1. Lý do chọn đề tàiThực hiện Nghị quyết số 26NQTW ngày 0582008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương khóa X đã ban hành các kết luận về một số nội dung trong Nghị quyết, bao gồm Đề án An ninh lương thực quốc gia, Đề án Chương trình Xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới (NTM) cấp xã, Đề án về Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và xây dựng giai cấp nông dân. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 242008NQCP, ngày 28102008, xác định “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” (CTMTQG xây dựng NTM). Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800QĐTTg, ngày 462010 phê duyệt CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 20102020 gồm 11 nội dung, với 19 tiêu chí...
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỚI VIỆC TUYÊN TRUYỀN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY
(Khảo sát các đài truyền thanh cơ sở: Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh,
từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2015)
Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS
CẦN THƠ - 2015
Trang 2Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập, các số liệu sử dụng trong luận văn trung thực, có cơ sở, khách quan, các kết luận của luận văn chưa từng được công
bố trong các công trình khác.
Cần Thơ, ngày 08 tháng 09 năm 2015
Tác giả luận văn
Trang 3Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THANH
CƠ SỞ
1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông
1.3 Vai trò đài truyền thanh cơ sở trong việc tuyên truyền xây dựng
Chương 2: THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TRÊN SÓNG ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐÀI TRUYỀN THANH
CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2 Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ và tăng cường đầu
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4NTM : Nông thôn mới
Trang 5Trang
Trang 6Trang
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấphành Trung ương Đảng (khoá X) “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, BộChính trị, Ban Bí thư Trung ương khóa X đã ban hành các kết luận về một sốnội dung trong Nghị quyết, bao gồm Đề án An ninh lương thực quốc gia, Đề
án Chương trình Xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới (NTM) cấp xã,
Đề án về Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trongphát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và xây dựng giai cấp nông dân Chínhphủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28-10-2008, xác định
“Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” (CTMTQG xâydựng NTM) Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 phê duyệt CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 gồm 11 nộidung, với 19 tiêu chí
Với Nghị quyết của Đảng, những quyết sách của Chính phủ và sự vàocuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ, ban, ngành ở Trungương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng NTM theo đúng lộ trìnhthực sự trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đườngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh Phát biểu chỉ đạo việc xây dựng NTM ở Việt Nam, mớiđây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ: “Việc xây dựng NTMvừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấpbách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệpcách mạng mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ViệtNam, qua đó tạo được sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của các hệ thốngchính trị, sự đồng tâm hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện xâydựng NTM Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng đề án với lộ trình,giải pháp cụ thể để phù hợp về xây dựng NTM trên địa bàn, qua đó tạo được
Trang 8sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương; hướng phongtrào thi đua, tập trung giải quyết 11 nội dung xây dựng NTM đã đề ra.”
Riêng đối với thành phố Cần Thơ (TP Cần Thơ), Đảng bộ và chínhquyền đã dành cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn sự quan tâm đặc biệt,luôn coi nông nghiệp và nông thôn là lĩnh vực, địa bàn quan trọng đối với sự
ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt, từ khi triển khai Nghịquyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, các tỉnhĐồng Bằng Sông Cửu Long đã chủ động xây dựng kế hoạch về xây dựngNTM cấp xã đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và đến nay đã đạtđược một số kết quả quan trọng bước đầu Khi thực hiện bộ tiêu chí xây dựngNTM, do có nhiều lợi thế, nên ngoài 19 tiêu chí chung của cả nước, TP Cần thơ
bổ sung thêm tiêu chí thứ 20 là cung cấp dịch vụ công, nhằm thúc đẩy việc tiếpnhận, giải quyết các thủ tục hành chính của người dân và chính quyền
Kể từ khi Đảng ta đề ra chủ trương xây dựng NTM cho đến nay, hầu nhưtrong các Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản liên quan đều nhắc đến bốn từ “tập trung tuyên truyền”, đó là một trong những nhiệm vụ then chốt làm nên sựthành công của “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM” Trongcông tác tuyên truyền về xây dựng NTM phải kể đến các phương tiện thôngtin đại chúng và các Hội đoàn thể, đặc biệt là hệ thống phát thanh, trong đótruyền thanh cơ sở (TTCS) là gần gũi nhất và hiệu quả nhất
Hiện nay, hệ thống phát thanh của nước ta bao gồm 01 Đài Phát thanhQuốc gia, 65 Đài Phát thanh - Truyền hình (PT - TH) địa phương và có mạnglưới truyền thanh cơ sở (TTCS) rộng khắp, trong đó: có hơn 612 đài truyềnthanh (TT), hoặc truyền thanh - truyền hình (TT - TH) cấp huyện, với cơ cấuchung mỗi quận - huyện có một đài TT, hoặc TT - TH và khoảng hơn 8.000
đài truyền thanh cấp xã, phường, thị trấn [17].
Hệ thống TTCS có đặc thù là độ truyền tải thông tin trên phạm vi rộnglớn, do đó người dân trong lúc làm đồng, làm việc nhà hay nghỉ ngơi ai
Trang 9cũng có thể nghe được thông tin phát ra từ hệ thống loa truyền thanh được lắpđặt trong thôn xóm Có người từng ví rằng, hệ thống TTCS như “một cuộchọp lớn không có hội trường”, bởi tính thiết thực và hiệu quả của nó đối vớimỗi người dân Hiện nay, khi cả nước đang chung tay góp sức xây dựngNTM, hệ thống TTCS càng khẳng định tính ưu việt của mình, đóng vai tròquan trọng trong việc tuyên truyền về công cuộc xây dựng NTM, đưa đườnglối của Đảng, chủ trương của Chính phủ đến từng người dân, đến tận vùngnông thôn sâu - xa, hẻo lánh Qua hệ thống TTCS, người dân hiểu được mụcđích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công cuộc xây dựng NTM; các nhân tốđiển hình về việc hiến đất, ngày công để xây dựng các công trình côngcộng; những mô hình phát triển kinh tế, chăn nuôi, trồng trọt; những khókhăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng NTM
Thành phố Cần Thơ (TP Cần Thơ) hiện có hệ thống TTCS khá lớn,gồm: 9 đài truyền thanh cấp huyện; 88 đài truyền thanh xã - phường - thị trấn
và 615 đài truyền thanh ấp - khu vực Ngoài việc thực hiện việc tiếp âm 2 cấp
(Đài Trung ương, Đài Tỉnh hoặc Thành phố), đài TTCS cấp quận -huyện còn
tự sản xuất chương trình riêng để thông tin, tuyên truyền về những vấn đề quan trọng của địa phương mình, đặc biệt là về công cuộc xây dựng NTM, trên hệ thống loa truyền thanh Các đài TTCS cấp xã, phường, thị trấn, ấp, khu vực thì chỉ tiếp sóng 3 cấp (Đài Trung ương, Đài Tỉnh hoặc Thành phố,
đài cấp quận - huyện), mà không sản xuất chương trình riêng
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của việc tuyên truyền
về công cuộc xây dựng NTM thông qua hệ thống TTCS, các quận, huyện đãchủ động đầu tư xây dựng mạng lưới TTCS và đạt được nhiều kết quả tíchcực Tuy nhiên, TTCS ở TP Cần Thơ vẫn chưa thực sự đảm bảo chất lượng
và hiệu quả tuyên truyền như mong muốn, do còn có những khó khăn nhấtđịnh về nhân lực, về cơ sở vật chất, về các điều kiện hoạt động nghề nghiệp
để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới
Trang 10Là một phóng viên có 15 năm làm việc ở Đài TTCS cấp huyện, bảnthân tôi rất muốn nghiên cứu, phân tích để chỉ ra những điểm mạnh, điểmyếu, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tuyên truyền về xây dựngNTM của Đài TTCS cấp huyện, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng caochất lượng công tác tuyên truyền trong thời gian tới; để Đài TTCS cấp huyệnkhẳng định vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đạichúng, cũng như vị thế trong lòng thính giả
Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển NTM và thực tiễn công táctuyên truyền về xây dựng NTM trên hệ thống TTCS ở TP Cần Thơ, tôi chọn:
“Đài truyền thanh cơ sở ở Thành phố Cần Thơ với việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ báo chí học của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kể từ năm 2010 đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về báo chítuyên truyền về xây dựng NTM ở Việt Nam Những công trình này tập trungbàn luận về khái niệm, về quan điểm tiếp cận, về phương pháp xây dựngNTM ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước (CNH, HĐH) Cụ thể như sau:
- Tác giả Trần Thị Thuỳ Linh, đã nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sĩ
ngành Báo chí học K17, với đề tài: “Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới
trên sóng truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An” (Khảo sát chương trình thời sự, chuyên đề từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013 Luận văn
đã chỉ ra những yêu cầu của việc tuyên truyền xây dựng NTM trên sóngtruyền hình, làm rõ những thành công và hạn chế của chương trình truyềnhình của Đài PT-TH Nghệ An trong tuyên truyền xây dựng NTM, đồng thờiđưa ra 7 giải pháp để nâng cao chất lượng chương trình truyền hình của Đài
trong tuyên truyền xây dựng NTM (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Trang 11- Năm 2013, tác giả Vũ Mạnh Cường, đã nghiên cứu và bảo vệ luận văn
thạc sĩ ngành Báo chí học K18, tại TP HCM với đề tài: “Vấn đề tuyên truyền
xây dựng Nông thôn mới trên báo chí Quảng Ninh (Khảo sát Báo Quảng Ninh và kênh truyền hình Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013) Trong luận văn này, tác giả đã phân tích các nội
dung hình thức tuyên truyền về xây dựng NTM trên các loại hình báo chí ởtỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp để hoạt động này mang lại hiệu quả
thiết thực hơn (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
- Năm 2013, tác giả Nguyễn Duy Phúc Huy, Đài PT-TH Tiền Giang, đã
nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sĩ ngành Báo chí học với đề tài: “Báo chí
các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long với hoạt động truyền thông xây dựng nông thôn mới (Khảo sát các chương trình truyền hình các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long năm 2013) Luận văn làm rõ hơn vấn đề lý luận truyền
thông về NTM, nêu lên thực trạng truyền thông về xây dựng NTM ở các tỉnhĐồng bằng sông Cửu Long, qua khảo sát 3 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long vàĐồng Tháp và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông về xây
dựng NTM ở Đồng bằng sông Cửu Long (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
- Tháng 12/2013, Ban Tuyên giáo huyện uỷ Thới Lai phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức Hội thảo “Vai trò của Đài
truyền thanh cơ sở trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới”, đã
nhấn mạnh rằng, từ khi triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vàthành phố Cần Thơ về xây dựng NTM, các cơ quan báo chí của thành phố đãtập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nhằm phát động phongtrào này sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là đối với vùngsâu, vùng xa và vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer Tuy có nhiều hìnhthức tuyên truyền, nhưng truyền thanh cơ sở vẫn là kênh thông tin khá hiệuquả về xây dựng NTM
Trang 12Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đều tiếp cận ở góc độ báo chí(nói chung) tuyên truyền về xây dựng NTM, tuy nhiên, ở góc độ hẹp là đàiTTCS ở TP Cần Thơ truyên truyền về xây dựng NTM thì chưa có công trình
nào nghiên cứu, do đó đề tài “Đài truyền thanh cơ sở ở Thành phố Cần Thơ với
việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới hiện nay” không trùng lặp với các
công trình nghiên cứu đã có từ trước và rất cần thiết phải nghiên cứu Các côngtrình nghiên cứu về báo chí tuyên truyền về xây dựng NTM ở Việt Nam sẽ lànguồn tài liệu bổ ích cho tác giả luận văn trong quá trình nghiên cứu đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Qua khảo sát, phân tích thực trạng (thành công và hạn chế) của các đàiTTCS ở TP Cần Thơ tuyên truyền về xây dựng NTM, từ đó đề xuất nhữnggiải pháp nâng cao chất lượng thông tin của các đài này trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Vấn đề tuyên truyền xây dựng NTM
của các Đài truyền thanh cơ sở ở Thành phố Cần Thơ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 13- Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ khảo sát các chương trình có tác phẩmtuyên truyền về xây dựng NTM của các đài TTCS cấp huyện (của 3 huyện: ThớiLai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh), mà không khảo sát các đài TTCS cấp xã
Lý do tác giả luận văn chỉ tập trung khảo sát 3 đài TTCS cấp huyện này,(1) Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của TTCS, thì TTCS được phânthành 2 cấp: TTCS cấp huyện (gồm các đài: quận, huyện, thị xã, thành phố)
và TTCS cấp xã (gồm: xã, phường, thị trấn) Hai cấp này cùng làm nhiệm vụtiếp âm đài trung ương (Đài TNVN) và đài PT - TH tỉnh, nhưng TTCS cấphuyện còn có nhiệm vụ sản xuất chương trình để phát sóng ở đài PT - TH tỉnh
và ở đài TTCS cấp huyện, còn đài TTCS cấp xã thì không sản xuất chươngtrình riêng Chính vì vậy, tác giả luận văn chỉ khảo sát các chương trình và tácphẩm báo chí về xây dựng NTM do đài TTCS cấp huyện sản xuất (2) TP.Cần Thơ có 5 quận và 4 huyện, trong đó, theo bộ tiêu chí của Quốc gia thìviệc xây dựng NTM chỉ tổ chức ở các xã, cho nên chúng tôi chỉ khảo sát 3huyện: Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh, vì đây là 3 huyện ngoại thành củaCần Thơ, có đặc điểm gần giống nhau, được TP Cần Thơ tập trung xây dựngcác xã điểm NTM Tác giả luận văn không khảo sát huyện Phong Điền, vìhuyện này nằm cận thành phố và chủ yếu phát triển theo hướng du lịch (3)Tác giả luận văn đang công tác ở Đài TTCS cấp huyện Thới Lai, nên đâycũng là dịp thuận lợi để nhìn nhận lại công việc mình đang làm
- Khảo sát công chúng nghe đài TTCS chủ yếu ở 3 huyện: Thới Lai, Cờ
Đỏ, Vĩnh Thạnh và ở một số địa bàn khác để đánh giá về chất lượng thông tin
về xây dựng NTM của các đài TTCS cấp huyện
Thời gian khảo sát: từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2015
5 Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận về vai trò của đài TTCStrong tuyên truyền xây dựng NTM
Trang 14- Đánh giá đúng thực trạng (thành công và hạn chế) của các đài TTCScấp huyện tuyên truyền về xây dựng NTM ở TP Cần Thơ
- Luận chứng thuyết phục về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuấtcác giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền của đài TTCS về xây dựngNTM hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm góc nhìn mới
về vai trò của TTCS - với tư cách là một cơ quan báo chí chuyên nghiệp - cầnđược quản lý và đầu tư theo cách chuyên nghiệp
Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn làm sáng tỏ diện mạo, vai trò, vị trí của các đài TTCS ở TP.Cần Thơ trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội ở địaphương, đặc biệt là trong tuyên truyền về xây dựng NTM
- Luận văn là tài liệu bổ ích cho cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí trongnước nói chung và ở các địa phương trong TP Cần Thơ nói riêng; cho các đàiTTCS và cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chínhcủa luận văn gồm 3 chương, 9 tiết
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THANH CƠ SỞ
1.1 Các thuật ngữ và khái niệm
và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được thôngđiệp Tuy nhiên, phát thanh hiện đại-phát thanh internet hayradio online lại cần có định nghĩa khác [29, tr.111]
- Truyền thanh
Truyền thanh là phương thức truyền tải thông tin tiếng động, âm thanhqua dây dẫn tín hiệu từ máy phát tổng đài đến các loa Hệ thống truyền thanhđược vận hành bởi tập hợp các thiết bị đầu cuối, từ thu âm, thu tín hiệu đầu vào
sóng radio, thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh, hệ thống dây dẫn và các loa
Theo từ điển Tiếng Việt “truyền” là truyền âm đi xa bằng sóng điện từ hoặc bằng dây [63, tr.1734] Theo các nhà ngôn ngữ học, thì động từ “truyền”
thường đi liền với cách nói về phương thức truyền Cũng từ điển này định
nghĩa “truyền” là “lan rộng ra hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều
nơi biết” Truyền thanh có nghĩa là “truyền âm thanh đi xa bằng radio (vô tuyến truyền thanh) hoặc bằng đường dây” [63, tr.1119].
