Một số khóa luận, luận văn như “Hiện trạng và xu hướng quảng cáo trên báo trực tuyến” - Nguyễn Thị Thanh Hoa – K45 Báo chí; “Sự tương tác giữa Báo chí trực tuyến với công chúng” – Vũ Thị
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
TRƯƠNG THỊ BÍCH NGỌC
VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁC NHÀ BÁO TRỰC TUYẾN
ĐỐI VỚI THÔNG TIN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
(Khảo sát Báo trực tuyến VnExpress, Vietnamnet và VnMedia
từ năm 2009 đến năm 2010)
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái
Hà Nội - 2010
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 4
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 4
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: 5
6 Kết cấu của luận văn: 6
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TỪ GÓC NHÌN CỦA BÁO TRỰC TUYẾN 1 Văn hóa nghệ thuật là một vấn đề cơ bản của truyền thông 7
1.1 Đặc trưng văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển 7
1.2 Văn hóa nghệ thuật trở thành vấn đề thông tin trên báo chí hiện đại 10
2 Đặc thù của thông tin văn hóa nghệ thuật trên Báo trực tuyến 18
2.1 Đặc trưng thông tin trên Báo trực tuyến 18
2.2 Báo trực tuyến tạo ra thế hệ độc giả mới 26
3 Đặc thù ứng xử văn hóa của các nhà báo trực tuyến trong thông tin văn hóa nghệ thuật 29
4 Tiểu kết chương 1 32
CHƯƠNG 2: SO SÁNH CÁCH ỨNG XỬ VỀ THÔNG TIN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO TRỰC TUYẾN VNEXPRESS, VIETNAMNET VÀ VNMEDIA
1.Nội dung thông tin văn hóa nghệ thuật trên VnExpress, VnMedia,
Trang 41.1 Thông tin về các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật không đồng đều 35 1.2 Thông tin giải trí lấn át thông tin chính thống về văn hóa nghệ thuật 46 1.3 Tính phát hiện và sự phản biện vấn đề thông tin không cao 58
2 Phong cách riêng của nhà báo trực tuyến về thông tin văn hóa nghệ thuật 67
1.2 Kỹ thuật biên tập thông tin 94 1.3 Tâm lý tiếp nhận thông tin 95
2.1 Công tác quản lý báo trực tuyến 100
2.3 Cá nhân người làm báo trực tuyến 103
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa nghệ thuật là một thế giới riêng do con người sáng tạo ra Nó gắn với việc khám phá, hưởng thụ và phê bình các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật…
Văn hóa nói chung và văn hóa nghệ thuật nói riêng trong suốt lịch sử ra đời và phát triển của mình không chỉ là “mục tiêu và động lực của sự phát triển” mà còn là nơi “gieo mầm” cho thế giới tâm hồn của con người
Thế giới riêng thuộc về lĩnh vực văn hóa tinh thần này chiếm một vị trí thông tin quan trọng trên báo chí Việt Nam từ khi có mặt dưới chế độ thuộc địa Và cho đến cả thế kỷ 21 này, khi mà Việt Nam có tới hơn 700 báo in, và hơn 60 các Đài Phát thanh – Truyền hình ở Trung ương, địa phương, hàng chục báo điện tử… văn hóa nghệ thuật vẫn luôn có vị thế riêng của mình
Báo chí không chỉ là diễn đàn để đăng tải những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị của thời đại lịch sử mà còn là mặt trận thông tin khẳng định và tiếp tục cổ vũ công chúng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để chống lại sự xâm lăng văn hóa của nhiều nước hùng mạnh khác Bất kỳ một cơ quan báo chí nào, dù Trung ương hay địa phương, chuyên biệt hay không chuyên biệt, đều coi văn hóa nghệ thuật là một lĩnh vực quan trọng với nhiều chuyên mục khác nhau về văn hóa
Thế kỷ 21 chứng kiến sự ra đời của một loại hình báo chí có sức mạnh truyền thông mang tính toàn cầu, đó là báo chí trực tuyến Sức mạnh của nó được thể hiện trên cả hai bình diện: thông tin toàn cầu hơn và công chúng
Trang 6toàn cầu đều có thể hưởng thụ thông tin như nhau sau một click chuột mà không bị hạn chế về địa lý, thời gian hay tần số phát sóng
Sự bùng nổ của loại hình truyền thông này, đã tích hợp được cả ba loại: phát thanh, truyền hình, báo in một cách tổng hợp để tạo ra một kênh truyền thông đa phương tiện đến công chúng Nhưng cùng với chính ưu thế này, nhiều các trang tin trực tuyến, web blog, forum… ra đời dẫn đến tình trạng loạn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến Trong đó với những mục đích kinh tế riêng, giật gân, câu khách… thông tin văn hóa nghệ thuật trên những trang tin trực tuyến không chính thống đôi khi đã chịu sự lấn sân của những thông tin đơn thuần giải trí, thâm chí giải trí rẻ tiền
Văn hoá nghệ thuật trên báo trực tuyến có những điểm nào mới mẻ, có những biến thể như thế nào trong việc tích hợp với sự phát triển của loại hình báo chí hiện đại này Văn hoá nghệ thuật làm thế nào để cân bằng giữa hai xu hướng, vừa đảm bảo thông tin những nét văn hoá cổ truyền, vừa mang đậm tính giải trí, chỉ dẫn cho độc giả Đây là câu hỏi mà luận văn đang tìm hướng giải quyết từ góc độ chủ quan trong tác nghiệp của người làm báo trực tuyến với lĩnh vực thông tin văn hóa nghệ thuật
Về lý luận báo chí, tác giả luận văn đã nghiên cứu trên dưới 10 cuốn cùng làm về đề tài thông tin trên Báo trực tuyến, nhưng riêng lĩnh vực thông tin Văn hoá nghệ thuật chưa được đề cập tới cụ thể Một số khóa luận, luận văn như “Hiện trạng và xu hướng quảng cáo trên báo trực tuyến” - Nguyễn Thị Thanh Hoa – K45 Báo chí; “Sự tương tác giữa Báo chí trực tuyến với công chúng” – Vũ Thị Huệ - K45 Báo chí; “Phóng sự báo trực tuyến” – Lê Minh Thanh – K47; “Thông tin Văn hóa xã hội trên hai tờ báo trực tuyến Vnexrpess và Vasc Orient trong năm 2010” – Nguyễn Quý Phương của Phân viện báo chí… mới chỉ gợi mở những hướng nghiên cứu ban đầu về lý thuyết
Trang 7báo trực tuyến hoặc mới chỉ dừng ở mức phân loại thông tin văn hóa xã hội trên báo trực tuyến cũng như khảo sát thống kê mức độ sử dụng tin văn hóa nghệ thuật Như vậy, thông qua nghiên cứu các đề tài khoá luận, luận văn trước đó, tác giả thấy chưa luận văn nào đi sâu vào lĩnh vực văn hóa ứng xử hay còn gọi là cách làm báo của giới làm báo trực tuyến đối với thông tin Văn hoá nghệ thuật
Về cá nhân người làm luận văn, là phóng viên trực tiếp tác nghiệp tại mảng Văn hoá trên báo trực tuyến VnMedia cho nên với sự nghiêm túc và đầy hứng khởi, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa nghệ thuật” và tiến hành khảo sát
ở ba tờ báo trực tuyến chính thống tại Việt Nam
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là văn hóa ứng xử của các nhà báo chí trực tuyến trong thông tin Văn hoá nghệ thuật trên ba tờ báo trực tuyến Vietnamnet, VnExpress và VnMedia trong hai năm 2009 – 2010
Báo trực tuyến Vietnamnet, VnExpress và VnMedia là ba tờ báo hàng đầu của Việt Nam ở những điểm sau: Đây là ba tờ báo trực tuyến ra đời sớm nhất và khẳng định vị trí là báo trực tuyến độc lập; Có số lượng độc giả lớn, được khẳng định thông qua lượng pageview và chú trọng tới cả hai luồng thông tin: chính sách Đảng, Nhà nước về văn hóa nghệ thuật và thông tin giải trí và có đặt tên chuyên mục: Văn hoá
+ VnExpress – Slogan: Tin nhanh Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học Công nghệ - Giấy phép: Số 511/GP - BVHTT ngày 25/11/2002
Trang 8Tổng biên tập: Thang Đức Thắng - Tòa soạn: 48 Vạn Bảo, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội
+ VnMedia – Slogan: Cập nhật – Tin cậy – Thiết thực
Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Giấy phép số 238 GP-BVHTT ngày 6/8/2003
Tổng biên tập: Võ Quốc Trường - Tòa soạn: Tòa nhà 142 Lê Duẩn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm ba mục đích cơ bản
Một là, nghiên cứu tính đặc thù của báo chí trực tuyến trong thông tin văn hóa nghệ thuật dẫn đến “văn hóa ứng xử” hay còn gọi là cách tác nghiệp của các nhà báo trực tuyến với thông tin văn hóa nghệ thuật
Hai là, trên cơ sở khảo sát và so sánh về nội dung và hình thức thông tin của ba tờ báo trực tuyến độc lập, sẽ tìm ra những điểm khác biệt và ưu thế của báo trực tuyến trong thông tin về văn hóa nghệ thuật trong môi trường truyền thông khá phức tạp hiện nay
Trang 9Ba là, đưa ra mô hình, định hướng để các nhà báo trực tuyến khai thác
và cung cấp nguồn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến một cách hiệu quả
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ của báo chí đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn thạc sĩ “Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa nghệ thuật” vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Khảo sát, phân tích các tư liệu báo chí trực tuyến thực tế liên quan tới lĩnh vực thông tin văn hóa nghệ thuật và đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Luận văn cung cấp một số lý luận về báo trực tuyến: đặc trưng loại hình, đặc trưng về mặt thông tin văn hóa nghệ thuật Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các thông tin văn hoá ở trên
Trang 10ba tờ báo trực tuyến từ đó tìm ra sự khác biệt trong phong cách đưa tin của từng tờ báo và của từng cá nhân nhà báo
Việc nghiên cứu chuyên mục văn hoá và những nhận định so sánh trên
ba tờ báo này sẽ là cơ sở cho các bạn sinh viên báo chí biết cách tác nghiệp cho phù hợp với báo trực tuyến
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn nghiên cứu và tìm hiểu thị hiếu của công chúng Việt Nam mới của báo trực tuyến với các vấn đề văn hoá, văn nghệ để xây dựng chuyên mục phong phú và chất lượng hơn
Luận văn cũng sẽ chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các nhà báo trực tuyến trong việc cung cấp thông tin và cách ứng xử của họ với nguồn thông tin để các nhà báo lựa chọn cách tác nghiệp phù hợp
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về thông tin văn hóa nghệ thuật từ góc nhìn của báo trực tuyến
Chương 2: So sánh cách ứng xử về thông tin văn hóa nghệ thuật trên VnExpress, VietnamNet và VnMedia
Chương 3: Kinh nghiệm, mô hình và giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến với vấn đề thông tin văn hóa nghệ thuật
Trang 111.1.1 Nhận diện nền văn hóa Việt Nam
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của một đất nước có hơn 80% dân số là người nông dân, sống ở vùng nông thôn với văn hóa nông nghiệp trồng cây lúa nước Chính đặc trưng của dân tộc Việt Nam, nên trong quá trình phát triển và hội nhập, văn hóa Việt Nam vẫn có những bản sắc riêng của nó
Tính dân tộc của văn hóa, nghệ thuật là sự kết tinh của những hệ thống giá trị, là các thước đo giá trị của mỗi dân tộc đã được hình thành lâu đời trong các cộng đồng lịch sử Tính dân tộc của văn hóa nghệ thuật thường gắn với hệ thống tình cảm, các khát vọng, các biểu tượng, các hệ thống giá trị, phong tục, tập quán và triết lý sống của một cộng đồng được biểu hiện thông qua phương thức nghệ thuật Mỗi dân tộc đều có những cách thức sáng tác, lưu giữ, truyền đạt, cảm thụ và phát triển văn hóa, nghệ thuật riêng Nó là một
cơ chế vận hành nội sinh nhằm thỏa mãn các nhu cầu lao động, giao tiếp, tồn tại và phát triển của dân tộc Bản sắc dân tộc, tính dân tộc của văn hóa, nghệ thuật là cái gốc của tính nhân loại, các giá trị nhân loại là đích vươn tới của
Trang 12các hoạt động văn hóa của mỗi dân tộc Tuy nhiên, tính dân tộc đặc sắc và điển hình của tất cả các nền văn hóa khác nhau lại cùng gặp nhau trên cùng một con đường đi đến một mục đích chung là cái đẹp
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người có những cống hiến vĩ đại cho xây dựng nền Văn hóa Việt Nam nhận định “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [10, tr.8]
Trong khi đó, trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” [1, tr 13], Đào Duy nh lại quan niệm “Văn hóa là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người Văn hóa tức là sinh hoạt”
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong cuốn “ Bản sắc văn hóa Việt Nam” [16, tr 19 – 20] lại quan niệm “Không có cái gì gọi là văn hóa cả và ngược lại bất kỳ vật gì cũng có cái mặt văn hóa Văn hóa là một quan hệ Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ Tất
cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác”
Trần Ngọc Thêm có nói về văn hóa “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội [24, tr 10]
Trang 13Trong cuốn sách Cơ sở Văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vượng [29,
tr 23 – 24] có đưa ra quan niệm của Unesco về Văn hóa “Văn hóa hôm nay
có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét vào bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”
Với những quan niệm trên, có thể nhận thấy, văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Mỗi nền văn hóa khác nhau, nó có những giá trị riêng và những đặc trưng riêng trong quá trình phát triển của mình
1.1.2 Văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển
Hội nhập toàn cầu hay còn gọi là toàn cầu hóa chi phối, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó tất yếu có văn hóa Tuy nhiên với hạt nhân cơ bản là bản sắc dân tộc, văn hóa vận động theo một quy luật riêng Tại hội thảo Văn hóa trong toàn cầu hóa, PGS.TS Nguyễn Văn Khánh khẳng định
“Tiếp biến văn hóa không chỉ đơn thuần là sự giao hòa một cách tự niên giữa
Trang 14các nền văn hóa mà còn tiềm ẩn khuynh hướng “xung đột”, áp đặt, thậm chí
là nô dịch văn hóa” [47]
Đối mặt với tính hai mặt của toàn cầu hóa, nhiều nhà lãnh đạo cũng như học giả Việt Nam đã rất quan tâm tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là nước có nền văn hóa lâu dời Trong suốt quá trình lịch sử, nền văn hóa Việt Nam không những không bị mất bản sắc mà còn tiếp thu hoàn thiện thêm bởi các nền văn hóa nước ngoài như văn hóa Trung Quốc, văn hóa Pháp, văn hóa Nga, văn hóa Mỹ Văn hóa bao giờ cũng mang tính lịch sử Một mặt, nó là sản phẩm của sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác văn hóa luôn vận động theo quy luật riêng của nó
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định “Văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình… Mỗi một dân tộc cần phải chăm lo đặc tính dân tộc trong nghệ thuật… Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông” (Hồ Sĩ Vịnh, Giao lưu văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa, http://www.nhandan.com.vn, 31/7/2007)
1.2 Văn hóa nghệ thuật trên báo chí
1.2.1 Vài nét sơ lược về Văn hóa nghệ thuật Việt Nam
