1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ báo chí học truyền hình địa phương với vai trò phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân ở đồng bằng sông cửu long hiện nay

157 474 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với con người và xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin của con người ngày càng lớn. Từ thực tế khách quan, các phương tiện thông tin đại chúng lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và sự cạnh tranh của các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng quyết liệt. Báo chí truyền thông trong đó có truyền hình đã có những bước tiến vượt bậc, đi vào chiều sâu cả về chất lượng và số lượng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng cuả báo chí nói chung và truyền hình ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng thời gian qua đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của vùng, trong đó nổi bật đã luôn đồng hành cùng với các nhà quản lý, khoa học trong tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, chuyển giao, giới thiệu những kiến thức sản xuất nông nghiệp mới cho nông dân; từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân từ lạc hậu, kém hiệu quả sang áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại năng suất hiệu quả và kinh tế cao cho người nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ thực tiễn khách quan, thông qua kênh sóng truyền hình, việc phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long luôn là nhu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài bởi sản xuất nông nghiệp vẫn là thế mạnh của vùng. Tuy nhiên thời gian qua việc phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, mà Đài truyền hình trung ương thì không thể làm được. Với vai trò của mình, các Đài truyền hình địa phương phát huy được lợi thế trong phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân thông qua xây dựng các chương trình, chuyên đề, chuyên mục nông nghiệp sát hợp với nhu cầu thực tế và gần gũi, dễ hiểu, giúp cho người nông dân đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng áp dụng và làm theo, để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Truyền hình địa phương với vai trò phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” để nghiên cứu.

Trang 1

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VỚI VAI TRÒ

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VÀ TƯ VẤN NGHỀ CHO NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

HIỆN NAY (Khảo sát chuyên đề, chuyên mục nông nghiệp ở Đài PTTH An Giang, Tiền Giang và thành phố Cần Thơ

từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015)

Ngành : Báo chí học

Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Nguời hướng dẫn khoa học: PGS,TS

CẦN THƠ - 2015

Trang 2

Trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn Thạc sĩ ngành báo chí học, tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu tài liệu, tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên quan để làm cơ sở thực hiện đề tài đảm bảo tính trung thực, khách quan Các kết luận trong luận văn chưa được công bố trong các công trình khác

Cần Thơ, ngày 26 tháng 6 năm 2015

Tác giả luận văn

Trang 3

Luận văn tốt nghiệp“Truyền hình địa phương với vai trò phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” được hoàn thành sau hai năm học tập, nghiên cứu sau đại học của tôi

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, các Thầy, cô của Học viện và Thầy chủ nhiệm lớp cao học PTTH Cần Thơ K19 đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức về báo chí và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, làm luận văn.

Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn Ban giám đốc các Đài PTTH trong khu vực, các anh, chị đồng nghiệp và anh, chị học viên lớp cao học PTHT Cần Thơ K19 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong học tập cũng như trong hoàn thành Luận văn nầy

Một lần nữa xin cảm ơn tất cả sự dạy dỗ, giúp đỡ quí báu của Quí thầy, cô, các anh, chị đồng nghiệp và các anh, chị học viên

Xin chân thành cám ơn./

Cần Thơ, ngày 26 tháng 6 năm 2015

Nguời thực hiện

Trang 4

Trang

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHỔ BIẾN

KIẾN THỨC VÀ TƯ VẤN NGHỀ CHO NÔNG DÂN TRÊN

1.2 Các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp,

1.3 Vai trò của truyền hình địa phương trong phổ biển kiến thức

và tư vấn nghề cho nông dân

16

Chương 2 : THỰC TRẠNG VIỆC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VÀ

TƯ VẤN NGHỀ CHO NÔNG DÂN TRÊN SÓNG

TRUYỀN HÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 34

2.1 Vài nét về các Đài Phát thanh Truyền hình ở đồng bằng sông

2.2 Thực trạng nhận thức của lãnh đạo, phóng viên Đài về vai trò của

Truyền hình địa phương trong phố biến kiến thứv và

tư vấn nghề cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long 382.3 Vai trò của truyền hình địa phương trong phổ biến kiến thức và

tư vấn nghề cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long 51

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA

TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHỔ

BIẾN KIẾN THỨC VÀ TƯ VẤN NGHÊ CHO

NÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 743.1 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng vai trò của truyền hình địa

phương trong phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân 74

Trang 5

BCH :

Ban chấp hành Truyền hình Bạc Liêu

CNH, HĐH : Công nghiệp, hóa hiện đại hóa

Đài PTTH : Đài phát thanh truyền hình

Trang 6

Bảng 2.2: Liệt kê lịch phát chuyên đề Nông dân cần biết từ tháng

Bảng 2.3: Liệt kê lịch phát Chuyên mục Cây lành trái ngọt (từ

Bảng 2.4: Thống kê thời lượng (phút) phát sóng truyền hình

chuyên đề, chuyên mục về nông nghiêp, nông thôn,nông dân trong 01 tháng của các Đài PTTH khu vực

Biểu đồ 2.1: Khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng khảo sát

về các chuyên đề, chuyên mục nông nghiệp 55Biểu đồ 2.2: Đóng góp của Báo chí trong tuyên truyền phổ biến

Biểu đồ 2.3: Đánh giá mức độ cần thiết của việc phổ biến, tư vấn kiến

thức và dạy nghề nông trên sóng truyền hình hiện nay 60Biểu đồ 2.4: Đánh giá mức độ chất lượng nội dung các chương trình

nông nghiệp trên sóng truyền hình các Đài khảo sát 66

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu đốivới con người và xã hội Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin của conngười ngày càng lớn Từ thực tế khách quan, các phương tiện thông tin đạichúng lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và sự cạnhtranh của các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng quyết liệt Báo chítruyền thông trong đó có truyền hình đã có những bước tiến vượt bậc, đi vàochiều sâu cả về chất lượng và số lượng

Một trong những nhiệm vụ quan trọng cuả báo chí nói chung và truyềnhình ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng thời gian qua đã có những đónggóp tích cực vào sự phát triển chung của vùng, trong đó nổi bật đã luôn đồnghành cùng với các nhà quản lý, khoa học trong tuyên truyền, phổ biến, tư vấn,chuyển giao, giới thiệu những kiến thức sản xuất nông nghiệp mới cho nôngdân; từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân từ lạc hậu,kém hiệu quả sang áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đemlại năng suất hiệu quả và kinh tế cao cho người nông dân vùng đồng bằngsông Cửu Long

Từ thực tiễn khách quan, thông qua kênh sóng truyền hình, việc phổbiến kiến thức và tư vấn nghề cho người nông dân ở đồng bằng sông CửuLong luôn là nhu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài - bởi sản xuất nôngnghiệp vẫn là thế mạnh của vùng Tuy nhiên thời gian qua việc phổ biến kiếnthức và tư vấn nghề cho nông dân ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, mà Đài truyền hình trung ương thìkhông thể làm được Với vai trò của mình, các Đài truyền hình địa phươngphát huy được lợi thế trong phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dânthông qua xây dựng các chương trình, chuyên đề, chuyên mục nông nghiệpsát hợp với nhu cầu thực tế và gần gũi, dễ hiểu, giúp cho người nông dân

Trang 8

đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng áp dụng và làm theo, để từ đó nâng caochất lượng sản phẩm nông nghiệp

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Truyền hình địa phương với

vai trò phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” để nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong quá trình khảo sát các tư liệu liên quan để thực hiện luận vănnày, chúng tôi thấy có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Về báo chí, truyền thông có giáo trình Truyền thông - lý thuyết truyềnthông và kỹ năng cơ bản của PGS,TS Nguyễn Văn Dững và TS Đỗ Thị ThuHằng, cũng như Cơ sở lý luận báo chí của PGS,TS Nguyễn Văn Dững, Lịch

sử báo chí của Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 của Huỳnh Văn Tòng, hayNhững vấn đề của báo chí hiện đại của Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng, Tưtưởng Hồ chí Minh về báo chí cũng như các văn kiện Đại Đảng toàn quốc,một số Nghị quyết của Đảng về chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiêp vùng đồng bằng sông CửuLong, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hộithảo khoa học “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vùngđồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào tháng 4năm 2014 có 70 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lýcác Bộ ngành, các Viện, trường ở trung ương và địa phương trên lĩnh vựcnông nghiệp Các tham luận đều tập trung đánh giá cao vai trò của đồng sôngCửu Long, với một tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp, trên

cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như các giải pháp

để phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, chất lượng và bền vững [4, tr.2]

Ngoài ra, trong luận văn Thạc sĩ ngành báo chí của Bùi Thu Huyền

-Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thực hiện 2014 với đề tài “Truyền hình các tỉnh miền Đông Nam bộ với hoạt động truyền thông xây dựng, phát triển

