Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm nghiên cứu thực trạng bảo vệ và phát huy trị giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan ở Phú Thọ, từ đó đề xuất các giải pháp để hai di sản này được bảo vệ một cách bền vững theo quy định luật pháp của quốc gia, quốc tế và các lý thuyết bảo tồn di sản của các học giả.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Minh Lý
Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, ở đó đậm đặc các di sản văn hoá, đặc biệt là DSVHPVT Với những giá trị đặc trưng và độc đáo, các DSVHPVT ở Phú Thọ đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia dân tộc
trở thành di sản chung của nhân loại: Hát Xoan Phú Thọ và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO ghi danh là
DSVHPVT đại diện của nhân loại Các di sản trên đã đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá quốc gia và thế giới, tạo nên bức tranh chung về đa dạng văn hoá
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan sau khi được UNESCO ghi danh đang trở thành mối quan tâm, nhu cầu tìm hiểu khám phá của khách du lịch Như vậy, du lịch sẽ có tác động gì đến hai
di sản này? Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan sau khi được thế giới công nhận sẽ được bảo tồn như thế nào? Cần có biện pháp
gì để đảm bảo vai trò của cộng đồng và nhà nước trong bảo vệ và phát huy giá trị của di sản? Đây là những luận điểm cần nghiên cứu và làm sáng tỏ cả ở góc độ lý luận và thực tiễn
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ về bảo vệ các DSVHdưới sự tác động của
hoạt động du lịch ở Phú Thọ, do đó NCS chọn đề tài Bảo vệ và phát
huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ với mong muốn làm sáng tỏ các luận điểm nêu trên
2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
(1) Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan có giá trị như thế nào trong đời sống xã hội hiện nay?
(2) Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ đã được bảo vệ và phát huy như thế nào?
Trang 4(3) Cần làm gì để bảo vệ di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
và hát Xoan?
Giả thuyết nghiên cứu
1 Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ có những giá trị lớn trong đời sống xã hội hiện nay
2 Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan hiện nay đang được bảo vệ và phát huy có hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn
3 Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan sẽ được bảo vệ và phát huy tốt nếu thực hiện đúng các quan điểm bảo vệ di sản của UNESCO và các lý thuyết phù hợp, cũng như triển khai công tác quản lý hiệu quả
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng bảo vệ và phát huy
trị giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan ở Phú Thọ, từ đó đề xuất các giải pháp để hai di sản này được bảo vệ một cách bền vững theo quy định luật pháp của quốc gia, quốc tế và các lý thuyết bảo tồn di sản của các học giả
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, làm sáng tỏ các khái niệm then chốt, trình bày những tiếp cận lý thuyết có liên quan
- Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ và phát huy Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
- Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế để rút ra những bài học đối với việc bảo vệ và phát huy DSVHPVT ở Phú Thọ
- Đề xuất một hệ thống các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị của
di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan ở Phú Thọ
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Công tác bảo vệ và phát huy giá trị hai di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan ở Phú Thọ từ phương diện quản lý văn hóa
Trang 5Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu khảo sát thực tế tại các làng Xoan cổ
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Khu di tích lịch sử đền Hùng, một số làng có địa điểm thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2017
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
Từ những đặc điểm của di sản văn hóa PVT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ NCS chọn cách tiếp cận tổng thể, phát triển và cộng đồng Đồng thời NCS sẽ chọn cách tiếp cận của khoa học quản lý văn hóa và cách tiếp cận liên ngành của văn hóa học để xử lý các vấn đề đặt ra trong luận án
