MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam từ bao đời nay, vua Hùng là vị Tổ đã có công dựng nên Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên, sơ khai của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ ngàn đời trở thành tiếng nói chung, là sự tự ý thức về nguồn cội của các thế hệ người Việt. Tất cả đều là đồng bào, là người trong một nước, cùng một Tổ, chung cội, chung giàn. Quan hệ đó đã đem lại tâm lý yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung với nhau, cùng tồn tại và phát triển bền lâu; tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh đó đã đưa dân tộc ta lên đỉnh vinh quang của lịch sử, sánh vai với các cường quốc năm châu, bốn biển. Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (quần thể di tích gồm Đền thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Mẫu Âu Cơ, Lăng mộ …) trên núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt Trì, đã được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cũng được tổ chức trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam (Theo thống kê, trên cả nước hiện có 1.417 di tích có thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời Vua Hùng). Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể vừa là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước mà Bác Hồ đã tổng kết và khái quát thành chân lý của dân tộc và của thời đại: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thống kê (qua các năm 1964- 1997) được 1.342 di tích, địa điểm có phế tích liên quan đến các công trình kiến trúc tín ngưỡng truyền thống, tôn giáo, trong đó có 261 di tích và địa điểm liên quan đến tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng cùng vợ, con, các tướng lĩnh của các Vua Hùng. Qua thực tế điền dã, khảo sát thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh (2013-2015) về " Nghiên cứu, sưu tầm nghi lễ, tục thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" đã thống kê có 205 di tích gắn với lễ hội thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh, trong số đó có 98 di tích gắn với lễ hội thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn, 107 di tích gắn với lễ hội thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền. Trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hiện nay có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí, truyền thông từ trung ương tới địa phương, thông qua công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí giúp người dân nâng cao nhận thức, hiểu biết rõ hơn về tầm quan trọng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương trong nền văn hóa Việt Nam và đời sống cộng đồng, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể, là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, từ đó cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở Phú Thọ những năm qua, cùng với sự phát triển, lớn mạnh của hệ thống báo chí trong cả nước, báo chí Phú Thọ đã có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Hiện nay trên địa bàn Phú Thọ đã có đủ các thể loại báo chí như: Báo in, Phát thanh - Truyền hình, báo mạng điện tử... là các công cụ thông tin, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và của tỉnh. Báo chí Phú Thọ luôn giữ vững định hướng, tuyên truyền kịp thời, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phản ánh kịp thời mọi tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát hiện, cổ vũ các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới và tuyên truyền thành tựu thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương. Tuy nhiên, công tác thông tin, truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để các cơ quan báo chí trở thành bộ phận quan trọng trong đời sống người dân? Khắc phục tình trạng các chương trình truyền thông về vấn đề liên quan tới tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn đơn điệu và tẻ nhạt? Đặc biệt cần một công trình nghiên cứu sâu, sát về mặt được và mặt hạn chế, làm rõ nguyên nhân, đưa ra các giải pháp mang tính khoa học, góp phần định hương, giúp các cơ quan báo chí trong công tác truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại địa phương... Với những lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài: Báo chí Phú Thọ với vấn đề truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Khảo sát Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ năm 2016) nhằm tìm hiểu, đánh giá vấn đề truyền thông của 02 cơ quan báo chí, từ đó đưa ra những kết quả và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong vấn đề truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại địa phương.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TRUYỀN THÔNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG 9
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 9
1.1 Các khái niệm liên quan 9
1.2 Vai trò của việc truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng 12
1.3 Đặc điểm của truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng 16
1.4 Những yêu cầu đối với truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng 19
Tiểu kết Chương 1 20
Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ PHÚ THỌ 22
2.1 Tổng quan về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các đơn vị báo chí khảo sát 22
2.2 Khảo sát nội dung và phương thức truyền thông tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên báo chí Phú Thọ 28
2.3 Đánh giá kết quả khảo sát truyền thông tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên báo chí Phú Thọ 35
2.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến truyền thông tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên báo chí Phú Thọ 41
Tiểu kết Chương 2 46
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ TRUYỀN THÔNG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ PHÚ THỌ 48
3.1 Những vấn đề đặt ra đối với việc truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hiện nay 48
3.2 Giải pháp về nội dung truyền thông 48
3.3 Giải pháp về phương thức truyền thông 50
3.4 Một số khuyến nghị 55
Tiểu kết Chương 3 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 22 Phỏng vấn đại diện Lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí địa phương 72
3 Phỏng vấn phóng viên mảng văn hóa 73
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam từ bao đời nay, vua Hùng là vị
Tổ đã có công dựng nên Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên, sơ khai của dântộc Việt Nam Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ ngàn đời trở thành tiếng nóichung, là sự tự ý thức về nguồn cội của các thế hệ người Việt Tất cả đều là đồngbào, là người trong một nước, cùng một Tổ, chung cội, chung giàn Quan hệ đó đãđem lại tâm lý yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung với nhau, cùngtồn tại và phát triển bền lâu; tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam Sức mạnh đó
đã đưa dân tộc ta lên đỉnh vinh quang của lịch sử, sánh vai với các cường quốc nămchâu, bốn biển
Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là lễ Giỗ TổHùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm tại Khu ditích lịch sử Đền Hùng (quần thể di tích gồm Đền thượng, Đền Trung, Đền Hạ, ĐềnMẫu Âu Cơ, Lăng mộ …) trên núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt Trì, đã được Nhànước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cũng được tổchức trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam (Theo thống kê, trên cả nước hiện
có 1.417 di tích có thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời Vua Hùng) Chính
vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đờisống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam, vừa thiêng liêng,vừa cụ thể vừa là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộccùng nhau dựng nước và giữ nước mà Bác Hồ đã tổng kết và khái quát thành chân
lý của dân tộc và của thời đại: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu taphải cùng nhau giữ lấy nước"
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thống kê (qua các năm 1964- 1997) được 1.342
di tích, địa điểm có phế tích liên quan đến các công trình kiến trúc tín ngưỡngtruyền thống, tôn giáo, trong đó có 261 di tích và địa điểm liên quan đến tínngưỡng thờ tự các Vua Hùng cùng vợ, con, các tướng lĩnh của các Vua Hùng Qua
Trang 4thực tế điền dã, khảo sát thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh (2013-2015) về "Nghiên cứu, sưu tầm nghi lễ, tục thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" đã thống kê có
205 di tích gắn với lễ hội thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh, trong số đó có
98 di tích gắn với lễ hội thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn, 107 di tíchgắn với lễ hội thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền
Trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươnghiện nay có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí, truyền thông từ trungương tới địa phương, thông qua công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí giúpngười dân nâng cao nhận thức, hiểu biết rõ hơn về tầm quan trọng của tín ngưỡngthờ cúng Hùng vương trong nền văn hóa Việt Nam và đời sống cộng đồng, vừathiêng liêng, vừa cụ thể, là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàndân, từ đó cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ở Phú Thọ những năm qua, cùng với sự phát triển, lớn mạnh của hệ thốngbáo chí trong cả nước, báo chí Phú Thọ đã có những bước phát triển mạnh mẽ về
số lượng và chất lượng Hiện nay trên địa bàn Phú Thọ đã có đủ các thể loại báochí như: Báo in, Phát thanh - Truyền hình, báo mạng điện tử là các công cụ thôngtin, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Báo chí Phú Thọ luôn giữ vữngđịnh hướng, tuyên truyền kịp thời, có hiệu quả các chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước, phản ánh kịp thời mọi tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhândân, phát hiện, cổ vũ các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới và tuyên truyền thànhtựu thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương Tuy nhiên, công tác thông tin, truyềnthông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của các cơ quan báo chí trên địa bàntỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để các cơ quanbáo chí trở thành bộ phận quan trọng trong đời sống người dân? Khắc phục tìnhtrạng các chương trình truyền thông về vấn đề liên quan tới tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương còn đơn điệu và tẻ nhạt? Đặc biệt cần một công trình nghiên cứu sâu,sát về mặt được và mặt hạn chế, làm rõ nguyên nhân, đưa ra các giải pháp mang
Trang 5tính khoa học, góp phần định hương, giúp các cơ quan báo chí trong công táctruyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại địa phương
Với những lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài: Báo chí Phú Thọ với vấn
đề truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Khảo sát Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ năm 2016) nhằm tìm hiểu, đánh giá vấn đề
truyền thông của 02 cơ quan báo chí, từ đó đưa ra những kết quả và đề xuất nhữngbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong vấn đề truyền thông về tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại địa phương
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là của riêng người dân trên địabàn tỉnh Phú Thọ mà là tín ngưỡng chung của người Việt Nam Việc nghiên cứu,luận bàn, thông tin, truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nhiệm vụchính trị của các cơ quan báo, đài địa phương
Trong thực tế đã có nhiều công trình của các tác giả đi trước tập trung nghiêncứu, luận bàn về một số vấn đề sau: các khái niệm, các quan điểm tiếp cận về tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu như:
Năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Thành trong luận văn thạc sĩ "Giáo dụctruyền thống yêu nước qua lễ hội đền hùng ở tỉnh Phú Thọ hiện nay" đã nghiên cứu
và làm rõ một số vấn đề lý luận về giáo dục truyền thống qua lễ hội - Nghiên cứuthực trạng giáo dục truyền thống yêu nước qua lễ hội đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ -
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống yêu nước qua lễhội đền Hùng Tác giả Đỗ Ngọc Việt Hà trong năm 2012 đã thực hiện đề tài "Báochí Phú Thọ với vấn đề tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch Đất Tổ" trên cơ sởnghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá về phát triển
du lịch, tìm ra được nguyên nhân thành công và hạn chế, luận văn đưa ra nhữnggiải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tácthông tin tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch trên hệ thống báo chí tỉnh PhúThọ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-
Trang 6XH, gìn giữ và phát huy thế mạnh về du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
trong thời kỳ CNH-HĐH Cùng trong năm 2012, tác giả Dương Thị Hồng Duyêntập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênđối với việc kế thừa và phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn", “đền ơn đápnghĩa” của dân tộc Việt Nam qua đề tài luận văn thạc sĩ "Vai trò của tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống "Uống nước nhớnguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay".v.v
Các công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến Đền Hùng và tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở nhiều góc độ khác nhau, theo những mục đích vànhiệm vụ khác nhau, hầu hết các công trình tập trung phân tích, đánh giá thực trạngcũng như những vướng mắc, tồn tại trong quá trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy giátrị di sản văn hóa Ngoài ra các công trình nghiên cứu còn phản ảnh kịp thời nhữngđịnh hướng quan trọng của Đảng, Nhà nước, những chủ trương, chính sách mớinhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Bên cạnh đó là những nghiêncứu về sự tác động của thông tin báo chí và những vấn đề đặt ra đối với các cơquan báo chí trong mối quan hệ với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàntỉnh Phú Thọ ở những góc độ khác nhau Tuy nhiên, chưa có một thống kê chínhxác hoặc công trình nghiên cứu nào nói về việc truyền thông về tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương tại các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trên cơ sở đó có thể nói rằng, "Báo chí Phú Thọ với vấn đề truyền thông vềtín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là một đề tài mới, có tính lý luận và thực tiễncao, nếu được thực hiện thành công sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệuquả của báo chí trong việc truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn phân tích,đánh giá thực trạng công tác thông tin, truyền thông của 02 cơ quan báo chí Phú
Trang 7Thọ gồm Báo Phú Thọ và Đài PT-TH Phú Thọ về Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương trong năm 2016,
Luận văn Chỉ ra nnhững mặt tích cực, hạn chế trong quá trình truyền thông
về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghịnhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả về vấn đề này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn triển khai các nhiệm vụ sau đây:+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng báo chí Phú Thọ với vấn đề truyềnthông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, cụ thể là trên Báo Phú Thọ, Đài Phátthanh - Truyền hình Phú Thọ
+ Điều tra xã hội học công chúng của báo chí Phú Thọ, phỏng vấn sâu đểtiếp thu ý kiến của các nhà quản lý, lãnh đạo cơ quan báo chí, công chúng làm cơ
sở để phân tích, đánh giá
+ Nêu những vấn đề đặt ra, giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm nâng caochất lượng, hiệu quả truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên BáoPhú Thọ, Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu “Báo chí Phú Thọ với vấn đề truyềnthông về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” Cụ thể là công tác truyền thông trênBáo Phú Thọ, Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các tác phẩm báo chí có nội dung phản ánh
về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên Báo Phú Thọ và Đài Phát thanh –Truyền
hình Phú Thọ Cụ thể: Báo Phú Thọ (Báo Phú Thọ hàng ngày; Báo Phú Thọ Cuối tuần; Phú Thọ miền núi; Trang thông tin điện tử Báo Phú Thọ); Đài Phát thanh -
Trang 8Truyền hình Phú Thọ (Báo in (ấn phẩm PTV); Báo Phát thanh; Báo Truyền hình; Trang tin điện tử (http://phuthotv.vn).
- Thời gian khảo sát: Từ 01/01/2016 đến 31/12/2016
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên nhận thức các vấn đề lý luận về quanđiểm, đường lối của Đảng trong công tác thông tin, truyền thông về xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Lý luận báo chí,tâm lý học báo chí
Các văn bản về quan điểm, đường lối của Đảng cụ thể như: Văn kiện Hộinghị nghị quyết lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X về công tác tưtưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; Thông báo kết luận số 162/TB-TWngày 01/10/2006 của Bộ Chính trị (Khóa X) về một số giải pháp tăng cường lãnhđạo và quản lý báo chí trong tình hình hiện nay
Dựa vào các lý thuyết của Báo chí học, Văn hoá học, tôn giáo, tín ngưỡng
để đưa ra các khái niệm cơ bản cho nội dung tác giả cần đề cập trong luận văn
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thức hiện luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu vấn đề lý luận liên quan đến
đề tài nghiên cứu như: Chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan tới vấn
đề nghiên cứu; Sách do các nhà khoa học nghiên cứu, xuất bản; Các giáo trình vềbáo chí, truyền thông; các tác phẩm báo chí, bài nghiên cứu, bài phản ánh của cácchuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
+ Phương pháp khảo sát, thống kê: Thống kế, phân loại số lượng tin, bài
viết về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của 02 cơ quan báo chí gồm Báo PhúThọ và Đài PT-TH Phú Thọ trong thời gian từ 01/01/2016 đến 31/12/2016
Trang 9+ Phương pháp phân tích nội dung: Đánh giá các tác phẩm báo chí, từ đó
chỉ ra thành công, hạn chế về lĩnh vực truyền thông của 02 cơ quan báo chí gồmnội dung, hình thức thể hiện
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập các ý kiến nhận xét của công
chúng đánh giá về chất lượng, hiệu quả, ý kiến của công chúng đóng góp về lĩnhvực truyền thông Đối tượng được phát phiếu là các cá nhân được lựa chọn theohình thức ngẫu nhiên, không chọn lọc trên cơ sở chia tỷ lệ % các đối tượng là nôngdân, công nhân, trí thức, hưu trí
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo cơ quan quản
lý chuyên môn, định hướng truyền thông trong lĩnh vực báo chí; các phóng viêntheo dõi mảng đề tài về văn hóa tại 02 cơ quan báo chí để thu thập nhận xét, đánhgiá về chất lượng, hiệu quả lĩnh vực truyền thông tín ngưỡng thờ cúng HùngVương; tham khảo các ý kiến liên quan đến việc nâng cao chất lượng truyền thông
về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
6 Điểm mới của luận văn
+ Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về báo chí Phú Thọ với vấn
đề truyền thông và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Cụ thể là đưa ra các kháiniệm cơ bản đầy đủ của vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu
+ Luận văn chỉ ra thực trạng, tồn tại hạn chế cũng như những ưu điểm, lợithế của báo chí trong vấn đề truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tạicác cơ quan báo chí ở Phú Thọ, thông qua các tin, bài, ảnh được phản ảnh
+ Luận văn đưa ra một số kiến nghị, giáp pháp để duy trì, nâng cao chấtlượng, hiệu quả cho vấn đề truyền thống về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tạiPhú Thọ Các kiến nghị, giáp pháp được đưa ra trên cơ sở phân tích tình hình thựctrạng báo chí địa phương, những ý kiến đóng góp của các chuyên gia được phỏngvấn sâu và các đối tượng tham gia điều tra xã hội học
7 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
7.1 Ý nghĩa lý luận
Trang 10Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị lý luận về vấn đề truyền thống về tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương Với đề tài luận văn này, tác giả hy vọng sẽ gópphần vào viêc đổi mới, bổ sung vào lý luận báo chí nói chung, đặc biệt là vai trò và
vị trí của báo, đài địa phương vào công tác bảo tồn – phát huy di sản văn hóa dântộc và việc áp dụng lý thuyết chức năng thông tin, khai sáng, giải trí của báo chívào hoạt động thực tiễn của nghề báo
7.2 Giá trị thực tiễn
Kết quả luận văn sẽ là tài liệu tham khảo của các cơ quan báo chí địaphương, cũng như phóng viên báo chí hoạt động trong mảng văn hóa để thấy đượcnhững ưu điểm và hạn chế trong khi đưa tin, viết bài của mình Bên cạnh đó, tácgiả cũng hy vọng, những kiến nghị và giải pháp được đưa ra trong luận văn sẽ làtiền đề, cơ sở để các cơ quan cũng như những người có liên quan tham khảo, điềuchỉnh và áp dụng vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp để nâng cao chất lượng cácbài viết, chuyên mục, tham gia tốt hơn vào công tác bảo tồn và phát huy văn hóaphi vật thể nói chung và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng của Phú Thọ.Ngoài ra, luận văn cũng có thể làm tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành báochí, ngành du lịch, ngành văn hóa, ngành xã hội học tham khảo để thấy được việc
áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chínhcủa luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng - Những vấn đề lý
luận cơ bản (gồm 4 tiết, 9 tiểu tiết, 11 trang).
- Chương 2: Thực trạng truyền thông về tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương trên báo chí Phú Thọ (gồm 4 tiết, 6 tiểu tiết, 24 trang).
- Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả truyền thông
tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên báo chí Phú Thọ (gồm 4 tiết, 8 tiểu tiết,
16 trang)
Trang 11Chương 1:
TRUYỀN THÔNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm truyền thông
Truyền thông (communication) có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thôngbáo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông
Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng La tinh Nội hàm của nó là nộidung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữanhững cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội
Lý thuyết truyền thông có 03 loại: Loại thứ nhất xác định bản chất và nộidung của quá trình truyền thông; loại thứ hai đề cập đến quá trình cơ bản chungcho tất cả các loại hình truyền thông của con người; loại thứ ba đề cập đến bối cảnh
mà quá trình truyền thông xảy ra (11,6)
Theo sách “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” do PGS TS NguyễnVăn Dững chủ biên thì: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tưtưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằmtăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi vàthái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và
xã hội” (13;14) Theo đó, truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời pháttriển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động là liên quan đến mọi cáthể của xã hội
PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa ra khái niệm về truyền thông như sau:
“Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm,kinh nghiệm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi nhậnthức" (11;6) Ở định nghĩa này, ông lưu ý đến ba khía cạnh:
- Truyền thông là một quá trình, không phải là một việc làm nhất thời hay
Trang 12xảy ra trong một khoảng thời gian Quá trình này diễn ra liên tục.
