1. Lý do chọn đề tài Lễ hội là hoạt động văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống tinh thần nhân dân ta, do đó cần phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy. Công tác tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống ở địa phương ngoài mục đích giáo dục sự nhận thức của người dân về các giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc kêu gọi toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong xã hội, nhất là khắc phục các lệch chuẩn trong lễ hội như khuynh hướng thương mại hóa, phô trương lãng phí trong tổ chức, mê tín dị đoan … làm mất đi ý nghĩa của ngày lễ hội. Nói tới lễ hội truyền thống là nói tới tín ngưỡng dân gian được con người gởi gắm trong đó, người dân trong vùng, trong làng mở lễ hội để gởi gắm khát vọng của mình vào những nhân vật mà họ tôn trọng, thành kính. Lễ hội truyền thống còn được xem là một loại di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và phát huy. Mặc dù lễ hội tồn tại và phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế xã hội nhưng nhiều lễ hội truyền thống vẫn còn giữ được cốt lõi đến ngày nay với hình thức rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Tín ngưỡng trong lễ hội truyền thống ở Tiền Giang nói chung và khu vực Tây Nam Bộ nói riêng có thể nói là khá tiêu biểu cho tín ngưỡng ở vùng thuộc các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc điểm nổi bật của lễ hội truyền thống ở đây là sự hội tụ của nhân dân, đồng bào như ngày tết cổ truyền của dân tộc, qua lễ hội nhân dân thể hiện tình cảm, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bộc bạch những ước mong, những ý tưởng lành mạnh, tốt đẹp cho cuộc sống hiện đại cũng như trong tương lai để xây dựng gia đình, quê hương giàu mạnh. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới toàn diện, đất nước đang trong quá trình mở cửa hội nhập quốc tế, sự phát triển của kinh tế thị trường ít nhiều đã có tác động trực tiếp đến những giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội nói
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRUYỀN HÌNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ
VỚI VẤN ĐỀ TUYÊN TRUYỀN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
Ở ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2014(Kháo sát trên các đài truyền hình Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
CẦN THƠ - 2015
Trang 2HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRUYỀN HÌNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ
VỚI VẤN ĐỀ TUYÊN TRUYỀN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
Ở ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2014(Kháo sát trên các đài truyền hình Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS
CẦN THƠ - 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông Các số liệu, thông tin và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Trang 4Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn.Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chânthành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Báo chí - Học việnBáo chí và Tuyên truyền đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quátrình học tập và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đãcho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này
Và sau cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và anh chị
em đồng nghiệp các Đài truyền hình: Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh, bạnbè, các anh chị em trong lớp Cao học Báo chí K19 tại Cần Thơ đã giúp đỡ tôihoàn thành luận văn
Trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình làm luận văn tốtnghiệp, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô thông cảm và bỏ qua.Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế,nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiếnđóng góp quý Thầy, quý Cô để tôi được học thêm được nhiều kiến thức vàkinh nghiệm hơn trong thực tế
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trang 51.3 Kế hoạch tuyên truyền lễ hội thông qua truyền hình 241.4 Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và của chính
quyền địa phương về công tác tuyên truyền cho lễ hội 28
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHO
CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ 322.1 Đặc điểm tự nhiên của Khu vực Tây Nam Bộ 322.2 Hoạt động tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống địa
phương trên sóng truyền hình khu vực Tây Nam Bộ năm
2014
492.3 Đánh giá của các bên liên quan về kết quả tuyên truyền cho
các lễ hội truyền thống địa phương trên sóng truyền hình
Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh năm 2014 54
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TUYÊN TRUYỀN CHO CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ
78
Trang 6AG : An Giang
B.chí : Báo chí
CBVC : Cán bộ viên chức
PT-TH : Phát thanh - Truyền hình
VH-TT&DL : Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Trang 7TrangBiểu đồ 2.1: Biểu đồ biểu thị lượng công chúng tham gia khảo sát
tại 3 tỉnh Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh 56Biểu đồ 2.2: Biểu đồ biểu thị dân tộc của công chúng tham gia
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ biểu thị mục đích tuyên truyền cho các lễ
hội truyền thống qua sóng truyền hình 60Biểu đồ 2.7: Biểu đồ biểu thị sự đánh giá của công chúng về nội
dung tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống qua
Biểu đồ 2.8: Đánh giá của công chúng về hình thức tuyên truyền
cho các lễ hội truyền thống qua sóng truyền hình 61Biểu đồ 2.9: Biểu đồ biểu thị sự đánh giá của công chúng về thời
lượng mà các nhà đài dành cho công tác tuyên truyền 62Biểu đồ 2.10: Biểu đồ biểu thị mức độ hài lòng của công chúng về
các thông tin tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống
Biểu đồ 2.11: Biểu đồ biểu thị mức độ hài lòng của công chúng về
các thông tin tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống
Biểu đồ 2.12: Biểu đồ biểu thị nghề nghiệp của người tham gia
Biểu đồ 2.13: Biểu đồ biểu thị giới tính của người tham gia khảo sát 66Biểu đồ 2.14: Biểu đồ biểu thị trình độ của người tham gia khảo sát 67Biểu đồ 2.15: Biểu đồ biểu thị độ tuổi của người tham gia khảo sát 68Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biểu thị thời gian công chúng xem Tivi 90
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lễ hội là hoạt động văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đờisống tinh thần nhân dân ta, do đó cần phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy.Công tác tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống ở địa phương ngoài mụcđích giáo dục sự nhận thức của người dân về các giá trị văn hóa, giáo dụctruyền thống “Uống nước nhớ nguồn” mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trongviệc kêu gọi toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh chốngcác biểu hiện tiêu cực trong xã hội, nhất là khắc phục các lệch chuẩn trong lễhội như khuynh hướng thương mại hóa, phô trương lãng phí trong tổ chức,
mê tín dị đoan … làm mất đi ý nghĩa của ngày lễ hội
Nói tới lễ hội truyền thống là nói tới tín ngưỡng dân gian được conngười gởi gắm trong đó, người dân trong vùng, trong làng mở lễ hội để gởigắm khát vọng của mình vào những nhân vật mà họ tôn trọng, thành kính Lễhội truyền thống còn được xem là một loại di sản văn hóa phi vật thể cầnđược bảo tồn và phát huy Mặc dù lễ hội tồn tại và phát triển phụ thuộc vào sựphát triển của kinh tế - xã hội nhưng nhiều lễ hội truyền thống vẫn còn giữđược cốt lõi đến ngày nay với hình thức rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn.Tín ngưỡng trong lễ hội truyền thống ở Tiền Giang nói chung và khu vực TâyNam Bộ nói riêng có thể nói là khá tiêu biểu cho tín ngưỡng ở vùng thuộc cáctỉnh đồng bằng Sông Cửu Long Đặc điểm nổi bật của lễ hội truyền thống ởđây là sự hội tụ của nhân dân, đồng bào như ngày tết cổ truyền của dân tộc,qua lễ hội nhân dân thể hiện tình cảm, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bộcbạch những ước mong, những ý tưởng lành mạnh, tốt đẹp cho cuộc sống hiệnđại cũng như trong tương lai để xây dựng gia đình, quê hương giàu mạnh
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới toàn diện, đất nước đang trong quátrình mở cửa hội nhập quốc tế, sự phát triển của kinh tế thị trường ít nhiều đãcó tác động trực tiếp đến những giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội nói
Trang 9chung Đặc biệt, trong những năm gần đây nhiều hiện tượng tiêu cực trong lễhội như: mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, thương mại hóa lễ hội, trộmcắp, ép giá, chèo kéo du khách và nhiều biểu hiện tiêu cực khác, đôi lúc làm