Trang 9

nông nghiệp sạch” Tác giả đã khái quát thực trạng việc sản xuất nông nghiệp

sạch trên sóng truyền hình ở khu vực miền Đông Nam Bộ Luận văn tập trunghướng nghiên cứu về truyền thông xây dựng, phát triển nông nghiệp sạch, đồngthời làm rõ, ý nghĩa vai trò của nông nghiệp sạch trong nền kinh tế và vai trò củabáo chí trong việc tuyên truyền, xây dựng phát triển nông nghiệp sạch

Cùng nghiên cứu về đề tài nông nghiệp, nông thôn, nông dân, trongLuận văn Thạc sĩ của Ngô Thị Ngọc Hạnh - Học viện Báo chí và Tuyêntruyền, thực hiện năm 2009 với đề tài “Vấn đề tuyên truyền tam nông trênsóng truyền hình khu vực đồng bằng sông Cửu Long” Tác giả tập trungnghiên cứu thực trạng, hiệu quả tác động của công tác tuyên truyền về vấn đềtam nông trên sóng truyền hình, từ đó nhận diện rõ những ưu điểm, hạn chếtrong quá trình tuyên truyền chủ trương lớn nầy

Luận văn thạc sĩ của Đinh Quang Hạnh, Học viện Báo chí và Tuyêntruyền, thực hiện năm 2005 với đề tài “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn trênsóng Đài truyền hình Việt Nam”, Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạngchất lượng, nguyên nhân thành công, hạn chế của các chương trình tuyêntruyền về nông nghiệp, nông thôn trên sóng VTV1, đồng thời đề xuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn

ở một số chương trình trên sóng VTV1

Với đề tài “Tổ chức thông tin, kiến thức khoa giáo, khuyến nông trênkênh truyền hình nông nghiệp- nông thôn VTC 16- Đài truyền hình kỹthuật số Việt Nam” của Nguyễn Hải Đăng, Học viện Báo chí và Tuyêntruyền, thực hiện năm 2013 đã tập trung nghiên cứu vai trò của nôngnghiệp nông thôn và những quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề tamnông đối với sự phát triển của đất nước Tác giả tập trung phân tích, khảosát các chương trình của VTC16, đánh giá chất lượng thông tin cũng nhưhình thức thể hiện, tần suất thông tin… để từ đó có những đề xuất, kiến

Trang 10

nghị để VTC16 có những chương trình về nông nghiệp, nông thôn tốt hơn,đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

Cùng với truyền hình, trong luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Phương,Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện năm 2011 với đề tài “Báo in vớiviệc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập kinh tếquốc tế”, khảo sát báo Nhân Dân, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn Ngàynay, Thời báo kinh tế Tác giả tập trung nghiên cứu vai trò của báo in trongtuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, những vấn đề đặt ra đối với báo introng tuyên truyền xây dựng nông thôn mới và những quan điểm chủ trương,chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước

Luận văn thạc sĩ ngành báo chí học của Nguyễn Duy Phúc Huy, Học

viện Báo chí và Tuyên truyền, thực hiện năm 2014 với đề tài “Báo chí các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với hoạt động truyền thông xây dựng nông thôn mới”, tác giả tập trung làm rõ vai trò của báo chí tromg tuyên truyền

xây dựng nông thôn mới và những vấn đề đặt ra đối với báo chí và cơ quanquản lý nhà nước

Nhìn chung, qua tìm hiểu các tài liệu liên quan, những luận văn, khóaluận của một số anh, chị học viên các khóa trước, cho thấy vấn đề nôngnghiệp, nông thôn, nông dân đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập tới ở

nhiều phương diện khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề “Truyên hình địa phương với vai trò phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” chưa có công trình nào tiến hành khảo

sát, nghiên cứu một cách độc lập, chuyên sâu Vì vậy tác giả chọn đề tài nầytập trung nghiên cứu ở một hướng khác, mới hơn: đó là vấn đề phổ biến kiếnthức và tư vấn nghề cho người nông dân trên sóng truyền hình, một nhu cầu,yếu tố không thể thiếu đối với người nông dân nói riêng và nền nông nghiệpViệt Nam nói chung trong thời kỳ hội kinh tế quốc tế

Trang 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn làm rõ vaitrò của truyền hình địa phương trong việc phổ biến kiến thức và tư vấn nghềcho nông dân ở các Đài Phát thanh Truyền hình tại ĐBSCL Từ đó, có những

đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của truyền hình địa phươngđối với nội dung này

3.2 Nhiệm vụ

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về báo chí, vai trò của báo chí trongphổ biến kiến thức và tư vấn nghề nông cho nông dân nói chung và vấn đềnày trong thực tiễn nói riêng đối với báo chí truyền hình ở Đồng bằng sôngCửu Long hiện nay

Đánh giá thực trạng vai trò của các chương trình, chuyên đề phổ biếnkiến thức và tư vấn nghề nông cho nông dân trên sóng truyền hình ở ĐBSCLhiện nay Qua đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao vai tròphổ biến kiến thức và tư vấn nghề nông cho nông dân trên sóng truyền hình ởĐBSCL

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung đánh giá thực trạng và vai trò của truyền hình địaphương trong phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân ở đồng bằngSông Cửu Long

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả việc phổ biến kiến thức và tưnghề nông nghiệp ở một số chương trình, chuyên đề, chuyên mục về nôngnghiệp tiêu biểu trên sóng truyền hình của Đài PTTH TP Cần Thơ, Đài PT

TH Tiền Giang, Đài PT TH An Giang từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm

2015

Trang 12

Lý do chọn 3 đài truyền hình khảo sát, là do:

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về nông nghiệp, mỗi địaphương có thế mạnh và lợi thế riêng, phù hợp với từng loại cây trồng, vậtnuôi phát triển Trong Luận văn, tác giả chọn các địa phương Tiền Giang, AnGiang và thành phố Cần Thơ là những địa phương đại diện cho thế mạnh củavùng Tiền Giang có thế mạnh là có diện tích vườn cây ăn trái lớn, qui tụnhiều loại cây ăn trái của vùng như vú sữa, cây có múi, thanh long, chômchôm, nhãn…còn An Giang là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn, với việc ápdụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thành phốCần Thơ là địa phương có cả các thế mạnh của vùng trong sản xuất nôngnghiệp: trồng trọt, chăn nuôi

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh; các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước vềnông nghiệp và một số lý luận về báo chí - truyền thông hiện đại, báo truyềnhình hiện đại

- Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội

- Xu hướng phát triển các loại hình báo chí

- Xu hướng phát triển của truyền hình hiện đại, là kênh thông tin giáodục quan trọng

- Lý thuyết tiếp nhận thông tin của công chúng truyền hình

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả phải thựchiện những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:

- Phương pháp phân tích , tổng hợp, phân tích nội dung tác phẩm, sản phẩm báo chí: Tiến hành phân tích nội dung chương trình, chuyên đề, chuyên

mục nông nghiệp ở 3 đài truyền hình đã khảo sát

Trang 13

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn chuyên gia; cơ quan báo chí,

nhà quản lý, nhà nông trong phối hợp phổ biến kiến thức và tư vấn nghề nôngtrên sóng truyền hình Xác định đối tượng phỏng vấn, thu thập thông tin: nôngdân, nhà khoa học, lãnh đạo đài, lãnh đạo ngành nông nghiệp, công chúngtruyền hình Mục đích của phương pháp này là thu thập dữ liệu định tính phục

vụ cho đề tài nghiên cứu

- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Thu thập ý kiến của

công chúng truyền hình ở Tiền Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ bằngbảng hỏi về nội dung, hình thức phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho ngườinông dân ở đồng bằng sông Cửu Long Đây là phương pháp rất có ý nghĩa,xác định được mức độ hiệu quả truyền thông thông qua tỉ lệ công chúng tiếpnhận thông tin và ứng dụng nó vào thực tế

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản: được dùng để khảo sát hệ

thống hóa các vấn đề lý thuyết cũng như phân tích hình ảnh, nội dung, formatmột số chương trình, chuyên đề, chuyên mục trên sóng truyền hình của một

số Đài truyền hình mà tác giả nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn hệ thống lại một số cơ sở lý luận, lý thuyết có liên quan đếntruyền thông, báo chí và truyền hình; đề xuất một số hướng tiếp cận mới trongtuyên truyền, phổ biến và tư vấn kiến thức nông nghiệp cho nông dân

Trang 14

7 Kết cấu của luận văn

Đề tài gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phầnnội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò phổ biến kiến thức và

tư vấn nghề cho nông dân trên sóng truyền hình ở đồng bằng sông Cửu Long

Chương 2: Thực trạng việc phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông

dân trên sóng truyền hình đồng bằng sông Cửu Long

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao vai trò của truyền hình địa

phương trong phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân đồng bằngsông Cửu Long

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VÀ TƯ VẤN NGHỀ CHO NÔNG DÂN TRÊN SÓNG

TRUYỀN HÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1.1 Các khái niệm về báo chí, truyền hình