- Truyền thông phải dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau
- Truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi
Tóm lại, tác giả luận văn cho rằng Truyền thông là một quá trình liên tụctrao đổi thông tin, tình cảm, kỹ năng dẫn tới sự hiểu biết giữa hai hoặc nhiềungười để làm thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của cá nhân, cộng đồng, xã hội
1.1.2 Khái niệm về Báo chí
Báo chí (bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử ) là mộtphương tiện truyền thông đại chúng, thậm chí là kênh truyền thông quan trọng nhất(11.6)
Báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy), hay còn có têngọi cũ là tân văn (như trong Phụ nữ tân văn, Lục Tỉnh tân văn), nói một cách kháiquát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng haycon người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm Báo chí đươc hiểu theonghĩa rộng, bao gồm báo in, báo chí phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện
tử (“phát hành” trên mạng internet) và hãng thông tấn Báo chí theo nghĩa hẹp, làbao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự
Khái niệm Báo chí có thể dựa trên ba phương diện: Báo chí là một trongnhững hệ thống xã hội; Báo chí là một hoạt động chính trị xã hội; Báo chí là thứ vũkhí lợi hại trong cuộc đấu tranah chính trị, tác động vào xã hội để tạo ra sự canthiệp gián tiếp vào đời sống chính trị, tham gia vào việc tập hợp lực lượng, giáodục ý thức và góp phần tích cực vào việc hình thành các khuynh hướng, các phongtrào chính trị - xã hội
PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa ra khái niệm: Báo chí là phương tiện truyềnthông đại chúng truyền tải thông tin các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ratrong hiện thực khách quan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đếnđông đảo công chúng, nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn (45;6)
Theo quan điểm hệ thống, Báo chí được hiểu như một thiết chế, một chỉnh
Trang 13thể Theo quan niệm truyền thống, Báo chí được coi là phương tiện truyền thôngđại chúng truyền tải những thông tin thời sự có tính định kỳ.
Tại Điều 3 của Luật Báo chí số 103/2016/QH13 được Quốc hội ban hànhngày 05 tháng 4 năm 2016 đã giải thích các khái niệm liên quan của báo chí nhưsau: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thểhiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và pháthành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói,báo hình, báo điện tử
Tóm lại, tác giả luận văn cho rằng: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sựkiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đượcsáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thôngqua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử
1.1.3 Khái niệm về Tín ngưỡng thờ cúng:
Thờ cúng là một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đờisống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc vănhóa Việt Nam Tín ngưỡng thờ cúng rất giản dị: Tin rằng tổ tiên mình là thiêngliêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho concháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khíchcho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tộilỗi
Theo GS Đặng Nghiêm Vạn, thuật ngữ tín ngưỡng có thể có hai nghĩa Khinói đến tự do tín ngưỡng, người nước ngoài có thể hiểu đó là niềm tin nói chung(belief, lelieve, croyance) hay niềm tin tôn giáo (belief, believe, croyanceriligieuse) Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếuhiểu là niềm tin tôn giáo (belief, believer theo nghĩa hẹp croyance riligieuse) thì tínngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn (88;9)
Từ điển Hán - Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải thích:
“Lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” (283;7)
Trang 14Tương tự, trong quyển Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân (chủ biên), tín ngưỡng nghĩa là: “Lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa nào đó” (109;32)
Như vậy, ở nghĩa từ nguyên, tín ngưỡng chính là niềm tin tôn giáo ở mỗi conngười Tín ngưỡng là sự tin tưởng vào sức mạnh của một đấng thiêng liêng vànhững giáo lý của một tôn giáo Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống mà conngười tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọingười Tín ngưỡng còn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bềnvững và đôi khi được hiểu là tôn giáo
Tín ngưỡng truyền thống thờ cúng Tổ tiên trong các gia đình, họ tộc và thờcúng Thành hoàng làng, các bậc Thần linh và các Vua Hùng có ảnh hưởng sâurộng nhất ở Việt Nam Hiện nay, Nhà nước ta cũng phân biệt rõ ràng giữa tínngưỡng và tôn giáo Điều này thể hiện ngay trong pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo(năm 2004) có quy định như sau: Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sựtôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộngđồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tínngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạođức xã hội
Tín ngưỡng thờ cúng có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, không kỳ thị,tranh chấp và xung đột với các tôn giáo, tín ngưỡng khác Tín ngưỡng thờ cúngphản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân áicủa người Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc Đây là những yếu tố đểngười Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau Trongnhiều cộng đồng dân cư có sự xen kẽ giữa người có tôn giáo và người không có tôngiáo Ở nhiều nơi, trong cùng một làng, xã, có nhóm tín đồ của tôn giáo này sốngđan xen với nhóm tín đồ của tôn giáo khác hoặc với những người không theo tôngiáo, và họ sống hòa hợp với nhau trên nền tảng làng, xóm, dòng họ
Tóm lại, luận văn đưa ra khái niệm tín ngưỡng thờ cúng là hoạt động thể
Trang 15hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, vớicộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt độngtín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa,đạo đức xã hội
1.2 Vai trò của việc truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng
1.2.1 Đối với cơ quan báo chí - truyền thông
+ Tín ngưỡng thờ cúng là đối tượng phản ánh của báo chí – truyền thông
Đối tượng phản ánh trong báo chí là một vấn đề đã được nghiên cứu khá đầy
đủ Nó bao gồm các hiện tượng thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, ví dụnhư kinh tế, chính trị, luật pháp, tôn giáo, đạo đức Phần lớn các bài thông tin cómục đích làm sáng tỏ sự kiện Nhiệm vụ quan trọng nhất của phóng viên - thông tinviên là nhanh chóng thông báo cho bạn đọc những sự kiện quan trọng đang diễn ra,địa điểm và thời gian diễn ra sự kiện Thiếu các bản tin về những hoạt động, sựkiện, biến cố đang diễn ra thì không có thông tin báo chí Chúng là “món ăn hàngngày” của báo chí
Trong đời sống xã hội hiện nay, văn hoá là món ăn tinh thần có ý nghĩa quantrọng của nhân dân do đó các sự kiện văn hoá được nhiều nhà báo quan tâm, đưatin, phán ánh đảm bảo đầy đủ các yếu tố
Làm sáng tỏ vấn đề: nhiệm vụ quan trọng nhất của phóng viên - thông tinviên là nhanh chóng thông báo cho bạn đọc những sự kiện quan trọng đang diễn ra,địa điểm và thời gian diễn ra sự kiện Ở đây nói tới là Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương và các di tích, thần tích, địa danh, hoạt động có liên quan
Tín ngưỡng Thờ cúng là một quá trình, bao gồm trình tự của các hoạt động,các sự kiện có mối liên hệ qua lại Hơn nữa, kết quả của các hoạt động, sự kiệntrước đó là tiền đề, cơ sở, nguyên nhân cho việc thực hiện những hoạt động, sựkiện tiếp theo
Các tình huống có thể diễn ra khi thực hành Tín ngưỡng thờ cúngcũng là đốitượng phản ảnh của Báo chí Truyền thông Có thể gọi tình huống là trạng thái các
Trang 16mối quan hệ xác định được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình của một khoảng thờigian đủ dài, đã hình thành giữa những thành viên của một tập thể nào đó hoặc giữacác tập thể, giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp, các quốc, gia , một tương quanlực lượng, quan hệ giữa yêu cầu và kỳ vọng.