mờ đi giá trị văn hóa của các lễ hội Bản thân lễ hội là một hoạt động mangtính linh thiêng, tâm linh, nhưng nếu để người dân có những hành vi chạytheo xu hướng thương mại hóa, hay những biểu hiện phi văn hóa làm mất đinét đẹp văn hóa của lễ hội truyền thống là điều không thể chấp nhận được Đểcho nền văn hóa ấy phát triển bền vững thì công tác tuyên truyền, giáo dụcngười dân hiểu biết được, ý thức được giá trị văn hóa từ các lễ hội truyềnthống, tiến tới bảo tồn và phát huy các giá trị cao đẹp ấy là một việc làm rấtcần thiết hiện nay, trong đó các đài truyền hình địa phương khu vực Tây NamBộ đóng một vai trò rất quan trọng
Trên một phương diện khác, truyền hình với tư cách là một món ăn tinhthần quan trọng trong đời sống thông tin của người dân, luôn luôn phải đặt ramục tiêu tiếp cận kịp thời và tuyên truyền hiệu quả các hoạt động, sinh hoạtvăn hóa tinh thần lớn của cộng đồng, trong đó có các sự kiện lễ hội truyềnthống Có thể nói, các sự kiện lễ hội truyền thống chính là một trong nhữngnội dung truyền thông dễ thu hút được sự quan tâm theo dõi của cộng đồng,nâng cao tính hấp dẫn của các chương trình truyền hình
Khu vực Tây Nam Bộ có một số lễ hội tiêu biểu được tổ chức ở qui môlớn, có nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội và có giá trị đặc biệt trong đờisống tinh thần của người dân địa phương, cần được quan tâm thực hiện tuyêntruyền hiệu quả để phát huy các giá trị lịch sử và văn hóa một cách tích cực,đồng thời qua đó giúp các đài truyền hình địa phương trở nên hấp dẫn hơn đốivới công chúng Đó là các lễ hội như:
- Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam - hay còn gọi là Lễ vía Bà (An
Giang) từ 23 đến 27 tháng tư Âm lịch với số người dự có năm lên đến gầnmột triệu người từ các tỉnh, thành cả nước đổ về
Trang 10- Lễ hội đua bò Bảy núi - Một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, Nambộ Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, diễn ra từ ngày 29-8 đến mùng1-9 âm lịch hàng năm
- Lễ hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen (Tây Ninh) từ 10 đến 15
tháng giêng Âm lịch thường đông đến hai, ba vạn người, đặc biệt trong thờigian gần đây có năm tăng gấp đôi so với thường lệ
- Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu (nơi thờ Tả quân Lê Văn Duyệt) từ 30
tháng 7 đến mồng 3 tháng 8 Âm lịch
- Lễ hội Kỳ Yên, lễ hội lớn nhất ở đình Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây,
tỉnh Tiền Giang từ ngày 14 đến 16 tháng chạp Do quan niệm Thánh mẫu rấtthiêng nên lễ viếng Bà tại Miếu đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế Bà rấtlong trọng Dân làng mang lễ vật đến dâng, sau đó tổ chức các trò chơi dângian kéo dài suốt ban ngày, ngoài ra còn có múa lân, diễn tuồng hàng đêm
- Lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 tháng ba (âm lịch)hàng năm tại lăng ông Nam Hải thuộc ấp Lăng xã Vàm Láng, huyện Gò CôngÐông tỉnh Tiền Giang Lễ hội có rước sắc Thần từ đình Kiểng Phước bằng xengựa, lễ xô giàn thí, cúng thuỷ lục, cúng vong linh thiên vị, hát bội, hát thày,làm lễ nghinh ông trên biển với hàng trăm tàu thuyền trang hoàng lộng lẫy
- Lễ hội chiến thắng Ấp Bắc diễn ra vào ngày ngày 2-1 dương lịch hàng
năm tại di tích Ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang Trận ẤpBắc là trận đánh lịch sử, bẻ gãy các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vậncủa Mỹ vào ngày 2-01-1963 Các năm chẫn được tổ chức quy mô lớn, có cáclực lượng vũ trang và hàng vạn đồng bào tham gia
- Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh diễn ra vào ngày 20 tháng 8dương lịch hàng năm Bình Tây Ðại nguyên soái Trương Ðịnh tuẫn tiết ngày20-8-1864 Lễ giỗ được tổ chức tại đền thờ Trương Ðịnh tại thị xã Gò Công,đình Gia Thuận thuộc huyện Gò Công Ðông, tỉnh Tiền Giang với qui mô lớn,khách nhiều tỉnh hàng năm đều về dự lễ Ở thị xã Gò Công có thêm lễ rướclinh và dâng hoa tại tượng đài anh hùng dân tộc Trương Ðịnh
Trang 11- Lễ hội Nghinh Ông ở Trà Vinh diễn ra vào các ngày 10,11,12/5 âm lịch
hàng năm tại làng biển Mỹ Long (huyện Cầu Ngang) là một trong những lễhội dân gian truyền thống tiêu biểu ở Trà Vinh
- Lễ hội Ok Om Bok ở Trà Vinh được tiến hành trong các ngày mười bốn
và rằm tháng mười, theo Phật lịch và được xem là một trong ba lễ hội dângian truyền thống tiêu biểu, có qui mô cấp tỉnh thu hút đông đảo hơn kháchtrẩy hội là cộng đồng các dân tộc anh em trong tỉnh, du khách đến từ các tỉnhlân cận cùng một bộ phận ngày càng nhiều hơn Việt kiều, khách quốc tế đến
từ nhiều quốc gia trên thế giới
- Lễ hội Hội Sen Đôlta cũng ở Trà Vinh diễn ra từ ngày 29 tháng 8 đến
mùng một tháng chín Âm lịch Đây là lễ hội tưởng nhớ những người đã khuấttrong gia đình của người Khmer
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Truyền hình khu vực Tây Nam Bộ với công tác tuyên truyền cho lễ hội truyền thống ở địa phương năm 2014” để nghiên cứu.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các sách, cácbài viết đăng trên các báo, các tạp chí ở trung ương và địa phương liên quanđến về vấn đề lễ hội, các nét đẹp, giá trị văn hóa từ các lễ hội truyền thốngnày ở nhiều góc độ và phía cạnh khác nhau, trong đó có công trình tiêu biểu
như Lễ hội - một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của Hồ Hoàng
Hoa (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998) Tác giả đề cập đến tính mỹ họcdân tộc trong lễ hội Việt Nam, tập trung vào việc phân tích tính thẩm mỹ vàtính cộng đồng của lễ hội, chỉ ra những giá trị xã hội của lễ hội như các giá trịhữu ích, giá trị cộng đồng và giá trị về nhân cách Đây là kết quả của một tiếntrình nghiên cứu lâu dài kết hợp với những chuyến đi thực địa quan sát tại chỗnhiều lễ hội Việt Nam cũng như Nhật Bản dưới góc độ tìm hiểu chức năng vàđặc biệt là những biểu hiện đa dạng của cái đẹp trong lễ hội
Trang 12Lễ hội Việt Nam Của PGS Lê Trung Vũ – PGS.TS Lê Hồng Lý đồng
chủ biên (Nxb Văn hòa thông tin, 2005) Công trình này, tác giả bỏ ra rấtnhiều thời gian và công sức để nghiên cứu trên 300 lễ hội trên cả nước và mộtsố nước lân cận Trong cuốn sách này, người ta có thể thấy ngay nội dungnông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn, bởi sức sống của nhân dân Việt Nam làsức sống của người dân trồng lúa, lúa nước hay lúa nương Sách còn mangnội dung không kém phần quan trọng là lễ hội về đề tài lịch sử Đó là lễ hộitưởng niệm các anh hùng có công chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập chodân tộc, Tổ quốc Ngoài ra, lại có những lễ hội đặc biệt khác nói về sự bát
tử, hoặc tín ngưỡng phồn thực
Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ của GS TSKH Trần Ngọc Thêm
(Nxb Văn hóa văn nghệ, 2014) Sách chia làm ba phần: Phần một là cơ sở lýluận và thực tiễn; phần hai là các thành tố của văn hóa người Việt vùng TâyNam bộ và phần ba là hệ thống các đặc trưng tính cách văn hóa của ngườiViệt vùng Tây Nam bộ Qua đó, ngoài lãnh vực vực địa lý, kinh tế còn làcác vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục - tập quán, văn hóagiao tiếp và nghệ thuật giúp người đọc thấy được sự giao lưu, hòa nhậpgiữa văn hóa Việt - Khmer - Hoa - Chăm
Một số công trình khác cũng đã lý giải được góc nhìn văn hóa gắn với
các lễ hội với các chủ đề như: Các lễ hội truyền thống Việt Nam (2006) của
Đỗ Hạ, Quang Vinh; Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Vănhóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo (1998), do Nguyễn Như Ý chủ biên;
Lễ hội và du lịch văn hóa Việt Nam (2009) của Đoàn Huyền Trang; PGS.TS
Lê Như Hoa (chủ biên), Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; TS Nguyễn Viết Chức (chủ biên), Lễ hội dân gian ở Nam Bộ Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2003 của tác giả Huỳnh Quốc Thắng, Lễ hội truyền thống và hiện đại (1984) của Thu Linh – Đặng Văn Lung
Trang 13Một số bài viết phân tích những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống
như: Quản lý lễ hội với tư cách là di sản (Bùi Hoài Sơn, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 318/2-2010); Lễ hội truyền thống và du lịch trong bối cảnh giao lưu hội nhập (Nguyễn Đắc Thủy, Tạp chí cộng sản, số 57/9-2011); Chấn chỉnh sự lệnh chuẩn trong hoạt động lễ hội (Việt Khương - Lê Quân, Báo nhân dân
ngày 15/03/2014);
Ngoài ra, còn có một số đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ đề cập đếnvấn đề văn hóa và các lễ hội truyền thống; đồng thời mô tả diễn biến của các
lễ hội truyền thống gắn với công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân: Nguyễn Thanh Trà: Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại Việt Nam qua Báo chí, 2006; Nguyễn Thị Minh Ngọc: Ngôi đình ở Miền tây Nam Bộ, 2011; Phan Đình Đức: Lễ cúng chẩn tế của Phật giáo ở Nam Bộ
từ góc nhìn văn hóa; 2010: Lê Thị Ninh: Tính ngưỡng thờ Thành Hoàng của người Việt ở Miền Tây Nam Bộ; 2011: Ngô Thị Thanh : Tìm hiểu ý thức về bản sắc văn hóa Việt Nam trong lịch sử giai đoạn nữa sau thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX: 2009: hay công trình nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Đào nghiên cứu
về lễ hội truyền thống nhằm phát triển du lịch lễ hội ở An Giang: 2014 ….