Theo quan điểm của Mác, nền văn hóa của loài người bao gồm toàn bộ hoạt động sáng tạo của loài người, trong lĩnh vực vật chất và tinh thần, và thành quả của hoạt động sáng tạo ấy Nó biểu hiện một dạng thống nhất nhất định giữa con người và thiên nhiên, giữa con người và xã hội Nó là tiêu chí đặc trưng nhất cho sự phát triển lực lượng và khả năng sáng tạo của những
Trang 15cộng đồng người trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau Nó bao gồm toàn bộ những thành quả hoạt động sáng tạo của loài người, như công cụ, dụng cụ, máy móc, các công trình kỹ thuật, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các chuẩn mức luật pháp và đạo đức
Nghệ thuật, theo các định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học thì đó là
“Hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của các hoạt động của ý thức con người, một phương thức quan trọng để con người chiếm lĩnh các giá trị tinh thần của hiện thực, nhằm mục đích tạo thành và phát triển các năng lực chiếm lĩnh và cải tạo bản thân và thế giới xung quanh theo quy luật của cái đẹp
Khác với hình thái ý thức và hoạt động xã hội khác như (khoa học, chính trị, đạo đức…) nghệ thuật thỏa mãn nhu cầu có tính vạn năng của con người làm cảm thụ thế giới xung quanh dưới các hình thái đã phát triển của năng lực cảm nhận mang tính người Đó là năng lực cảm nhận thẩm mỹ đặc trưng, chỉ có ở con người đối với các hiện tượng, sự thật, biến cố của thế giới khách quan với tư cách là chỉnh thể cụ thể sống động (Mác)
Văn hóa nghệ thuật là thứ vũ khí tư tưởng sắc bén, có tác dụng to lớn, sâu rộng và bền bỉ mà lịch sử loài người từ trước tới nay đã công nhận Đó còn là những đúc kết tinh hoa của dân tộc đã vượt qua những thử thách của thời gian Mác cũng từng ca ngợi văn hóa nghệ thuật như là niềm vui lớn nhất
mà con người có thể tự đem lại cho mình
Nghệ thuật là một bộ phận nhạy cảm của văn hóa, văn hóa nghệ thuật
là lĩnh vực quan trọng của đời sống văn hóa Khái niệm “văn hoá nghệ thuật” hay “văn học nghệ thuật” là khái niệm văn hoá gắn với việc sáng tạo, hưởng thụ và phê bình các chuyên ngành văn hoá nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh v.v…
Trang 16Trong bài viết “Nêu cao tác dụng của văn học nghệ thuật trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định “Văn hóa nghệ thuật là thức ăn tinh thần, là hoa quả của một xã hội, của một dân tộc, của một thời đại” [ , tr.4 ]
Còn đối với những khái niệm văn hoá theo nghĩa hẹp, những từ được gắn với từ “văn hoá” sẽ chiếm vị trí chính yếu trong khái niệm đó Ví dụ khái niệm “văn hoá nghệ thuật” hay “văn học nghệ thuật” là khái niệm văn hoá gắn với việc sáng tạo, hưởng thụ và phê bình các chuyên ngành văn hoá nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh v.v…; Khái niệm “văn hoá
tư tưởng” là khái niệm gắn với thể chế chính trị và công tác lý luận; Khái niệm “văn hoá giao tiếp” nói đến mối quan hệ ứng xử giữa người với người; Khái niệm “sử văn hoá” nói đến quá trình hình thành và phát triển của một nền văn hoá theo trục thời gian và trong không gian; Khái niệm “địa văn hoá” nói đến điều kiện địa lý khí hậu trong một không gian nhất định ảnh hưởng đến một nền văn hoá nào đó v.v…
Văn hóa nghệ thuật là thành tố của văn hóa Nghệ thuật là thành tố trung tâm của văn hóa nghệ thuật Văn hóa nghệ thuật là hệ thống những hoạt động làm nảy sinh và phát triển những năng lực nghệ thuật của con người từ sáng tạo, đánh giá, bảo quản, quảng bá phân phối, đến tiêu thụ các giá trị nghệ thuật nhằm đạt hiệu quả cao
Văn hóa nghệ thuật có nhiều cách chia, trong đó có quan niệm văn hóa nghệ thuật gồm bốn nhóm thành tố cơ bản:
Cộng đồng nghệ sỹ: Những người có tài năng nghệ thuật là nghệ sỹ, có nghệ sỹ chuyên nghiệp và nghệ sỹ không chuyên nghiệp Nghệ sỹ đến với công chúng bằng tác phẩm nghệ thuật giàu tính tình cảm, cảm tính
Trang 17Các loại hình nghệ thuật: Nghệ thuật có nhiều loại hình, loại thể khác nhau Sự phân chia chủ yếu dựa vào phương thức nhận thức và phương tiện phản ánh hiện thực Mỗi loại hình nghệ thuật có hệ thống hình tượng mang tính khu biệt Bao gồm loại hình nghệ thuật cơ bản:
Văn học: phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ văn học là loại hình nghệ thuật phổ biến nhất và được chia làm 3 loại chính là trữ tình, tự sự và kịch
Âm nhạc: phản ánh hiện thực bằng giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu âm thanh Tiếp nhận âm nhạc chủ yếu bằng thính giác và phải có hiểu biết âm nhạc, phương tiện thể hiện, phương thức biểu diễn
Ba loại hình nghệ thuật tạo hình là hội họa, điêu khắc, kiến trúc có ngôn ngữ chung là đường nét, hình khối, màu sắc, ánh sáng… kết hợp với không gian Tiếp nhận nghệ thuật tạo hình chủ yếu bằng thị giác
Sân khấu: là loại hình nghệ thuật tổng hợp, phản ánh hiện thực chủ yếu bằng ngôn ngữ hành động kết hợp với lời nói, ánh sáng, âm nhạc, hóa trang
Điện ảnh: phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ hình ảnh chuyển động kết hợp với lời nói, âm thanh và ánh sáng Điện ảnh có khả năng bao quát khong gian, thời gian rộng lớn, hình thức thể hiện gần đời thường nên có công chúng đông đảo
Công chúng nghệ thuật là người sáng tạo, đánh giá, tiêu thụ, lưu giữ các giá trị nghệ thuật
Các cơ quan, tổ chức, thiết chế văn hóa, hoạt động lý luận phê bình, quản lý lãnh đạo đảm bảo cho sự hình thành ba yếu tố kể trên và đảm bảo cho hoạt động sáng tạo và tiêu dùng các giá trị nghệ thuật
Trang 18Trong hơn 30 năm qua, trên các lĩnh vực của văn hóa nghệ thuật đều có những bước tiến rất quan trọng Từ sáng tạo, các giá trị mới trên các lĩnh vực đến nghiên cứu, lý luận, phê bình… bảo tồn di sản nghệ thuật, sưu tầm nghệ thuật dân gian, phát triển văn hóa nghệ thuật các dân tộc ít người… đều từng bước khẳng định những thành tựu quan trọng, tiếp tục đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta
1.2.2 Báo chí với việc thông tin văn hóa nghệ thuật
Là một trong những lĩnh vực thông tin của báo chí, văn hóa nghệ thuật
đã khẳng định được vị trí của mình bên cạnh các thông tin Chính trị, kinh tế,
xã hội… khác trong cuộc sống
Ngay từ khi những tờ báo đầu tiên của Việt Nam ra đời, thông tin văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực văn học, sáng tác thơ ca, truyện… đã phản ánh sâu sắc, diễn tả thành công những tâm tư và tình cảm, với ý chí và nguyện vọng của quần chúng nhân dân, của con người: yêu đời sống, yêu người, yêu những người lao khổ, yêu Tổ quốc và đồng bào, yêu cảnh vật thiên nhiên, chuộng lẽ phải, chuộng đạo đức tốt đẹp trong đời sống xã hội, ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí đấu tranh, tinh thần bất khuất Những tác phẩm văn hóa nghệ thuật đã diễn tả và ca ngợi cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân để vươn lên làm nên lịch sử của mình
Chính bản sắc riêng này, nó đã quy định nền báo chí Việt Nam cũng có những đặc trưng riêng trong hoạt động truyền thông của mình Có thể nói, văn hóa nào báo chí đó Báo chí Việt Nam có những “căn tính” riêng trong sự vận động nội tại để phù hợp với nền chính trị cũng như văn hóa Việt Nam