Các đối tượng hoạt động, có liên quan tới các nghi lễ thực hành của Tínngưỡng Thờ cúng cũng là đối tượng phản ảnh của báo chí truyền thông bởi mỗi cánhân sở hữu lịch sử riêng của mình, tính cách của mình, và thế giới quan, nhân sinhquan, tri giác và sự thụ cảm thế giới, những thói quen, khuynh hướng, khả năngriêng của mình
+ Tín ngưỡng thờ cúng là chất liệu cấu thành nội dung các sản phẩm báo chí – truyền thông
Phú Thọ luôn xác định di sản văn hoá là một trong những nguồn lực tiềmnăng cội nguồn của ý chí, điểm tựa của sáng tạo và nền tảng của sự phát triển trongmọi lĩnh vực cả kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hóa xã hội Do đó, di sản văn hoánói chung, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng là chất liệu cấu thành nộidung các sản phẩm báo chí – truyền thông
Trên cơ sở vô vàn những sự vật, hiện tượng, con người liên quan đến Tínngưỡng thờ cúng mà phóng viên, thông tin viên có thể khai thác tư liệu một cáchrộng - hẹp, nông - sâu khác nhau Bao gồm:
- Các chương trình họp báo, hội nghị, tọa đàm
- Từ các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, báo mạng điện tử,sách, tờ rơi, quảng cáo
- Từ quần chúng nhân dân khắp nơi
- Từ cơ quan nhà nước, cụ thể ở đây là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch PhúThọ; Ban Quản lý khu Di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng
- Từ các nguồn tin khác như người nước ngoài
Tín ngưỡng thờ cúng là chất liệu cấu thành nội dung tác phẩm báo chí giúplàm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ thông tin, tạo lập quan niệm sống cho cộng đồng
Trang 17Từ đó hướng dẫn hành động theo kinh nghiệm hoặc ý tưởng mà tác phẩm báo chí,truyền thông đặt ra
1.2.2 Đối với công chúng - xã hội
+ Cung cấp thông tin, tri thức cho công chúng:
Giúp cho người dân cập nhật thông tin và hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành,vai trò, ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng Nếu không có sự thông tin của báo chíthì người dân sẽ khó có thể biết được những sự kiện văn hoá nói chung, Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Ví
dụ, Lễ hội đình, đền Hạ Bì Hạ, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thuỷ là một trongnhững lễ hội thực hiện nghi thức Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nếu không cóbáo, đài đưa tin thì người dân các huyện khác không biết về sự kiện này
Bên cạnh đó, báo chí truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lêntiếng nói của mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ thông qua việc: Thông tin khách quan, chân thực
về các vấn đề liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; đảm bảo tính thời
sự, đưa đến cho công chúng về sự kiện mới nhất về các vấn đề xoay quanh Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương, giúp họ nhận thức kịp thời và có thái độ đúng đắntrước các sự việc, tình huống diễn ra
Dự báo và định hướng dư luận xã hội: Một mặt, báo chí truyền thông phải
nói lên nội dung, bản chất của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mặt khác phảnánh tính khuynh hướng Hơn nữa, thông tin báo chí truyền thông phải thực hiệnchức năng và phải có khả năng dự báo, định hướng, hướng dẫn dư luận xã hội theomột mục tiêu định hướng dư luận xã hội
Báo chí, truyền thông hướng tới xã hội, phục vụ công chúng rộng rãi, baogồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau
+ Truyền bá, quảng bá giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại
Báo chí là lĩnh vực truyền thông, có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảotồn và gìn giữ những giá trị văn hóa của cuộc sống, bởi đây là một công cụ truyền
Trang 18bá văn hoá mang lại hiệu quả cao
Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí trong tỉnh Phú Thọ đã chú ý thựchiện tốt chức năng cổ động, tuyên truyền và phát huy, gìn giữ những giá trị văn hoácủa nhân loại; góp phần nâng cao dân trí, giáo dục thẩm mỹ, hình thành văn hoá cánhân cũng như định hướng chuẩn mực văn hoá cộng đồng; đồng thời là phươngtiện để giới thiệu về hình ảnh của địa phương thông qua các di sản văn hóa tới các
du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho các chiến lược du lịch phát triển gópphần tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các di sản vănhóa trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh đã góp phần tăng tính hấpdẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan, đồng thời hướng tớimục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững
1.3 Đặc điểm của truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng
1.3.1 Về nội dung truyền thông
Truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng là truyền thông về lĩnh vực văn hóa.Tín ngưỡng thờ cúng mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng cái chính là hướngđến Chân - Thiện - Mỹ
Do đó, tín ngưỡng thờ cúng mang một số đặc điểm và tính chất như sau:
- Đối tượng tác động rộng lớn (mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước)
- Vấn đề truyền thông liên quan đến nhiều người
- Có tính chất thông tin dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ làm theo
- Có mục đích rõ ràng nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cáctập thể, cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị dia sản văn hóa Tín ngưỡngthờ cúng
- Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân (thể hiện tính tương tácqua lại giữa nhiều người)
1.3.2 Về phương thức truyền thông
- Các loại hình hình truyền thông:
Trang 19Báo chí, truyền thông ở Phú Thọ thực hiện thông tin đến công chúng qua 04loại hình sau:
+ Báo in: Bao gồm Báo Phú Thọ hàng ngày xuất bản 06 kỳ/tuần; Báo PhúThọ Cuối tuần phát hành thứ 7 hàng tuần; Tập san Phú Thọ Miền núi phát hành 1kỳ/tháng; ấn phẩm PTV phát hành theo quý (4 số/1 năm)
+ Báo mạng điện tử: Những năm qua, các cơ quan báo chí tại Phú Thọ luôntrú trọng đến loại hình truyền thông này Hiện nay, Báo Phú Thọ điện tử đã chínhthức được công nhận và trang thông tin điện tử Đài Phát thanh - Truyền hình PhúThọ luôn thường xuyên cập nhật các thông tin dưới nhiều hình thức văn bản, hìnhảnh, âm thanh, video và các chương trình tương tác khác
+ Phát thanh: Phát thanh là một loại hình truyền thông đại chúng đã có mặt
từ lâu tại địa phương Phú Thọ
Báo Phú Thọ điện tử duy trì bản tin phát thanh do các Phóng viên, biên tậpviên Báo Phú Thọ thực hiện, xuất bản 7 bản tin/tuần
Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ thực hiện phát thanh Hệ thống đàitruyền thanh cơ sở được đầu tư, khai thác triệt để nhằm phục vụ nhu cầu của ngườidân Các bản tin phát thanh được biên tập lại từ bản tin truyền hình Thời lượng 5,5giờ/ngày
+ Truyền hình: Truyền hình Phú Thọ không ngừng lớn mạnh trong các nămqua, Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ đã chính thức phát sóng vệ tinhVINASAT từ năm 2014, thời lượng 18 giờ/ngày Truyền hình Điện tử được khaithác ở cả Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Phú Thọ điện tử
- Về Các thể loại báo chí, truyền thông:
Tác phẩm báo chí:
+ Tin: Là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí đặc biệt là báo điện tử
và trang tin điện tử ở Phú Thọ Tính nhanh chóng, kịp thời đã đưa những sự kiệnthời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội đến với công chúng một cách nhanh nhất,đạt hiệu quả cao với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn và dễ hiểu
Trang 20+ Bài Phản ánh: Phản ánh toàn diện về quy mô, tính chất, khuynh hướng vậnđộng, các mối quan hệ phong phú của một sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong xã hội
và tự nhiên Dạng bài phản ánh được sử dụng nhiều nhất tại các cơ quan báo chí ởPhú Thọ
+ Phóng sự: Thể loại phóng sự được duy trì thường xuyên, đặc biệt trên Báo
in, Báo điện tử và mục "Chuyên đề" của đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ.Đây là dạng bài miêu tả hay tự thuật, kết hợp với nghị luận ở mức độ nhất định.Vai trò của cái tôi trần thuật, nhân chứng khách quan rất quan trọng Tuy nhiên sovới các thể loại khác, số lượng phóng sự có phần ít hơn
+ Phỏng vấn: Tác phẩm dưới dạng đối thoại (hỏi – trả lời), trong đó nhà báonêu câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời Mục đích của cuộc đối thoại là cungcấp cho công chúng những thông tin, ý kiến về các sự kiện, vấn đề thời sự có ýnghĩa xã hội hoặc giới thiệu, khắc hoạ chân dung của những nhân vật được họ quantâm Thể loại phỏng vẫn xuất hiện không nhiều trên báo chí ở Phú Thọ
Tác phẩm văn học nghệ thuật:
Kết hợp yếu tố chính luận (tư liệu, sự kiện, lý lẽ, hùng biện ) với yếu tốnghệ thuật (hình ảnh, cảm xúc, thái độ, khái quát ) để phản ánh và lý giải vấn đề.Nói cách khác, các sự kiện, hiện tượng quá trình có thật của đời sống xã hội đượcphản ánh một cách sinh động, hấp dẫn bằng cách sử dụng hình ảnh, cảm xúc và cácthế mạnh khác của ngôn từ (ẩn dụ, ngoa dụ, tính ngữ, so sánh ) Sự kết hợp yếu tốphản ánh và yếu tố cảm xúc là điểm rõ nét để nhấn mạnh ý nghĩa hoặc bản chất của
sự việc, con người Đặc điểm này cũng tạo cho người viết có điều kiện tiếp cận cácyếu tố văn học, nghệ thuật, thể hiện cách viết sinh động, mềm dẻo, hấp dẫn đối vớicông chúng Có thể nói thông tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ là tính trội của nhómthể loại này, bởi vậy thể loại này được duy trì thường xuyên qua các chuyên mụctrên cả 04 loại hình báo chí ở Phú Thọ
- Về kết cấu tác phẩm:
Truyền thông về tín ngưỡng thường sử dụng dạng kết cấu đầy đủ, một số ít
Trang 21sử dụng kết cấu khuyết phần kết luận, dạng kết cấu khuyết thường sử dụng trongcác tác phẩm văn học nghệ thuật
- Về ngôn ngữ thể hiện:
+ Ngôn ngữ văn tự: Sử dụng các văn tự chữ viết để biểu đạt thông tin mà tácgiả muốn truyền đạt tới công chúng Chữ viết được sử dụng nhiều trong báo in, báođiện tử
+ Phi văn tự: Các yếu tố ngoài chữ viết để biểu đạt thông tin mà tác giảmuốn truyền đạt tới công chúng như: Tranh, ảnh, Video, Audio, biểu đồ Ngônngữ phi văn tự được sử dụng nhiều đặc biệt ở Báo Điện tử, phát thanh
