các lễ kỷ niệm nào đó Hình ảnh tư liệu trong nhiều trường hợp có giá trịthông tin lớn mà không có loại hình ảnh hiện tại nào có thể thay thế được Ví
dụ như hình ảnh về chiến tranh Việt Nam, hình ảnh con người lần đầu tiênbay vào vũ trụ…Với tầm quan trọng của hình ảnh tư liệu như vậy nên việclưu trữ loại hình ảnh này rất cần thiết, là chất liệu quan trọng trong sản xuấtcác tác phẩm báo chí truyền hình trong một số trường hợp Thực tế cho thấy,loại hình ảnh này cũng có tần xuất xuất hiện tương đối nhiều trên truyền hình.Ngoài những hình ảnh kể trên trong một tác phẩm truyền hình còn có cáchình ảnh khác nữa như: hình ảnh phóng viên, biên tập viên, người phỏng vấn
có thể xuất hiện trong trường quay hoặc tại hiện trường nơi diễn ra sự kiện Ví
dụ, đưa tin, phản ánh về tình trạng mất trật tự an toàn xã hội hoặc đưa tin vềviệc bắt giữ “ổ” buôn bán ma túy trái phép… phóng viên có thể xuất hiện ởhiện trường nơi diễn ra hoạt động bắt giữ để trình bày, phân tích, đem thôngtin nóng hổi đến công chúng Thực tế cho thấy, sự xuất hiện của phóng viên,biên tập viên nếu hợp lý sẽ mang lại giá trị thông tin rất cao, tạo sự chân thựccủa sự kiện, tạo lòng tin nhiều hơn với khán giả Tuy nhiên, nếu sự xuất hiện
đó không hợp lý thì hình ảnh phóng viên đứng dẫn tại hiện trường sẽ trở nênthừa và không tạo được thiện cảm cho người xem
1.3 Vai trò của hình ảnh truyền hình trong thông tin về vấn đề phòng, chống tội phạm
Hình ảnh là ngôn ngữ chủ yếu trong tác phẩm báo chí truyền hình Trongthực tế, hình ảnh là cái tạo nên đặc thù của truyền hình, tạo nên sức hút đặc
Trang 37biệt và chuyên chở phần thông tin chủ yếu của các chương trình truyền hình.Hình ảnh trong truyền hình vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện ý đồ
tư tưởng của tác phẩm
1.3.1 Hình ảnh đảm nhận vai trò miêu tả, cung cấp thông tin
Cùng với lời bình, hình ảnh truyền hình là một ngôn ngữ để đem thôngtin tới cho khán giả Tuy nhiên, thực tế cho thấy, điều làm nên sự khác biệtgiữa truyền hình với các loại truyền hình truyền thông khác như báo viết, phátthanh… đó là hình ảnh Và, hình ảnh được coi là “chính ngôn” - ngôn ngữchính để chuyển tải nội dung thông tin Miêu tả là cách thức mà hình ảnh sửdụng để cung cấp thông tin cho khán giả Miêu tả là hình thức tái hiện lại mộtbức tranh nghệ thuật của đời sống Bằng những hình ảnh màu sắc, gợi tả, nhịpđiệu, đường nét, hình ảnh có khả năng miêu tả một cách sinh động, đầy đủ,thẩm mỹ và xác thực nhất một sự vật, sự việc Hình ảnh giúp người xem biết
sự việc, sự kiện xảy ra ở đâu? Khi nào? Sự kiện đó như thế nào?