Đã có một thời, có những quan niệm sai lầm cho rằng, muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, muốn đất nước giàu mạnh thì chỉ cần phát triển kinh tế, còn
Trang 19văn hóa chưa cần phải quan tâm Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền văn hóa dân tộc Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có những bài học phải trả giá đắt cho nhận định sai lầm đó Đến nay, con người đã nhận thức một cách rõ ràng rằng, muốn xã hội phát triển, cần phải có cả hai yếu tố vật chất
và tinh thần Sự phát triển về mặt đời sống tinh thần của co người thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật
Văn hóa là cội rễ của phát triển Mục tiêu xã hội của phát triển là sự độc lập, tự do, hạnh phúc của con người Đảng ta đã nhìn thấy sức mạnh của văn hóa là nền tảng của xã hội, vì vậy ba chương trình căn bản về văn hóa đã được Đảng đưa ra và duy trì suốt những năm qua gồm: Đưa văn hóa thông tin
về cơ sở để xây dựng lối sống mới, làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân; Chấn hưng nền Điện ảnh và Âm nhạc dân tộc; Chống xuống cấp di tích văn hóa và cách mạng
Có thể nói, những yếu tố tích cực của truyền thống văn hóa sẽ tác động trực tiếp đến công cuộc hiện đại hóa đất nước, đến tinh thần cộng đồng, tinh thần sáng chế phát minh và tinh thần tiếp thu học hỏi những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác Đây cũng là mục tiêu và nhiệm vụ không kém phần phức tạp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong tình hình hiện nay Nghị quyết
TW “Về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý văn học nghệ thuật
và văn hóa” hay chỉ thị 08 của Ban Bí thư TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam đã nói rõ “Phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng (…) bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bồi dưỡng tâm hồn tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam” Đây là nhiệm vụ cao cả của báo chí truyền thông Bước vào đổi mới, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc trả lại những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, cùng cả nước đổi mới và phát
Trang 20triển Báo chí là phương tiện hữu hiệu hàng đầu trong việc nâng cao trình độ văn hóa cho mỗi con người trong cộng đồng dân cư
Bản thân báo chí vừa là sản phẩm của một nền văn hóa, vừa là phương tiện đắc lực để tuyên truyền, nâng cao đời sống văn hóa, đóng góp những tiếng nói đúng đắn, định hướng tư tưởng, giáo dục cho quần chúng nhân dân Hầu hết các tờ báo đều có những thông tin về văn hóa nghệ thuật, được tổ chức thành chuyên trang ổn định, và các chuyên trang này đang ngày càng chiếm khối lượng lớn
Nguyên nhân của sự gia tăng này, có thể thấy ở 3 vấn đề sau:
Thứ nhất, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của công chúng ngày càng tăng Bản chất của con người là luôn luôn muốn hoàn thiện mình, văn hóa nghệ thuật là phương tiện giúp con người hướng tới cái Chân – Thiện – Mỹ, giúp con người thực hiện tốt vai trò của mình trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên và với môi trường xã hội Việc nâng cao trình độ văn hóa cho mỗi con người thông qua báo chí là giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn
đề lớn lao này
Thứ hai, báo chí có ưu thế nổi trội trong việc tuyên truyền văn hóa nghệ thuật tới mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, dân tộc, nghề nghiệp, mọi hình thức và trình độ nhận thức văn hóa Tính định kỳ của báo chí giúp cho công chúng có thể tiếp nhận thông tin một cách đều đặn, từ đó công chúng sẽ từng bước làm quen với các giá trị văn háo của nhân loại Thông qua văn hóa, báo chí đã góp phần giáo dục con người có ý thức bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc
Thứ ba, những chính sách mới của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ của báo chí trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ngày càng được hoàn thiện, để đưa
Trang 21hoạt động báo chí ngày càng có hiệu quả hơn Báo chí Việt Nam đã nhận thức được vai trò và những điều kiện mới của mình trong việc tuyên truyền văn hóa nghệ thuật cho công chúng, vì vậy, hiện nay chuyên trang văn hóa nghệ thuật trên báo chí đều hướng tới mục đích nâng cao thẩm mỹ cho công chúng với những hình thức phong phú và hấp dẫn
Ở riêng luận văn này, tác giả đi sâu vào nhận định báo chí trong xây dựng và truyền thông các thông tin văn hoá nghệ thuật, đặc biệt là khai thác sâu vào cách tác nghiệp, cách xây dựng thông tin của các nhà báo trực tuyến với dạng thông tin này
Văn hóa nghệ thuật hiện nay mở rộng giao lưu, tiếp nhận tinh hoa của các nền văn hóa nghệ thuật nhân loại và khu vực, đặc biệt là với những nền nghệ thuật có quan hệ lâu đời Vừa tiếp nhận những giá trị nghệ thuật, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật, đồng thời giới thiệu những thành tựu của nghệ thuật truyền thống và đương đại Việt Nam để các dân tộc trên thế giới hiểu hơn về nền nghệ thuật Việt Nam, con người Việt Nam
Bước sang thế kỷ 21 với sự bùng nổ của nhiều kênh truyền thông khác nhau, báo trực tuyến đã phát huy được những ưu thế của mình trong thông tin
đa dạng, nhanh nhạy, kịp thời các thông tin văn hóa nghệ thuật đến với công chúng Cùng với sự ra đời của loại hình truyền thông hiện đại này, một lớp công chúng mới cũng được hình thành với những yêu cầu, đòi hỏi riêng về thông tin trong kỷ nguyên số
Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật do đó cũng mang những nét đặc thù hơn trong sự vận động nội tại của báo trực tuyến để phù hợp hơn với đối tượng công chúng riêng của mình
Trang 22Để khu biệt nội dung phạm vi nghiên cứu của Luận văn, văn hóa ứng
xử của các nhà báo trực tuyến sẽ được xem xét trên vấn đề thông tin văn hóa – nghệ thuật Về văn hóa, luận văn sẽ nghiên cứu văn hóa lối sống, văn hóa lễ hội, di sản và văn hóa ẩm thực Về nghệ thuật, luận văn sẽ khảo sát trên các lĩnh vực chính gồm văn học, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, thời trang
2 Đặc thù của thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến
2.1 Đặc trưng thông tin trên báo trực tuyến
2.1.1 Khái niệm báo trực tuyến
Báo chí Việt Nam giai đoạn hội nhập chứng kiến sự lớn mạnh vượt bậc với hơn 1 nghìn người làm báo trong hơn 600 cơ quan báo chí từ Trung ương tới địa phương Luôn phát triển vững chãi trên “ba chân” thông tin: Báo
in, báo phát thanh, báo truyền hình, nay, báo chí Việt Nam đã có thêm một loại hình báo chí khác mang tính toàn cầu hơn – đó chính là báo trực tuyến
Trong mối quan hệ giữa Văn hoá và Báo chí, có hai cách để hiểu thông tin báo chí về văn hoá: đó là văn hoá với tư cách là những nét đặc trưng trong cuộc sống sinh hoạt văn hoá vật chất và tinh thần của người Việt Nam và văn hoá với tư cách là một lĩnh vực đi cùng và phản ánh sự phát triển, vận động nội tại của đất nước trong giai đoạn hội nhập
Báo trực tuyến có nhiều tên gọi khác nhau trong việc phân định nó với các loại hình báo chí khác Có người gọi đó là báo mạng, có người gọi là báo điện tử, có người thì cho đó là loại báo online cho phù hợp với định danh tên gọi quốc tế online newspaper… Về mặt bản chất, những tên gọi này không khác nhau, nhưng về mặt hình thức, để phân biệt nó với các loại hình báo chí