1.4 Những yêu cầu đối với truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng.
1.4.1 Đối với chủ thể và xây dựng thông điệp truyền thông
Muốn hoàn thành được trọng trách của mình, các nhà báo phải nâng caonhận thức chính trị và có trình độ, nghiệp vụ vững vàng Bên cạnh đó, cần có kiếnthức sâu, rộng trong lĩnh vực văn hóa, tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờcúng nói riêng để có cái nhìn chính xác, cụ thể làm cơ sở cho việc phân tích, sosánh, bình luận về tín ngưỡng thờ cúng Từ đó hướng công chúng tới những mụcđích tốt đẹp của tín ngưỡng
Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượngtiếp nhận Ở đây, thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi,
ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống được nhà báo, người làm truyền thông gửigắm trong tiếng nói, chữ viết, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt để chuyển tải những thôngđiệp thông
Trong vấn đề truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng, yêu cầu đặt ra đối vớicác cơ quan báo chí là phải có nhiều bài viết nội dung phong phú, hình thức hấpdẫn, thông điệp rõ ràng nhằm khai thác các giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng trongđời sống của mỗi người dân Nêu bật các điển hình trong việc thực hành nghi lễTín ngưỡng thờ cúng thông qua việc tổ chức các lễ hội, hướng số đông công chúnglàm theo những yếu tố tích cực mà tín ngưỡng mang lại
Trang 221.4.2 Đối với việc sử dụng kênh truyền thông và đối tượng tiếp nhận
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin có mục đích cụ thể giúp ngườinhận thông tin có thể cập nhật kiến thức mới, giúp họ thay đổi nhận thức và địnhhướng tốt hơn về một vấn đề cụ thể Do đó, muốn truyền tải thông điệp đến vớicông chúng thì tất yếu phải thông qua các kênh truyền thông Đối với truyền thông
về tín ngưỡng tức là truyền thông về lĩnh vực văn hóa, do đó các thông điệp đượcthể hiện để công chúng có thể cảm nhận được thông qua các giác quan qua hìnhảnh trực quan trên báo in, báo điện tử, truyền hình hay nghe, nhìn trên sóng phátthanh, truyền hình
Đối tượng tiếp nhận mà truyền thông về tín ngưỡng hướng tới rất đa dạng,gồm nhiều thành phần xã hội, ở các độ tuổi, trình độ, nhận thức, vùng miền khácnhau Để cung cấp thông tin, trao đổi và chia sẻ thông tin, thuyết phục, gây ảnhhưởng để có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ theo mục đíchthông tin nhất định đòi hỏi nhà báo, phóng viên phải đi sâu vào bản chất của tínngưỡng, hiểu rõ nhu cầu của công chúng, nghiên cứu kỹ đối tượng mình muốnhướng đến và sử dụng chính tín ngưỡng, những sự vật, hiện tượng hay con ngườixoay quanh tín ngưỡng đó để đạt được mục đích truyền thông
Về khía cạnh kinh tế, đối tượng tiếp nhận là khách hàng của cơ quan báochí; trên khía cạnh xã hội, là lực lượng quan trọng, quyết định vai trò, vị thế xã hộicủa cơ quan báo chí Báo chí truyền thông phải đáp ứng được nhu cầu thông tin
về tín ngưỡng của công chúng thì mới làm thay đổi được hành vi, thái độ và hướngcông chúng tới những giá trị tốt đẹp của tín ngương
Trang 23Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1, luận văn đã tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản vềtruyền thông và tín ngưỡng thờ cúng, qua đó làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liênquan đến đề tài Cụ thể, chương 1 của luận văn đã nghiên cứu các Khái niệmtruyền thông, khái niệm báo chí, khái niệm về tín ngưỡng thờ cúng dựa trên cácnghiên cứu, các công trình khoa học đã được công bố trước đây Qua đó, chương 1đưa ra các khái niệm như sau:
- Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi thông tin, tình cảm, kỹnăng dẫn tới sự hiểu biết giữa hai hoặc nhiều người để làm thay đổi thái độ, nhậnthức, hành vi của cá nhân, cộng đồng, xã hội
- Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hộithể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và pháthành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói,báo hình, báo điện tử
- Tín ngưỡng thờ cúng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm
và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh,biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêubiểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội
Chương 1 còn nêu ra vai trò của việc truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng,trong đó có: Vai trò của việc truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng đối với cơ quan
báo chí - truyền thông và đối với công chúng - xã hội Từ đó, nêu ra những đặc
điểm về nội dung truyền thông, phương thức truyền thông và chỉ ra những yêu cầuđối với truyền thông về Tín ngưỡng thờ cúng
Những vấn đề lý luận cơ bản được chỉ ra trong chương 1 là cơ sở quan trọng
để tác giả làm căn cứ nghiên cứu về thực trạng truyền thông về Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương trên báo chí Phú Thọ ở chương 2 của luận văn
Trang 24Chương 2 THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG
VƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ PHÚ THỌ
2.1 Tổng quan về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các đơn vị báo chí khảo sát.
2.1.1 Tổng quan về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Với niềm tin thành kính đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước vàgiữ nước, từ hàng nghìn năm qua, hết thế hệ này đến thế hệ khác, người Việt ởvùng trung du Phú Thọ, nơi có Đền Hùng - Mộ Tổ linh thiêng của nhân dân PhúThọ nói riêng và nhân dân trên khắp mọi miền của đất nước, cùng đông đảo ngườiViệt Nam ở nước ngoài, đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước của các VuaHùng và cầu mong các Vua Hùng phù hộ cho quốc thái dân an, nhân khang, vậtthịnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngđược các vương triều Lê, Tây Sơn (1788-1802), nhà Nguyễn (1802-1945) quan tâmcho ghi chép vào sử sách, cấp sắc phong và cấp đất phục vụ cho việc thờ cúngHùng Vương Những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, ngành văn hóa tỉnh Phú Thọcùng với các cơ quan chuyên ngành về KHXH & NV ở Trung ương đã tổ chức sưutầm các truyền thuyết, thần tích về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ chứcnhiều cuộc hội thảo khoa học để làm sáng tỏ về thời kỳ Hùng Vương dựng nước vàTín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ là
lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tạiKhu di tích lịch sử Đền Hùng (quần thể di tích gồm Đền Hạ, Đền Trung, ĐềnThượng, Lăng Hùng Vương, Đền Giếng trên núi Nghĩa Lĩnh, Đền Mẫu Âu Cơ trênnúi Vặn, Đền Lạc Long Quân trên núi Sim…) thuộc xã Hy Cương thành phố ViệtTrì, đã được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
Trang 25cũng được tổ chức tại các di tích có tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên khắpmọi miền của đất nước Việt Nam (Theo thống kê, trên cả nước hiện có 1.417 ditích có thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời Vua Hùng).
Vào dịp Giỗ Tổ, nhân dân trong các làng xã có thờ cúng Hùng Vương ở các
di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh và tại Khu DTLS Đền Hùng trên núiNghĩa Lĩnh, trong trang phục lễ hội, rực rỡ mầu cờ, sắc áo, tổ chức thi kiệu, thilàm lễ vật Họ chọn ra chiếc kiệu đẹp nhất và lễ vật ngon nhất, đẹp nhất cùngchiêng, trống đồng, nghi trượng rước lên đền Hùng dâng cúng, cầu cho quốc tháidân an, vạn vật sinh sôi Mỗi làng bầu ra Ban khánh tiết gồm 6 đến 9 người đànông từ 50 tuổi trở lên, có hiểu biết, có tư cách đạo đức để chủ trì, điều hành nghi lễtại đình, đền, miếu Thủ từ - “trưởng tạo lệ”, ở đền Thượng, đền Trung và đền Hạthuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng được mặc định là người thuộc 3 làng: Cổ Tích,Trẹo và Vi Tham gia thực hành nghi thức còn có đội tế gồm 9 hoặc 11 đàn ông từ
50 tuổi trở lên, được chọn từ những gia đình hoà thuận, không có tang, không viphạm pháp luật và lệ làng Nhiệm vụ của họ là dâng hương, rượu, trà, đọc và hóa
sớ trong Lễ dâng hương Các thành viên còn lại trong làng tự nguyện tham gia cácnghi thức thờ cúng và các hoạt động trình diễn văn hóa dân gian Các vị bô lãotham gia đội tế lễ, những vị trung niên, nam hay nữ đều tham gia chuẩn bị lễ vậtnhư bánh chưng, bánh giầy, bánh mật, tam sinh (thịt lợn, bò, dê) và hoa thơm, tráingọt để dâng cúng Thanh niên trai tráng tham gia rước kiệu, cầm cờ, quạt, lọngtrong đoàn rước đến nơi thờ cúng Các hình thức nghệ thuật trình diễn dân giannhư hát xoan, hát ghẹo,… cùng các trò chơi dân gian khác thu hút không chỉ dânlàng mà cả khách thập phương cùng tham gia
Để chuẩn bị cho mỗi kỳ lễ hội và gìn giữ truyền thống lâu dài, hàng năm,Ban khánh tiết và Đội tế vẫn hướng dẫn, truyền dạy và tập luyện các nghi thức thờcúng cho những người kế tục Cách đọc văn tế được chủ tế năm trước dạy cho chủ
tế năm sau; việc giảng dạy kỹ thuật chế biến các loại lễ vật cho thấy việc bảo tồncác truyền thống được thực hiện một cách cẩn thận; người dân được hướng dẫn chu
Trang 26đáo cách dâng lễ vật và cách phải làm như thế nào, nói gì trong lễ cúng Một sốlàng còn giữ và truyền lại tri thức về cách chọn giống vật nuôi để làm lễ vật và kỹthuật chế biến các đặc sản vào dịp lễ hội Thế hệ trẻ và những người cao tuổi ngàynay vẫn đang quan tâm đến việc dạy và học những hình thức diễn xướng dân gianliên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Việc thực hành Tín ngưỡng này
có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn; Ăn quả nhớ ngườitrồng cây”, là điểm tựa tinh thần tạo sức mạnh đoàn kết các dân tộc Việt Nam Vớiquy mô và ý nghĩa to lớn đó, Lễ hội Đền Hùng được Nhà nước ta xác định là Quốclễ; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1),
UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Ngày 14/4/2013 (05/3 Âm lịch), tại Lễ khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm 2013
và đón bằng của UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở PhúThọ" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch cùng với chính quyền và cộng đồng các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã công bốChương trình hành động quốc gia về bảo vệ và phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương ở Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020,với 09 nội dung cơ bản, trong đó chú trọng việc nâng cao nhận thức và năng lựccủa cộng đồng, chủ thể văn hóa; hỗ trợ cộng đồng truyền dạy cho những người trẻtuổi, khuyến khích họ tiếp tục sáng tạo, thực hành và duy trì truyền thống này trongcuộc sống đương đại; hàng năm, tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ở Đền Hùng vàcác làng xã có thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh một cách trang nghiêm,thành kính, tiết kiệm, với sự tham gia đông đảo của nhân dân, để tri ân tổ tiên, gắnkết các cộng đồng, cầu mong cho sự an lành và phồn vinh của đất nước…
Phú Thọ vừa là đất Tổ, vừa là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hoá Lạc Việt,kinh đô đầu tiên của Việt Nam Phú Thọ hiện có 1.372 di tích lịch sử văn hóa(LSVH), trong đó, 302 di tích LSVH được Nhà nước xếp hạng (Khu di tích lịch sửĐền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia, 228 di tích cấp tỉnh), 02
Trang 27bảo vật quốc gia Đặc biệt, Phú Thọ vinh dự có ba DSVH phi vật thể đượcUNESCO công nhận là DSVH phi vật thể của nhân loại là: “Hát Xoan Phú Thọ”,
“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, “Ca Trù của người Việt” Trênhết, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương luôn là đối tượng đặc biệt của báo chí –truyền thông tỉnh Phú Thọ
