1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ báo chí học tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thời sự quốc tế trên đài PTTH vĩnh long hiện nay

131 1,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 10,45 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, các chương trình truyền hình nói chung, các chương trình thời sự nói riêng ngày càng tỏ rõ vai trò trong việc mang Việt Nam đến với thế giới, mang thế giới về Việt Nam. Chính sách mở cửa, hội nhập và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thông tin quốc tế, làm cho công tác thông tin quốc tế của báo chí ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, nhu cầu tìm hiểu thông tin thời sự quốc tế của các tầng lớp khán giả cũng không ngừng tăng cao. Hiện nay, tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp, việc tổ chức thông tin định hướng tư tưởng kịp thời về các sự kiện quốc tế đến cán bộ, đảng viên và nhân dân có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng nói chung. Nhất là đối với những vấn đề nhạy cảm, việc thông tin hiệu quả, nhanh chóng và kịp thời vừa giải quyết nhu cầu thông tin, vừa thực hiện chức năng tuyên truyền để định hướng thông tin và dư luận. Mặt khác, trong bối cảnh tình hình biển Đông trở nên căng thẳng với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, thu hút sự quan tâm, lo ngại của nhiều nước trong và ngoài khu vực, tác động tới quan hệ đối ngoại của Việt Nam, chúng ta cần tích cực triển khai nhiều hình thức tuyên truyền và biện pháp đấu tranh dư luận để bảo vệ chủ quyền quốc gia ở biển Đông, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế; nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ quyền biển, đảo, tạo sự đồng thuận lớn hơn trong xã hội về vấn đề biển, đảo. Nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long có vị trí giao thông thuận lợi, kết nối với cả đồng bằng. Cùng với cả nước, Vĩnh Long đang đẩy mạnh xây dựng quê hương ngày một đi lên đồng thời từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Với những nỗ lực liên tục, thời gian qua Đài Phát thanh và Truyền hình (PTTH) Vĩnh Long đã có nhiều đóng góp đáng kể trong sự phát triển

Trang 1

TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH

TRUYỀN HÌNH THỜI SỰ QUỐC TẾ

TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

VĨNH LONG HIỆN NAY

Ngành : Báo chí học

Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS

CẦN THƠ - 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu đề tài Tổ chức

sản xuất chương trình truyền hình thời sự quốc tế trên Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long hiện nay là của

bản thân, chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu, ấn phẩm hay phương tiện truyền thông nào.

Tác giả luận văn

Trang 3

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG

TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỜI SỰ QUỐC TẾ TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG

2.1 Các chương trình truyền hình thời sự quốc tế của Đài Phát

2.2 Tình hình tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình thời sự

quốc tế của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long hiện nay 382.3 Kết quả tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình thời sự

quốc tế của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long 54

Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT

LƯỢNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỜI SỰ QUỐC TẾ TRÊN ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG 72

Trang 4

TrangẢnh 2.1: Ban biên tập các chương trình nước ngoài hội ý

Ảnh 3.1: Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp đón Tổng

Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục,

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, các chương trình truyền hình nói chung, cácchương trình thời sự nói riêng ngày càng tỏ rõ vai trò trong việcmang Việt Nam đến với thế giới, mang thế giới về Việt Nam Chính sách mởcửa, hội nhập và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiệnthuận lợi cho việc mở rộng thông tin quốc tế, làm cho công tác thông tin quốc

tế của báo chí ngày càng phát triển Bên cạnh đó, nhu cầu tìm hiểu thông tinthời sự quốc tế của các tầng lớp khán giả cũng không ngừng tăng cao

Hiện nay, tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp, việc tổ chứcthông tin định hướng tư tưởng kịp thời về các sự kiện quốc tế đến cán bộ,đảng viên và nhân dân có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ công tác tưtưởng nói chung Nhất là đối với những vấn đề nhạy cảm, việc thông tin hiệuquả, nhanh chóng và kịp thời vừa giải quyết nhu cầu thông tin, vừa thực hiệnchức năng tuyên truyền để định hướng thông tin và dư luận

Mặt khác, trong bối cảnh tình hình biển Đông trở nên căng thẳng vớinhiều diễn biến phức tạp, khó lường, thu hút sự quan tâm, lo ngại của nhiềunước trong và ngoài khu vực, tác động tới quan hệ đối ngoại của Việt Nam,chúng ta cần tích cực triển khai nhiều hình thức tuyên truyền và biện phápđấu tranh dư luận để bảo vệ chủ quyền quốc gia ở biển Đông, tranh thủ sựủng hộ của bạn bè quốc tế; nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ quyềnbiển, đảo, tạo sự đồng thuận lớn hơn trong xã hội về vấn đề biển, đảo

Nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long có vị trí giaothông thuận lợi, kết nối với cả đồng bằng Cùng với cả nước, Vĩnh Long đangđẩy mạnh xây dựng quê hương ngày một đi lên đồng thời từng bước hội nhậpkhu vực và quốc tế

Với những nỗ lực liên tục, thời gian qua Đài Phát thanh và Truyềnhình (PT&TH) Vĩnh Long đã có nhiều đóng góp đáng kể trong sự phát triển

Trang 6

của tỉnh nhà nói riêng và của khu vực nói chung Các kênh truyền hình củađài đã hòa vào nhiều mạng truyền hình cáp trong nước, được đưa lên vệ tinhVinasat và mạng internet Nhờ đó, các chương trình của đài trong đó có chươngtrình truyền hình thời sự quốc tế đã được khán giả biết đến nhiều hơn, góp phầnmang lại thông tin thiết thực cho người xem trên nhiều lĩnh vực như chính trị,kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học trong nước và thế giới.

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là hoạt động quan trọngtrong việc thực hiện các chương trình truyền hình nói chung trong đó cóchương trình thời sự quốc tế, vì thế việc hiểu được công tác tổ chức sản xuất

là vô cùng cần thiết

Thực tiễn đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu kịp thời về tầm quantrọng của việc tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình thời sự quốc tế.Mặt khác, đây là đề tài còn ít được nghiên cứu Những ý kiến đóng góp, phêbình của khán giả gần xa cho các chương trình truyền hình thời sự quốc tếcũng là yếu tố thôi thúc đội ngũ cán bộ lãnh đạo phòng Biên dịch, Ban biêntập các chương trình nước ngoài Đài PT&TH Vĩnh Long (trong đó có bảnthân người viết luận văn này) phải nhanh chóng có những việc làm thiết thực

để nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức sản xuất các chương trình truyềnhình thời sự quốc tế của Đài Từ những nguyên nhân đó, tác giả mạnh dạnđưa ra nghiên cứu đề tài “Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thời sựquốc tế trên Đài PT&TH Vĩnh Long hiện nay” để chỉ ra thực trạng việc tổchức sản xuất các chương trình truyền hình thời sự quốc tế của Đài Từ đó, luậnvăn sẽ đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại trong công tác tổ chức sảnxuất nhằm giúp các chương trình truyền hình thời sự quốc tế của Đài PT&THVĩnh Long ngày càng khẳng định vị thế trong lòng khán giả gần xa

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình không phải là một vấn đềmới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này Đối tượng khảo sát có

Trang 7

thể là công tác tổ chức sản xuất chương trình tại một đài địa phương hoặckênh truyền hình quốc gia

Về đề tài tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, theo trình tự thời

gian có thể liệt kê luận văn Thạc sỹ “Tổ chức sản xuất chương trình thời sự

truyền hình ở Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp” của tác giả Dương

Thị Thanh Hương, thực hiện năm 2004 tại Phân viện Báo chí - Tuyên truyềnthuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nội dung của đề tài bàn vềcách thực hiện, tổ chức sản xuất một chương trình thời sự truyền hình

Trong luận văn Thạc sỹ Truyền thông đại chúng bảo vệ tại Học viện

Báo chí và Tuyên truyền năm 2005 với đề tài: Hoạt động sản xuất chương

trình truyền hình cáp ở Việt Nam hiện nay, tác giả Nguyễn Văn Phú cũng đề

cập đến quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình tại Truyền hìnhCáp Việt Nam

Tác giả Trịnh Thị Thanh Hoa, trong luận văn tốt nghiệp bảo vệ tại Học

viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2008 với đề tài: Tổ chức sản xuất chương

trình Thời sự 19h Đài Truyền hình Việt Nam (khảo sát chương trình Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008), đã đề cập đến

các hoạt động tổ chức sản xuất chương trình tại một bản tin quan trọng củaĐài Truyền hình Việt Nam

Hay tác giả Hoàng Thị Nga đã nêu rõ những quan niệm cơ bản về tổchức sản xuất chương trình truyền hình trong luận văn Thạc sỹ Báo chí học

bảo vệ năm 2012 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với đề tài: Tổ chức

sản xuất chương trình truyền hình tại VIT Media.

Ngoài ra, đề tài về tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình được

đề cập trong nhiều luận văn cao học và các hội thảo báo chí Các đề tài

nghiên cứu này đều làm rõ khái niệm tổ chức sản xuất chương trình truyềnhình, đề cập đến hoạt động tổ chức sản xuất chương trình truyền hình Tuynhiên, đến nay chưa có những công trình nghiên cứu đề cập đến tổ chức sảnxuất chương trình truyền hình thời sự quốc tế nhất là tại một đài địa phương

Trang 8

Với những đề tài nghiên cứu đi trước như trên, người viết có điều kiện

để tham khảo, học hỏi về mô hình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình,

từ đó đi sâu nghiên cứu về việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hìnhthời sự quốc tế của Đài PT&TH Vĩnh Long

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Trước hết luận văn trình bày rõ hệ tri thức gồm những quan niệm cơbản về tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, hệ thống các yếu tố cấu

thành tổ chức sản xuất chương trình truyền hình Từ đó đánh giá thực trạng tổ

chức sản xuất các chương trình truyền hình thời sự quốc tế của Đài PT&THVĩnh Long Qua phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trìnhtruyền hình thời sự quốc tế cùng những yêu cầu khách quan của khán giả, củanhiệm vụ thông tin quốc tế trong tình hình mới, đề tài nghiên cứu nêu ranhững giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức sản xuấtcác chương trình truyền hình thời sự quốc tế của Đài PT&TH Vĩnh Long

- Phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình

thời sự quốc tế trên Đài PT&TH Vĩnh Long, những mặt được và chưa được

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ

chức sản xuất các chương trình truyền hình thời sự quốc tế làm tốt nhiệm vụthông tin, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu của khán giả

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình thời sự quốc tế

Trang 9

phát hàng ngày của Đài PT&TH Vĩnh Long.

Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận báo chí

về tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình; đường lối, quan điểm,chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác báo chí Từ đó, vận dụng vàoviệc khảo sát thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình thời sựquốc tế của Đài PT&TH Vĩnh Long

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp công cụ nghiêncứu như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giúp cho người nghiên cứu nắm

được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; có thêm kiếnthức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứucủa mình

- Phương pháp điều tra xã hội học: điều tra theo bảng hỏi nhằm thu

thập, phân tích một cách có định lượng ý kiến của khán giả thuộc các tầng lớpnhân dân

Đề tài cũng sử dụng kết quả khảo sát chỉ số khán giả xem chương trìnhtruyền hình Thời sự quốc tế Đài PT&TH Vĩnh Long và một số đài khác củaCông ty Kantar Media Vietnam

- Phương pháp phỏng vấn sâu: tham khảo ý kiến của các chuyên gia,

những người am hiểu, quan tâm đến vấn đề thời sự quốc tế

- Phương pháp thống kê: để phân tích, đánh giá hoạt động tổ chức sản

Trang 10

xuất các chương trình truyền hình thời sự quốc tế của Đài PT&TH Vĩnh Longnhằm làm cơ sở kiến nghị cách nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức sảnxuất chương trình

6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungluận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình

Chương 2: Thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình

thời sự quốc tế trên Đài PT&TH Vĩnh Long hiện nay

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức sản xuất

các chương trình truyền hình thời sự quốc tế trên Đài PT&TH Vĩnh Long

Trang 11

Hiểu theo nghĩa thông thường, tổ chức là:

- Sắp xếp, bố trí để làm cho có trật tự, nề nếp

- Tiến hành một công việc theo cách thức, trình tự nào đó

Tổ chức là liên kết nhiều người lại để thực hiện một công việc nhấtđịnh Tổ chức đặt ra để thực hiện nhiệm vụ Mỗi tổ chức đều có mục đích,nhiệm vụ riêng

Cũng theo Từ điển Tiếng Việt, sản xuất là tạo ra vật phẩm cho xã hộibằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động [35, tr.342],

là hoạt động bằng sức lao động của con người hoặc bằng máy móc, chế biếncác nguyên liệu thành của cải vật chất cần thiết

Vật phẩm cho xã hội phải được hiểu bao gồm sản phẩm vật chất và sảnphẩm tinh thần mang những nét đặc thù Tính đặc thù của sản phẩm phụthuộc vào các nhân tố sản xuất như nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn,phương tiện sản xuất và công nghệ sản xuất

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong cáchoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sửdụng, hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản xuất dựa vào nhữngyếu tố chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giáthành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các

Trang 12

nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm.

Thuật ngữ sản xuất trước đây chỉ bao hàm việc tạo ra sản phẩm hữuhình Sau này nó được mở rộng bao hàm cả việc tạo ra các dịch vụ Ngàynay, nói đến sản xuất có nghĩa là không kể việc nó tạo ra sản phẩm hữu hìnhhay dịch vụ Hệ thống sản xuất có các đặc tính:

Một là, hệ thống sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm hay

dịch vụ cho nhu cầu xã hội

Hai là, các hình thức sản xuất khác nhau có thể có đầu vào khác nhau,

đầu ra khác nhau, các dạng chuyển hóa khác nhau, song đặc tính chung của

nó là chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các kết quả đầu ra có tính hữudụng, có ích cho đời sống của con người

Các đầu vào của sản xuất là nguyên vật liệu, lao động, các phươngtiện sản xuất, kỹ năng quản trị Các đầu ra của sản xuất là sản phẩm haydịch vụ và các ảnh hưởng khác đến đời sống xã hội [44, tr.20]

Đề cập rõ hơn khái niệm sản xuất, giáo trình giảng dạy môn Tổ chứclao động, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng: “Quá trìnhsản xuất là quá trình con người dùng sức lao động của mình thông qua công

cụ lao động tác động vào đối tượng lao động, nhằm mục đích tạo ra nhữngsản phẩm có ích cho nhu cầu xã hội” [20, tr.13]

Nếu coi sản xuất là một quá trình thì tổ chức sản xuất là các biệnpháp, các phương pháp, các thủ thuật để duy trì mối liên hệ và phối hợp hoạtđộng của các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia vào quá trình sản xuất đómột cách hợp lý theo thời gian

Nếu coi sản xuất là một trạng thái thì tổ chức sản xuất là các phươngpháp, các thủ thuật nhằm hình thành các bộ phận sản xuất có mối liên hệ chặtchẽ với nhau và phân bổ chúng một cách hợp lý về mặt không gian

Để tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm, đầu tiên cần phải phân chia quátrình sản xuất tạo nên sản phẩm thành các quá trình riêng Căn cứ vàophương pháp, kỹ năng khác nhau, dựa trên lao động máy móc sẽ hình thành

Trang 13

nên loại hình sản xuất, cơ cấu sản xuất, lập kế hoạch sản xuất và tổ chức côngtác điều phối sản xuất.

Như vậy có thể hiểu, tổ chức sản xuất là làm những gì cần thiết để liênkết những người lao động, các quy trình lao động để tạo ra vật phẩm, đáp ứngnhu cầu thiết thực cho xã hội, bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào

đối tượng lao động, trên cơ sở các quy tắc nghề nghiệp và theo quy trình nhất định Thực chất của quá trình tổ chức sản xuất là việc phân chia quá trình

sản xuất phức tạp thành các quá trình thành phần (tức là các bước công việc), trên cơ sở đó áp dụng những hình thức công nghệ, các biện pháp tổ chức phân công lao động và các phương tiện, công cụ lao động thích hợp Trong quá trình đó tìm biện pháp phối hợp hài hòa giữa các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.

Có thể nói bất kỳ hoạt động sản xuất nào nhằm phục vụ đời sống củacon người đều cần có cách tổ chức sản xuất hiệu quả, từ khâu lựa chọn đầuvào, sử dụng máy móc trang thiết bị nào, trình độ lao động ra sao để phù hợpvới yêu cầu công nghệ, lãnh đạo, tổ chức phân công lao động như thế nàocho hợp lý theo không gian và thời gian sao cho hoạt động sản xuất đạt được

mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất Và cuối cùng, tổ chức sản xuất có vai

trò quyết định đối với hiệu quả của quá trình sản xuất

1.1.2 Chương trình truyền hình

Vô tuyến truyền hình ra đời từ đầu thế kỷ XX, nó gắn bó một cáchchặt chẽ với khoa học kỹ thuật và cùng với khoa học kỹ thuật đã mở ra mộtthời kỳ mới trong lịch sử phát triển của hệ thống các phương tiện thông tinđại chúng Từ những bước đi chập chững ban đầu của buổi sơ khai, vô tuyếntruyền hình ngày nay đã trở nên hết sức tinh vi và hiện đại, có sức mạnh tolớn trong việc tác động đến thế giới, mở ra chân trời mới đầy sức hấp dẫn đốivới con người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Hiện có nhiềukhái niệm khác nhau về truyền hình Hai tác giả người Pháp Brigitte Besse

Trang 14

và Didier Desormeaux, trong cuốn Phóng sự truyền hình, quan niệm rằng

truyền hình là “truyền thanh có minh họa” Theo đó, “Làm thông tin trêntruyền hình, cũng là nói Và nói tức là mô tả bằng cách trả lời những câu hỏi:Ai? Khi nào? Ở đâu? Cái gì? Tại sao?” [6, tr.66]

PGS, TS Dương Xuân Sơn, trong Tập bài giảng môn Truyền hình

của Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nêu:

“Truyền hình là một phương tiện thông tin đại chúng truyền đạt thông tinnhờ phương tiện kỹ thuật đến đối tượng tiếp nhận là người xem Thông tintrong truyền hình gồm hình ảnh và âm thanh Hình ảnh trong truyền hình có

cả hình ảnh động và hình ảnh tĩnh” [34, tr.3]

Trong cuốn Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,

2001 tác giả Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “Truyền hình là một loại phương tiệnthông tin đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh Nguyênnghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình bắt đầu từ hai từ Tele có nghĩa là “ởxa” và Vision nghĩa là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa” [37, tr.143]

Hai định nghĩa trên đều xác định phương tiện ngôn ngữ của truyềnhình là hình ảnh và âm thanh Đây chính là đặc trưng của truyền hình Thựcchất, cội nguồn trực tiếp của truyền hình là điện ảnh Chính điện ảnh đã cungcấp cho truyền hình những ý tưởng, gợi ý đầu tiên về một phương thức truyềnthông cũng như một kho tàng những phương tiện biểu hiện phong phú, có sứcthuyết phục mạnh mẽ, làm cơ sở cho truyền hình có thể thích ứng nhanhchóng với những đặc trưng kỹ thuật riêng của mình Cho dù có những khácbiệt về nhiều phương diện thì điện ảnh và truyền hình vẫn có chung một cơ sởngôn ngữ cũng như một phương pháp tiếp nhận thông tin

Về mặt kỹ thuật, truyền hình hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau:hình ảnh về sự vật được máy ghi hình biến đổi thành tín hiệu điện trong đómang thông tin về độ sáng tối, màu sắc Đó là tín hiệu hình (tín hiệu video).Sau khi được xử lý khuếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyềnhình nhờ máy phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn Tại nơi nhận, máy thu hình

Trang 15

tiếp nhận tín hiệu rồi đưa đến đèn hình để biến đổi ngược từ tín hiệu hìnhthành hình ảnh trên màn hình Phần âm thanh cũng được thực hiện theo mộtnguyên lý tương tự như thế để rồi đưa ra loa.