Còn theo tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cho cán Bộ Thông tin và Truyềnthông cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2012):
Trang 16Truyền thanh là phương thức truyền tải thông tin tiếng động, âmthanh qua dây dẫn tín hiệu từ máy phát tổng đài đến các loa Hệthống truyền thanh được vận hành bởi tập hợp các thiết bị đầucuối từ thu âm, thu tín hiệu đầu vào sóng radio, thiết bị khuếchđại tín hiệu âm thanh, hệ thống dây dẫn và các loa [16].
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hệ thống truyềnthanh được thay thế chuyển từ hình thức truyền dẫn tín hiệu bằng dây dẫn kimloại (hữu tuyến) sang sử dụng phát sóng ngắn hệ FM ít bị nhiễu tĩnh nên chấtlượng tín hiệu tốt Việc sử dụng công nghệ truyền thanh FM đã giúp ngườinghe đồng thời tiếp nhận thông tin qua hệ thống loa truyền thanh cố định, vừa
có thể chủ động nghe trên radio cá nhân ở những vị trí cách xa
Như vậy, thuật ngữ “truyền thanh” được dùng chỉ hoạt động thu, tiếp,
phát tín hiệu radio ở cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn Truyền thanh nằm trong “loại hình báo chí phát thanh”, truyền thông tin bằng sóng điện
từ, làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được thông tin.
Đài truyền thanh được hiểu là: Đài chuyển tiếp tín hiệu truyền thanh,bao gồm tập hợp các thiết bị thu sóng radio, tách sóng và khuếch đại tín hiệu
âm thanh, sau đó tiếp tục tuyền tín hiệu âm theo đường dây truyền thanh đểthực hiện việc chuyển tiếp chương trình phát thanh, chương trình truyền thanhđịa phương
- Truyền thanh cơ sở
“Truyền thanh cơ sở” là một thuật ngữ đã được sử dụng khá phổ biến
trong lý luận chuyên ngành phát thanh ở nước ta Theo các tác giả của các
cuốn sách Báo phát thanh, Lý luận báo phát thanh, Phát thanh trực tiếp… thì
“truyền thanh cơ sở” là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một cấp trong hệ
thống truyền thanh các cấp, gồm: cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; cấp quận, huyện, thị, trực thuộc tỉnh; cấp phường, xã, thị
Trang 17trấn, trong đó, hai cấp: quận, huyện, thị (gọi là cấp huyện) và cấp: phường, xã,thị trấn (gọi là cấp xã)
Ở nước ta “từ 1976, Nhà nước đã quyết định đưa các đài truyền thanh
xã, phường, thị trấn vào bộ máy tổ chức của hệ thống truyền thanh 4 cấp gồm: (Trung ương; Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quận, huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh; phường, xã, thị trấn)” [21, tr.262] và toàn bộ mạng
lưới đài phát thanh từ Trung ương đến cơ sở đều thuộc sở hữu Nhà nước doChính Phủ và UBND các cấp quản lý
Chính vì thế, khái niệm “Truyền thanh cơ sở” hoặc “Đài TTCS” trong luận văn này được hiểu bao gồm: (1) Đài truyền thanh cơ sở cấp quận, huyện, thị xã (gọi tắt là đài huyện) và (2) Đài truyền thanh cơ sở cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là là đài xã).
- Tuyên truyền
Ngày nay, hầu hết các hệ thống chính trị ở các quốc gia đều sử dụngtuyên truyền Đặc biệt, công tác tuyên truyền được sử dụng ở những vùng cónguy cơ bùng nổ xung đột và bất ổn
Ở Việt Nam: Có một hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng(TTĐC) từ Trung ương tới địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam và chịu sự quản lý của Nhà nước, làm nhiệm vụ tuyên truyền vềđường lối, chính sách, pháp luật, từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của độingũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, tạo sự thống nhất trong ý chí
và hành động, tạo sự đồng thuận và quyết tâm trong quá trình triển khai thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh
Dù cách thức tuyên truyền có thể khác nhau nhưng thuật ngữ tuyêntruyền được hiểu khá thống nhất
Trang 18Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rất dễ hiểu về tuyên truyền: “Tuyên
truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu
không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại" [42, tr.162]
- Nông thôn
Ở Việt Nam, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng
Phê chủ biên, xuất bản năm 1994, thì “Nông thôn là khu vực dân cư tập trung, chủ yếu làm nghề nông, phân biệt với thành thị” [44, tr.717].
Theo Thông tư số 54/TT-NNPTNT ngày 21.8.2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, thì “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”
Từ các định nghĩa trên, có thể khẳng định: Nông thôn là địa bàn sinh
sống của người nông dân, là nơi có các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội vớinhiều nét đặc thù so với thành thị
Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng vềthành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tậpquán của cộng đồng Đây là nhóm dân số đông nhất ở nước ta hiện nay, làgiai cấp cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp công nhân trong suốt chiềudài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại đang gặp nhiềukhó khăn trong đời sống và ít được hưởng lợi nhất các thành quả của cáchmạng
Nông thôn đang rất cần những quyết sách phát triển phù hợp trên cơ sởkhoa học, sát thực tế cho từng địa phương, vùng miền và thậm chí cho từngnhóm dân tộc, mà trước hết là công tác quy hoạch để hoàn thiện định hướng,nội dung đầu tư theo lộ trình phù hợp hướng tới phát triển bền vững và hiệuquả trong từng bước đi
- Nông thôn mới
Trang 19NTM, trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã,thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọntheo năm nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Thứhai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hànghoá; Thứ ba, đời sống vật chất và tinh thần của dân nông thônngày càng nâng cao; Thứ tư, bản sắc văn hoá dân tộc được giữgìn; Thứ năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ [3]
- Xây dựng nông thôn mới
Theo Tiến sĩ Trần Minh Yến thì:
Xây dựng NTM là nhằm tạo ra những giá trị mới của nông thônViệt Nam, một nông thôn hiện đại hàm chứa những giá trị kinh
tế mới, có văn hoá nông thôn văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữgìn, bảo tồn được bản sắc văn hoá dân tộc và ở đó những ngườinông dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa được thụ hưởng những gíatrị vật chất, tinh thần do chính họ tạo ra [679]
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã đưa ra mục tiêu:
Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại, cơcấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quyhoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc;dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệthống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường [3].