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa của Nhân học
- Phương pháp điều tra xã hội học
Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng, đánh giá giá trị của di sản văn hoá phi vật thể ở Phú Thọ, hai trường hợp Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan, thực trạng công tác quản lý, bảo vệ hai di sản
Trang 6này trong sự tác động của hoạt động du lịch, luận án đề xuất các biện pháp bảo tồn di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan một cách thiết thực
Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học, giúp tư vấn cho các nhà quản lý định hướng, hoạch định chiến lược và thực thi chính sách bảo tồn DSVH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ một cách bền vững
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (8 trang), kết luận (5 trang), tài liệu tham khảo (11 trang), phụ lục (96 trang), luận án có kết cấu năm chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận (32 trang)
Chương 2: Nhận diện giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan trong kho tàng di sản văn hóa PVT ở Phú Thọ (18 trang)
Chương 3: Thực trạng bảo vệ và phát huy di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ (30 trang)
Chương 4: Kinh nghiệm quốc tế bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (21 trang)
Chương 5: Giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan (32 trang)
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Những công trình đề cập đến khái niệm, quan điểm, biện pháp bảo vệ di sản
Đối với các công trình nghiên cứu liên quan đến các quan điểm bảo vệ di sản: Gregory J Ashworth đã đưa ra các quan điểm bảo tồn nguyên vẹn từ những thập niên 50 của thế kỷ XIX Một số học giả như
Trang 7Alfrey, Putnam, Ashworth và P.J Larkham… đưa ra các quan điểm
“bảo vệ trên cơ sở kế thừa” Một số học giả như: Lucas Lixinski (2013),
Intangible Cultural Heritage in International Law (Cultural Heritage Law And Policy) Di sản văn hóa phi vật thể trong luật quốc tế (luật di sản văn hóa và chính sách); Ngô Đức Thịnh trong công trình Bảo tồn
và phát huy văn hóa phi vật thể…
Các công trình nghiên cứu đề cập đến các biện pháp bảo vệ di sản nhất là DSVHPVT dưới các góc độ tiếp cận khác nhau tiêu biểu như:
Đinh Thị Minh Tuyết với công trình Giáo dục ý thức bảo tồn lễ hội
truyền thống ở Việt Nam: Tiếp cận từ góc độ nhà quản lý; Lê Thị Minh
Lý trong Bảo vệ tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội thờ Hùng Vương ở Phú Thọ; Lê Thị Hoài Phương trong Bảo tồn Hát Xoan (Phú Thọ) gắn
liền với không gian thờ cúng Hùng Vương
1.1.2 Các công trình đề cập đến những giá trị của di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan
Đối với di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có khá nhiều công trình nghiên cứu đánh giá về giá trị cốt lõi của di sản này tiêu biểu
như: Những giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ của
GS TS Nguyễn Chí Bền; Nhiều công trình của các nhà khoa học trong nước và quốc tế nghiên cứu trực tiếp đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương được tổng hợp trong cuốn Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam)
Đối với di sản Hát Xoan các công trình nghiên cứu tập trung vào nguồn gốc Hát Xoan, những đặc điểm và giá trị đặc sắc, nghệ thuật Hát
Xoan gắn với phong tục tập quán, tín ngưỡng của cư dân như: Hát Xoan – dân ca nghi lễ, phong tục của Tú Ngọc, Hát Xoan Phú Thọ của tác giả Nguyễn Khắc Xương; Hát Xoan - Hát Ghẹo dấu ấn một chặng đường
của tác giả Cao Khắc Thùy
Trang 8Nhận xét chung: Các công trình nghiên cứu trước đề tài luận án
đã đề cập đến việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể với cách tiếp cận khác nhau và phạm vi nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào áp dụng lý thuyết cụ thể vào việc bảo vệ 2 di sản này Do vậy, cần có một nghiên cứu cụ thể để tìm mô hình riêng cho việc bảo vệ di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ; đề tài luận
án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
và Hát Xoan ở Phú Thọ là rất cần thiết và hoàn toàn mới
1.2 Những khái niệm cơ bản
Trong luận án này, NCS phân tích sử dụng khái niệm di sản văn hóa được nêu trong Luật di sản văn hóa được Quốc hội ban hành; khái niệm di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước bảo vệ Di sản phi vật thể
