1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự chuyển đổi cơ cấu xã hội nghề nghiệp của giai cấp nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay

115 577 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH

** 3 ge i oko ok ok XE oie kc ak ok 2k

TONG QUAN KHOA HOC

DE TAI CAP BO NAM 2002-2003

SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP CUA GIAI CAP NONG DAN G DONG BANG SONG HONG TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

Trang 2

MUC LUC

Noi dung Trang

A- TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1-6

B- NHỮNG NOI DUNG CO BAN CUA DE TAL

Chuong I- THUC TRANG BIEN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP |

CỦA GIAI CẤP NÔNG DẦN Ở ĐBSH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY |

II- Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá vùng | 7-9 DBSH

1-2- Sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của giai cấp nông dân ở

ĐBSH trong những năm qua `

1-2.1- Sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của giai cấp nông dân ở 9-16

ĐBSH trước nam 1991

1-2.2- Sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của giai cấp nông dân ở 16- 31

ĐBSH từ 1991 đến nay

1.2.3- Những yếu tố tác động tới sự biến đổi ca cấu xã hội - nghề nghiệp : 31- 40 của giai cấp nông dân ở ĐBSH trong những năm qua

1.2.4- Một số nguyên nhân cản trở tới tốc độ biến đổi cơ cấu xã hội - ` 40- 44

nghề nghiệp của giai cấp nông dân ở ĐBSH trong những năm qua

1.2.5- Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của giai cấp nông 44- 51 dân ở ĐBSH từ nay đến năm 2010 |

Chuong If: PHUONG HƯỚNG VA GIAI PHAP CHU YEU NHAM THÚC | DAY SU BIEN ĐỔI HỢP LÝ CƠ CẤU XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP CUA | GIAI CAP NÔNG DẦN Ở ĐBSH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1I.1- Quan điểm cơ bản của Đẳng ta về nông nghiệp, nông thôn va | 5Ị- 57

nông dân trong giai đoạn hiện nay |

IL2- Một số phương hướng cơ bản nhằm phát triển nông nghiệp, ị nông thôn và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu xã hội - nghề nghiệp |

Trang 3

11.2.1- Tiép tuc thuc hiện có hiệu qud su nghiép CNH, HDH néng 57- 60 nghiệp, nông thôn

1I.2.2- Đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn | 60- 61 với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường nông thôn ĐBSH

1I.2.3- Giải quyết tốt mối quan hệ "4 nhà” 61- 63

II.3- Mét s6 giai phap chủ yếu nhằm thúc đẩy sự biến đổi cơ cấu xã

hội - nghề nghiệp của giai cấp nông dan 6 DBSH trong thời kỳ day

mạnh CNH, HĐH

11.3.1- Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế : 63- 69

II.3.2- Nhóm giải pháp về chính trị, xã hội, văn hoá ¡ 69- 77

H3.3- Nhóm giải pháp về hoàn thiện các chính sách của Đảng, Nhà : nước đối với nông dân, nông thôn, nông nghiệp vàng ĐBSH 77-82

83- 85

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

BẢNG HỎI VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA CUA ĐỀ TÀI

Trang 4

BANG CHU CAI VIET TAT

Déng bang song Héng DBSH

Trang 5

Báo c cáo tổng quan

ĐỀ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HỌC CẤP BỘ

NĂM 2002 - 2003

Tên đề tài:

SU BIEN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI - NGHE NGHIEP CUA GIAI CAP NONG DAN G DONG BANG SONG HONG

TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

A- TINH HINH TO CHỨC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm khoảng 76,5% dân số và gần 75% lực lượng lao động Đây là một lực lượng cách mạng to lớn Vì vậy, nông dân, nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn để được quan tâm hàng đầu, trong quá trình hoạch định, triển khai và thực hiện đường lối, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước ta ~

Trong công cuộc đối mới, nhất là từ khi thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá (CNH, HĐH), nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ:

Sức sản xuất được giải phóng, tiềm năng sáng tạo của người dân được bộc lộ và

phát huy mạnh mẽ Nhờ đó kinh tế nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn, tăng trưởng liên tục với tốc độ cao và đứng ở thứ hạng cao trên thế giới về xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp (gao cà phê thuý sản ) Bộ mặt của nông thôn và đời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm một nửa và hộ khá, giàu tăng lên đáng kể trong thập niên vừa qua

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta nói

Trang 6

tam ly, tình cảm, trình độ dân trí của người nông dân, dẫn đến sự phân hoá về cơ cấu giai cấp nông đân theo chiều hướng đa dạng và cùng với nó tính phức tạp trong giai cấp nông dân (GCND) cũng tăng lên

Giai cấp nông dân Việt Nam nói chung và nông dân đồng bằng sông Hồng

nói riêng đang được chia thành 3 nhóm xã hội nghề nghiệp: l/ Nhóm nông

nghiệp (nông dân thuần nông - chỉ có hoặc chủ yếu làm ruộng); 2/ Nhóm phi nông nghiệp (không tham gia làm ruộng, chí buôn bán, kinh doanh, làm tiểu thủ

công nghiệp); 3/ Nhóm hễn hợp nông nghiệp và phi nông nghiệp (vừa làm ruộng, vừa buôn bán, kinh doanh, làm tiểu thủ công nghiệp ) Mặt khác, trong từng nhóm nêu trên lại có sự phân thành các nhóm ngành nghề khác nhau Ví

dụ: Nhóm 3: chia thành 3 nhóm nhỏ khác (nhóm chuyên làm tiểu thủ công

nghiệp; nhóm chuyên buôn bán, dịch vụ; nhóm vừa làm tiểu thủ công nghiệp vừa

buôn bán ) Sự chuyển đổi cơ cấu xã hội của giai cấp nông dân về lao động -

ngành nghề như vậy tác động mạnh mẽ đến năng lực thị trường và phân tầng thức sống (giàu - nghèo) của giai cấp nông dân ở nông thôn Điều này có ảnh

hưởng rất lớn đến thái độ chính trị của nông “dân và do đó đặt ra những vấn đề -

mới trong công tác vận động nông dân nước ta trong giai đoạn cách mang hiện nay

Nhằm góp phần làm rõ thực trạng, để trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến

nghị với Đảng và Nhà nước về một số chính sách liên quan đến nông nghiệp,

nông thôn, nông dân nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng theo tinh thần

mà Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta nêu ra: ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông

thôn và phát huy vai trò giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới', chúng tôi thực hiện đề tài "Sự biến đổi cơ

cấu xã hội - nghề nghiệp của giai cấp nông dân đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay"

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp,

nông thôn ( lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu để phát triển kinh tế đất

nước), vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân được nhiều nhà khoa học cũng

như lãnh đạo thực tiễn quan tâm nghiên cứu Đã có một số công trình tiêu biểu về vấn đề này:

- Sự phân tầng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Chương trình

khoa học cấp nhà nước KX-07, dé tài KX-07-05 GS PTS Đỗ Nguyễn Phương ˆ

chủ biên, H.1994

- Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam Viện Kinh tế, Trung tâm KH - XH

và NV Quốc gia Chu Văn Vũ, H 1995

- Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp Việt Nam Chu Hữu

Quý, Nxb CTQG, H 1996

- Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn CNH, HĐH Trung tâm tu vấn

đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn VACINA, Nxb, CTQG, H 1997 ˆ

- Nông thôn trong bước qúa độ sang kinh tế thị trường Nguyễn Y Na chủ

biên, Nxb TTKHXH, H 1999

- Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng

"Tô Duy Hợp chủ biên, Nxb KHXH, H.2000

- Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ía hiện nay của

Ban Dân vận trung ương, Nxb CTQG, H.2000

- Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vàng đồng bằng sông Hồng GS.TS Nguyễn Đình Phan, PGS.TS Trần

Minh Đạo và TS Nguyễn Văn Phúc, Nxb.CTQG H.2002

Trang 8

thực hiện CNH, HIDH nông nghiệp, nông thôn Các tác giả tập trung làm rõ thực

trạng nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong bước chuyển đổi cả mật tích cực

như: Nông nghiệp đang chiếm lĩnh ty trọng lớn trong thu nhập quốc dân cũng

như trong xuất khẩu: bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất của nông dân được cải

thiện từng bước và rõ nét; đời sống tinh thần ở nông thôn cũng đang được cải thiện Đặc biệt, các tác giả nhấn mạnh đến mặt tích cực của kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã làm cho người nông dân năng động hơn, tích cực hơn, quyết tâm làm giàu, giám nghĩ, giám làm và đã xuất hiện những chủ trang trại làm ăn hiệu quả

Đồng thời, các công trình này cũng phản ánh nhiều hạn chế và những hiện tượng cần phải khắc phục kịp thời ở nông thôn, trong lĩnh vực nông nghiệp trong

quá trình chuyển đổi kinh tế và thực hiện CNH, HĐH Đó là tình trạng yếu kém của hệ thống chính trị ở cơ sở và quyền tự do dân chủ của người dân bị vi phạm;

hiện tượng tích tụ ruộng đất vào trong tay một số ít người làm cho một bộ phận

đáng kể nông dân không có tư liệu sản xuất và việc làm, khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn ngày một dãn ra; một số chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn

chưa hợp lý hoặc không còn hợp lý có ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống

của người nông dân (như bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, đầu ra, thị trường ) và ảnh hưởng tới tâm tư của Ngoài những nội dung nêu trên, một vài tác giá đã

bước đầu đề cập đến vấn đề phản hoá giai tầng ở Việt Nam nói chung và nông

thôn nói riêng

Tuy nhiên phần lớn các công trình nêu trên và một số công trình khác nữa

đều (áp trung nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là chủ yếu Hầu như chưa có hoặc có rất ít để tài đi sâu khảo sát một cách cụ thể về sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của giat cấp nông dân, nhất là nông dân đồng bằng sông Hồng nước ta trong những năm gần đây Hoặc có đề cập cũng chỉ nhấn mạnh đến sự phân hoá giàu nghèo của nông dân; sự đa dạng ngành nghề ở một