1.1.1 Khái niệm về Báo chí

Báo chí là loại hình truyền thông phổ biến hiện nay Ảnh hưởng của

nó với đời sống xã hội là hết sức rộng lớn và sâu sắc Theo tiến sĩ Đỗ ChíNghĩa, “Báo chí là loại hình các phương tiện truyền thông được cơ quanthẩm quyền cấp phép hoạt động, có nhiệm vụ chuyển tải thông tin nhanhnhất, mới mẻ nhất cho đông đảo công chúng, nhằm tích cực hóa đời sốngthực tiễn” [35, tr.17]

Trong tác phẩm Báo chí và Dư luận xã hội của PGS,TS Nguyễn VănDững trên cơ sở tổng hợp các quan niệm báo chí của một số quốc gia và quanđiểm báo chí của chủ nghĩa Mác - Lênin đã lý giải, đưa ra một số khái niệm

về báo chí “… báo chí là một loại tư liệu sinh hoạt tinh thần nhằm thông tin

và nói rõ về những sự kiện và vấn đề thời sự cho những đối tượng nhất định,nhằm những mục đích nhất định, xuất bản định kỳ đều đặn” [15, tr.134-135]

Theo PGS, TS Nguyễn Văn Dững: “Báo chí được hiểu theo nghĩa rộngbao gồm báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử - tức lànhững kênh truyền thông đại chúng sản xuất và quảng bá thông tin thườngxuyên liên tục nhất, trên phạm vi rộng lớn nhất, định kỳ (và phi định kỳ) đềuđặn và cập nhật nhất, tác động đến nhiều người nhất, đa dạng và phong phúnhất Theo nghĩa hẹp báo chí là báo, tạp chí- báo in và các sản phẩm in ấnkhác, bao gồm nhật báo, báo tuần, báo thưa kỳ, tập chí, bản tin thời sự… [16,tr.101]

Trang 16

Theo quan điểm của Đảng và nhà nước “Báo chí nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đờisống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhànước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhândân” [15, tr.135].

Tóm lại: báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu trong đời sống xã hội, được các nhà báo chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan đến công chúng thông qua các tác phẩm báo chí và được công chúng tiếp nhận một cách nhanh nhất, góp phần tạo và định hướng dư luận xã hội

1.1.2 Khái niệm về truyền hình

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, báo chí cũng cónhững bước phát triển tương ứng và Truyền hình là kênh thông tin đại chúng

ra đời sau, kế thừa được các thế mạnh của các kênh truyền thông khác trước

đó như điện ảnh, báo in, báo phát thanh và ngày nay thừa hưởng những tiến

bộ vượt bậc của tiến bộ khoa học kỹ thuật và truyền hình trở thành loại hìnhbáo chí quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại

Điện ảnh là tiền thân trực tiếp của truyền hình Điện ảnh bắt đầu từ việcquay phim “chính cuộc sống” Những sự việc diễn ra trên đường phố, trênđường đi, ở nhà ga xe lửa… những gì mà ngày nay chúng ta có thể gọi làphim tài liệu Phim truyện mở đầu từ việc ghi vào phim nhựa những tài liệu

“của người khác” - nhà hát, tạp kỹ, xiếc Vào cuối thế kỷ XIX, điện ảnh từng

là hình thức giải trí đại chúng Ngôn ngữ truyền hình được tạo ra bằng nghệđiện ảnh Nhưng truyền hình khác với điện ảnh đó là những điều kiện cảm thụ

và tính chất công chúng khán giả, sự khác biệt đó được thể hiện qua nhữngchức năng xã hội khác nhau “Đặc trưng cơ bản của truyền hình là nhữngchức năng báo chí, còn đặc trưng của điện ảnh là những chức năng nghệthuật” [36, tr.40]

Trang 17

Theo PGS,TS Nguyễn Văn Dững “Truyền hình là kênh truyền thôngchuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với nhiều sắc màu vốn có từ cuộcsống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động” [16, tr.118] “Truyền hình khôngchỉ là kênh báo chí - truyền thông Truyền hình là sân khấu, sân chơi của mọingười, là trường học, là nhà văn hóa …, truyền hình là sự tổng hợp của tất cảcác loại hình thông tin, giải trí, khoa học, giáo dục” [16, tr.120].

“Truyền hình không chỉ là phương tiện thông tin đại chúng, mà còn làmột loại hình sáng tạo, mỗi loại hình của sự sáng tạo đều có ngôn ngữ nghệthuật đặc thù của mình” [36, tr.165]

Trong xã hội hiện đại, truyền hình được coi là một trong những kênhtruyền thông đại chúng có sức hấp dẫn lớn Cũng như các loại hình báo chíkhác, truyền hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, giúpchúng ta nắm bắt thông tin về tình hình trong nước và thế giới, phổ biếnnhững kinh nghiệm hay, những điển hình tiên tiến trong xã hội, đấu tranhchống lại cái xấu Truyền hình góp phần thỏa mãn nhu cầu thông tin của côngchúng như các loại hình báo chí khác, nhưng nó có lợi thế là truyền tải thôngtin bằng âm thanh và hình ảnh, nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp Nhữnghình ảnh, âm thanh hiện trường đem đến cho người xem những thông tintrung thực, sống động mà không loại hình báo chí nào có được Nhờ đó, tácđộng rộng rãi đến đông đảo công chúng trong xã hội, góp phần tạo dư luận vàđịnh hướng dư luận

Theo PGS,TS Dương Xuân Sơn “mỗi phương tiện truyền thông đều cómột thế mạnh nhất định, nó bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong sự nghiệp chung.Tuy nhiên trong ba loại báo nói, báo viết, báo hình thì báo hình có thể hơnhẳn so với hai loại kia Bởi ngoài việc bình luận, giải thích các hiện tượng, sựviệc truyền hình còn có hình ảnh sống động giúp người xem chứng kiến các

sự kiện đang diễn ra” [39, tr.15]

Trang 18

Tóm lại truyền hình là một trong những phương tiện thông tin đại chúng, là một trong những loại hình báo chí hiện đại có ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù truyền tải những thông điệp, hình ảnh, âm thanh sống động của cuộc sống, sự vật sự việc, hiện tượng xã hội đang diễn ra một cách chân thực, khách quan đến công chúng.

1.1.3 Truyền hình địa phương

Kể từ khi truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ XX và phát triển vũ bãonhờ sự tiến bộ của khoa kỹ thuật và công nghệ, đã tạo ra một kênh thông tinquan trọng trong đời sống xã hội, trở thành những phương tiện thiết yếu trongmỗi gia đình và là phương tiện trực tiếp tham gia quản lý, giám sát xã hội, tạolập định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức trên nhiều lĩnh vựccho công chúng, xã hội

Cùng với sự phát triển của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng,truyền hình các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long ngày càngphát triển và lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân

Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đều cóĐài Phát thanh và truyền hình Tất cả hoạt động trên nguyên tắc tuân thủ các quiđịnh của Luật Báo chí và tôn chỉ hoạt động của cơ quan báo chí Truyền hìnhđược xem là một trong 2 kênh thông tin quan trọng của các Đài Phát thanh vàTruyền hình hiện nay Với ưu thế tích hợp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật,truyền hình các địa phương khẳng định vai trò của loại hình báo chí hiện đạitrong thông tin tuyên truyền, tư vấn giáo dục và định hướng dư luận trên sóngtruyền hình Tùy theo điều kiện của từng Đài mà thời lượng dành, hình thức thểhiện, nội dung, khung giờ cho thông tin chính trị, thời sự, chương trình giải trí,khoa giáo, tư vấn hướng nghiệp, chính sách pháp luật … có khác nhau Nhưngkhẳng định tất cả các chương trình truyền hình của các Đài đều hướng tới mụctiêu trên Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị của các Đài địa phương mà cònkhẳng định thương hiệu, vị trí ảnh hưởng công chúng trong khu vực

Trang 19

Trong quá trình hoạt động, truyền hình địa phương luôn đáp ứng nhucầu thông tin, tuyên truyền và định hướng tư tưởng, dư luận xã hội trên phạm

vi của địa phương đó, nội dung thông tin cũng mang đậm tính vùng, địaphương, nhằm phục vụ cho đối tượng công chúng địa phương Với lợi thếnày, truyền hình địa phương đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin, tuyêntruyền, giáo dục, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội một cách chính xác,khách quan, đáp ứng được nhu cầu thông tin và tâm lý tiếp nhận thông tin Dovậy trong quá trình hoạt động, truyền hình địa phương phụ thuộc vào đặcđiểm vùng miền, tâm lý tiếp nhận và nhu cầu thông tin của công chúng