Những năm giữa thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như công

cụ thông tin giải trí Đến nay, truyền hình với tư cách là một loại hình báo chíđang tích cực tham gia thực hiện chức năng quản lý và giám sát xã hội, đóngvai trò quan trọng trong định hướng dư luận xã hội So với các loại hìnhtruyền thông đại chúng khác, truyền hình là phương tiện ra đời muộn, song nó

là sản phẩm của nền khoa học công nghệ phát triển Truyền hình kết hợpphương pháp tạo hình, tiếng của điện ảnh và phát thanh Truyền hình tổnghợp được nhiều ưu điểm từ các loại hình báo chí khác như có sự khái quáttriết lý của báo in, có tính chuẩn xác cụ thể bằng hình ảnh, âm thanh của điệnảnh, phát thanh Có thể xem “truyền hình là loại hình truyền thông có cácyếu tố kỹ thuật hiện đại, là sự kết hợp giữa kỹ thuật + mỹ thuật + nghệ thuật +kinh tế + báo chí” [34, tr.12]

Chính nhờ kết hợp các yếu tố kỹ thuật hiện đại, truyền hình có ưuđiểm là cùng lúc cung cấp cả hình và tiếng cho người xem Do đó, truyềnhình có sức hấp dẫn cao hơn so với các loại hình báo chí khác Tuy nhiên, dophụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật nên truyền hình phụ thuộc vào phát sóng vàphải có máy thu hình để theo dõi Cũng vì truyền hình có đặc tính riêng nênviệc xây dựng một chương trình truyền hình khó khăn hơn so với các loạihình báo chí khác

Đội ngũ những người tham gia làm chương trình truyền hình mangtính tập thể cao, bao gồm sự tham gia của biên tập viên, phóng viên, đạodiễn, quay phim, họa sỹ, kỹ thuật viên và các bộ phận hành chính hỗ trợ khácdưới sự điều hành tổ chức chặt chẽ của một cơ chế thống nhất

Về khái niệm chương trình, chương trình là toàn bộ những nội dung dựkiến hành động theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định

Chương trình còn được định nghĩa là một loạt các hoạt động được

Trang 16

thực hiện với sự hỗ trợ của các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu cụthể cho các nhóm khách hàng, nhóm đối tượng đã được định sẵn Để đánh giáchương trình là sự thu thập cẩn thận các thông tin về một chương trình hoặcmột vài khía cạnh của một chương trình để ra các quyết định cần thiết đối vớichương trình.

Tác giả Trần Bảo Khánh trong cuốn Sản xuất chương trình truyền

hình viết: “với sự xuất hiện của phát thanh, sau đó là truyền hình thì cũng

xuất hiện thuật ngữ chương trình Đây là thuật ngữ mang tính bản chất củachúng Có thể đưa ra khái niệm như sau về chương trình: “là kết quả cuốicùng của quá trình giao tiếp với công chúng” [22, tr.30] và “chương trình tạothành chu kỳ khép kín những mắt xích trong chuỗi giao tiếp” [22, tr.31]

Chương trình truyền hình là khái niệm được sử dụng rộng rãi, phổbiến trong lĩnh vực truyền hình

Chương trình truyền hình cũng như chương trình trong các lĩnh vựckhác, là một sản phẩm được sắp xếp, tạo ra từ nhiều công đoạn khác nhau, kếthợp hàng loạt yếu tố từ nhân sự, máy móc, để tạo nên sản phẩm

Thuật ngữ chương trình có nhiều nghĩa như chương trình của ĐàiTruyền hình, chương trình của tháng, chương trình tuần, chương trình ngày

và một tác phẩm cụ thể cũng được gọi là chương trình

Chương trình của tháng, chương trình tuần, chương trình ngày là sựsắp xếp một chuỗi các tác phẩm báo chí truyền hình nhiều thể loại theo mộtthứ tự nhất định, phân bổ thời lượng hợp lý, đan xen chương trình theo nộidung hợp lý để phát lần lượt trên sóng truyền hình Thuật ngữ chương trìnhtrong tiếng Anh là “program” được hiểu gồm các chương trình, ví dụ nhưchương trình Thời sự, chương trình Kinh tế, chương trình Khoa học và Đờisống Các chương trình được phân bổ theo các kênh chương trình và đượcthể hiện bằng nội dung cụ thể qua tin, bài, tác phẩm truyền hình

Chương trình còn được hiểu là một tác phẩm truyền hình cụ thể, bao

Trang 17

gồm nội dung, hình ảnh, lời bình, kỹ xảo được sắp xếp một cách hợp lý,cung cấp thông tin cho khán giả Đây là cách hiểu phổ biến về chương trìnhtruyền hình Để một chương trình truyền hình được phát sóng, không chỉ cần

sự sáng tạo của nhà báo, mà còn cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật

Tùy từng kênh truyền hình mà số lượng chương trình khác nhau.Trong một kênh, các chương trình thường đa dạng về nội dung và hình thứcthể hiện, mỗi chương trình có tiêu chí riêng, hướng đến nhóm công chúngriêng Chúng đều nhằm mục đích thu hút sự quan tâm, chú ý của khán giả

Dù là thể loại chương trình gì, nội dung như thế nào, chương trình truyềnhình đều phải trả lời được các câu hỏi đặc trưng của truyền hình là: Cái gì?(nội dung) Như thế nào? (thể loại, hình thức thể hiện) Cho ai? (toàn thể côngchúng hay đối tượng chuyên biệt) Khi nào? (thời gian phù hợp hay bắt buộc).Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài,bảng biểu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định Một chươngtrình truyền hình trọn vẹn thường được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạchiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, chương trình đáp ứng yêu cầu của cơquan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả

Chương trình truyền hình đề cập tới các vấn đề của đời sống xã hộikhông phải một cách ngẫu nhiên như vẫn diễn ra, mà nó thường truyền tảicác thông tin từ chương trình này đến chương trình khác, từ ngày này quangày khác nhằm phục vụ một đối tượng công chúng xác định Nội dung củachương trình truyền hình làm sâu sắc thêm một cách trực tiếp những tưtưởng, chủ đề, dần dần tạo thói quen trong ý thức công chúng

Các loại hình truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyềnhình có sự khác biệt nhau trong phương thức phản ánh và tái tạo thực tế Songgiữa chúng có sự khác nhau bản chất đều là các phương tiện thông tin đạichúng nghĩa là giống nhau ở sự ngắn gọn để tiết kiệm thời gian nhận thôngtin Bên cạnh đó còn có thể thấy sự giống nhau diễn ra trong cả quan niệm

Trang 18

trong sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm này Với cách tiếp cận này, có thểthấy rằng:

Từ phương tiện kỹ thuật truyền bá thông tin, nhiệm vụ của chươngtrình là làm sao để có thể đưa ra được lời giải đáp, lời hướng dẫn cho thực tếkhi xây dựng chương trình truyền hình Quy định được nguyên tắc phối hợptin, bài Đây hoàn toàn là một khuynh hướng tiếp cận mang tính chất nghềnghiệp, là hệ quả của việc nghiên cứu, tiếp xúc với xã hội, là kết quả của mốiquan hệ giữa truyền hình và công chúng sau khi chịu tác động của thông tintruyền hình

Mặt khác, cũng có thể thấy rằng, chương trình - đó là hình thức thực

tế hóa, hình thức vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong đời sống xã hội

để truyền tải thông tin đến công chúng Có thể nói nếu không có chương trìnhthì không có truyền hình Nhưng cũng cần hiểu, chương trình truyền hình làkết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể bao gồm các bộ phận lãnh đạo, bộphận kỹ thuật, bộ phận nội dung chương trình, bộ phận hậu cần, tạo nên thuậtngữ chương trình truyền hình cả về mặt sáng tạo và sản xuất chương trình Cũngnhư việc sản xuất các sản phẩm khác, truyền hình có người sản xuất, có ngườitiêu dùng Người sản xuất sản phẩm báo chí tác động đến người tiêu dùng vàngược lại, người tiêu dùng cũng tác động, chi phối tới người làm ra sản phẩmthông qua mối quan hệ: nhà báo - tác phẩm - công chúng

Như vậy có thể hiểu, chương trình truyền hình là sản phẩm lao độngcủa một tập thể các nhà báo và các cán bộ kỹ thuật dịch vụ Đồng thời đócũng là quá trình giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hìnhvới công chúng xã hội Chương trình truyền hình là cầu nối giữa công chúng

và những người làm truyền hình Bất kỳ một chương trình truyền hình nàocũng hàm chứa những giá trị tư tưởng, văn hóa đặc thù của dân tộc, quốc gia,giai cấp hay tầng lớp xã hội rộng rãi Những giá trị này không chỉ đượcchuyển tải qua nội dung mà còn biểu hiện cả trong phương pháp sáng tạo và

Trang 19

hình thức thể hiện.