Trang 9

một trong những mảnh đất vẫn còn để ngỏ cần được quan tâm nghiên cứu nhằm

triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương lần thứ Năm của Đảng (khoá 1X) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2005, 2010 của Đảng và Nhà

nước ta

3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu của đề tài nhằm: -

Lam rõ sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của giai cấp nông dân ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay (cả mặt tích cực và hạn chế) Trên cơ sở đó, dự báo về xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dân đồng bằng sồng Hồng trong thời gian tới; đồng thời, bước đầu đề xuất

một số phương hướng và giải pháp cần thực hiện để xây dựng cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của g1ai cấp nông dân ĐBSH trong giai đoạn hiện nay

Nhiệm vụ:

- Khao sát sự chuyển đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, mức sống tại một số

đại bàn nông thôn, nông dân đồng bằng sông Hồng từ 1991 đến nay

- Phân tích thực trạng và-dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của GCND ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay

- Xác định phương hướng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của GCND ở đồng bằng sông Hồng

trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Nông thôn và giai cấp nông dân đồng bằng sồng Hồng từ năm 1991 đến nay,

tức là từ khi nước ta bắt đầu thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa vào phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật

Trang 10

5.1 Chon mdu:

Việc chọn rhẫu được tiến hành theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên kết hợp với mẫu lựa chọn có mục đích Tiêu chí lựa chọn là những tỉnh đồng bằng sông

Hồng có số lượng nông dân đông vừa thuần nông vừa có ngành nghề phát triển; vừa làm kinh tế đồi, vườn, rừng vừa có các khu công nghiệp, khu buôn bán, dịch vụ

5.2 Phuong pháp điều tra gồm 2 phương pháp sau đây: Phương pháp nghiên cứu định tính:

- Thu thập các tài liệu, số liệu có sẵn liên quan đến đề tài do các nhà nghiên cứu, các đề tài đã công bố ở Việt Nam, để làm cơ sở lý luận và tham khảo

- Nghe báo cáo của các cấp uỷ, Chính quyền và Hội nông dân của một số tỉnh ở ĐBSH về tình tình nông dân và xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp nông

dân ở địa phương Nghe báo cáo của Hội Nông dân Việt Nam và của một số nhà

khoa học về tình hình nông dân và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn

Phương pháp nghiên cứu định lượng : Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng của đê tài Chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, những người dân ở 4 tỉnh tiêu biểu cho đối tượng của đề tàï(Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, -

Hà Tây) Đồng thời, trưng cầu ý kiến của họ qua một bảng hỏi (gồm 15 câu hỏi)

Có ghi băng hình 2 đợt khảo sát và làm việc của đề tài ở Bắc Ninh

6 Kết quả nghiên cứu

- Hồ sơ tài liệu trong và ngoài nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân

- Hồ sơ khảo sát xã hội học (mẫu phiếu, phiếu điều tra, báo cáo kết quả điều

tra )

- Kỷ yếu các chuyên đề khoa học

Trang 11

B- NHUNG NOI DUNG CO BAN CUA DE TAI

CHUONG I

THUC TRANG BIEN DOI CO CAU XA HOI - NGHE NGHIEP

CUA GIAI CAP NONG DAN GO DONG BANG SONG HONG (DBSH) TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

Li- VAI NET VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, VÀN HOÁ VUNG BONG BANG SONG HONG

DBSH nam ở miễn Bắc của đất nước, gồm II tỉnh và thành phố: Hà Nội,

Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam,

Hà Tây, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc; phía Bắc và Tây Bắc giáp với trung du và miễn

núi - nơi giầu tài nguyên khoáng sản và rừng; phía Đông giáp biển Đông - nơi có nguồn hải sản phong phú; phía Nam giáp với Bắc trung bộ - nơi giàu vật liệu xây dựng và khoáng sản

1- ĐBSH là vùng có vị trí địa lý thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu kinh tế,

phát triển ngành nghề, giao lưu văn hoá hơn nhiều vùng khác trong cả nước

Trong vùng có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá và đầu mối giao thông của cả nước; là trung tâm giao lưu, dịch vụ thương mại du lịch của các tỉnh miền Bắc; nơi tiếp xúc với bên ngoài của các tỉnh; có cảng Hải Phòng là cửa mở

ra biển Đông cửa các tỉnh miền Bắc ĐBSH còn là nơi đầu tiên tiếp nhận các

thành tựu khoa học - công nghệ, kinh tế của các nước trên thế giới; trung tâm khoa học và đào tạo cán bộ có trình độ cao; nơi cung cấp các tiến bộ khoa học - công nghệ cho các vùng khác Vùng có diện tích đất canh tác tuy không nhiều, độ màu mỡ không được xếp vào loại cao, song địa hình khá phẳng, có khí hậu

chia thành 4 mùa rõ rệt, nhờ thế có thể phát triển sản xuất vụ đông với những

Trang 12

ĐBSH còn là vùng có thế mạnh về chất lượng dân số và lao động Lực

lượng lao động của ĐBSH tương đối đông, có trình độ dân trí cao, khoảng 95%

‘dan số biết đọc biết viết; trình độ tay nghề của người lao động cao hơn so với các vùng khác trong cả nước Năm 2002, ĐBSH có trên ¡0.125,5 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm 59% dân số toàn vùng: tỷ lệ người có việc làm thường xuyên cao nhất cả nước 51% (cả nước là 48,5%) Lực lượng lao động đồi dào là động lực lớn thúc đẩy phát triển cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu xã hội - nghề

nghiệp của ĐBSH

Cùng với thế mạnh về phát triển nông nghiệp, ĐBSH còn có thế mạnh về

công nghiệp và địch vụ Nơi đây tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và

thương mại lớn nhất miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và đang ngày

càng phát triển Trong những năm mở cửa và hội nhập kinh tế, ĐBSH đã thu hút

nhiều dự án đầu tư nước ngoài (chỉ đứng sau vùng Đông Nam bộ), và tập trung

tại các khu công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc Hơn nữa, ĐBSH còn là một trong những vùng có kết cấu hạ tầng tương đối tốt: hoàn thành điện khí hố nơng thơn sớm nhất cả nước; hệ thống đường

giao thông tương đối phát triển và thuận lợi

Có thể nói, ĐBSH là vùng có thế mạnh về kinh tế, là vùng có trình độ dân trí cao, sức lao động dồi dào Đây là những yếu tố thuận lợi, có lợi thế so sánh

hơn nhiều vùng trong cả nước để phát triển kinh tế, phát triển cơ cấu ngành nghề,

xây dựng nông thôn mới và bảo dâm thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH

2- ĐBSH tuy thế, cũng có nhiều khó khăn, hạn chế gây cần trở lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chuyển đổi cơ cấu xã hội -

nghề nghiệp của nông dân

Trang 13

ĐBSH còn đang ở điểm xuất phát kinh tế thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn bình quân chung của cả nước Mức thu nhập, mức sống giữa cư dân

thành thị và nông thôn còn chênh lệch lớn Đại bộ phận cư dân nông thôn chỉ thạo nghề nông nghiệp (chủ yếu là làm lúa nước), ít am hiểu công nghiệp và buôn bán, dịch vụ Một số tỉnh có cư dân làm thuần nông chiếm tỷ trọng lớn như Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam Do vậy, kỹ năng và văn hoá lao động công

nghiệp, thương mại của đại bộ phận dân cư trong vùng còn rất thấp, khó đáp ứng

được yêu cầu khi chuyển đổi nghề nghiệp Tập quán canh tác lạc hậu, tự phát

-cùng với tính bảo thủ, trì trệ của người tiểu nông đã hạn chế khả năng tiếp cận

thị trường, hạn chế sự năng động, nhạy bén trong cơ chế mới Do đó, sự thay đổi

nghề nghiệp của nông dân ĐBSH diễn ra chậm hơn nhiều so với vùng Dong

Nam bộ

Những đặc điểm, thuận lợi, khó khăn của ĐBSH (như phân tích ở trên) đã và đang cùng tác động rất lớn đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dân ở vùng này cả theo chiều hướng tích cực và không tích cực

L2- SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP CỦA GIAI CẤP NÔNG

DAN 6 DBSH TRONG NHUNG NAM QUA

1.2.1- Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của giai cấp nông dân ở ĐBSH trước

năm 1991

Là một loại hình trong cơ cấu xã hội, cỡ cấu xế hội - nghề nghiệp để chỉ một cộng đồng những người lao động tuy làm việc trong các thành phần kinh tế khác

nhau nhưng được sắp xếp theo cùng loại công việc, với các ngành nghề chuyên

môn kỹ thuật nhất định Những người lầm việc trong các ngành nghề khác nhau

có vị thế, vai trò xã hội khác nhau, tuân thủ các quy trình công nghệ, tổ chức

hoạt động, thiết chế tổ chức lao động riêng Nhưng do đặc điểm nghề nghiệp

cùng theo đuổi một mục đích nên có sự tương đồng các giá trị xã hội giữa các cá

Trang 14

hoặc “văn hoá doanh nghiệp” Do vậy, nghiên cứu cơ cấu xã hội - nghề nghiệp dưới góc độ tổng hợp cho phép phát hiện kết quả và hệ quả của sự phân công lao