Tuy nhiên, cho đến nay ở Tiền Giang nói chung và khu vực Tây Nam Bộ nóiriêng chưa có công trình nào nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng hoạtđộng tuyên truyền và vai trò của đài truyền hình trong công tác tuyên truyềncho các lễ hội truyền thống ở địa phương
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt độngtuyên truyền cho các lễ hội truyền thống ở địa phương qua sóng truyền hình,luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyêntruyền cho các lễ hội truyền thống ở tỉnh Tiền Giang hiện nay nói riêng và cáctỉnh khu vực Tây Nam bộ nói chung
Trang 143.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác tuyêntruyền cho các lễ hội truyền thống trên sóng truyền hình các tỉnh miền TâyNam Bộ qua thực tế khảo sát ở ba tỉnh Tiền Giang, An Giang và tỉnh TràVinh hiện nay
Khảo sát thực trạng công tác tuyên truyền cho các lễ hội truyền thốngtrên sóng truyền hình của ba đài PTTH thuộc khu vực Tây Nam Bộ đó là ĐàiPhát thanh - Truyền hình Tiền Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giangvà Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh
Đánh giá kết quả tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống địa phươngtrên sóng truyền hình Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, Đài Phátthanh - Truyền hình An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinhtrong năm 2014
Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền chocác lễ hội truyền thống ở các địa phương khu vực Tây Nam Bộ trong nhữngnăm tiếp theo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác tuyên truyền cho các lễhội truyền thống trên sóng truyền hình ở khu vực miền Tây Nam Bộ, đượcphản ánh qua thực tế của Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, Đài Phátthanh - Truyền hình An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinhtrong năm 2014
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu công tác tuyên truyền trước trong và sau các lễ hộitruyền thống ở địa phương của Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, ĐàiPhát thanh - Truyền hình An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinhthông qua một số lễ hội truyền thống như Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Kỳ Yên,
Trang 15Lễ hội Chiến thắng Ắp Bắc, Lễ hội Bà Chúa Xứ, Lễ hội đua bò Bảy Núi, Lễhội nghinh Ông ở trành vinh, Lễ hội Ok Om Bok cũng ở Trà Vinh …, trongnăm 2014.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Khi thực hiện luận văn, tác giả dựa trên những lý luận chung mang tínhhệ thống về các giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống, công tác tuyêntruyền, giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam, công tác tổchức tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống ở địa phương khu vực Tây NamBộ trong thời gian qua, … Từ đó, luận văn vận dụng vào việc khảo sát, phântích đánh giá vai trò của các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Tây NamBộ mà cụ thể là Đài phát thanh - truyền hình Tiền Giang, Đài Phát thanh -Truyền hình An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh trong việctuyên truyền cho các lễ hội truyền thống ở địa phương
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả đã thực hiệnnhững phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Khảo sát hoạt động thực tế: khảo sát công tác tổ chức tuyên truyền
cho các lễ hội truyền thống ở địa phương của Đài Phát thanh - Truyền hìnhTiền Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Đài Phát thanh -Truyền hình Trà Vinh trong các năm từ năm 2010 đến nay, đặc biệt là năm
2014 để rút ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình hoạt động tuyêntruyền cho các lễ hội truyền thống của từng Đài trong thời gian qua
- Phỏng vấn sâu: phỏng vấn những người làm công tác văn hóa để có ý
kiến đánh giá về những ưu điểm, hạn chế cũng như vai trò của Đài Phát thanh
- Truyền hình Tiền Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và ĐàiPhát thanh - Truyền hình Trà Vinh trong công tác tổ chức tuyên truyền chocác lễ hội truyền thống ở địa phương trong thời gian qua
Trang 16- Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: thu thập ý kiến của người dân địa
phương về nhu cầu tiếp nhận thông tin liên quan đến việc tổ chức và tuyêntruyền cho các lễ hội truyền thống Lấy ý kiến của nhà tổ cức các lễ hội mà cụthể là ban tổ chức các ngày lễ lớn của các tỉnh và cán bộ công nhân viên chức
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang, An Giang và Trà Vinh cũngnhư khảo sát ý kiến của chính những người làm chuyên đề Văn hóa - vănnghệ của Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, Đài Phát thanh - Truyềnhình An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình Trà Vinh
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đềlý luận về lễ hội truyền thống và vai trò của các đài phát thanh - truyền hìnhtrong công tác tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống ở địa phương Trên cơ
sở phân tích, đánh giá khách quan về thực trạng những vấn đề nghiên cứu(mặt được và chưa được), tác giả đề ra một số giải pháp mang tính cơ bản, cótính khả thi để góp phần nâng cao hơn hiệu quả công tác tuyên truyền trướctrong và sau các lễ hội truyền thống ở tỉnh Tiền Giang, An Giang và Trà Vinhqua sóng truyền hình
Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho các cấp lãnh đạo địaphương, các cán bộ làm công tác tuyên truyền về lĩnh vực văn hóa văn nghệ ởcác phát thanh - truyền hình cũng như người làm công tác văn hóa trên địabàn tỉnh, về công tác tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống Ngoài ra luậnvăn còn là nguồn tư liệu quý giá cho các bạn sinh viên ngành Báo chí họcquan tâm đến lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,phần nội dung chính gồm 3 chương:
Trang 17Chương 1: Trình bày các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan
đến vấn đề truyền hình các sự kiện văn hóa, trong đó có các sự kiện lễ hội,làm cơ sở để thực hiện khảo sát và đề xuất giải pháp thực tế cho vấn đề
Chương 2: Trình bày thực trạng của công tác tuyên truyền cho các lễ
hội truyền thống địa phương trên sóng phát thanh truyền hình các tỉnh miềnTây Nam Bộ phản ánh qua thực tế của ba đơn vị: Đài PTTH Tiền Gian, ĐàiPTTH An Giang, Đài PTTH Trà Vinh
Chương 3: được sử dụng để trình bày các đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả tuyên truyền cho các lễ hội truyền thống trên sóng truyền hình ởmiền Tây Nam Bộ
Trang 18Chương 1 TRUYỀN HÌNH CÁC SỰ KIỆN VĂN HÓA NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Sự kiện, sự kiện văn hóa và lễ hội truyền thống
Sự kiện : Sự kiện là một từ quen thuộc dùng để chỉ một sự việc nào đó
diễn ra mà có tầm quan trọng, đáng chú ý Đó có thể là một sự việc diễn ratrong hoặc ngoài chủ ý của con người Tuy nhiên, người làm truyền thôngđịnh nghĩa sự kiện cụ thể hơn Dưới góc nhìn truyền thông, sự kiện là mộthoạt động có ý nghĩa, có sự tụ tập đông người, được tổ chức nhằm gây ảnhhưởng và tác động lớn đến nhận thức, tình cảm của một nhóm công chúngmục tiêu nào đó
Nếu một sự kiện diễn ra có sự tham gia của đám đông công chúngmang tính xã hội rộng rãi thì đó sẽ là một sự kiện cộng đồng Có những sự
kiện cộng đồng được cả nước quan tâm, ví dụ: sự kiện kỷ niệm Một nghìn năm Thăng - Hà Nội, lễ hội Giỗ tổ Hùng vương, kỷ niệm 300 năm Thành phố
Hồ chí Minh, 350 năm Mỹ Tho đại phố, Festival biển Nha Trang, Festival hoa Đà lạt, Lễ Hội Cà phê Ban Mê Thuột… và những sự kiện tổ chức các cuộc thi sắc đẹp như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Hoàn Vũ, Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt…
Việc tổ chức sự kiện được phân cấp từ trung ương cho đến địa phương,tùy theo mục đích, ý nghĩa, quy mô tổ chức Có những sự kiện thuộc phạm vitỉnh, thành, vùng miền tổ chức và cũng có những sự kiện thuộc phạm vihuyện, xã tổ chức
Sự kiện văn hóa : Sự kiện văn hóa có thể được hiểu đơn giản là sự
kiện được tổ chức với các nội dung hoạt động văn hóa, mang tính cộng đồng,phản ánh các tập quán và truyền thống về lịch sử, có tác động trực tiếp đếntâm tư tình cảm và tư tưởng của cộng đồng dân cư, thu hút được nhiều người
Trang 19tham gia, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sốngmà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện
Các sự kiện thường đòi hỏi một mức độ rất cao của các hoạt độngtruyền thông để thu hút sự tham gia hoặc tạo ra những tác động đến công chúng.Đặc biệt, truyền hình trực tiếp về sự kiện luôn là mong muốn quan trọng của cácnhà tổ chức sự kiện cũng như của công chúng quan tâm đến sự kiện
Lễ hội : Lễ hội là một hình thức sự kiện văn hóa, và tùy theo nguồn gốc
của nó mà lễ hội được phân biệt thành lễ hội truyền thống và lễ hội hiệnđại Lễ hội truyền thống có nguồn gốc từ các sinh hoạt dân gian, sinh hoạtphing tục tập quán của cộng đồng, được lữu giữ và duy trì trong cộng đồngqua nhiều thế hệ Trong khi đó, lễ hội hiện đại thường mới được du nhập từcác nền văn hóa bên ngoài hoặc mới được thiết kế gần đây
Tác giả Hoàng Hoa trong cuốn "Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng" quan niệm: "Lễ hội là hai phạm trù hợp nhất thành một sinh
hoạt văn hóa cộng đồng hoàn chỉnh", trong đó lễ "là nghi thức, là mở đầu chohội làng" và hội "là những hoạt động, những trò diễn thường có tính lễ nghitheo một kịch bản mang tính ổn định với sự tham gia của một khối đôngngười mang tính cộng đồng cao" [15, tr.89]
Nghiên cứu về "Những tương đồng giữa các lễ hội cổ truyền Đông Nam Á", tác giả Trần Bình Minh đã đưa ra định nghĩa: "Lễ hội là một hình
thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tínngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường… là một sinh hoạtcó sức hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội"
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì "Lễ hội là hệ thống các hành vi,
động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phảnánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họchưa có khả năng thực hiện Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật củacộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của
Trang 20cộng đồng, sự bình yên của từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sựvựng mạnh cho từng dòng họ, sự sinh soi nẩy nở của gia súc, sự bội thu củamùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “Nhânkhang, vật thịnh” Lễ hội là hoạt động của một tập thể người liên quan đến tínngưỡng và tôn giáo Do nhận thức, người xưa rất tin vào trời đất, sông núi Vìthế, ở các làng xã thường có miếu thờ sơn thần, thủy thần, thổ thần… Lễ hội cổtruyền đã phản ánh hiện tượng đó Tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đến lễ hội.Tôn giáo thông qua lễ hội làm phương tiện để phô trương thanh thế, ngược lại lễ
hội thông qua tôn giáo để thần linh hóa những gì trần tục" [46, tr 674].
Người Việt Nam từ nhiều đời nay có truyền thống “Uống nước nhớnguồn” cho rằng: Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu của cộngđồng, tôn vinh những hình tượng thiêng liêng, được định danh là những vị
“thần”, những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại Hìnhtượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người Đólà những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đấtmới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú;những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phốicuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnhphúc Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đốivới cộng đồng, dân tộc Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cộitự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trímỗi người Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộnghơn là quốc gia dân tộc Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết đểvượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc Lễ hội cũng là nhu cầusáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọitầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữgìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dântộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải
Trang 21trí , Lễ hội là dịp để con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu vớithần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che vượt qua những thử thách đến vớingày mai tươi sáng hơn.
Như vậy, dù tiếp cận theo cách nào thì lễ hội cũng luôn luôn bao gồmhai phần chính là lễ và hội Lễ thể hiện mặt tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng,thể hiện tính linh thiêng Hội thể hiện mặt vật chất, văn hóa nghệ thuật, đờithường Lễ và hội gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một hoạt động mangtính tập thể, cộng đồng cao Lễ thì bao gồm các nghi thức tế lễ theo một kịchbản nhất định còn hội thì bao gồm các hoạt động vui chơi giải trí và lễ hộithường được tổ chức nhân kỷ niệm một sự kiện xã hội quan trọng liên quan
đến cả cộng đồng.
- Phần lễ: Là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn
kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng củacon người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện Lễ làphần thể hiện sự kính trọng của người dân đối với thế giới thần linh, nhữngngười có "uy lực", có "sức mạnh", mang màu sắc linh thiêng và thần bí Phầnnày bao gồm hai nghi thức chính là tế lễ và rước
- Phần hội: Là những sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng
đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộngđồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc của từng gia đình Sự vữngmạnh cho những dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùamàng mà tự bao đời nay qui tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ "nhân khang,vật thịnh"
Tóm lại, tất cả các lễ hội đều mang những nét bản chất chung là tính chấtlinh thiêng của toàn bộ lễ hội, sự sùng bái các nhân vật lịch sử - văn hóa, suytôn những biểu tượng được phụng thờ, là nhu cầu trở về cội nguồn tự nhiên xaxưa để khẳng định nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hóa, là sự giải thiêngtrong tâm thức, tâm lý và sinh hoạt cộng đồng (vui chơi, giải trí, ăn uống)
Trang 22Những bản chất này được biểu hiện ở tất cả các hiện tượng thuộc về lễ hội, từnhững chi tiết nhỏ nhất đến những chi tiết lớn Mỗi lễ hội đều chứa đựngnhững giá trị văn hóa tiêu biểu như: tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng,tính chất tự quản, tinh thần dân chủ, nội dung của nhân bản Trong đó, hai yếutố lễ (mặt thứ nhất - tinh thần, tôn giáo, tính ngưỡng, linh thiên) và hội (mặtthứ hai - vật chất, văn hóa nghệ thuật, đời thường) giữa chúng phải được gắnbó chặt chẽ, hòa huyện với nhau không thể bỏ đi một yếu tố nào mà khônglàm mất đi bản thân nó.
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thầncủa người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Gắn liềnvới dòng chảy của lịch sử, Lễ hội truyền thống là một bảo tàng phong phú vềđời sống văn hóa - tinh thần của dân tộc Sức lan tỏa, tác động của nó diễn raliên tục và mạnh mẽ đến tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, cốt cách củabao thế hệ con người Đồng thời nó cũng phản ánh quá trình lao động vàchiến đấu đầy khí phách của nhân dân cùng những biến cố xã hội quan trọng
Lễ hội truyền thống trong nhiều thập kỷ qua có những biến đổi lớn.Trong những năm chiến tranh, hầu hết các địa phương đều không tổ chứcđược lễ hội Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước,
do nhiều lẽ, cùng với nhận thức còn đơn giản của nhiều người đã đánh đồngcác dạng thức tín ngưỡng dân gian truyền thống với hủ tục mê tín đã dẫn đếncác biện pháp mạnh mẽ và cấm đoán các hoạt động lễ hội ở các đình, đền,miếu, có nơi xem lễ hội ở đình miếu làng xã là di sản của phong kiến lạc hậu
Từ đó các di tích văn hóa - lịch sử như đình, miếu, đàn, từ phải chịu
"hương tàn khói lạnh" có một thời gian khá dài cơ sở vật chất bị hủy hoại,
nhưng lễ hội vẫn sống trong tâm thức của mọi người
Ở góc độ lịch sử văn hóa thì các hoạt động lễ hội truyền thống tín
ngưỡng dân gian là những biểu hiện “Tâm thức truyền thống" của văn hóa
dân tộc, khu biệt với các dạng tâm thức có được từ các trào lưu văn hóa - tôn
Trang 23giáo ngoại nhập Bên cạnh đó, các yếu tố kiến trúc, mỹ thuật, hình thức diễn
xướng, nghi lễ nói chung là những yếu tố cấu thành lễ hội dân gian - truyền