Trang 23khác, tác giả sẽ dùng cách gọi chung là báo trực tuyến với đây là cách gọi đã được thống nhất trong giảng dạy và đào tạo của hai hệ thống trường Đại học KHXH&NV Hà Nội và KHXH&NV Tp.Hồ Chí Minh
Báo trực tuyến có mặt tại Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 21 với sự xuất hiện của tờ báo trực tuyến đầu tiên là tờ Quê hương Nó ra đời cùng với
sự phát triển của Internet với sức mạnh thông tin nhanh tới từng giây, cập nhật chỉ sau một tích tắc khiến mặc dù chỉ mới có mặt trên 10 năm, nó đã trở thành một đối thủ đáng gờm với các loại hình báo chí khác
Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video) Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các website báo chí Đồng thời với sự ra đời của nó
đã làm đảo lộn nhiều khái niệm truyền thống về báo chí và xuất bản như khái niệm về tòa soạn, kỳ báo, trang báo, phương thức phát hành…
Được đánh giá là loại hình báo chí mang tính toàn cầu với những tính năng vượt trội của nó, báo trực tuyến đã có những vị thế không chỉ trong mặt thông tin mà còn trở thành một mặt trận kinh doanh thật sự đắc lợi cho các doanh nghiệp trong công việc kinh doanh trực tuyến
Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ ràng ở đây là báo trực tuyến chính thống và trang tin điện tử được xây dựng từ báo in với tư cách là một ấn phẩm mới của nó Bởi vì với xu thế phát triển của báo in trong sự cạnh tranh với các loại hình báo chí khác thì báo in kết hợp với phiên bản điện tử là một lối thoát giữ chân được độc giả đang ngày càng thay đổi hiện nay
Cách hiểu phổ biển hiện nay là một website của tổ chức, doanh nghiệp,
cơ quan v.v… được gọi là trang tin điện tử (như một cách Việt hóa chữ
Trang 24“website”), “báo điện tử” là website của cơ quan báo chí hoặc website có chức năng báo chí Ví dụ: Báo Nhân dân điện tử, báo Tuổi trẻ online, Website Đảng Cộng sản Việt Nam v.v… Tuy nhiên, đây đó cũng còn một cách hiểu khác, thể hiện qua những phát biểu hoặc nội dung trên một số bài báo Theo
đó, chỉ có những báo trực tuyến độc lập với báo in (về mặt tổ chức, nhân sự, tài chính ), hoặc những tờ báo trực tuyến độc lập hoàn toàn (nghĩa là không
có bản in tương ứng) như VnExpess, VietnamNet, VnMedia mới được xem là báo điện tử Bản phát hành trên mạng của một tờ báo in như laodong.com.vn; nhandan.com.vn không phải là báo điện tử mà chỉ là trang tin điện tử của báo Lao động, báo Nhân dân
Ngay cả cách đặt tên báo cho một số báo trực tuyến ra đời sau 2003 cũng có một sự thay đổi: Thanh niên online, Tiền Phong online… chứ không phải Thanh niên điện tử, Tiền Phong điện tử… Sự chưa thống nhất này bắt nguồn từ việc chưa xác định tiêu chuẩn thế nào là một báo trực tuyến
2.1.2 Đặc trưng thông tin trên báo trực tuyến
Tác giả xin được nhấn mạnh tới những đặc trưng riêng của loại hình
báo trực tuyến so với các loại hình báo chí khác nói chung và ở lĩnh vực văn hoá nghệ thuật nói riêng
Thứ nhất, tính siêu văn bản (Hypertext)
Khái niệm siêu văn bản do nhà tin học Ted Nelson đưa ra từ năm 196 trong bài viết “Những giấc mơ của máy tính” (Coputer Dreams) Theo ông, siêu văn bản là “hệ thống phân phối tới các đơn vị độc lập nhưng gần gũi với nhau – một hệ thống cho phép các đường liên kết hoạt động khi người sử dụng có nhu cầu tham chiếu” Có thể hiểu, siêu văn bản là loại văn bản muốn
Trang 25đọc thêm thì sẽ có cơ chế “nở” ra vì có những tham chiếu tới khái niệm khác hoặc văn bản khác
Báo trực tuyến với tính chất siêu văn bản đã mở ra một không gian giao tiếp mở cực lớn cho công chúng của mình Báo trực tuyến không bị hạn định
về khoảng cách thông tin, thời gian phát sóng Chỉ cần một click chuột, báo trực tuyến có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới, nóng và sinh động nhất về một sự kiện trong nước và trên thế giới Vì thế, nó được coi là báo chí mang tính toàn cầu Độc giả chỉ cần đọc báo trực tuyến, sẽ thoải mái tham gia vào xa lộ thông tin toàn cầu
Báo trực tuyến phá vỡ tuyến tính thông tin của báo in, báo nói và báo hình Với khả năng cập nhật liên tục tới từng giây, thông tin update thường xuyên và khả năng lưu trữ thông tin cực lớn khiến mỗi tờ báo trực tuyến thật
sự trở thành một kho tàng thông tin giúp người đọc không chỉ dừng lại ở đọc tin, mà còn có thể đọc bình luận xung quanh, so sánh một cách trực tiếp và có liên hệ trong cùng một chủ đề Như vậy, công chúng có thể hưởng thụ thông tin theo thói quen, thị hiếu, giới tính của mình mà không bị lệ thuộc vào thời gian phát sóng, diện tích thu hẹp của mặt báo in
Thứ hai, tính đa phương tiện (multimedia)
Tính đa phương tiện được hình dung như là kết quả của việc hội tụ các phương tiện truyền thông đại chúng, hoặc như một biến thể của các hình thức truyền thông có sẵn Nói một cách đơn giản, tính đa phương tiện thể hiện ở việc người biên tập nội dung có thể sử dụng nhiều phương tiện – chất liệu: từ ngữ, chữ viết, âm thanh, hình ảnh và cả những chuyển động phức tạp được số hóa… truyền tải thông tin một cách tốt nhất tới người đọc
Thứ ba, tính tương tác cao
Trang 26Đây là ưu thế của báo trực tuyến so với các loại hình báo chí khác Với tính năng phản hồi nhanh, mở rộng trong từng bài viết… công chúng có thể phản hồi quan điểm cá nhân của mình về vấn đề tòa soạn thông tin Lượng pageviews, sự ưa thích hay phản đối… là những thông số tuyệt vời để các nhà quản lý thông tin cân nhắc lựa chọn thông tin nào cần được chú trọng, thông tin nào cần loại bỏ để đáp ứng tối đa nhu cầu hưởng thụ thông tin của thính giả Thậm chí, chuyên mục “Bạn đọc viết”, “Tâm sự”, “Blog”… đã tạo ra những tiện ích tuyệt vời cho báo trực tuyến trong việc lôi kéo độc giả về phía mình và trung thành với những mục giải trí, chia sẻ kinh nghiệm, học tập kinh nghiệm…
Tính tương tác trong các trang web báo trực tuyến được biểu hiện ở 3 cấp độ: tính tương tác có định hướng; tính tương tác chức năng; tính tương tác tùy biến Tương tác có định hướng là sự định vị trên các văn bản, ví dụ như các nút “trang tiếp” hay “trở về đầu trang” Tương tác chức năng là sự linh hoạt của các đường dẫn cho phép người đọc khả năng tham chiếu tới các nội dung khác Tương tác tùy biến là tính thông minh ở các công cụ cá nhân, ở các site có nội dung chia sẻ và thảo luận, chatroom… Trong đó, mức tương tác phức tạp và tinh vi nhất là tương tác tùy biến, nó cho phép các trang trực tuyến tự thích ứng để tiếp đón những lượt truy cập
Thực tế chứng minh, các trang web càng cho người truy cập các cơ hội được tương tác bao nhiêu thì người truy cập càng cảm nhận sâu về trang web bấy nhiêu Đó cũng chính là sự ưu việt của báo trực tuyến Tính ưu việt này
đã thu hút một lượng lớn độc giả cho các báo trực tuyến, là công chúng chung thủy của các báo này
Thứ tư, báo trực tuyến tạo ra khả năng tìm kiếm và lưu trữ tuyệt vời
Trang 27Đây là ưu thế không thể tìm thấy trong ba loại hình báo chí kia bởi khả năng lưu trữ thông tin kỹ thuật số, không cồng kềnh và không mất nhiều thời gian để tìm kiếm nó Bạn chỉ cần ngồi một chỗ, thông tin trên báo trực tuyến
sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ, chi tiết về vấn đề bạn quan tâm
Thông tin báo trực tuyến ngắn gọn, xúc tích và thường mang tính thông tin hơn là thông tin đi cùng với chính luận, nghệ thuật Vì do báo trực tuyến là một thư viện khổng lồ thông tin với rất nhiều món ăn dành cho các đối tượng chuyên biệt, do đó viết ngắn, tập trung vào những gì đọc giả quan tâm là vấn
đề đặt ra hàng đầu để lôi kéo sự chú ý của độc giả ngay khi mở giao diện của trang
Trong bài viết “Báo điện tử và những nguyên tắc khi làm báo điện tử” của tác giả Lê Quốc Minh [34, tr.253] có đưa ra một số lưu ý khi viết tin bài trên báo trực tuyến như sau
+ Chớ có lòng vòng, hãy nói thẳng vào câu chuyện chính
+ Độc giả không chỉ muốn biết ai, cái gì, ở đâu và khi nào mà cả tại sao + Dùng các đoạn ngắn - mỗi đoạn một ý
+ Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ và phó từ
+ Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin + Có thể dùng font chữ đậm để nhấn mạnh những điểm quan trọng nhưng không nên lạm dụng
+ Dùng bullet cho các danh mục
+ Nên có ảnh hoặc hình minh hoạ, dù là nhỏ
Trang 28+ Hãy luôn đặt câu hỏi: Thông tin này có thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình minh hoạ không
+ Dùng các đường link để bổ sung thêm chi tiết mà không cần phải viết thêm
Nói tóm lại, mặc dù chỉ mới xuất hiện không lâu nhưng loại hình báo trực tuyến đã nhanh chóng trở thành một trong những phương tiện hiện đại, dần lợi thế về khả năng truyền tải thông tin và hội nhập thông tin toàn cầu, cho thấy trong tương lai đây sẽ là một trong những phương tiện truyền thông hiệu quả nhất của thế kỷ 21 Chính vì những ưu thế đó mà các tờ áo giấy và các loại hình báo chí khác cũng đã phải nhanh chóng triển khai các phiên bản điện tử của mình, vừa là để cạnh tranh, vừa là do không thể cưỡng lại được xu thế điện tử hóa toàn cầu như hiện nay
Nước ta chính thức hòa mạng Internet từ năm 1997 khi tờ tạp chí Quê hương ra đời tháng 2 1998 là tờ tạp chí trực tuyến đầu tiên của Việt Nam Đó được coi như bước khởi đầu cho sự phát triển của hệ thống báo trực tuyến Việt Nam
Với những ưu thế như tốc độ băng thông ngày càng được mở rộng, sự xuất hiện của công nghệ DSL đường thuê bao bất đối xứng, cùng với các chính sách giảm giá cước truy cập ngang bằng hoặc thấp hơn giá của các nước trong khu vực, từ năm 2003, thị trường Internet Việt Nam thực sự bùng
nổ, việc truy cập mạng Internet ngày càng phổ biến, nhất là trong học sinh, sinh viên và tri thức
Ngày 6 10 200 , Ban tư tưởng – văn hóa Trung ương đã tổ chức một Hội nghị triển khai Chỉ thị 2 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển
và quản lý báo trực tuyến ở nước ta Những ý kiến nêu ra đã khẳng định vị trí,
Trang 29tầm quan trọng của báo trực tuyến trong hệ thống thông tin đại chúng Đặc thù của báo trực tuyến là sự nhanh nhạy về thông tin nên cần phải có luật để kiểm soát
2.2 Báo trực tuyến tạo ra thế hệ độc giả mới
Trong sự vận động của báo chí hướng tới kỷ nguyên truyền thông đa phương tiện, báo trực tuyến ra đời sau báo in, phát thanh, truyền hình đã làm
bộ mặt báo chí thế giới và trong nước có những thay đổi rõ rệt Nó đã tạo ra một thế hệ công chúng mới, một lượng độc giả mới với đội ngũ nhà báo hoàn toàn mới để tích hợp với sự phát triển của công nghệ
Nhu cầu đọc của độc giả đang thay đổi Người ta lựa chọn thông tin theo mục đích, thậm chí cực đoan hoá duy nhất những thứ mình thích
Trong bài viết “Xu hướng truyền thông trong kỷ nguyên web”, tác giả
Đỗ nh Đức [34, tr 78] đã đưa ra nhận định “Ở Việt Nam, theo thống kê của một số tờ báo trực tuyến, không kể những tin bài nóng hổi trong từng lần upload, thì các chuyên mục được truy cập nhiều nhất là tâm lý, tình cảm, giới tính hay “chuyện hậu trường” như có tờ báo gọi chỉ để chuyên trang về giới nghệ thuật - giải trí
Trong khi đó, tác giả Dan Gillmor - người sáng lập tổ chức Báo chí Bình dân tại San Francisco (Mỹ) là tác giả cuốn “Chúng ta - những phương tiện truyền thông đại chúng” (NXB O’Rielly, 2004) cũng khẳng định “Đối với những công dân thời đại số hiện nay, thật sai lầm nếu cố gắng giảng giải cho
họ Họ thích được thông tin dưới hình thức các bàn tròn hoặc đối thoại trực tuyến, thích đưa lên mạng quan điểm của mình và tiếp tục cuộc thảo luận với những người khác, cùng với việc bỏ phiếu trưng cầu ý kiến, thay vì viết thư đến ban biên tập bày tỏ suy nghĩ và chờ đợi sự xét duyệt”
Trang 30Độc giả của các trang tin, chuyên mục về văn hóa nghệ thuật trên ba tờ báo điện tử chủ yếu ở trong độ tuổi từ 16 đến 40, có trình độ về tin học và có điều kiện tiếp xúc với công nghệ cao Căn cứ theo mục đích tìm kiếm thông tin trên mạng, chúng tôi phân chia họ theo ba nhóm đối tượng tiếp nhận thông tin với những đặc điểm riêng:
a Nhóm độc giả vãng lai
Là những người vốn không có chủ ý tìm kiếm thông tin trên các site, nhưng do đã trỏ vào địa chỉ của chúng đặt tại các site khác mà họ được dẫn vào ngoài muốn Đa số người trong trường hợp này thường vào một lần rồi thôi Một số khác nếu cảm thấy thông tin họ vô tình có được phù hợp với họ,
họ sẽ vào lại, và trở thành thành viên của một trong ba nhóm độc giả kia Cũng có nhiều độc giả vãng lai truy cập ngẫu nhiên một site nào đó với ý định xem qua cho biết nhân có dịp lang thang trên xa lộ thông tin Họ thường là độc giả trẻ tuổi, đến với các trang web bởi trí tò mò nên không có ý định rõ ràng về việc tìm kiếm thông tin, do đó mà họ, giống như những “khách vãng lai” đến rồi đi chứ không có sự gắn bó Cũng chính vì những khách vãng lai
đó mà các nhà quản lý báo trực tuyến gần như không thể nắm được lượng công chúng thực sự của mình nếu chỉ dựa vào con số thống kê lượt truy cập
b Nhóm độc giả công việc
Nhóm này bao gồm những người tìm đến các trang tin trực tuyến vì mục đích tìm kiếm thông tin cần thiết cho công việc của họ Với mục đích ấy,
họ bị báo trực tuyến thuyết phục vì tính tiện nghi, nhanh chóng và khả năng tương tác mà nó có được nhờ các dịch vụ mạng chứ không hoàn toàn vì tính hấp dẫn của nó Tất nhiên, sau đó những người thuộc nhóm này có thể sẽ trở lại với báo mạng, trong trường hơp họ không có nhiều thời gian để tìm thông
Trang 31tin trên các phương tiện khác Và như vậy, họ vẫn chỉ là người sử dụng, chứ chưa phải là công chúng thực sự của báo trực tuyến
c Nhóm độc giả thành viên
Đây là nhóm độc giả tham gia các diễn đàn trên tơ báo với tư cách là một thành viên chính thức, với bí danh và địa chỉ hòm thư để các thành viên khác nhận ra họ trong các cuộc thảo luận
Cả ba tờ báo điện tử đã triển khai việc tiếp thu ý kiến độc giả dưới từng bài viết, cho đăng tải các ý kiến đó được biên tập lên mạng là một cách thu hút độc giả khá mạnh mẽ Việc để độc giả được phản hồi, được bày tỏ chính kiến là một cách để độc giả cùng quan tâm vào sự kiện Và không chỉ một, khi họ đã có sự hấp dẫn vào một sự kiện, họ sẽ chú tâm tới các thông tin văn hóa nghệ thuật trên tờ báo và sẵn sàng đưa ra ý kiến đồng tình hay phản biện với vấn đề nhà báo viết