động theo nghề như cơ cấu các nhóm nghề nghiệp tương ứng và những mối liên

hệ của các nhóm đó trong xã hội, nhu cầu, lợi ích của các đối tượng lao động đó,

để điều chỉnh hợp lý cơ cấu lao động tổng thể, khắc phục sự phân hố khơng cần thiết, nhằm thiết lập một xã hội ổn định trên nền tảng một cơ cấu nghề nghiệp

hiện đại theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dân ĐBSH là một hình thức cụ thể

của cơ cấu xã hội nông thôn Việt Nam, do đó nó cũng chịu sự tác động của những điểu kiện khách quan, chủ quan chung của cả nước Đó là sự thay đổi các chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay; đồng thời là sự lựa chọn của mỗi địa phương, mỗi gia đình, mỗi cá nhân

nhằm phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá phù hợp với bối cảnh chung của đất

nước và đặc thù của riêng mình

Chúng tôi quan niệm: S/ biến đổi cơ cấu xế hội - nghề nghiệp của giai cấp

nông dân, thực chất là quá trình phân công lại và phát triển các loại hình lao động xã hội - nghề nghiệp trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh hàng hoá theo cơ chế thị trường tại tất cả các thành phần kinh

tế, nhằm thúc đẩy sự biến đổi giai cấp nông dân cả về lượng và chất

Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dân ĐBSH có biến đổi rõ rệt trong

mấy chục năm qua, nhất là sau năm 1991 - từ khi đất nước chính thức thực hiện

nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa Sự biến đổi đó điễn ra trong phạm vi cả nước, nhưng do khác biệt về trình độ

phát triển kinh tế, xã hội, về văn hoá, sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp nông dân ĐBSH có những nét đặc thù riêng

Trang 15

chiếm 90 - 95% Tỷ lệ này phản ánh rõ nét cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của một

nước sản xuất nông nghiệp có truyền thống trồng lúa nước lâu đời Tập quán sinh hoạt, nghề nghiệp, các giá trị văn hoá gốc cũng được nảy sinh trên nền tảng sản

xuất nông nghiệp lúa nước đó Tuy nhiên, nông thôn ĐBSH cũng như một số vùng quê Việt Nam khác đã tồn tại một cơ cấu dân cư đa ngành nghề do cả hai

loại cơ chế đan xen: cơ chế tự cung, tự cấp và cơ chế thị trường manh mún, tản mạn, kém phát triển của mô hình làng xã truyền thống Nhiều làng nghề truyền thống ở ĐBSH từ xa xưa đã rất nổi tiếng gắn với một loại sản phẩm hàng hoá đặc

trưng như đệt Vạn Phúc, rèn Đa Sĩ, đúc đồng Đại Bái, gốm Bát Tràng

Thời kỳ 1976 - 1981 là thời kỳ mà mô hình hợp tác hoá, tập thể hoá đẩy tới

trình độ cao nhất cả trong lý luận lẫn thực tiễn Do đó, năm 1981 ở vùng ĐBSH

hợp tác xã bậc cao chiếm 67% tổng số hợp tác xã của cả nước Hầu hết cư dân nông thôn là thành viên của giai cấp nông dân tập thể Chức năng kinh tế gia

đình bị lu mờ trước hợp tác xã Sự phân công lao động chủ yếu phụ thuộc vào sự

phân công của tập thể và có tính đồng nhất

Tuy nhiên, mô hình hợp tắc xã kiểu này đã bị khủng hoảng vào giữa những năm 80 thế kỷ XX Từ đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế, xã hội Với chỉ thị 100 của Ban Bí thư, Nghị

quyết 10 của Bộ Chính trị, nên kinh tế của chúng ta đã có những thay đổi quan

trọng Việc thừa nhận hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ đã phá vỡ cơ sở tồn tại của mô hình hợp tác hoá, tập thể hoá với cơ chế “thống quản” của nó Chủ

trương, chính sách mới về cải cách kinh tế đó đã đem lại cho nông dân, nông thôn ĐBSH những bước tiến rõ rệt trong sản xuất và đời sống, trước hết sức lao động được giải phóng; tiém năng kinh tế của cá nhân và hộ gia đình được phát huy, do đó, làm thay đổi cơ bản sự phân công lao động trong nông dân

Xu thế phổ biến của sự phân công lại lao động xã hội nghề nghiệp của nông

Trang 16

này cũng diễn ra sự phân công lại lao động xã hội - nghề nghiệp trong từng hộ

gia đình theò hướng: hoặc là chun mơn hố theo các ngành nghề phi nông

nghiệp hoặc là tiến hành sản xuất kinh doanh tổng hợp, kết hợp nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) với việc làm hay ngành nghề phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, buôn bán, dịch vụ )

Nếu xem xét trên địa bàn làng, xã, chúng ta thấy giai đoạn bất đầu từ đổi mới (1986) đến 1991 ở ĐBSH có 3 loại làng, xã khác nhau, trong mỗi làng xã cũng

hình thành dần 3 loại hộ gia đỉnh khác nhau về phân công lại lao động xã hội -

nghề nghiệp:

1/ Loại làng, xã giảm mạnh hoạt động thuần nông nghiệp, tăng cường lao động phi nông nghiệp, đặc biệt là tăng mạnh lao động kết hợp nghề chính với một hoặc nhiều việc làm thêm: tiểu - thủ công nghiệp với buôn bán dịch vụ; nông nghiệp với buôn bán dịch vụ Tỷ trọng nhóm hộ gia đình thuần nông giảm mạnh; nhóm hộ phi nông nghiệp tăng nhanh, nhất là nhóm hộ kết hợp nông nghiệp với các ngành nghề phi nông nghiệp tăng mạnh Điển hình cho mô hình này là xã Ninh Hiệp (Gia Lam), xa Nam Giang (Nam Ninh), Chau Khé (Từ

Son)

Trong nhóm làng, xã vượt trội, giàu có nhất ĐBSH thời kỳ này có một số làng, xã đã xố bỏ hồn tồn nhóm hộ thuần nông nghiệp, chỉ còn lại hai nhóm hộ: Phi nông nghiệp và kết hợp phi nông nghiệp với nông nghiệp Điển hình cho mô hình này là Bát Tràng (Gia Lâm), năm 1991, nhóm hộ phi nông nghiệp đã

chiếm 92%; nhóm hộ kết hợp giữa phi nông nghiệp với nông nghiệp chỉ chiếm

8% tổng số hộ trong xã Hiện nay ở Bát Tràng các hộ đều đã chuyển sang nhóm hộ phi nông nghiệp hoặc buôn bán dịch vụ

Trang 17

3/ Loại làng xã vốn lấy nông nghiệp là chính, nay tuy có chuyển đổi trong

phân công lao động xã hội - nghề nghiệp, song chưa mạnh Tỷ lệ nhóm hộ thuần nông vẫn còn rất lớn, trong khi đó các nhóm hộ phi nông nghiệp và kinh doanh

tổng hợp hãy còn hạn chế, quy mô nhỏ và năng lực thị trường còn yếu kém Thái

Bình, Hưng Yên, Hà Nam là những tỉnh có tý lệ cao về loại hình làng xã này Những làng xã phát triển được các ngành nghề phi nông nghiệp chế biến

nông lâm, hải sản thì sự phân công lao động ở đây đã có sự thay đối rõ nét hơn, mở rộng được công ăn việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động

Những làng xã nào phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp là những làng xã

giàu nhanh nhất

Những làng xã phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp thường hình

thành những tổ hợp liên kết, liên doanh (từ 2 - 1O hộ) và thường phân công lao động theo hướng: Thâm canh lúa - phát triển chăn nuôi gia đình - mở rộng ngành nghề - tăng cường lưu thông tiêu thụ - phát triển mạng lưới tín dụng tự do và bắt đầu hình thành thị trường lao động Theo báo cáo của các huyện Gia Lam (Ha Noi), Dong Hung (Thai Binh), Nam Ninh (Nam Hà), thời gian này chỉ có 10 -

12% số xã trong mỗi huyện phát triển mạnh kinh doanh tổng hợp

Cũng trong thời kỳ này, việc phân công lao động trong các hộ gia định đã

trở thành vấn đề trung tâm của việc quản lý và sử dụng lao động của các hộ gia

đình Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, do đó, sự phân công lao động trong phạm vị hộ đã có hiệu quả cao hơn nhiều so với phân công trong phạm vị hợp tác xã trước đây và làm cho trình độ lao động, năng lực kinh doanh của người nông dân trong vùng ĐBSH dược nâng lên rất nhiều Tính hiệu quả của sự

phân công trong phạm vị gia đình biểu hiện ở chỗ, vào thời điểm này, vùng

ĐBSH 3,2 triệu người đã có việc làm, chiếm 95,8% số người trong độ tuổi lao động Như vậy, xét về góc độ phân công lao động trong gia đình thì giai đoạn này ở ĐBSH có 3 loại hộ cơ bản: 1/ Nông nghiệp; 2/ Nông nghiệp - tiểu thủ

Trang 18

Tuy nhiên, trình độ xã hội hoá và phân công lao động ở ĐBSH vào thời

điểm này vẫn còn thấp Xét theo ngành kinh tế trên toàn vùng thì tuyệt đại đa số

lao động vẫn tập trung vào sản xnất nông nghiệp Số lao động ở các ngành kinh

tế phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ (15,7%) Đây cũng là tình trạng chung

của cả nước

Bảng 1: Cơ cấu lao động phân (heo ngành kinh tế trên cả nước! (%)

T

Tỷ số lao Trong đó

1 Lao động nông nghiệp a 84,2 — 46,5 am 53,5

2 Lao dong công nghiệp ị 8,6 62,1 có 37,9

3 Thương nghiệp - dịch vụ ị 3,5 31,9 68,1

4 Lao dong văn hoá - xã hội ` ị 28 Ì 381 61,9

5 Lao động quản lý nhà nước ị 0,7 Ma 724 27,6

Một biểu biện khác khá phổ biến của trình độ phân công lao động thấp ở

đây là tình trạng lao động “bán nông, bán công”, nghĩa là hiện tượng một số lao động trong một năm làm từ hai đến ba nghề khác nhau, chiếm 35% trong tổng số lao động Bảng 2: Cơ cấu lao động theo ngành-trong mdi xa? (%) Ị Khu vực | Trong đó % lao động : Khu vực sản xuất ị - không sản

vật chất(% 'NN và Chuyên — Thương lVận | Xay _ xuất vật lao độn) thuỷlợi tiểu thủ CN | nghiệp và DV lải dựng chat

