Tiểu kết chương 1

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa nghệ thuật (khảo sát báo trực tuyến vnexpress, vietn (Trang 35 - 121)

Báo chí vừa là một sản phẩm của nền văn hóa, vừa là diễn đàn của nền văn hóa. Báo chí muốn tồn tại và phát triển thì không thể tách rời khỏi môi trường xã hội và môi trường văn hóa. Mà cái gốc của xã hội chính là văn hóa. Vì vậy, sự phát triển và định hướng xã hội của báo chí phải được hoạch định trên cơ sở một nền văn hóa mới căn bản và vững chắc. Như chúng ta đã biết, văn hóa là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi xã hội, có quan hệ trực tiếp với từng người, từng gia đình, trong suốt thời gian tồn tại của loài người. Do đó, văn hóa là đối tượng quan tâm, nghiên cứu, thông tin và can thiệp trực tiếp của báo chí. Báo chí không chỉ là tấm gương phản ánh, là phương tiện truyền tải tri thức, mà đã từ lâu được xã hội thừa

nhận là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, có khả năng góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và hoàn thiện diện mạo của văn hóa mỗi quốc gia cũng như nhân cách của mỗi công dân.

Như vậy, mối quan hệ báo chí và văn hóa là mối quan hệ cộng sinh, mà văn hóa đã quyết định và thúc đẩy cho báo chí phát triển, còn báo chí là phương tiện để phát ngôn và truyền bá văn hóa, góp phần vào công cuộc chấn hưng văn hóa dân tộc. Một nhà báo giỏi, ngoài năng lực và phẩm chất đạo đức nhà báo, còn đòi hỏi phải có tri thức văn hóa. Bởi như vậy, nhà báo mới giải mã được các sự kiện, hiện tượng trong đời sống xã hội. Từ đó có thể tổ chức được những bài báo hay từ góc nhìn của văn hóa.

Khái niệm thông tin văn hóa nghệ thuật được nêu ra để khu biệt lĩnh vực khai thác và phản ánh thông tin, giúp cho việc quản lý cũng như tổ chức nội dung của một tờ báo tiến hành thuận lợi. Tuy nhiên, tính hấp dẫn của mảng tin này đã dẫn đến không ít sự hiểu nhầm. Có nhiều ý kiến cho rằng: có hai loại văn hóa: một là văn hóa giáo dục để “dạy dỗ” công chúng; một là văn hóa nghệ thuật để “tô điểm” cho tờ báo. Dù chỉ là ý kiến cá nhân nhưng chúng đã phản ánh phần nào quan niệm của người làm báo về mảng thông tin này. Quan niệm đó được áp dụng khá cực đoan ở một số xu hướng tổ chức thông tin văn hóa đang hình thành trong nhiều cơ quan báo chí ở nước ta, nhất là với báo trực tuyến. Đó là xu hướng bó hẹp nội dung văn hóa trong một số ngành được coi là thời thượng hiện nay như ca nhạc, điện ảnh, thời trang. Những bài dạng “bê tông cốt thép hóa” nội dung văn hóa bằng các bài cổ động và tuyên truyền một cách cứng nhắc thiếu sáng tạo khẩu hiệu “xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc…”

Thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến là sự thông báo, diễn giải và bình luận về mọi hoạt động, mọi sự kiện trong lĩnh vực văn hóa, nghệ

thuật đã hoặc đang diễn ra, có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, hoặc được dư luận xã hội quan tâm. Thông tin văn hóa nghệ thuật là mảng nội dung vô cùng phong phú, bao gồm nội dung về các ngành nghệ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như biểu diễn, sáng tác, về đời sống tinh thần và ứng xử trong cộng đồng, về tri thức và trình độ phát triển ở các lĩnh vực liên quan, từ kinh tế, chính trị, khoa học… Loại thông tin này được đặt lên hàng đầu nhiệm vụ làm trong sạch môi trường văn hóa, bảo vệ các giá trị truyền thống, tạo tiền đề cho sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, với báo trực tuyến, nhiệm vụ của thông tin văn hóa nghệ thuật mới chỉ dừng ở tính giải trí.

Ở trong phạm vi luận văn tốt nghiệp cao học này, tác giả xin đưa ra một số khảo sát, so sánh và nhận định của mình về văn hóa ứng xử - hay nói cách khác là cách tác nghiệp thông tin của các nhà báo trực tuyến với thông tin sự kiện văn hóa nghệ thuật trên 3 tờ báo trực tuyến: Vietnamnet, VnExpress và VnMedia trong 2 năm, từ 2009 đến 2010.

