Đặc thù ứng xử văn hóa của các nhà báo trực tuyến trong thông tin văn hóa

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa nghệ thuật (khảo sát báo trực tuyến vnexpress, vietn (Trang 32 - 35)

thông tin văn hóa nghệ thuật

Văn hoá ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, từ vi mô đến vĩ mô. Văn hoá ứng xử phải được nhìn ít nhất dưới bốn chiều kích của con người: Quan hệ với tự nhiên - Chều cao, Quan hệ với xã hội - Chiều rộng, Quan hệ với chính mình - Chiều sâu, Quan hệ với tổ tiên và con cháu mai sau - Chiều lịch sử.

Văn hóa ứng xử có biểu hiện bao gồm: Văn hoá nói và Văn hóa hành động. Văn hoá nói có thể khái quát làm bốn cách: Nói bằng miệng, nói bằng mắt, bằn tay và nói bằng chữ.Trong đó Văn hoá bằng miệng là quan trọng nhất

Với cách tác nghiệp của nhà báo trực tuyến, vấn đề thông tin văn hóa nghệ thuật gần đây đã có sự chuyển biến rõ rệt về cả nội dung và hình thức.

Thực tế, những thông tin mang tính vấn đề về chính sách phát triển văn hóa nghệ thuật của Đảng và Nhà nước đang dần nhường chỗ cho những thông tin mang tính giải trí giật gân, câu khách. Các lĩnh vực thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến không đồng đều. Âm nhạc, Điện ảnh, Sân khấu và những chuyện hậu trường của Sao, Hoa hậu được đề cập sâu rộng và đầy đủ hơn so với những thông tin về lĩnh vực mỹ thuật, hội họa, múa… dẫn tới sự mất cân bằng thông tin.

Hãy cùng điểm ra 3 vấn đề lớn trong văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến với thông tin văn hóa nghệ thuật hiện nay:

Giải trí – giật gân – câu khách

Nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của độc giả trực tuyến ngày càng cao, các báo trực tuyến rất quyết tâm chiếm thị phần bằng cách “tranh giành” độc giả của nhau. Và không có cách nào hơn để thu lượng pageview lớn bằng những tin tức giật gân, câu khách. Hàng loạt chuyện scandan lộ hàng, ra sách sex, ảnh nude, thi Hoa hậu chui, nghi án ly dị, giật tình của sao… là cái cớ để các nhà báo tranh thủ “bới lông tìm vết” để có thông tin nóng hổi, độc quyền, không đụng hàng với báo bạn. Và vì thế, đôi khi cả những tin đồn, cũng không ngại ngần bị quăng lên mặt báo.

Giao diện báo trực tuyến được trình bày với rất nhiều thông tin trên trang chủ và các cấp thông tin ở trong trang con. Cho nên, những gì thông tin nóng nhất, hot nhất bao giờ cũng được đặt ra ngoài để câu khách và thường được đặt thêm những icon thể hiện thông tin đó nóng hổi, mới cập nhật thế nào.

Roy Peter Clark, cây bút chuyên viết cho Viện Poynter, một website nghiên cứu danh tiếng về báo chí, từng tuyên bố thẳng tuột một câu “Viết cái gì thì viết nhưng phải dưới 800 chữ”.

Trong một nghiên cứu có tên Eye Track III do Viện Poynter, Trung tâm Estlow về Báo chí và Truyền thông mới và Eyetools công bố hồi cuối năm 2004 đã chỉ ra rằng, hầu hết các trang tin hiện nay đều dùng đoạn văn ngắn, chỉ là một câu đơn với độ dài khoảng 20 – 2 chữ. Đoạn văn ngắn thì hiệu quả hơn. Nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung vào các bài viết với các đoạn văn ngắn cao gấp đôi so với các bài với những đoạn văn dài. Các bài văn dài có xu hướng làm người đọc thấy ngại.

Jakob Nielson, một nhà nghiên cứu về vấn đề sử dụng web, đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết trước khi đi đến kết luận rằng độc giả web không hề đọc mà chỉ “lướt mắt”.

Thông tin báo trực tuyến phải ngắn gọn để phù hợp với giao diện trình bày của trang báo và khả năng tiếp nhận thông tin của độc giả và đáp ứng về đường truyền với tốc độ nhanh cho độc giả. Cũng bởi đặc trưng của báo trực tuyến là thông tin cập nhật từng giây, nên thông tin thường ngắn gọn, xúc tích, câu ngắn và mang tính thông báo là chủ yếu.

Độc giả theo dõi tin sẽ nhận biết được thông tin vừa lấy trước hay ngay sau sự kiện thông qua giờ cập nhật được hiển thị trên bài viết. Do đó, để cạnh tranh về mặt thời gian thông tin, cả ba tờ VnE, VnN, VnM đều rất coi trọng giờ cập nhật. Một thủ thuật mà nhiều báo trực tuyến sử dụng để cạnh tranh nhau hoặc là đặt giờ lên tin trước hoặc cập nhật từng phần để lấy giờ rồi bổ sung thông tin update sau.

Do yêu cầu nhanh, gọn và để làm database lưu trữ thông tin về cùng một vấn đề, ngoài những bài viết mang phong cách riêng của tờ báo thì ban biên tập, các phóng viên, biên tập viên thường xuyên dùng biện pháp lấy lại thông tin từ báo khác. Đó là nguyên nhân cho việc làm mất đi khá nhiều nên mất đi phong cách riêng của báo trực tuyến.

Đồng thời, sự ảnh hưởng của ngôn ngữ ngoại lai, dịch thuật xuất hiện nhiều trên báo chí và nó làm báo trực tuyến mất dần đi phong cách với sự xâm lăng của loại hình văn hoá nghệ thuật này.

Với yêu cầu thông tin ngắn, mang nội dung thông báo là chính nên tính khách quan của thông tin sự kiện, ít ý kiến chủ quan của tác giả bài viết.

Với những đặc trưng riêng trong hoạt động thông tin, chuyên mục văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến cũng bộc lộ những ưu thế và hạn chế của mình trong việc thông tin sự kiện các vấn đề văn hóa nghệ thuật trên cả hai bình diện: thông tin và giải trí.

Một phần của tài liệu Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa nghệ thuật (khảo sát báo trực tuyến vnexpress, vietn (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)