96,51 88,76 | 1,37 | 1,58 ị 033 4.48 3,49

'G§.TS Tơ Duy Hợp Báo cạo tại Viện CNXHKH, 200

Trang 19

Do trinh độ phân công lao động thấp và khá phức hợp nên việc sử dụng qũi

thời gian lao động ở vùng đồng bằng sông Hồng chưa có hiệu quả cao Theo kết quả điều tra, thời gian lao độnE có thu nhập trong một năm của mỗi lao động bình quân là 250 - 260 ngày (đồng bằng sông Cửu Long là 200 - 250 ngày); thời

glan lao động không có thu nhập bình quân là 70 - 80 ngày; thời gian hồn tồn

khơng có việc làm khoảng 25 - 30 ngày

Nhìn chung, do trình độ tổ chức lao động, vốn, phương tiện, kỹ thuật còn rất lạc hậu nên việc sử dụng lao động và thời gian lao động ở vùng nông thôn ĐBSH rất lãng phí và kém hiệu quả Số liệu điều tra xã hội học đã cho thấy, hệ số sử dụng thời gian lao động ở đây mới đạt khoảng 50 - 60% và hiệu quả lao

động ở vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng cũng rất thấp Mức bình quân lao

động nông nghiệp chi bang 23,4% mức đạt được của lao động công nghiệp va bằng 24,6% so với lao động thương nghiệp - dịch vụ Mặt khác, do ít ruộng, thừa

lao động riên đã dẫn tới hiện tượng di dân ra khỏi vùng hàng năm khá cao và cơ

cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dân trong vùng càng đa dạng, phức tạp

Tóm lại, cho tới năm 1991, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của ĐBSH theo

hướng nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ có thể nói đã khởi động nhưng chưa mạnh mẽ Sự chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân, do đó cũng chưa biểu

hiện rõ nét, chất lượng (tính bên vững, tính ổn định ) chưa có thay đổi đáng kể

Mặc dù như đã phân tích ở trên, 3 loại hình hộ gia đình: Nông nghiệp; Nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Kinh doanh tổng hợp là những loại hình gia đình cơ bản mà nông dân ĐBSH hướng tới Nhưng xu hướng này cũng mới chỉ đang trong quá trình hình thành và xác lập, củng cố chứ chưa ổn định và

Trang 20

1.2.2- Sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của giai cấp nông dân ở DBSH tir 1991 đến nay

Từ sau 1991, với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đến

2002, cơ cấu kinh tế cả nước nói chung, vùng ĐBSH nói riêng có những bước thay đổi khá mạnh mẽ theo hướng nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ

Ở ĐBSH, tỷ trọng giá trị nông nghiệp giảm từ 43% (1991) xuống còn 27,82% (2002), trong khi đó, tỷ trọng giá trị công nghiệp tăng từ 23,24% (1991) lên 28,71% (2002); tỷ trọng giá trị dịch vụ tăng từ 33,76% (1991) lên 43,47% (2002) Qua đó, cho thấy, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp và dịch vụ ở vùng

này đã có bước chuyển tích cực: tỷ trọng giá trị nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng

giá trị công nghiệp và dịch vụ tăng dần hàng năm Ba ngành kinh tế cơ bản đều tăng trưởng, trong đó ngành công nghiệp tăng nhanh nhất: tốc độ tăng trưởng giá trị nông nghiệp bình quân hàng năm (giai đoạn 1991 - 2002) chỉ có 4,0%, khi đó

giá trị công nghiệp là 14,8%, địch vụ là 10,9%'

Sự biến đổi cơ cấu kinh tế đã tác động mạnh mẽ tới sự biến đổi cơ cấu xã

hội - nghề nghiệp của người nông dân trong vùng cả về chiều rộng và chiều sâu

Chúng tôi phân tích sự biến đổi này trên các khía cạnh cụ thể sau đây:

1I.2.2.1- Cơ cấu hộ nghề nghiệp

Tương ứng với các mô hình làng, xã nêu trên, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế trong vùng, sự phần công lao động xã hội - nghề nghiệp

của người nông dân ĐBSH đã và đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, mà biểu hiện rõ nhất là sự di chuyển nghề nghiệp của người dân trong các làng xã Ở đây chúng tôi sử dụng cụm từ hộ nghề nghiệp để miêu tả sự biến đổi này: Hộ thuần nông; hộ hỗn hợp và hộ phí nông Tiêu chí để phân biệt các loại hộ này chủ yếu là dựa vào cơ cấu (tỷ trọng) thu nhập từ các nghề của hộ mang lại”

' Tổng cực Thống kê: Niên giám thống kê các năm (1991 - 2002)

? Đỗ Thiên Kính (chủ biên): Tác động của chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp xã hội đến phân Lầng mức

Trang 21

Bang 3: Tiêu chí phân biệt các loại hộ Loại hộ nghề nghiệp “ - Cơ cấu thu nhập a 1 | Hộ phi nông 100% phí NN và 0% NN | - 2 Hộ hỗn hợp - Hỗn hợp loại J | 20 - > 0% phi NN va 80 - < 100%INN - Hỗn hợp loại 2 | 40 - 2-% phi NN và 60 - 80% NN - Hén hop loai 3 ị 60 - 40% phi NN và 40 - 60% NN - - Hỗn hợp loại 4 80 - 60% phi NN và 20 - 40% NN - Hỗn hợp loại 5 ¡80 - < 100% phi NN va 20 - > 0% NN 3 Hộ thuần nông ị 0% phi NN và 100% NN

- Nhóm thứ nhất: gồm những hộ gia đình đã chuyển sang sản xuất thủ công nghiệp hoặc các ngành nghề phi nông nghiệp như buôn bán, địch vụ Những hộ, tách hẳn nông nghiệp thường là những hộ có tay nghề cao về mộc, rèn, gốm,

chạm khắc; là những hộ vốn đã có năng lực tiểm tàng về chuyển đổi nghề nghiệp

_(có trình độ văn hoá, đầu óc nhạy bén, vị trí địa lý thuận lợi), thường là những nghề truyền thống và tập trung chủ yếu ở một số làng nghề truyền thống Trong

nhóm hộ này, một số nơi được bổ sung bằng số lượng xã viên hợp tác xã ở những cơ sở bị giải thể hoặc giảm biên chế theo chỉ thị 176 Đặc điểm cơ bản của nhóm

hộ này là họ đã có “mầm mống” từ thời kỳ bao cấp Ở những làng xã có nghề

thủ công, nghề phụ, cư trú gần những khu đô thị hoá cao như thành phố, thị trấn,

thị tứ thì nghề của họ phát triển mạnh, như Bát Tràng, Ninh Hiệp (Gia Lâm - Hà

Nội); Châu Khê, Đồng Quang (Từ Sơn - Bắc Ninh), Vạn Phúc.(Hà Tây)

Bên cạnh những hộ có nghề truyền thống, thì ở nông thôn nói chung và các

Trang 22

buôn bán dịch vụ Nhóm này thường là những gia đình trẻ, năng động, có trình độ tiếp thị, có năng lực kinh đoanh buôn bán hoặc thiếu đất canh tác, một số đã từng có thời gian lao động ở nước ngoài về Ngay trong nhóm này cũng có sự

phân hoá: một số hộ ở những vùng kinh tế hàng hoá phát triển, nhờ nắm bắt được

cơ hội đã giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán (Ninh Hiệp); một số hộ khác buôn

bán ở quy mô vừa và nhỏ kết hợp với các dịch vụ ở dọc các đường quốc lộ chính (Quốc lộ số 5, số 1A )

Nhóm nghề “ly nông bất ly hương” là một trong những nhân tố mới làm thay đổi bộ mặt của nông thôn truyền thống Đặc điểm cơ bản của nhóm này là mức sống khá cao, nhưng thu nhập chưa ổn định, phụ thuộc vào sự biến động của thị trường và nhìn chung sản xuất của nhóm còn ở quy mô nhỏ, mang nặng tâm lý sản xuất cầm chừng Sự khẳng định và phát triển của nhóm hộ này còn chịu nhiều thử thách Nhóm hộ này còn được gọi là nhóm hộ “trọng phi nông”

(chuyển hẳn sang nghề phi nông nghiệp) -

- Nhóm thứ hại là nhóm hộ gia đình đa nghề nghiệp (ngành nghề hỗn hợp):

Với xu hướng đa dạng hoá ngành-nghề hiện nay, theo tinh thần “ai gidi nghé gi,

làm việc đớ”, một bộ phận khá lớn dân cư nông thôn ĐBSH đã lựa chọn mô hình

sản xuất kinh'đoanh hỗn hợp để giải quyết lao động dư thừa tại chỗ, tìm kiếm

thêm ngành nghề ngồi nơng nghiệp để có thêm thu nhập

Về cơ cấu sản xuất và cơ cấu xã hội - nghề nghiệp thì nhóm này đa dạng,

phức tạp hơn, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, làng, xã và

của hộ gia đình cụ thể, sự phân công lao động trong nhóm hộ gia đình này đa dạng:

s - Hộ gia đình kết hợp nông nghiệp với tiểu thủ cơng nghiệp e© _ Hộ gia đình kết hợp nông nghiệp với bn bán địch vụ e©_ Hộ gia đình kết hợp nông nghiệp với chế biến nụng sn đâ H gia đình kết hợp nông nghiệp với xây dựng

Trang 23

Trong số 5 nhóm trên có nhóm làm nông nghiệp là chính (có kết hợp với

nghề phụ); có sự cân bằng giữa nhóm làm nông nghiệp và làm nghề phụ và

nhóm làm nghề phi nông nghiệp là chính Tính đa dạng của sự phân công này tùy thuộc vào tính năng động của các thành viên trong hộ gia đình, nơi cư trú