So với Đài truyền hình trung ương, thì truyền hình địa phương cònnhiều hạn chế về số kênh phát sóng, thời lượng phát sóng, đội ngũ nhà báo,phương tiện, thiết bị kỹ thuật, diễn giả Hầu hết Đài địa phương chỉ có mộtkênh phát sóng, nên chỉ dành một phần thời lượng nhất định cho chuyên đề,chuyên mục hàng ngày, đội ngũ phóng viên phụ trách đôi lúc chưa có nhiềukinh nghiệm trong thông tin, phổ biến kiến thức và tư vấn nghề nông, cácdiễn giả tham gia các chương trình tư vấn trên lĩnh vực nông nghiệp ở đồngbằng sông Cửu Long còn hạn chế chỉ tập trung nhiều ở trường Đại học CầnThơ, Viện cây ăn quả Miền Nam; trang thiết bị ở các Đài chưa hiện đại; phạm

vi phủ sóng hẹp, bán kính bình quân các đài khoảng 100km; thù lao nhuận bútkhông cao, cơ sở vật chất thiếu thốn so với Đài truyền hình Việt Nam, Đài đãdành hẳn một kênh khoa giáo VTV2 và một số kênh chuyên biệt khác đểchuyển tải các nội dung thông tin, khoa giáo đến công chúng; có đội ngũphóng viên nhiều kinh nghiệm, những diễn giả tham gia phổ biến kiến thức,

tư vấn cho nông dân trên sóng truyền hình là các nhà khoa học, chuyên giađầu ngành; trang thiết bị hiện đại và phạm vi phủ sóng toàn quốc; nội dung,hình thức thông tin, phổ biến kiến thức, tư vấn, hướng dẫn nghề nông trênsóng truyền hình quốc gia về nông nghiệp rất đa dạng, phong phú từ cây trồngvật nuôi, đến mô hình sản xuất, tư vấn hướng dẫn thị trường ở vùng, miền và

Trang 20

thời vụ trong cả nước … thông qua các chương trình như Sinh ra từ làng(VTV6), Cùng nông dân làm giàu, Thời tiết nông vụ, Nông thôn mới, Máchnhỏ bà con (VTV1), Bạn của nhà nông (VTV2)……

Tóm lại Truyền hình địa phương là một bộ phận, là kênh thông tin tuyên truyền quan trọng của cơ quan báo chí địa phương, hoạt động dưới sự định hướng tuyên truyền của các cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền địa phương, Luật báo chí trên lĩnh vực truyền hình và có công chúng truyền hình.

1.2 Các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông

nghiệp, nông thôn, nông dân:

Trong Thư gửi các điền chủ và nông gia ngày 14-4-1946, Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã viết: “Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh… Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nước nhà”

Quán triệt tư tưởng đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng ViệtNam, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lượchàng đầu, xem đây vừa là cơ sở vừa là lực lượng để phát triển kinh tế - xã hộibền vững, ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái

Thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước ta được xác định chính thức từĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) Cũng từ đó đến nay, nhữngchủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ngày càngđược hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nôngthôn nước ta ngày càng phát triển, đời sống nông dân ngày càng được cảithiện và nâng cao

Tại Đại hội VI, Đảng ta đã đề ra những quan điểm, chủ trương quantrọng về đổi mới toàn diện đất nước mà trước hết là đổi mới về kinh tế; trong

Trang 21

đó vai trò của nông nghiệp được đề cao Nghị quyết Đại hội VI nêu rõ:

“Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kếhoạch 5 năm 1986 - 1990, phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việcthực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàngtiêu dùng và hàng xuất khẩu” Để đạt được mục tiêu đó, phải tập trung sứcphát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nôngnghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa

Tại Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã khẳng định: “ phát triểnnông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nôngthôn mới là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội”

Đến Đại hội lần thứ X của Đảng, nông nghiệp vẫn được xem là mộtphần quan trọng của nền kinh tế và được khẳng định: “ Hiện nay và trongnhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân có tầm chiến lượcđặc biệt quan trọng” và nó được cụ thể hóa bằng một Nghị quyết chuyên đề

về nông nghiệp – nông thôn – nông dân Đó là Nghị quyết số 26 ngày5/8/2008 đã khẳng định: “ Nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vị trí chiếnlược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa , xây dựng và bảo vệ tổquốc, là cơ sở và lưc lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững,giũ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huybản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”

Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “ Phát triển nôngnghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợithế của nền nông nghiệp nhiệt đới Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh

cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học);

bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổhợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nôngnghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn” [18, tr.195-196]

Như vậy, kể từ Đại hội VI đến nay, trong tư duy lãnh đạo, Đảng ta luônnhất quán với quan điểm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là vấn đề mang

Trang 22

tính chiến lược và qua mỗi kỳ Đại hội, tư duy lý luận của Đảng về vấn đề nàykhông ngừng được bổ sung, phát triển, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầucủa tình hình mới Trong giai đoạn hiện nay, CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn tiếp tục được xác định là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quátrình CNH, HĐH đất nước.

Và các chủ trương đó đó cụ thể hóa thành các chính sách phát triểnnông nghiệp, nông thôn, nông dân trên cơ sở “ Quy hoạch nông nghiệp nôngthôn vùng đồng bằng sông Cửu Long phải phù hợp với chiến lược phát triểnkinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp cả nước;Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long

và các qui hoạch chuyên ngành khác của vùngđã được các cấp có thẩm quyềnphê duyệt” và theo đó xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp đồng bằngsông Cửu Long: “ Xây dựng nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sôngCửu Long phát triển toàn diện, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; sảnxuất các ngành đạt năng suất , chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; cơ cấukinh tế và tổ chức sản xuất hợp lý; hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại;thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, tài nguyênthiên nhiên được sử dụng hiệu quả; môi trường được bảo vệ và cải thiện”[11, tr 2]

1.3 Vai trò của truyền hình địa phương trong phổ biển kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân

1.3.1 Trong thông tin, tuyên truyền

Cùng với các loại hình báo chí khác, truyền hình trở thành kênh thôngtin quan trọng trong đời sống xã hội bởi tính chính xác, nhanh nhạy kịp thời

và hình ảnh trung thực, âm thanh sống động được các nhà báo sáng tạo thổihơi thở của cuộc sống vào tác phẩm báo chí, tạo nên tính hấp dẫn Thế mạnhcủa truyền hình bắt nguồn từ việc truyền hình tác động vào hai giác quanquan trọng nhất của con người, đó là thị giác và thính giác bằng những chấtliệu sinh động, tươi mới, tạo cho người xem cảm giác như đang tiếp xúc trực

Trang 23

tiếp với người trong cuộc; thông điệp, ngôn ngữ truyền hình dễ hiểu, phù hợpvới khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng Ngoài ra, truyền hình còn làkênh truyền thông giao lưu văn hóa với nhiều ưu thế vượt trội, nhất là qua cácphóng sự tài liệu, phim ảnh, trò chơi, quảng cáo…

Thông qua kênh sóng truyền hình các tin tức thời sự đang diễn ra ở cácđịa phương được các Đài cập nhật thường xuyên và kịp thời chuyển tải đếncông chúng, khán giả một cách nhanh nhất, chính xác Nhờ đó mà công chúng

có thể nắm bắt thông tin kịp thời, giúp cho công chúng có thông tin vừa mởmang kiến thức vừa đáp ứng nhu cầu thông tin hàng ngày

Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ, nhà xuất bảnPhương Đông năm 2013, trang 984 “Tuyên truyền là giả thích rộng rãi để thuyếtphục mọi người tán thành, ủng hộ làm theo” ở trang 716 “phổ biến là làm chođông đảo người biết bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua một hình thứcnào đó” Do vậy, ngoài thông tin, thông qua kênh sóng truyền hình việc tuyêntruyền, phổ biến được xem là nhiệm vụ quan trọng của các Đài truyền hình đểđưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến nhân dân

Truyền hình trở thành phương tiện truyền tải những nội dung quantrọng từ các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước đến nhândân Trên cơ sở đặc thù của của loại hình báo chí hiện đại mà các nội dungtuyên truyền, phổ biến được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vớimục tiêu cao nhất là làm cho công chúng khán giả dễ tiếp nhận thông tin vàđạt hiệu quả cao nhất để chấp hành và làm theo

Trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước, các cơ quanđơn vị, từ trung ương đến địa phương ban hành rất nhiều chủ trương, nghịquyết, chỉ thị, văn bản qui phạm pháp luật quản lý xã hội Để các nội dungnày đến trực tiếp với từng người dân là không thể Do vậy rất cần một phươngtiện để chuyển tải những nội dung này và truyền hình cùng với các loại hìnhbáo chí khác đã tích cực làm tốt vai trò của mình trong tuyên truyền, phổ biến

Trang 24

các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước đến người dânthông qua các tác phẩm báo chí được chọn lọc phù hợp với từng đối tượngcông chúng

