1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ báo chí học hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý đài phát thanh và truyền hình thành phố cần thơ hiện nay

115 642 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 548,5 KB

Nội dung

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở hình thành khung lý thuyết về mô hình tổ chức, quản lý đài PTTH cấp tỉnh trong tình hình, điều kiện mới, qua phân tích thực trạng đài TH TP Cần Thơ (THTPCT) , luận văn thử đề xuất góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý THTPCT hiện nay. Mục đích khi thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay” mà tác giả luận văn muốn hướng tới gồm hai nội dung lớn: Thứ nhất, làm rõ những ưu điểm, hạn chế, tầm quan trọng và điều kiện cần hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý của Đài Phát Thanh và truyền hình hiện nay. Thứ 2, Đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý phù hợp đối với THTPCT trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành các mục đích đưa ra, nhiệm vụ của luận văn là : Thứ nhất, khái quát hệ thống lý luận thực tiễn liên quan đến mô hình tổ chức, quản lý, cơ quan báo chí, các điều kiện, khách quan và chủ quan về hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý. Thứ hai, phân tich sự cần thiết, mục đích và những nguyên tắc của vấn đề hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý đài PTTH cấp tỉnh, trong trường hợp này là đài PTTH TP.Cần Thơ, nhưng tác giả chỉ hạn chế trong mô hình của đài THTPCT. Đài PTTH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trên thực tế có 2 đài trong một cơ quan báo chí: đài phát thanh (PT) và đài truyền hình (TH). Ở đây tác giả chỉ nghiên cứu về TH TP Cần Thơ. Thứ 3, phân tích những ưu điểm, hạn chế về mô hình tổ chức, quản lý hiện tại của THTPCT hiện nay, làm sáng rõ các nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ- ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

TP Cần Thơ, năm 2015

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐÀI PHÁT THANH

VÀ TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY

Chuyên ngành: BÁO CHÍ HỌC

Mã số: 60320101

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TP Cần Thơ, năm 2015.

Trang 4

chức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay, là kết quả công trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số liệu và

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất cứ công trình nào khác Các thông tin trong luận văn đã đượcchỉ rõ nguồn gốc

Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình

Tác giả

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN-THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12

1.1 Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu 12

1.2 Nhu cầu và điều kiện hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ 15

1.3 Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ 20

Chương 2 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY 27

2.1 Khái quát Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay 27

2.2 Những thành công và hạn chế về mô hình tổ chức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay 38

2.3 Nguyên nhân của những thành công và hạn chế mô hình tổ chức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay. .60

Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY 67

3.1 Những vấn đề đặt ra trong mô hình tổ chức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay 67

3.2 Giải pháp góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý Đài THTPCT hiện nay 72

3.3 Đề xuất phương án hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay 80

3.4 Điều kiện cơ bản cho mô hình mới 88

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 6

Hình 2.1: Các loại hình báo chí của THTPCT và năm thành lập 33

Hình 2.2: Quy trình sản xuất chương trình truyền hình tại THTPCT 34

Hình 2.3: Quy trình sản xuất chương trình phát thanh THTPCT 36

Hình 2.4: Sơ đồ quy trình sản xuất Website của THTPCT 37

Hình 2.5 : Cơ cấu tổ chức Đài THTPCT 39

Hình 2.6: Mô hình quản lý THTPCT hiện nay 48

Hình 3.1: So sánh mô hình tổ chức THTG, ATV, THTPCT 68

Hình 3.2: Mô hình tổ chức, quản lý của Đài THTPCT hiện nay 87

Hình 3.3: Đề xuất mô hình tổ chức, quản lý Đài THTPCT 88

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Truyền thông đa phương tiện xuất hiện và trở thành xu thế của báo chíhiện nay Để bắt kịp với xu hướng truyền thông đa phương tiện, cần có một sựthay đổi toàn diện, đồng bộ và phù hợp về: hệ thống văn bản pháp lý, laođộng nghề báo, những vấn đề về cạnh tranh, bản quyền,…và tất nhiên là cần

cả sự thay đổi về mô hình, bộ máy tổ chức của các cơ quan báo chí để phùhợp hơn

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (khóa X) xácđịnh cần tiếp tục “phát huy ưu điểm của báo chí, khắc phục các yếu kém,khuyết điểm, giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc trong chỉ đạo quản

lý và hoạt động của báo chí, tạo cơ sở cho bước phát triển mới của báo chí”.Trước yêu cầu này, các cơ quan báo chí cần đưa ra lộ trình phát triển phù hợp.Trong lộ trình phát triển đó, mô hình tổ chức, quản lý là một trong những yếu

tố cần xem xét và cân nhắc để có sự thay đổi hợp lý

Quyết định 1448 QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày19/8/2013 quy định phát triển dịch vụ phát thanh và truyền hình Việt Nam

đến năm 2020 nêu rõ: « Thiết lập dịch vụ phát thanh, truyền hình cạnh tranh.

Xác lập cơ chế, chính sách thích hợp với từng loại hình dịch vụ truyền hình

để hình thành số lượng và quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hợp lý, vừa đảm bảo mục tiêu chống độc quyền vừa đảm bảo mục tiêu có doanh nghiệp đủ năng lực làm chủ thị trường trong nước và vươn ra quốc tế Cụ thể, không phát triển thêm và từng bước hạn chế dịch vụ truyền hình tương tự

vô tuyến mặt đất theo lộ trình số hóa truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2451/ QĐ-TTg ngày 27/12/2011 » Đây là một trong những lý do để lãnh đạo cơ

Trang 8

quan báo chí thay đổi mô hình tổ chức và cách quản lý của mình trong hoạtđộng của đơn vị.

Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ hiện có 54 cơ quan báo chí Đây làthách thức lớn đối với lãnh đạo và cán bộ công nhân viên cơ quan của ĐàiPhát thanh và Truyền hình Thành phố Cần Thơ (từ đây viết tắt là THTPCT),nhất là trong điều kiện Đài đang tự chủ khoảng 80 % kinh phí hoạt động Mỗinăm trung bình THTPCT cần khoảng 60 tỷ cho công tác chi thường xuyên

Áp lực nguồn thu để đủ chi cho 219 cán bộ, công nhân viên hiện nay là không

hề đơn giản Điều chỉnh mô hình tổ chức, quản lý sao cho phù hợp và hiệuquả là một trong những yêu cầu cấp thiết để giúp cơ quan có thể thích nghivới điều kiện thực tế, để có thể tồn tại và phát triển

Đài THTPCT là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí theo cơ chế

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với sự nghiệp công lập theo quyếtđịnh 43/2006/NĐ_CP ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ Khi đi vào

tự chủ, mô hình tổ chức và quản lý hiện tại đang bộc lộ nhiều hạn chế Áp lực

về nguồn thu và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các loại hình báo chí vàchính trong hệ thống phát thanh và truyền hình đang đặt ra yêu cầu mới về môhình tổ chức và quản lý Mô hình đó phải đáp ứng được yêu cầu hiệu quảcông việc cao nhất, chi phí ít tốn kém nhất

Hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý THTPCT là rất cần thiết tronglúc này, nhất là khi bộ máy đang bộc lộ sự cồng kềnh, cán bộ, viên chức tăngnhưng hiệu quả công việc không cao Vấn đề này bộc lộ qua sự so sánh về sốlượng cán bộ, viên chức với số lượng chương trình Đài tự sản xuất Dùchương trình do Đài tự sản xuất không tăng so với cách đây 10 năm (năm2004), nhưng số cán bộ công chức lại tăng gần gấp đôi

Đài THTPCT hiện đang xây dựng đề án nâng cấp trang thông tin điện

tử hiện có thành báo mạng điện tử Đồng thời, Đài đang gửi hồ sơ đề nghị

Trang 9

được cấp phép mở thêm kênh 2 truyền hình thay vì một kênh như hiện nay.Vậy nên, hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý chính là bước đi căn bản, việccần làm để phù hợp với định hướng phát triển của Đài trong thời gian tới.