(cận giang, cận lộ, cận thị ), truyền thống làng xã, tổ chức gia đình, loại hình

gia đình (hạt nhân hay mở rộng), số lượng lao động, trình độ văn hoá, vốn, năng

lực sản xuất và cả yếu tố quyền lực"; tuỳ thuộc vào quy mơ ruộng khốn, đất ao,

vườn, chăn nuôi Mỗi gia đình tìm ra một cách tổ chức lao động sao cho phù hợp

nhất với điều kiện gia đình và bối cảnh chung của địa phương

e

Như vậy, trong mỗi gia đình đã diễn ra sự cơ cấu lại lực lượng lao động xã

hội để dẫn đến di chuyển nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình Theo kết quả điều tra của chúng tôi, số hộ vừa làm nông nghiệp kết hợp với một nghề

phụ thường là những gia đình hạt nhân (vợ, chồng là lao động chính) Số hộ vừa làm nông nghiệp lại kết hợp với 2 hoặc 3 nghề phí nông nghiệp khác gồm những gia đình hạt nhân và mở rộng, trong đó có từ 2 - 5 lao động chính và có vốn sản xuất

Nhóm hỗn hợp nghề nghiệp là khá phổ biến, nhất là đối với những vùng gần đường quốc lộ lớn, hoặc là khu ven đô thị Điều này là hệ quả tất yếu của qua | trình đơ thị hố, đất canh tác bị thu hẹp nhanh, đẩy số người có nhu cầu tìm việc

làm tăng cao và buộc họ phải bung ra với nhiều loại hình công việc khác nhau Có thể nói mô hình kinh tế gia đình là nơi bắt đầu diễn ra sự cơ cấu lại lao động xã hội dưới nhiều hình thức, quy mô và tính chất Chính sự hợp lý hoá lại lực lượng lao động trong mỗi gia đình đó bước đầu đã tạo ra sự chênh lệch đáng kể trong thu nhập giữa các loai hộ hoặc giữa các nhóm hộ, góp phần thúc đẩy sự phát triển các năng lực sản xuất hàng hoá bên trong làng xã Đây cũng là xu

hướng đang diễn ra ở nhiều làng xã ĐBSH, phản ánh mục tiêu có tính lựa chọn của phần nhiều hộ nông dân và mặt khác, thể hiện tính cơ động xã hội - nghề

nghiệp; đồng thời cho thấy tính phức tạp trong xu hướng phi nơng nghiệp hố ở nơng thôn ĐBSH hiện nay

Trang 24

Nhóm đa nghề nghiệp có xu hướng tăng nhanh (tuy nhiên, tâm lý, tập quán

của người nông dân là phải ăn chắc, do đó vẫn giữ lấy ruộng khoán để tránh rủi ro khi nghề phi nông nghiệp bị thất bại) Theo điều tra của Trung tâm khoa học

xã hội nhân văn quốc gia, năm 1996, hai tỉnh Nam Định và Hà Nam có 320 xã,

605.433 hộ thì có đến 123 xã nhóm đa nghề nghiệp đã khôi phục được làng nghề

truyền thống, với 28.I176 cơ sở sản xuất thủ công và 28.154 hộ vừa làm nông

nghiệp vừa làm nghề đệt vải sô, tơ tầm, đan lát

Ninh Hiệp (Gia Lam, Hà Nội) cũng là một mô hình điển hình trong việc giảm tỷ trọng thuần nông, tăng mạnh số hộ phi nông nghiệp Đến năm 1997, tỷ lệ hộ

thuần nông ở đây chỉ còn 5 - 6%, trong khi đó, tỷ lệ hộ hỗn hợp là 77%, trong số

này 50% phi nong nghiệp là chính và số hộ phi nông nghiệp hoàn toàn chiếm 17%' Chau Khê (Từ Sơn - Bắc Ninh) là xã phát triển mạnh ngành nghề đã đạt được cơ cấu kinh tế, năm 2003, với tỷ lệ: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 94,6%, nông nghiệp chỉ chiếm 5,4% Hầu hết lao động nông

nghiệp đã chuyển sang làm nghề sắt và dịch vụ cho nghề sắt

-_ Nhóm thứ ba là nhóm hộ gia đình thuần nông nghiệp hay còn gọi là nhóm “trọng nông” (làm nông nghiệp là chính) Đây là nhóm hộ còn chiếm tỷ lệ cao ở các vùng làng xã ĐBSH, là nhóm hộ có thu nhập thấp nhất, tính cơ động kinh tế,

xã hội rất thấp, trì trệ và mang nặng tính chất kinh tế truyền thống, tự cung, tự

cấp Theo nghiên cứu của Phòng xã hội học Nông thôn (Viện Xã hội học, thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia), cũng như kết quả điều tra của đề tài chúng tôi thực hiện năm 2003: tỷ lệ các hộ nghèo và rất nghèo ở các vùng nông thôn đa số đều rơi vào các hộ thuần nông Đối với họ, khả năng

chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp rất khó khăn vì hạn chế về năng lực, lại không có

điều kiện khách quan thuận lợi như xa đô thị, xa các trục g1ao thông

Tuy nhiên trong tình hình phát triển chung của đất nước, nhất là từ khi có chỉ

thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông

"Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Nông thôn trong bước quá độ sang kinh tế thị trường, H | 999,

tr.26 ⁄,

Trang 25

thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì các nhóm hộ thuần nông cũng đã có sự chuyển biến (mặc dù rất chậm), để có được nguồn thu nhập cao hơn Nhóm hộ này đã tăng cường khả năng thâm canh, đa dạng hoá giống, cây, con, vận dụng mô hình VAC và có nơi đã khá thành công như một số huyện của Hải

Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình

Nam Cường (Tiên Hải - Thái Bình) là một xã thuần nông, trước đây thu nhập của người dân rất thấp Đến năm 2002, toàn xã đã quy hoạch lại ruộng đất theo “5 6°: 3 6 dành nuôi tôm; 1 ô dành cho lúa cao sản và Ì ô dành cho cây mau cao sản Do vậy, cuối năm 2002 thu hoạch của toàn xã đạt 99 triệu đồng trên I ha

Lương Tài (Bắc Ninh) là một huyện thuần nông, đồng trũng, có năm chỉ cấy được một vụ Hai năm gần đây, huyện đã quyết định chuyển địch cơ cấu kinh tế ngay trong ngành tông nghiệp cho hợp lý giữa phát triển ngành trồng trọt với

chăn nuôi, khai thác vùng trũng để nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là nuôi cá chim trắng) và chăn nuôi gia súc Hâu hết diện tích đất chuyển đổi từ trồng lúa sang

nuôi trồng thuỷ sản đã đạt hiệu quả rõ rệt: 968 hộ nông dân với 1508 lao động đã

chuyển từ trồng lúa sang chăn nuỗi thuỷ sản, lợn và trồng cây ăn quả theo mô

hình kinh tế trang trại VAC và khi thực hiện mô hình này, thu nhập của nông

dân ở Lương Tài tăng gấp 5 lần so với sản xuất độc canh cây lúa

Tuy nhiên, mô hình VAC muốn đạt hiệu quả cao phải có sự chun mơn hố

sâu sắc, có trình độ hiểu biết về thị trường: và trước hết phải có vốn, đồng thời

phải thực hiện có hiệu quả chương trình đồn điền đổi thửa Chính vì vậy, không phải hộ thuần nông nào cũng có thể làm được, mà chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ dám làm và họ đã làm rất thành công (số lượng tỷ phú trang trại đang xuất hiện ngày

càng nhiều phần lớn là từ mô hình này)

Mặt khác, khi chưa tạo được điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp ổn định, để

tăng thu nhập và giải quyết lao động dôi dư, nhiều hộ nông dân của nhóm này đã

vượt qua sức ì của tâm lý truyền thống, một số lao động đã đi làm thuê ở các

Trang 26

vùng lân cận hay ra thành phố và làm đủ các nghề (nghề xây dựng, vận tải, thu

gom phế liệu, giúp việc gia đình ) Có lao động đi làm cả năm mới về nhà một lần, một số người đi lao động ở nước ngoài với thời hạn 3 - 5 năm, nhiều nhất là ở Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình ; tức là chủ yếu tại các tỉnh phía Nam của ĐBSH - nơi các làng nghề, các khu công nghiệp chưa phát triển Tình hình này

khẳng định thêm xu hướng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp đang diễn ra ở nông

thôn khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và thực hiện công nghiệp hoá, hiện

đại hoá Sự chậm chạp và khó khăn cũng như sự kém bền vững trong quá trình

chuyển đổi của nhóm hộ thuần nông theo chúng tôi có nhiều nguyên nhân khác

nhau Nhưng phải thấy rằng thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm , cùng với sức ỳ của tâm lý tự cung, tự cấp đang là cản

trở lớn nhất đối với nhóm hộ này

1.2.2.2- Cơ cấu lao động nghề nghiệp, giới tính và độ tuổi

Khi nghiên cứu về vấn đề chuyển đổi lao động nghề nghiệp trong 3 loại hộ gia đình nêu trên, chúng tôi còn thấy rất rõ sự thay đổi trong phân công lao động

trong từng hộ gia đình theo chuyên môn, giớt tính và tối tác; đồng thời vị trí, '

vai trò của chủ hộ và các thành viên của gia đình cũng không còn như trước đây

-_ Về phân công lao động trong hộ gia đình có nét khác biệt So với trước đây là vừa chun mơn hố vừa đa dạng hoá Cụ thể là, ở các hộ gia đình phí nông

nghiệp tính chun mơn hố rõ nét hơn, vì có chú ý đến yếu tố tay nghề và trình

độ văn hoa, kỹ thuật, tức là sự phân công xã hội Ví dụ: nghề vẽ, làm khuôn mẫu,

pha men, vào, lồ của nghề gốm sứ; nghề làm đồ gia công hoặc dệt lụa tơ tằm

nhìn chung số lao động có tay nghề chiếm tỷ lệ chưa cao Còn nhóm hộ gia đình

hỗn hợp (đa nghề) thì tính kết hợp đa dạng là nét đặc trưng nổi bật: Hầu hết các

thành viên trong gia đình có thể đảm nhận nhiều công việc một lúc, không phải chỉ làm một việc mà kết hợp nhiều việc một lúc theo tỉnh thần: “Buông cát dầm cẩm cái chèo” nhằm tạo ra nguồn thu nhập ngày càng nhiều hơn cho gia đình Sự kết hợp đa dạng trong nghề nghiệp đã khơi dậy tính năng động, linh hoạt của

