1. Lý do chọn đề tài Chủ nghĩa nhân văn từ bao đời nay luôn là một trong những giá trị đạo đức tốt đẹp nhất mà con người hướng đến. Cho dù trong giai đoạn lịch sử nào, cốt lõi chủ giá trị nhân văn luôn là tình yêu thương con người, đấu tranh với mọi tác nhân xấu nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp về vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân để tiến đến một xã hội giàu mạnh và văn minh. Khát vọng nhân đạo và nhân văn dường như chưa bao giờ ngừng chảy trong tim nhân loại, là mục đích hướng đến của bao dân tộc, bao thế hệ vì một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc vững bền. Vì lẽ đó, việc giáo dục tính nhân văn, nhân đạo cho con người luôn là nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng của xã hội. Trong đó, báo chí một phương tiện truyền thông giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục, tuyên truyền những giá trị nhân văn tốt đẹp cho con người, cho xã hội. Hơn thế nữa, với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay, sức mạnh của báo chí không chỉ biến tư tưởng thành hành động để mọi người sống tốt hơn mà còn tạo nên những hiệu quả xã hội làm thay đổi cuộc sống con người theo chiều hướng thiết thực hơn. Thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí trong việc giáo dục tính nhân văn, cùng với sự nở rộ của nhiều thể loại chương trình truyền hình phong phú khác nhau thì chương trình truyền hình nhân đạo ra đời khoảng một thập niên gần đây có một vị trí nhất định trong vườn hoa thể loại đa dạng của truyền hình hiện đại. Không thể phủ nhận sự tác động ảnh hưởng mạnh mẽ của các chương trình nhân đạo đối với đời sống xã hội hôm nay với tính nhân văn sâu sắc như một nốt trầm sâu lắng giữa cuộc sống tất bật khiến người ta phải dừng lại và suy ngẫm, kéo con người xích lại gần nhau, yêu thương nhau hơn.
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THIỆN THƯ
TÍNH NHÂN VĂN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO CỦA ĐÀI PHÁT THANH
VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
CẦN THƠ - 2015
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THIỆN THƯ
TÍNH NHÂN VĂN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO CỦA ĐÀI PHÁT THANH
VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG HIỆN NAY
Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯƠNG KHẮC HIẾU
CẦN THƠ - 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Lương Khắc Hiếu Các số liệu, những kết luận
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Nguyễn Thiện Thư
Trang 4MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TÍNH NHÂN VĂN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1 Truyền hình nhân đạo và tính nhân văn trong các chương trình
1.2 Xu hướng phát triển của các chương trình truyền hình nhân đạo
và sự cần thiết nâng cao tính nhân văn trong các chương trình
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH NHÂN VĂN TRONG CÁC
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO XÃ HỘI CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG
2.1 Khái quát về Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long và các
chương trình nhân đạo trên sóng Truyền hình Vĩnh Long 392.2 Phân tích về tính nhân văn qua các chương trình nhân đạo xã hội của
Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long từ năm 2009 đến nay 42
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
TÍNH NHÂN VĂN CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN
3.1 Những vấn đề đặt ra của các chương trình truyền hình nhân đạo
của Đài Phát thanh-Truyền hình Vĩnh Long hiện nay 813.2 Giải pháp nâng cao tính nhân văn của các chương trình truyền
hình nhân đạo trên sóng Truyền hình Vĩnh Long hiện nay 91
Trang 5MC : Người dẫn chương trình
PT&TH : Phát thanh & Truyền hình
SXCT : Sản xuất chương trình
Trang 6Bảng 2.1: Bảng thống kê tiền ủng hộ các chương trình truyền hình
nhân đạo của Đài PT&TH Vĩnh Long năm 2014 43Bảng 2.2: Liệt kê nguồn thực hiện các chương trình truyền hình
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa nhân văn từ bao đời nay luôn là một trong những giá trị đạođức tốt đẹp nhất mà con người hướng đến Cho dù trong giai đoạn lịch sử nào,cốt lõi chủ giá trị nhân văn luôn là tình yêu thương con người, đấu tranh vớimọi tác nhân xấu nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp về vật chất lẫn tinhthần cho nhân dân để tiến đến một xã hội giàu mạnh và văn minh Khát vọngnhân đạo và nhân văn dường như chưa bao giờ ngừng chảy trong tim nhânloại, là mục đích hướng đến của bao dân tộc, bao thế hệ vì một cuộc sống hòabình, hạnh phúc vững bền Vì lẽ đó, việc giáo dục tính nhân văn, nhân đạocho con người luôn là nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng của xã hội Trong
đó, báo chí- một phương tiện truyền thông giữ vai trò hết sức quan trọng trongviệc giáo dục, tuyên truyền những giá trị nhân văn tốt đẹp cho con người, cho
xã hội Hơn thế nữa, với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ trong thờiđại ngày nay, sức mạnh của báo chí không chỉ biến tư tưởng thành hành động
để mọi người sống tốt hơn mà còn tạo nên những hiệu quả xã hội làm thay đổicuộc sống con người theo chiều hướng thiết thực hơn
Thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí trong việc giáo dục tính nhânvăn, cùng với sự nở rộ của nhiều thể loại chương trình truyền hình phong phúkhác nhau thì chương trình truyền hình nhân đạo ra đời khoảng một thập niêngần đây có một vị trí nhất định trong vườn hoa thể loại đa dạng của truyềnhình hiện đại Không thể phủ nhận sự tác động ảnh hưởng mạnh mẽ của cácchương trình nhân đạo đối với đời sống xã hội hôm nay với tính nhân văn sâusắc như một nốt trầm sâu lắng giữa cuộc sống tất bật khiến người ta phải dừnglại và suy ngẫm, kéo con người xích lại gần nhau, yêu thương nhau hơn
Loạt chương trình nhân đạo xã hội của Đài Truyền hình Vĩnh Long(THVL) trong suốt hơn 5 năm phát sóng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòngkhán giả khắp mọi miền trên cả nước bởi tính nhân đạo thiết thực, kịp thời và
Trang 8tính nhân văn thấm đẫm qua từng kỳ phát sóng Tuy vậy, để giữ được ấntượng ấy mãi sống trong lòng công chúng đòi hỏi những người thực hiệnchương trình phải đầu tư nâng cao chất lượng chương trình từng ngày từnggiờ Làm sao để có những bước cải tiến đặc sắc để thu hút được người xem,nhưng vẫn giữ được ý nghĩa nội dung sâu sắc và ngày càng hướng con ngườiđến những giá trị tốt đẹp tỏa sáng cuộc đời, đó vừa là điều trăn trở vừa lànhiệm vụ mà người làm báo phải hướng tới Và đó còn là một đòi hỏi bứcthiết mà lãnh đạo Đài đặt ra cho bộ phận thực hiện chương trình, mà bản thânngười viết là một trong những thành viên tham gia sản xuất các chương trìnhnhân đạo xã hội trên sóng THVL.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ làm đònbẩy thúc đẩy sự vượt trội của truyền thông, nhu cầu thông tin của côngchúng được đáp ứng kịp thời qua nhiều loại hình truyền thông báo chí.Song song đó là những diễn biến phức tạp của báo chí hiện đại mà đángbáo động là tình trạng vi phạm đạo đức nghề báo với những bài báo cẩuthả, không đảm bảo tính chân thật khách quan, nạn giật tít, giật gân câukhách chạy theo xu hướng thương mại hóa… đã làm sản phẩm báo chí dần
xa rời những chức năng xã hội của nó Do đó, việc nhận thức đúng về đạođức nghề báo, đảm bảo tính chân thật, tính chiến đấu và đặc biệt là nângcao tính nhân văn trong sản phẩm báo chí là điều vô cùng bức thiết màngười làm báo hiện nay cần ý thức một cách sâu sắc Đặc biệt với nhữngchương trình truyền hình được nhiều người quan tâm như chương trìnhtruyền hình nhân đạo, được phát sóng trên một kênh truyền hình có phạm
vi phủ sóng rộng khắp như Đài THVL thì càng phải được nhấn mạnh vàxây dựng rõ các giá trị đó để phát huy vai trò xã hội của một sản phẩm báochí thời đại ngày nay Xác định tính nhân văn trong các chương trìnhtruyền hình nhân đạo để ngày càng nhân rộng, tỏa sáng những giá trị đẹpcủa nó là vừa thực hiện tốt nhiệm vụ của người làm báo đối với công chúng,
Trang 9với xã hội, vừa thực hiện được tinh thần yêu nước và giữ được giá trị văn hóatruyền thống ngàn đời của ông cha ta từ xưa đến nay.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Tính nhân văn trong
các chương trình truyền hình nhân đạo của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay, tính nhân văn hay chủ nghĩa nhân văn luôn được chútrọng phân tích, nghiên cứu trong các công trình về triết học, xã hội học, đạođức học, văn học và báo chí học Vì vậy, đã có khá nhiều công trình nghiêncứu và các bài báo liên quan đến đề tài này
Về các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ nghĩa nhân văn và tính
nhân văn, có thể kể đến: Bài viết "Những vấn đề cơ bản và sự biểu hiện của
Chủ nghĩa nhân văn trong thời đại Phục Hưng ở Châu Âu (thế kỷ XIV- XVI)"
của tác giả Hồng Văn trên Tạp chí Nghiên cứu văn hóa số 5 của Trường Đạihọc Văn hóa Hà Nội đi sâu vào khái niệm, lịch sử ra đời và biểu hiện của chủnghĩa nhân văn gắn liền với sự phát triển nền văn minh và con người trongthời kỳ Phục Hưng
Cuốn sách Chủ nghĩa duy vật nhân văn và định hướng nhân văn của sự