- Tuyên truyền về Nông thôn mới
Tuyên truyền là công việc truyền bá, phổ biến những kiến thức, nhữnggiá trị tinh thần đến cho người dân Thông qua công tác tuyên truyền giúp cho
Trang 20người dân hiểu được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nắm bắtđược những kế hoạch, chương trình liên quan đến xây dựng NTM.
Do vậy, tuyên truyền NTM giúp cho cán bộ và người dân hiểu vềtầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM; Xác định được bản chấtcủa chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới Xác định rõ vai trò chủthể của người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM, lấy nội lực làm cănbản…, tự tin đứng lên làm chủ, tự giác tham gia, sáng tạo trong tổ chức thựchiện với sự hỗ trợ của nhà nước Tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong
xã hội, và giúp cho cộng đồng chủ động hơn trong việc hưởng lợi từChương trình MTQG xây dựng NTM
Chính vì thế, trong xây dựng NTM công tác tuyên truyền được xem lànhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xâydựng NTM của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương Thông quacông tác tuyên truyền giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức
về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM, tạo sự thốngnhất trong nhận thức, hành động với phương châm xây dựng NTM là xâydựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và cáchình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càngđược nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa
1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Ngay từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945) đếnnay, Đảng luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông dân
và nông thôn Qua các thời kỳ lịch sử, Đảng ta luôn xác định công nghiệp
Trang 21hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ bảncủa CNH, HĐH đất nước
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra
Nghị quyết về "Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn thời kỳ 2001 - 2010" Các quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 5 là sự kếthừa, phát triển các quan điểm đã được xác định trong các nghị quyết đại hội
và các nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị từ trước đến nay Nội
dung tổng quát CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong Nghị quyết Trung
ương 5 nêu rõ:
CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệpchế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợihóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là côngnghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào cáckhâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.CNH, HĐH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và laođộng các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sảnphẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái;
tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xâydựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn [30,
tr.93-94]
Như vậy, Nghị quyết Trung ương 5 đã đưa ra quan niệm tổng quát vềCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nhiệm vụ của CNH, HĐH nông nghiệp,
Trang 22nông thôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, tác động lẫnnhau trong quá trình phát triển Vì thế, trong chỉ đạo không được chia cắt,tách rời từng nội dung mà phải gắn kết trong một thể thống nhất
Đến Đại hội X, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp
và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nôngdân Đại hội xác định phải khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển
nông thôn; Thực hiện chương trình xây dựng NTM; Xây dựng các làng, xã,
ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh; Hình thành cáckhu dân cư đô thị hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; Phát huydân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độdân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan; bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn xã hội; Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân,trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở côngnghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới; Đầu tư mạnh hơn cho cácchương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới,hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Có thể thấy, nền tảng của chủ trương xây dựng NTM được Đại hội X
của Đảng đề cập khá rõ nét, làm cơ sở cho Nghị quyết 26-NQ/TW ngày5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về "Nông nghiệp, nông dân, nôngthôn" ra đời Nghị quyết đã xác định 4 quan điểm để phát triển toàn diện "tamnông" Bốn quan điểm đó là:
Một là, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong
sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lựclượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững
ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huybản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đấtnước
Hai là, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được
Trang 23giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quantrọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước Trong mốiquan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn,nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng NTM gắnvới xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thịtheo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóanông nghiệp là then chốt.
Ba là, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện củatừng vùng, từng lĩnh vực
Bốn là, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn lànhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; phải khơi dậytinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nôngdân Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, cóđời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo độnglực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, nâng cao đờisống nông dân [31, tr.125]
Sau Nghị quyết 26-NQ/TW, Bộ Chính trị có chủ trương chỉ đạo thí điểmxây dựng mô hình NTM; Ban Bí thư Trung ương Đảng có quyết định thànhlập Ban Chỉ đạo do đồng chí Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng ban vàquyết định chọn 11 xã đại diện cho các vùng trên cả nước làm thí điểm Banchỉ đạo phân công mỗi đồng chí ủy viên trực tiếp phụ trách 01 xã Cứ 6 thángBan chỉ đạo giao ban với các xã tại Hà Nội 01 lần Sau hơn 2 năm thực hiệnchỉ đạo thí điểm, những kinh nghiệm rút ra từ chỉ đạo điểm đã giúp cho Chínhphủ quyết định phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
Trang 24thôn mới giai đoạn 2010 - 2020"; ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đãphát động phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới".
Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng NTM:
Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với đô thị và bố trí các điểmdân cư Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn
với bảo vệ môi trường Triển khai chương trình xây dựng NTM
phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể vữngchắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy truyền thống vănhóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam Đẩy mạnh xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khảnăng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động…[32, tr.197-198]
Với Nghị quyết của Đảng, những quyết sách của Chính phủ và sự vàocuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ, ban, ngành ở Trung
ương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng NTM theo đúng lộ trình,
thực sự trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đườngCNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Hiện nay, toàn xã hội đã và đang tích cực vào cuộc, cùng thực hiện sự
nghiệp xây dựng NTM (19 tiêu chí) Cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến
cơ sở đã sớm triển khai Nghị quyết của Đảng; đẩy mạnh công tác tuyêntruyền; bước đầu tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, ngườidân Hầu hết cấp ủy đảng các cấp đã tổ chức quán triệt Nghị quyết, trong đónhiều xã tổ chức phổ biến trực tiếp đến nhân dân tại thôn, bản Nhìn chung,cán bộ cơ sở và nhân dân rất kỳ vọng vào một NTM phát triển, mang lại sựcải thiện nhanh hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn thời
kỳ CNH, HĐH đất nước Các bộ, ngành chức năng liên quan đã nhanh chóngxây dựng, triển khai nhiều cơ chế chính sách để đưa Nghị quyết vào cuộc
Trang 25sống Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện
CTMTQG về xây dựng NTM là thực sự tôn trọng, phát huy tối đa vai trò, vị
thế chủ thể của người nông dân về chính trị, kinh tế và văn hóa
Ở địa phương: tất cả các tỉnh, thành phố đã xây dựng chương trình hànhđộng triển khai Nghị quyết Nhiều tỉnh, thành phố chủ động ban hành cácchương trình mới, đặc thù, phù hợp với thực tế của địa phương Những việcnêu trên đã có tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp, nông thôn trướcmắt và lâu dài, tạo được niềm tin cho cán bộ, nông dân vào chủ trương pháttriển nông nghiệp, nông thôn của Đảng
1.3 Vai trò đài truyền thanh cơ sở trong việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới
1.3.1 Hệ thống truyền thanh cơ sở của Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam được ra đời từ ngày 7/9/1945, ngay sau khinước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được khai sinh Tuy nhiên, phải đến năm
1956, với sự giúp đỡ của Liên Xô thời kỳ đó, nước ta mới bắt đầu xây dựngđựơc các đài Phát thanh tỉnh Đến những năm 60 của thế kỷ XX, hệ thống đàitruyền thanh cơ sở cấp huyện (TTCSCH) ở nước ta mới được xây dựng vàtừng bước được tăng cường số lượng, nâng cao dần chất lượng
Nhiệm vụ chính của các đài TTCS trong giai đoạn này là tiếp âm đàiTrung ương, đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, các chương trình phát thanh
để phản ánh về công việc của các hợp tác xã; cổ vũ những phong trào thi đualao động sản xuất, các điển hình; phê phán thói xa hoa, lãng phí, quan liêutrong quản lý tài sản tập thể… Do số lượng đầu báo ở ta khi đó còn rất ít nên
vị trí, vai trò của các đài TTCS là rất lớn
Kể từ khi ra đời cho đến nay, hệ thống đài TTCS [bao gồm các đàiTTCS cấp huyện và TTCS cấp xã] luôn là một bộ phận không thể thiếu của
hệ thống báo chí của cả nước Mạng lưới TTCS rộng khắp cả nước, trong đó:
có hơn 612 đài truyền thanh (TT), hoặc truyền thanh - truyền hình (TT - TH)
Trang 26cấp huyện, với cơ cấu chung mỗi quận huyện thị có một đài TT, hoặc TT
-TH và khoảng hơn 8.000 đài TTCS cấp xã [17]
Đài TTCS được ví như cánh tay nối dài của Đài TNVN và Đài PT-THtỉnh Đặc biệt, ở những khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, nơi có số lượngthính giả chiếm tới hơn 80% của cả nước, thì vai trò và tầm quan trọng của hệthống này luôn được khẳng định và ngày càng cao, bởi tính tiện lợi và phùhợp với điều kiện của vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa
Hệ thống TTCS có những ưu thế nổi bật hơn hẳn các loại hình báo chíkhác, đó là thông tin sát thực, trực tiếp, cụ thể và gần gũi đến từng người dântrong địa bàn Không chỉ là tiếng nói, là tai mắt của chính quyền địa phương,đài TTCS còn là diễn đàn của nhân dân địa phương, là tiếng nói của tập thểnhân dân với Đảng, Nhà nước và với chính quyền cơ sở Mỗi công chúngtrong xã hội (trừ người khiếm thính) muốn nghe và tiếp nhận được nhữngthông tin xảy ra trong xã hội, chỉ cần có một chiếc radio rẻ tiền thì có thể thuđược sóng của chương trình phát thanh hoặc có thể nghe trực tiếp ở các loaphóng thanh công cộng được phủ khắp ở các vùng nông thôn, đến tận xóm,
ấp Công chúng tiếp nhận thông tin dễ dàng và mọi lúc, mọi nơi, kể cả khiđang làm việc và bất cứ ở đâu
Trong thực tế, hệ thống đài TTCS vẫn đang phát huy tác dụng một cáchtích cực, thậm chí, có nơi còn coi đài TTCS là một nguồn thông tin không thểthiếu được đối với cư dân trên địa bàn Hiện nay, hệ thống đài TTCS là công
cụ của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong công tác phổ biến, tuyêntruyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến và thực hiệncác nhiệm vụ của địa phương về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội,trật tự - an toàn xã hội; phản ánh tình hình sản xuất và đời sống của nhân dântrong địa bàn
1.3.2 Mạng lưới truyền thanh cơ sở của thành phố Cần Thơ
* Tổ chức bộ máy
Trang 27TP Cần Thơ hiện có 09 đài TTCS cấp huyện và 86 đài TTCS cấp xã(riêng xã Thạnh Phú của huyện Cờ Đỏ có 02 đài truyền thanh xã) và 615 trạmtruyền thanh ấp, khu vực
Về cơ cấu tổ chức bộ máy, đài TTCS cấp huyện có số lượng từ 8 đến
12 biên chế Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, kinh phí hoạt động và trình
độ đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thanh cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ chính trị tại mỗi địa phương
*Chức năng, nhiệm vụ
- Đối với đài truyền thanh cơ sở cấp huyện:
Theo Thông tư liên tịch Số: 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV của BộThông tin và Truyền thông – Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hìnhthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện, đã nêu rõ: Đài TTCS cấp huyện là đơn vị trực thuộc
Ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện, là cơ quan ngôn luận của cấp ủy, chính quyền quận, huyện; là tiếng nói của nhân dân ở địa phương; hoạt động dưới sự chỉ đạo của cấp ủy đảng quận, huyện; Ban Tuyên giáo cùng cấp tham mưu và trực tiếp giúp cấp ủy chỉ đạo về nội dung tư tưởng của hoạt động truyền thanh ở địa phương; chịu sự quản lý trực tiếp của UBND quận, huyện; chịu sự quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố và sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài PT - TH TPCần Thơ
Đài TTCS cấp huyện thực hiện chức năng là một cơ quan báo nói, nằmtrong hệ thống chuyên môn cả nước của ngành PT-TH, do UBND cấp quận,huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đài này theođúng quy định của pháp luật
Nhiệm vụ chủ yếu của Đài TTCS cấp huyện:
- Làm chức năng một cơ quan tuyên truyền, một công cụ chỉ đạo sảnxuất của UBND huyện
Trang 28-Tổ chức việc tiếp âm Đài Tiếng nói Việt Nam, đài PT - TH TP CầnThơ trong phạm vi toàn huyện, nhằm tuyên truyền đường lối, của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước và địa phương, phục vụ nhu cầu tiếp nhận thôngtin của nhân dân
- Quản lý sự nghiệp của ngành trong phạm vi huyện:
Đối với Đài truyền thanh cơ sở cấp xã:
- Đài TTCS cấp xã chịu sự quản lý trực tiếp của UBND cấp phường,
xã, thị trấn, sự quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện,
sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của đài TTCS cấp huyện
Nhiệm vụ chủ yếu của đài TTCS cấp xã:
Tiếp âm 3 cấp: trung ương (Đài TNVN), tỉnh (đài PT - TH Cần Thơ),huyện (đài TTCS cấp huyện)
Có nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, đường lối, nghị quyết củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các hoạt động chỉ đạo của cấp ủy,chính quyền địa phương đến với mọi người dân, nhất là ở các khu vực nôngthôn, vùng sâu, vùng xa
Nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đài TTCS cấp xã về xây dựng NTM:
thông tin về 19 tiêu chí của quốc gia, 20 tiêu chí của Cần Thơ; những bản tinngắn gọn, rạch ròi về cơ chế, chính sách đầu tư của Nhà nước; công khai cáckhoản đóng góp của nhân dân
1.3.3 Vài nét về ba đài truyền thanh cơ sở cấp huyện trong phạm vi khảo sát của luận văn (Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh)
a/ Đài truyền thanh cơ sở cấp huyện Thới Lai
Thới Lai là huyện ngoại thành nằm về phía Tây của TP Cần Thơ thành phố loại I trực thuộc Trung ương và là thành phố trung tâm của khu vựcĐồng bằng sông Cửu Long
-Địa giới hành chính huyện Thới Lai: Đông giáp huyện Phong Điền,quận Ô Môn; Tây giáp huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang; Nam
Trang 29giáp huyện Phong Điền, TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, tỉnh Kiên Giang;Bắc giáp huyện Cờ Đỏ, quận Ô Môn.