Trang 27

người nông dân vùng này Thực trạng này chứng tỏ quy mô và trình độ nghề nói

chung còn nhỏ bé, tay nghề còn thấp Trừ một số lao động trong loại hình hộ phi

nông có tày nghề và kỹ thuật trọng sản xuất, kinh doanh, còn lại đại đa số lao

động trong 2 loại hình hộ gia đình hỗn hợp và thuần nông chưa có tay nghề và kỹ

thuật trong sản xuất, kinh doanh Số lao động này làm nhiều nghề khác nhau

(như phần trên đã đẻ cập) và chủ yếu là những nghề không cần kỹ thuật hoặc kỹ

thuật ở trình độ thấp: phụ nề, đánh giấy ráp, mộc, thu mưa phế liệu, chế biến

nông sản, đóng gạch,v.v

-_ Về giới tính và tuổi tác, sự phân công lao động trong gia đình của các loại hộ gia đình tuy vẫn mang đậm nét truyền thống nhưng đã có sự linh hoạt hơn: những nghề nặng nhọc trong nông nghiệp hay những nghề phi nông nghiệp như

cưa, xẻ gỗ, mộc, nề đa phần là nam giới có độ tuổi từ 25 - 40 tham gia, còn

việc chạy chợ buôn bán chủ yếu là do phụ nữ có độ tuổi từ 20 - 40 đảm nhận Nam giới (người chồng) chủ yếu tham gia vào những lao động hướng ngoại, di động vùng và tìm việc làm theo thời vụ hoặc cả năm ở thị trường vùng hoặc

ngoài vùng Nữ giới (người vợÿ ở độ tuổi tương ứng chủ yếu lao động hướng nội

có vai trò chính trong lao động hướng nghiệp, trông nom việc gia đình và kết hợp với nghề (việc làm) phi nông nghiệp để tăng thu nhập trong những lúc nông nhàn Tình trạng thiếu việc làm tại chỗ và sức ép về dân số ở nông thôn đã dẫn tới các hiện tượng “điều tiết” lao động tự phát nói trên ở quy mô hộ gia đình

- Vai trò chủ hộ trong các loạt hình gia đình này cũng có những bước

chuyển đáng kể so với truyền thống Nếu trước đây, chủ hộ đa phần là nam giới,

mang nặng tính gia trưởng, là người vạch ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh

của gia đình và quyết định mọi hoạt động chính của gia đình cũng như chịu trách nhiệm phân công công việc thì hiện nay, chủ hộ gia đình không nhất thiết là nam giới; các loại hộ gia đình đều coi trọng hiệu quả kinh tế, nên họ linh hoạt, mềm

dẻo hơn trong phân công công việc sản xuất, kinh doanh trong hộ gia đình

Trang 28

Ở loại hình gia đình phi nông nghiệp và đa nghề, trên thực tế, nhiều phụ nữ đã đóng vai trò chủ hộ, điều hành công việc sản xuất, kinh doanh của gia đình và

đạt hiệu quả cao Ở Các làng xã như Ninh Hiệp (Gia Lâm - Hà Nội); Vạn Phúc (Hà Tây), Bát Tràng (Hà Nội) vai trò của phụ nữ trong kinh doanh, sản xuất được nâng cao rõ rệt Phân công lao động trong gia đình thay đổi đáng kể, nhiều

phụ nữ đã đảm nhận trách nhiệm điều hành, quản lý sản xuất, kinh doanh của gia đình, đóng góp đáng kể về kính tế cho gia đình, cộng đồng; người chồng chỉ hỗ

trợ thêm Tuy nhiên, trên danh nghĩa nam giới (người chồng của họ) vẫn đứng

tên chủ hộ ,

6 loại hình thuần nông, khi người nam giới, người chồng di chuyển trong vùng hoặc ngoài vùng tìm việc làm phi nông nghiệp thì người phụ nữ, người vợ ở nhà đảm nhiệm tồn bộ cơng việc sản xuất nông nghiệp (cày, bừa, cấy, gặt ), kể

cả những việc mà trước đây do người nam giới đảm nhận là chính I.2.2.3- Cơ cấu thu nhập

Tương ứng với 3 loại hộ gia đình nêu trên, xét theo khía cạnh thụ nhập cũng

có những mức độ khác nhau: bộ giàu, hộ khá giả va hộ nghèo Theo một số kết quả nghiên cứu và kết quả điểu tra do đề tài chúng tôi thực hiện cho thấy, sự chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ gia đình và của bản thân những người lao động đã ảnh hưởng lớn tới mức độ thu nhập và phân tầng mức sống của vùng theo hướng tích cực: hộ giàu và khá giả tăng lên; hộ nghèo đór giảm rõ rệt Khảo sát của chúng tôi ở một số làng xã của ĐBSH cho kết quả là: Nhiều hộ phí nông thường là hộ giàu; nhiều hộ kinh tế hôn hợp thường là khá giả, giàu hoặc í1 nhất cũng ở mức trung bình và rất nhiều hộ thuần nông thường là thiếu ăn Thực tế

này khẳng định thêm tính đúng đắn của chủ trương đa dạng hoá việc làm, nghề

nghiệp, giải quyết lao động nông nghiệp dôi dư tại chỗ của thời kỳ đầu bước vào

cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

Mối quan hệ giữa cơ cấu xã hội - nghề nghiệp với phân tầng mức sống càng bộc lộ rõ hơn ở những năm tiếp theo.của thời kỳ đổi mới và sự phân tầng mức

Trang 29

sống ở nông thôn càng diễn ra mạnh mẽ hơn Mặt khác, chính sự phân tầng mức

sống diễn ra với tốc độ cao trong thời kỳ này đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp; ngược lại, sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp đã làm cho phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh hơn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 1999, thu nhập bình quân đầu người một tháng ở ĐBSH đạt 280,3 ngàn đồng/năm, tăng 71,6% so với năm

1994 ( hiện nay cả nước là 295 ngàn đồng); trong đó, nhóm có thu nhập cao nhất tăng 89,3%, nhóm thu nhập thấp nhất cũng tăng 50%; số hộ khá, giàu tăng từ

15% lên hơn 20% Nhiều hộ đã phát triển trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng

vật nuôi và trở thành các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, đem lại thu nhập cao từ 20 - 50 triệu đồng/hộ/năm Tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh chóng, hiện ở ĐBSH chỉ

còn 9,76% (theo chuẩn mới)

Tuy nhiên, loại hình hộ hỗn hợp (đa nghề) vẫn là loại hộ có thu nhập cao nhất Ninh Hiệp (Gia Lâm - Hà Nội) là một trong những mô hình điển hình cho loại hình gia đình đa nghề, cũng là mô hình được xem là giàu có nhất ở ĐBSH

hiện nay Với hơn 60% hộ kinh doanh tổng hợp và 14,2% hộ phi nông nghiệp `

mức sống của người dân trong xã đã được nâng cao đáng kể Vào những năm

1995, theo điều tra của phòng xã hội học nông thôn (viện Xã hội học), hộ giàu

chiếm 21,4% dân số toàn xã với mức thu nhập 200 triệu đồng/năm; hộ khá

chiếm 35% thu nhập 50 triệu đồng/năm; hộ trung bình chiếm 50% thu nhập 20

triệu đồng/năm :

Vậy nghề gì đem lại thu nhập chủ yếu cho nông dân DBSH hiện nay? Theo kết quả nghiên cứu của GS Tơ Duy HợpÌ, cho thấy: hai nghề được số đông người lựa chọn là phát triển tiểu thủ công nghiệp và buôn bán dịch vụ sau đến là phát

triển chăn nuôi; còn thâm canh tăng năng suất thì chưa được người dân quan tâm

nhiều, kể cả loại hộ gia đình thuần nông:

' GS To Duy Hop (chủ biên): Sự biến đối của làng - xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng, Nxb.KHXH,

H.2000, tr.51 *

Trang 30

Bảng 4: Thu nhập bình quân của các ngành nghề theo các nhóm hộ Thuần | Trọng | Hén Trong phi Phi | ¬ Phát tiểu nghẻTTCN / 237 | 260 | 305 350 377 Chế biến nông sản 72; 212 | 198 | 178 10 Buôn bán dịch vụ 371 346 | 395 43,6 420

Thâm canh tăngvỤ 7 62 7 29; 24 7 12 l4

Phát triển chăn nôi 7 155 7 173, 174 | 160 — 104

Ngành nghề khác 124 | 154 | 102 123 72

Nhưng, theo điều tra của đề tài chúng tôi đã thực hiện chủ yếu ở một số làng,

xã trọng nông, thì kết quả có khác hơn Những nghề sau đây được người nông

dân coi là những nghề và việc làm có hiệu quả nhất (xếp theo thứ tự): Trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ buôn bán, nghề thủ công, làm thuê ; về tiểu thủ công nghiệp,

các hộ trọng nông và hỗn hợp lựa chọn ở mức không đáng kể Riêng nghề buôn bán, dịch vụ ngay ở hộ trọng phi nông cũng lựa chọn không cao Qua kết quả này, chúng ta có thể nhận thấy đối với cư dân nông nghiệp là chính, chưa quen

sản xuất hàng hoá thì họ vẫn coi làm ruộng là một nghề chủ yếu (tâm lý: dĩ nông

vi ban) :

Trên thực tế, qua báo cáo của lãnh đạo Luong Tài (Bắc Ninh), Nho Quan (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), chúng tôi thấy có một điểm chung được khẳng định là: Ở đâu làng xã còn thuần nông, lấy làm ruộng là nghề chính, ở đó đời

sống của người dân gặp nhiều khó khăn nhất, mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất Muốn phát triển và giàu có chỉ bằng một con đường duy nhất đó là

chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết triệt để việc độc canh cây lúa để chuyển

Trang 31

sang hudng da nghề: trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản, chuyên canh cây, con; mở mang nghề phụ và hướng tới sản xuất hàng hố