phát triển xã hội, TS Hồ Bá Thâm, (năm 2005) nghiên cứu ở góc độ triết học
về sự phát triển của chủ nghĩa nhân văn riêng ở Việt Nam qua các giai đoạnlịch sử, và đỉnh cao là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với giá trị cốt lõi hội
tụ những tinh hoa phát triển tốt đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước, là triết học
về nhân văn hiện đại và là nền tảng để xây dựng chủ nghĩa nhân văn xã hộichủ nghĩa tiến bộ nhất thời đại ngày nay
Luận văn Thạc sĩ khoa học triết học của học viên Giáp Thị Lanh, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng nhân
văn của Nguyễn Trãi tập trung nghiên cứu sâu về tư tưởng nhân văn của
Nguyễn Trãi đậm chất Nho giáo mà cốt lõi là đạo làm người với những ảnh
Trang 10hưởng sâu sắc và ý nghĩa của nó với chủ nghĩa yêu nước và truyền thống dân
tộc Việt Nam Cũng dưới góc nhìn triết học có Luận văn Thạc sĩ "Triết lý
nhân sinh trong tác phẩm "Đạo Đức Kinh của Lão Tử và ý nghĩa của nó đối với xây dựng đạo đức người Việt Nam hiện nay" của học viên Vũ Quốc
Mạnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (năm 2012) có đề cập đến một sốgiá trị đạo đức trong triết lý nhân sinh của Lão Tử và mối liên hệ của nó vớinhững giá trị đạo đức của người Việt Nam như khiêm nhường, bao dung, yêuthương con người, xây dựng xã hội dân chủ, văn minh là những biểu hiệncốt lõi tương đồng với nội hàm của chủ nghĩa nhân văn
Nghiên cứu về tính nhân văn trong văn học nghệ thuật có Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngữ văn "Tính nhân văn qua hình tượng người phụ
nữ trong tiểu thuyết tự Lực Văn Đoàn " của học viên Phạm Thanh Hùng,
Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh (năm 1999) với những phântích rất cụ thể những khía cạnh mang tính nhân văn về nội dung lẫn hìnhthức khi nhìn thân phận người phụ nữ trong các tác phẩm văn học của Tựlực văn đoàn
Bài viết "Về tính nhân văn trong văn hóa Việt Nam" của Thạc sĩ Nguyễn
Ngọc Toàn, đăng trên Tạp chí Triết học số 6 (193) năm 2007 tập trung đề cậpđến hai đặc trưng cơ bản của tính nhân văn trong văn hóa Việt Nam là sựkhoan dung và tinh thần yêu nước biểu hiện qua quá trình lịch sử, văn hóa,bản sắc dân tộc
Tính nhân văn trong phê bình văn học hôm nay của tác giả Trần Đình
Sử, đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An (tháng 7/2013) đúc rút những điềucòn thiếu nhân văn trong công tác lí luận và phê bình để từ đó đặt ra tiêu chícần thiết của tính nhân văn trong phê bình văn học chứ không đi vào nghiêncứu tính nhân văn
Về tính nhân văn trong báo chí chưa có công trình nghiên cứu chuyênsâu mà chỉ có những bài viết, tham luận mang tính trao đổi, bàn bạc, phân tích
Trang 11những khía cạnh được và chưa được, hay như thế nào là nhân văn trong thông
tin, báo chí như: Báo chí nhân văn của tác giả Thiện Văn đăng trên tạp chí Quân đội Nhân dân (19/06/2011) ; Mấy suy nghĩ về tính nhân văn trong báo
chí ngày nay của tác giả Võ Hòa Nhân đăng trên Báo Bình Dương
(21/06/2012); Thông tin phải mang tính nhân văn của tác giả, đăng trên báo
An Ninh Thủ Đô (17/09/2011) ; Các yếu tố cần hội đủ để nâng cao giá trị
nhân văn, bài tham luận của nhà văn, dịch giả Ngọc Châu tại cuộc tọa đàm
"Báo chí và văn chương cùng hướng tới giá trị nhân văn" của Hội Nhà báo vàHội Nhà văn thành phố Hải Phòng (19/5/2012)
Riêng về tính nhân văn trong truyền hình thì nổi bật có Luận văn Thạc
sĩ Báo chí học đề tài :" Nâng cao hiệu quả các chương trình truyền hình nhân
đạo xã hội của Đài PT-TH Tiền Giang" của học viên Nguyễn Thị Khánh
Ngọc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chủ yếu đi sâu khai thác về hiệuquả mà các chương trình nhân đạo của đài làm được hoặc chưa làm được vềmặt an sinh xã hội, về góp phần xóa đói giảm nghèo, về mặt nâng cao đờisống của công chúng Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượngchương trình
Tuy nhiên nghiên cứu riêng về tính nhân văn của các chương trìnhtruyền hình hiện nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu
Tóm lại, tuy là một khach thể nghiên cứu không mới nhưng hiện nayvẫn chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập, phân tích tính nhân văn trongmột hay một thể loại tác phẩm báo chí cụ thể, đặc biệt là các chương trìnhtruyền hình nhân đạo đang được dư luận xã hội quan tâm
Vì vậy, việc nghiên cứu về tính nhân văn trong các chương trình nhânđạo của Đài THVL là một đòi hỏi cần thiết đối với người làm báo trong việcnghiên cứu tác phẩm, hiệu quả tác động xã hội của nó cũng như tìm ra cácgiải pháp để nâng cao chất lượng chương trình ngày một ý nghĩa và địnhhướng nội dung đúng đắn hơn
Trang 123 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm rõ các vấn đề lý luận và thựctiễn về tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo của ĐàiPhát thanh- Truyền hình Vĩnh Long Từ đó đề xuất những giải pháp nâng caotính nhân văn của các chương trình truyền hình nhân đạo trên sóng Truyềnhình Vĩnh Long hiện nay
- Phân tích thực trạng tính nhân văn thể hiện qua tác phẩm và dư luận
xã hội về các chương trình truyền hình nhân đạo của Đài Phát thanh và Truyềnhình Vĩnh Long phát sóng, từ đó khái quát những vấn đề đặt ra về tính nhân văntrong các chương trình truyền hình nhân đạo trên sóng THVL hiện nay;
- Đề xuất và luận giải các giải pháp nâng cao tính nhân văn trong cácchương trình truyền hình nhân đạo phát trên sóng THVLhiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo xã hội pháttrên sóng THVL
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu là các quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ CHí Minh và của Đảng ta về chủ nghĩa nhân đạo, nhân
Trang 13văn, về báo chí cách mạng và về tính nhân đạo, nhân văn trên báo chí.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sữ dụng, kế thừa quan điểm củacác nhà nghiên cứu báo chí về tính nhân văn, các thể loại truyền hình, cácchức năng báo chí và nguyên tắc đạo đức nghề báo… Từ đó, vận dụng vàoviệc khảo sát, phân tích, đánh giá tính nhân văn và việc thực hiện các chứcnăng báo chí, nguyên tắc đạo đức nghề báo qua các chương trình nhân đạocủa Đài THVL
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả phải thực hiệnnhững phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giúp cho người nghiên cứu nắm
được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; có thêm kiếnthức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứucủa mình;
- Phương pháp phân tích: giúp chẻ nhỏ từng vấn đề, từng khía cạnh của
các chương trình để tìm tòi, nghiên cứu, đánh giá, nhận định, từ đó rút ranhững luận điểm mới có cơ sở, có căn cứ xác đáng;
- Phương pháp so sánh: giúp cho người nghiên cứu thấy được những
điểm giống và khác nhau giữa vấn đề này với vấn đề kia, giữa chương trìnhnhân đạo xã hội của Đài THVL với các chương trình nhân đạo xã hội của cácĐài khác để rút ra những điểm được và chưa được của vấn đề nghiên cứu;
- Phương pháp quan sát: giúp cho người nghiên cứu đánh giá được vấn
đề qua việc quan sát hình ảnh của chương trình truyền hình dạng thành phẩm;
- Phương pháp khảo sát: khảo sát dư luận xã hội và lượng khán giả quan
tâm yêu thích chương trình qua việc đo số liệu khảo sát lượng người xem;
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn các đồng nghiệp và những
đối tượng công chúng khác nhau đã từng xem các chương trình truyền hình
Trang 14nhân đạo trên sóng THVL để có những ý kiến đánh giá chuyên môn về nhữngmặt được và chưa được trong việc thể hiện tính nhân văn;
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn sẽ góp củng cố thêm hệ thống lý luận về chức năng xã hộicủa báo chí và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đồng thời góp phầnvào việc đặt ra cơ sở lý luận về thể loại truyền hình nhân đạo với tiêu chí vềtín nhân văn của nó
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trìnhtruyền hình nhân đạo theo hướng vừa hấp dẫn, vừa đảm bảo ý nghĩa xã hội và
ý nghĩa nhân văn cao đẹp của nó
Kết quả đạt được của luận văn sẽ giúp ích cho việc thực hiện kế hoạchnâng cao chất lượng chương trình mang tính chiến lược lâu dài của Ban BiênTập các chương trình nhân đạo xã hội của Đài, đồng thời giữ vững lượngngười xem, giữ vững khung giờ vàng đã được xây dựng ổn định từ trước đếnnay, bên cạnh đó như củng cố thêm uy tín xã hội và vị trí vững chắc của loạtchương trình này trong lòng công chúng
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung củaluận văn gồm 3 chương, 6 tiết
Trang 15Chương 1 TÍNH NHÂN VĂN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Truyền hình nhân đạo và tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo
1.1.1 Truyền hình và chương trình truyền hình nhân đạo
* Khái niệm:
Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng (MassCommunication hay Mass Media) với các phương tiện thông tin khác nhaunhư: sách, báo in, điện ảnh, quảng cáo, băng, đĩa, phát thanh, truyền hình,Internet có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội
"Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng
chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh" [35, tr.127] Thuật ngữ