Mối liên hệ giữa các thành viên với tờ báo, cũng như giữa thành viên với thành viên đã tạo nên một cộng đồng trên mạng, nơi mọi mối quan tâm, nhu cầu, mọi vấn đề của cá nhân hay của cả cộng đồng đều có thể được chia
sẻ trên diễn đàn Điều đó ngoài ý nghĩa liên kết, nó còn buộc độc giả với tờ báo một cách bền chặt Cộng đồng ảo là một trong những đặc điểm quan trọng nhất mà chỉ có báo trực tuyến mới có Chính cộng đồng ấy đã làm nên một pahafn lớn nội dung thuộc dạng tin theo dòng với các chuyên đề được mở trên diễn đàn về một vấn đề thời sự, và bản ghi các cuộc trao đổi, không chỉ trở thành bài phản ánh có sức thu hút thêm ý kiến độc giả khác mà còn là gợi
ý tuyệt vời cho phóng viên tiếp tục khai thác những khía cạnh thông tin mà mình đã đặt ra
d Nhóm độc giả hiếu kỳ
Trang 32Không vì công việc, không vì nhu cầu chia sẻ, nhóm độc giả hiếu kỳ đến với các site thông tin trực tuyến vì mục đích giải trí Đa phần trong số họ
là những người làm việc trong công sở, ít có dịp ra khỏi văn phòng để vui chơi, thư giãn Một số khá là những người rỗi rãi thích sử dụng thời gian trước màn hình vi tính Và họ bị lôi kéo bởi các tin tức giật gân, sốt dẻo về những người nổi tiếng, các vụ scandan mà nhiều trang tin trực tuyến có thể cung cấp cho họ Mặc dù chỉ mang mục đích giải trí, nhưng nhóm công chúng này khá chung thủy và là độc giả thường xuyên của tờ báo
3 Đặc thù ứng xử văn hóa của các nhà báo trực tuyến trong thông tin văn hóa nghệ thuật
Văn hoá ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, từ vi
mô đến vĩ mô Văn hoá ứng xử phải được nhìn ít nhất dưới bốn chiều kích của con người: Quan hệ với tự nhiên - Chều cao, Quan hệ với xã hội - Chiều rộng, Quan hệ với chính mình - Chiều sâu, Quan hệ với tổ tiên và con cháu mai sau
- Chiều lịch sử
Văn hóa ứng xử có biểu hiện bao gồm: Văn hoá nói và Văn hóa hành động Văn hoá nói có thể khái quát làm bốn cách: Nói bằng miệng, nói bằng mắt, bằn tay và nói bằng chữ.Trong đó Văn hoá bằng miệng là quan trọng nhất
Với cách tác nghiệp của nhà báo trực tuyến, vấn đề thông tin văn hóa nghệ thuật gần đây đã có sự chuyển biến rõ rệt về cả nội dung và hình thức
Trang 33Thực tế, những thông tin mang tính vấn đề về chính sách phát triển văn hóa nghệ thuật của Đảng và Nhà nước đang dần nhường chỗ cho những thông tin mang tính giải trí giật gân, câu khách Các lĩnh vực thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến không đồng đều Âm nhạc, Điện ảnh, Sân khấu và những chuyện hậu trường của Sao, Hoa hậu được đề cập sâu rộng và đầy đủ hơn so với những thông tin về lĩnh vực mỹ thuật, hội họa, múa… dẫn tới sự mất cân bằng thông tin
Hãy cùng điểm ra 3 vấn đề lớn trong văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến với thông tin văn hóa nghệ thuật hiện nay:
Giải trí – giật gân – câu khách
Nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của độc giả trực tuyến ngày càng cao, các báo trực tuyến rất quyết tâm chiếm thị phần bằng cách “tranh giành” độc giả của nhau Và không có cách nào hơn để thu lượng pageview lớn bằng những tin tức giật gân, câu khách Hàng loạt chuyện scandan lộ hàng, ra sách sex, ảnh nude, thi Hoa hậu chui, nghi án ly dị, giật tình của sao… là cái cớ để các nhà báo tranh thủ “bới lông tìm vết” để có thông tin nóng hổi, độc quyền, không đụng hàng với báo bạn Và vì thế, đôi khi cả những tin đồn, cũng không ngại ngần bị quăng lên mặt báo
Giao diện báo trực tuyến được trình bày với rất nhiều thông tin trên trang chủ và các cấp thông tin ở trong trang con Cho nên, những gì thông tin nóng nhất, hot nhất bao giờ cũng được đặt ra ngoài để câu khách và thường được đặt thêm những icon thể hiện thông tin đó nóng hổi, mới cập nhật thế nào
Viết ngắn gọn, súc tích
Trang 34Roy Peter Clark, cây bút chuyên viết cho Viện Poynter, một website nghiên cứu danh tiếng về báo chí, từng tuyên bố thẳng tuột một câu “Viết cái
gì thì viết nhưng phải dưới 800 chữ”
Trong một nghiên cứu có tên Eye Track III do Viện Poynter, Trung tâm Estlow về Báo chí và Truyền thông mới và Eyetools công bố hồi cuối năm
2004 đã chỉ ra rằng, hầu hết các trang tin hiện nay đều dùng đoạn văn ngắn, chỉ là một câu đơn với độ dài khoảng 20 – 2 chữ Đoạn văn ngắn thì hiệu quả hơn Nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung vào các bài viết với các đoạn văn ngắn cao gấp đôi so với các bài với những đoạn văn dài Các bài văn dài
có xu hướng làm người đọc thấy ngại
Jakob Nielson, một nhà nghiên cứu về vấn đề sử dụng web, đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết trước khi đi đến kết luận rằng độc giả web không
hề đọc mà chỉ “lướt mắt”
Thông tin báo trực tuyến phải ngắn gọn để phù hợp với giao diện trình bày của trang báo và khả năng tiếp nhận thông tin của độc giả và đáp ứng về đường truyền với tốc độ nhanh cho độc giả Cũng bởi đặc trưng của báo trực tuyến là thông tin cập nhật từng giây, nên thông tin thường ngắn gọn, xúc tích, câu ngắn và mang tính thông báo là chủ yếu
Độc giả theo dõi tin sẽ nhận biết được thông tin vừa lấy trước hay ngay sau sự kiện thông qua giờ cập nhật được hiển thị trên bài viết Do đó, để cạnh tranh về mặt thời gian thông tin, cả ba tờ VnE, VnN, VnM đều rất coi trọng giờ cập nhật Một thủ thuật mà nhiều báo trực tuyến sử dụng để cạnh tranh nhau hoặc là đặt giờ lên tin trước hoặc cập nhật từng phần để lấy giờ rồi bổ sung thông tin update sau
Mờ nhạt về phong cách báo chí
Trang 35Do yêu cầu nhanh, gọn và để làm database lưu trữ thông tin về cùng một vấn đề, ngoài những bài viết mang phong cách riêng của tờ báo thì ban biên tập, các phóng viên, biên tập viên thường xuyên dùng biện pháp lấy lại thông tin từ báo khác Đó là nguyên nhân cho việc làm mất đi khá nhiều nên mất đi phong cách riêng của báo trực tuyến
Đồng thời, sự ảnh hưởng của ngôn ngữ ngoại lai, dịch thuật xuất hiện nhiều trên báo chí và nó làm báo trực tuyến mất dần đi phong cách với sự xâm lăng của loại hình văn hoá nghệ thuật này
Với yêu cầu thông tin ngắn, mang nội dung thông báo là chính nên tính khách quan của thông tin sự kiện, ít ý kiến chủ quan của tác giả bài viết
Với những đặc trưng riêng trong hoạt động thông tin, chuyên mục văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến cũng bộc lộ những ưu thế và hạn chế của mình trong việc thông tin sự kiện các vấn đề văn hóa nghệ thuật trên cả hai bình diện: thông tin và giải trí
4 Tiểu kết chương 1:
Báo chí vừa là một sản phẩm của nền văn hóa, vừa là diễn đàn của nền văn hóa Báo chí muốn tồn tại và phát triển thì không thể tách rời khỏi môi trường xã hội và môi trường văn hóa Mà cái gốc của xã hội chính là văn hóa Vì vậy, sự phát triển và định hướng xã hội của báo chí phải được hoạch định trên cơ sở một nền văn hóa mới căn bản và vững chắc Như chúng ta đã biết, văn hóa là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi xã hội, có quan hệ trực tiếp với từng người, từng gia đình, trong suốt thời gian tồn tại của loài người Do đó, văn hóa là đối tượng quan tâm, nghiên cứu, thông tin và can thiệp trực tiếp của báo chí Báo chí không chỉ là tấm gương phản ánh, là phương tiện truyền tải tri thức, mà đã từ lâu được xã hội thừa