của UNESCO năm 2003 và Luật Di sản văn hoá của nước CHXHCN Việt Nam Bên cạnh đó, NCS cũng phân tích làm rõ các khái niệm về
Quản lý di sản văn hóa; Bảo tồn, bảo vệ, phát huy; khái niệm cộng đồng làm công cụ trong quá trình nghiên cứu luận án
1.3 Mối quan hệ giữa di sản văn hoá và du lịch
1.3.1 Vai trò của DSVHPVT đối với phát triển du lịch
Các giá trị đặc sắc của di sản văn hóa là nguồn tài nguyên, đồng thời là sản phẩm độc đáo của hoạt động du lịch; Di sản văn hóa làm phong phú, đa dạng hấp dẫn các chương trình du lịch, góp phần tăng tính hấp dẫn của chương trình du lịch Tuy nhiên khi khai thác di sản phục vụ du lịch cũng gặp những thách thức như tính mùa vụ
1.3.2 Các tác động của du lịch đối với DSVHPVT
Du lịch là làm sống động các giá trị di sản văn hoá truyền thống góp phần quảng bá, giới thiệu, lưu giữ các giá trị văn hoá; Du lịch tạo ra
sự giao thoa văn hoá, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam đối với bạn bè thế giới Bên cạnh các tác động tích cực, du lịch cũng có
Trang 9ảnh hưởng tiêu cực đến các DSVH như nguy cơ xâm hại, làm biến đổi
di sản; thương mại hoá
1.4.2 Lý thuyết sáng tạo truyền thống
Trong công trình Sáng tạo ra truyền thống, Eric Hobsbawm (2012)
cho rằng: “Truyền thống được sáng tạo là tập hợp những thực hành, thường nằm dưới sự chi phối của những luật lệ thành văn hay bất thành văn, có bản chất nặng tính nghi thức hoặc hình tượng, nhằm khắc sâu các giá trị và tiêu chuẩn hành vi nhất định vào tâm thức cộng đồng qua hình thức tái diễn, đồng thời ngụ ý một dòng chảy tiếp nối từ quá khứ”
1.4.3 Lý thuyết về tính xác thực
Công ước định nghĩa DSVHPVT là di sản sống được trao truyền và tái tạo liên tục; vì vậy các hình thức ngày nay của DSVHPVT không bị xem là kém chân thực hơn so với những hình thức có trong lịch sử Điều
này được UNESCO thể hiện trong văn kiện Nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ di sản văn hóa PVT: “Sự vận động không ngừng thay đổi và sức
sống tự nhiên của DSVHPVT cần liên tục được tôn trọng Tính xác thực và độc quyền không nên trở thành mối quan tâm và những trở ngại trong việc bảo vệ DSVHPVT”
1.4.4 Quan điểm về bảo vệ DSVHPVT với phát triển bền vững
Trang 10Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Công ước về bảo vệ DSVHPVT đã ra Quyết nghị một số vấn đề về bảo vệ DSVHPVT và
phát triển bền vững, trong đó Công ước yêu cầu: “Các quốc gia thành
viên phải nỗ lực bằng tất cả các phương tiện thích hợp, để nhận ra tầm quan trọng và tăng cường vai trò của di sản văn hóa PVT như một người dẫn đường và đảm bảo phát triển bền vững, cũng như tích hợp đầy đủ việc bảo vệ DSVHPVT vào các kế hoạch phát triển, các chính sách và chương trình của họ ở tất cả các cấp”
Tiểu kết
Luận án đã phân tích, làm rõ những vấn đề các công trình nghiên cứu trước đã đề cập và những khoảng trống cần nghiên cứu bổ sung Các khái niệm chủ chốt liên quan đến đề tài luận án về, di sản văn hóa DSVH, DSVHPVT, bảo tồn, bảo vệ, phát huy đã được NCS tổng hợp, cập nhật và phân tích NCS đã phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa di sản văn hóa và du lịch làm cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp bảo
vệ di sản ở các chương sau của luận án Các quan điểm lý thuyết về bảo
vệ di sản cũng được phân tích vận dụng phù hợp trong luận án
Chương 2 NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG VÀ HÁT XOAN TRONG KHO TÀNG DI SẢN
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở PHÚ THỌ
2.1 Khái lược về di sản văn hoá phi vật thể ở Phú Thọ
2.1.1 Số lượng, phân bố và đặc điểm hiện trạng DSVHPVT ở Phú Thọ
2.1.1.1 Số lượng, sự phân bố
Tính đến tháng 12/2015 tỉnh Phú Thọ có 870 DSVHPVT với 7 loại hình DSVHPVT Tuy nhiên phân bố không đều, chủ yếu tập trung
Trang 11ở Việt Trì 129 di sản, Lâm Thao 62 di sản, Thanh thủy 126 di sản, Huyện Cẩm Khê: 71 di sản…
2.1.1.2 Về đặc điểm, hiện trạng
Di sản văn hóa PVT ở Phú Thọ thể hiện đầy đủ, phong phú ở 7 loại hình: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian ; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian
2.1.2 Giá trị của DSVHPVT ở Phú Thọ trong đời sống xã hội hiện nay
- Trước hết là phản ánh giá trị về lịch sử Các di sản văn hóa cho thấy thực tế đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc
- Các di sản văn hóa PVT ở Phú Thọ mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
- Giá trị di sản văn hóa PVT ở Phú Thọ thể hiện ở tính nhân văn
mà các di sản văn hóa đem lại
- Di sản văn hóa cũng mang giá trị trao truyền tri thức cộng đồng
- Giá trị nghệ thuật cũng được thể hiện rõ n t trong nhiều loại hình
di sản văn hóa phi vật thể
2.2 Giá trị của di sản tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương
- Giá trị đạo lý truyền thống
- Giá trị lòng yêu nước
- Giá trị cố kết cộng đồng dân tộc
- Giá trị văn hoá tâm linh
- Giá trị lịch sử
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là tài nguyên cho du lịch
2.3 Giá trị của di sản Hát Xoan
- Hát Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tín
ngưỡng lúa nước cổ truyền của người Việt
- Hát Xoan mang giá trị nghệ thuật độc đáo
Trang 12- Trong hát Xoan, từ hát thờ chuyển sang nghệ thuật cộng đồng: Hát Xoan là quá trình sáng tạo và có sức sống mạnh mẽ
- Hát Xoan là hoạt động nghệ thuật có tính cộng đồng cao
Tiểu kết
Với hệ thống di sản văn hóa PVT rất phong phú, các di sản văn hóa PVT Phú Thọ thể hiện ở 7 loại hình di sản, trong đó 3 di sản được UNESCO ghi danh cho thấy sự đa dạng và bản sắc độc đáo của vùng đất cội nguồn dân tộc Các giá trị của di sản văn hóa PVT ở Phú Thọ vừa là nền tảng tinh thần vừa là nguồn lực cho sự phát triển
- Luận án đã phân tích các giá trị của di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan, một loại hình dân ca dân vũ sơ khai của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, gắn kết chặt chẽ với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Những giá trị được phân tích trong chương này sẽ là cơ sở để đề xuất các biện pháp bảo vệ trong các chương sau của luận án
Chương 3
THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG VÀ HÁT XOAN
Ở PHÚ THỌ 3.1 Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị của di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
3.1.1 Công tác bảo vệ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trước năm 2012
3.1.1.1 Công tác quản lý không gian văn hóa thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Trước năm 2012 Các di tích thờ Hùng Vương đã được quan tâm phát huy giá trị một cách tích cực, dưới nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt
là trong tổ chức lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, xây
dựng các điểm du lịch thu hút nhiều khách tham quan
Trang 133.1.1.2 Quản lý, bảo vệ các nghi lễ, tục thờ cúng Hùng Vương tại các địa phương trên địa bàn tỉnh
Các các nghi lễ thờ cúng Hùng Vương được nhân dân bảo tồn, phục hồi một cách phong phú, phát huy được vai trò chủ thể của người dân, hoạt động lễ hội đã được xã hội hóa rộng rãi Tuy nhiên, một số lễ hội tại các làng thờ cúng Hùng Vương hình thức tế lễ bị giản lược, một
số sinh hoạt văn hóa chưa được phục dựng
3.1.1.3 Bảo vệ các tri thức dân gian, ẩm thực liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tri thức dân gian liên quán đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương
rõ nét nhất là tri thức về ẩm thực Việc chấn hưng các lễ hội kéo theo nhiều tục lệ ẩm thực trong hội làng được hồi sinh như thi bánh chưng, bánh giầy, tục dâng bánh, dâng cỗ, thụ lộc
3.1.2 Công tác bảo vệ và phát huy di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ 2012 đến nay
3.1.2.1 Sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ và thực hành
di sản từ khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh
Với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã tham gia vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, bảo tồn các tập quán tín ngưỡng, nhất là trong các dịp lễ hội Đền Hùng hàng năm Người dân ở địa phương tự nguyện
tổ chức hoạt động tế lễ, rước kiệu, chuẩn bị các lễ vật để dâng cúng, tham gia các hoạt động văn hóa dân gian
3.1.2.2 Vai trò của nhà nước trong quá trình bảo vệ di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương theo tinh thần công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ DSVHPVT
Tỉnh Phú Thọ đã cam kết thực hiện Chương trình hành động nhằm bảo vệ sức sống, sự lan tỏa rộng rãi của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ theo quan điểm của UNESCO; ban hành các chính