"truyền hình" (television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp Theotiếng Hy Lạp, từ "tele" có nghĩa là "ở xa", còn "videre" là "thấy được", ghéphai từ lại có nghĩa là "xem được ở xa" Còn tiếng Latinh có nghĩa là "xemđược từ xa"
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ XX và phát triển với tốc độ vũbão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thôngtin quan trọng trong đời sống xã hội Ngày nay truyền hình trở thành công cụsắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế- xã hội,
an ninh, quốc phòng
Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là mộtphương tiện giải trí và thông tin Dần dần, truyền hình đã trực tiếp tham giavào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáodục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và dịch vụ
Sự ra đời của truyền hình với sự phát triển không chỉ về số lượng màcòn cả chất lượng đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng có
Trang 16sức ảnh hưởng xã hội to lớn Công chúng của truyền hình trên thế giới vì thếngày càng đông đảo Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hình
đã làm cho cuộc sống cô đọng hơn, nhiều ý nghĩa và sáng tỏ hơn về hình thức
và phong phú hơn về nội dung Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải thì cótruyền hình sóng (wireless TV) và truyền hình cáp (CATV) Xét theo góc độthương mại có truyền hình công cộng (public TV) và truyền hình thương mại(commercial TV) Xét theo mục đích nội dung, người ta chia truyền hìnhthành truyền hình giáo dục, truyền hình giải trí Xét theo góc độ kỹ thuật cótruyền hình tương tự (analog TV) và truyền hình số (ditigal TV)
* Đặc trưng của truyền hình:
Truyền hình mang những đặc điểm chung của một loại hình báo chí và
có những đặc điểm riêng đặc trưng của mình như sau:
- Tính thời sự: là đặc điểm chung của báo chí, nhưng với truyền hình
khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn, sự kiện được phản ánh ngay lậptức khi nó vừa mới diễn ra, thậm chí khi nó đang diễn ra Truyền hình có khảnăng phát sóng liên tục trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thôngtin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất
- Ngôn ngữ truyền hình: khác với các phương tiện truyền thông hiện đại khác, truyền hình tái hiện "cuộc sống hiện thực trong trạng thái sống", ở "một
bộ phận nguyên dạng của những gì đang diễn ra ngoài đời" [355, tr.132], đó
chính là sự khác biệt về ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh Nếu với báo in,người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác, phát thanh là bằng thínhgiác thì người xme truyền hình tiếp cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giáccùng một lúc
- Tính phổ cập và quảng bá: do xu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền
hình có khả năng thu hút hàng triệu người xem cùng một lúc Cùng với sựphát triển của khoa học và công nghệ, truyền hình ngày càng mở rộng phạm
vi phủ sóng phục vụ được nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu, vùng xa
Trang 17Tính quảng bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy ra ở bất kỳnơi đâu nếu được đưa lên vệ tin sẽ được truyền đi khắp thế giới cho hàng tỷngười biết đến
- Khả năng thuyết phục công chúng: Truyền hình đem đến cho khán giả
cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh với độ tin cậy cao, cókhả năng tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người và truyền tải mộtcách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiếntận mắt của công chúng, thõa mãn nhu cầu nghe nhìn của người xem qua hìnhảnh và âm thanh chân thực sinh động Và đó cũng chính là lợi thế của truyềnhình so với báo in và phát thanh
- Khả năng tác động dự luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn
của nhân dân: không chỉ bằng những sự kiện mà bằng những thông điệp ý
nghĩa, thông tin trên truyền hình có một sức tác động mạnh mẽ vào nhậnthức con người, tạo nên dư luận xã hội to lớn, thông qua đó còn định hướng
dư luận về mặt tư tưởng, nhận thức về tình hình xã hội, đường lối chủtrương của Đảng và Nhà Nước, hay mang đến cho người đem sự đồng cảm,xây dựng lòng nhân ái, tạo nên hiệu ứng nhân đạo rộng lớn trong toàn dân
Từ đó, truyền hình trở thành diễn đàn của nhân dân qua các chuyên mục,talkshow, diễn đàn tập hợp ý kiến của đại bộ phận công chúng phản ánhnhiều khía cạnh đời sống và các vấn đề xã hội khác nhau, nhờ đó đã gópphần không nhỏ trong việc thực hiện quyền dân chủ, quản lý xã hội củanhân dân, việc giám sát và phản biện xã hội để góp phần kiện toàn bộ máyNhà nước, chống tiêu cực
* Đặc điểm của báo chí truyền hình và sản phẩm của truyền hình:
Trong các loại hình truyền thông đại chúng, truyền hình tuy ra đờimuộn nhưng đó là sản phẩm của nền văn minh khoa học- công nghệ pháttriển Truyền hình là loại hình truyền thông có các yếu tố kỹ thuật hiện đại, là
sự kết hợp giữa kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế và báo chí
Trang 18Những yếu tố cơ bản của truyền hình:
- Lượng thông tin: do trực quan cảm giác truyền hình rất hạn chế lượng
thông tin lý luận và tư duy trừu tượng Ký hiệu thông tin truyền hình thuộc kýhiệu đồng nhất, thông tin trong truyền hình thường mang tính cụ thể, dễ hiểubằng hình ảnh, âm thanh tự nhiên, có tính thuyết phục cao
- Hình ảnh trong truyền hình: vừa là phương tiện vừa là nội dung thể
hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm Truyền hình đã kế thừa kinh nghiệm củađiện ảnh về cỡ cảnh, góc máy, động tác máy v.v , nhưng vẫn có đặc điểmriêng là thông tin kịp thời và xác thực, tính thời sự và tính phổ biến không thểthiếu được trong các tác phẩm báo chí Hình ảnh là phương tiện để tác giảbiểu thị ý đồ, tư tưởng và nó nằm ở cảnh quay cho xem cái gì, góc quay vàđộng tác máy có ý nghĩa như thế nào, có ý đồ gì Những hình ảnh có mối liên hệphối hợp hài hòa ăn khớp với nhau, tạo ra nội dung thông tin mới mang tính tổngthể Sự sắp xếp trong quá trình truyền đạt thông tin giúp con người cảm nhậnđược tính đa chiều, lập thể trong mỗi sự kiện, vấn đề được phản ánh
- Âm thanh: là những yếu tố tồn tại khách quan trong đời sống xã hội,
đóng vai trò quan trọng trong quá trình thông tin Ba yếu tố của âm thanh (lờibình, tiếng động, âm nhạc) được sử dụng trong truyền hình nhằm thông tinphản ánh cuộc sống
- Âm nhạc: có tác dụng làm tôn thêm hình ảnh và sự kiện, âm nhạc phải
được sử dụng được đúng lúc cần thiết, sử dụng sao cho phù hợp với kết cấu, ý
đồ cũng như chủ đề tư tưởng, làm hài hòa với nội dung và hình ảnh để giatăng cảm xúc cho người xem
* Quy trình sáng tạo tác phẩm truyền hình:
Quy trình chung để sáng tạo một tác phẩm truyền hình thông thường sẽgồm các bước:
- Tiền kỳ:
+ Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế
Trang 19+ Chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng cho tác phẩm
+ Xây dựng kịch bản phác thảo hoặc chi tiết
+ Liên hệ với những bộ phận liên quan để chuẩn bị khâu sản xuất,tiến hành ghi hình tại thực đại, thu thập thông tin liên quan
+ Lắng nghe thông tin phản hồi
Hiện nay quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình có thể do một
cá nhân, cũng có thể là sự kết hợp của một nhóm (ê-kip)
* Chương trình truyền hình:
Trong tiếng Anh chương trình là “progamme”, chương trình truyềnhình là “progamme television” Có nhiều quan niêm về chương trình truyềnhình:
“Chương trình truyền hình là sự liên kết bố trí hợp lý các tin bài, bảng
tư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định…, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất” [35, tr.113]
“Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các
nhà báo và cán bộ kỹ thuật dịch vụ… là quá trình giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội rộng rãi…” [32, tr.143]
Nhìn chung, có thể xem chương trình là hình thức thực tế hóa củatruyền hình trong đời sống xã hội để chuyển tải thông tin với công chúng
Chương trình là hình thức thực tế hóa của truyền hình trong đời sống xãhội để chuyển tải thông tin với công chúng Chương trình truyền hình là kết
Trang 20quả hoạt động, là sản phẩm tập thể Đồng thời, cũng như các sản phẩm khác,truyền hình có người sản xuất và người tiêu dùng Người sản xuất tác độngđến người tiêu dùng và ngược lại, người tiêu dùng cũng tác động tới ngườisản xuất thông qua quan hệ: nhà báo- tác phẩm- công chúng Chương trìnhtruyền hình là sản phẩm truyền hình, là kết quả của hoạt động truyền hình,trong đó có cả quá trình sáng tạo gồm nhiều công đoạn: tạo dựng kế hoạch,hoạch định tác phẩm, hình thành chương trình.
Mối liên hệ giữa màn ảnh nhỏ và công chúng là cơ sở để xây dựng cácchương trình, ảnh hưởng không nhỏ đối với việc phân bố chương trình.Phương pháp phân bố chương trình truyền hình xuất phát từ mục tiêu tácđộng đến công chúng một cách mạnh mẽ và toàn diện, đồng thời nhằm vàotừng đối tượng khán giả Mỗi chương trình truyền hình dù phục vụ cho đốitượng chuyên biệt hay đông đảo công chúng đều dựa trên nguyên tắc đảm bảonhững nội dung sau:
- Nội dung: cái gì?
- Thể loại, hình thức thể hiện: như thế nào?
- Đối tượng công chúng: cho ai?
- Thời gian phát sóng: khi nào?