1.1.3 Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

Từ các khái niệm trên có thể hiểu tổ chức sản xuất chương trìnhtruyền hình là sự chia nhỏ rồi liên kết một cách hợp lý đội ngũ nhân sự cùngcác trang thiết bị truyền hình đi kèm và nội dung thông tin, trên cơ sở cácquy tắc nghề nghiệp và theo quy trình nhất định, để tạo ra sản phẩm làchương trình phát sóng

Tùy vào thể loại chương trình mà có các cách tổ chức sản xuất khácnhau Hiện nay chương trình truyền hình được phân chia thành các loại gồm:chương trình bằng băng từ (hay bằng file dựng trên máy tính), chương trìnhphát trực tiếp

Chương trình truyền hình trực tiếp thực hiện ở các sự kiện vào ngaythời điểm mà nó xảy ra, ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh Khả năng đó cóđược là nhờ chương trình trực tiếp được sản xuất dựa trên sự phát triểnnhanh của khoa học và công nghệ, điều mà chỉ vài chục năm trước còn làđiều mơ ước của các nhà sản xuất chương trình truyền hình Nhưng khôngphải sự kiện nào cũng được truyền hình trực tiếp, điều đó là do không phảibất kỳ sự kiện nào xảy ra mà các nhà báo truyền hình cũng có mặt ngay tại

đó, khả năng kỹ thuật không phải lúc nào cũng cho phép thực hiện cácchương trình truyền hình trực tiếp, giá thành sản xuất của loại chương trìnhnày rất cao, đòi hỏi sự chuẩn xác lớn, nhân sự chuyên nghiệp Vì vậy chỉnhững chương trình lớn, tiêu biểu, có ý nghĩa, có ảnh hưởng chi phối nhiềuhoạt động khác nhau trong đời sống xã hội mới được lựa chọn làm trực tiếp

Để làm được chương trình này, nhà sản xuất cần phải chuẩn bị kỹ về kịchbản, quan sát hiện trường, dự kiến các tình huống có thể xảy ra ngoài kịchbản Việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp đòi hỏi sự tậptrung cao của đội ngũ sản xuất, kịch bản, nội dung phải được duyệt chặt chẽtrước đó, nhằm đảm bảo hạn chế sai sót khi lên sóng Tất cả các bộ phận làm

Trang 20

chương trình phải kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn Những sự kiệnđược truyền hình trực tiếp thu hút sự chú ý của công chúng không phải chỉ ởđịa phương, trong một nước, mà còn ở nhiều nước khác nhau, có khi cònmang tính toàn cầu.

Còn chương trình sản xuất qua băng từ hay file trên máy tính là loạichương trình sản xuất thường xuyên, phổ biến nhất tại các kênh truyền hình.Cách sản xuất này mất thời gian; sự việc, hiện tượng được thông tin chậmhơn so với thời gian diễn ra Nhờ vậy, người làm chương trình bớt căng thẳng

so với làm chương trình truyền hình trực tiếp và có thời gian để trau chuốt,sửa chữa chương trình hơn Việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hìnhdạng này nhẹ nhàng hơn là làm trực tiếp, nhưng vẫn phải đảm bảo các yếu tố

về nội dung, kỹ thuật

Tác giả Trần Bảo Khánh, trong cuốn Sản xuất chương trình truyền

hình, đã chia các thể loại của báo chí truyền hình thành ba nhóm chính là:

Nhóm hội thoại, nhóm tạo hình, nhóm các tác phẩm TV gameshow

Theo đó, nhóm chương trình theo dạng hội thoại có hình thức thôngtin chủ yếu là lời nói, nghệ thuật tạo hình không đặc sắc lắm, bao gồm các thểloại như phỏng vấn, bình luận, đàm luận, phát biểu trên truyền hình…Thôngtin trong thể loại này, đặc biệt là các tác phẩm làm trực tiếp có tính chuẩn xáccao dễ tiếp nhận, phù hợp với các quá trình nhận thức

Nhóm chương trình theo dạng tạo hình rất phổ biến, có dung lượngthông tin lớn ở hình ảnh Nó sử dụng thủ pháp tạo hình để sáng tạo nên cáchình thức chuyển tải thông tin Chương trình dạng này ghi hình ở hiện trườngtạo nên sự đặc sắc trong thông tin, có sức hút lớn đối với khán giả và cũngđòi hỏi năng lực tư duy hình ảnh cao ở người sản xuất chương trình Các tácphẩm thuộc nhóm này có hình ảnh, nội dung phong phú, tránh gây cảm giácnhàm chán

Nhóm các tác phẩm TV gameshow kết hợp giữa nhóm hội thoại và

Trang 21

nhóm các thể loại tạo hình Vì vậy nó có các đặc điểm của cả hai nhóm thểloại trên, đó là tính trực tiếp, yếu tố ganh đua, sự tham gia của khán giảtruyền hình và tính bất ngờ.

Mỗi thể loại chương trình truyền hình lại có cách thức tổ chức sản xuấtriêng Mặc dù nội dung chương trình là khác nhau (gồm nhiều lĩnh vực nhưchính trị, an ninh, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao ) nhưngquá trình tổ chức sản xuất đều phải tuân theo một quy trình chung nhất định

1.2 Các yếu tố cấu thành tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

Để sản xuất được một chương trình truyền hình, việc tổ chức sản xuấtbao gồm các yếu tố sau:

- Tổ chức nhân sự

- Tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị

- Tổ chức sản xuất nội dung

Tương tự như mọi quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm khác, việc tạo ramột chương trình truyền hình đòi hỏi phải có yếu tố đầu vào, đầu ra, nhân sự vàcác trang thiết bị, khoa học công nghệ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm

1.2.1 Tổ chức nhân sự

Về mặt khái niệm, nhân sự được hiểu là người làm công việc nào đó ở

cơ quan hoặc một nơi có tổ chức Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liềnvới một phương thức sản xuất nhất định Dù ở bất cứ xã hội nào thì vấn đềmấu chốt của quá trình sản xuất cũng là tổ chức nhân sự Một doanh nghiệp

dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú, hệ thống máymóc thiết bị hiện đại như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích, nếukhông biết hoặc sử dụng kém nguồn tài nguyên nhân sự

Tổ chức nhân sự bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Phân tích công việc

- Tuyển dụng nhân sự

Trang 22

- Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân sự

- Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thông qua việc sử dụng hệthống kích thích vật chất tinh thần đối với nhân sự

Bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp nào hình thành và hoạt động đều phải có kếhoạch tổ chức nhân sự, mức độ phức tạp tùy thuộc vào loại hình công việc

Để tổ chức nhân sự khoa học, hiệu quả người sản xuất cần thực hiệnnhững nhiệm vụ sau:

- Tổ chức và sử dụng nhân sự một cách có kế hoạch và hợp lý nhằmđảm bảo tiết kiệm nhân sự, đồng thời sử dụng tối đa và hiệu quả các nguồnnhân lực khác, không ngừng tăng năng suất lao động

- Xây dựng trong đơn vị mối quan hệ công tác giữa người và người,giữa người với tư liệu sản xuất hợp lý để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao

- Không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo cho sản xuất antoàn, bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn bệnh nghề nghiệp, nâng cao đời sống vậtchất lẫn tinh thần cho người lao động

- Có chính sách khuyến khích phát huy mọi khả năng sáng tạo của lựclượng lao động

Nhân sự của một ekip thực hiện chương trình truyền hình có nhiều bộphận như bộ phận kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng, thiết kế, ), bộ phận sản xuất(nhà sản xuất, quản lý sản xuất, đạo diễn, quay phim, biên kịch,…)

Một chương trình truyền hình không phải là sản phẩm của cá nhân nào

mà là sản phẩm của tập thể Đây là điểm khác biệt của truyền hình so với cáctác phẩm báo in, báo mạng Người làm báo in, báo mạng có thể tự thân độclập đi viết bài, chụp ảnh, biên tập rồi nộp cho người duyệt bài và đăng bài.Nhưng để sáng tạo một chương trình truyền hình thì phải có nhiều khâu, mỗikhâu cần sự tham gia của một bộ phận nhân sự như biên tập, quay phim, kỹthuật Đặc biệt, đối với các chương trình truyền hình trực tiếp, vai trò củacác bộ phận nhân sự là ngang nhau, nếu thiếu bộ phận nào thì không thể đảmbảo phát sóng chương trình Với tính chất như vậy, việc tổ chức nhân sự trong

Trang 23

quá trình sản xuất chương trình là hết sức quan trọng Mỗi nhân sự trong quytrình sản xuất có chuyên môn riêng, nhưng đều phải hướng tới chương trìnhchung Nhân sự trong một kênh truyền hình bao giờ cũng phức tạp, cồng kềnhhơn so với các tòa soạn báo thuộc những loại hình báo chí khác Chi phí chonhân sự cũng tốn kém hơn.