CHƯƠNG 2

SO SÁNH CÁCH ỨNG XỬ VỀ THÔNG TIN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRÊN VNEXPRESS, VIETNAMNET VÀ

VNMEDIA

1. Nội dung thông tin văn hóa nghệ thuật trên VnExpress, VnMedia, Vietnamnet

Có hai thực tế đặt ra với báo trực tuyến trong thông tin các sự kiện văn hóa nghệ thuật. Trước hết, với tính năng cập nhật liên tục, tạo ra kho tàng thông tin tri thức, giải trí nên việc “lấy lại” nguồn thông tin trở nên phổ biến. Kết hợp với nó là sự tấn công của ngôn ngữ ngoại lai qua văn hóa dịch khiến cho báo trực tuyến mất đi phong cách riêng của nó và những sắc thái riêng được khẳng định như báo in.

Thứ hai, do mất đi phong cách riêng, chấp nhận thông tin theo nhu cầu và thị hiếu hưởng thụ thông tin của công chúng hiện đại. Mà công chúng hiện đại ngày nay ngày càng yêu cầu cao về thông tin giải trí, chỉ dẫn hơn là thông tin tri thức nên ưa chuộng những chuyện hậu trường, ngôi sao…

Thêm nữa, với tính năng thông tin ngắn gọn xúc tích, phù hợp với dung lượng thông hạn định nên bài viết không quá dài, thiếu hẳn mảng phân tích bình luận sự kiện hoặc những bài mang tính phản biện dài hơi. Do đó, chuyên mục văn hóa nghệ thuật trên báo điện tử đang tiệm cận với tính giải trí và dần bỏ qua thông tin những sự kiện văn hóa truyền thông và nâng cao tri thức hưởng thụ văn hóa cho công chúng.

Chịu sự biến thiên theo nhu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả, do chủ quan câu pageview của tòa soạn cũng như tạo độ hot cho tin tức của phóng viên mà thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến trong thời gian qua đã thật sự đặt ra nhiều vấn đề.

Trên cơ sở nghiên cứu ba tờ báo trực tuyến có định danh chuyên mục văn hoá, trong môi trường cạnh tranh thông tin đến từng giây, tác giả sẽ khảo sát và so sánh trên 300 bài báo để chỉ ra rõ, về mặt nội dung, thông tin văn hóa nghệ thuật đã bị nhìn “méo mó” như thế nào trong mắt các nhà báo trực tuyến.

Có thể rút ra một số điểm sau khi khảo sát nội dung thông tin văn hóa nghệ thuật của các nhà báo trực tuyến:

1.1 Thông tin các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật không đồng đều

Với đối tượng nghiên cứu là thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến, để từ đó nhìn ra văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến, luận văn tìm ra hướng phân loại nội dung thông tin dựa vào đối tượng nghiên cứu hay nói cách khác là phân loại theo tiêu chí loại hình được phản ánh. Theo đó, về văn hóa bao gồm: lối sống, lễ hội, di sản, ẩm thực và Nghệ thuật gồm Văn học, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, thời trang.

Sân khấu, mỹ thuật, văn học… những bộ môn của nghệ thuật thứ bảy này hầu như ít xuất hiện thông tin trên mặt báo trực tuyến so với các loại hình khác như điện ảnh, ca nhạc, thời trang… Ngay cả với những lĩnh vực được quan tâm nhiều thì cũng vắng bóng các bài viết mang tính lý luận, phê bình.

Có nhiều lý do để có thể nhận ra được vì sao có sự chênh lệch trong thông tin các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của nhà báo trực tuyến.

Trước hết, do đặc trưng thông tin ngắn gọn, nhanh nên báo trực tuyến hầu như ít bài tĩnh, đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian vì như thế sự kiện sẽ trôi và độc giả sẽ bị cuốn hút bởi những thông tin khác. Những bài phê bình, lý luận thường mang dấu ấn cá nhân cao, tác giả phải có trình độ trong khi lực lượng làm báo trực tuyến hầu như là tác giả trẻ, tác nghiệp thông tin theo cách nhanh và trực tuyến

Thêm nữa, bài phê bình, lý luận thường không ngắn, nó đòi hỏi sự tập trung để đọc của độc giả, do đó nó phù hợp hơn với báo in mà không phải là báo điện tử để mắt người đọc không mất quá nhiều thời gian vào một vấn đề.