Trên thực tế không có sự thống nhất hoàn toàn giữa các chương trìnhtrong điều kiện nhiều kênh cùng phát sóng, cũng như trong sở thích của cácnhóm đối tượng khán giả của truyền hình Do đó, người làm chương trìnhtruyền hình phải trù tính đến điều kiện, sở thích của từng nhóm khán giả đểthõa mãn nhu cầu của công chúng
* Các thể loại chương trình truyền hình:
"Với tư cách là một hiện tượng và một nghề, báo chí được phân ra
thành báo chí thông tin, báo chí phân tích và báo chí tài liệu- nghệ thuật Đó
là ba phương thức khai thác tư liệu cuộc sống, được thể hiện qua ba nhóm thể loại " [4, tr.7-tr.8] Dựa trên nguyên tắc tiếp cận việc phản ánh hiện
Trang 21thực đượcthể hiện tương ứng trong bố cục chương trình truyền hình, nhóm tácgiả cuốn Báo chí truyền hình G.V Cudơnhetxốp, X.L X vích, A.la.Iu rốpxki(dịch giả Đào Tấn Anh) đã chia ra các nhóm thể loại như sau:
- Nhóm ghi nhận hiện thực đơn giản là các thể loại thông tin truyềnhình, gồm: bản tin (tin ngắn), tường thuật, phát biểu, phỏng vấn, phóng sự
- Nhóm phân tích thông tin, sự kiện gọi là thể loại chính luận phân tích,gồm: bình luận, tọa đàm, tranh luận, gặp gỡ đối thoại, bản tin (chương trìnhthời sự)
- Nhóm thông tin thể hiện theo bố cục hình ảnh mà tác giả đề xuất gọi
là nhóm chính luận nghệ thuật, gồm: bút ký, phác họa, tiểu luận
Ngoài ra còn có thể loại khác như:
- Thể loại biếm họa, trào phúng như: tiểu phẩm trào phúng, thể loại đảkịch (mang tính chính luận cao hơn tiểu phẩm)
- Buổi phát hình, chương trình truyền hình, kênh truyền hình: như tạpchí, giao lưu, truyền hình trực tiếp
- Phim tài liệu truyền hình: bao gồm cả phim truyền hình và phim chândung
* Kỹ năng sản xuất chương trình:
Kế hoạch của đài truyền hình là tạo lập kế hoạch chuyển tác phẩm báochí dưới dạng thể loại đến với công chúng Nó phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Khả năng xây dựng kế hoạch từ việc tổng hợp tình hình
- Khả năng của lực lượng trong sáng tạo và sản xuất
Như vậy để sản xuất chương trình truyền hình cần kết hợp hàng loạtcác yếu tố, mà trên thực tế có thể nhìn nhận là không cần thiết: vấn đề thểloại, vấn đề kinh tế và đặc biệt là vấn đề tổ chức sản xuất Để có được một tácphẩm độc lập phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất Dựa theo tiêu chí kỹthuật có thể phân chia thành một số loại chương trình truyền hình:
- Chương trình sản xuất bằng băng từ
- Chương trình sản xuất bằng phim nhựa
Trang 22- Chương trình phát trực tiếp
* Chương trình truyền hình nhân đạo:
Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, bản thân nhận thấy chưa có tàiliệu khoa học nào đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là chương trình truyền hìnhnhân đạo Tuy nhiên xét ở góc độ thực tế, chương trình truyền hình nhân đạotrước hết là một chương trình truyền hình được sản xuất, xây dựng theo mộtquy trình chặt chẽ từ kịch bản, kỹ thuật, phỏng vấn, biên tập Đó là sản phẩmcủa một tập thể, của một cơ quan báo chí mà cụ thể là của Đài truyền hình
Chưa có tài liệu nào xác định chương trình truyền hình nhân đạo thuộcthể loại nào của truyền hình Tuy nhiên, có thể thấy đặc điểm nổi bật củachương trình truyền hình nhân đạo là: có nội dung xuất phát từ ý nghĩa nhânvăn sâu sắc nên đem đến sự rung động, cộng hưởng, sẻ chia của cộng đồng xãhội Về hình thức nó bao gồm nhiều dạng (phóng sự, talkshow, gameshow )tổng hợp với nhau thành một chương trình truyền hình Bên cạnh đó, chươngtrình còn kết hợp với các yếu tố truyền hình thực tế, tương tác, giải trí để thểhiện nội dung một cách hiệu quả và sinh động Từ đó tác động đến đời sốngvật chất và tinh thần của đại bộ phận người dân, mang đến những ý nghĩa xãhội và ý nghĩa nhân văn sâu sắc Có thể thấy qua một số chương trình truyềnhình nhân đạo như "Trái Tim Cho Em" của VTV3 giúp đỡ những trẻ emnghèo bị bệnh tim bẩm sinh trở về sự sống, "Ngôi Nhà Mơ Ước" của HTVxây nhà cho những gia đình khó khăn, "Thần Tài Gõ Cửa" của THVL hỗ trợvốn cho những người khuyết tật có tay nghề, "Mái Ấm Nghĩa Tình" của ĐàiPhát thanh và Truyền hình Tiền Giang hỗ trợ mái nhà cho những hộ nghèo
Như vậy, chương trình truyền hình nhân đạo là một sản phẩm báo chí,
một chương trình truyền hình có nội dung đi sâu, quan tâm đặc biệt đến cộng đồng, hướng đến xã hội, tập trung vào việc giáo dục, truyền thông
về chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn, đồng thời giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, giúp đỡ và cỗ vũ con người vươn lên trong cuộc sống.
Trang 23Chương trình nhân đạo xã hội tuy không phải là một thể loại đượckhẳng định trong lý thuyết về chương trình truyền hình nhưng bản thân nó vớinhững giá trị về nội dung và ý nghĩa xã hội đã tạo nên hiệu quả sâu rộng vềcông tác tuyên truyền, về mặt ý nghĩa xã hội, vừa mang đến giá trị tinh thầnvăn hóa- giải trí cho công chúng, vừa đem đến lợi ích cho cơ quan báo chí.
1.1.2 Tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo
1.1.2.1 Khái niệm nhân văn và chủ nghĩa nhân văn
- Nhân văn:
Có nhiều tác giả, tài liệu định nghĩa về khái niệm nhân văn, tuy nhiênchưa có một khái niệm nào hoàn chỉnh làm nền tảng
Theo Từ điển tiếng Việt, trang 1441 của Ban biên soạn từ điển New Era
của Nxb Văn hoá Thông tin năm 2005 thì “ Nhân văn: văn hoá loài người”
Tác giả Lưu Văn Hi trong Từ điển tiếng Việt, trang 761 của Nhà xuất
bản Thanh Niên năm 2008 cũng cho rằng: “Nhân văn: Thuộc về văn hoá loài
người”
Theo Từ điển Hán- Nôm (Hanosoft Dictionary): Nhân 人 là con người;
Văn: 文 là văn vẻ; văn từ; cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ
đẹp đẽ rõ rệt gọi là "văn", như văn minh, văn hóa
Thuật ngữ “nhân văn” còn được hiểu theo nghĩa chiết tự của nó là:
Nhân = người Ý nói mang các đặc trưng con người, bản chất con người.
Văn = văn hóa, văn minh Theo đó "nhân văn": là mang những nét đặc trưng thuộc bản chất của con người, là có tri thức văn hóa, văn minh.
Theo tác giả Vũ Hữu Hòa, Khoa Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học
Duy Tân thì "nhân văn" là mang những nét đặc trưng thuộc bản chất của con
người kết hợp với nó là có tri thức văn hóa, văn minh
Theo nhà văn- dịch giả Ngọc Châu phát biểu tại buổi tọa đàm "Báo chí
và văn chương cùng hướng tới giá trị nhân văn" thì : "hiểu theo cách chiết tự
Trang 24thì Nhân là Con người, Văn là văn vẻ", "do vậy nhân văn có thể hiểu là
những giá trị đẹp đẽ của con người ".
- Chủ nghĩa nhân văn:
Từ những quan niệm trên, có thể thấy rằng tư tưởng về nhân văn pháttriển thành trào lưu tư tưởng nhân văn, rồi hình thành ra một hệ thống tư
tưởng mang nội dung "đề cao giá trị con người" được gọi là "chủ nghĩa nhân
văn" Chủ nghĩa nhân văn là một trào lưu tư tưởng và văn hoá thời Phục hưng
ở châu Âu ra đời với mục đích chống Thiên chúa giáo, đề cao con người, giảiphóng cá nhân khỏi sự áp bức của chế độ phong kiến, hướng về cái mới,chống lại sự thủ cựu của những kẻ bóc lột, chống lại sự xuống cấp đạo đứctrong xã hội và của cả tầng lớp tăng lữ Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa nhân
văn Phục hưng được kết tinh trong khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" Chủ
nghĩa nhân văn Việt Nam suốt 4000 năm lịch sử có tư tưởng cốt lõi đó là chủnghĩa yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa Ở thời đại mới, chủ nghĩa nhân vănViệt Nam có những nét tiến bộ hơn từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đờilãnh đạo cho đến ngày nay gọi là chủ nghĩa nhân văn cách mạng mà tiêu biểunhất là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh Quá trình xây dựng thành công chủnghĩa xã hội gọi là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩanhân văn trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội bao hàm cả vấn đề:
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho tất cả nhân dân Chủ nghĩa nhân văn này bao hàm cả vấn đề dân chủ, vấn đề công bằng
xã hội, bao hàm cả giải phóng cá nhân và cộng đồng, xóa bỏ nghèo đói tiến lên giàu mạnh văn minh hướng tới tôn trọng tự do và phát triển toàn diện con người… [37, tr.17].
- Tính nhân văn:
Khái niệm nhân văn hay tư tưởng nhân văn đều chung quy bao hàm mộtnội dung xem con người là một chủ thể văn hoá, xem trọng con người, coitrọng tự do và vai trò cá nhân của con người trong xã hội
Trang 25Ở Phương Tây thường đồng nhất khái niệm nhân văn với nhân đạo.Thuật ngữ Humanism (Anh), Humanisme (Pháp) và Gumanizm (Nga) cónghĩa chung là nhân văn = nhân đạo Tuy nhiên, nhân văn được phương Đôngdùng có nội dung là văn hoá, giáo hoá Còn nhân đạo là khái niệm nhằm biểuhiện phẩm chất con người với tư cách một chủ thể nhân ái
Như vậy có thể hiểu “nhân văn”: là mang những nét đặc trưng thuộc
bản chất của con người kết hợp với nó là có tri thức văn hóa, văn minh.