thống, là cái nền cơ bản tạo nên tính dân tộc xét trên diện rộng, đồng thời tạonên bản sắc văn hóa xét ở góc độ địa phương, việc kế thừa và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc trong đó có lễ hội truyền thống đang là vấn đề được nhiềungười quan tâm Tuy nhiên, trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, vấn đề tổchức lễ hội văn hóa truyền thống, có những nghi tiết đã không còn phù hợp;đồng thời cũng đã xuất hiện những hiện tượng lệch chuẩn về hình thức và ýnghĩa nội dung khiến cho việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua hoạt động lễhội gặp nhiều khó khăn Mặt khác, những năm gần đây đã nảy sinh hiệntượng "đánh đồng" giữa tín ngưỡng và mê tín tạo nên tình trạng không phânbiệt rạch ròi giữa các nghi thức hành lễ mang tính văn hóa của các tập tục tínngưỡng, hoặc lợi dụng danh nghĩa bảo vệ văn hóa dân tộc làm dịch vụ “buônthần bán thánh”, làm phức tạp thêm đời sống văn hóa và môi trường xã hội.Một hiện tượng phát sinh khác là việc trùng tu, tôn tạo các cơ sở hoạtđộng lễ hội, bao gồm: Đình, miếu, đàn, từ đã hủy hoại khá nhiều các côngtrình kiến trúc điêu khắc có giá trị mỹ thuật mà đáng lẽ phải bảo tồn nguyêntrạng hay gia cố có ý thức hơn, để lưu giữ di sản văn hóa vật chất cho các thếhệ sau Đặc điểm quan trọng là đại bộ phận quần chúng ở nông thôn gắn liềnđời sống tâm linh của họ vào các cơ sở tín ngưỡng dân gian (phân biệt với tínngưỡng đạo giáo) và các tổ chức lễ hội Thông qua các hoạt động này nhằmthể hiện tinh thần đoàn kết xóm làng, giáo dục đạo đức cho các thế hệ concháu biết "uống nước nhớ nguồn" Bên cạnh đó, những nghi tiết trong lễ hộitruyền thống đóng vai trò bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng dâncư; quan trọng hơn nó góp phần làm phong phú thêm các sinh hoạt văn hóa ở
cơ sở, hạn chế các trào lưu văn hóa ngoại nhập mà trong đó chứa đựng nhiềuthành tố không phù hợp và cả những sản phẩm phản văn hóa Do vậy nghiên
Trang 24cứu lễ hội truyền thống nhằm tạo cơ sở khoa học giúp cho việc định hướngcông tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ở địa phương
Với các quan điểm cơ bản của các nhà nghiên cứu cùng với các hoạtđộng thực tiễn trong đời sống xã hội, có thể hiểu lễ hội truyền thống như sau:
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt: tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường Đó là một sinh hoạt có quy mô lớn về tầm vóc, có sức cuốn hút một
số lượng lớn các tầng lớp nhân dân, những hoạt động của đời sống xã hội; lễ hội truyền thống chứa đựng trong nó nhiều vấn đề về lịch sử, khoa học, văn hóa và nghệ thuật
Xét theo cấp độ tổ chức và qui mô xã hội, có 3 loại lễ hội truyền thống:
- Lễ hội gia đình: Những lễ tiết (có thể kết hợp yếu tố hội) gắn với các
mốc chuyển đoạn đời người và qui mô diễn ra chủ yếu trong gia đình nhưsinh nhật, đám cưới, tang, giỗ, … hoặc các sinh hoạt khác liên quan đếnphong tục tập quán, tôn giáo tính ngưỡng của cộng đồng gia đình
- Lễ hội làng và vùng: Những lễ hội đã được thiết chế hóa về cơ sở vật
chất, đội ngũ phục vụ tổ chức, quản lý và các hoạt động chuyên môn mangnét đặc thù và tương đối nề nếp ổn định Các lễ hội này thường gắn với các cơ
sở tính ngưỡng, tôn giáo như đình, miếu, lăng, đền, … và chi phối mạnh mẽmột cộng đồng người rộng lớn (ít nhất là một làng - xã)
- Lễ hội quốc gia, dân tộc: Những lễ hội chi phối và ảnh hưởng sâu rộng
tới mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc, quốc gia như: Lễ hội thờ Quốc
Tổ (Hùng Vương); Lễ hội thờ Quốc Mẫu (Pô Inư Nagar của người chăm), cácngày Lễ, Tết (lễ hội theo tiết mùa) của các dân tộc, …
Căn cứ vào đặc điểm, nội dung và đối tượng cử lễ, có 5 loại lễ hội:
- Lễ hội gắn với các nghi lễ nông nghiệp cổ truyền: Lễ hội tái hiện lại
những lễ nghi liên quan tới chu trình sản xuất nông nghiệp hoặc biểu dương,rước thờ các sản phẩm của sản xuất nông nghiệp như: lễ hội trình nghề, lễ hộimừng cơm mới sau vụ mùa…
Trang 25- Lễ hội tưởng niệm các nhân vật lịch sử dân tộc: Lễ hội phản ánh cuộc
đấu tranh giữ nước, giữ làng gồm những lễ hội thờ các vị thần là các vị tướnglĩnh, các vị anh hùng dân tộc, diễn tả lại những sự kiện lịch sử, các trận đánhnhư: hội Gióng, hội Giá…, các lễ hội có các trò diễn thờ các vị thần là ngườicó công bảo vệ làng xã, chống giặc, chống thú dữ…
- Lễ hội nhằm sinh hoạt văn nghệ, giải trí, thi tài: Lễ hội có phần hội là
các cuộc thi hát các làn điệu dân ca, các cuộc thi thể hiện các trò chơi dângian như đua thuyền, múa lân, kéo co, nhảy bao bố (Lễ hội có các trò diễnđáp ứng hay phản ánh đời sống văn hóa tinh thần, phong tục, tín ngưỡng, tôngiáo của người dân)
- Lễ hội gắn với tín ngưỡng phồn thực và giao duyên: Lễ hội phồn thực
giao duyên là lễ hội gắn với quan niệm tín ngưỡng phồn thực cầu mong sự sinhsôi nảy nở cho con người, cây trồng, vật nuôi Trong hội người ta rước, thờ,cướp các hình mẫu sinh thức khí như hội cướp kén, hội cướp bông, hội chen…
- Lễ hội tôn vinh truyền thống nghề nghiệp: Lễ hội phản ánh cuộc sống
lao động sản xuất của nhân dân gồm: các lễ hội về săn bắt, đánh cá, khai tháclâm thủy, hải sản, các lễ hội về những sinh hoạt nông nghiệp hoặc liên quanđến sản xuất nông nghiệp như: cầu ngư, chăn nuôi, trồng lúa, các nghề thủcông của nhân dân…
Có thể nói các hình thức lễ hội là hết sức phong phú và đa dạng bởi nóđược sinh ra để phản ánh các mặt của đời sống cũng như các nhu cầu, nguyệnvọng của con người ở mỗi thời kỳ Lễ hội truyền thống là một bộ phận trongđời sống tinh thần của xã hội, là cơ sở rất quan trọng để giữ gìn và phát huy
những bản sắc văn hóa của dân tộc Mỗi lễ hội truyền thống ở nước ta xưa
nay đều có ngồn gốc, đặc điểm, vị trí, chức năng riêng trong đời sống văn hóatinh thần của nhân dân nhưng nói chung đều tồn tại như là một bảo tàng vănhóa Vì vậy, việc nghiên cứu các lễ hội truyền thống có nhiều ý nghĩa, trongđó có thể nhấn mạnh: “Nếu biết cách lần lượt bóc tách các tầng lớp văn hóa
Trang 26khác nhau đã bồi tụ chồng chất lên nhau trong các lễ hội truyền thống thì cóthể tìm hiểu lịch sử xã hội, lịch sử văn hóa của từng làng, từng vùng và củatoàn thể đất nước… Việc làm ấy còn có thể giúp chúng ta hiểu tiến trình tiếpbiến văn hóa và những quy luật của tiến trình này”.
1.2 Truyền hình và vai trò của truyền trong công tác tuyên truyền các sự kiện văn hóa
1.2.1 Tuyên truyền
Trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, Hồ ChíMinh cho rằng “tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ,dân làm Nếu không đạt mục đích đó, là tuyên truyền thất bại” [27, tr.134].Trong công tác tuyên truyền phải mang tính đại chúng, tính nghệ thuật, diễnđạt ngắn gọn nhưng sâu sắc, giản dị, dễ hiểu, sử dụng linh hoạt sáng tạo cácthành ngữ, dân ca…trong hoạt động thực tiễn Trong hoạt động tuyên truyền,Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện phương châm kết hợp giữa lời nói và hànhđộng, lấy lý luận gắn liền với thực tiễn
Trong giáo trình Nguyên lý Công tác tư tưởng (tập I) của Lương KhắcHiếu (chủ biên) thì tuyên truyền được hiểu là:
Công tác tuyên truyền là một hình thái, một bộ phận cấu thành củacông tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiếnlược, sách lược trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giớiquan phù hợp với lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng, hình thành vàcủng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần chúng hành động theo thếgiới quan và niềm tin đó [15, tr.31]
Trong lý luận báo chí, tuyên truyền được lý giải như hoạt động nhằmtruyền bá trong quần chúng nhân dân những tư tưởng nền tảng, những quanđiểm chính yếu của hệ tư tưởng, của chế độ nhằm hình thành một bức tranhđặc trưng về thế giới và lịch sử vận động của xã hội Ở nghĩa rộng lớn hơn,tuyên truyền được hiểu là toàn bộ các hình thức hoạt động của công tác tư
Trang 27tưởng, vận động quần chúng nhân dân Ở nghĩa hẹp hơn, tất cả các hoạt độngnhằm truyền bá một tri thức, một ý niệm cụ thể nào đó đều được coi là tuyêntruyền [33, tr.99 - 100] Thực tế, sự xuất hiện của báo in, sau đó là loại hìnhbáo phát thanh và truyền hình ra đời và phát triển đã đặt khái niệm thông tin -tuyên truyền vào những cung bậc khác nhau về tính chất và giá trị “Thôngtin” khách quan hơn “tuyên truyền” nhưng hầu hết người tham gia thông tinđều thực hiện xen kẽ tuyên truyền Vì vậy khi tiếp nhận thông tin, công chúngđồng thời trở thành đối tượng tuyên truyền
Như vậy, tuyên truyền được dùng ở đây là hoạt động có mục đích củachủ thể tuyên truyền nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởngđến đối tượng, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức,niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo nhữngđịnh hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra.