Tuy nhiên, người nơng dân ở ĐBSH đến thời điểm này, kể cả ở các làng xã

thuần nông và phi nông cũng không còn coi nghề làm ruộng là nghề bất biến

Quan niệm nghề chính, nghề phụ của nông dân ở đây đã có nhiều thay đổi Theo

điều tra của chúng tôi, tỷ lệ các hộ coi địch vụ, buôn bán là nghề chính chiếm

14,90%; nghề thủ công chiếm 10,93% và số hộ coi nghề trồng lúa là nghề phụ

chiếm 15,83% Rõ ràng, sức hút về thu nhập cao của một số hộ không phải từ làm ruộng là chính đã góp phần làm thay đổi quan niệm bao đời của người nông

dân ở vùng này: “nghề nông là gốc” Việc chọn nghề cho con cái trong tương lai của người dân trong vùng cũng biểu hiện sự thay đổi tâm lý trên: Họ muốn cho

con cái mình được đi học để thoát khỏi cảnh "chân lấm, tay bùn"; được đi làm

"cán bộ”

Sự chuyển đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp và ảnh hưởng của nó tới phân

tầng mức sống của nông dân ĐBSH đã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời ` sống nông thôn trong vùng, mặc dù ảnh hưởng đó có khác nhau về mức độ và tính chất Điều này tuỳ thuộc vào các lĩnh vực cuộc sống, các địa phương và các nhóm hộ khác nhau, nhưng nhìn chung nó đã làm biến chuyển bầu không khí xã hội nông thôn - nông dân - nông nghiệp, từ đời sống sinh hoạt (tiện nghi, nhà ở,

ăn mặc ) đến văn hoá (lối sống, giao tiếp, lễ hội, học hành, các chuẩn mực giá

trị ) đến các khía cạnh hoạt động khác (tổ chức gia đình, các thiết chế phi chính

thức, sức khoẻ, y tế, sinh sản :) Theo nghiên cứu của một số nhà xã hội học cho

thấy một số hộ phi nông, do mức sống cao hơn nên nhà ở cũng tốt hơn; hộ hỗn hợp có tình trạng nhà ở kém hơn và hộ thuần nông có tình trạng nhà ở kém nhất"

' La Phượng: Cảm nhận về sự chyén đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp của hộ gia đình nông nghiệp ở ĐBSH qua một số công trình đã được công bố T/c Xã hội học, số 2/1998

Trang 32

Bảng 5: Tương quan nghề nghiệp và nhà ở tại xã Đa Tốn (Gia Lâm - Hà Nội) - 1997 (%)

Các loại nhà! Nhà mái “j Nhà mái bằng ¡ Nhà gạch Nhà

Loại hộ bằng 1 tầng 2 tang mai ngoi | tranh tre Ho thuân nông 2/7 13 -86,l 9,7 Hộ hỗn hợp : 3,0 | 3,0 | 87,6 4.6 Hophinong “© 943 «| 86 00 Bảng 6: Tương quan giữa nghề nghiệp va thưởng thức văn hoá nghệ thuật giữa các loại hộ (%): Nhóm hộ Nhóm hộ Nhóm hộ

thuần nông _ hỗn hợp phi nông

Không bao giờ đọc sách báo 59,7 ị 38,4 | 21,6

Không bao giờ xem văn nghệ, thể thao 88,9 49,2 26,0

Không bao giờ xem tivi, phim ị 16,6 2,5 0

L

Như vậy, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dân ĐBSH trong những năm qua có sự biến động tương đối mạnh mẽ, thể hiện sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm số lượng tuyệt đối và giảm tỷ trọng

lao động nông nghiệp; đồng thời tăng số lượng tuyệt đối và tăng tỷ trọng lao

động công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn Đây là quá trình “giải phóng” người nông dân ra khỏi hoặc một phần mảnh ruộng của họ để chuyển sang lĩnh

vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; hoặc kết hợp giữa nông nghiệp với tiểu thủ

công nghiệp và dịch vụ Quá trình này gắn kết với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tặng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm tại khu vực nông thôn

Trang 33

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp, phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư, Tổng cục Thống kê, xu thế chung của nền nông nghiệp nước ta, trong đó

có ĐBSH, đã thoát khỏi thời kỳ tự cung, tự cấp và bước đầu hình thành được

nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến Nó được

biểu hiện trước tiên ở cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp được mở rộng: trong

trồng trọt không chỉ trồng lúa mà còn cả các cây công nghiệp khác: Nhãn, vải thiểu, hoa ; tỷ trọng thuỷ sản tăng nhanh, nhất là các vùng biển và ven biển của

Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định ; tỷ trọng chăn nuôi gia tăng đáng kể (nuôi lợn nạc, gia cầm, bò sữa ) Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp đã và đang thúc đẩy chuyển dịch nghề trồng trọt của người

nông dân sang chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc da dang hoá các nghề trồng

trọt, chăn nuôi

Có thể nói, chưa bao giờ.cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp ở ĐBSH

lại có sự chuyển biến mạnh mẽ như những năm qua Trong nông thôn DBSH

xuất hiện nhiều làng nghề mới, nhiều nghề mới Người nông dân giờ dây biết làm nhiều nghề và dám làm những nghề không phải là nghề truyền thống của làng, xã mình Sự “đa nghề” của nhiều làng, xã và của người nông dân ở vùng

này góp phần đáng kể vào việc nâng cao mức thu nhập và đời sống vật chất, thay đổi bộ mặt nông thôn; đồng thời làm cho con người của vùng năng động, tháo vát và linh hoạt hơn trong sản xuất, kinh doanh Từ một vùng thuần nông và người nông dân chỉ biết làm ruộng là chủ yếu, đến nay ĐBSH đã trở thành một trong hai vùng phát triển năng động nhất trong cả nước cả về kinh tế và mở mang

nghề nghiệp Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dân đã có thay đổi căn bản:

không chỉ làm ruong, chăn nuôi mà còn làm nghề thủ công, phát triển kinh

Trang 34

Bảng 7:Cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX) vùng ĐBSH thời kỳ 1991 - 2002! _Nam | TổngGTSX ' Nôngnghiệp | Côngnghiep | Dịch vụ Tỷ đồng | % j ˆ % ee 1991 | 13.034,74, 100 | 43,00 | 2324 3376 | 1995 54236,80 — 100 32,60 | 25,40 4200 _2000 j 9293340 100- 29,05 27,50 43,45 | 2001 , 102.2265 100 | 2812 | 2838 | 43,50 2002 | 112.459,9 ị 100 : 27,82 28,71 43,47 Bang Ö: Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp trong các ngành kinh tế cơ ban vùng ĐBSH từ 1991 - 2002? Nam ! Số lao động ở các Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp (%) 'ngành kinh tế cơ? bản (người) | | Téng sé | Nongnghiép Công nghiệp | Dich vụ "1990 1.036.532 Si 100 71.47 ị 12 : 10,53 1998 7,248.28 100 73,40 _ 13,63 of 12,97 | "2000 7.951.210 a 7 100 : 70,08 ] 1401 ị 15,85 2001 8.005.110 oo 100 67.94 ị 14,80 " 17,26 2002 8.059.010 _ oe 100 65,81 / 15.53 l 18,66

Cho dù có sự đổi mới không đồng đều giữa các nhóm xã hội trong vùng,

song nhìn chung cho tới nay sau hơn 17 đổi mới, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của

nông dân ĐBSH đã có sự chuyển dịch đáng kể Tuy chưa thực sự có bước đột

phá, nhưng nó đã đi đúng hướng: tạo được sự chuyển địch nhanh hơn sang kinh tế thị trường hiện đại hoá Nhóm xã hội vượt trội trong kinh tế thị trường đang

' Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê các năm

? Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Thực trạng lao động, việc làm ở Việt Nam từ tháng l tháng 7 hàng năm

Trang 35

hình thành dần ở nông thôn, nhất là ở ven đô thị và cạnh một số quốc lộ lớn Đó sẽ là hạt nhân của cơ cấu xã hội mới định hướng mạnh theo các q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn hiện nay

Vậy những yếu tố nào tác động tới sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dân ĐBSH?

L2.3- Những yếu tố tác động tới sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của giai cấp nông dân ở ĐBSH trong những năm qua

Thực trạng chuyển đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dan DBSH

trong những năm qua là kết quả tác động, chi phối và ảnh hưởng của nhiều yếu

tố và điều kiện khác nhau trong bối cảnh đất nước có nhiều đổi thay trên nhiều

khía cạnh: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá

1.2.3.1 Sự tắc động của đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế - xã hội ở tam vĩ mô -

Đây là một trong những nhân tố tác động quan trọng nhất tạo nên sự biến đổi _

mạnh mẽ và sâu sắc trong kinh tế, xã hội nông thôn nói chung và những chuyển

biến trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp nông dân vùng ĐBSH nói

riêng Về yếu tố tác động này, trước hết phải nhấn mạnh đến công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ năm 1986 đến nay trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và được cụ thể hoá qua các kỳ Đại hội VI, VI, VHI, IX và các nghị quyết của Đảng Tiêu biểu như Nghị quyết 1O của Bộ Chính trị; Nghị quyết TW 5

(K.VI); NQTW.7 (K.VH); NQTW.5 (K.VID, NQTW.5Š (K.IX) cùng với một số chính sách của Nhà nước như: Luật đất đai, Luật Đầu tư

Tỉnh thần cơ bản của cơ chế chính sách mới có thể šo sánh với trước thời kỳ Đổi mới như sau:

Trang 36

Bang 9: Mau hình quá độ trước và sau Đổi mới Chỉ báo 1-Đường lối cải tạo nông 1986 trở về trước

Đơ thị hố, cơng nghiệp hố và ị

hiện đại hoá định hướng XHCN kiểu cũ Quốc hữu hoá và tập thể hoá cao độ các TLSX Chỉ có sở hữu nhà nước và tập thể ⁄