Với những lý do vừa nêu ở trên, là một phóng viên trực tiếp làm việc ởĐài THTPCT, tôi thấy việc thực hiện đề tài nghiên cứu ‘‘Hoàn thiện mô hình

tổ chức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình Thành phố Cần Thơ hiệnnay’’ là cần thiết trong bối cảnh hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Mặc dù tại Việt Nam việc nghiên cứu về một mô hình tổ chức, quản lý

cụ thể tại một cơ quan báo chí chưa nhiều, nhất là đối với mô hình của ĐàiPhát thanh và truyền hình Tuy nhiên, các đề tài liên quan đến tồ chức, quản

lý nói chung và các vấn đề về nhân lực, tính chuyên nghiệp, …đối với hoạtđộng báo chí nói riêng lại khá nhiều và có thể kể đến một số đề tài nghiên cứunhư sau :

Cuốn sách « Những nguyên lý của công tác tổ chức » do Lê Huy Phan

và Hoàng Đức Tảo dịch từ bản tiếng Nga của tác giả P.M.KÉC-GIEN-TXEPđược Nhà xuất bản Lao động xuất bản năm 1974 Mặc dù hiện nay có nhiềucuốn sách, bài báo có giá trị về chuyên đề tổ chức, nhưng cuốn sách này vẫnđược độc giả coi trọng không chỉ về giá trị lịch sử của nó mà về những luậnđiểm được tác giả đề ra trong cuốn sách Cuốn sách giúp người đọc có cáinhìn tổng thể nhất về tổ chức Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến kế hoạch tổchức, mục tiêu tổ chức, các loại hình tổ chức, các phương pháp tổ chức, lựachọn cán bộ, những điều kiện kỹ thuật của tổ chức, những nguyên tắc của tổchức,…Tuy nhiên, tác giả cuốn sách chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung vềmặt tổ chức mà không bóc tách tổ chức từng đối tượng, lĩnh vực cụ thể Khinghiên cứu tổ chức, lãnh đạo cơ quan báo chí dưới góc nhìn kinh tế thì cuốn

Trang 10

sách chính là cơ sở lý luận để giúp tác giả vận dụng trong nghiên cứu cho đềtài của mình

Trong cuốn sách « Nguyên tắc quản lý bài học xưa và nay » được Nhà

xuất bản Tài chính xuất bản năm 2007 của nhóm biên soạn Trung tâm Thôngtin và Tư vấn Doanh nghiệp đã nhấn mạnh rằng : « Thị trường hiện đại mangtính chất quốc tế Người giám đốc ngày nay muốn công ty tồn tại và phát triểnkhông chỉ phải dựa vào năng lực và kinh nghiệm của riêng mình mà phải tậphợp được sức mạnh của nguồn nhân lực, … » Để làm rõ luận điểm này, cuốnsách « Nguyên tắc quản lý bài học xưa và nay » đã thu thập những kiến thức,

kỹ năng và phương pháp cần có trong quá trình quản lý cho người quản lýthời nay, phân tích lỹ lưỡng sự thành bại của các doanh nghiệp ở các nướctrên thế giới Cuốn sách không chỉ dừng lại ở lý luận mà còn cả những kinhnghiệm thành công đã được thực tiễn chứng minh trong nhiều năm nay Trongbối cảnh chung của kinh tế thị trường, lãnh đạo của các cơ quan báo chí vừaphải làm chính trị, vừa phải làm kinh tế Vậy nên những lập luận trong cuốnsách sẽ giúp tác giả vận dụng vào thực tiễn của đơn vị để phục vụ nghiên cứu

đề tài « Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hìnhThành phố Cần Thơ hiện nay »

Trong giáo trình « Báo chí Truyền hình » do PGS.TS Dương Xuân Sơn

biên soạn và được Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản 3/2009

đã tập trung trình bày các vấn đề của báo chí truyền hình như : vị trí, vai trò,lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình, nguyên lý của truyền hình, chứcnăng xã hội của truyền hình, quy trình sản xuất truyền hình, các thể loại báochí truyền hình,… Tuy giáo trình chưa đề cập đến một mô hình cụ thể, nhưng

là cơ sở để tác giả có thêm kiến thức vận dụng vào nghiên cứu về tổ chức vàquản lý của một mô hình cụ thể

Trang 11

Tác giả Đinh Văn Hường trong cuốn sách « Tổ chức và hoạt động của

tòa soạn » do Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản tháng 11 năm

2007 đã có những phân tích rất cụ thể về tổ chức cũng như hoạt động của mộttòa soạn Ngoài các khái niệm, tác giả đã đưa ra cơ cấu tổ chức bộ máy củatòa soạn, đặc điểm của lao động báo chí ở toàn soạn, công tác kế hoạch củatòa soạn, công tác bạn đọc của tòa soạn,…Cuốn sách đã cho độc giả có cáinhìn tổng quan về hoạt động của tòa soạn, vấn đề lý luận gắn với thực tiễngắn với hoạt động thực tiễn của tòa soạn báo và từ những kinh nghiệm thựctiễn để kiểm chứng bổ sung cho lý thuyết Mặc dù cuốn sách chỉ là mô hìnhhoạt động của tòa soạn báo nói chung, nhưng cuốn sách sẽ giúp tác giả luậnvăn có thêm cơ sở cả về lý luận và thực tiễn để vận dụng cho quá trình nghiêncứu của mình

Luận văn thạc sĩ báo chí học của Học viện Báo chí và Tuyên truyềnthuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2013 của

học viên Trần Thị Thùy Liên về « Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí đa

phương tiện tại Đài phát thanh và Truyền Hình Quảng Ninh hiện nay » do TS

Hà Huy Phượng hướng dẫn khoa học đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận

cơ bản về tổ chức hoạt động cơ quan báo chí đa phương tiện, tác giả cũng đãkhái quát khái niệm về hoạt động tổ chức, hoạt động cơ quan báo chí đaphương tiện,…Luận văn nghiên cứu, phân tích thực trạng việc tổ chức hoạtđộng báo chí đa phương tiện tại Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh

từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng tổ chứchoạt động Tuy nhiên, luận văn chưa làm rõ việc đề xuất nâng cao chất lượng

tổ chức hoạt động cơ quan báo chí dựa trên những tiêu chí nào Mặt khác luậnvăn chỉ dừng lại ở tổ chức hoạt động mà chưa đề cập nhiều đến quản lý, trongkhi đó để đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt động thì quản lý là vấn đề không thểtách rời Vậy nên trong nghiên cứu của mình tác giả sẽ vận dụng cơ sở lý

Trang 12

luận, phát triển nghiên cứu thêm các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản lýtrong cơ quan báo chí cụ thể là THTPCT.

Năm 2005, khi làm luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, học viênNguyễn Vũ Diệu Trang - Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã thực hiện đề tài «Cơ quan báo chí đa loại

hình ở Việt Nam », đề tài do PGS.TS Tạ Ngọc Tấn hướng dẫn khoa học.

Ngoài phần cơ sở lý luận, luận văn đã khảo sát các cơ quan báo chí : Thôngtấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Tuổi trẻ để nhận diện các

cơ quan báo chí đa loại hình ở Việt Nam Trong đó, tác giả luận văn đã đề cậpđến một số vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành và hiệu quảhoạt động của các cơ quan báo chí đã khảo sát Đây cũng là cơ sở đề tác giảluận văn có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề mình nghiên cứu

Luận văn thạc sĩ « Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ báo chí của Hà

Nội hiện nay » của học viên Phan Thị Lệ Thu - học viên của Phân viện Báo

chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh doPGS.TS Nguyễn Văn Dững hướng dẫn được thực hiện năm 2004 Luận văn

đã làm rõ vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển của một

cơ quan báo chí nói chung Thống kê và đưa ra các quan điểm chung vềnguồn nhân lực Đề tài chỉ rõ vai trò vị trí của từng thành viên trong một cơquan báo chí Phân tích thực trạng nguồn nhân lực cơ quan báo chí hiện naytrên cơ sở phân tích một cơ quan báo chí cụ thể Trên cơ sở kết quả nghiêncứu của luận văn gợi mở ra một số vấn đề để tiếp tục cần làm rõ thêm như :tại sao phải xây dựng đội ngũ báo chí chuyên nghiệp? yếu tố con người ảnhhưởng như thế nào đến chất lượng sản phẩm và vấn đề kinh tế báo chí trongđiều kiện hiện nay?