Huyện có diện tích tự nhiên 25.580 ha, dân số 29.777 hộ, 126.323 khẩu(trong đó có 4.402 khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số (đồng bào dân tộcKhmer chiếm đa số là 4.158 khẩu)
Huyện Thới Lai có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn ThớiLai và các xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Trường Thành, Trường Thắng, ĐịnhMôn, Thới Tân, Xuân Thắng, Đông Thuận, Đông Bình, Trường Xuân,Trường Xuân A, Trường Xuân B
Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số05/2004/NĐ-CP, về việc thành lập các quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ trên cơ
sở tách từ huyện Ô Môn cũ Đến ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ banhành Nghị định số 12/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã,thành lập huyện Thới Lai thuộc TP Cần Thơ, trên cơ sở chia tách từ huyện
Cờ Đỏ cũ
Trong huyện Thới Lai, ngoài 01 Đài TTCS cấp huyện Thới Lai, còn cómạng lưới đài TTCS chằng chịt Mỗi xã đều có 2 tăng âm 1.200 w, có 15 đến20km đường dây và trên 40 loa công cộng Hầu hết các xã đã thực hiện truyềnthanh hóa Hàng năm huyện trích một phần kinh phí trên 200 triệu đầu tư chođịa phương phát triển, nâng cấp hệ thống đường dây loa, sửa chữa máy (Nguồn: trên cổng thông tin huyện Thới Lai)
Cơ sở vật chất của các đài TTCS cấp xã cũng được bố trí khang trang,
có phòng đọc tin, phòng trực máy, có đài còn có máy tính để thu âm bằngchương trình xử lý âm thanh Cool Edit Nhân sự được biên chế một định suất
và thường xuyên được Đài Thành phố và đài TTCS cấp huyện tập huấn,hướng dẫn nâng cao tay nghề
b/ Đài truyền thanh cơ sở cấp huyện Cờ Đỏ
Cờ Đỏ là huyện vùng ven và nằm về phía tây của TP Cần Thơ
Trang 30Địa giới hành chính huyện: Đông giáp huyện Thới Lai, Nam giáphuyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), Bắc giáp quận Ô Môn và quận ThốtNốt, Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh.
Huyện có diện tích tự nhiên 31.047,67 ha, dân số 122.464 người, trong
đó có hơn 9.000 người là đồng bào các dân tộc thiểu số (đông nhất là đồngbào dân tộc Khmer)
Huyện có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thị trấn Cờ Đỏ; cácxã: Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Thới Hưng, Thạnh Phú,Trung Hưng, Trung An, Trung Thạnh và có 79 ấp
Sau hơn 3 năm xây dựng NTM, huyện Cờ Đỏ đã có 01 xã (Trung An)
được công nhận đạt chuẩn NTM, 02 xã đạt 16 tiêu chí (Thới Đông và TrungThạnh), 03 xã đạt từ 13-14 tiêu chí (Đông Thắng, Thới Hưng và TrungHưng), 03 xã đạt 12 tiêu chí (Đông Hiệp, Thới Xuân và Thạnh Phú) Năm
2015, huyện chọn xã Trung Thạnh (đạt 16/20 tiêu chí) tập trung đầu tư để
được công nhận xã đạt chuẩn NTM (Nguồn: Báo cáo xây dựng nông thôn
133 km, với 784 loa công cộng và 30 bộ loa không dây (Nguồn: trên cổng
thông tin huyện Cờ Đỏ).
c / Đài truyền thanh cơ sở cấp huyện Vĩnh Thạnh
Vĩnh Thạnh là một huyện thuộc TP Cần Thơ, được thành lập ngày 02tháng 01 năm 2004 theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm
2004 của Chính phủ và điều chỉnh theo các Nghị định số
11/2007/NĐ-CP, 162/2007/NĐ-11/2007/NĐ-CP, 12/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008
Trang 31Huyện Vĩnh Thạnh có 29.759,06 ha diện tích tự nhiên và 27.186 hộ với115.550 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: VĩnhTrinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, ThạnhThắng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc và 02 thị trấn: Vĩnh Thạnh, Thạnh An
Địa giới hành chính: Đông giáp quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ; Tây giáptỉnh An Giang; Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp quận Thốt Nốt và huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Nguồn: trên cổng thông tin huyện Vĩnh Thạnh)
Tính đến nay, qua 04 năm nỗ lực triển khai chương trình xây dựng NTM,
xã Vĩnh Trinh đã hoàn thành 20/20 tiêu chí, được công nhận là xã đạt chuẩnquốc gia về NTM Tổng kinh phí đầu tư xây dựng các tiêu chí trong 04 năm quatrên 168,4 tỉ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước khoảng 105,3 tỉ đồng, vốndoanh nghiệp là 26,7 tỉ đồng, vốn tín dụng là 5,84 tỉ đồng và nhân dân đóng góp
là 30,555 tỉ đồng (Nguồn: Báo cáo xây dựng NTM 6/2014-05/2015) [47].
Toàn huyện có 01 đài TTCS cấp huyện Vĩnh Thạnh; 11 đài TTCS cấp
xã, 218 km dây và 672 loa, 52/56 ấp có hệ thống dây - loa truyền thanh
1.3.4 Vai trò và ưu thế của đài truyền thanh cơ sở trong tuyên truyền
về xây dựng nông thôn mới
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắctới sự phát triển của ngành PT-TH trên phạm vi cả nước, trong đó có hệ thốngTTCS ở địa phương
Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trungương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra nhiệm vụ là: “Nângcao khả năng tiếp cận thông tin cho mọi vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi,vùng sâu, vùng xa, hải đảo” Ngày 16/02/2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đãphê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm
2020, trong đó xác định chỉ tiêu đến năm 2010, phải phủ sóng phát thanhAM-FM tới 100% dân cư, đảm bảo hầu hết các hộ dân có thể thu, nghe đượccác kênh chương trình phát thanh quảng bá
Trang 32Tại Quyết định số 119/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2011 phêduyệt Đề án “Phát triển thông tin và truyền thông nông thôn giai đoạn 2011-2020” trong đó có phát triển phát thanh, truyền thanh, đặc biệt là TTCS, đãđưa ra mục tiêu cụ thể: “Bảo đảm hầu hết các hộ gia đình khu vực nông thônnghe và xem được các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụchính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu.”