2.1.2 Khái quát về báo chí Phú Thọ.
Khi mới thành lập, báo ra mỗi tuần 1 kỳ, khổ 19 x 27 cm
Đến nay, mỗi tuần Báo Phú Thọ ra 6 kỳ, khổ lớn 42 x 62 cm và số cuối tuần
12 trang khổ nhỏ, in 4 màu Không chỉ tăng kỳ, Báo Phú Thọ còn xuất bản thêmnhiều ấn phẩm thể hiện tính đa dạng trong công tác thông tin tuyên truyền Ngoàibáo in hàng ngày, Báo Phú Thọ đã xuất bản báo cuối tuần (năm 1994) với nhiềunội dung phong phú, kết hợp tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước và những nội dung về văn học, nghệ thuật, thông tin văn hóa- xã hội…
và gần đây xuất bản ấn phẩm tin, ảnh Phú Thọ miền núi (mỗi tháng ra 1 số) đểphục vụ đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi trong tỉnh Chất lượng, nộidung và hình thức của báo ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,thực hiện hiệu quả chức năng truyền tải thông tin kinh tế - xã hội, phục vụ công táclãnh đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh và nhu cầu thông tincủa bạn đọc Đến nay, Báo Phú Thọ có số lượng phát hành báo hàng ngày trên7.000 tờ/kỳ; báo Cuối tuần gần 6.000 tờ/kỳ; ấn phẩm Phú Thọ miền núi phát hànhđạt trên 4.000 tờ/kỳ Hòa cùng tiến trình đa dạng hóa, hiện đại hóa thông tin đápứng yêu cầu hội nhập, ngày 1-1-2005 Báo Phú Thọ đã xuất bản ấn phẩm Phú Thọđiện tử; từ năm 2007 có thêm truyền hình internet Báo Phú Thọ điện tử (Trang
Trang 28thông tin điện tử) đã phản ánh thông tin một cách đa dạng, mở ra nhiều tiện ích, cósức thu hút người đọc, là công cụ và phương tiện quan trọng đưa thông tin của tỉnh
ra cả nước và quốc tế
Hiện nay Báo Phú Thọ có 65 cán bộ, phóng viên Trong đó có 30 cán bộ,phóng viên nam; 35 cán bộ, phóng viên nữ; Trình độ trên Đại học 12 %; Trình độCao đẳng và Đại học 88% Với đội ngũ cán bộ, phóng viên “vừa hồng, vừachuyên” , Báo Phú Thọ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, gópphần vào công cuộc đổi mới trên quê hương Đất Tổ
Ấn phẩm tin, ảnh Phú Thọ miền núi (mỗi tháng ra 1 số) nhằm phục vụ đồngbào dân tộc thiểu số các huyện miền núi trong tỉnh
Ấn phẩm Phú Thọ điện tử xuất bản ngày 1-1-2005
Truyền hình internet ra đời năm 2007
* Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ:
Ngày 19/09/1956, Đài truyền thanh Vĩnh Phú tiền thân của Đài Phát thanhPhú Thọ ra đời
Trong niềm hân hoan của ngày Quốc khánh đầu tiên sau hành trình đánh
Mỹ, ngày 1-9-1975, Đài chính thức phát sóng FM (sóng ngắn) thay thế công nghệtruyền thanh cổ điển bằng dây Tháng 10-1978, Đài đã chuyển sang phát sóngtrung thay thế sóng ngắn Từ đây cánh sóng phát thanh được mở rộng cả về diệntích và dân số Qua sóng phát thanh, những chủ trương của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước đã đến được với đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, gópphần cổ vũ, động viên các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội
Trang 29trong giai đoạn mới.
Lịch sử đất nước sang trang, sự nghiệp PT-TH Phú Thọ cũng có những bướctiến trong lịch sử phát triển Được sự ủng hộ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh,ngày 7-9-1993, chương trình truyền hình đầu tiên của Đài chính thức được phátsóng, ghi dấu một chặng đường phát triển mới Từ đây, Đài tiếp tục phục vụ cóhiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh
Năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp hệthống thiết bị của Đài PT-TH Phú Thọ Từ đó đến nay, nhiều công nghệ sản xuấtmới đã được áp dụng Cùng với phát thanh, truyền hình, năm 2010, websitephuthotv.vn chính thức hòa mạng Internet, là cánh tay nối dài của PT-TH Phú Thọ.Đặc biệt, Đài đã thực hiện phát sóng chính thức kênh truyền hình Phú Thọ trên vệtinh quý I năm 2014 Sự kiện công bố phát sóng kênh truyền hình Phú Thọ trên vệtinh VINASAT 1 vào ngày 29/3/2014 (vượt trước 2 năm so với Nghị quyết Đạihội) mở ra một chương mới trong lịch sử 61 năm xây dựng và phát triển của ĐàiPT-TH Phú Thọ, dấu ấn của truyền hình Đất Tổ trong lộ trình hội nhập kinh tếquốc tế và hội tụ thông tin
61 năm xây dựng và phát triển, Đài phát thanh và Truyền hình Phú Thọ đãkhẳng định vị thế trở thành một trong những đơn vị đứng đầu trong các Đài khuvực Tây Bắc
Đến nay, Đài có 4 loại hình báo chí, thời lượng phát sóng truyền hình đạt18h/ngày, thời lượng phát sóng các chương trình phát thanh đạt 5,5 giờ/ngày, chấtlượng chương trình không ngừng được nâng cao Sự kiện Đài Phát thanh và Truyềnhình Phú Thọ phát sóng kênh truyền hình trên vệ tinh VINASAT 1, ngày29/03/2014 (vượt trước 2 năm so với kế hoạch) đã đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ,quảng bá sâu rộng hình ảnh của tỉnh Phú Thọ trong và ngoài nước Với sự kiệnnày, truyền hình Phú Thọ đã hoàn thiện các phương thức truyền dẫn phát sóng hiệnđại như: truyền hình số vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình internet, My TV,Next TV Những hạn chế của phương thức truyền dẫn phát sóng được khắc phục,
Trang 30sóng truyền hình Phú Thọ đã phủ khắp mọi địa hình, địa bàn.
Liên tục trong các năm 2013 - 2016, Đài PT-TH Phú Thọ đã hoàn thành xuấtsắc các nhiệm vụ chính trị, đạt và vượt các chỉ tiêu được tỉnh giao Số giờ phát hìnhđạt 100% kế hoạch Số giờ phát thanh tăng 200% so với đầu nhiệm kỳ năm 2010
và tăng 183% so với giữa nhiệm kỳ năm 2012, vượt cao so với chỉ tiêu tỉnh giao
Hiện nay Đài Phát thanh – Truyền hình Phú Thọ có 123 cán bộ, phóng viên.Trong đó có 23 nhân viên hợp đồng Với những thành tích đạt được trong 61 nămqua, Đài đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất,Nhì, Ba Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc và nhiều phần thưởng cao quý của BộThông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam vàtỉnh Phú Thọ
Hiện nay, Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ có 04 loại hình báo chí cùng song hànhphát triển là: Báo in (ấn phẩm PTV) phát hành theo quý, một năm 4 số; Báo Phátthanh; Báo Truyền hình; Trang tin điện tử (http://phuthotv.vn)
2.2 Khảo sát nội dung và phương thức truyền thông tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên báo chí Phú Thọ.
2.2.1 Nội dung truyền thông.
* Nội dung truyền thông trên báo Phú Thọ.
Hiện nay, báo Phú Thọ có 05 ấn phẩm là: Báo Phú Thọ hàng ngày; Báo PhúThọ cuối tuần; Ấn phẩm tin, ảnh Phú Thọ miền núi; Trang thông tin điện tử BáoPhú Thọ; Truyền hình internet Trong quá trình khảo sát từ ngày 01-01-2016 đếnngày 31-12-2016, trên báo Phú Thọ có 75 tin và 57 bài viết, 08 bài thơ liên quanđến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Các tin bài xoay quanh các nội dung sau:
Một là, thông tin về các sự kiện văn liên quan đến việc thực hành nghi lễ Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã và đang diễn ra
Hai là, giới thiệu các chương trình, sự kiện văn hóa lễ hội có thực hành Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh
Trang 31Ba là, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương.