Năm 2012, học viên Triệu Thị Hoa – Học viện Báo chí và Tuyêntruyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã thực hiện đề tài

Trang 13

nghiên cứu luận văn thạc sĩ với đề tài « Tổ chức sản xuất nhật báo ở Việt

Nam hiện nay » Luận văn do Tiến sĩ Trần Thị Thu Nga hướng dẫn Luận văn

đã đưa ra một số khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu và vai trò của quy trình tổchức sản xuất sản phẩm báo chí Tác giả luận văn cũng đưa ra một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình tổ chức sản xuất nhật báo, trong

đó nhấn mạnh về nguồn nhân lực, cơ chế chính sách Luận văn mặc dù chỉmới tập trung phân tích về quy trình tổ chức sản xuất nhật báo, nhưng vớinhững luận điểm được trình bày trong luận văn sẽ là những luận điểm quantrọng để tác giả khai thác thác, phân tích sâu hỗ trợ cho quá trình nghiên cứucủa mình

Trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận thông tin, tác giả luận văn cũng đãtiếp cận một số tài liệu thông qua các kênh khác nhau liên quan đến tổ chức,quản lý và nhiều bài viết liên quan đến nội dung nghiên cứu

Trong bối cảnh chúng ta đang rà soát, tổ chức lại hệ thống các cơ quanbáo chí, thì mô hình tổ chức, quản lý nào phù hợp trong bối cảnh hiện nay vẫn

là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu Nghiên cứu về Mô hình tổ chức,quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay là vấn đềcần được nghiên cứu để hướng tới mục tiêu chuyên nghiệp – hiệu quả

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Trên cơ sở hình thành khung lý thuyết về mô hình tổ chức, quản lý đài

PTTH cấp tỉnh trong tình hình, điều kiện mới, qua phân tích thực trạng đài

TH TP Cần Thơ (THTPCT) , luận văn thử đề xuất góp phần hoàn thiện môhình tổ chức, quản lý THTPCT hiện nay

Mục đích khi thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện mô hình tổchức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiệnnay” mà tác giả luận văn muốn hướng tới gồm hai nội dung lớn:

Trang 14

Thứ nhất, làm rõ những ưu điểm, hạn chế, tầm quan trọng và điều kiệncần hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý của Đài Phát Thanh và truyền hìnhhiện nay.

Thứ 2, Đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý phù hợpđối với THTPCT trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành các mục đích đưa ra, nhiệm vụ của luận văn là :Thứ nhất, khái quát hệ thống lý luận - thực tiễn liên quan đến mô hình

tổ chức, quản lý, cơ quan báo chí, các điều kiện, khách quan và chủ quan vềhoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý

Thứ hai, phân tich sự cần thiết, mục đích và những nguyên tắc của vấn

đề hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý đài PTTH cấp tỉnh, trong trường hợpnày là đài PTTH TP.Cần Thơ, nhưng tác giả chỉ hạn chế trong mô hình củađài THTPCT Đài PTTH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trên thực

tế có 2 đài trong một cơ quan báo chí: đài phát thanh (PT) và đài truyền hình(TH) Ở đây tác giả chỉ nghiên cứu về TH TP Cần Thơ

Thứ 3, phân tích những ưu điểm, hạn chế về mô hình tổ chức, quản lýhiện tại của THTPCT hiện nay, làm sáng rõ các nguyên nhân của những ưuđiểm, hạn chế đó

Thứ 4, đưa ra cơ sở và phương án đề xuất góp phần hoàn thiện mô hình

tổ chức, quản lý THTPCT hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình tổ chức, quản lý đài phátthanh - truyền hình cấp tỉnh, cụ thể là THTPCT

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 15

Trong khuôn khổ của đề tài, luận văn sẽ nghiên cứu khảo sát ở phạm vi

« Mô hình tổ chức, quản lý Đài Phát thanh và truyền hình Thành phố Cần Thơhiện nay »

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ dựa trên lý luận chung mangtính hệ thống về mô hình tổ chức, quản lý, báo chí, cơ quan báo chí, và dựavào xu hướng báo chí hội tụ và tích hợp truyền thông, báo chí đa phương tiện,báo chí trong điều kiện toàn cầu hóa,… từ đó vận dụng các cơ sở lý luận thựctiễn để khảo sát, phân tích mô hình tổ chức, quản lý THTPCT Trên cơ sở đó

đề xuất phương án góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý THTPCT

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành mục đích và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sẽ

sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu:

Phương pháp này được sử dụng với hình thức: Đọc các tài liệu nhưsách, tạp chí, giáo trình…chuyên ngành về tổ chức, quản lý, báo chí, truyềnthông, cơ quan báo chí, tổ chức cơ quan báo chí Tài liệu được lựa chọn là cáccông trình nghiên cứu, tác phẩm của các tác giả trong và ngoài nước liên quanđến các vấn đề nghiên cứu, các trang web điện tử uy tín và các nguồn tài liệusưu tầm khác Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu được sử dụng nhưmột trong những phương pháp nghiên cứu cơ bản nhằm tổng hợp, phân tíchtrên cơ sở đó đúc rút những luận điểm, luận chứng co các nội dung xuyênsuốt của luận văn

Mục đích của phương pháp nghiên cứu tài liệu, giúp cho người nghiêncứu nắm vững cơ sở lý luận, thực tiễn và có thêm kiến thức về lĩnh vực vàvấn đề mà mình đang nghiên cứu

Trang 16

- Phương pháp khảo sát, thống kê, thu thập số liệu:

Phương pháp này sẽ được sử dụng để khảo sát, thu thập số liệu tại ĐàiPhát thanh và Truyền hình Thành phố Cần Thơ và Đài Phát thanh và Truyềnhình Tiền Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, Đài Truyền hìnhVĩnh Long Sử dụng để phân tích kết quả khảo sát qua các bảng biểu, môhình, sơ đồ…

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình tổ chức, quản lý;

sử dụng thống kê miêu tả; sử dụng bảng so sánh các yếu tố liên quan Từ đó

có cái nhìn tổng quan về mô hình tổ chức, quản lý ở các đài Phát thanh –truyền hình địa phương hiện nay, trên cơ sở đó tìm ra những ưu điểm, hạn chếcủa mô hình hiện tại

- Phương pháp phỏng vấn sâu:

Phỏng vấn quản lý, cán bộ viên chức của Đài Phát thanh và Truyềnhình Thành phố Cần Thơ; lãnh đạo cơ quan chủ quản Đài Phát thanh vàTruyền hình Thành phố Cần Thơ; …và các cơ quan báo chí khác Phươngpháp này sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn toàn diện hơn về mô hình tổ chức,quản lý ở Đài truyền hình địa phương hiện nay Kết quả của phương phápphỏng vấn sâu góp phần làm cơ sở để tác giả luận đề xuất mô hình tổ chức,quản lý hoàn thiện cho Đài Phát thanh và Truyền hình Thành phố Cần Thơ

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn sẽ góp phần hệ thống khung lý luận về mô hình, quản lý,

báo chí, cơ quan báo chí,… là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu liênquan đến vấn đề mô hình tổ chức, quan lý ở cơ quan báo chí hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đề xuất hướng hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý THTPCT,trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả và chuyên nghiệp

Trang 17

Với kết quả này, có thể làm cơ sở để lãnh đạo THTPCT, Cơ quan chủquản là Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ tham khảo xây dựng lộ trình và

đề án phát triển THTPCT trong tương lai

Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên khi học tập

và nghiên cứu về mô hình tổ chức, quản lý báo chí ở nước ta hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nộidung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận –thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Trong

chương này, tác giả giải mã các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu, hìnhthành nhận thức lý luận – khung lý thuyết của vấn đề; như mục đích, nguyêntắc và khả năng thích ứng của mô hình trước tình hình và yêu cầu mới;

Chương 2: Phân tích mô hình tổ chức, quản lý Đài Phát thanh và

Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay Chương này nhằm phân tích môhình tổ chức, quản lý của đài THTPCT hiện nay; nhìn nhận những vấn đề,những tồn tại và hạn chế làm cơ sở cho những đề xuất hòan thiện nó

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện mô hình tổ

chức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ Sau khikhảo sát- phân tích ở chương 2, chương 3 chủ yếu nêu vấn đề và giới thiệu, đềxuất góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý cho đài THTPCT