1.2.2 Truyền hình
Hiện nay có khá nhiều khái niệm, quan niệm khác nhau về truyền hình
Theo Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng chỉ rõ:
Truyền hình là một loại hình phương tiện thông tin đại chúng chuyểntải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh Nguyên nghĩa của thuật
vô tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai từ tele có nghĩa là “ởxa” và vison là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa” [35, tr.127]
Còn theo cuốn Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản của Nguyễn
Văn Dững thì: “Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hìnhảnh động với hầu như đầy đủ sắc màu vốn có của cuộc sống cùng với lời nói, âmnhạc, tiếng động Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sốngđộng với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ” [14, tr.168]
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc độnhư vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra mộtkênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội Ngày nay, truyền hình là
Trang 28phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc Truyền hìnhtrở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnhvực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng
Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công
cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin Dần dần truyền hình đã trực tiếptham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dưluận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và cácdịch vụ khác
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thôngđại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng vềchất lượng Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hànhtinh Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộcsống như được cô đọng lại làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thứcvà phong phú hơn về nội dung Trong bối cảnh kỹ thuật số và Internet pháttriển vượt bậc như hiện nay, truyền hình hiện đại phát triển nhanh theo hướngtruyền hình kỹ thuật số, tích hợp mạnh với truyền thông xã hội và có tínhtương tác cá nhân hóa ngày càng cao
1.2.3 Vai trò của truyền hình trong công tác tuyên truyền các sự kiện văn hóa
Trước tiên cần khẳng định tuyên truyền có vai trò rất quan trọng đối vớicác sự kiện nhất là các sự kiện văn hóa truyền thống Đối với một sự kiện nàothì, người ta sử dụng tuyên truyền nhằm mục đích thông báo, tuyên truyềnnhằm mục đích thu hút khán giả tham gia sự kiện hoặc truyền đến khán giảthông điệp của đơn vị tổ chức sự kiện đó
Khác với việc quảng bá cho một sản phẩm thì công tác tuyên truyền chomột sự kiện đòi hỏi phải có 3 giai đoạn chủ yếu đó là: Tuyên truyền trước,trong và sau khi tổ chức sự kiện đó, tương ứng với các thời điểm đó là nhữngcông cụ để tuyên truyền phải phù hợp
Trang 29Tuyên truyền cho một sự kiện nhất là các sự kiện văn hóa có rất nhiềucách như dùng banner, poster, tờ rơi, phướn dọc…, sử dụng các phương tiệntuyên truyền đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử,
… Trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến việc tuyên truyền cho các sựkiện là lễ hội truyền thống ở địa phương qua sóng truyền hình của các địaphương đó, cụ thể là tuyên truyền qua sóng truyền hình khu vực Tây Nam Bộ.Với hình ảnh động và âm thanh sống động, truyền hình có sức thu hút lớnvới công chúng Truyền hình đem thông tin đến cho khán giả cùng lúc qua haihai hệ tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh, đem lại độ tin cậy, thông tin caocho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người.Tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn Giáo trình báo chí truyền hình nêu rõ:
Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu hút hàng tỉ người xem cùng một lúc Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ được nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu, vùng xa Tính quảng bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy
ra ở bất kì đâu được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi khắp cả thế giới, được hàng tỉ người biết đến [32, tr.11]
Điều này giúp cho truyền hình có khả năng đặc biệt trong việc đa dạnghóa chức năng theo một giải tần rất rộng, truyền hình vừa là nhà hát, vừa làsân chơi, là công cụ giao lưu Đặc trưng của truyền hình được nhấn mạnhtrước hết ở việc thông tin về hiện thực thông qua các hình ảnh sống động vàxác thực
Bằng những hình ảnh có màu sắc, kết hợp với âm thanh tạo nên những
âm điệu, cung bậc đa dạng, truyền hình có khả năng tạo nên cảm giác chânthực và gần gũi cho người xem Đây cũng là điều kiện tốt cho người xem tiếpnhận thông tin
Trang 30Tính thời sự là điểm chung của báo chí Nhưng truyền hình với tư cách làmột phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanhchóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác Với truyền hình, sự kiệnđược phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra thậm chí khi nó đang diễn
ra, người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hìnhtrực tiếp và cầu truyền hình Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục24/24h trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổinhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất Đây là ưu thếđặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác
Trong xã hội hiện nay nhờ các thiết bị kĩ thuật hiện đại truyền hình nêncó thể truyền trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về
cùng một sự kiện, sự việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình bày và báo in giảng giải nó” Do vậy truyền hình trở thành một phương
tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổinhận thức của con người trước sự kiện
Đối với các sự kiện văn hóa thì truyền hình là phương tiện không thểthiếu để truyền tải những thông tin, hình ảnh của các lễ hội đến người dân.Ngày xưa người dân phải đến tận nơi mới có thể theo dõi được các sự kiệnđang diễn ra Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày nay ngườidân có thể ngồi ngay tại nhà mà vận có thể tận hưởng đầy đủ nhưng hình ảnhđầy màu sắc, âm thanh sóng động, không khí náo nhiệt của lễ hội thông quamàn hình tivi với công nghệ truyền hình trực tiếp Qua truyền hình, các nhàquản lý truyền tải một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất các chủ trương, chínhsách nhà là tuyên truyền về nạn thương mại hóa tại các sự kiện văn hóa, nạnbuôn thần bán thánh tại các lễ hội truyền thống, nạn ô nhiễm môi trường saukhi lễ hội kết thúc do ý thức kém của một số ít người tham gia sự kiện… Tấtcả những đặc trưng trên đã làm cho truyền hình có một vai trò quan trọng và
Trang 31không thể thiếu trong việc tuyên truyền để giữ gìn và phát triển những điềutốt đẹp trong văn hóa lễ hội.
1.3 Kế hoạch tuyên truyền lễ hội thông qua truyền hình
1.3.1 Kế hoạch và lập kế hoạch là gì
Kế hoạch được hiểu là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theolịch trình, có nội dung chương trình, thời hạn, nguồn lực, ấn định những mụctiêu cụ thể, xác định phương án triển khai và định hướng phát triển nhằm đạtđược các mục tiêu chủ yếu đã đề ra
Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồnlực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong mộtkhoảng không gian và thời gian nhất định
Việc lập kế hoạch để tuyên truyền cho lễ hội truyền thống là bắt buộc vàcần thiết, nó quyết định đến chất lượng của chương trình đó Nếu công tác lậpkế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc, chu đáo thì các công đoạn sauđó và việc tổ chức thực hiện được thuận tiện và dễ dàng
Việc lập kế hoạch truyền thông là cần thiết vì nó giúp xác định rõ nộidung, mục tiêu phương pháp cũng như hình thức tuyên truyền là như thế nào.Thông qua kế hoạch chúng ta có thể tính toán được, lựa chọn được và sắp xếpđược các hoạt động theo một trình tự nhất định
Việc lâp kế hoạch truyền thông chi tiết, cụ thể không chỉ giúp địnhhướng cho công tác truyền thông mà nó còn giúp các nhà quản lý có cơ sở đểtiến hành các hoạt động giám sát, đánh giá kết quả truyền thông [14, tr.266].Trong thực tế, để lập được một kế hoạch truyền thông cho lễ hội phải trảiqua rất nhiều bước, nhưng có thể khái quát những bước chính sau đây:
- Xác định mục tiêu và đối tượng truyền thông Bước này đòi hỏi nhữngngười thực hiện phải tìm cách trả lời các câu hỏi như: Tại sao phải tuyêntruyền? Tuyên truyền cho ai? Việc tuyên truyền này mang lại lợi ích gì? Viẹctuyên truyền này phải đạt được những kết quả cụ thể nào?)
Trang 32- Thiết kế thông điệp và chọn hình thức cũng như kênh truyền thông;
- Xác định thời gian, thời hạn tuyên truyền (khi nào bắt đầu, khi nàokết thúc?)