Đối với các tác phẩm truyền hình, tác giả quan sát hiện thực để phântích, đánh giá, tổng hợp, kết luận về sự việc sự kiện hay một vấn đề nào đó.Công việc mô tả sự phát triển của sự kiện là nhờ khả năng miêu tả - thể hiệncủa cameraman Nhiệm vụ miêu tả của hình ảnh thể hiện rõ nhất qua các độngtác máy, cỡ cảnh và việc lựa chọn các chi tiết cũng như sắp xếp chúng thànhmột bố cục hợp lý
Ở truyền hình, hình ảnh về nội dung về phòng, chống tội phạm giúpngười xem hiểu về tình hình tội phạm hiện nay, việc phòng, chống tội phạmhay nói một cách cụ thể hình ảnh truyền hình giúp cho khán giả biết việc ngănngừa tội phạm và thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện của hành vi gây nguyhiểm được thực hiện như thế nào? Thực hiện ở đâu? Và thực hiện ra sao? Nếu hình ảnh được tư duy tốt thì bằng các mắt xích, các hình ảnh riêng
lẻ liên kết lại với nhau thành một trường đoạn một cách chặt chẽ, chưa cần tớilời bình nhưng nó có thể tái hiện thông tin tương đối đầy đủ một câu chuyện
Trang 38Hình ảnh có ngữ pháp riêng, có những hình ảnh bắt đầu và kết thúc câuchuyện, giống như câu đầu và câu cuối của một bài viết trên báo Bên cạnh
đó, hình ảnh chuyền tiếp làm cho người xem liên tục chú ý, giống như nhữngđầu đề nhỏ trong bài báo
1.3.2 Hình ảnh tăng tính chân thật, sinh động cho tác phẩm truyền hình
Thế mạnh của truyền hình là khả năng giao tiếp trực tiếp, ngoài nghe âmthanh còn nhìn thấy hình ảnh một cách trực quan, làm cho người xem tiếpnhận thông tin nhanh chóng, đồng thời và rất sinh động Hình ảnh trong tácphẩm truyền hình là những hình ảnh cụ thể, điển hình nhìn thấy được, thôngqua màn hình trình diện trước mắt người xem một cách trực tiếp Hình tượngsinh động, hình ảnh chân thật tạo ra sức cảm hóa mãnh liệt làm cho ngườixem cảm thấy mình đang như ở trong cuộc Hình ảnh trong một tác phẩmtruyền hình là sự trình chiếu sự kiện xảy ra trong thời gian thực và không gianthực Hình ảnh biểu lộ một cách chân thật nhất mà không bút pháp nào sosánh bằng
Và điều làm nên sự tương đồng giữa truyền hình và điện ảnh đó là hìnhảnh Hình ảnh của điện ảnh là nguồn cội là những cơ sở ban đầu để truyềnhình học hỏi những tinh hoa để phát triển Truyền hình học hỏi ở điện ảnh cáccách khai thác và sử dụng các cỡ cảnh, động tác máy, cách montage (dựng)
… Điện ảnh nói chung và hình ảnh của điện ảnh nói riêng góp phần giúp chotruyền hình ra đời, thăng hoa và phát triển Tuy nhiên, giữa truyền hình
và điện ảnh có những điểm khác biệt Điện ảnh thiên về nghệ thuật dàn dựng,diễn xuất và hình tượng hóa trong khi đó truyền hình nói chung, báo truyềnhình nói riêng thiên về sự chân thực Hình ảnh của truyền hình khách quan,chân thực, được máy qây ghi chép lại như nguyên bản và thông tin cho côngchúng Chính sự thông tin chân thực - điều đó góp phần tạo nên sự sinh động,hấp dẫn của truyền hình so với điện ảnh Hình ảnh truyền hình là những điều
Trang 39chân thực trong cuộc sống được người quay phim ghi lại, công chúng đươchchứng kiến chứ không phải nghe kể lại như ở các loại hình khác (báo viết,phát thanh…) - và chính điều này đã tạo sức hút đặc biệt đối với khán giả.Khán giả được tiếp nhận thông tin chân thực, khách quan và sinh động Khángiả được nhìn thấy, được lắng nghe chia sẻ từ những con người thật, việc thật,trạng thái thật của sự kiện, thấy được nét mặt, cử chỉ thái độ tâm tư tình cảmcủa người nói… Qua những hình ảnh thực tế về công tác phòng, chống tộiphạm - cụ thể là việc ngăn chặn, thủ tiêu những hành vi, điều kiện gây nên tộiphạm giúp cho khán giả hiểu hơn về xã hội, và có những nhận thức và hành viđúng đắn trong việc góp phần phòng, chống tội phạm, bảo vệ sự bình yên của