Trang 36nhận là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, có khả năng góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và hoàn thiện diện mạo của văn hóa mỗi quốc gia cũng như nhân cách của mỗi công dân
Như vậy, mối quan hệ báo chí và văn hóa là mối quan hệ cộng sinh,
mà văn hóa đã quyết định và thúc đẩy cho báo chí phát triển, còn báo chí là phương tiện để phát ngôn và truyền bá văn hóa, góp phần vào công cuộc chấn hưng văn hóa dân tộc Một nhà báo giỏi, ngoài năng lực và phẩm chất đạo đức nhà báo, còn đòi hỏi phải có tri thức văn hóa Bởi như vậy, nhà báo mới giải mã được các sự kiện, hiện tượng trong đời sống xã hội Từ đó có thể tổ chức được những bài báo hay từ góc nhìn của văn hóa
Khái niệm thông tin văn hóa nghệ thuật được nêu ra để khu biệt lĩnh vực khai thác và phản ánh thông tin, giúp cho việc quản lý cũng như tổ chức nội dung của một tờ báo tiến hành thuận lợi Tuy nhiên, tính hấp dẫn của mảng tin này đã dẫn đến không ít sự hiểu nhầm Có nhiều ý kiến cho rằng: có hai loại văn hóa: một là văn hóa giáo dục để “dạy dỗ” công chúng; một là văn hóa nghệ thuật để “tô điểm” cho tờ báo Dù chỉ là ý kiến cá nhân nhưng chúng đã phản ánh phần nào quan niệm của người làm báo về mảng thông tin này Quan niệm đó được áp dụng khá cực đoan ở một số xu hướng tổ chức thông tin văn hóa đang hình thành trong nhiều cơ quan báo chí ở nước ta, nhất
là với báo trực tuyến Đó là xu hướng bó hẹp nội dung văn hóa trong một số ngành được coi là thời thượng hiện nay như ca nhạc, điện ảnh, thời trang Những bài dạng “bê tông cốt thép hóa” nội dung văn hóa bằng các bài cổ động và tuyên truyền một cách cứng nhắc thiếu sáng tạo khẩu hiệu “xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc…”
Thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến là sự thông báo, diễn giải và bình luận về mọi hoạt động, mọi sự kiện trong lĩnh vực văn hóa, nghệ
Trang 37thuật đã hoặc đang diễn ra, có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, hoặc được dư luận xã hội quan tâm Thông tin văn hóa nghệ thuật là mảng nội dung vô cùng phong phú, bao gồm nội dung về các ngành nghệ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như biểu diễn, sáng tác, về đời sống tinh thần và ứng xử trong cộng đồng, về tri thức và trình độ phát triển ở các lĩnh vực liên quan, từ kinh tế, chính trị, khoa học… Loại thông tin này được đặt lên hàng đầu nhiệm vụ làm trong sạch môi trường văn hóa, bảo vệ các giá trị truyền thống, tạo tiền đề cho
sự tiến bộ xã hội Tuy nhiên, với báo trực tuyến, nhiệm vụ của thông tin văn hóa nghệ thuật mới chỉ dừng ở tính giải trí
Ở trong phạm vi luận văn tốt nghiệp cao học này, tác giả xin đưa ra một
số khảo sát, so sánh và nhận định của mình về văn hóa ứng xử - hay nói cách khác là cách tác nghiệp thông tin của các nhà báo trực tuyến với thông tin sự kiện văn hóa nghệ thuật trên 3 tờ báo trực tuyến: Vietnamnet, VnExpress và VnMedia trong 2 năm, từ 2009 đến 2010
Trang 38được khẳng định như báo in
Thứ hai, do mất đi phong cách riêng, chấp nhận thông tin theo nhu cầu
và thị hiếu hưởng thụ thông tin của công chúng hiện đại Mà công chúng hiện đại ngày nay ngày càng yêu cầu cao về thông tin giải trí, chỉ dẫn hơn là thông tin tri thức nên ưa chuộng những chuyện hậu trường, ngôi sao…
Thêm nữa, với tính năng thông tin ngắn gọn xúc tích, phù hợp với dung lượng thông hạn định nên bài viết không quá dài, thiếu hẳn mảng phân tích bình luận sự kiện hoặc những bài mang tính phản biện dài hơi Do đó, chuyên mục văn hóa nghệ thuật trên báo điện tử đang tiệm cận với tính giải trí và dần
bỏ qua thông tin những sự kiện văn hóa truyền thông và nâng cao tri thức hưởng thụ văn hóa cho công chúng
Trang 39Chịu sự biến thiên theo nhu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả, do chủ quan câu pageview của tòa soạn cũng như tạo độ hot cho tin tức của phóng viên mà thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến trong thời gian qua
đã thật sự đặt ra nhiều vấn đề
Trên cơ sở nghiên cứu ba tờ báo trực tuyến có định danh chuyên mục văn hoá, trong môi trường cạnh tranh thông tin đến từng giây, tác giả sẽ khảo sát và so sánh trên 300 bài báo để chỉ ra rõ, về mặt nội dung, thông tin văn hóa nghệ thuật đã bị nhìn “méo mó” như thế nào trong mắt các nhà báo trực tuyến
Có thể rút ra một số điểm sau khi khảo sát nội dung thông tin văn hóa nghệ thuật của các nhà báo trực tuyến:
1.1 Thông tin các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật không đồng đều
Với đối tượng nghiên cứu là thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến, để từ đó nhìn ra văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến, luận văn tìm ra hướng phân loại nội dung thông tin dựa vào đối tượng nghiên cứu hay nói cách khác là phân loại theo tiêu chí loại hình được phản ánh Theo đó, về văn hóa bao gồm: lối sống, lễ hội, di sản, ẩm thực và Nghệ thuật gồm Văn học, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, thời trang
Sân khấu, mỹ thuật, văn học… những bộ môn của nghệ thuật thứ bảy này hầu như ít xuất hiện thông tin trên mặt báo trực tuyến so với các loại hình khác như điện ảnh, ca nhạc, thời trang… Ngay cả với những lĩnh vực được quan tâm nhiều thì cũng vắng bóng các bài viết mang tính lý luận, phê bình
Trang 40Có nhiều lý do để có thể nhận ra được vì sao có sự chênh lệch trong thông tin các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của nhà báo trực tuyến
Trước hết, do đặc trưng thông tin ngắn gọn, nhanh nên báo trực tuyến hầu như ít bài tĩnh, đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian vì như thế sự kiện sẽ trôi
và độc giả sẽ bị cuốn hút bởi những thông tin khác Những bài phê bình, lý luận thường mang dấu ấn cá nhân cao, tác giả phải có trình độ trong khi lực lượng làm báo trực tuyến hầu như là tác giả trẻ, tác nghiệp thông tin theo cách nhanh và trực tuyến
Thêm nữa, bài phê bình, lý luận thường không ngắn, nó đòi hỏi sự tập trung để đọc của độc giả, do đó nó phù hợp hơn với báo in mà không phải là báo điện tử để mắt người đọc không mất quá nhiều thời gian vào một vấn đề
Và một lý do nữa xuất phát từ đặc trưng của độc giả báo trực tuyến đó
là họ đọc báo, lướt web là chính, họ sẵn sàng bỏ qua những bài dài mà chỉ tập trung vào những tin tức mang tính thời sự trong ngày mà ít khi có thời gian dừng lại với những bài viết giàu giá trị thông tin khác
Luận văn bàn về vấn đề văn hóa ứng xử của nhà báo trực tuyến với thông tin văn hóa nghệ thuật Trong đó, theo khảo sát của tác giả, thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến được chia làm các loại thông tin sau để
có thể nhìn ra sự không đồng đều về mặt thông tin
Tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát về các bài viết trên từng lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật:
1.1.1 Văn hóa:
1.1.1.1 Văn hóa lễ hội: đặc trưng điển hình của văn hóa lễ hội Việt
Nam truyền thống là tính cộng đồng và sự tổng hợp uyển chuyển giữa cái linh