Đây là vấn đề nghiên cứu khó khăn, nhiều thử thách, thậm chí là quásức đối với một phóng viên trẻ, nhưng với tâm huyết vận dụng kiến thức xemxét vấn đề cụ thể về mô hình tổ chức quản lý một đài TH, tác giả hy vọngnhận được sự động viên khích lệ

Trang 18

Theo từ điển tiếng Việt: “Tổ chức là làm cho thành một chỉnh thể, cómột cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định”

P.M Kéc-Gien- TXép tác giả cuốn sách “Những nguyên lý của công tác

tổ chức” được Lê Huy Phan và Hoàng Đức Tảo dịch đã đưa ra khái niệm về

tổ chức: “Tổ chức nghĩa là liên hiệp nhiều người lại để thực hiện một công tácnhất định Chúng ta cũng có thể gọi bản thân hình thức liên hiệp đó là một tổ

chức” [31 -T10]

Từ các quan niệm trên có thể hiểu một cách chung nhất: tổ chức là liênhiệp nhiều người lại để thực hiện một công tác nhất định, là làm cho nhiềungười riêng lẻ trong cùng một tập thể thành một chỉnh thể có cấu tạo, cấu trúc

và những chức năng chung nhất cùng vì một mục đích nhất định

1.2.2 Khái niệm về quản lý

Tác giả Vũ Hào Quang đưa ra định nghĩa: “Quản lý chính là sự tácđộng liên tục có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng

nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra” [T17 – 46].

Tác giả Harold Koontz tác giả cuốn sách “Những vấn đề cốt lõi của

quản lý” khi đề cập đến bản chất của quản lý ông viết: “mọi nhà quản lý ở

mọi cấp độ đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường màtrong đó các cá nhân, làm việc với nhau trong các nhóm, có thể hoàn thành

Trang 19

nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” [23, T17]

Một số tác giả khác cho rằng: “Quản lý là sự tác động của chủ thể lênđối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đặt ta trong điều kiện biến động của môitrường”

Tóm lại, quản lý là quá trình quản trị của một tổ chức, là sự tác độngliên tục có tổ chức, có quá trình quản lý, đối tượng quản lý nhằm thiết kế vàduy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong cácnhóm có thể hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã định

1.2.3 Khái niệm về báo chí

C Mác, Ph Ănghen, V.I.Lênin là những lãnh tụ thiên tài của phongtrào cộng sản và công nhân quốc tế Không những là nhà tư tưởng lớn, cácbậc vĩ nhân ấy còn là những nhà báo kỳ cựu của lịch sử báo chí thế giới Từgóc nhìn sứ mệnh của báo chí, C Mác, Ph Ănghen đã quan niệm: “Xét theo

sứ mệnh của nó, báo chí là người bảo vệ của xã hội, là người tố cáo khôngmệt mỏi những nhà cầm quyền, là con mắt ở khắp mọi nơi, là tiếng nói rộngrãi của tinh thần nhân dân đang hăng hái gìn giữ quyền tự do của mình” [35,T12]

Tiếp cận từ quan điểm hệ thống, PGS.TS Nguyễn Văn Dững đưa ra bảnchất chung của báo chí truyền thông: “là hoạt động thông tin - giao tiếp xã hộitrên quy mô rộng lớn nhất, là công cụ là phương thức kết nối xã hội hữu hiệunhất trong mối quan hệ với công chúng và với dư luận xã hội, với nhân dân vàvới các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế”[6, T61]

Trong cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí” do PGS.TS Tạ Ngọc Tấn làmchủ biên đã đưa ra khái niệm về báo chí: “Báo chí là một trong hệ thống xãhội Nó ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin giao tiếp, bị chiphối bởi trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ cũng như trình độ nền sản xuấtvật chất trong từng thời kỳ lịch sử, từng đất nước khác nhau”[38,T37]

Trang 20

Tiến sĩ Lưu Văn An khi nghiên cứu “Truyền thông đại chúng trong hệthống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển” đã đưa ra địnhnghĩa: “Báo chí theo nghĩa rộng là truyền thông đại chúng, theo nghĩa hẹp làmột loại hình của truyền thông đại chúng Đó là cơ quan ngôn luận của các tổchức đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân”[1,T09].

Từ các khái niện nêu trên có trên, có thể hiểu báo chí là những kênhtruyền thông đại chúng sản xuất và quảng bá thông tin thường xuyên liên tục,tác động đến nhiều người, có tính định kỳ, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanhchóng, đa dạng, chính xác của quảng đại quần chúng

1.1.4 Khái niệm cơ quan báo chí

Cơ quan báo chí có vai trò là chiếc cầu nối, là môi trường mà ở đó tập

trung cao độ mối quan hệ giữa nhà báo, tác phẩm và công chúng- mối quan hệđặc trong hoạt động báo chí Khái niệm cơ quan báo chí nhìn từ góc độ, chứcnăng nhiệm vụ đã được Lênin tổng kết: “Tờ báo không chỉ là người tuyêntruyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể” [35, T75]

Tại điều 3 và điều 11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báochí (6/1999) khi đề cập đến cơ quan báo chí đã chỉ ra rằng : “Cơ quan báo chí

là nơi thực hiện một loại hình báo chí như: Báo in, báo điện tử, các cơ quanphát thanh – truyền hình tại Trung ương và địa phương” [51, T19]

Khi nghiên cứu về “Tổ chức và hoạt động của tòa soạn”, tác giả ĐinhVăn Hường đưa ra định nghĩa tòa soạn báo chí: “Tòa soạn báo chí là cơ quan

do Đảng, chính quyền, các tổ chức và đoàn thể xã hội lập ra để xuất bản báochí theo quy định của pháp luật Đó là cơ quan ngôn luận của một tổ chứcnhất định, thực hiện tôn chỉ, mục đích nhiệm vụ do tổ chức đó đặt ra bằng

những phương tiện và biện pháp đặc biệt” [24, T12].

Từ các quan niệm nêu trên, có thể khái quát: Cơ quan báo chí là cơ

Trang 21

quan ngôn luận do Đảng, chính quyền, các tổ chức và đoàn thể xã hội lập ra

để sản xuất báo chí theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thu thập, sảnxuất tin tức một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất đảm bảo tính Đảng, diễn đàncủa nhân dân

Trong trường hợp này, chúng tôi nghiên cứu đài PT –TH TP.Cần Thơtrong đó xét về góc độ cấu trúc nghề nghiệp thì bản thân nó hàm chứa hai đài:

PT và TH Trong đó, tác giả chỉ nghiên cứu truyền hình – như một kênhtruyền – xét về góc độ báo chí - truyền thông, như một cơ quan, xét trên góc

độ tổ chức, quản lý

1.2 Nhu cầu và điều kiện hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ

1.2.1 Sự tất yếu phải hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý

1.2.1.1 Tăng hiệu quả hoạt động

Công tác tổ chức, quản lý là nhân tố quyết định đến sự phát triển của hệthống tổ chức Để thực hiện tốt công tác tổ chức, quản lý đòi hỏi cơ quan báochí đó phải có bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, linh hoạt, nhiệt tình trong côngviệc, ổn định và thích hợp

Công tác tổ chức, quản lý khó xác định kết quả lao động, kết quả đó

không phải lúc nào cũng biểu hiện dưới dạng vật chất, nhưng nó vẫn luôn gắnliền với kết quả hoạt động của cơ quan báo chí đó Quan trọng hơn nó quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của cơ quan báo chí Vì vậy việc hoàn thiện môhình tổ chức, bộ máy quản lý là một quá trình tất yếu trong quá trình vận độngtheo cơ chế thị trường để nâng cao năng suất của lao động quản lý, đảm bảohiệu quả cao nhất cho cơ quan báo chí, tạo chỗ đứng vững chắc trên thịtrường cạnh tranh

1.2.1.2 Nâng cao khả năng cạnh tranh

Cơ chế thị trường đòi hỏi các cơ quan báo chí phải có sự nhạy bén,

Trang 22

linh hoạt thay đổi trong chiến lược phát triển của mình khi có những thay đổitrong cơ chế Đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất luôn là vấn đề đặt ra chocác nhà quản lý cả về lý luận và thực tiễn Bởi vậy, công việc của tổ chức vàquản lý trong cơ quan báo chí là phải thường xuyên điều tra, phân tích, tínhtoán, cân nhắc các phương án sản xuất sản phẩm báo chí tối ưu mang lại hiệuquả cao nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí một cách thấp nhất Đây cũng làcách để các cơ quan báo chí nâng cao khả năng cạnh trong bối cảnh toàn cầuhóa, khi các loại hình báo chí không ngừng phát triển.