xã hội
1.4 Những yêu cầu trong khai thác và sử dụng hình ảnh truyền hình thông tin về phòng, chống tội phạm
1.4.1.Yêu cầu trong khai thác hình ảnh
Hình ảnh về phòng, chống tội phạm cần được khai thác từ nhiều nguồnkhác nhau để đảm bảo thông tin đa chiều và tính thời sự của thông tin Hìnhảnh khai thác được càng nhiều, càng dồi dào về nội dung thì việc sử dụng đểxây dựng tác phẩm truyền hình sau này càng thuận lợi Để có hình ảnh đểphục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm truyền hình về nội dung phòng, chống tộiphạm, nguồn đầu tiên mang tính chủ động đó là phải từ chính các phóng viên,biên tập viên được giao nhiệm vụ thông tin về vấn đề này Phóng viên phải
“lăn lộn”, bám sát cơ sở, hiểu biết vấn đề mình được giao thực hiện từ đó khaithác cho phù hợp Tuy nhiên, thông tin về phòng, chống tội phạm có nhữngđặc thù riêng, trong những trường hợp nguy hiểm nếu không có sự giám sátcủa công an, của dân phòng, thường trực địa phương thì khó có thể có đượcnhững hình ảnh đắt giá về tình hình tội phạm đó Vì vậy, để có những thôngtin sinh động, chân thực các phóng viên, biên tập viên cần có sự liên kếtthường xuyên với lực lượng chuyên môn để hỗ trợ trong quá trình tác nghiệp
Trang 40Thực tiễn rất sôi động, có thể một sự kiện, một vấn đề dàn trải ở khoảngthời gian khác nhau và liên quan đến nhiều địa điểm vì vậy một mình phóngviên hay biên tập viên khó có thể bao quát được hết hình ảnh Vậy nên để cóđược thật nhiều hình ảnh sinh động, phóng viên, biên tập viên có thể phải chủđộng tìm tòi, khai thác thêm từ nhiều nguồn khác Các nguồn đó có thể từ độingũ phóng viên, biên tập viên của các Đài PTTH, các Đài truyền thanh địaphương, của đội ngũ cộng tác viên, đồng nghiệp trong lĩnh vực liên quan(công an, kiểm sát…) thậm chí từ công chúng Việc có đa dạng nguồn hìnhảnh từ nhiều nguồn khác nhau như vậy sẽ góp phần phản ánh chân thật, kháchquan sự việc đang diễn ra.
Bên cạnh đó để việc khai thác hiệu quả phóng viên cần suy nghĩ dự đoánmột cách khoa học những nguồn có thể cung cấp, thời điểm có thể huy độngnguồn tin để làm sao việc khai thác hiệu quả đó là có nhiều thông tin bằng hìnhảnh mà lại không mất quá nhiều thời gian để đi “săn lùng”, tìm kiếm
1.4.2 Yêu cầu trong sử dụng hình ảnh
Sau khi đã khai thác và có những hình ảnh liên quan đến nội dung, côngviệc tiếp theo đó là “dùng” - “sử dụng” những chất liệu đã được khai thác đó
để cấu thành nên tác phẩm Tuy nhiên, việc sử dụng phải có những nguyêntắc để đảm bảo chuyển tải thông tin đầy đủ, đúng định hướng Để đáp ứngđược điều này cần lựa chọn những hình ảnh đáp ứng một số yêu cầu cơ bảnsau:
+ Sử dụng những hình ảnh có giá trị thông tin
Giá trị thông tin của hình ảnh là qua hình ảnh đó, người xem có thể
biết sự kiện, sự việc gì diễn ra? diễn ra ở đâu? khi nào và như thế nào? Hìnhảnh có giá trị khi khán giả xem xong có thể dễ dàng “gọi tên” được sự kiện vànắm bắt được những thông tin chính mà hình ảnh mang lại
Giá trị thông tin của hình ảnh là một trong những tiêu chí quan trọnghàng đầu để đánh giá chất lượng hình ảnh của một tác phẩm truyền hình Giá