Những thuộc tính của nhân văn bao gồm:
- Có trí tuệ, có tri thức và khát vọng vươn lên
- Có tình yêu thương đồng loại, hiểu biết và quý trọng con người
- Có văn hóa, biết tích lũy kinh nghiệm sống và phát triển chúng để trởthành văn minh
1.1.2.2 Tính nhân đạo và quan hệ giữa tính nhân đạo với tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo
- Tính nhân đạo: Theo Từ điển Tiếng Việt, nhân đạo thuộc về “đạo đức”,
“thể hiện tình thương yêu và ý thức tôn trọng giá trị, phẩm chất của con người”
Giá trị nhân đạo là những giá trị vừa có tính riêng tương ứng với lập trường xã hội và quyền lợi của từng giai cấp, đặc điểm của từng chế độ xã hội, vừa mang tính chung toàn nhân loại như: lòng từ thiện, đức tinh hy sinh
vì hạnh phúc và sinh mạng của người khác, sự xót thương trước những nỗi khổ đau cụ thể của đồng loại
- Quan hệ giữa tính nhân đạo và nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo:
Theo tác giả Nguyễn Văn Dững: "trong cuộc sống cũng như trong văn
học và báo chí, các khái niệm tính nhân đạo, tính nhân văn và tính nhân loại
có cùng phạm trù ngữ nghĩa, nhưng biểu hiện ở các cấp độ và sắc thái ngữ nghĩa khác nhau" [8, tr.232] Nhân đạo nói chung có thể hiểu "là những phẩm chất đạo đức ở nhận thức, thái độ và hành vi sự thương yêu, quý trọng, chăm
Trang 26sóc và bảo vệ con người, nhất là những con người, thân phận đang gặp những khó khăn bất trắc" [8, tr.232] Còn tính nhân văn trong phạm vi báo
chí, nhấn mạnh ở việc báo chí hướng đến việc "đề cao, quý trọng, ca ngợi và
bảo vệ những văn hóa chung của cộng đồng, vì cuộc sống và mục đích chính đáng của con người và cộng đồng" [8, tr.232].
Như vậy, tính nhân đạo, nhân văn là một trong những nguyên tắc đặcthù của báo chí, là yêu cầu khách quan cần có giúp nhà báo đạt được mục
đích trong quá trình tác nghiệp, là tiêu chí để đánh giá "tính chuyên nghiệp
của báo chí", "thể hiện năng lực và bản lĩnh nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội và
là yếu tố cơ bản định hình phong cách, nhân cách của nhà báo" [8, tr.231]
Thực ra, bản chất nhân văn của một tác phẩm báo chí thể hiện ở nguyêntắc cao nhất của nó chính là tính Đảng Bởi khi tham gia vào công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, xây dựngmột xã hội công bằng văn minh vì con người, cho con người, báo chí đã đứngtrên lập trường nhân đạo của chủ nghĩa cộng sản để thông tin, lý giải cho cáchiện tượng, sự kiện của đời sống xã hội
Báo chí thể hiện tính nhân văn của mình ở đề tài được quan tâm, chú
trọng Đó là những vấn đề "giúp ích cho sự phát triển bền vững, nâng cao
chất lượng cuộc sống" [8, tr.233] Báo chí thông tin phải đảm bảo tính chân
thật, khách quan, nhưng không phải thông tin tất cả những gì xảy ra, mà cầnchọn lựa những gì có ích cho công chúng, đảm bảo lợi ích cho nhân dân, đất
nước mình "Thông tin báo chí không nên là tiếng kèn đám ma, cũng không
nên lúc nào cũng là tiếng kèn đám cưới, thông tin báo chí nên là tiếng kèn xung trận có thể thổi vào trí tuệ và cảm xúc của lòng người sức mạnh của niềm tin" [8, tr.233] nhằm đạt được hiệu ứng tác động xã hội tích cực và "đề cao cái thiện" Báo chí chân chính không những tuyệt đối nói không với việc
tuyên truyền bạo lực, văn hóa suy đồi, gây chia rẽ, thù hằn dân tộc mà còntham gia tích cực vào việc chống lại những tội ác đó, đấu tranh bảo vệ môitrường, vì một xã hội tốt đẹp, văn minh
Trang 27Tính nhân văn của báo chí thể hiện ở "quan điểm, thái độ và sự nỗ lực
không mệt mỏi trong cuộc đấu tranh vì quyền con người, dân chủ, dân sinh,
vì sự tiến bộ xã hội và những giá trị nhân đạo chân chính" [8, tr.232] Ngòi
bút của nhà báo phải là vũ khí sắc bén hướng đến việc chống lại các hành vilàm tổn hại đến quyền con người, tham gia tích cực vào việc xây dựng mốiquan hệ tốt đẹp trong cộng đồng, xây dựng một chế độ xã hội tất cả vì conngười, một xã hội "của dân, do dân và vì dân" Đồng thời báo chí tôn trọng,xây dựng và bảo vệ mỗi cá nhân con người với tư cách một cá thể độc lập,được tự do phát triển một cách toàn diện
Mặt khác, nguyên tắc tính nhân đạo, nhân văn của báo chí còn thể hiện
ở "thái độ tiếp cận, đánh giá các sự kiện và vấn đề trong cuộc sống hàng
ngày có liên quan đến cộng đồng cũng như số phận con người" [8, tr.232],
phải " chọn lựa góc nhìn nào để làm ánh lên những giá trị nhân bản" [8,
tr.238] Trong mỗi vấn đề được phản ánh, nhà báo phải là người có đủ cái tầm
để "vừa soi rọi vào mảng đen quyền lực, vừa chỉ ra luồng sáng, khơi dậy niềm
tin cho công chúng vào chân lý cuộc đời" [8, tr.239], đồng thời có cái tâm trong
việc khai thác thông tin để không "khoét sâu nỗi đau bất hạnh của con người và
tra tấn công chúng mình bởi những thông tin giật gân câu khách" [8, tr.239], "làm đau thêm nỗi đau người trong cuộc" và tránh việc để tác phẩm của mình
khiến cho "cộng đồng bị tra tấn, bi lụy và cuộc sống đen tối thêm".
Như vậy, chương trình truyền hình nhân đạo xét ở góc độ một tác phẩmbáo chí đã thể hiện tính nhân đạo "vì con người" ngay ở đề tài, mục đích ýnghĩa mà chương trình hướng đến là giúp đỡ những người có hoàn cảnh khókhăn, những thành phần bất hạnh, nghèo khổ trong xã hội Tuy nhiên nếu chỉdừng lại ở mục đích ý nghĩa giúp đỡ người nghèo khổ thì chương trình truyền
hình nhân đạo chưa thể hiện được tính nhân văn ở việc "hướng đến những giá
trị nhân bản" hơn qua việc "đề cao, quý trọng, ca ngợi con người", "vì những giá trị văn hóa chung của cộng đồng" Là sản phẩm của truyền thông đại
Trang 28chúng hiện đại có sức ảnh hưởng to lớn đến cộng đồng, dư luận xã hội, hơnhết chương trình truyền hình nhân đạo với mục đích và sứ mệnh cao cả của nóphải đảm bảo được tính nhân văn một cách cao nhất của nó trong tất cả cáckhía cạnh của một tác phẩm báo chí: từ quan điểm, thái độ khi đề cập đến vấn
đề, thân phận của nhân vật trong câu chuyện, cách lựa chọn góc nhìn về cuộcđời của nhân vật, cách chọn lựa chi tiết khi kể về hoàn cảnh nhân vật để từ đóphản ánh được cái tâm, đạo đức của người làm báo
1.1.2.3 Tiêu chí về tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo
Để đánh giá một chương trình truyền hình nhân đạo có đảm bảo đượctính nhân văn hay không không thể dựa vào cảm quan hay nhận xét chungchung về ý nghĩa, mục đích mà cần có tiêu chuẩn chung làm thước đo giá trị.Dựa vào mối quan hệ giữa nguyên tắc nhân đạo của tác phẩm báo chí và tínhnhân văn trong các chương trình nhân đạo nêu trên, người viết xin đề xuấtmột số tiêu chí cụ thể để đánh giá tính nhân văn của chương trình truyềnhình nhân đạo như sau:
i Tính nhân văn thể hiện ở việc góp phần xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp giữa con người với con người: Tiêu chí thể hiện tính nhân văn đầu tiên
của các chương trình nhân đạo là tạo nên sợi dây liên kết giữa người vớingười trên cơ sở lòng nhân ái Điều đó thể hiện qua sự tác động của chươngtrình đến công chúng tạo nên dư luận xã hội tích cực, khiến cho mọi ngườiyêu thương nhau hơn, có thêm niềm tin vào lòng nhân ái, sống chan hòa, dễcảm thông, bớt lạnh lùng và tích cực hơn Từ đó phát huy truyền thống tươngthân tương ái của dân tộc, lá lành đùm lá rách, thắt chặt tình đoàn kết trongcộng đồng mà thể hiện rõ nhất là tính tương tác của chương trình Chươngtrình truyền hình nhân đạo nào huy động được sự ủng hộ về vật chất lẫn tinhthần từ khán giả càng nhiều thì hiệu quả xã hội càng lớn, càng khẳng định vịtrí quan trọng là nhịp cầu nối vững chắc và cực kỳ hiệu quả giữa báo chí
Trang 29truyền thông và xã hội trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nhân ái giữangười với người.