1.2.1.3 Nâng cao chất lượng chương trình

Việc hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý ở THTPCT là hết sức cầnthiết, vì nó giúp cho Đài đứng vững và phát triển trong môi trường mới Đó

là nhằm hoàn thiện quá trình sản chương trình với chất lượng cao, tiết kiệmtối đa thời gian lao động, sử dụng có hiệu quả mọi yếu tố cấu thành của quátrình sản xuất chương trình, hoạt động kinh doanh, đồng thời làm cho bộ máyquản lí gọn nhẹ năng động, hoạt động nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý

1.2.2.1 Chiến lược phát triển

Chiến lược phát triển của một đơn vị sự nghiệp phải tự chủ về kinh phíluôn đi cùng với mô hình tổ chức bộ máy của tổ chức đó Mô hình tổ chứccần phải phù hợp với chiến lược phát triển mà đơn vị theo đuổi thì mới manglại hiệu quả cao nhất Chiến lược phát triển là yếu tố quan trọng nhất ảnhhưởng đến mô hình tổ chức, hình thức quản lý Hơn nữa mô hình tổ chức vàchiến lược phát triển của đơn vị cần phải thích ứng nhanh với môi trường bênngoài Có như vậy thì mới có được lợi thế cạnh tranh, mới chiếm được thịphần quảng cáo trên thị trường đang khốc liệt như hiện nay

1.2.2.2 Quy mô của đơn vị

Trang 23

Khi lựa chọn mô hình tổ chức, quy mô của cơ quan báo chí cũng cầnđược quan tâm vì nó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cơ quan đó Cơquan báo chí có quy mô lớn (VTV, HTV…) sẽ khác những cơ quan có quy

mô nhỏ (THTPCT, THVL, THTV,…) về mức độ chuyên môn hóa, cấp độquản lý và các quy định,…

1.2.2.3 Công nghệ

Trong điều kiện bùng nổ về công nghệ như hiện nay, đối với sự pháttriển của một cơ quan báo chí, đặc biết đó lại là phát thanh, truyền hình thìcông nghệ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu tổchức, quản lý Công nghệ góp phần quyết định lớn trong việc hình thành môhình tổ chức và quá trình phát triển của một cơ quan báo chí Ngoài vai tròquyết định đến chất lượng chương trình, công nghệ còn quyết định đến tính

bộ phận hóa, cấp quản lý, mức độ chính xác trong công việc

Ngoài trình độ, số lượng người quản lý ảnh hưởng rất nhiều đến môhình tổ chức bộ máy Số lượng người bị quản lý đông thì đòi hỏi mô hình tổchức phải đủ mạnh để tổ chức sắp xếp lượng người này Đồng thời đi cùngvới nó là phải có đủ lao động quản lý để đôn đốc và kiểm soát việc của họ.Đây chính là nguyên nhân làm tăng số lượng lao động quản lý trong một cơquan, đơn vị

Chung quy lại, yếu tố con người ảnh hưởng mọi hoạt động của một cơquan cũng như góp phần hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý của cơ quan,

Trang 24

đơn vị đó.

1.2.2.5 Môi trường hoạt động của cơ quan báo chí

Cơ quan báo chí là một tổ chức xã hội Cơ quan báo chí phụ thuộc vàchịu ảnh hưởng của các hệ thống xã hội khác Sức ép từ môi trường hoạt độngtạo ra các yêu cầu trong việc thay đổi mô hình tổ chức của cơ quan báo chí.Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ quan báo chí: cơ quan chủ quản, các tổ chức xãhội nghề nghiệp, doanh nghiệp, công chúng, các cơ quan báo chí khác, cơ chếquản lý,… Môi trường hoạt động của cơ quan báo chí sẽ quyết định đến việc

cơ quan báo chí đó nên chọn mô hình tổ chức nào, phương thức quản lý nào

để có thể đảm bảo được các tôn chỉ, mục đích cả về chính trị lẫn kinh tế

1.2.2.6 Quan hệ bên trong tổ chức

Quan hệ bên trong tổ chức được tạo nên bởi ba yếu tố cơ bản: quyềnlực; mức độ kiểm soát; các nội quy, quy định

Quá trình hoạt động của cơ quan báo chí được tạo bởi yếu tố trung tâm

là quyền lực Hiệu quả chính xác của quyền lực khó có thể xác định Yếu tốquyết định đến quyền lực trong một tổ chức là con người và những trườnghợp cụ thể Những vấn đề này liên quan chặt chẽ với nhau, với các yếu tố cơbản của quyền lực: năng lực quản lý, phương pháp quản lý, và bản thân ngườiquản lý Mối quan hệ giữa con người với con người trong một tổ chức, giữa tổchức này với tổ chức khác Chính mối quan hệ đó lại liên quan mật thiết đến

mô hình của một tổ chức

Ngoài tạo ra các mối quan hệ, việc kiểm soát đầu vào, đầu ra, kiểm soátquá trình vận hành của các bộ phận khác nhau sẽ tạo ra mô hình tổ chức phùhợp

Để đạt đến hiệu quả tối ưu trong mô hình tổ chức, quản lý thì các nộiquy, quy định của một cơ quan chính là công cụ khiến bộ máy vận hành trơntru và có trật tự Đồng thời tạo ra thói quen và kiểm soát cán bộ công chức

Trang 25

trong cơ quan đó.

1.2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng tới việc hoàn thiện mô hình quản lý

1.2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc đối tượng quản lý

Để hoàn thiện mô hình quản lý, yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong quátrình này đó chính là tình trạng và trình độ phát triển của đối tượng quản lý;tính chất và đặc điểm của mục tiêu mà cơ quan đặt ra Nếu trong một tổ chức,

bộ máy, trong từng phòng, ban chuyên môn đối tượng quản lý luôn hiểu đượcmục đích, vị trí, trách nhiệm của bản thân mình và của công việc mình thựchiện, thì cả tổ chức đó, phòng ban đó sẽ có đạt được mục đích chung Ngườiquản lý khi đó cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình đúng với kết hoạch đề

ra Từ đó mô hình quản lý sẽ hoàn thiện và đi vào nề nếp

1.2.3.2 Nhóm nhân tố thuộc lĩnh vực quản lý

Để hoàn thiện mô hình quản lý, yếu tố ảnh hưởng không kém đó làmức độ chuyên môn hóa và tập trung hóa của đối tượng quản lý, quy mô vàkhả năng bao quát của các cán bộ quản lý, chính sách sử dụng cán bộ quản lýtrong cơ quan, quan hệ lợi ích tồn tại giữa các cá nhân trong cơ quan đó Đốitượng được giao nhiệm vụ quản lý phải có đủ trình độ quản lý, phải là ngườibiết khai thác thế mạnh của đối tượng quản lý, phải biết phát huy tính tập thể

để đạt hiệu quả công việc cao nhất Đặc biệt, người được giao làm cán bộquản lý cũng cần phải có quyền và nghĩa vụ song hành Người quản lý phảithấy được cả trách nhiệm và lợi ích mà mình có được khi đảm nhận vị tríquản lý

1.2.3.3 Các nhân tố khách quan hay môi trường bên ngoài

Kinh tế, chính trị, hệ thống văn bản pháp luật và phong tục tập quán,đạo đức, lối sống và các yếu tố chủ quan hay môi trường bên quản lý: đốitượng, mục tiêu, trình độ quản lý, điều kiện trang thiết bị, kỹ thuật – khoa họccông nghệ,…là những yếu tố làm nên sự hoàn thiện của mô hình tổ chức,

Trang 26

quản lý Ngoài yêu tố con người, các yếu tố khách quan và môi trường bênngoài sẽ tạo nên mức độ hoàn thiện của mô hình tổ chức, quản lý trong cơmột cơ quan, tổ chức.

1.3 Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện mô hình tổ chức,

quản lý Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ.