Khâu tổ chức nhân sự hết sức quan trọng trong việc tổ chức sản xuấtchương trình truyền hình nói riêng và trong hoạt động của các cơ quan báo chínói chung Người làm báo được xem là “nhân vật trung tâm của các cơ quan báochí” [40, tr.216] và việc “tổ chức và quản lý để đào tạo và sử dụng tài năng thật

sự là chuyện đáng bàn Đã làm nghề thì phải được đào tạo” [40, tr.218]

Từng cơ quan sản xuất chương trình truyền hình có tổ chức nhân sựkhác nhau có thể phân theo ban, chẳng hạn như Ban Chuyên đề, Ban Thời sự,Ban Giải trí hoặc phân theo tính chất nội dung thông tin như phòng Kinh tế,phòng Văn hóa, phòng Thể thao Việc bố trí nhân sự vào các phòng ban phảitùy thuộc vào năng lực, nguyện vọng của từng người Thực tế, có nhữngngười làm thời sự rất tốt nhưng không phù hợp làm chương trình chuyên đề

và ngược lại Người làm quản lý phải làm thế nào để khai thác tối đa năng lựccủa từng nhân sự

Chất lượng nhân sự làm truyền hình rất quan trọng, việc tổ chức lựclượng nhân sự đó như thế nào cho hợp lý còn quan trọng hơn Không giốngcác ngành nghề khác, nghề báo đòi hỏi cao tính sáng tạo và vai trò của cái tôi

cá nhân Tờ báo nào cũng có phong cách riêng, nhưng mỗi bài báo lại cũng

có sự khác nhau, có màu sắc riêng Việc quản lý tổ chức nhân sự trong một

cơ quan báo chí nói chung và truyền hình nói riêng vừa phải đảm bảo tínhthống nhất về tư tưởng, hành động nhưng cũng phải đảm bảo khuyến khích ýkiến cá nhân của người làm báo, phát huy tinh thần sáng tạo

Ngoài nhân sự sản xuất chính chương trình truyền hình, các kênh hiệnnay còn có thêm đội ngũ cộng tác viên, “để cho cơ quan báo chí thu hút được

Trang 24

trí tuệ toàn xã hội vào việc nâng cao chất lượng tờ báo” [40, tr.220] Cộng tácviên có thể là người giúp nhân sự chính ở một khâu nào đó trong sản xuấtchương trình truyền hình hoặc là những người tuy không làm nghề báo nhưng

có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà chương trình truyền hình đề cập đến Ởnhiều lĩnh vực, tuy phóng viên, biên tập viên là những người giỏi nghiệp vụnhưng sự hiểu biết sâu về nội dung còn hạn chế Người viết dù giỏi đến đâucũng không thể thay thế được trí tuệ toàn xã hội Những cộng tác viên amhiểu và có uy tín sẽ giúp người thực hiện chương trình khỏa lấp điểm yếunày Những nhân sự chính của kênh có thể dần dần học tập thêm về chuyênmôn từ những cộng tác viên như thế Trên thực tế, nhiều cơ quan báo chí đã

tổ chức các tổ tư vấn, hội đồng biên tập để giúp đỡ ban biên tập và các nhân

sự chính thực hiện tốt phương hướng đề ra của chương trình, tham gia góp ý

về đề tài, nội dung của chương trình

1.2.2 Tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị

Chúng ta đều biết truyền hình ra đời nhờ sự phát triển vượt bậc củakhoa học kỹ thuật Nhờ yếu tố này, truyền hình ngày càng có những bước tiếnmới về thực hiện chương trình và hệ thống thu phát sóng Tổ chức hệ thốngmáy móc, trang thiết bị là công việc không thể thiếu trong việc sản xuấtchương trình truyền hình

Có thể nói, trong các loại hình báo chí, truyền hình có độ phụ thuộcvào máy móc, trang thiết bị lớn nhất Ngay từ khâu chuẩn bị sản xuất, người

tổ chức phải có kế hoạch cụ thể về kỹ thuật, công nghệ, tổ chức thực hiện,nguồn kinh phí, tính khả thi trong việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị.Việc tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị một cách hiệu quả còn có tácdụng trong việc tối ưu hóa các lợi ích kinh tế, tiết kiệm thời gian và tạo ramôi trường làm việc thuận lợi, thoải mái, hiệu suất cao Đối với một kênhtruyền hình, bên cạnh bộ phận nội dung, bộ phận kỹ thuật cũng chiếm tỷ lệnhân sự đông đảo, bao gồm cả kỹ thuật viên dựng hình, kỹ thuật viên âm

Trang 25

thanh, kỹ thuật viên truyền dẫn phát sóng

Việc sử dụng máy móc, trang thiết bị về thực chất là sự áp dụng kỹthuật và công nghệ trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình Sảnxuất chương trình truyền hình có đặc thù là vừa mang tính nghệ thuật, vừamang tính kỹ thuật Sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa hai yếu tố này sẽ manglại thành công cho chương trình

So với giai đoạn đầu phát triển của truyền hình, kỹ thuật phục vụ lĩnhvực này hiện đã phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều thành tựu to lớn, luônmang đến cho phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, những người làm chươngtrình những tính năng mới mẻ Điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuầnnhuyễn, thường xuyên giữa bộ phận kỹ thuật và biên tập để có sự tiếp cận,trao đổi, tiếp thu, học tập những đổi mới về công nghệ

Lĩnh vực truyền hình gồm rất nhiều trang thiết bị, máy móc có chứcnăng khác nhau như tạo tín hiệu hình, gia công xử lý tín hiệu, tạo các dạng kỹxảo truyền hình, phát sóng, ghi, thu tín hiệu hình Ngoài ra, còn có các thiết

bị âm thanh, ánh sáng, trường quay

Các thiết bị thu phát tín hiệu hiện nay như vệ tinh, mạng internet giúpviệc truyền tải thông tin được nhanh chóng, dễ dàng hơn Hay đơn giản việcchuyển đổi từ bàn dựng analog sang bàn dựng phi tuyến tính cũng giúp ngườilàm chương trình lựa chọn được những kỹ xảo đẹp, quy trình dựng cũng đơngiản hơn nhiều

Hệ thống máy móc, trang thiết bị kỹ thuật mang lại nhiều tiện ích choquá trình sản xuất chương trình truyền hình Tuy nhiên, chi phí đầu tư chocác hệ thống thiết bị hiện đại rất đắt đỏ Cho nên việc thường xuyên đổi mới

kỹ thuật, trang bị những máy móc hiện đại còn tùy thuộc vào tiềm lực kinh tếcủa mỗi kênh truyền hình Không phải cứ khi khoa học kỹ thuật phát minh ramáy móc, công nghệ mới về truyền hình là bất cứ một kênh nào cũng có thểtiếp cận được Ngoài ra, mỗi khi có công nghệ mới, các kênh truyền hình còn

Trang 26

phải tập trung đào tạo kỹ thuật cho nhân sự của mình.

1.2.3 Tổ chức sản xuất nội dung

Tổ chức sản xuất nội dung là khâu rất quan trọng trong việc sản xuấtchương trình truyền hình, nó quyết định đến chất lượng tác phẩm Để xâydựng nội dung một chương trình truyền hình, cần trải qua các bước sau:

- Xác định mục tiêu, chủ đề, tư tưởng của chương trình

- Lên kế hoạch về bố cục chương trình Đây là sự sắp xếp và phân bổ tinbài vào các vị trí xác định, trình bày như thế nào để khán giả theo dõi một cáchthuận lợi, nhanh nhất và rõ nét trong việc tiếp cận nội dung chương trình

Một chương trình truyền hình bắt đầu được sản xuất sau khi kịchbản được duyệt Theo PGS, TS Dương Xuân Sơn, Giáo trình Báo chíTruyền hình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011, quy trình sản xuấtchương trình truyền hình (thông thường) có thể được hiểu như sau: Tácphẩm văn học, kịch bản văn học → kịch bản truyền hình → trình diễn, thubăng hình → duyệt → phát sóng → thu hình → tiêu dùng sản phẩm truyềnhình [33, tr.115]

Cũng theo Dương Xuân Sơn, Giáo trình Báo chí Truyền hình, Nxb Đạihọc Quốc gia Hà Nội, năm 2011, quy trình sản xuất loại chương trình qua

băng từ (được làm thường xuyên nhất) là công việc chính mà các nhà báo

truyền hình phải thực hiện, mất nhiều thời gian Chương trình chỉ đến vớicông chúng sau khi sự kiện đã xảy ra Quy trình sản xuất có thể được chia làmhai dạng [33, tr.123]:

Với tác phẩm do phóng viên phát hiện, đề tài có thể được thực hiện

theo quy trình: phóng viên phát hiện đề tài → viết kịch bản → xuống hiệntrường → tổ chức ghi hình → biên tập → dựng phim → chọn nhạc → lồngtiếng → viết lời bình → duyệt → phát sóng

Với các chương trình do ban biên tập phân công: ban biên tập phân

công → phóng viên nghiên cứu đề tài chuẩn bị kịch bản → báo cáo ban biên

Trang 27

tập → chuẩn bị hiện trường → tổ chức ghi hình → dựng phim → chọn nhạc

→ đọc tiếng → lồng nhạc → thông qua ban biên tập → phát sóng

Việc tổ chức sản xuất nội dung cho chương trình truyền hình thườngđược thực hiện theo các bước sau (áp dụng cho chương trình sản xuất bằngbăng từ hay bằng file trên máy tính)

Biên tập → Duyệt kịch bản → Điều phối sản xuất → Sản xuất tiền kỳ

→ Sản xuất hậu kỳ → Kiểm tra → Phát sóng

Trong quy trình này, mỗi bước sẽ có nhân sự làm nội dung và kỹthuật phù hợp để thực hiện các phần việc mà nội dung kịch bản yêu cầu.Nhiệm vụ của việc tổ chức sản xuất chương trình là tổ chức, sắp xếp, đônđốc, kiểm tra hiệu quả công việc của các nhân sự thuộc bộ phận nội dung và

kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ của mình Cụ thể như sau:

Biên tập: Bao gồm các phóng viên, biên tập viên, đạo diễn là người

lên ý tưởng về nội dung chương trình truyền hình Họ xây dựng kịch bản,chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ quá trình sản xuất

Điều phối sản xuất: Bước này được thực hiện sau khi kịch bản do

biên tập viên lên ý tưởng được duyệt Công việc điều phối bao gồm lên kếhoạch bố trí các phương tiện kỹ thuật là máy quay, trường quay, ánh sáng,chủng loại xe, thiết bị, kỹ thuật video, audio để thực hiện sản xuất chươngtrình Đây là công đoạn cần tổ chức, huy động nhiều nhân sự như: quayphim, kỹ thuật viên (video, audio), người dẫn chương trình, lái xe