ii Tính nhân văn thể hiện ở tình yêu thương đồng loại, quý trọng con
người, đề cao những giá trị tốt đẹp của con người, thúc đẩy họ vươn lên theo chiều hướng tích cực, văn minh:
Tiêu chí thứ hai về tính nhân văn thể hiện ở mục đích nội dung và ýnghĩa của các chương trình truyền hình nhân đạo Trước tiên, nhân văn là yêuthương con người thì các chương trình truyền hình nhân đạo phải thể hiệnđược sự quan tâm đối với những đối tượng khó khăn đúng lúc, kịp thời.Chương trình truyền hình nhân đạo trước hết mang ý nghĩa là công tác từthiện nên phải giúp đỡ người nghèo đến nơi đến chốn, không chỉ giúp bằngvật chất mà còn chia sẻ, động viên về mặt tinh thần mong họ vượt qua khókhăn, có cuộc sống bình thường như bao người khác
Tính nhân văn thể hiện cao hơn đó là sự quý trọng con người, giúp đỡcon người phát triển theo chiều hướng tích cực văn minh Chương trìnhtruyền hình nhân đạo mà đậm tính nhân văn là không chỉ chú trọng phơi bàynỗi khổ của người nghèo, kêu gọi giúp đỡ họ vượt khó mà còn thể hiện sựtrân trọng, yêu quý họ Nội dung chương trình phải lấy nhân vật làm trungtâm để tập trung khai khác cái hay, cái đẹp nơi con người và câu chuyện đờicủa họ, để người xem ngoài cảm động còn phải thực sự cảm phục, đồng tìnhvới sự lựa chọn của chương trình là thực sự xứng đáng Từ đó, chương trìnhphải mở ra được định hướng phát triển tương lai, tạo động lực tích cực thúcđẩy người nghèo vươn lên bằng chính sức mình, tránh tạo nên tình trạng trôngchờ ỷ lại vào chính sách Điều này thể hiện ở nội dung chương trình có quantâm đến hiệu quả mang tính bền vững lâu dài hay chỉ giúp đỡ sự khó khăntrước mắt, chạy theo sản phẩm phát sóng
iii Tính nhân văn thể hiện nét đẹp văn hóa, tính dân chủ, công bằng xã
hội, giải phóng cá nhân và cộng đồng, xóa bỏ nghèo đói tiến lên giàu mạnh, văn minh:
Trang 30Chương trình truyền hình nhân đạo là một tác phẩm báo chí, tác phẩmnghệ thuật nên còn phải thể hiện giá trị nhân văn ở tính văn hóa và tính cáchmạng, hướng tới sự dân chủ, công bằng vì sự phát triển của con người và xãhội Trước hết nội dung chương trình phải mang đậm giá trị văn hóa ở chỗ đềcao cái tốt đẹp, cỗ vũ sự tích cực, tiến bộ, đồng thời lên án cái xấu, sự cổ hủ,lạc hậu, tiêu cực trong từng câu chuyện kể để chuyển tải đến đối tượng và cảcông chúng nhiều thông điệp nhân văn ý nghĩa Người thực hiện chương trìnhcũng phải ý thức được trách nhiệm xã hội của một nhà báo cách mạng luôntích cực hoạt động và mài sắc ngòi bút chiến đấu vì sự dân chủ, công bằng xãhội Hướng tới dân chủ bằng cách thực hiện dân vận trong quá trình tácnghiệp và nội dung chương trình: tích cực vận động, khai sáng, khuyến khíchngười nghèo tìm tòi học hỏi, tự lực vươn lên bằng bàn tay lao động để làmchủ cuộc đời, từ đó góp phần xóa bỏ sự chênh lệch giàu nghèo tiến tới một xãhội công bằng, giàu mạnh, văn minh Bên cạnh đó, chương trình truyền hìnhnhân đạo phải thể hiện được vai trò của một sản phẩm truyền thông dân chủ,làm việc vì lợi ích của công chúng, là nơi người dân gửi gắm sự tin tưởng mỗikhi cần giúp, được trực tiếp kêu cứu, phản ánh, tiếp nhận đơn thư và ý kiếnchính đáng, giải quyết nhanh chóng kịp thời những khó khăn vướng mắc củangười nghèo Đồng thời cách thức hoạt động cũng phải dựa trên nguyên tắccông tâm, dân chủ vì mục đích mang đến cuộc sống ấm no cho tất cả mọithành phần đối tượng trong xã hội không phân biệt bất cứ ai.
Cùng với vai trò là một sản phẩm truyền thông, tiếng nói của nhân dân,chương trình truyền hình nhân đạo thực hiện không vì mục đích từ thiện củamột cá nhân, tổ chức nào mà phải mang ý nghĩa xã hội to lớn, thực hiện chủchương của Đảng và Nhà Nước để hoàn thành chính sách an sinh xã hội,chăm lo đời dống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng đất nướcvăn minh, giàu mạnh
iiii Tính nhân văn thể hiện trong năng lực và phẩm chất đạo đức của
người làm báo:
Trang 31Để các chương trình nhân đạo đảm bảo tính nhân văn thì đòi hỏi vềphía nhà báo phải có đạo đức nghề nghiệp và năng lực làm nghề Điều đó thểhiện ở cái tâm của người thực hiện chương trình trong việc chọn đối tượng,thu thập thông tin, ở bản lĩnh nghề nghiệp, trách nhiệm và lương tâm đối vớinhân vật của mình, cả cái tâm trong việc chuyển tải thông điệp đến côngchúng và dư luận xã hội thông qua tác phẩm Bên cạnh đó, đạo đức còn thểhiện ở phong cách tác nghiệp, ở quy trình và cách thức làm việc có đảm bảo
sự công tâm, cung cách thái độ ứng xử với đối tượng, cách xử lý tình huống
có đứng trên tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và tâm huyết với nghềnghiệp hay vì mục đích lợi ích cá nhân Đồng thời thái độ, quan điểm của nhàbáo thể hiện qua bài viết, qua xu hướng nội dung chương trình cũng bộc lộnhân cách của tác giả
Điều quan trọng để nhà báo đảm bảo tính nhân văn trong nội dung vàhình thức tác phẩm, thể hiện trọn vẹn ý tưởng của mình sao cho hiệu quả đểkhán giả cảm nhận được phụ thuộc vào năng lực nghề nghiệp Đó là việc lựachọn đề tài, thông tin trung thực, qua bản lĩnh, lập trường, trách nhiệm, phongcách, ý thức, khả năng ứng xử và phương pháp xử lý thông tin, lòng yêu nghề,cách lựa chọn sử dụng ngôn ngữ, văn phong, lời lẽ, giọng điệu, tâm thế, trongquan điểm, thái độ phản ánh, phân tích, bình luận… trong mỗi bài viết
1.2 Xu hướng phát triển của các chương trình truyền hình nhân đạo và sự cần thiết nâng cao tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo
1.2.1 Xu hướng phát triển của các chương trình truyền hình nhân đạo ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay chưa có tài liệu nào cụ thể xác định được chương trình truyềnhình nhân đạo xuất hiện chính xác vào năm nào ở nước ta Tuy nhiên, có thểnói một trong những chương trình truyền hình mang tính nhân đạo ra đời sớm
nhất là Địa chỉ từ thiện của Đài PT&TH Hà Nội phát sóng vào năm 1992.
Trang 32Ban đầu chương trình mang tên đầy đủ là Địa chỉ dành cho những tấm lòng
từ thiện, được ra đời đáp ứng nhu cầu của cộng đồng xã hội, đặc biệt là khi
các vùng miền xảy ra thiên tai lũ lụt hay tai họa khẩn cấp cần có sự giúp đỡ,chia sẻ về tiền bạc, vật chất của các tổ chức, cá nhân đến tay những đối tượngcần giúp đỡ
Những năm đầu của thế kỷ XIX, xuất phát từ chủ trương, chính sách ansinh xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, chính sách xóa
đói giảm nghèo, "trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng đối với các nhóm có
hoàn cảnh khó khăn", trong đó, các cơ quan thông tin truyền thông có nhiệm
vụ "tăng cường công tác thông tin, truyền thông về an sinh xã hội, chú trọng
đến người dân, nhất là các hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo " [9, tr.13], mỗi
Đài phát thanh và truyền hình ở các tỉnh thành trên cả nước đều có ít nhất mộtchương trình với mục đích nhân đạo giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn như:
Kết nối những mảnh đời Đài PT&TH tỉnh Quảng Nam, Mái ấm tình thương
-Đài PT&TH tỉnh Bình Dương, Vượt qua hiểm nghèo- -Đài PT&TH tỉnh Long
An, Mái ấm nghĩa tình - Đài PT&TH tỉnh Tiền Giang, Nhịp cầu nhân ái- Đài PT&TH tỉnh Bạc Liêu, Mái ấm tình thương- Đài PT&TH tỉnh Sóc Trăng,
Nhịp cầu nhân ái- Đài PT&TH tỉnh Đồng Tháp, Mái ấm ATV- Đài PT&TH
tỉnh An Giang, HTV có loạt chương trình: Ngôi nhà mơ ước, Câu chuyện ước
mơ, Giai điệu tình thương, Hoa cuộc sống, Tỏa sáng giữa đời thường ; VTV
có cả một chuyên mục Truyền hình nhân đạo thành lập năm 1992 phát sóng
trên kênh VTV1 và VTV4.v.v
Trong suốt thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng củangành truyền hình, chương trình truyền hình nhân đạo cũng đã có những bướcphát triển, đổi mới đáng kể phù hợp với nhu cầu nâng cao chất lượng chươngtrình, thu hút khán giả và hoàn thành trách nhiệm cao cả của truyền thônghiện đại đối với xã hội
Trang 33Ban đầu, các chương trình nhân đạo ra đời dưới dạng các chuyên mụcngắn với thời lượng từ 5 phút đến 10 phút, chủ yếu thông tin, thực hiện phóng
sự giới thiệu về những hoàn cảnh khó khăn (chủ yếu là những hoàn cảnh bệnhtật hiểm nghèo) trong địa bàn tỉnh nhà với mục đích kêu gọi ủng hộ, kết nốicác cá nhân và tổ chức để chia sẻ, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, bệnh tật
(như Mục Địa chỉ nhân đạo của Đài PT&TH tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh;
Vòng tay nhân ái- Đài PT&TH tỉnh Lâm Đồng; Nhịp cầu ước mơ- Đài
PT&TH tỉnh Kiên Giang )
Sau đó, các chương trình nhân đạo tiếp tục ra đời với thời lượng dàihơn từ 15 phút- 30 phút bao gồm các phóng sự, talkshow, trò chuyện thực tế kết nối với nhau thành một tổng thể hoàn chỉnh nhằm chuyển tải đầy đủ câuchuyện của một hoàn cảnh, một hành trình tìm về giúp đỡ nhân vật Nội dungchương trình cũng phong phú hơn khi hướng đến các chủ đề, đối tượng
chuyên biệt khác nhau (Chương trình Mái ấm tình thương của Đài PT&TH tỉnh Bình Dương, Chắp cánh ước mơ của Đài PT&TH tỉnh Vĩnh Long ).