1.3.1 Mục đích hoàn thiện

Để bảo đảm cho THTPCT hoạt động hiệu quả hơn, bảo đảm vai tròlãnh đạo của Đảng và cơ sở pháp lý của hoạt động báo chí,…mục đích hoànthiện cụ thể của mô hình tổ chức, quản lý THTPCT đó là:

Thứ nhất, phải đảm bảo tôn chỉ, mục đích hoạt động, hoàn thành nhiệm

vụ được giao, thực hiện đầy đủ, toàn diện các chức năng quản lý của cơ quan

Thứ hai, phải đảm bảo nghiêm túc chế độ thủ trưởng, chế độ trách

nhiệm cá nhân trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của tập thể laođộng trong cơ quan

Thứ ba, phải phù hợp với khối lượng công việc, thích ứng với đặc điểm

kinh tế, công nghệ trang thiết bị của cơ quan

Thứ tư, Phải đảm bảo chuyên nghiệp, tinh, gọn nhẹ và có hiệu lực, hiệu

Trang 27

từng mắt xích, ở mỗi cá nhân và cả tổ chức Vì vậy yêu cầu của việc hoànthiện chính là phải đảm bảo tính tối ưu trong quá trình vận hành bộ máy vàhiệu quả hoạt động

1.3.2.2 Tính linh hoạt

Cơ cấu tổ chức, quản lý phải đảm bảo khả năng thích nghi, thích ứng,linh hoạt với bất kỳ tình huống nào trong tổ chức, quản lý cũng như bên ngoàimôi trường Mô hình tổ chức, quản lý của một đơn vị phải được tính toán saocho có thể thay đổi một cách linh hoạt và phù hợp Mô hình đó phải có sựuyển chuyển nhất định trong quá trình hoạt động Tính linh hoạt được thể hiện

để mọi người trong bộ máy đó luôn luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụtrong mọi hoàn cảnh

1.3.2.3 Tính tin cậy

Cơ cấu tổ chức, quản lý phải đảm bảo tính chính xác trong mọi thông

tin được xử lí và đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhiệm vụcủa tất cả các bộ phận của tổ chức Khi nói đến tổ chức là nói đến sự liên hiệpcủa nhiều người trong một cơ quan để hoàn thành cùng một mục tiêu, nhiệm

vụ Vậy nên, trong quá trình hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý nhất thiếtphải có sự phối hợp nhịp nhàng của mỗi cá nhân, của các bộ phận, các phòngchuyên môn Tạo được tính tin cậy trong tổ chức, quản lý cũng là cách để cơquan, tổ chức đó dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất

1.3.2.4 Tính kinh tế

Một mô hình được cho là hoàn thiện, ngoài các yêu cầu về tính tối ưu,

tính linh hoạt, tính tin cậy thì yêu cầu về tính kinh tế cũng rất cần thiết và nếunhư không đạt được yêu cầu này thì mô hình đó cũng không thể gọi là hoàn

thiện Cơ cấu tổ chức, quản lý phải sử dụng với chi phí quản lý thấp nhất

nhưng đạt hiệu quả cao nhất Tiêu chuẩn xem xét yêu cầu này là mối tươngquan giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu được

Trang 28

1.3.3 Nguyên tắc hoàn thiện

1.3.3.1 Nguyên tắc hiệu quả

Đây là nguyên tắc mang tính chất quan trọng trong hệ thống các cơquan báo chí hiện nay Nó đòi hỏi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải thuđược kết quả hoạt động cao nhất so với chi phí đã bỏ ra, nhưng vẫn đảm bảođược quyền lực của người lãnh đạo và hiệu lực của bộ máy Các yêu cầu cơbản để đạt được nguyên tắc này là:

- Mô hình quản lý phải đảm bảo hợp lí nhất, đảm bảo cho chi phí hoạtđộng nhỏ nhất và phù hợp với quy mô của tổ chức

- Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tạo ra và nuôi dưỡng một phong cáchvăn hoá của tổ chức

- Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo cho các bộ phận có quy mô hợp lí,tương ứng với khả năng trình độ tổ chức của cán bộ

1.3.3.2 Nguyên tắc quản lý hệ thống

Tổ chức là một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất gồm nhiều bộ phận tạothành, có tác tộng tương tác lẫn nhau phục vụ mục đích chung của tổ chức.Nguyên tắc quản lý hệ thống thể hiện ở những đặc tính chủ yếu sau:

- Tính tập hợp: Thể hiện ở trong tổ chức gồm rất nhiều nguồn lựcnhư tập trung kinh phí, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin, văn hoá tổ chức

- Tính liên hệ: Tức là các bộ phận, các yếu tố có mối quan hệ hữu

cơ với nhau

Trang 29

- Tính mục đích: Mỗi tổ chức đều có mục đích rõ ràng Bởi vậyviệc thiết kế một cơ cấu tổ chức, mô hình quản lý phải đảm bảo mô hình đóphải hoạt động theo đúng mục đích đề ra.

- Tính thích ứng: Mô hình tổ chức, quản lý đó phải phải có khảnăng thích ứng với các thay đổi của môi trường bên trong cũng như môitrường bên ngoài tổ chức

Để đảm bảo tính hệ thống của tổ chức, việc bố trí cơ cấu tổ chức, quản

lý nhất thiết phải có và tăng cường được mối quan hệ ngang dọc, mỗi thànhviên phải là một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, vừa có khả năng độc lập vàthích nghi vừa nằm trong sự lãnh đạo thống nhất có khuôn khổ của hệ thống

1.3.3.3 Nguyên tắc thống nhất trách nhiệm

Giữa 3 yếu tố: trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích là 3 yếu tố thống nhấtkhông thể tách rời nhau, nó luôn nằm trong một thực thể Việc thống nhất nàynhằm đảm bảo cho tinh thần trách nhiệm và khả năng lãnh đạo, nâng caonăng lực Người quản lý phải có cả trách nhiệm và quyền lực thì mới đảm bảođược việc điều hành tổ chức tốt nhất Lợi ích này cũng đảm bảo lợi ích vậtchất cho người quản lý có khả năng về trí lực và vật lực để hoàn thành công

việc 1.3.3.4 Nguyên tắc tập quyền và phân quyền

Tập quyền và phân quyền phù hợp là điều kiện quan trọng để tổ chứctiến hành quản lý có hiệu quả Tập quyền và phân quyền cần phải có mức độphù hợp với đặc điểm của tổ chức cũng như trình độ của cán bộ và có sự kiểmtra, kiểm soát thích hợp nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, để cho hệ thốnghoạt động tốt không trì trệ quá mức, cũng như không có các hoạt động vượtquá khuôn khổ cho phép

Trang 30

1.3.3.5 Nguyên tắc phân công phối hợp

Vấn đề bố trí cơ cấu của tổ chức dựa trên việc phân công nhiệm vụgiữa các phòng, ban cũng như sự phối hợp giữa các chức năng đề ra Các bộphận có khả năng hợp tác với nhau để phát huy các mặt mạnh Việc bố trí cơcấu tổ chức phải tuân theo nguyên tắc phân công phối hợp, có sự thành lậpđiều chỉnh mới, sát nhập hoặc giải thể một số bộ phận chức năng nhằm thựchiện tốt hơn mục đích của tổ chức trong điều kiện môi trường thay đổi

1.3.3.6 Nguyên tắc tổ chức, quản lý gắn với phương hướng, mục đích của

1.3.3.7 Nguyên tắc chuyên môn hoá và cân đối

Nguyên tắc này đòi hỏi mô hình tổ chức, quản lý phải được phân công,phân nhiệm các phân hệ trong hệ thống theo yêu cầu các nhóm chuyên mônvới những người được đào luyện tương ứng và có đủ quyền hạn Để thực hiệnđược nguyên tắc này cần phải thực hiện những yêu cầu cụ thể sau:

Trang 31

- Phải công bố rõ ràng nhiệm vụ, mục tiêu của cả cơ quan để mọithành viên của cơ quan nắm và hiểu phần việc của mình trong guồng quaychung đó.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy được phân phối dựa theo nhiệm vụ đượcgiao chứ không phải theo phạm vi công việc Cơ cấu tổ chức phải dựa trênviệc phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích phảicân xứng và cụ thể, trên cơ sở đó phải phân biệt rõ ai, phòng, ban nào tốt; ai,phòng, ban nào chưa tốt thì cơ quan mới có thể tồn tại và phát triển tốt