Sản xuất tiền kỳ: Là công đoạn mà các nhân sự trong khâu biên tập,

điều phối sản xuất bắt đầu phối hợp với nhau để ghi hình chương trình theokịch bản đề ra Đây là khâu thu nạp những nguyên liệu đầu vào như hình ảnh,

âm thanh để chuẩn bị sản xuất chương trình truyền hình

Sản xuất hậu kỳ: Sau khi đã thu thập đầy đủ nguyên liệu đầu vào

trong khâu tiền kỳ, nhà sản xuất chương trình truyền hình sẽ thực hiện khâuhậu kỳ, gồm các phần việc như xem lại hình quay, dựng chương trình, viếtlời, đọc tiếng, khớp tiếng, thêm các kỹ xảo nếu cần thiết Lúc này, nhân sự

Trang 28

thực hiện quan trọng nhất là phóng viên, biên tập viên (người lên ý tưởngkịch bản) và kỹ thuật viên dựng hình Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều kênhtruyền hình, phóng viên, biên tập viên là người đảm nhận luôn công việcdựng hoặc ít nhất họ cũng thực hiện công tác sơ dựng, kỹ thuật viên dựnghình chỉ là người trau chuốt lại sản phẩm sau cùng Khâu này sẽ cho ra sảnphẩm là một chương trình với nội dung và thời lượng nhất định.

Kiểm tra: Đây là khâu mà những người có trách nhiệm kiểm duyệt sẽ

thực hiện để kiểm tra lại về nội dung, hình thức thể hiện của chương trình đãhoàn thành trong phần hậu kỳ Nếu có vấn đề thì bộ phận kiểm duyệt sẽ yêucầu sửa lại, nếu không có vấn đề gì thì chương trình được ký duyệt phát sóng.Nhân sự thực hiện khâu này là những người có kinh nghiệm, có chuyên môncao, chịu trách nhiệm về chất lượng của chương trình trước lãnh đạo đài hoặclãnh đạo kênh

Phát sóng: Là công việc của những nhân sự có nhiệm vụ truyền dẫn

phát sóng các băng hoặc file thành phẩm đã qua kiểm tra theo một khungchương trình phát sóng được lên kế hoạch trước đó

1.3 Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thời sự quốc tế

1.3.1 Khái niệm

Theo Đại Từ điển tiếng Việt, “thời sự” được định nghĩa: 1 danh từ: Làtoàn bộ sự việc ít nhiều quan trọng vừa mới xảy ra, được nhiều người quantâm: Theo dõi thời sự - nghe thời sự quốc tế, 2 Tính từ: Có tính thời sự, cònmới mẻ, được nhiều người chú ý quan tâm: vấn đề thời sự - tính thời sự của

đề tài [30, tr.1149]

Với quan niệm trên đây, có thể nhận thấy khái niệm “thời sự” có ba đặcđiểm chính Một là, toàn bộ sự việc vừa mới xảy ra; hai là, sự việc ít nhiềuquan trọng; ba là, được nhiều người quan tâm

Như vậy, có thể hiểu “thời sự” là những sự việc, sự kiện vừa mới xảy

ra nóng hổi liên quan đến nhiều người và có ý nghĩa trong ngày hôm nay,

Trang 29

ngay bây giờ Tuy nhiên, cũng có sự kiện xảy ra đã lâu, nay mới biết và mớiđược nhận thức lại, được nhiều người quan tâm

Báo chí thông tin sự kiện là những vấn đề đã và đang xảy ra, có ý nghĩa

xã hội và được nhiều người quan tâm Đó là những sự kiện công chúng muốnbiết, cần biết nhưng chưa biết, hoặc những sự kiện lãnh đạo cần thông tin chocông chúng để thực hiện mục đích chính trị của mình Sự kiện đã xảy ra từlâu, nhưng nay mới biết, hoặc xảy ra đã lâu nhưng nay mang ý nghĩa thời sự,thời cuộc Thông tin sự kiện sau khi được phân tích, truyền đạt phải tác độngvào nhận thức, điều chỉnh hành vi của công chúng theo hướng tích cực Khi

đó, tin tức thời sự mới mang ý nghĩa thúc đẩy cuộc sống

Còn theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, từ “quốc tế” đượcđịnh nghĩa là “các nước trên thế giới có quan hệ với nhau” Vì vậy, có thểhiểu thuật ngữ “quốc tế” dùng để chỉ những gì liên quan đến nước ngoài, cácnước trên thế giới, chứ không phải chỉ của nước mình

Tóm lại, thuật ngữ “thời sự quốc tế” được sử dụng trong báo chí là phầntri thức về những gì mới xảy ra ở các nước trên thế giới chứ không phải trongnước, được sử dụng để định hướng, tác động đến hành vi và quản lý xã hội

Dựa trên tất cả các khái niệm từng thuật ngữ được nêu trên, có thể rút

ra khái niệm về “tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thời sự quốc tế”như sau: “tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thời sự quốc tế” là bố trícác công đoạn sản xuất; bố trí hệ thống bộ máy để nhanh chóng đưa tin tứccập nhật, thông điệp về tình hình chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xãhội… của các nước trên thế giới đến với khán giả nhằm giúp họ nâng caonhận thức, và qua đó tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho góp phần vào sựtiến bộ chung của xã hội; và cách tổ chức, sắp xếp đó phải được thực hiệnmột cách hợp lý, sao cho các thông tin thời sự quốc tế phát huy hiệu quả caonhất, vì sự tiến bộ chung của thế giới cũng như sự phát triển của đất nước

Trên thực tế, trước đây có nhiều người gọi tin tức thời sự quốc tế là cácthông tin được dịch ra từ tiếng nước ngoài Tuy nhiên, cách gọi như thế tạo ra

Trang 30

cách hiểu không chính xác về loại tin tức này Một là, nó khiến người ta nghĩ

rằng tin tức thời sự quốc tế được dịch từ thứ tiếng khác thành tiếng Việt như

dịch các loại văn bản khác; hai là nó dễ bị nhầm lẫn với loại thông tin dịch từ

tiếng Việt ra tiếng nước ngoài nhằm mục đích phát sóng đối ngoại Do vậy,xét về phương diện thuật ngữ, thuật ngữ “tổ chức sản xuất chương trìnhtruyền hình thời sự quốc tế” có nội hàm xác định hơn

1.3.2 Đặc điểm của tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thời

kỹ thuật để có thể sản xuất ra các chương trình mang thông tin thời sự quốc tếmột cách nhanh nhất nhằm phục vụ nhu cầu khán giả nhất là trong bối cảnhcạnh tranh thông tin như hiện nay

- Nguồn tin phục vụ cho các chương trình truyền hình thời sự quốc tế này

có thể là nguồn tin do phóng viên cung cấp, nguồn tin từ đội ngũ cộng tác viên ởnước ngoài gửi về, nguồn tin thu qua vệ tinh từ các kênh truyền hình quảng bá củanước ngoài hoặc nguồn tin mua bản quyền từ các hãng tin quốc tế…

- Việc tổ chức sản xuất nội dung phải được tổ chức một cách đặc thù

từ khâu biên dịch đến khâu biên tập

- Lực lượng phụ trách thực hiện tổ chức sản xuất chương trình truyền

hình thời sự quốc tế là đội ngũ phóng viên, biên tập viên có chuyên môn

nghiệp vụ báo chí và có ngoại ngữ giỏi nhưng trước tiên phải giỏi tiếng Việt,đây là đội ngũ những người có lập trường tư tưởng vững vàng, thường thôngthạo ít nhất 1 ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Hoa, tiếngNhật ) Đó là những nhà báo có lòng nhiệt tình, yêu nghề, có trách nhiệm và

Trang 31

giàu kinh nghiệm làm việc Họ làm việc ở mảng tin quốc tế ở bất kỳ cơ quanbáo chí nào.

- Kết cấu các tin bài, chương trình phải được sắp xếp theo các trình tựnhất định

- Hình thức thể hiện các chương trình, tin bài phải thật sự chuẩn xác,không chung chung, trừu tượng

- Cách thức quản lý, sắp xếp công việc cho các cá nhân, nhân sự cácphòng ban tham gia sản xuất chương trình phải hết sức chú trọng, phù hợpvới năng lực của cá nhân và chuyên môn của các phòng ban vì lĩnh vực tintức thời sự quốc tế rất đặc thù đòi hỏi các cá nhân, phòng ban tham gia sảnxuất chương trình phải có chuyên môn, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ cao

Về nội dung, đây là hoạt động tổ chức, sắp xếp các tin tức thời sự quốc

tế, chính vì vậy, nội dung và cũng là đối tượng hướng đến của hoạt động tổchức này chính là các tin tức thời sự quốc tế Trên thế giới có khoảng 200quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, mỗi ngày tại mỗi quốc gia xảy ra rấtnhiều sự kiện, thông tin, chính vì vậy, các tin tức thời sự quốc tế rất phongphú và đa dạng Chỉ riêng 04 hãng thông tấn lớn là AP, CNN (Mỹ), Reuters(Anh), AFP (Pháp) mỗi hãng trong một ngày đêm thu nhận và truyền đi mộtlượng thông tin rất lớn, được ghi lại trong vài triệu từ Đó là các vấn đề liênquan đến chính trị của mỗi nước, các vấn đề ngoại giao giữa các nước vớinhau; các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống, khoa họccông nghệ, môi trường, du lịch của các nước Không dừng lại ở đó, các tintức thời sự quốc tế không chỉ là thông tin của các nước trên thế giới, mà còn

là các thông tin có liên quan đến Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, tại cácquốc gia trên thế giới, hoạt động của người Việt tại các nước… Tóm lại, nộidung của hoạt động tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình thời sựquốc tế muốn đề cập đến là các tin tức về đời sống của các nước hoặc tin tức

có liên quan đến nước ta trong đời sống quốc tế

Trang 32

Về hình thức thể hiện, các tin tức thời sự quốc tế được tổ chức dướihình thức các tác phẩm báo chí trên các loại hình báo chí Đối với loại hìnhbáo in và báo điện tử, các tin tức thời sự quốc tế được tổ chức dưới dạng cácbài viết; còn đối với loại hình báo phát thanh và truyền hình thì tin tức thời sựquốc tế được tổ chức dưới dạng các chương trình phát thanh hay truyền hình.