Bốn là, tuyên truyền, quảng bá Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đến bạn
bè trong nước, kiều bào công tác ở nước ngoài và bạn bè quốc tế
Tuy nhiên số tin, bài tuyên truyền về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngđược tập trung chủ yếu ở các ấn phẩm Báo Phú Thọ hàng ngày; Báo Phú Thọ cuốituần; Báo Phú Thọ điện tử và Truyền hình internet chỉ chiếm 10%
Báo Phú Thọ cuối tuần duy trì chuyên mục “Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương”, "Văn hóa - xã hội" với nhiều bài viết phân tích sâu về Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương mang lại giá trị thông tin cao đối với độc giả như: Bài viết “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Hội tụ niềm tin sức mạnh đoàn kết dân tộc” của tác giả Đỗ Ngọc Dũng đăng trên báo Phú Thọ ngày 23/01/2016; bài “Quốc Tổ Hùng Vương trong tâm tưởng người Dao” của tác giả Dương Huy Thiện đăng ngày 26/3/2016; bài “Thực trạng di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” của tác giả Đặng Đình Thuận đăng ngày 11/4/2016; Bài viết “Đồng bào Mường Thanh Sơn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của tác giả Phùng Huyền Trang đăng ngày 16/04/2016; bài “Quà tặng lưu niệm du lịch-Kỷ vật mang bản sắc vùng đất Tổ Hùng Vương” của tác giả Phạm Bá Khiêm đăng ngày 24/7/2016; Bài viết “Quản lý Nhà nước về di sản văn hóa - Góc nhìn cận cảnh”
đăng ngày 29/12/2016 của tác giả Tiến Dũng
Trên Báo Phú Thọ hàng ngày đăng tải các tin tức thời sự liên quan đến Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
Các bài viết về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên Báo Phú Thọ thuộccác thể loại bình luận, phóng sự, phản ánh Với các thể loại này, người viết khôngchỉ xem xét vấn đề theo hiện tượng bề ngoài, mà còn chỉ ra nguyên nhân, bản chấtcủa vấn đề và thể hiện chính kiến của người viết Nội dung các bài viết tập trungvào việc tuyên truyền: các giá trị và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngtrong đời sống cộng đồng người Việt, đặc biệt là trong tâm thức các dân tộc tỉnh
Trang 32Phú Thọ; nêu ra thực trạng các di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh PhúThọ; nêu ra thực trạng công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa; Định hướngcho việc sáng tạo ra quà tặng lưu niệm du lịch mang bản sắc vùng đất Tổ HùngVương…
Để đánh giá nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng trên địa bàn tỉnhPhú Thọ - đây là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng, điều chỉnh kếhoạch nội dung, phạm vi thông tin trên báo chí Tôi đã tiến hành khảo sát nhu cầuthông của công chúng đối với báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ Đây
là hai cơ quan báo chí đóng vai trò nòng cốt trong các loại hình báo chí của tỉnh, có
số lượng công chúng lớn nhất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Tác giả đã tiến hành phát ra 200 phiếu điều tra xã hội học Đối tương đượckhảo sát, lấy ý kiến là các tầng lớp nhân dân gồm nông dân, công nhân, công chức,lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí của 8 huyện, thành, thị trong tỉnh là: thành phốViệt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện: Tân Sơn, Thanh Thủy, Đoan Hùng, CẩmKhê, Yên Lập, Hạ Hòa
Kết quả khảo sát cho thấy, có 95 phiếu = 47,5 % số người trả lời đầy đủ cácthông tin đã "thường xuyên đọc" báo, chiếm tỷ lệ cao hơn so với người "thỉnhthoảng đọc" (50 phiếu = 25%), "rất ít đọc" (35 phiếu = 17,5%) và "không bao giờđọc" (20 phiếu = 10 %) Trong đó tỷ lệ đọc báo thường xuyên cao nhất là côngchức, lực lượng vũ trang và cán bộ hưu trí Điều này cho thấy những người cónhiều thời gian rảnh rỗi, có điều kiện công tác tập trung, được đặt báo theo cơ quannhà nước thì việc theo dõi thường xuyên hơn Kết quả này cũng cho thấy bạn đọctrong tỉnh đã thường xuyên quan tâm đến những nội dung thông tin trên báo PhúThọ Báo Phú Thọ cũng đã có nhiều cố gắng để thu hút công chúng trong tỉnh Đặcbiệt là báo "Phú Thọ cuối tuần", nhờ được đổi mới, cải tiến cách thức thông tin vàtrình bày đẹp mắt đã thu hút được số lượng bạn đọc đông đảo
Đáng giá chất lượng tin, bài viết về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trênbáo Phú Thọ, đa số độc giả cho rằng tin, bài đạt loại "khá" với 90 phiếu chiếm tỷ lệ
Trang 3345%; trong khi đó tỷ lệ đánh giá chất lượng 'tốt" là 30 phiếu chỉ chiếm 15%; "trungbình" là 45 phiếu chiếm 22,5%, ý kiến khác là 35 phiếu chiếm 7% Điều đó chothây báo Phú Thọ cần nỗ lực cố găng nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng tin, bàimới đáp ứng được nhu cầu công chúng vì tỷ lệ "trung bình" vẫn rất cao Đặc biệt,kết quả khảo sát trong từng đối tượng có sự đánh giá khác nhau Các đối tượng làcán bộ công chức có cách nhìn "thoảng hơn" Trong khi đó các đối tượng là nôngdân, công nhân, hưu trí đánh giá chất lượng tin, bài chỉ ở mức độ trung bình bởi nộidung thông tin còn đơn điệu, chưa có nhiều sự sáng tạo.
Đánh giá về tính chính xác, phong phú đa dạng, tính thời sự, tính phát hiện,mởi mẻ và tính định hướng thông tin viết về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngtrên báo Phú Thọ, đa số các đối tượng cảm thấy "hài lòng" Tuy nhiên tỷ lệ "chưahài lòng" cũng chiếm tỷ lệ lớn Điều này cho thấy báo Phú Thọ cần cố hơn nữatrong việc khai thác đề tài mới để tránh trùng lặp nội dung các tin, bài viết về Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Các tiêu chí đánh
giá
Chưa hài lòng Hài lòng khá hài lòng Rất hài lòng
Sốphiếu
Tỷ lệ
%
Sốphiếu
Tỷ lệ
%
Sốphiếu
Tỷ lệ
%
Sốphiếu
* Nội dung truyền thông trên đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Phú Thọ.
Hiện nay, Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ có 04 loại hình báo chí cùng song hành
Trang 34phát triển là: Báo in (ấn phẩm PTV), Báo nói (Phát thanh), Báo hình (Truyền hình),Trang tin điện tử (http://phuthotv.vn) Đài PT - TH tỉnh Phú Thọ trở thành một cơquan truyền thông mạnh trong khu vực, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng phongphú về thông tin của xã hội
Truyền hình Phú Thọ năm 2016 có các chuyên mục “Đất cội nguồn”; “Vănhóa, Thể thao và Du lịch”; "Không gian văn hóa" đã phát sóng và đăng tải 91 tin
và phóng sự truyền hình về các vấn đề xoay quanh Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương Một số phóng sự mang lại giá trị thông tin cao đối với khán giả như:
“Làng cổ Hùng Lô” do phòng Văn nghệ và Giải trí thực hiện; Phóng sự " Yển Khê vùng đất cổ" giới thiệu về Xã Yển Khê, huyện Thanh Ba; Phóng sự " Ngày xuân trẩy hội rước voi" giới thiệu về lễ hội Rước voi Đào Xá của xã Đào Xá, huyện Thanh Thanh Thủy; Chuyên mục "Câu chuyện văn hóa" có phóng sự "Quản lý tổ chức
-lễ hội"
Hiện nay Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ có hơn 30 chuyên mục,chuyên đề với thời lượng phát sóng 18h/ngày, buổi sáng từ 5h45', buổi trưa từ1h30', buổi chiều và tối từ 17h30' tất cả các ngày trong tuần
Các chương trình thời sự phát sóng các bản tin, chuyên mục "Văn hóa - dulịch", "Không gian văn hóa" được phát theo định kỳ là các phóng sự dài về Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thu hút đông đảo khán giả theo dõi Các chuyênmục "Du lịch cội nguồn" và "Nhịp sống trung du" được lập trên Website của ĐàiPhát thanh - Truyền hình Phú Thọ được đăng tải lại hoặc biên tập lại từ các tin,phóng sự truyền hình cũng thu hút được nhiều lượt truy cập của công chúng
Bên cạnh đó, ấn phẩm PTV được phát hành theo quý, một năm 4 số cũngđăng tài nhiều bài viết về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Các viết được biêntập lại từ các phóng sự truyền hình, như: "Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Disản văn hóa vùng đất cội nguồn dân tộc" của tác giả Nguyễn Ngọc Ân; "Truyềnhình Phú Thọ quảng bá di sản" của tác giả Diệu Thu; "Đầu xuân đi lễ Đền Hùng"của tác giả Phương Thúy; "Đình Hùng Lô, không gian di sản" của tác giả Bảo Yến;
Trang 35"Gà nhiều cựa Xuân Sơn" của tác giả Trọng Nhận
Khảo sát việc theo dõi công chúng xem các ấn phẩm của Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ cho thấy có 88 phiếu = 44% số người được hỏi cho biết đã
-"thường xuyên xem", chiếm tỷ lệ cao hơn so với số người "thỉnh thoảng xem", "rất
ít xem" và "không bao giờ xem"
Phiêu đánh giá về chất lượng, tin, bài viết về Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ cho thấy, đa số công chúngcho rằng chất lượng tin, bài đạt loại "khá", chất lượng đạt "trung bình" cũng chiếm
tỷ lệ cao Qua đó cho thấy mặc dù Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ đã rất nỗlực, cố gắng song với nhu cầu ngày càng cao của công chúng thì đài cần cố gắngcải thiện chất lượng tin, bài hơn nữa
2.2.2 Phương thức truyền thông
* Phương thức truyền thông trên báo Phú Thọ.