Và một lý do nữa xuất phát từ đặc trưng của độc giả báo trực tuyến đó là họ đọc báo, lướt web là chính, họ sẵn sàng bỏ qua những bài dài mà chỉ tập trung vào những tin tức mang tính thời sự trong ngày mà ít khi có thời gian dừng lại với những bài viết giàu giá trị thông tin khác.

Luận văn bàn về vấn đề văn hóa ứng xử của nhà báo trực tuyến với thông tin văn hóa nghệ thuật. Trong đó, theo khảo sát của tác giả, thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến được chia làm các loại thông tin sau để có thể nhìn ra sự không đồng đều về mặt thông tin.

Tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát về các bài viết trên từng lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật:

1.1.1 Văn hóa:

1.1.1.1 Văn hóa lễ hội: đặc trưng điển hình của văn hóa lễ hội Việt Nam truyền thống là tính cộng đồng và sự tổng hợp uyển chuyển giữa cái linh

thiêng và cái trần thế. Lễ hội là sản phẩm và biểu hiện của văn hóa, tham gia lễ hội là biểu lộ thế ứng xử văn hóa giữa con người với con người. Việt Nam là một nước văn minh nông nghiệp, dân quê quanh năm làm lụng vất vả, đầu tắt mặt tối, hằng năm vào dịp rảnh rỗi sau mùa vụ, các làng xã tổ chức hội hè cho dân chúng, thỏa mãn các nhu cầu giải trí, giao lưu; nhu cầu thông cảm, cộng cảm và nhu cầu tín ngưỡng… sau những ngày tháng lao động cực nhọc.

Theo số liệu thống kê được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch công bố thì một năm Việt Nam có trên 8.000 lễ hội, trong đó, riêng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010; có tới 18 festival, 8 Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch; lễ hội dân gian lớn, 7 lễ hội lịch sử cách mạng và tôn giáo. Đây là những hoạt động văn hóa không đơn thuần là sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa của người dân Việt mà nó còn thể hiện đậm nét bản sắc dân tộc cũng như là một cách để lưu truyền, quảng bá, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống.

Tuy nhiên, 3 tờ báo trực tuyến VnExpress, Vietnamnet, VnMedia lại khá thờ ơ trước những thông tin văn hóa về lễ hội trừ một số hội lớn như Hội Lim, Hội Chùa Hương, Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Yên Tử.

Những bài báo này cũng không chỉ đơn giản ở sự mô tả lại hoạt động lễ hội nữa, nó hoàn toàn hướng vào những thông tin mang tính phản biện xã hội tích cực như phanh phui những cái xấu, tệ nạn, những sự phô trương hay những cái chưa được tại các lễ hội. Tuy nhiên, dạng bài viết này chỉ mang tính ăn xổi và thường rất hạn chế.

Tác giả đã khảo sát 3 tờ báo trực tuyến trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 3 2010 – thời gian nhiều lễ hội được diễn ra nhất thì thấy, các tin bài về nét đẹp lễ hội rất ít, thay vào đó là những bài phản ánh tệ nạn hoặc ghi chép bằng ảnh về sự chen chúc, nhốn nháo, lừa lọc trong mùa lễ hội.

1.1.1.2 Di sản văn hóa:

Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể cũng là những thông tin văn hóa được báo chí đề cập nhiều trong giai đoạn gìn giữ và phát triển những di sản văn hóa trước cuộc sống hiện đại hóa hiện nay. Tuy nhiên, di sản văn hóa vật thể chỉ được nhắc tới nhiều là Hạ Long thì di sản văn hóa phi vật thể lại là vấn đề khá nóng hổi trên mặt báo chí. Chỉ có điều, với báo trực tuyến, thông tin di sản văn hóa không phải là thông tin nóng hổi để độc giả quan tâm và níu giữ độc giả ở lại lâu với bài viết.