Do tiếp nhận thông tin không cưỡng bức, nên việc tuyên truyền phổbiến các chủ trương nghị quyết, qui định pháp luật luôn được các Đài truyềnhình thực hiện thường xuyên và là nhiệm vụ xuyên suốt của cơ quan báo chíđịa phương với phương châm mưa dầm thấm sâu để giúp người dân hiểu chấphành và làm theo Thông qua báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, cácĐài phát thanh truyền hình đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng nhiềuchương trình truyền hình để làm tốt công tác tuyên truyền và phổ biến ở nhiềulĩnh vực cho công chúng Tùy đối tượng công chúng và định hướng tuyêntruyền cho từng giai đoạn, thời điểm, các Đài truyền hình tập trung cao điểmhay thường xuyên Nổi bật là chương trình thời sự, đây được xem là xươngsống, bộ mặt của các Đài truyền hình, thông tin được chuyển tải đến côngchúng một cách nhanh nhất và chính xác nhất Tất cả các Đài đều có chươngthời sự chính, Bản tin thời sự v v với thời lượng mỗi chương trình thời sự,bản tin thời có khác nhau, nhưng thông thường từ 20 đến phút cho chươngtrình thời sự chính Ngoài ra các Bản tin thời có thời từ 10 đến 15 phút

1.3.2 Trong định hướng dư luận xã hội

Theo TS Đỗ Chí Nghĩa “Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cánhân nhưng có mối quan hệ hữu cơ cộng hưởng với nhau trước các vấn đề sựkiện hiện tượng có tính thời sự, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của cáclực lượng xã hội nhất định trong những thời điểm nhất định” [35, tr.39]

Do vậy, định hướng dư luận xã hội được xem là một trong những vaitrò, nhiệm vụ quan trọng của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, mụctiêu cao nhất của báo chí, truyền hình là tác động làm thay đổi nhận thức vàhành vi con người về một vấn đề, sự việc nào đó, từ đó tạo thành luồng dưluận xung quanh nội dung thông tin Báo chí và Dư luận xã hội có mối quan

Trang 25

hệ mật thiết với nhau, Báo chí vừa là khơi nguồn dư luận và dư luận xã hộivừa là đối tượng phản ánh của báo chí Xuất phát từ tâm lý tiếp nhận thông tincủa công chúng cũng như những vấn đề thời sự có sự ảnh hưởng lớn đến đờisống dân sinh, lợi ích xã hội, quốc gia đều được các Đài truyền hình cân nhắcđưa thông tin, chọn điểm rơi của thông tin đúng lúc, đúng tâm lý tiếp nhận,tránh gây điểm nóng, bất lợi cho quá trình lãnh đạo, điều hành của chínhquyền địa phương cũng như lợi ích nhân dân

Truyền hình địa phương là cơ quan ngôn luận, tiếng nói của Đảng bộchính quyền địa phương, tất cả thông tin được phát trên sóng đều đảm bảo về

độ chính xác, trung thực, khách quan, đúng quan điểm đường lối của Đảng,pháp luật Nhà nước Đây được xem là nguyên tắc không thể thiếu đối với cácsản phẩm báo chí

Định hướng dư luận xã hội trên lĩnh vực nông nghiệp của truyền hìnhđược thể hiện rõ qua việc phần lớn công chúng nông dân đồng bằng chấpnhận và làm theo những kiến thức, tư vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý

và tác giả nhà báo chỉ dẫn trong các chuyên trình khoa giáo, chuyên đề nôngnghiệp nông thôn, nông dân Với khả năng tác động rộng lớn, nhanh chóng vàmạnh mẻ vào xã hội, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng có vai trò, ýnghĩa hết sức to lớn trong công tác tư tưởng, tác động vào số đông côngchúng tạo thành dư luận và định hướng dư luận xã hội tích cực

“ Ở đây có nhiều nội dung phong phú, hình ảnh tốt, rõ chân thật nên chúng tôi thấy rất dễ làm theo, đặc biệt là các chương trình có sự tham gia của các nhà khoa, đây là yếu tố mà chúng tôi cần những kiến thức từ các nhà khoa học Nhìn chung các chương trình cung cấp cho chúng tôi một lượng lớn kiến thức về nông nghiệp, từ đó giúp tôi áp dụng vào sản xuất có hiệu quả” [ phụ lục 7]

1 3.3 Làm thay đổi hành vi

Trang 26

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học ứngdụng đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực nôngnghiệp, một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đất nước Nôngnghiệp luôn giữ vị trí và chiếm một lượng giá trị lớn trong cơ cấu GDP củaquốc gia Do vậy việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn đượcquan tâm Chính tầm quan trọng của nông nghiệp đối với nền kinh tế của đấtnước nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng Là cơ quan báochí ở địa phương, các Đài truyền hình có trách nhiệm chuyển tải những thôngtin, phổ biến những kiến thức về sản xuất nông nghiệp cho nông dân

Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ, nhà xuất bảnPhương Đông năm 2013 trang 716 đã định nghĩa “phổ biến là có tính chấtchung, có thể áp dụng cho cả một tập hợp, hiện tượng, sự vật” “làm cho đôngđảo người biết bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó”

và ở trang 466 đã định nghĩa: “Kiến thức là những điều hiểu biết có được dotừng trãi, hoặc do học tập” Từ thực tế khách quan, ngoài thông tin trong cácchương trình thời sự các Đài đã xây dựng nhiều chuyên đề, chuyên mụcchuyên biệt tuyên truyền trên lĩnh vực nầy Với mục tiêu trước mắt là làmthay đổi nhận thức của người nông dân từ sản xuất lạc hậu sang áp dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật Đây là yếu tố quan trọng khởi điểm để sản xuất đạt hiệuqủa Dù các Đài có tuyên truyền giới thiệu, nhà khoa có nhiều công trình nghiêncứu được tích lũy, đúc kết trong quá trình thực tiễn mà người nông dân không ápdụng thì việc phổ biến kiến thức về kỹ thuật sản xuất cũng bằng không

Với vai trò của mình, các Đài truyền hình trong khu vực thời gian qua

đã có nhiều đổi mới trong phương thức, hình thức thể hiện, nội dung thôngtin, vận dụng có hiệu quả các phương pháp, lý thuyết truyền thông, tác độnglàm thay đổi hành vi một bộ phận công chúng nông dân thông qua việc xâydựng những chuyên đề, chuyên mục phù hợp với đối tượng mà phần lớn lànông dân để làm sao người nông dân tiếp nhận thông tin để từ đó làm thay đổi

Trang 27

nhận thức của mình áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệphơn là sản xuất theo lối truyền thống Đây là yếu tố quan trọng quyết định đếnthành công của các chương trình truyền thông về nông nghiệp Trước hết cácĐài truyền hình cung cấp những thông tin mới những tiến bộ kỹ thuật vềtrồng lúa, nuôi trồng từ khâu chọn giống, kỹ thuật canh tác đến thu hoạch vànhững lợi ích, hiệu quả, lợi nhuận thông qua các sản phẩm báo chí từ đó tácđộng vào từng giai đoạn, đối tượng tiếp nhận, giúp cho người nông dân dầnthay đổi và chấp nhận thay đổi hành vi theo hướng tích cực

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện truyềnthông đại chúng ngày càng đóng vai trò to lớn đối với đời sống xã hội Đó làkhả năng thông tin nhiều chiều, tác động trực tiếp và đồng thời đến đại bộphận công chúng trong xã hội, tạo thành dư luận xã hội dẫn đến sự thay đổitrong hành vi Bên cạnh đó, những thông tin trên truyền hình giúp người dânnâng cao kiến thức, trình độ mọi mặt Thông qua truyền hình, công chúng cóthể cùng lúc tiếp nhận thông tin, cùng quan tâm đến một vấn đề của xã hội vàcùng hòa nhập, hành động vì lợi ích chung Đây chính là cơ sở để báo chítruyền hình thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục thúc đẩy đưa nghịquyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào cuộc sống, phát huyvai trò của mình trong việc thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội cùng phát triển

Từ đó, cho thấy, báo chí truyền hình là một trong những công cụ tuyên truyềnsắc bén, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn, đặc biệttrong lĩnh vực nông nghiệp, xây nền nông nghiệp phát triển bền vững

Truyền hình thực hiện các chức năng của mình, không chỉ tuyên truyềnrộng rãi các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước một cáchhiệu quả Bên cạnh đó, truyền hình còn là nơi tiếp nhận và đăng tải nhữngthông tin phản hồi từ phía nhân dân để nhà nước kịp thời phát hiện những saisót mà điều chỉnh Các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật,nóng hổi, hấp dẫn người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho

Trang 28

người xem thấy được thực tế sự kiện đang diễn ra, vừa tác động vào nhậnthức của công chúng Tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn Giáo trình báo chítruyền hình đã khẳng định: “truyền hình trở thành một phương tiện cung cấpthông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con

người trước sự kiện… có khả năng thuyết phục công chúng” [39, tr.15-16]

Báo chí là loại hình cung cấp thông tin phổ biến trong xã hội, phục vụ

từ nhà quản lý cho đến người dân nông thôn; trong đó truyền hình là loạiphương tiện truyền thông được đa số người nông dân lựa chọn do tính hấpdẫn, trực tiếp và nhanh nhạy, có thể tiếp cận hàng ngày Truyền hình đượcxem là kênh thông tin chủ yếu, gần như là duy nhất đến được với bà con nôngdân Thế mạnh cả về hình ảnh và âm thanh giúp cho loại hình truyền thôngnày được bà con dễ chấp nhận hơn nhiều so với báo viết