Đặc biệt thời gian này, các chương trình nhân đạo có xu hướng thể hiện theo
dạng truyền hình thực tế (reality show) như: chương trình Ngôi nhà mơ ước
của HTV mang đậm nét sự trải nghiệm của người dẫn chương trình khi tìm
đến tận nhà nhân vật; chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly của VTV3
xoáy vào chủ đề tìm kiếm người thân bị thất lạc và dẫn dắt người xem đến
cuộc hội ngộ bất ngờ đầy cảm động ngay trên sân khấu; chương trình Trái tim
nhân ái của THVL là cuộc hành trình thực tế đồng hành cùng bệnh nhân mổ
tim tìm lại được sự sống Có thể nói, cho đến nay, truyền hình thực tế vẫn làcách thể hiện phổ biến nhất của các chương trình nhân đạo bởi nó có thể phảnánh sinh động hiện thực cuộc sống đầy khó khăn của những mảnh đời nghèokhổ, mang đến cho người xem sự trải nghiệm thiết thực để dễ dàng đồng cảmhơn với cảnh sống của nhân vật, đồng thời tạo được sự bất ngờ trong cảm xúcngười xem nhằm góp phần tăng hiệu quả xã hội của chương trình
Trang 34Một xu hướng khác của chương trình truyền hình nhân đạo là nhữngchương trình gây quỹ từ thiện Chương trình này không xoáy vào nhân vậttrung tâm là những người nghèo mà được thực hiện dưới dạng đêm biểu diễn
ca nhạc tạp kỹ hay chương trình ca nhạc nghệ thuật với mục đích giúp đỡngười nghèo bằng cách tận dụng hiệu ứng và sự thu hút của chương trình đểkêu gọi khán giả gần xa đóng góp vào quỹ từ thiện Các chương trình nàythường do đơn vị cơ quan truyền thông (báo, đài) đứng ra tổ chức trên cơ sởphối hợp với các cơ quan chính quyền nhằm thực hiện chủ trương xóa đóigiảm nghèo của địa phương Tuy nhiên, do tính quy mô đòi hỏi chi phí sảnxuất khá lớn nên các đêm nhạc gây quỹ này không tổ chức thường xuyên màchỉ theo định kỳ từng tháng, quý hoặc nhân dịp các sự kiện lớn (lễ, tết) Có
thể kể đến chương trình ca nhạc Giai điệu xanh, Vòng tay nhân ái của THVL
ra đời từ năm 2001 đến năm 2005, với định kỳ phát sóng mỗi tháng trong suốt
5 năm đã tạo nên hiệu ứng xã hội rộng khắp và vận động được nguồn quỹ lớngóp phần vào chính sách xóa nghèo cho các huyện trong tỉnh Chương trình
Âm vang miền Đông- Âm vang miền Tây (năm 2012, hai chương trình này
được hợp nhất lại thành Giai điệu phương Nam) được thực hiện định kỳ hàng
tháng, diễn ra luân phiên của 14 Đài Phát thanh -Truyền hình khu vực miềnTây – miền Đông Nam Bộ, mang tính mở rộng hợp tác và giao lưu, với nhữnggiai điệu về miền đất Phương Nam đã tạo nên hiệu ứng tốt nhằm thực hiệnmục đích gây quỹ cho người nghèo Ngoài ra, còn có các chương trình truyền
hình trực tiếp Nối vòng tay nhân ái do Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Quảng Trị phối hợp báo Quảng Trị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,Hội Chữ thập đỏ, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh tổ chứcnăm 2014
Ra đời năm 2005, chương trình Vượt Lên Chính Mình do công ty cổ
phần Lasta sản xuất được phát sóng trên các Đài Truyền hình Thành phố HồChí Minh, Vĩnh Long, Hải Phòng, Bình Định, Huế, Đồng Tháp, Trà Vinh
Trang 35với mục đích hỗ trợ vốn cho người nghèo có tay nghề chí thú làm ăn được thểhiện theo dạng gameshow hết sức sinh động và hấp dẫn tạo nên làn sóng dưluận mạnh mẽ và hiệu ứng xã hội to lớn đã đánh dấu cho một bước ngoặt mớicho chương trình truyền hình nhân đạo Việt Nam Xu hướng chương trìnhnhân đạo theo thể loại gameshow dần được các nhà sản xuất chú ý lựa chọnnhằm thay "lớp áo mới" cho chương trình nhân đạo vốn mang đậm chất sâulắng trầm buồn Và trong xu thế cạnh tranh quyết liệt giữa các kênh truyềnhình, sự lôi kéo thị phần khán giả nhằm mục đích tạo uy tín, thu hút quảngcáo, chương trình truyền hình nhân đạo vẫn có một lối đi riêng bởi với ýnghĩa nhân văn sâu sắc giữ được một vị trí nhất định trong lòng khán giả Vấn
đề đặt ra là với nội dung đó, chủ đề đó, nhà sản xuất phải làm sao cho chươngtrình hấp dẫn hơn, mới mẻ hơn Và đã có không ít những chương trình truyềnhình nhân đạo với mục đích giúp đỡ người nghèo kết hợp với thể loại
gameshow tiếp tục ra đời như chương trình Chuyến Xe Nhân Ái, Vượt Qua
Thử Thách, Thần Tài Gõ Cửa của THVL Song song đó xuất hiện một số trò
chơi truyền hình format nước ngoài với mục đích nhân đạo như gameshow Vì
bạn xứng đáng của HTV (format của Mỹ), Tuyệt Đỉnh Giác Quan của THVL
(format Anh) , ở đó thí sinh không phải là người nghèo mà là những nhân vậtbình thường nhưng người chiến thắng sẽ phải trích một số tiền hỗ trợ chonhững hoàn cảnh khó khăn hay những mảnh đời bất hạnh
Trải qua một thời gian tồn tại và phát triển, chương trình truyền hìnhnhân đạo ngày càng đi theo những xu hướng đa dạng và phong phú hơn, đặcbiệt là ở hình thức thể hiện ngày càng hấp dẫn hơn Còn ở nội dung, thì cho
dù cách khai thác như thế nào thì bản thân nó vẫn giữ được mục đích nhânđạo ban đầu là giúp đỡ những mảnh đời khó khăn bất hạnh Do đó, ý nghĩanhân văn vẫn tồn tại song song với tính hấp dẫn của chương trình Chươngtrình truyền hình nhân đạo vẫn giữ được bản chất của một sản phẩm truyềnthông đại chúng hiện đại có sức ảnh hướng to lớn và có vị trí vững chắc trong
Trang 36lòng công chúng Điều quan trọng là trong quá trình khai thác, thể hiện, nhàsản xuất có giữ được tính nhân văn bao trùm trong từng chương trình haykhông, có bị ảnh hưởng bởi xu hướng thị trường, thương mại hóa hay không.