Trừ những sự kiện văn hóa lớn mang tính quảng bá du lịch, văn hóa với bạn bè quốc tế như festival Huế, festival pháo hoa Đà Nẵng.... được báo trực tuyến phản ánh khá đầy đủ, kín kẽ. Còn lại, nhiều hoạt động di sản văn hóa vẫn còn bỏ ngỏ trên mặt báo. Trong thời gian vừa qua, hai thông tin di sản văn hóa phi vật thể được đề cập nhiều nhất đó là việc công nhận ca trù và quan họ là di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO công nhận. Tuy nhiên, trong suốt quá trình trình duyệt hồ sơ cho đến khi hai di sản này được công nhận, khảo sát trên 3 tờ báo trực tuyến, tác giả thấy chỉ có Vietnamnet và VnMedia thông tin nhiều chiều về di sản, trong khi đó, VnExpress hoàn toàn lơ là trước sự kiện này ngoài một tin mang tính chất thông báo.

Theo khảo sát của tác giả, trong thời gian 1 năm, VnMedia có loạt bài 10 bài về việc ca trù tìm đường công nhận là di sản, trong khi đó, quan họ lại hầu như không có bài viết nào ngoài tin mang tính thông báo quan họ đã được công nhận.

“Ca trù: Di sản văn hóa cần được bảo vệ khẩn cấp”

(http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=162070&Catid=4) của tác giả Thiên Lam đã đưa ra tên gọi chính xác mà Việt Nam gửi hồ sơ đệ trình

UNESCO để chờ được xét duyệt ở hạng mục di sản cần được bảo vệ khẩn cấp. Tác giả viết: “Trong hai hệ thống tiêu chí đăng ký vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể do Unesco gửi các quốc gia thành viên gồm danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” và “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ ca trù Việt Nam cuối cùng đã được thống nhất chọn tiêu chí thứ hai để trình hồ sơ lên Unesco trước hạn định 2 ngày….”

Trong bài thứ hai, tác giả Thiên Lam cũng đề cập tới “Có hai kịch bản dành cho ca trù” với ý nghĩa, đưa ra những lối đi cho ca trù có được UNESCO công nhận hay không.

Cũng ở thời điểm quan trọng này, tác giả Thiên Lam cũng có loạt bài viết về sự kiện Liên hoan ca trù “200 nghệ nhân tham gia Liên hoan câu lạc

bộ ca trù 2009”

(http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?newsid=175120&catid=58 – Thiên Lam, ngày 23/9/2009); 18 giải Vàng tại Liên hoan Câu lạc bộ ca trù” (http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?newsid=176522&catid=58 - Thiên Lam, An Lê, ngày 11/10/2009); “Mẹ đàn, con hát trên chiếu ca trù” (http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=176449&Catid=58 – tác giả Thu Phạm, ngày 8/10/2009); “Hai báu vật sống của ca trù cùng trình diễn” (http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=176368&Catid=58 – Thiên Lam, 7/10/2009); “Ca trù: trấn động âm nhạc với người Pháp” (http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?newsid=188160&catid=43) – tác giả Minh Phương, ngày 11/3/2010….

Cũng nằm trong dòng sự kiện này, Vietnamnet có loạt bài “Ca trù được UNESCO bảo vệ khẩn cấp” (http://vietnamnet.vn/vanhoa/200910/Ca-tru- duoc-UNESCO-ghi-danh-871446 - T.S Lê Thị Minh Lý, Khánh Linh, ngày

1/10/2009); “Quan họ đã được UNESCO công nhận là di sản nhân loại” (http://vietnamnet.vn/vanhoa/2009/09/871305 - T.S Lê Thị Minh Lý, Khánh Linh, ngày 30/9/2009)… Sau bài viết này, tác giả Khánh Linh đi sâu vào khai thác về vấn đề, làm thế nào để bảo tồn ca trù sau khi được UNESCO công nhận là di sản, tác giả có phỏng vấn PGS Nguyễn Văn Huy, thành viên Hội đồng Di sản Quốc gia trong bài “Đừng để quan họ, ca trù mất hồn mất vía” (http://vietnamnet.vn/vanhoa/200910/Dung-de-ca-tru-quan-ho-mat-hon-mat- via-872254/ - Khánh Linh, ngày 6/10/2009); “Hiểu luật chơi UNESCO để

“chớp thời cơ” (http://vietnamnet.vn/vanhoa/200910/Hieu-luat-choi-

UNESCO-de-chop-thoi-co-872006/) của tác giả Khánh Linh cũng đã tiến hành phỏng vấn ông Nguyễn Sanh Châu – Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam sau khi ông trở về từ kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa nghệ thuật (khảo sát báo trực tuyến vnexpress, vietn (Trang 35 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)