- Xác định phương pháp kiểm tra, giám sát (ai kiểm tra, kiểm tra những gì?)
- Xác định nguồn lực và tài chánh thực hiện (ai thực hiện công việc nàyvà dự trù kinh phí?)
- Xác định hiệu quả tuyên truyền, đánh giá rút kinh nghiệm (kiểm traxem thông điệp tuyên truyền có đến với công chúng hay chưa, nhưng khókhăn và thuận lợi trong công tác tuyên truyền để đánh giá, rút kinh nghiệmcho những lần sau)
Tuyên truyền cho một sự kiện, một lễ hội trên sóng truyền hình đòi hỏiphải có 3 giai đoạn: tuyên truyền trước khi tổ chức, tuyên truyền trong thờigian diễn ra sự kiện/lễ hội và tuyên truyền sau khi tổ chức Tương ứng với cácgiai đoạn đó là những công việc, những kế hoạch được vạch ra cụ thể và chitiết cho từng giai đoạn
1.3.2 Tuyên truyền trước khi diễn ra lễ hội
Hình thức “sơ khai” nhất của hoạt động tuyên truyền trước lễ hội có lẽ lànhững chiếc xe hơi, xe tải nhỏ dán poster kèm theo loa phóng thanh giới thiệunhững chương trình văn nghệ tạp kỹ có trong lệ hội, thời gian, địa điểm chínhthức diễn ra lễ hội… chạy vòng vòng quanh các tuyến đường trong nhữngthập niên 90
Ngày nay với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vàcông nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội đó làkên truyền hình Những hiếc xe hơi, xe tải nhỏ dán poster kèm theo loa phóngthanh không còn phổ biến nữa mà thay vào đó là những thông báo được pháttrên truyền hình
Một việc làm mà Đài PTTH Tiền giang cũng như các đài địa phương khuvực Tây Nam Bộ thường làm là mở chuyên tiết mục, phóng sự lồng ghép
Trang 33trong chương trình thời sự hàng ngày để tuyên truyền cho các lễ hội Dùcách làm này không mới nhưng đây là một trong những hình thức nhằmtruyền tải hình ảnh của lễ hội truyền thống ở địa phương rộng rãi hơn,nhanh chóng hơn và tường tận hơn, từ đó tạo độ tin cậy về chương trìnhtrong lòng người dân Việc làm này là rất cần thiết vì việc tuyên truyềntrước lễ hội thường mang tính chất thu hút, lôi kéo người dân tham gia các
lễ hội, cùng chính quyền địa phương tham gia tổ chức, quản lý và điềuhành lễ hội diễn ra thành công tốt đẹp
Bênh cạnh đó, các đài còn làm những ghi nhận không khí trước lễ hội, sựchuẫn bị của các cấp, các ngành và của người dân địa phương Lồng ghép vàođó những ý kiến, mong mỏi của người dân họ cần gì trong lễ hội này hoặcnhững đánh giá của các cấp các ngành, nhất là đánh giá của nhà tổ chức vềcông tác chuẩn bị cho việc tổ chức lễ hội Trong quá trình khảo sát tại Đài AnGiang, tác giả nhận thấy Đài An Giang có cách làm riêng là thực hiện nhữngbộ phim tài liệu truyền hình nói về nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của lễ hội đó.Việc làm này là rất sáng tạo và cần thiết vì qua đó, sẽ cung cấp theo thông tin,kiến thức cho người dân về lễ hội
1.3.3 Tuyên truyền trong khi diễn ra lễ hội
Truyền hình là kênh thông tin không thể thiếu trong công tác tuyêntruyền trong thời gian diễn ra lễ hội Với sự hỗ trợ của công nghệ và sự tiếnbộ về khoa học kỹ thuật thì việc thực hiện chương trình truyền hình trực tiếpkhông còn quá khó đối với các nhà đài Tận dụng công nghệ này, Ban tổchức, những người làm công tác tuyên truyền cung cấp thông tin, hình ảnh,
âm thanh gần như đồng thời với những gì đang diễn ra tại lễ hội đến ngườixem ở khắp mọi nơi Người dân có thể ngồi ngay tại nhà mà tận hưởng, hòaquyện với không khí ồn ào, náo nhiệt tại hiện trường Truyền hình trực tiếp làmột lợi thế về tường thuật sự kiện sống động mà truyền hình có được so vớicác phương tiện truyền thông khác trong thời gian diễn ra lễ hội Ngoài ra, các
Trang 34phóng sự nhanh, các thước phim ghi nhanh về thực tế tổ chức lễ hội cũng lànhững hoạt động tuyên truyền rất hiệu quả mà truyền hình có thể thực hiện.
1.3.4 Tuyên truyền sau khi diễn ra lễ hội
Nếu như công tác tuyên truyền trước và trong khi lễ hội diễn ra là cầnthiết thì công tác tuyên truyền sau khi lễ hội kết thúc cũng không thể thiếu.Công tác này nhằm đánh giá những mặt tích cực và hạn chế từ khâu tổ chứcđến khâu thực hiện và duy trì lễ hội để có những chấn chỉnh kịp thời cho kỳ lễhội năm sau Thông qua công tác tuyên truyền sau lễ hội, người ta biết đượcnhững mặt nào cần được phát huy, nhân rộng trong các dịp lễ hội sắp tới vànhững hành vi nào cầm được chấn chỉnh, thậm chí nghiêm cấm triệt để để lễhội năm sau được tổ chức thành công hơn
Cũng giống như tuyên truyền trước lễ hội, việc mở các chuyên mục, cácghi nhận, phóng sự phản ánh lồng ghép trong các chương trình thời sự chínhluận là việc làm phổ biến nhất mà các nhà đài khu vực Tây Nam Bộ thườnglàm, trong đó Đài phát thanh truyền hình Tiền Giang, An Giang và Trà Vinhcũng không ngoại lệ Qua những phóng sự, ghi nhận, phản ánh này, nhữnghạn chế, tiêu cực, những cái được và chưa được qua kỳ lễ hội này sẽ đượcdem ra mỗ xẻ, phân tích, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục, chấnchỉnh trong kỳ lễ hội tiếp theo
Lễ hội là một trong những sự kiện thu hút sự quan tâm của công chúng,thu hút sự chú ý của dư luận xã hội, vì vậy các phương tiện thông tin đạichúng luôn theo sát, phản ánh và kịp thời phát hiện nhiều biểu hiện lệch lạcđáng báo động nảy sinh từ hoạt động này Không thể phủ nhận vai trò tiênphong của báo chí nhất là lĩnh vực truyền hình trong việc góp phần làm lànhmạnh hóa hoạt động lễ hội
Trang 351.4 Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và của chính quyền địa phương về công tác tuyên truyền cho lễ hội.