Đảng và Nhà nước đã tin cậy, trao cho TTCS những trọng trách lớn laotrong sự nghiệp cách mạng, do đó TTCS cũng phải phát huy hết vai trò là mộtkênh truyền thông, một loại hình báo chí điện tử hiện đại
-Với đặc trưng cơ bản là dùng thế giới âm thanh phong phú sinh động(lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải thông điệp; nhờ sử dụng kỹ thuậtsóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động vào thính giác (vào tai) củacông chúng, cho nên TTCS có ưu thế đặc biệt là một người có thể nói cho
mẽ, hệ thống đài TTCS vẫn luôn có chỗ đứng trong lòng công chúng, đặc biệt
là công chúng ở khu vực nông thôn, nhờ tính rộng khắp và hiệu quả thiết thựccủa nó Theo các tác giả Vũ Văn Hiền và Đức Dũng thì:
Các đài xã, phường, thị trấn đã được khẳng định ngay từ lúc mớichào đời, đến nay vẫn đang ngày càng được cải tiến, nâng caocho phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước trong thời kỳđổi mới Đó là món ăn tinh thần, là nơi bày tỏ tâm tư, nguyệnvọng của nhân dân các địa phương, là nơi giáo dục, phổ biến chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cũng lànơi kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả của những đượcnâng cao, cải tiến phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước,
xã hội, của chủ trương, chính sách đó [35, tr.49]
Đặc biệt, khi cả nước đang chung tay góp sức xây dựng NTM, công tác
tuyên truyền được đẩy mạnh, thì hệ thống TTCS càng phát huy vai trò, khẳng
Trang 33định tính ưu việt trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, truyền tải thông tin thời sự nóng hổi đếnvới người dân
- Tuy chỉ trên phạm vi hẹp nhưng TTCS luôn được coi là phương tiện
có khả năng tiếp cận, phản ảnh sát thực tế trên từng địa bàn, với phong cáchngôn ngữ và giọng điệu riêng, phù hợp với từng đối tượng cụ thể Ngoàinhiệm vụ tiếp phát lại các chương trình thời sự của Đài TNVN, Đài PT - THtỉnh, Thành phố, đài TTCS cấp xã còn tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ chínhtrị tại địa phương Các trạm truyền thanh ấp đang phát huy tác dụng một cáchtích cực, thậm chí, từng bước được coi là một nguồn thông tin không thể thiếuđược đối với cư dân trên địa bàn Người dân đã gắn bó hàng chục năm nayvới âm thanh quen thuộc của những chiếc loa công cộng trên một số địa bàn
về những thông tin, như: lịch thời vụ, hội họp của các chi, tổ, hội đoàn thể,sinh hoạt hợp tác xã
TTCS đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn; đã tuyên truyền, vậnđộng nhân dân thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, chung tay “xây dựng NTM”, hỗ trợ đắclực cho các địa phương triển khai, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụchính trị hàng năm
-Các đài TTCS đã đảm trách ngày càng tốt hơn vai trò, nhiệm vụ củamình là “chiếc cầu nối” giữa Đảng - chính quyền với nhân dân, là diễn đàn đểnhân dân chia sẻ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của mình
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống và đưa ra những khái niệm công
cụ về phát thanh, truyền thanh, truyền thanh cơ sở , trong đó “Thuật ngữ
Truyền thanh được dùng chỉ hoạt động thu, tiếp, phát tín hiệu radio ở cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn TTCS nằm trong “loại hình báo chí phát thanh”, truyền thông tin bằng sóng điện từ, làm lan rộng ra cho nhiều người,
Trang 34nhiều nơi biết và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được thông tin” và “Truyền thanh cơ sở là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một cấp trong hệ thống phát thanh, truyền thanh các cấp gồm: cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp quận, huyện, thị, trực thuộc tỉnh; cấp phường, xã, thị trấn, trong đó, hai cấp: quận, huyện, thị (gọi là cấp huyện) và cấp: phường, xã, thị trấn (gọi là cấp xã)
Từ những khái niệm căn bản này, luận văn đã giới thiệu toàn bộ hệthống TTCS của cả nước và của riêng TP Cần Thơ, trong đó có giới thiệu về
3 đài TTCS cấp huyện mà luận văn khảo sát
TTCS với những ưu thế nổi trội là truyền tải thông tin bằng âm thanh(lời nói, tiếng động, âm nhạc); đặc biệt, sự gần gũi theo phong cách địaphương và thông tin chủ yếu là về nông thôn - nơi diễn ra các hoạt động kinh
tế, văn hóa, xã hội và gắn với môi trường sống của người nông dân; như một
“cánh tay nối dài” của Đài TNVN, Đài PT - TH tỉnh, TP; là “cầu nối” giữachính quyền với nhân dân; là “diễn đàn” để nhân dân bày tỏ tâm tư, nguyệnvọng với chính quyền, cho nên, TTCS có vai trò rất quan trọng trong hoạtđộng tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và chínhquyền địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và
đặc biệt là tuyên truyền về xây dựng NTM.
Trang 35Chương 2 THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN SÓNG ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1 Thực trạng về tần suất tin - bài
2.1.1 Chương trình thời sự ở 3 Đài Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh
Đài TTCS Thới Lai đã dành nhiều thời lượng cho công tác tuyên truyền
về xây dựng NTM Hàng ngày, ban biên tập xây dựng chương trình phát trênsóng FM của đài phản ánh những tập thể cá nhân điển hình trong xây dựngNTM, đồng thời phê phán những tư tưởng lạc hậu làm ảnh hưởng đến phongtrào Từ tháng 06/2014- tháng 05/2015, đài đã phát sóng 372 tin - bài - phỏngvấn về NTM trong chương trình thời sự (Sáng: 5h30-6h; Chiều: 17h30-18h),phát trên sóng FM tần số 104,2 Mhz, thông qua tiếp âm của đài truyền thanh
12 xã, 1 thị trấn, kịp thời cổ vũ, động viên, khuyến khích người dân tích cựctham gia thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí NTM
Đài TTCS Cờ Đỏ Từ tháng 06/2014- tháng 05/2015, Chương trình thời
sự của đài thực hiện trung bình mỗi tháng 30 tin và 11 phóng sự ngắn hay
phỏng vấn về phong trào xây dựng NTM
Đài TTCS Vĩnh Thạnh, cũng như hai đài Thới Lai và Cờ Đỏ, đài TTCSVĩnh Thạnh tổ chức tuyên truyền thường xuyên trong chương trình thời sự về
đề án xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2015 Kết quả khảo sát cho thấy, trongthời gian (từ tháng 06/2014- tháng 05/2015) đài đã thực hiện được: 52 chuyênmục xây dựng NTM, với tổng thời lượng 260 phút và thực hiện 231 tin, 35phỏng vấn, 54 bài phản ánh về công tác xây dựng NTM ở 9 xã trên địa bànhuyện
Trang 36Thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền trên sóng Đài PT-TH CầnThơ, đài đã thực hiện: 59 tin truyền hình; 22 bài phát thanh về xây dựng NTM.