Đối với các báo viết, dường như việc tổ chức sản xuất thông tin thời sựquốc tế đơn giản hơn so với lĩnh vực phát thanh và truyền hình vì khi bài viếtđược kết thúc bằng công đoạn duyệt bài của Tổng biên tập là gần như các bàiviết này thành công đến 80%, 20% còn lại là phần trình bày trên các trangbáo Đối với các chương trình phát thanh, khi bài viết được kết thúc bằngcông đoạn duyệt bài của Tổng biên tập là gần như các bài viết này thành côngđến 60%, 40% còn lại phụ thuộc vào giọng đọc của phát thanh viên Cònriêng đối với các chương trình truyền hình, với thể loại báo chí đặc thù lôicuốn không chỉ bằng chất lượng thông tin mà còn về hình ảnh, kỹ xảo, giọngđọc thì khi bài viết được kết thúc bằng công đoạn duyệt bài của Tổng biêntập, chương trình mới chỉ thành công được 40%, đến 60% còn lại phụ thuộcvào các yếu tố đặc thù tạo nên một chương trình truyền hình Bên cạnh đó,cách thực hiện chương trình sao cho hợp lý, thu hút cũng là cả một quá trình

để đáp ứng tâm lý, thị hiếu của công chúng báo chí

Những người ngoài cuộc nhìn vào thì cho rằng công tác tổ chức sảnxuất chương trình truyền hình thời sự quốc tế là một công việc dễ dàng vì chỉcần dịch, chuyển một tin, bài tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Tuy nhiên trênthực tế, một số hãng thông tấn, cơ quan báo chí trên thế giới có cách xử lýthông tin riêng, phục vụ cho mục đích riêng của họ Nếu biên tập viên phụtrách mảng quốc tế cứ khai thác tất cả những gì họ viết và đem những thôngtin đó đến với công chúng Việt Nam thì chắc chắn sẽ mắc những lỗi rất lớn vềchính trị, có khi không thể lường trước được

Người làm công tác tổ chức sản xuất tin bài truyền hình thời sự quốc tếphải có đầu óc đánh giá, tổng hợp, biết khai thác những gì là bản chất của vấn

Trang 33

đề, đưa ra nhận định, nhận xét xác đáng, trình bày nó dưới dạng ngắn gọn,đầy đủ, dễ hiểu, đánh trúng vào sự quan tâm của khán giả trong nước Giỏi là

ở chỗ phải dựa vào những điều thu thập được để có tin bài riêng của mình,phản ánh, đánh giá đúng tình hình, không đi theo mô típ của một cơ quan báochí nào

Có một định kiến tồn tại khá lâu trong công chúng, thậm chí trong cảmột bộ phận những người làm báo là người làm công tác sản xuất tin bài thời

sự quốc tế không cần nhiều sự sáng tạo, hoặc nói chung không cần sáng tạonhư phóng viên trong nước vì họ dễ dàng tìm được, khai thác được nhữngnguồn tin nước ngoài và công việc của họ chủ yếu là sao chép Định kiến nàychẳng qua là sự chưa hiểu hết đặc điểm của tổ chức sản xuất tin bài quốc tế

1.3.3 Vai trò, nhiệm vụ của tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thời sự quốc tế

Muốn hiểu được vai trò của hoạt động tổ chức sản xuất chương trìnhtruyền hình thời sự quốc tế, trước hết, phải xét đến vai trò của thông tin thời

sự quốc tế Có thể thấy thông tin thời sự quốc tế có vai trò rất quan trọngtrong hệ thống thông tin báo chí nói chung Bất kỳ một tờ báo nào từ báo inđến báo điện tử, bất kỳ một chương trình thời sự nào dù là của đài truyền hìnhhay phát thanh đều dành một diện tích, một thời lượng nhất định để thông tin

về các vấn đề thời sự quốc tế Thực tế đã chứng minh thông tin thời sự quốc

tế là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới bên ngoài

Trong một thế giới phẳng như hiện nay, thông tin thời sự quốc tế càng

có vai trò vô cùng quan trọng Nó phản ánh đầy đủ tình hình thế giới trên cáclĩnh vực, giúp cho công chúng báo chí Việt Nam hiểu được tình hình thế giới.Những thông tin ấy ngoài việc đáp ứng nhu cầu được thông tin, mở rộng tầmnhìn của công chúng, còn nhằm hình thành dư luận xã hội, hành vi xã hội củanhân dân trong nước về các vấn đề quốc tế

Trang 34

Ngoài việc mở rộng kiến thức, thông tin quốc tế còn có nhiệm vụ địnhhướng ý thức chính trị cho công chúng theo quan điểm đường lối đối ngoạicủa Đảng và Nhà nước Thông tin quốc tế cũng góp phần tạo nên sự hiểu biếtlẫn nhau giữa các dân tộc, xây dựng tình cảm hữu nghị, hòa hiếu của nhândân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới Mặt khác, trong thời kỳ

mở cửa, làn gió bên ngoài tràn vào nước ta không chỉ đem theo những tinhhoa tốt đẹp, những kinh nghiệm mới và hay của thế giới, mà cả những tưtưởng độc hại, những biểu hiện không phù hợp với truyền thống văn hoá,phong tục, tập quán của dân tộc, ảnh hưởng không tốt đến đạo đức, an ninhchính trị, trật tự xã hội của chúng ta, do đó, chúng ta càng phải nhận rõtầm quan trọng và cần thiết của thông tin quốc tế đúng đắn trong việc góp

phần bồi dưỡng, giáo dục ý chí quyết tâm giữ vững ổn định chính trị và độc

lập, tự chủ của đất nước, duy trì và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc Nóimột cách khác, báo chí thông tin trung thực tình hình quốc tế nhưng phải phùhợp với lợi ích của đất nước, lợi ích của nhân dân

Từ đó có thể thấy nhiệm vụ của hoạt động tổ chức sản xuất chươngtrình truyền hình thời sự quốc tế là phản ánh diễn biến tình hình thế giới mangtính định hướng cao, phản ánh những hoạt động ngoại giao, hội nhập tích cựccũng như phản ánh kịp thời dư luận thế giới về nhiều lĩnh vực cũng như khíacạnh, giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc nhận định tình hình thế giớigóp phần hoạch định chính sách đối ngoại trong bối cảnh thế giới khôngngừng biến động phức tạp, có nhiều mối quan hệ đan xen

Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó, hoạt động tổ chức sản xuấtchương trình truyền hình thời sự quốc tế cần giới thiệu cho mọi người hiểu vềchính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, các hoạt động ngoại giao, hợptác quốc tế của nước ta, cung cấp cho khán giả một cái nhìn tổng quát về thếgiới, vừa đáp ứng được yêu cầu của công chúng, vừa phục vụ tốt cho sự

Trang 35

nghiệp phát triển đất nước Hoạt động tổ chức sản xuất phải đáp ứng một sốyêu cầu như: có định hướng, có chọn lọc, chuẩn xác và không phiến diện.Nên đưa tin về sự việc gì, còn điều gì thì không nên đưa, đưa ở góc nhìn nàothì phù hợp, đó là những hoạt động tổ chức sản xuất chương trình truyền hìnhthời sự quốc tế cần phải giải quyết Và làm sao để có những thông tin thời sựquốc tế chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị cũng nhưnhu cầu của công chúng báo chí đòi hỏi cơ quan báo chí, người làm chươngtrình truyền hình thời sự quốc tế phải nhận thức được vai trò, nhiệm vụ và đầu

tư vào công tác tổ chức sản xuất

1.3.4 Đặc điểm tiếp nhận thông tin quốc tế của công chúng

Trong thời đại ngày nay, nhu cầu và năng lực tiếp nhận thông tin, trong

đó có thông tin quốc tế của công chúng nước ta nói chung ngày càng tăng, đadạng và thường xuyên hơn Nếu trước đây, thông tin quốc tế chỉ dành chogiới chuyên môn hay đội ngũ trí thức thì ngày nay giới hạn đó đã bị thu hẹpnếu không nói là không còn Trước hết phải kể đến trình độ dân trí đã cao hơntrước Biết ngoại ngữ trở thành một nhu cầu bức thiết, và số người biết mộthay nhiều ngoại ngữ ngày một nhiều thêm Công chúng ngày nay tỏ ra nhạycảm hơn đối với các sự kiện, hiện tượng thời sự nhất là những vấn đề quốc tế

và có khả năng nhanh chóng nắm bắt cái mới, phân tích, đánh giá cái mới.Các cuộc xung đột ở Syria, Iraq, cuộc chiến chống khủng bố, dịch bệnhEbola, tai nạn hàng không, hay một phát minh khoa học, một giải thưởng âmnhạc, điện ảnh mới, cuộc sống và nền văn hóa các dân tộc trên thế giới, cảnhững chuyện lạ thế giới đều là những điều mà người đọc, người nghe, ngườixem muốn biết