Đó còn là vấn đề cần phân tích và định hướng ngay trong tác phẩm và cảphẩm chất năng lực của nhà báo mà người viết sẽ đề cập cụ thể hơn trong cácchương sau của luận văn này
1.2.2 Sự cần thiết của việc nâng cao tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo hiện nay
Có thể thấy, tính nhân văn là một yêu cầu tất yếu và là nguyên tắc củamột tác phẩm báo chí nói chung Riêng tác phẩm truyền hình nói chung vàchương trình truyền hình nhân đạo nói riêng thì nhất thiết cần phải nâng caotính nhân văn, xuất phát từ nhiều yêu cầu khác nhau đặc thù của báo chítruyền hình
1.2.2.1 Xuất phát từ yêu cầu thực hiện các chức năng tư tưởng, văn hóa, giáo dục của báo chí nói chung và của truyền hình nói riêng
Sự cần thiết phải nâng cao tính nhân văn xuất phát từ yêu cầu cơ bản làthực hiện chức năng, vai trò của báo chí đối với xã hội Trước hết là chứcnăng tư tưởng, tức là báo chí phải là lực lượng xung kích trong việc tuyên
truyền, giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa, "vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh " làm cho lý tưởng đó trở thành sức
mạnh của toàn dân tộc trên con đường phát triển đất nước Báo chí không chỉ
có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam,truyền bá, giáo dục các quan điểm, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng
và Nhà nước cho người dân thấu hiểu mà còn là ngòi bút chiến đấu kiên quyếtchống lại những tư tưởng thù địch, những tư tưởng bảo thủ lạc hậu, tiêu cựclàm nhiễu loạn đời sống nhân dân và ảnh hưởng đến bộ máy Nhà nước Từ đóbáo chí góp phần định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận xã hội để ổn địnhđời sống, có như vậy mới có thể khai phá và gia tăng các nguồn lực vật chất
Trang 37và tinh thần để xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh Bên cạnh đó, báochí còn gắn bó chặt chẽ với dư luận xã hội để phát hiện ra những nhân tố mới,lên án cái xấu, đấu tranh, biểu dương, ca ngợi người tốt việc tốt vì sự pháttriển của cộng đồng Báo chí còn là vũ khí đấu tranh trong công cuộc chốngtham nhũng, tiêu cực, góp phần nhân văn hóa các mối quan hệ xã hội, củng cốniềm tin của nhân dân vào cuộc sống Với truyền hình, những bản tin thời sựkịp thời, những chuyên mục với những sự kiện, vấn đề bám sát thực tế đượcbình luận giải thích thấu đáu, kịp thời có vai trò to lớn trong việc định hướng
tư tưởng, dư luận xã hội, đấu tranh lên án tư tưởng thù địch tiêu cực, bảo vệ,
ca ngợi tư tưởng tiến bộ, góp phần vào việc ổn định xã hội và phát triển đấtnước phồn vinh Tạo được sự ổn định, sáng suốt về mặt tư tưởng dẫn đến sự
ổn định về tinh thần và vật chất cho người người, nhà nhà chính là cách đểbáo chí thực hiện tính nhân văn sâu sắc của mình đối với toàn xã hội
Thứ hai, báo chí có nhiệm vụ truyền tải các giá trị văn hóa để khai sángngười dân, tức làm cho dân trí được mở mang, tiếp thu được những vốn trithức, khoa học kỹ thuật của nhân loại Có thể nói với chức năng văn hóa, báochí nói chung và truyền hình nói riêng đã đưa con người đến gần hơn vớiChân- Thiện- Mỹ, tức là thực hiện tính nhân văn cao đẹp của mình Báo chítham gia bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát hiện, bảo vệ, khích lệ
và nhân rộng những giá trị mới đang bị cái cũ chèn ép nhằm tạo điều kiện đểđộng viên tính tích cực vì lợi ích của cộng đồng Thông qua các tác phẩm báochí nói chung và các chương trình truyền hình nói riêng, các thói hư tật xấu, biểuhiện bảo thủ, trì trệ, phi văn hóa được phê phán mạnh mẽ bằng những hình thứcthể hiện hết sức sinh động, chân thực, gần gũi và thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc.Đồng thời, truyền hình với những chương trình văn hóa sinh động, những bộphim mang tính nghệ thuật đặc sắc còn là kênh thông tin thực hiện việc giao lưuvăn hóa về cả chiều rộng lẫn chiều sâu giữa các vùng miền trong nước và tiếp
Trang 38thu tinh hoa và các giá trị văn hóa các quốc gia, dân tộc trên thế giới, góp phầnvào việc phát triển đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Tính nhân văn còn xuất phát từ vai trò báo chí khi tham gia phát triểngiáo dục, đào tạo để con người ngày càng hoàn thiện hơn Báo chí không chỉ
can thiệp mà còn là "trường học hoàn toàn tự nguyện, tự do lựa chọn với
những phương thức phù hợp nhất cho mỗi người" [8, tr.195] Thông qua
những sản phẩm mang tính cộng đồng, cơ chế tiếp cận gần gũi, linh hoạt vớimọi đối tượng Những chuyên mục, chuyên đề, phim tài liệu hay phim truyềnhình với hàm lượng văn hóa cao là bài học chưa đựng kiến thức sinh độngnhất, chân thực nhất giúp các đối tượng người xem tiếp thu hiệu quả hơn là lýthuyết khô khan Đồng thời, khi tiếp xúc với sản phẩm báo chí, truyền hình,mỗi cá thể còn được củng cố ý thức, nhận thức xã hội một cách gián tiếpnhưng hết sức hiệu quả nhờ ảnh hưởng nội dung tư tưởng của tác phẩm nghệthuật tác động mạnh mẽ vào tư tưởng người xem Báo chí truyền hình còn là
"những kênh có nhiều ưu thế trong việc phổ biến các thành tựu khoa
học-công nghệ, hướng dẫn cách thức áp dụng, triển khai và chuyển giao học-công nghệ" [8, tr.196].
1.2.2.2 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao tính hấp dẫn của truyền hình
Khi đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao, truyền hình gần như làphương tiện truyền thông có mặt hầu hết ở mọi nhà Và khi tốc độ kỹ thuật-công nghệ ngày càng phát triển, chất lượng hình cảnh và âm thanh được cảithiện thì sức hấp dẫn của truyền hình càng mạnh mẽ đối với công chúng hơn
Đề cập đến " tính hấp dẫn của một tác phẩm báo chí", tác giả Nguyễn
Văn Dững có đưa ra 3 tiêu chí: Thứ nhất là tác phẩm đó phải thông tin vấn đề,
sự kiện kịp thời, "nóng hổi" và "được dư luận xã hội quan tâm, muốn biết,
cần được thông tin, cần được giải thích và giải đáp ngay hôm nay" [8,
tr.293].; thứ hai là tác phẩm đó phải được cấu thành bởi những chi tiết, tình
tiết, sinh động và đầy sức thuyết phục, cô đọng và súc tích và "cách sắp xếp
Trang 39của nhà báo là phát hiện, lựa chọn, sắp xếp các chi tiết thành tác phẩm (thông điệp) để có thể tạo ra ý tại ngôn ngoại"[8, tr.296]; thứ ba là cách trình
bày diễn đạt, kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu và "có sức cuốn
hút đối với công chúng- nhóm đối tượng" Và "để có được một tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn công chúng phải là một quá trình lao động nghiêm túc, công phu"[8, tr.296].
Rõ ràng, nhu cầu giải trí, câu khách, lôi kéo khán giả bằng những chiêutrò rẻ tiền ở một số chương trình truyền hình chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn
để rồi dễ dàng bị khán giả quay lưng khi đã được phơi bày Để có vị trí vững bềntrong lòng công chúng thì một chương trình truyền hình phải xây dựng được tínhhấp dẫn nằm ở sự sâu sắc, toàn diện về nội dung và đa dạng, phong phú về hìnhthức Ở đó, mục tiêu vì công chúng, hướng công chúng đến cái đẹp, đạt đến giátrị Chân- Thiện- Mỹ được đặt lên hàng đầu Một chương trình truyền hình có sức
sống lâu bền trong lòng người xem là chương trình "có sức cuốn hút trí tuệ và
cảm xúc của nhiều người" khi nội dung của nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu
thông tin, nhu cầu hiểu biết và được thõa mãn của công chúng mà còn thực sựchạm đến trái tim khán giả và có sức lay động, thuyết phục, cảm hóa lòng người.Bên cạnh đó, để nâng cao được sức hấp dẫn trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt
giữa các phương tiện truyền thông hiện đại thì bên cạnh đó còn đòi hỏi "năng
khiếu nghề nghiệp, sự học tập, học hỏi và rèn luyện say mê cùng với lòng yêu nghề và trách nhiệm xã hội cao cả" [8, tr.296] ở người làm báo nói chung và
các phóng viên, biên tập truyền hình nói riêng
Vì vậy, để nâng cao tính hấp dẫn của truyền hình trong thời đại ngàynay, thì sản phẩm truyền hình không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí đơn giản mànhất thiết cần phải vươn đến giá trị đích thực của một tác phẩm báo chí Nóicách khác, truyền hình cần hướng đến việc thực hiện trọn vẹn vai trò của mộttác phẩm báo chí vì trách nhiệm xã hội, phục vụ lợi ích công chúng, vì côngchúng, tức là vươn đến giá trị nhân văn cao đẹp vốn có của nó
Trang 401.2.2.3 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao trách nhiệm xã hội và đạo đức người làm báo truyền hình
Tính nhân văn của tác phẩm báo chí và trách nhiệm xã hội, đạo đức củanhà báo có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, bởi nó thể hiện ý thức, mục đích vàphẩm cách của người làm báo đối với xã hội, với công chúng trong quá trìnhtác nghiệp để cho ra đời tác phẩm có vì sự tốt đẹp của con người, của xã hộihay không
Nói đến trách nhiệm xã hội là nói đến yêu cầu khách quan của nhà báo,
là bổn phận, nghĩa vụ xã hội của báo chí Bởi báo chí ra đời bắt nguồn từ nhucầu xã hội, có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề của xã hội, của cộng đồng.Thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, người làm truyền hình quan trọng nhất
là không được quên "lợi ích của khán giả", nhà báo truyền hình phải chịu trách nhiệm không chỉ "trước toàn xã hội" mà còn "với các nhân vật tham gia
chương trình truyền hình", trước "cộng đồng các nhà báo mà mình đại diện"
[4, tr.213-214] và trước cơ quan truyền hình mà mình thay mặt để giao lưu
với khán giả và cả "trước bản thân mình" [4, tr.213-214]
Có ý thức được điều đó, nhà báo nói chung và nhà báo truyền hình nói
riêng mới có đủ "bản lĩnh chính trị" để phát hiện đề tài và ra sức lao động
sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm báo chí có giá trị cao đẹp, phục vụ lợiích chính đáng cho cộng đồng Đồng thời, việc nâng cao trách nhiệm xã hội
giúp nhà báo có đủ "dũng khí, bản lĩnh và cảm xúc nhiệt thành" để bất chấp
rủi ro đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải, chống lại cái xấu, cái ác và tiêu cực vìtrách nhiệm với cộng đồng, nhằm xây dựng xã hội tốt đẹp, dân chủ, côngbằng, văn minh
Bên cạnh đó, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cũng là một yêu cầu đểnâng cao tính nhân văn trong tác phẩm báo chí, bởi nhà báo có đủ cái "tầm"
và cái "tâm" mới có đủ bản lĩnh và năng lực hết lòng phục vụ công chúng,đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác và thực hiện trọn vẹn trách nhiệm xã hội