Có thể thấy được vai trò của truyền hình trong thời gian qua với hàngloạt những vụ việc như: hàng hóa nông sản Việt Nam bị các doanh nghiệpnước ngoài trả về vì không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm làm ảnhhưởng đến quyền, lợi ích đất nước, của doanh nghiệp và người lao động Haynhững vụ vận chuyển thịt gia cầm, gia súc bẩn, khoai tây bẩn; tình trạng rauchứa nhiều dư lượng kháng sinh gây ngộ độc, chết người… Truyền hình đãkịp thời đưa tin, phản ánh, phân tích, lên tiếng kịp thời Bên cạnh đó, báo chítruyền hình còn tuyên truyền, khuyến khích, vận động người dân xây dựng vàphát triển nền nông nghiệp hiện đại thông qua các chương trình khuyến nông

- khuyến ngư như giới thiệu mô hình sản xuất sạch, những kiến thức, kinhnghiệm thực tiễn hay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sạch

Sau khi các nhà khoa học nghiên cứu thành công qui trình sản xuất lúatheo phương pháp IPM (phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây trồng) 3 giảm 3tăng (giảm phân bón, giảm thuốc trừ sâu, giảm giống và tăng năng suất, tănglợi nhuận, tăng sức sống chụi của cây lúa) một phương pháp sản xuất câytrồng mới giúp cho nông dân giảm chi phí, rủi ro, đồng thời quản lý được sâu

Trang 29

bệnh, dịch hại, đồng ruộng, cây trồng nhằm tăng được hiệu quả, lợi nhuận.Lúc đầu khi chuyển giao cho nông dân ứng dụng vào sản xuất cũng gặp nhiềukhó khăn, bởi tạp quán canh tác của người nông dân vẫn còn mang nặng tínhriêng lẻ, mạnh ai nấy làm theo cảm tính cá nhân hơn là tập thể Để giúp ngườinông dân hiểu và làm theo, truyền hình có nhiệm vụ truyền thông từng bước

để nông dân dần tiếp cận các kỹ thuật mới nầy Trước hết gặp gỡ các nhàkhoa học giới thiệu về hiệu quả, lợi ích cũng như phương pháp canh tác mớinầy, sau đó bằng trực quan thông qua tác phẩm báo chí được thực hiện, hướngdẫn tại đồng ruộng ở những mô hình thí điểm để giúp nông dân thấy và hìnhdung công việc với mục tiêu giúp nông dân thấy được thực tế thông quatruyền hình Tiếp tục truyền thông nhân rộng các mô hình thí điểm để tácđộng đến đông đảo người trồng lúa, từ đó làm chuyển biến nhận thức củanông dân Hiệu quả là nhiều hộ bắt đầu áp dụng phương pháp canh tác mớinầy, dần dần phát triển trong vùng và đến nay phương pháp nầy được nhânrộng và hầu diện tích trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đều áp dụng

“Tuy nhiên khoảng một tuần nay do thời tiết bắt đầu se lạnh, cósương mù về đêm và sáng sớm, trưa nắng nóng đã làm ảnh hưởng đến

sự phát triển của cây lúa Hiện nay một số dịch bệnh cũng bắt đầu xuấthiện và gây hại trên các trà lúa, trong đó bệnh đạo ôn lá gây hại phổbiến với cấp độ bệnh từ 1 - 3 trên cây lúa từ đẻ nhánh đến làm đòng vàcục bộ nặng đối với các giống lúa nhiễm, những ruộng sạ dày và bónthừa phân đạm” [ phụ lục số 10]

1.3.4 Vai trò của truyền hình trong phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân

Truyền hình địa phương với vai trò cầu nối giữa 4 nhà:

Với vai trò cầu nối, truyền hình địa phương trở thành phương tiện kếtnối giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp): đây

Trang 30

là mối quan hệ biện chứng giữa các nhà trong liên kết sản xuất nông nghiệp ởViệt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng nhằm tạo ra tiếngnói chung vì mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững Đó là, Nhà nướcđưa ra các chính sách quản lý, phát triển nông nghiệp, Nhà khoa học nghiêncứu lai tạo ra những giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng, những

mô hình sản xuất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, canh tác của từng vùng

mà chuyển giao cho nông dân; Nhà nông là người trực tiếp thụ hưởng cácchính sách của Nhà nước và các công trình nghiên cứu khoa học của nhà khoahọc để thực hành sản xuất ra những mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế caosau đó được các nhà doanh nghiệp tiêu thụ

Những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp,nông thôn, nông dân, cũng như những nghiên cứu của các nhà khoa học vềnông nghiệp nếu không có truyền thông thì các chủ trương, chính sách, cũngnhư tiến bộ khoa học kỹ thuật đó sẽ không hiệu quả, đối tượng cần tác động

sẽ rất ít thông tin, làm cho hiệu quả tuyên truyền phổ biến không đạt yêu cầu.Nhờ kênh sóng truyền hình, thông qua các tác phẩm báo chí mà các chủtrương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, những tiến bộ kỹthuật được chuyển tải đến công chúng nông dân thường xuyên với nội dung,ngôn ngữ gần gũi, hình ảnh sống động, chân thật, giúp cho nông dân hiểu để

áp dụng vào mảnh vườn, thửa ruộng, trên đàn gia súc gia cầm, ao thủy sảnhiệu quả, làm thay đổi phương thức sản xuất cũng như nâng cao năng suất,sản lượng nông sản

Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nôngthôn, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiều Đài truyền hình địa phương đã xâydựng chuyên đề, chuyên mục về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nhưNông nghiệp Nông và phát triển nông thôn (THTG), Nông nghiệp, Nông thônnông dân (THTPCT), Nông thôn Hậu Giang (HGTV), Nông nghiệp, nôngthôn, Tạp chí Tam nông, Nông thôn mới (THĐT, THVL), Nông Thôn An

Trang 31

Giang (THAG), Nông nghiệp nông thôn Bến Tre(THBT), Nông thôn mới(THVL, THTV ) Đây là những chuyên đề mang thông điệp chuyển tảinhững quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng, qui định Nhà nước vềnông nghiệp nông thôn, nông dân cũng như những địa phương, đơn vị thựchiện tốt các chính sách nầy, nhằm cổ động phong trào chuyển đổi cơ cấu câytrồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ của nông dân ở từng địa phương Truyền hìnhđóng vai trò quan trọng trong chuyển tải những nghiên cứu, thành tựu khoahọc kỹ thuật nông nghiệp từ các Viện, trừơng, nhà khoa học đến công chúngnông dân, giúp người nông dân tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật để sản xuấtnông nghiệp ngày một hiệu quả.

Trong quá trình nghiên cứu cũng như ứng dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật, các công trình nghiên cứu khoa học về nông nghiệp thìviệc các cơ quan báo chí nói chung và truyền hình nói riêng đóngvai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền phổ biến để chuyểngiao những kết quả nghiên cứu ở phòng thí nghiệm vào đồng ruộng,đây cũng là động lực lớn để các nhà khoa học tiếp tục có nhữngcông trình nghiên cứu phục vụ sản xuất [phụ lục số 5]

Truyền hình địa phương trong phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân.:

“ Chức năng phổ biến kiến thức, chức năng giáo dục của báo chí ngàycàng được đề cao, góp phần nâng cao nhận thức, trình độ cho côngchúng Với những vấn đề mới, còn nhiều bàn cãi, thậm chí xa lạ với côngchúng, nếu được tuyên truyền phổ biến rộng rãi, thường xuyên liên tục sẽgiúp người dân dễ tiếp cận, dễ nắm bắt và dễ làm theo” [31, tr.115] Trong xu hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, việc ứng dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được xem là một tất yếu kháchquan, quyết định đến sự thắng lợi của từng vụ mùa, góp phẩn ổn định đờisống xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và báo chí nói chung và