Tuyên truyền là một khái niệm rất quen thuộc đối với mỗi giai cấp hay tầng lớp trong xã hội, bao gồm việc truyền bá những tri thức lý luận chính trị,
những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác lý luận và giáo dục tư tưởngchính trị, đạo đức cho quần chúng Công tác truyền bá hết sức quan trọng, bởivì một chủ thuyết chỉ có thể thấm vào quần chúng thông qua khâu truyền bá.Đối với chúng ta, công tác đó gồm các lĩnh vực như: Truyền bá lý luận Mác -
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; truyền bá các quan điểm, đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước; thông tin có định hướng các lĩnh vực khoa họccông nghệ, kinh tế, các thành tựu khoa học xã hội và nhân văn, các thông tinchính trị, xã hội và văn hoá Công tác tuyên truyền được thực hiện ở nhiềukênh: trường, lớp, các phương tiện thông tin đại chúng, v.v và cũng có thểtruyền bá dưới hình thức văn hoá, văn nghệ Ngày nay, công tác tuyên truyềncòn được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, bằng mạng lưới vitính và viễn thông, nên rất kịp thời, nhanh chóng, có thể đem lại hiệu quả tolớn với đối tượng công chúng rộng rãi Đó chính là con đường xã hội hoácông tác tư tưởng dựa trên tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
Thực tế ở Tiền Giang hiện nay, để triển khai thực hiện Chỉ thị 27-CT/TWcủa Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và
lễ hội, trong những năm qua ngành chức năng của địa phương đã tích cựctham mưu Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành nhiều văn bảnchỉ đạo và hướng dẫn các ngành các cấp thực hiện Trong đó tập trung một sốvăn bản cụ thể như: Thông tri 14-TT/TU ngày 24/3/1999 của Ban Thường vụTỉnh uỷ về việc “thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hộiđối với cán bộ, đảng viên, cơ quan đơn vị trong tỉnh”; Quyết định02/1999/QĐ-UB ngày 12/3/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành
Trang 36Quy định “thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội” (cóQuy định kèm theo) Các văn bản hướng dẫn Phong trào toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa và Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sốngtrong gia đình Việt nam giai đoạn 2010 - 2020 Các hướng dẫn thực hiện củangành chức năng: Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Dulịch), Sở Tư pháp Đặc biệt, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh và các địa phương;Ban Chỉ đạo này tiếp tục tham mưu cho cấp uỷ, uỷ ban cùng cấp ban hànhnhiều văn bản thực hiện đến cơ sở Tiếp thu tinh thần và nội dung các quanđiểm chỉ đạo theo Thông báo Kết luận 83-TB/TW ngày 27/6/2007 của Ban Bíthư Trung ương Đảng; Kết luận 34-KL/TW ngày 20/12/2008 và Kết luận 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị về việc cưới, tang, lễ hội và tâmlinh gắn với việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạođức, phong cách Hồ Chí Minh” và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa ở khu dân cư”
Riêng hoạt động lễ hội truyền thống ở địa phương, ngành văn hóa - thểthao và du lịch là cơ quan Thường trực của Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễlớn của tỉnh, hàng năm tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức và tuyên truyềncác hoạt động lễ hội cấp tỉnh và các địa phương Nội dung các lễ hội hội đượcquản lý chặt chẽ đồng thời kết hợp với nhiều hoạt động hội văn hóa, thể thao,giáo dục truyền thống cáchmạng, lịch sử dân tộc Các đình, miếu, chùa chiền,
cơ sở thờ tự của các tôn giáo đều thành lập Ban thờ tự nên hoạt động tế lễ vàhội diễn ra đúng theo quy định Ngoài ra, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo ởcác cấp đều có kế hoạch liên tịch phối hợp chỉ đạo thực hiện phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Hàng năm, Ban Chỉ đạo đều
đề ra kế hoạch hoạt động của năm và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhằm
Trang 37lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng cho việc phát triển và nâng cao chất lượngphong trào
Từ năm 2008 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đưa nội dung thực hiện cáccuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, ấp, xã văn hóa, cơ quan văn hóa vànếp sống văn hóa nơi công cộng vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các huyện.Tuy nhiên, để tránh tình trạng cấp huyện và cơ sở chạy theo số lượng mà xemnhẹ chất lượng, Ban Chỉ đạo đã căn cứ vào tình hình thực tế của các địaphương để đề ra chỉ tiêu phù hợp Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo tỉnh và cáchuyện duy trì công tác kiểm tra công nhận, tái công nhận các danh hiệu giađình văn hóa, ấp, xã văn hóa, cơ quan văn hóa, nhờ vậy số lượng các mô hìnhtrong phong trào ngày càng phát triển nhưng vẫn đảm bảo chất lượng các tiêuchuẩn do Ban Chỉ đạo đề ra
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, vai trò của công tác truyềnthông cực kỳ quan trọng, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội về quản lý và tổchức lễ hội; và nếu làm tốt điều đó thông qua hành động thực tiễn trong xãhội chính là công tác tuyên truyền đạt hiệu quả Thực tế trong những năm qua
các cấp các ngành đã chú ý và thực hiện phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực”; các phương tiện thông tin đại
chúng đã bám sát cơ sở phản ánh kịp thời các sự kiện lễ hội truyền thống Mộtsố lễ hội truyền thống lớn được truyền hình trực tiếp đưa tin, hình ảnh xinđộng của việc tổ chức lễ, hoạt động hội Các địa phương nơi diễn ra lễ hộibằng nhiều hình thức trang trí tranh ảnh, pano - ápphích, cờ hoa rực rỡ tạokhông khí náo nhiệt của ngày lễ hội (các hình thức tuy không gì mới mẽnhưng không thể thiếu được trong ngày hội) Ở đây cũng nhìn nhận rằng đasố người dân tham gia lễ hội tập trung nhất là hình thức diễn xướng trongngày hội, các cách thức tổ chức, không gian và thời gian lễ hội,…phần lễ chủyếu là ôn lại lịch sử truyền thống lễ hội là chính rất ít được đánh giá sâu phần
Trang 38nghi thức lễ; và đây cũng là cái khó trong công tác tuyên truyền cái tích cựctrong lễ hội.
Tiểu kết chương 1
Lễ hội truyền thống là một di sản quí báu của tổ tiên ta để lại nó khôngchỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa lịch sử mà còn hàm chứa yếu tố xã hội nhânvăn, lưu truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác Quần chúng vốn trân trọngnâng niu các giá trị truyền thống Do dó tổ chức tốt các sinh hoạt lễ hội là gópphần xây dựng đời sống văn hoá cho người dân, đưa văn hóa truyền thốnghòa nhập vào cuộc sống hiện tại
Trong xã hội ngày nay, mặt dù sự phát triển nhanh của công nghệ thôngtin, sự phát triển như vũ bảo về mặt khoa học kỹ thuật có thể đưa những hìnhảnh tư liệu sống động của hoạt động văn hóa lễ hội đến với công chúng, tuynhiên sự cách biệt bởi những điều kiện kinh tế, phong tục tập quán ở một sốnơi, ở một vài địa phương cho nên hoạt động đưa lễ hội đến với dân cư quasóng truyền hình vẫn được coi như là phương thức chính yếu để thỏa mãn nhucầu thông tin, giao lưu văn hóa, Như vậy, việc tuyên truyền cho các lễ hộitruyền thống qua sóng truyền hình là việc làm thiết thực, là một phương tiện hữuhiệu có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc đẩy mạnh phong trào giữ gìn vàphát huy các giá trị văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chống mọi biểuhiện lệch chuẩn trong công tác tổ chức các lễ hội truyền thống ở địa phương
Trang 39Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHO CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG
TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ
2.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội của của khu vực Tây Nam Bộ và một số lễ hội tiêu biểu.
Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là miền Tây Nam Bộ Tây
Nam Bộ gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: AnGiang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, KiênGiang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long
Theo kết quả điều tra dân số mới nhất thì tổng số dân khu vực miềnTây là trên 17.000.000 người Đây là vùng hạ lưu châu thổ sông Mêkong códiện tích 39.734 km2 Có vị trí nằm kề với vùng Đông Nam Bộ, với phía Bắcgiáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là BiểnĐông, vùng đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ những trầm tíchphù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển Qua từnggiai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển Nhữnghoạt động hổn hợp của sông và biển hình thành nên những vạt phù sa phìnhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đấtphèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác
Long Xuyên - Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau Địa hình vùng
này tương đối bằng phẳng
Vùng Tây Nam Bộ có bờ biển dài khoảng 740 km từ Gò Công của tỉnhTiền Giang đến Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang Trên vùng biển này có 2 huyệnđảo, với 105 đảo, trong đó có 40 đảo có dân cư sinh sống và khoảng 360 km2
lãnh hải rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển Đây là vùng đồng bằng thấp,được hình thành chủ yếu do phù sa của hai nhánh sông Tiền và sông Hậu
Trang 40thuộc hạ lưu sông Mê Kông bồi đắp, khi đổ ra biển chia thành 9 nhánh nênđược gọi là sông Cửu Long
Tây Nam bộ là vùng khí hậu nóng ẩm quanh năm, chia làm hai mùamưa - nắng rõ rệt, tương ứng với nó là mùa khô và mùa nước nổi (mùa nướclũ) Vùng lũ bao gồm địa giới hành chính của 9 tỉnh: Long An, Tiền Giang,Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang và CầnThơ Trong số này có 3 tỉnh toàn bộ diện tích bị ngập lụt, là Đồng Tháp, AnGiang, Vĩnh Long Trong khi Tiền Giang cũng bị ngập một phần diện tíchbao gồm các huyện phía Tây như Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước
Không chỉ là vùng kinh tế lớn, hàng năm sản xuất hơn 50% lượng lúa,90% lượng gạo xuất khẩu, 65% lượng thủy hải sản, 70% lượng trái cây của cảnước, ĐBSCL còn là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu
ở Đông Nam Á và thế giới ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thônghàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng nhưOxtraylia và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương Vị trí này hết sứcquan trọng cho giao lưu quốc tế
Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng của chế độ thủytriều của các sông lớn, chế độ nhật triều của vịnh Thái Lan và bán nhật triềucủa biển Đông, ở khu vực này mỗi ngày có hai con nước lớn và ròng (nướckém) Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt của dân
cư, hình thành nền "văn minh sông nước", "văn minh miệt vườn" (theo cách gọi
của nhà văn Sơn Nam) Có thể nói, vùng đất Tây Nam Bộ là nơi cộng cư lâuđời của các tộc người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa Quá trình xen cư tạo ra sựgiao thoa, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các tộc với nhau tạo nên sự đa dạng
về tín ngưỡng, tôn giáo, đa dạng về văn hóa, lễ hội Theo thống kê không đầyđủ thì vùng đất này có khoảng 30 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuậnvới nhau, trong đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số