Đánh giá về hình thức trình bày trên báo Phú Thọ, qua khảo sát cho thấy báoPhú Thọ được công chúng đánh giá là tương đối tốt Các trang báo phân bổ kháhợp lý, khoa học Cách đặt tít, trình bày cỡ chữ, kiểu chữ, ảnh và sự dụng các hộpbox, sapo được sáng tạo và bài trí phù hợp Nhìn chung các chuyên mục trên báođược trình bày rõ ràng, thuận tiện cho quá trình tìm kiếm, theo dõi thông tin củacông chúng
Báo Phú Thọ hàng ngày xuất bản theo định kỳ từ thứ 2 đến thứ 6 với 4 trang
in nhiều màu, khổ lớn 42 x 58cm Thông tin về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngthường được đưa tin trên trang nhất của báo đối với tin, được đăng tải ở trang 2hoặc 3 đối với bài Báo Phú Thọ cuối tuần xuất bản ngày thứ 7 có 12 trang, khổnhỏ 29 x 42, in nhiều màu Những số "Báo Đặc biệt" thường in giấy couche loạiđẹp, hình ảnh rõ nét Thông tin về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thường đượctập trung ở chuyên mục "Văn hóa" trang 9
Ngoài ra, ấn phẩm Phú Thọ miền núi xuất bản mỗi tháng một số khổ 19 x27cm, in màu trên giấy couche để phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số các huyện
Trang 36miền núi trong tỉnh cũng giới thiệu những lễ hội đặc sắc có gắn với Tín ngưỡng thờcúng Hùng Vương của đồng bào các dân tộc thiểu số
Báo Phú Thọ điện tử đã phản ánh thông tin một cách đa dạng, mở ra nhiềutiện ích, có sức thu hút người đọc với lượng truy cập trung bình 1,2 vạn lượt người/ngày Báo điện tử đã tích hợp đa phương tiện với gần 20 chuyên mục lớn về chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ, giáo dụcđào tạo Đây là công cụ và phương tiện quan trọng để quảng bá, giới thiệu Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương cho du khách trong và ngoài nước, trở thành sợi dâyliên kết giữa kiều bào ở xa tổ quốc với quê hương Phú Thọ
Báo Phú Thọ đã phân công một phóng viên, biên tập viên chịu trách nhiệm
về ảnh trên báo, do đó ảnh minh họa được sử dụng hợp lý, phù hợp với nội dungbài viết, chất lượng ảnh rõ nét Việc trình bày maket cũng linh hoạt phong phú, đápứng thẩm mỹ và thị hiếu bạn đọc, thể hiện rõ qua cách phân trang, phân mục rõràng, không chồng chéo gây rối mắt Kết quả khảo sát thu được cho thấy tỷ lệ côngchúng hài lòng chiếm tỷ lệ khá cao Tuy nhiên, tỷ lệ phiếu "chưa hài lòng" cũngchiếm tỷ lệ tương đối cao Điều đó đòi hỏi báo Phú Thọ cần tiếp tục đổi mới sángtạo hơn nữa trong việc trình bày các nội dung chuyên mục trên báo
Các tiêu chí đánh
giá
Chưa hài lòng Hài lòng
khá hài lòng Rất hài lòng
Sốphiếu
Tỷ lệ
%
Sốphiếu
Tỷ lệ
%
Sốphiếu
Tỷ lệ
%
Sốphiếu
Ý kiến công chúng đánh giá về phương thức thể hiện thông tin
về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên báo Phú Thọ
* Phương thức truyền thông trên Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ.
Mặc dù công chúng đã đánh giá Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ gần
Trang 37đây đã có nhiều cố gắng để thỏa mãn nhu cầu của công chúng, nhưng số ngườichưa hài lòng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, đòi hỏi Lãnh đạo đài cần tiếp tục tìm ragiải pháp để công chúng ngày càng yêu thích các chương trình của đài, đặc biệt làcác chương trình liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Các tiêu chí đánh
giá
Chưa hài lòng Hài lòng
khá hài lòng Rất hài lòng
Sốphiếu
Tỷ lệ
%
Sốphiếu
Tỷ lệ
%
Sốphiếu
Tỷ lệ
%
Sốphiếu
Tỷ lệ
%Cách trình bày thông
Trang 38hơn đối với độc giả
Những thông tin này thường xuất hiện ở các dạng thể loại như sau:
+ Tin: (thể loại được sử dụng nhiều nhất trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ), thường sẽ là những tin ngắn cung cấp thông tin về thời giandiễn ra các hoạt động sự kiện liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.Dạng này đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng, giúp quảng bá và giớithiệu để công chúng có thể nắm được thời gian, địa điểm, sự kiện được tổ chức trênđịa bàn Tỉnh
-+ Phóng sự: Những bài viết hay phóng sự truyền hình này thường tập trungvào một vùng quê, một lễ hội, một nhân vật hoặc một hoạt động nổi bật liên quanđến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đang diễn ra trên địa bàn Tỉnh Dạng nàycung cấp kiến thức sâu rộng hơn cho công chúng, không chỉ đơn thuần là thông tin
mà còn thực hiện chức năng khai sáng dân trí, gia tăng sự hiểu biết và tri thức chocông chúng
+ Bình luận: Đây là những bài viết sâu sắc với sự tham gia của những tác giảthật sự có tâm huyết và hiểu biết về văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương của địa phương, do đó dạng này giúp công chúng có cái nhìn đa chiều hơn
về văn hóa phi vật thể và nhưng vấn đề xoay quanh việc bảo tồn và phát huy nhữnggiá trị văn hóa này Ở dạng bài viết này chủ yếu do các Nhà nghiên cứu văn hóa,cán bộ quản lý văn hóa hoặc lãnh đạo cơ quan báo chí thực hiện
+ Phỏng vấn: Những bài phỏng vấn trên Báo và Đài PT – TH Phú Thọthường xoay quanh ba đối tượng: Đại diện cơ quan có thẩm quyền liên quan đếnvấn đề di sản văn hóa, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các nghệ nhân thực hànhnghi lễ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Do đó, dạng này cung cấp cho côngchúng những thông tin cụ thể, chuyên sâu, cũng như cái nhìn từ phía những ngườilàm văn hóa Điều này giúp công chúng hiểu và đến gần hơn với công tác bảo tồn
và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương
+ Tường thuật: Những bài viết này giúp cho công chúng biết được tường tận
Trang 39sự kiện diễn ra một cách đầy đủ, chính xác Ví dụ chương trình truyền hình trựctiếp về lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2016 trên sóngĐài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ.
+ Ngoài ra, Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ còn sử dụng một
số thể loại báo chí khác như: ghi nhanh, điều tra, tọa đàm Việc sử dụng các thểloại báo chí phụ thuộc vào tình huống, diễn biến sự kiện, sự việc mà phóng viênlựa chọn thích hợp, thuận tiện cho việc sáng tạo tác phẩm và đưa thông tin đến vớicông chúng một cách dễ hiểu và kịp thời Sự xuất hiện nhiều thể loại trên báo chígiúp cho trang báo, chương trình, chuyên mục trở nên sinh động, phong phú, đadạng hơn, giúp cho công chúng có nhiều sự lựa chọn trong tiếp nhận thông tin
- Từ những bài viết trên Báo và Đài PT – TH Phú Thọ, có thể thấy, hai cơquan báo chí này đã đạt được những thành công bước đầu ở các mảng sau:
+ Tìm hiểu, truyền bá và lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể Tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, với vai trò
là một cơ quan truyền thông, Báo và Đài PT – TH Phú Thọ đã làm tốt nhiệm vụcủa mình trong việc tìm hiểu tìm hiểu và truyền tải thông tin đến với công chúng từ
đó giúp lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong số hàng chục bài viết, phóng
sự, chuyên mục về đề tài văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngtrên Báo và Đài PT – TH Phú Thọ mỗi năm, đặc biệt là phần tin tức và phóng sự,các phóng viên, biên tập viên đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm chủ đề để đem đếnthông tin cần thiết cho công chúng Có thể thấy, những năm gần đây, với nỗ lựcthực hiện chương trình hành động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thểTín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, chính quyền địa phương đã có nhiều hoạt độngkhuyến khích người dân tiếp tục tổ chức các lễ hội và mở rộng phạm vi tuyêntruyền, thu hút du khách trong và ngoài Tỉnh, trong đó báo chí đóng một vai trò rấtquan trọng Các tin, bài giới thiệu và quảng bá xuất hiện dày đặc, đặc biệt là trongcác dịp diễn ra lễ hội đầu năm và Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm
Trang 40giúp cho người dân địa phương và công chúng hiểu cũng như theo dõi kịp thời cáchoạt động lễ hội đang diễn ra trên địa bàn Tỉnh Bên cạnh mục đích quảng bá, tìmhiểu, giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương, các tin, bài văn hóa trên Báo và Đài PT – TH Phú Thọ cũng truyềntải quan điểm và chính sách văn hóa mới của Đảng, nhà nước và chính quyền địaphương Điều này giúp người dân ý thức và hiểu rõ hơn về các loại hình văn hóadân gian truyền thống vốn khá đa dạng và phức tạp.
+ Không chỉ dừng lại ở việc thông tin, Báo và Đài PT – TH Phú Thọ còn rấtchú trọng đến việc đăng tải các bài nghiên cứu sâu về Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương
+ Giám sát và thúc đẩy công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vậtthể Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Từ việc đánh giá thực trạng di tích cũngnhư lễ hội có thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đã giúp các cơ quanquản lý nhà nước có cái nhìn tổng thể, bao quát và có kế hoạch tu bổ, tôn tạo, phụchồi các di tích đã bị cũ, hỏng Bên cạnh đó, có nhiều bài vết nêu ra phương hướngbảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa này trong cộng đồng các dân tộc tỉnh PhúThọ
+ Việc tôn vinh, nêu gương những tập thể và cá nhân có công trong việc giữgìn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng làmột trong những vai trò của Báo và Đài địa phương trong nỗ lực thúc đầy việc bảotồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế về nội dung và phương thức.
Hạn chế về mặt nội dung.
Một thực tế dễ dàng nhận thấy đó là báo Phú Thọ vẫn còn mang nặng tínhbao cấp, báo chủ yếu bán cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn Tỉnh để phát chocán bộ, viên chức lao động chứ không bán như các tờ nhật báo khác, do đó, tínhcạnh tranh chưa cao Chính vì vậy, những tin tức lễ tân, hội nghị còn nhiều, các bàiviết trên báo đa số đều là bài viết "đặt hàng", hoặc viết theo chủ điểm của tuần,