Trang 32

truyền hình địa phương nói riêng đóng vai trò quan trọng cùng với các nhàquản lý, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp tham gia tạo ra chuỗi giá trịsản xuất nông nghiệp bền vững, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm một

tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh, thành trong khu vực

Báo chí nói chung, truyền hình nói riêng được xem là một kênh thôngtin quan trọng trong chuyển tải từ những kết quả nghiên cứu khoa học đếnngười dân Bởi tính đại chúng, dễ thấy, dễ hiểu và dễ làm theo của truyềnhình đã tác động rất lớn đến nhận thức của người dân, đặc biệt là người nôngdân, giúp họ thay đổi tư duy sản xuất, từ lạc hậu sang áp dụng tiến bộ kỹthuật Thông qua các chương trình, chuyên đề về nông nghiệp, một lượngthông tin và khoa học kỹ thuật được chuyển tải đến người nông dân, cung cấpcho nông dân cách trồng lúa, cây ăn trái, trồng rau màu, chăn nuôi thủy sản,gia súc gia cầm, chế biến, bảo quản sau thu hoạch và những kinh nghiệm, môhình sản xuất có hiệu quả được giới thiệu đến nông dân, để từ đó học hỏi, làmtheo và nhân rộng, tạo sự tương tác rất lớn đối với khán giả và truyền hình Sựphản hồi thông tin tiếp nhận được minh chứng qua những việc làm cụ thể củangười nông dân trong áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mà hiệu quả chính là năngsuất, sản lượng, chất lượng hàng hóa nông sản từng bước được nâng lên và cụthể đó là những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam hiện đang có mặttrên thị trường thế giới như lúa, gạo, cá tra, hồ tiêu, điều và nhiều loại trái câykhác Chính nhờ chức năng thông tin, giáo dục mà truyền hình nói riêng đãphát huy vai trò của mình chuyển tải những thông điệp, nội dung về sản xuấtnông nghiệp theo hướng hiện đại đến nông dân, giúp người nông dân ngàycàng tiếp thu nhiều kiến thức mới trên nhiều lĩnh vực

Do đặc thù là vùng sản xuất nông nghiệp, nên việc phổ biến, tư vấnhướng dẫn nông dân sản xuất có hiệu quả được các Đài truyền hình khai thácrất tốt, hầu như Đài nào cũng có chương trình, nhưng tùy theo điều kiện củatừng Đài truyền hình mà dành thời lượng phát sóng nhiều hay ít với các

Trang 33

chuyên đề, chuyên mục như Khuyến nông, Khuyến ngư, Cây lành trái ngọt, Cùngnông dân ra đồng (THTG), cánh đồng mơ ước, Cùng nông dân ra đồng, KhuyếnNông, Kinh nghiệm nhà nông (HGTV); Tiếp sức nhà nông, Khuyến nông, Cùngnông dân ra đồng (THĐT); Cùng nông dân ra đồng, Khuyến nông (BTV);Khuyến ngư, VFC tiếp sức cùng nông dân, ADC mang lại sự tốt lành, Cùng nôngdân ra đồng (THST); Nông dân cần biết (THAG) Khuyến nông (THTPCT);segelta mang niềm tin vào cuộc sống, Cùng nông dân ra đồng (THVL).

Phải khẳng định, truyền hình là loại hình báo chí có sức hấp dẫn và thuhút công chúng lớn Lợi thế của truyền hình là công chúng rộng rãi, thu hútmọi đối tượng, mọi giới, thành phần, lứa tuổi Đặc biệt, ở một nước có tới hơn70% dân số sống ở nông thôn Điều kiện sống, trình độ dân trí ở nông thônchưa phát triển Chính vì vậy, dưới góc độ truyền thông, truyền hình có nhiều

ưu điểm khiến nó là phương tiện phổ biến được ưa thích nhất bởi khả năngtương thích với mặt bằng trình độ dân trí, do khả năng phổ biến thông tin rộngkhắp và sức hấp dẫn của yếu tố hình ảnh sống động Truyền hình có khả năngphản ánh hiện thực một cách chân thực trên màn ảnh nhờ những hình ảnhsống động kết hợp với âm thanh Bên cạnh đó, lợi thế sử dụng yếu tố hìnhảnh, âm thanh kết hợp với lời bình có khả năng tác động lớn khi thực hiện vaitrò của mình trong phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân Tác giảDương Xuân Sơn trong cuốn Giáo trình báo chí truyền hình đã khẳng định:

Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năngthu hút hàng tỉ người xem cùng một lúc Cùng với sự phát triển củakhoa học và công nghệ truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủsóng phục vụ được nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu, vùng xa.Tính quảng bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy

ra ở bất kì đâu được đưa lên vệ tinh sẽ truyền đi khắp cả thế giới,được hàng tỉ người biết đến [39, tr.15-16]

Trang 34

Chính ưu thế này giúp cho truyền hình đa dạng hóa chức năng củamình: chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng văn hóa và giáodục Đặc trưng của truyền hình được nhấn mạnh trước hết ở việc thông tin vềhiện thực thông qua các hình ảnh sống động và xác thực “Trăm nghe khôngbằng một thấy”, khi xem truyền hình, người xem được thấy tận mắt, đượcchứng kiến sự việc diễn ra như thế nào bằng chính đôi mắt của mình Ngônngữ của truyền hình là thể hiện bằng những hình ảnh có màu sắc, kết hợp với

âm thanh tạo nên những âm điệu, cung bậc đa dạng; “người xem tiếp cận sựkiện bằng cả thị giác và thính giác…do vậy, truyền hình trở thành phươngtiện cung cấp thông tin lớn, độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhậnthức con người” [39, tr.15] Cũng chính nhờ đặc trưng này, đã đánh trúng vàotâm lý công chúng về tư duy trực quan, nhìn thực và tin vào những cái cụ thể

Từ đó, phát huy được thế mạnh trong công tác tuyên truyền, giới thiệu hayquảng bá hình ảnh về nội dung nào đó cho công chúng Thông qua chươngtrình truyền hình, với những hình ảnh sống động, chân thực người xem có thểnhanh chóng cảm nhận, ghi nhớ hình ảnh, thông điệp qua chương trình truyềnhình Công chúng truyền hình thường là số đông Vì thế, truyền hình có thếmạnh khi tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xâydựng và phát triển nông nghiệp bền vững cũng như hướng dẫn nông dân sảnxuất hiệu quả Cũng do đặc trưng này nên “quá trình xem truyền hình cũngcòn là quá trình trao đổi, phân tích để tái nhận thức thông tin ở một chất lượngmới hơn Điều này tạo nên một tính chất đặc thù, một sức mạnh to lớn màkhông một phương tiện truyền thông đại chúng nào khác có thể sánh nổi Chấtlượng và sức mạnh ấy đảm bảo cho truyền hình trở thành một nhân tố có ảnhhưởng vô cùng to lớn đến dư luận xã hội cũng như những tư tưởng ở chiềusâu bên trong của nó [39, tr.129] Khi công chúng hiểu được vai trò, tầm quantrọng của việc phát triển nông nghiệp bền vững, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vàosản xuất, họ sẽ thay đổi từ nhận thức dẫn đến hành động Nông dân biết áp

Trang 35

dụng qui trình SX nông nghiệp tiên tiến, đầu tiên là vì sức khỏe của chínhmình, sau nữa là tạo ra những sản phẩm an toàn và hiệu quả kinh tế

Truyền hình địa phương trong hướng dẫn nông dân sản xuất có hiệuquả thông qua các chương trình tư vấn nghề nông Theo Từ điển Tiếng Việtcủa Viện ngôn gữ xuất bản năm 2013 trang 987 định nghĩa “Tư vấn là góp ýkiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định” vàtrang 420 “hướng dẫn là chỉ bảo, dẫn dắt cho biết phương hướng, cách thứctiến hành một hoạt động nào đó” còn nghề là công việc chuyên làm theo sựphân công của xã hội và nghề nông được xem là công việc chuyên làm vềnông nghiệp

Theo Quyết định số 590, ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạonghề cho lao động nông thôn đến 2020 đã qui định 30 nghề nông gồm:

1 Nghề: Trồng cây làm gia vị (hành, tỏi, ớt);

2 Nghề: Nhân giống và trồng khoai tây ;

3 Nghề: Trồng bầu, bí, dưa;

4 Nghề: Nuôi dê, thỏ

5 Nghề: Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ;

6 Nghề: Trồng rau hữu cơ

7 Nghề: Trồng hoa lily, hoa loa kèn ;

8 Nghề: Trồng tre lấy măng ;

9 Nghề: Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu ;

10 Nghề: Trồng và sơ chế gừng, nghệ;

11 Nghề: Trồng nho ;

Trang 36

12 Nghề: Trồng chuối

13 Nghề: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong ;

14 Nghề: Chế biến hải sản khô

15 Nghề: Chế biến rau quả

16 Nghề: Trồng hồi, quế, sả lấy tinh dầu ;

17 Nghề: Trồng lúa cạn ;

18 Nghề: Nhân giống và trồng tràm trên đất ngập, phèn;

19 Nghề: Trồng sầu riêng, măng cụt ;

20 Nghề: Nuôi tôm càng xanh ;

21 Nghề: Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy

22 Nghề: Trồng cây lâm sản ngoài gỗ (song, mây, trám trắng, táo mèo)

23 Nghề: Nuôi cá rô đồng

24 Nghề: Nuôi cua đồng

25 Nghề: Đánh bắt hải sản bằng lưới rê ;

26 Nghề: Vận hành, bảo trì máy tàu cá ;

27 Nghề: Nuôi cá bống tượng;

28 Nghề: Sản xuất giống tôm sú ;

29 Nghề: Câu vàng cá ngừ đại dương

30 Nghề: Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh ;

Và việc hướng dẫn, chỉ bảo nông dân sản xuất theo khoa học được cácĐài truyền hình luôn quan tâm, điều đó được các Đài chuyển tải thông tin quacác chương trình chuyên đề, chuyên mục Các nội dung được các cơ quan báochí thực hiện phù hợp với từng đối tượng công chúng và sử dụng nhiều

Trang 37

phương pháp, thể loại báo chí để nông dân tiếp cận dễ dàng và dễ làm theo.Các nhà khoa học được phối hợp thực hiện cũng hướng dẫn tận tình, sử dụngngôn ngữ dễ hiểu, bình dân với mục tiêu là giúp nông dân sản xuất hiệu quả.Tùy theo giai đoạn vụ mùa, sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi mà có nhữngchương trình phù hợp Bước vào vụ lúa xuống giống đông xuân, đây là vụ lúachính trong năm, do vậy việc đảm bảo vụ sản xuất thắng lợi luôn được đặt ra.