Hơn nữa sau một thời gian thiếu thông tin, nhu cầu hiểu biết của côngchúng cũng không còn bó hẹp trong phạm vi một vài nước mà đã mở rộnghơn nhiều; trong thời đại toàn cầu hóa, sự ảnh hưởng qua lại, tác động lẫn

Trang 36

nhau giữa các nước ngày càng lớn nên công chúng càng muốn biết nhiều hơn

về các vấn đề quốc tế, quan tâm đến những thông tin mang tính toàn cầu, nhất

là trong bối cảnh, đất nước thay đổi nhanh và mạnh, sự hợp tác với các quốcgia khác ngày càng tăng, xu hướng hội nhập của nước ta với khu vực và thếgiới ngày càng rõ và có hiệu quả tốt

Tiểu kết chương 1

Hoạt động tổ chức sản xuất chương trình truyền hình bao gồm nhiềucông đoạn, với sự tham gia của các yếu tố như tổ chức nhân sự, tổ chức trangthiết bị kỹ thuật, tổ chức sản xuất nội dung Để sản xuất các chương trìnhtruyền hình, đòi hỏi các yếu tố trên phải được kết hợp nhuần nhuyễn, theomột quy trình nhất định So với các loại hình báo chí khác, việc sản xuất mộtchương trình truyền hình phức tạp hơn, nhiều công đoạn và tốn kém hơn Tùythuộc vào thể loại chương trình truyền hình mà cách tổ chức sản xuất đượcthực hiện khác nhau Mặc dù việc tổ chức sản xuất các chương trình truyềnhình cơ bản là giống nhau nhưng mỗi kênh truyền hình, mỗi đài truyền hình

có đặc điểm riêng về định hướng nội dung, nhân sự, trang thiết bị máy móc,tiềm lực tài chính, cho nên, quy trình có thể khác nhau Việc tổ chức sản xuấtcác chương trình thời sự quốc tế lại có những yêu cầu riêng với những tiêu chímang tính thời sự đặc thù của nó Chính điều này làm nên sự khác biệt trong quytrình tổ chức sản xuất chương trình tại các kênh, các đài truyền hình

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỜI SỰ QUỐC TẾ TRÊN ĐÀI PHÁT THANH

VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG HIỆN NAY

2.1 Các chương trình truyền hình thời sự quốc tế của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long

2.1.1 Vài nét về Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long

Đài PT&TH Vĩnh Long nằm trên đường Phạm Thái Bường, thuộcphường 4, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Tiền thân của Đài PT&THVĩnh Long là Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Cửu Long được thành lậpngày 22/12/1977 Năm 1992, tỉnh Cửu Long được chia tách thành hai tỉnhTrà Vinh và Vĩnh Long, từ đó mang tên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnhVĩnh Long theo Quyết định số 57/QĐ.UBT, ngày 9/5/1992 của UBND tỉnhVĩnh Long

Đài PT&TH Vĩnh Long là đơn vị sự nghiệp có thu Đài thực hiện tựchủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tàichính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 251/QĐ-UBNDngày 29/01/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc giao quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập(giai đoạn 2013 - 2015)

Cơ cấu tổ chức của Đài PT&TH Vĩnh Long gồm: Ban Giám đốc, 12phòng chuyên môn và 02 đơn vị trực thuộc (Công ty Truyền hình Cáp vàTrung tâm Dịch vụ Thương mại Trường An) Tổng số cán bộ, công chức,viên chức và người lao động là 400 người

Tổ chức Đảng và đoàn thể: Đảng bộ cơ sở Đài có 14 chi bộ trực thuộcvới tổng số 207 đảng viên Hội cựu chiến binh cơ sở gồm 14 hội viên Công

Trang 38

đoàn cơ sở gồm 358 công đoàn viên Đoàn ủy cơ sở có 141 đoàn viên gồm 10chi đoàn trực thuộc Chi hội Nhà báo có 145 hội viên Chi hội điện ảnh có 21hội viên.

Đài PT&TH Vĩnh Long là đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh VĩnhLong, là cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh VĩnhLong; là cơ quan thông tin tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giáo dục nâng cao dân trí, phục

vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, truyềnhình và nội dung trang thông tin điện tử

Chức năng về chính trị: Thông tin tuyên truyền đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phản ánh tâm tư, nguyệnvọng, phong trào hành động cách mạng của nhân dân địa phương, phê pháncác hiện tượng tiêu cực, cổ vũ tinh thần thi đua yêu nước vì sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc

Chức năng về văn hóa xã hội: Giáo dục, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầuhưởng thụ văn hóa và giải trí lành mạnh của các tầng lớp nhân dân tại địa phương

Chức năng về kinh tế, kỹ thuật: Thực hiện việc sản xuất, truyền dẫnphát sóng, lưu trữ các chương trình phát thanh, truyền hình, thông tin điệntử… Kinh doanh, khai thác các dịch vụ quảng cáo, sản xuất và cung cấp cácthiết bị kỹ thuật phát thanh, truyền hình, cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

và đường truyền internet

Đài có nhiệm vụ tổ chức, sản xuất và phát sóng các chương trình phátthanh, truyền hình, nội dung trang thông tin điện tử để tuyên truyền phổ biếnđường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; đồng thờiđáp ứng nhu cầu thông tin - giải trí của mọi tầng lớp nhân dân Tổ chức hoạtđộng quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ; tiếp nhận sự tài trợ, ủng hộ của các cánhân trong và ngoài nước Quản lý bộ máy, biên chế, tài chính của đơn vị theoquy định của pháp luật Thực hiện chế độ, chính sách, nâng bậc lương, tuyểndụng, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp

Trang 39

vụ cho cán bộ, viên chức…

Hiện nay, kênh truyền hình THVL1, THVL2 phát sóng 24/24 giờ Riêngkênh THVL2 không phát trên hệ thống Analog theo chủ trương của Chínhphủ, chỉ phát trên hệ thống cáp và vệ tinh Vinasat Chương trình phát thanhtrên sóng FM phát 24/24 giờ

Trang Thông tin điện tử thực hiện việc đăng lại các chương trình đãphát trên sóng phát thanh, truyền hình (đối với các chương trình truyền hình

có thêm video clip) nhằm giúp cho người dân có cơ hội xem lại các chươngtrình đã phát sóng, giúp cho công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn

2.1.2 Phòng Biên dịch Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long

Phòng Biên dịch là phòng chuyên môn trực thuộc Đài PT&TH VĩnhLong, được thành lập từ năm 2009 Tiền thân của phòng Biên dịch là bộ phậnBiên dịch trực thuộc Phòng Truyền hình và sau đó là Tổ Biên dịch trực thuộcPhòng Chương trình Truyền hình Đài PT&TH Vĩnh Long

Phòng Biên dịch có chức năng sản xuất các chương trình, bản tintruyền hình thời sự quốc tế, các chương trình truyền hình khoa giáo giải tríkhai thác từ các nguồn nước ngoài đúng theo quan điểm, đường lối, chủtrương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức in thu cácchương trình truyền hình từ vệ tinh phục vụ cho nhu cầu nội bộ đơn vị vàtheo yêu cầu của các phòng, ban chuyên môn trong Đài

Phòng Biên dịch có nhiệm vụ:

- Biên dịch, biên tập, tổ chức sản xuất các bản tin thế giới truyền hìnhtrong các chương trình thông tin tổng hợp như 60’, 30’, Thời sự 11h, Thời sự18h30, chương trình Thời sự quốc tế 22h, Thế giới quanh ta… hàng ngày.Bảo đảm cung cấp thông tin nhanh nhạy, chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hìnhquốc tế đúng theo quan điểm của Đảng và Nhà nước đáp ứng nhu cầu thôngtin của công chúng báo chí

- Biên dịch, biên tập, phối hợp với các phòng chuyên môn khác thực

hiện hậu kỳ các chương trình khoa giáo giải trí khai thác từ các nguồn nước

Trang 40

ngoài phát sóng truyền hình định kỳ.

- In thu chương trình truyền hình từ các kênh trong nước và nước ngoài

phục vụ cho nhu cầu khai thác của phòng Biên dịch và yêu cầu từ các phòngban chuyên môn khác trong Đài

- Nghiên cứu đề ra phương án, biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng

nội dung, hình thức thể hiện các bản tin, chương trình trên sóng cũng như quytrình tác nghiệp của các bộ phận trong đơn vị

Về cơ cấu tổ chức, Phòng Biên dịch hiện nay có 24 cán bộ viên chức,trong đó có 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng Phòng có 3 tổ gồm tổThời sự quốc tế, tổ Khoa giáo giải trí và tổ Vệ tinh Phòng còn có Ban biêntập các chương trình nước ngoài trực thuộc Ban biên tập Đài PT&TH VĩnhLong với 5 thành viên gồm Trưởng ban, 01 phó trưởng ban và 3 ủy viên làcác thành viên ban lãnh đạo phòng và các tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ biêntập và duyệt các chương trình, bản tin do phòng đảm trách

Ảnh 2.1: Ban biên tập các chương trình nước ngoài hội ý công việc

2.1.3 Các chương trình truyền hình thời sự quốc tế của Đài

Hiện nay Đài PT&TH Vĩnh Long sản xuất 6 đầu chương trình truyềnhình có tin thời sự quốc tế hàng ngày do Phòng Biên dịch đảm trách, gồm:

- Phần Thời sự quốc tế trong chương trình 60’: gồm mục Thế giới cậncảnh với các thông tin tiêu biểu về mọi lĩnh vực liên quan đến các vấn đềquốc tế như chính trị, ngoại giao, quân sự, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hóa,

Ngày đăng: 07/05/2016, 18:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w