1.3.3.8 Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi với môi trường

Nguyên tắc này đòi hỏi việc hoàn thành tổ chức bộ máy phải đảm bảo chomỗi phân hệ một mức độ tự do sáng tạo tương xứng để các cấp quản lý thấp hơnphát triển được tài năng, chuẩn bị cho việc thay thế vị trí cán bộ quản lý cấp trênkhi cần thiết Nguyên tắc này nhằm bảo bảo để bộ máy hoạt động một cách trơntru trong mọi hoàn cảnh Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi không chỉ để từngngười trong một bộ máy có thể phát huy được hết khả năng của mình trong côngviệc được phân công, mà mỗi cá nhân có thể hiểu và hoạt động của bộ máy vàcông việc của những cá nhân khác trong bộ máy đó

1.3.3.9 Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả

Bất kỳ áp dụng mô hình tổ chức, quản lý nào đi chăng nữa, thì vẫn phảiđảm bảo yếu tố hiệu lực và hiệu quả Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức quản lýthu được kết quả hoạt động cao nhất so với chi phí mà cơ quan đã bỏ ra Đồngthời bảo đảm hiệu lực hoạt động của các phân hệ về tác động điều khiển củangười lãnh đạo

Trang 32

Tiểu kết Chương 1

Hệ thống văn bản quy định về mô hình hoạt động, định hướng pháttriển, quy hoạch báo chí, quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí,…đối với một cơ quan báo chí đã và đang được bổ sung, thay đổi để phù hợpvới hoạt động thực tiễn, tiến tới hội nhập và theo kịp xu hướng phát triển củabáo chí thế giới Trước tình hình này đã đặt ra yêu cầu cho lãnh đạo các cơquan báo chí phải xây dựng được chiến lược, cách thức hoạt động đối với cơquan mình sao cho chuyên nghiệp – tiết kiệm – hiệu quả

Ở Chương 1, tác giả đã làm rõ các khái niệm về tổ chức, quản lý, cơquan báo chí, những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện mô hình tổ chức,quản lý Trong Chương này, người viết đã khẳng định: Việc hoàn thiện môhình tổ chức, quản lý là một nhu cầu tất yếu hiện nay Đồng thời, người đọc

có thể thấy rõ mục đích, yêu cầu, nguyên tắc của việc hoàn thiện mô hình

Với sự hệ thống các khái niệm, các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến

mô hình tổ chức, quản lý là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu trong Chương

2 về phân tích mô hình tổ chức, quản lý của một cơ quan báo chí cụ thể đó làĐài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ

Trang 33

Chương 2 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY 2.1 Khái quát Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần

Thơ hiện nay

2.1.1 Lịch sử hình thành và chức năng, nhiệm vụ Đài Phát thanh

và truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay

Kể từ ngày thành lập (30/4/1975), Đài THTPCT đã qua 6 lần đổi tênlần lượt: Đài Phát thanh Cần Thơ Giải phóng; Đài Phát thanh Hậu Giang; ĐàiPhát thanh Cần Thơ; Đài Phát thanh – Truyền hình Cần Thơ; Đài Phát thanh –Truyền hình thành phố Cần Thơ; Đài Phát thanh và Truyền hình thành phốCần Thơ và bây giờ có tên là Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần

Trang 34

Thơ Đài đã qua 3 lần tách, nhập: tỉnh Hậu Giang – tỉnh Cần Thơ và Thànhphố Cần Thơ.

Sau lần chia tách thứ 3 để tái lập tỉnh mới Hậu Giang và mở rộng, nângcấp thành phố Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịchUBND thành phố đã ra quyết định số 21/2004/QĐ-UB, ngày 02/01/2010 đểthành lập đài Phát thanh - Truyền hình Thành phố Cần Thơ, là cơ quan sựnghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Cần Thơ

Sau này, để thực hiện tốt Thông tư liên tịch số BNV, ngày 27/7/2010, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã ra Quyết định

17/2010/TTLT-BTTTT-số 698/QĐ-UBND ngày 27/7/2010 để chính thức đổi tên Đài Phát thanh –Truyền hình thành phố Cần Thơ thành Đài Phát thanh và Truyền hình thànhphố Cần Thơ hiện nay

Hiện tại Đài THTPCT đang thực hiện chức năng thông tin tuyên truyềntrên hai sóng phát thanh (AM tần số 837 KHz và FM tần số 97,4 MHz),truyền hình (THTPCT) và trên trang thông tin điện tử tổng hợp

Thời gian phát sóng hàng ngày của sóng phát thanh: đối với sóng phátthanh AM có các khung giờ phát sóng: 4h50 -7h00, 11h00-12h00, 16h00-19h00 Tổng thời lượng phát sóng AM là 6 giờ10phút /ngày Đối với sóng

FM, phát sóng 24h/24h, thời lượng phát sóng mỗi ngày 24 giờ

Thời gian phát sóng truyền hình: từ 5h00 đến 24h00, tổng thời lượngphát sóng mỗi ngày 19 giờ

Sau 40 năm hình thành và phát triển các thế hệ làm báo nói, báo hình

và trang thông tin điện tử của Đài THTPCT đã bền bĩ, nối tiếp, kế thừa vàphát triển ngày càng lớn mạnh Từ chỗ chỉ phát sóng phát thanh AM và rồi

FM đến phát thêm sóng truyền hình (analog), truyền hình cáp và truyền hình

vệ tinh Asiasat5, đến nay Đài đã mở thêm được loại hình Phát thanh và

Trang 35

Truyền hình trực tuyến tại địa chỉ http://www.canthotv.vn

Khi mới thành lập năm 1975 đài chỉ khoảng 20 cán bộ, phóng viên,biên tập, kỹ thuật viên, vài phòng ban chuyên môn,… Đến nay, đài THTPCT

đã phát triển đưa số cán bộ công nhân viên cao nhất nhì trong vùng về sốlượng gồm 219 cán bộ, phóng viên, biên tập, kỹ thuật viên với 11 phòngnghiệp vụ, có Đảng bộ với 106 đảng viên, đoàn cơ sở, công đoàn, liên chi hộinhà báo, hội cựu chiến binh

Hiện tại đài THTPCT được đầu tư khá hoàn thiện từ cơ sở vật chất hạtầng đến máy móc, thiết bị kỹ thuật và công nghệ như: Trung tâm kỹ thuậtPhát thanh – Truyền hình, đầu tư nâng cấp máy phát sóng phát thanh AM10kw; mua mới máy phát sóng phát thanh FM công suất 10kw, máy phát hìnhkênh UHF công suất 20kw để nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo hoạtđộng tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phục vụ tốtyêu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và nghe nhìn cho nhân dân, từng bước sốhóa công nghệ Phát thanh – Truyền hình theo đúng lộ trình quy hoạch củangành Thông tin truyền thông giai đoạn 2010 -2015 và tầm nhìn 2020

So với khi mới thành lập, Đài THTPCT đã có những bước phát triểnvượt bậc về mọi mặt Toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên qua nhiềuthăng trầm khác nhau nhưng luôn sát cánh, đoàn kết vượt qua khó khăn đểxây dựng Đài có được quy mô, vị trí như ngày hôm nay

2.1.1.2 Vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ

Đài THTPCT hoạt động trên nguyên tắc chung: Đài Phát thanh vàTruyền hình thành phố Cần Thơ là cơ quan báo chí địa phương (gồm báo nói,báo hình, trang thông tin điện tử), hoạt động báo chí theo quy định của phápluật, quy định của ngành và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ủy bannhân dân thành phố Cần Thơ

Trang 36

Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình thành chịu trách nhiệm quản

lý và điều hành hoạt động của cơ quan theo chế độ thủ trưởng, chịu tráchnhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của cơ quan và vềviệc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quyđịnh của pháp luật Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình là người đứngđầu của ngành Phát thanh – Truyền hình ở địa phương chịu trách nhiệm lãnhđạo, điều hành và báo cáo các hoạt động Phát thanh – Truyền hình ở địaphương trước Thành Ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân dân Thành phố,Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng Nói Việt Nam

- Vị trí và chức năng

Vị trí và chức năng của đài THTPC được quy định tại quyết định số698/QĐ-UBND của chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, ngày 22tháng 3 năm 2011 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chứccủa đài THTPCT

Theo đó, đài THTPCT là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dânthành phố Cần Thơ, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chínhquyền thành phố Cần Thơ

Đài THTPCT chịu sự quản lý nhà nước về báo chí, truyền dẫn và phátsóng của Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông thựchiện quản lý nhà nước trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nân dân thànhphố Cần Thơ

Đài THTPCT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng

- Nhiệm vụ và quyền hạn:

Quyết định số 698/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã quy định rõ về 17 nhiệm vụ và quyềnhạn mà toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên chức phải thực hiện Cụ thể

về 17 nhiệm vụ và quyền hạn tại quyết định được chi tiết như sau:

Trang 37

(1) Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện nhiệm vụ đượcgiao, tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nghiệp vụ Phát thanh– Truyền hình và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệttheo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố và cấp có thẩm quyền.