2.1.2 Chuyên mục ở 3 Đài Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh
Đài TTCS Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh hàng tuần, đài đều thực hiện
chuyên mục “Xây dựng nông thôn mới”, phát trong chương trình thời sự, thời
lượng mỗi chuyên mục từ 5 đến 7 phút Cơ cấu mỗi chuyên mục gồm: Tin thuthanh, phỏng vấn, hoặc bài phản ánh hay mẫu chuyện về NTM
Chuyên mục “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, thời lượng mỗi
chuyên mục 5 phút, phát sóng cố định vào thứ tư hàng tuần Chuyên mục
“Công tác nghề, an sinh xã hội và giảm nghèo của TP Cần Thơ đến năm 2020”, mỗi tuần 1 ngày vào thứ 2 hàng tuần
Chuyên mục “Bạn của nhà nông” vào thứ sáu hàng tuần trên sóng của
đài, đã giúp cho hàng triệu nông dân huyện có được góc nhìn rõ hơn về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM Đồng thời, nội dung thông
tin của chuyên mục này tập trung hướng dẫn công tác khuyến nông, chuyểngiao, áp dụng khoa học, công nghệ mới trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi,giúp bà con có cách làm ăn hiệu quả hơn
Ngoài ra, mỗi tuần phóng viên đài thực hiện 4 tin, bài, phỏng vấn phảnánh không khí thi đua sôi nổi, những tín hiệu tích cực, những mô hình thànhcông, bài học kinh nghiệm trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện, tập trungphản ánh về các xã điểm Đồng thời, lãnh đạo đài đã phân công phóng viêntăng cường phản ánh những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại trong xây dựngNTM, từ đó nêu hướng giải quyết cho một số vấn đề
Nhìn chung, từ tháng 06/2014- tháng 05/2015, cả 3 đài TTCS: ThớiLai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh đều dành thời lượng không nhỏ cho công tác tuyêntruyền về xây dựng NTM trên sóng đài huyện Các đài đều xây dựng chuyên
mục “Xây dựng nông thôn mới” cố định, phát trong chương trình thời sự, với
thời lượng từ 5-7 phút/chương trình Việc ưu tiên xây dựng các chuyên mục
Trang 37trên sóng các đài huyện ở TP Cần Thơ đã cho thấy sự quan tâm rất lớn củanhững người làm công tác tuyên truyền ở các huyện về xây dựng NTM, đặcbiệt là 3 huyện được khảo sát
2.2 Thực trạng nội dung và hình thức tuyên truyền
Để biết được nội dung thông tin về xây dựng NTM của ba đài TTCS(Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh), ngoài việc thống kê các chương trình, các tácphẩm về nội dung này, tác giả luận văn còn thực hiện điều tra xã hội học bằngbảng hỏi và bằng phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo, phóng viên, biên tập viêncủa 3 đài này Trong 24 phiếu khảo sát bằng bảng hỏi, cán bộ phóng viên,biên tập viên tham gia trả lời: đài Thới Lai là 09 phiếu, đài Cờ Đỏ là 07 phiếu
và đài Vĩnh Thạnh là 08 phiếu
Kết quả khảo sát như sau:
- Về nghề nghiệp, thời gian công tác của cán bộ phóng viên, biên tập viên:
Bảng 2.1: Nghề nghiệp, thời gian công tác của cán bộ phóng viên, biên
tập viên 3 đài: Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh
Đơn vị
Phóng viên
Biên tập viên
CB
5-10 năm
10-20 năm
Trên20 năm
Đài Thới Lai 88,88% 0 11,11% 44,44% 33,33% 0 22,22% Đài Cờ Đỏ 71,42% 14,28% 14,28% 57,14% 14,28% 14,28% 14,28%
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn tháng 06/2014-05/2015.
Kết quả cho thấy, những người tham gia trả lời của cả 3 đài đa số làphóng viên - những người trực tiếp sáng tạo tin - bài về nội dung xây dựngNTM Số lượng người có thời gian công tác từ 5-10 năm là khá lớn (Đài VĩnhThạnh: 50%, Đài Thới Lai: 33,33%) Điều đó chứng tỏ rằng, họ là nhữngngười từng trải, có kinh nghiệm trong công việc Chính vì vậy, những thôngtin trong câu trả lời của họ là đáng tin cậy và kết quả khảo sát này cũng khá
Trang 38tương đồng với kết quả khảo sát các chương trình, tác phẩm báo chí của cả 3đài về xây dựng NTM.
2.2.1 Về nội dung tuyên truyền xây dựng NTM từ tháng tháng 5/2015
6/2014-Cán bộ, phóng viên, biên tập viên của cả ba đài đều có chung câu trảlời là: tập trung vào 5 nội dung chính, gồm: Quy hoạch xây dựng NTM; xâydựng cơ sở hạ tầng; phát triển sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập chongười dân; văn hóa - xã hội - môi trường; xây dựng hệ thống chính trị vữngmạnh và theo từng tiêu chí cụ thể, trong tổng số 19 tiêu chí của Chính phủ và
Bộ 20 tiêu chí của TP Cần Thơ
33.33
100 95.83 100
75
29.16
0 4.17 0
25 37.5
Biểu đồ 2.1: Tổng hợp nội dung tuyên truyền xây dựng NTM phát trên
sóng đài truyền thanh 3 huyện
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn tháng 06/2014-05/2015.
Cụ thể:
2.2.1.1 Về quy hoạch nông thôn mới
Trang 3922.22 14.28
62.5
33.33 28.57 25
44.44 57.14
12.5
0 0 0
0 10 20 30 40 50 60 70
Thường Xuyên
Thỉnh thoảng
Ít Không
Thới Lai
Cờ Đỏ Vĩnh Thạnh
Biểu đồ 2.2: Mức độ thông tin về qui hoạch NTM tại 3 huyện
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn tháng 06/2014-05/2015.
Công tác quy hoạch trong quá trình xây dựng NTM được đánh giá làkhâu quan trọng Lãnh đạo các đài hướng phóng viên tập trung tuyên truyềnvào việc phải coi trọng công tác quy hoạch xây dựng NTM, bao gồm: quyhoạch sử dụng đất; quy hoạch bố trí dân cư; quy hoạch phát triển kinh tế- xãhội và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn
Tuy nhiên, theo các phóng viên, nếu như những năm mới triển khai xâydựng NTM, tiêu chí này thường được các đài tập trung tuyên truyền thườngxuyên, thì trong năm 2014 và những tháng đầu 2015, tần suất xuất hiện cáctin - bài về “quy hoạch xây dựng NTM” tương đối ít hơn Cụ thể, có 33,33%phóng viên, biên tập viên được khảo sát trả lời đây là tiêu chí thường xuyênđược lựa chọn và đăng tải; 29,16% trả lời thỉnh thoảng và 37,5% trả lời ít.Theo các phóng viên, biên tập viên tham gia khảo sát, sở dĩ các tin - bài về
“quy hoạch xây dựng NTM” ít được lựa chọn là do tiêu chí này đã được đềcập nhiều trong những năm đầu xây dựng NTM, vì các loại quy hoạch nàyphải đi trước một bước nhằm tạo tiền đề cho việc xây dựng các chương trình,
kế hoạch và dự án đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng nôngthôn đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả và bền vững
Trang 40Cũng qua kết quả khảo sát, nội dung các tin - bài về “quy hoạch xâydựng nông thôn mới” đều tập trung phản ánh những khó khăn vướng mắc sau
4 năm thực hiện, lúng túng của các địa phương trong việc lập quy hoạch, hoặcchỉ tập trung nhiều vào quy hoạch xây dựng, chưa quan tâm đúng mức tới quyhoạch phát triển sản xuất hay quy hoạch chợ Mặt khác, các quy hoạch trênđịa bàn xã thường giống nhau do thuê chung các đơn vị tư vấn, thiết kế, họ ítchú ý đến đặc điểm riêng biệt về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗiđịa phương Những tin - bài về nội dung này rất được người dân quan tâm vìgắn với lợi ích thiết thân của họ
2.2.1.2 Về xây dựng cơ sở hạ tầng
Đây là nội dung quan trọng để thúc đẩy sản xuất, cải thiện điều kiệnsống của nhân dân Để thực hiện nội dung này, các xã điểm đã tiến hành khảosát, đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có và dựa trên các tiêu chí
về cơ sở hạ tầng của xã NTM để xác định những việc cần làm, những côngtrình cần xây dựng, đưa ra nhân dân thảo luận, lựa chọn cách làm và thứ tự ưutiên làm trước, làm sau Các đài TTCS chủ yếu tập trung tuyên truyền về việcthực hiện các tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng NTM theo Quyết định 800/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn
2010-2020, cơ cấu nguồn vốn phục vụ phân bổ gồm: vốn từ ngân sách (40%),
tín dụng (30%), doanh nghiệp (20%) và nhân dân (10%); việc thực hiện Kếhoạch số 62/KH-UBND của UBND TP Cần Thơ về phát động phong trào thi
đua “Cần Thơ chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 24/5/2012 về “Đẩy mạnh thực hiện CTMTQG xây dựng
NTM đến năm 2020” của TP Cần Thơ trong huy động các nguồn lực xây
dựng NTM