Và các Đài truyền hình có nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến những kỹ thuật sảnxuất cho nông dân từ hướng dẫn cách cải tạo đất, đến chọn giống, cách gieo

sạ, và những điều nông dân cần chú ý sau khi gieo sạ vài ngày phải diệt mầm

cỏ dại bằng cách phun thuốc diệt cỏ an toàn với môi trường, không nên sửdụng các loại thuốc cỏ có gốc hữu cơ gây độc với môi trường và điều nầy sẽđược các nhà khoa học khuyến cáo hướng dẫn Các chương trình nầy tậptrung nhiều ở các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, cùng nhà nông rađồng, Kinh nghiệm nhà ông, Tiếp sức nhà nông

Truyền thanh, truyền hình có tác động tạo ra sự quan tâm của nôngdân đến các vấn đề và tiến bộ kỹ thuật của sản xuất và với sự lập lạiđịnh kỳ (có giới thiệu nội dung trước) với sự quy tụ ý kiến của nhàquản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân có kinh nghiệm giúp nông dân gần gũi và tiếp cận toàn diện, tạo tâm lý vững tin khitiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao, từ đó ứng dụng

có hiệu quả vào sản xuất [phụ lục số 2]

“Gần đây trên các Đài truyền hình, nhiều chương trình hướng dẫn dạynông dân canh tác rất hay, thông qua những hình ảnh thực tế nên dễ làm theo,hiệu quả lắm” [phụ lục 8]

Thời gian gần đây, thông qua các kênh truyền thông, truyền hình, ngườidân đã bắt đầu tiếp cận được những thông tin về những tiến bộ khoa học kỹthuật, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, những đề án, dựán phục vụ phát triển nông nghiệp, phục vụ dân sinh được người dân tiếp

Trang 38

cận nhanh chóng và ứng dụng vào sản xuất một cách hiệu quả, mang lại lợiích cho người nông dân và xã hội là rất lớn Một khâu rất quan trọng trongquá trình sản xuất nông nghiệp được đặt ra đối với các nhà quản lý, nhà khoahọc và nhà nông và doanh nghiệp đó là bảo quản sau thu hoạch và định hướngthị trường, tìm đầu ra cho nông sản Đây là yếu tố quyết định đến thành côngcủa vụ mùa, vụ sản xuất Dù ở các khâu trước được chuẩn bị chu đáo, nhưngđầu ra, giá cả thị trường không ổn định thì hiệu quả sản xuất cũng khôngthành công Do vậy để sản xuất đạt kết quả, việc đảm bảo chất lượng nôngsản sau thu hoạch đáp ứng nhu cầu thị trường được nông dân quan tâm và cácĐài truyền hình cùng với các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệpkhuyến cáo nông dân áp dụng các qui trình sản xuất theo các tiêu chuẩn nhưVietGap, GlobalGap trước hết là hướng dẫn nông dân sản xuất nông nghiệptheo hướng an toàn vệ sinh thực phẩn, hạn chế sử dụng phân thuốc hóa họcquá liều, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; biết sử dụng các phương pháp thuhoạch đạt hiệu quả như thu hoạch bằng máy gặp đập liên hợp, sử dụng lò sấylúa sau khi thu hoạch hay ngưng phun thuốc bảo vệ thực vật trước vài ngàythu hoạch rau màu, trái cây, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh đối với nuôithủy sản và đặc biệt là thông các chương trình truyền hình nhà nước, nhàdoanh nghiệp cũng thông tin đến công chúng nói chung và nông dân nói riêng

về nhu cầu thị trường, cũng như những yêu cầu của thị trường, khách hàngtrong bao tiêu, tìm đầu ra nông sản Thường xuyên thông tin đến nông dân vềthị trường xuất khẩu nông sản, vụ mùa sản xuất, và khuyến cáo nên trồng cây

gì, con gì vào lúc nào, thời điểm nào để tránh cung vượt cầu tập trung nhiều

ở các chuyên đề, chuyên mục Cây lành trái ngọt, Khuyến nông, Khuyến ngư,Nông nghiệp nông thôn, nông dân,

Tiểu kết chương 1

Trang 39

Cùng với những tiến bộ khoa học công nghệ, các phương tiện truyềnthông đại chúng lần lượt ra đời và ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầuthông tin của công chúng ngày càng cao, làm cho môi trường thông tin trởnên gần gũi và đời thường hơn, công chúng có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin

từ các phương tiện truyền thông, trong đó có báo chí, truyền hình

Với vai trò của mình, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng luônthực hiện tốt chức năng của mình trong tuyên truyền, phổ biến các chủ trươngchính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và định hướng dư luận xã hội, trởthành một trong những công cụ quản lý xã hội của các cấp ủy Đảng, chínhquyền địa phương và là kênh thông tin quan trọng trong phổ biến, tư vấnnhững kiến thức về sản xuất nông nghiệp cũng như ở các lĩnh vực khác.Trong phần chương này, Luận văn tập trung làm rõ những khái niệm vànhững vấn đề có liên quan đến việc phổ biến, tư vấn và dạy nghề trên sóngtruyền hình cũng như những chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước vềphát triển nông nghiệp, đặc biệt là thành tựu của nông nghiệp đồng bằng sôngCửu Long trong những năm qua đã trở thành vùng sản xuất nông nghiệp lớncủa cả nước, hàng năm cung cấp cho thị trường một lượng lớn nông sản vàgiá trị xuất khẩu nông sản lớn của cả nước Qua đó để thấy được tiềm năngcũng như vai trò to lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong ổn định anninh lương thực quốc gia Đạt thành tựu đó có sự đóng tích cực của báo chítrong giới thiệu chuyển giao những tiến bộ khoa học thuật vào sản xuất, giúpnông dân tăng năng suất, chất lượng và sản lượng, từ đó giảm chi phí đầu vào,tăng giá trị lợi nhuận

Trang 40

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VÀ TƯ VẤN NGHỀ

CHO NÔNG DÂN TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH Ở

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2.1 Vài nét về các Đài Phát thanh Truyền hình ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc diện khảo sát của đề tài

2.1.1 Thực trạng các Đài Phát thanh Truyền hình An Giang, Tiền

Giang và thành phố Cần Thơ:

2.1.1.1 Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ

Với nhiệm vụ chính trị được giao, Đài Phát thanh Truyền hình thànhphố Cần Thơ từng bước hoàn thiện, sắp xếp bộ máy tổ chức phù hợp vớinhiệm vụ và tinh thần Thông tư 17 gồm 11 phòng với gần 220 cán bộ côngchức, viên chức, trong đó có 190 biên chế, trong đó trình độ đại học chiếmhơn 90%, 60% có thẻ nhà báo

Đối với chương trình chuyên đề, trước đây Đài có 24 đầu chuyên đề, dophòng chuyên đề phụ trách phản ánh trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hộivới thời lượng mỗi chuyên đề từ 15 phút đến 20 phút, tùy theo chuyên đề màphát định kỳ hàng tuần hay 2 tuần 1 kỳ Năm 2010, Đài tổ chức sắp xếp lạicác chuyên đề cho phù hợp với nhu cầu thực tế cũng như hiệu quả tuyêntruyền, đã giảm đầu chuyên đề xuống còn 14 chuyên đề, thời lượng 10 phútcho mỗi chương trình gồm Dân số gia đình và trẻ em, Giáo dục và đào tạo,Khoa học công nghệ, Thuế Nhà nước, Văn hóa xã hội, Đại đoàn kết, Cùngnông dân ra đồng, Nông nghiệp - nông thôn nông dân, Tiếng nói các đoàn thể,Đảng với dân, Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân, Chính sách pháp luật,Cải cách hành chính được phát sóng vào lúc 18 giờ đến 18 giờ 10 phút vàocác ngày trong tuần và được phát lại lúc 6 giờ đến 6 giờ 10 phút các ngàytrong tuần Ngoài ra, Đài còn sản xuất các chuyên đề mang tính tương tác cao

Ngày đăng: 07/05/2016, 18:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w