(2) Sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, các chươngtrình truyền hình, nội dung thông tin điện tử bằng tiếng Việt, bằng các tiếngdân tộc và tiếng nước ngoài theo quy định của pháp luật

(3) Tham gia phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình trên địabàn

(4) Trực tiếp vận hành, quản lý, khai thác hệ thống kỹ thuật chuyênngành để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng các chươngtrình phát thanh, truyền hình của địa phương và quốc gia theo quy định củapháp luật, phối hợp với các cơ quan, tổ chức khai thác để đảm bảo sự an toàncủa hệ thống kỹ thuật này

(5) Thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng; tham gia thẩm định các

dự án đầu tư thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình theo sự phân công của Ủyban nhân dân thành phố Cần Thơ và cấp có thầm quyền theo quy định củapháp luật

(6) Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình ViệtNam sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên sóngđài quốc gia

(7) Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với các đàiTruyền thanh quận, huyện theo quy định của pháp luật

(8) Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu kỹ thuật, côngnghệ thuộc lĩn vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử Tổ chức đào tạo,bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành phát thanh, truyềnhình theo quy định của pháp luật

Trang 38

(9) Tham gia xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật thuộc lĩnh vựcphát thanh, truyền hình theo sự phân công, phân cấp Tham gia xây dựng tiêuchuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của trưởng đài Truyền thanh quận, huyệntrình Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành.

(10) Tổ chức các hoạt động quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ, tiếp nhận

sự tài trợ, ủng hộ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định củapháp luật

(11) Quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản, ngân sách do Nhànước cấp, nguồn thu từ quảng cáo, dịch vụ, kinh doanh và nguồn tài trợ theoquy định của pháp luật

(12) Thực hiện chế độ, chính sách, nâng bậc lương, tuyển dụng, đãingộ, khen thưởng, kỹ luật và các chế độ khác đối với viên chức và người laođộng thuộc phạm vi quản lý theo quy định

(13) Thực hiện chế độ báo cáo định ky, đột xuất với các cơ quan chủquản, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan chức năng về các mặt công tácđược giao, tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng theo phân cấp và quyđịnh của pháp luật

(14) Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chống tham nhũng lãngphí, quan liêu, hách dịch và các tệ nạn xã hội khác trong đợn vị Giải quyếtkhiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và quy định của pháp luật

(15) Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra thực hiện chế độ chính sách vàcác quy định của pháp luật, đề xuất các hình thức kỷ luật đối với đơn vị, cácnhân vi phạm các cá nhân vi phạm các quy định trong hoạt động phát thanh,truyền hình , truyền hình theo phân công, phân cấp và theo quy định của phápluật

(16) Thực hiện công tác thông tin, lưu giữ tư liệu theo quy định củapháp luật

Trang 39

(17) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phốgiao theo quy định của pháp luật.

2.1.2 Hoạt động chuyên môn của Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay

Đài THTPCT là cơ quan báo chí với các loại hình báo chí: báo nói, báohình Ngoài ra Đài còn có trang thông tin điện tử tổng hợp Hiện nay, ĐàiTHTPCT đang làm đề án chuyển trang thông tin điện tử thành báo mạng điện

tử

Các loại hình báo chí Đài THTPCT hiện nay và năm thành lập:

Hình 2.1: Các loại hình báo chí của THTPCT và năm thành lập 2.1.2.1 Truyền hình:

Trang 40

- Truyền hình cáp: Trên kênh hệ thống cáp Saigontourist và Bluesky(HCTV)

- Truyền hình trực tuyến : http://www.canthotv.vn , trên hệ thống MyTV (VNPT) và iTV (FPT)

Quy trình sản xuất chương trình truyền hình của đài THTPCT được mô

tả theo sơ đồ sau đây:

Truyền hình trực tiếp

Hình 2.2: Quy trình sản xuất chương trình truyền hình

tại THTPCT + Về nội dung các chương trình truyền hình

Thời gian qua, cán bộ, viên chức đài THTPCT đã nỗ lực xây dựngthương hiệu của Đài thông qua việc nâng cao chất lượng nội dung chươngtrình, hình thức thể hiện, đổi mới khung giờ theo thị hiếu khán giả gắn với đổimới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, mở rộng phạm vị phủ sóng lên toànquốc Hiện chương trình truyền hình có gần 60 khung giờ với khoảng 200 nộidung, chương trình Hàng năm Đài thực hiện khoảng 300 cuộc hình trực tiếp

PV,BTV

tiền kỳ)

Thực hiện hậu kỳ

Quản lý phòng (Duyệt nội dung)

Kỹ thuật dựng (Dựng thành phẩm)

Quản lý phòng (Duyệt Thành phẩm)

P Phát hình (Phát sóng)

Ngày đăng: 06/05/2016, 23:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. PGS. TS Phạm Duy Đức (Chủ biên), Những thách thức của văn Hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Văn hóa – Thông tin và Viện văn hóa, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thách thức của văn Hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin và Viện văn hóa
15. Hà Minh Đức, Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Giáo dục
16. GS.TS Ngô Đình Giao, Mô hình quản lý kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình quản lý kinh tế ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
17. TS. Trần Thị Trường Giang, Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
18. Gabennhicốp, Báo chí trong kinh tế thị trường, NXB Thông tấn, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí trong kinh tế thị trường
Nhà XB: NXB Thông tấn
19. Vũ Quang Hào, Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam, Hà nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển
20. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB thông tấn, Hà nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Nhà XB: NXB thông tấn
21. TS Đinh Thị Thúy Hằng, Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, NXB Thông tấn, Hà nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí thế giới và xu hướng phát triển
Nhà XB: NXB Thông tấn
22. Đỗ Thị Thu Hằng, PR công cụ phát triển báo chí, NXB trẻ, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PR công cụ phát triển báo chí
Nhà XB: NXB trẻ
23. Đỗ Thị Thu Hằng, Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo, NXB Thông tấn, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo
Nhà XB: NXB Thông tấn
24. Đinh Văn Hường, Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và hoạt động của tòa soạn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
25. Harrold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
26. Janet.Harrigan, Kareb Brown Dunlap, Con mắt biên tập, NXB Tổng hợp TPHCM, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con mắt biên tập
Nhà XB: NXB Tổng hợp TPHCM
28. TS. Nguyễn Thế Kỷ, Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn, NXB Thông tin và Truyền thông, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
29. TS Lưu Hồng Minh, Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, NXB Dân trí, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Nhà XB: NXB Dân trí
30. TS Đỗ Chí Nghĩa, Phân tích tác phẩm báo chí, bài giảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm báo chí
31. TS Đỗ Chí Nghĩa, Nhà báo và Sáng tạo báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Thông tin và Truyền thông, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà báo và Sáng tạo báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
32. TS Đỗ Chí Nghĩa (Chủ biên), Báo chí và mạng xã hội, NXB Lý luận chính trị, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và mạng xã hội
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
35. Nhóm biên soạn Trung tâm thông tin và Tư vấn doanh nghiệp, Nguyên tắc quản lý bài học xưa và nay, NXB Tài chính, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc quản lý bài học xưa và nay
Nhà XB: NXB Tài chính
36. P.M.Kéc-Gien-Txep, Những nguyên lý của công tác tổ chức, NXB Lao động, 1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên lý của công tác tổ chức
Nhà XB: NXB Lao động

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w