Cơ chế kế hoạch Hoá tập trung

cao độ, bao cấp phi thị trường

1986 đến nay

Đơ thị hố, cơng nghiệp hoá và hiện

¡ đại hoá định hướng XHCN kiểu mới

Chấp nhận phi quốc doanh hoá và

phi tập thể hoá các TLSX

Tự do hoá quyền sử dụng ruộng đất,

: trao quyển sử dụng ruộng đất lâu dai

cho các hộ gia đình Thực hiện kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần

¡ Phi tập trung hoá theo cơ chế thị

trường, chấp nhận tăng cường tự quản của địa phương và cộng đồng nghiệp và nông thôn 2-Chế độ sở hữu 3-Chế độ quản lý 4- Đặc điểm của tổ chức 5-Vai tro của kinh tế

gia đình Quản lý toàn bộ quá trình sản

xuất, trao đổi phân phối, tiêu

dùng Bao cấp và tính công ; điểm của xã viên

Chấp nhận kinh tế phụ gia đình

trên mảnh đất 5% Chun mơn : hố của hộ gia đình tuân theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp

Chuyển đổi hợptác xã kiểu cũ sang

dịch vụ sản xuất - kinh doanh hàng

hoá Hình thành hợp tác xã góp cổ phần

¡ Kinh tế hộ gia đình được công nhận

là đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn Hộ gia đình toàn quyển sử dụng

phần đất được giao khoán và tự chủ trong sản xuất - kinh doanh hàng

hoá

Trang 37

6-Đặc điểm | Lao đệng chuyên môn hod phu | Ty do lựa chọn nghề nghiệp và việc phân công | thuộc hoàn toàn vào chuyên làm tuỳ theo chiến lược phiá triển lao động môn hoá của hợp tác xã và của ị kinh tế hộ gia đình Cơ cấu thu nhập tổ , đội sản xuất Cơ cấu thu ¡ chủ yếu do đóng góp sức lao động và

nhập bao gồm hai nguồn chính ị đầu tư vốn Khuyến khích cá thể,

là công điểm và kinh tế phụ gia | chấp nhận tư nhân hoá sức lao động đình Kiên quyết thủ tiêu kinh ị và các nguồn tài nguyên khác

tế tư nhân và cải tạo kinh tế cá |

thể thành kinh tế tập thé

Như vậy, tỉnh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước thể hiện qua công cuộc đổi mới tiến hành trên cả nước hơn 17 năm qua tập trung vào việc chuyển đổi từ

nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chính các chính sách về khoán trong nông nghiệp và xác định hộ gia đình là đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ đã khuyến khích, thúc đẩy và tạo đà

cho cho sự biến đổi kinh tế, xã hội ở nông thôn trong những năm qua Qua hơn ˆ

17 năm đổi mới, bộ mặt nông thôn Việt Nam nói chung, ĐBSH nói riêng thực sự

có nhiều biến chuyển tích cực và thay đổi rõ rệt; đời sống của đại đa số nông dân được cải thiện hơn so với trước Trong quá trình chuyển đổi đó, sự chuyển đổi cơ

cấu xã hội - nghề nghiệp có vai trò quan trọng, nó vừa là hệ quả, vừa là nguyên nhân, vừa là thành tố của động thái xã hội hiện nay ở nông thôn

Trong chính sách đổi mới của Đảng, nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp đã thực sự là bước ngoặt quan trọng ảnh hưởng

lớn tới sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp nông dân cả nước nói chung và vùng ĐBSH nói riêng, bởi vì nó đã đặt nền móng cho việc giải phóng sức sản

xuất ở nông thôn, kích thích tiềm năng, sự sáng tạo của người nông dân, tạo tiền

để căn bản cho quá trình đa dạng hoá và chun mơn hố nghề nghiệp theo định hướng kinh tế thị trường

Trang 38

Trong những năm gần đây, với chính sách dồn điền đổi thửa; xây dựng các

khu công nghiệp và các cụm công nghiệp làng nghề - đa nghề đã và đang tạo

ra những thể chế và động lực thúc đẩy nhanh cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của

nông dân ĐBSH có nhiều chuyển biến quan trọng Bởi vì, tính chất và trình độ nghề nghiệp: tuỳ thuộc rất nhiều vào hệ thống tổ chức, quản lý và cơ chế vận hành nền kinh tế - xã hội Trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, sự đa dạng hoá về các thể chế sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, quản lý ), tổ

chức, quản lý lao động theo hợp đồng lao động, trả lương theo hợp đồng lao động, cũng như đa dạng hoá các thể chế tổ chức, quản lý sản xuất (ruộng khoán, trang trại, doảnh nghiệp vừa và nhỏ, khu công nghiệp làng nghề, khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ) đã thúc đẩy sự biến đổi khá mạnh mẽ cơ cấu

xã hội - nghề nghiệp của nông dân trong vùng

Những thể chế kinh tế - xã hội trực tiếp liên quan đến việc thúc đẩy cơ cấu

xã hội - nghề nghiệp của nông dân cả nước nói chung và ở ĐBSH nói riêng, bao gồm thể chế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng

nghiệp, nơng thơn, kinh tế ngồi quốc doanh và thị trường lao động So với cơ

chế bao cấp trước đây, hiện nay tu duy moi co bản trong các thể chế kinh tế - xã ˆ hội do Đảng và Nhà nước xây dựng, thể hiện là: mọi người dân đều có quyền sản xuất, kinh doanh theo pháp luật ở những ngành nghề mà Nhà nước không cấm, ai giỏi nghề gì làm nghề nấy Nhờ đó mà nhiều việc làm mới (nghề mới) ra đời,

góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tạo công việc cho người lao

động (kể cả lao động có tay nghề và lao động giản đơn, tay nghề thấp)

Tình hình trên cho thấy sự tác động không nhỏ của thể chế kinh tế - xã hội

đối với quá trình biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dan DBSH trong

những năm qua và kể cả thời gian tới Việc hoàn thiện các thể chế này sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến mức độ biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dân tại

đây theo hướng tích cực

1.2.3.2 Tác động của chính sách mở cửa hội nhập thị trường thế giới

Đây là nhân tố rất quan trọng trong việc phát huy đa dạng hoá nghề nghiệp và năng động thị trường của người nông dân ở vùng này Mặc dù, hiện nay thị

Trang 39

trường hãy còn mới mẻ, song do chính sách mở cửa, ngay cả ở nông thôn đã bắt đầu du nhập những yếu tế hiện đại hoá Việc liên doanh, Hên kết với nước ngoài

đã đẩy nhanh q trình đơ thị hố và công nghiệp hóa ở một số vùng nông thôn,

tạo ra bước chuyển đổi căn bản trong cơ cấu xã hội lao động - nghề nghiệp Hình ảnh dễ nhận thấy ở một số vùng ĐBSH hiện nay là các doanh nghiệp

liên doanh với nước ngoài nằm len lỏi giữa cánh đồng lúa, nhất là ven đô thị và các đường quốc lộ Những cơ sở công nghiệp có sự tham gia của vốn đầu tư nước

ngoài hoặc {00% vốn nước ngoài đã tạo ra hàng vạn việc làm phi nông nghiệp; một bộ phận nông dân đã, đang chuyển sang công nhân, thậm chí công nhân công nghiệp hiện đại, có tay nghề cao và có tác phong lao động, kỷ luật công nghiệp, có trình độ văn hoá Như vậy, một bộ phận công nhân “ly nông bất ly hương” đang xuất hiện tại vùng

Chính sách mở cửa và hội nhập thị trường thế giới đã giúp người dân trong

vùng mở mang tâm nhìi trong sản xuất, kinh doanh; học hỏi, trao đổi kinh

nghiệm làm ãn; tìm kiếm được bạn hàng mới; tiếp thu được kiến thức khoa học, công nghệ tiên tiến Do đó, người dân chủ-động, năng động tìm việc làm múi,

chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu nghề nghiệp, sao cho phù hợp với

tình hình sản xuất, kính doanh nói riêng và tình hình phát triển nói chung trong phạm vi cả nước, khu vực và quốc tế Một số nơi trong vùng, người dân đã sử, dung mang Internet trong sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo, ban hang - những hoạt động mà trước đây chưa ai dầm nghĩ tới, đã đem lại hiệu quả kinh tế

cao; mặt khác, góp phần làm thay đổi đáng kể nếp nghĩ của người tiểu nông theo

hướng tích cực trong sản xuất, kinh doanh cũng như chuyển đổi nghề nghiệp

Sự mở cửa, hội nhập cũng đã và đang tạo ra thị trường để Việt Nam có cơ hội xuất khẩu lao động Mặc dù, vấn đề này đang có nhiều điều cần phải bàn, nhưng có thể thấy, nó đã có ảnh hưởng tích cực tới sự biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp

của nông dân vùng ĐBSH Đó là, giải quyết được một phần lao động dưa thừa ở

nông thôn; góp phần tăng thu nhập cho nhiều gia đình (nhất là đối với hộ thuần

Trang 40

nông thì đây là sự cải thiện đáng kể); góp phần đào tạo tay nghề, văn hoá và kỹ

năng lao động công nghiệp (dù chưa cao), mở mang nhận thức cho một bộ phận

lao động trẻ ở nông thôn

Rõ ràng, mở cửa, hội nhập kinh tế là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình

phát triển kinh tế, đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, nhất là đối

với nông nghiệp, nông thôn Nó cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của người nông dân từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, địch vụ Đây là xu thế tất yếu đã và đang diễn ra ở vùng ĐBSH Song, xu thế này có trở thành đại trà, phổ biến trên qui mô tồn vùng hay

khơng? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, nhất là giao

thông; cơ chế, chính sách (sự thu hút đầu tư), sự năng động của từng địa phương Tuy nhiên, sự đổi mới về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội là như nhau trong cả nước, nhưng có vùng, có địa phương và thậm chí ở từng nhóm xã hội,

hộ gia đình lại có sự phát triển và chuyển đổi nghề nghiệp khác nhau Do đó,

theo chúng tôi, nguyên nhân nêu trên mặc dù là cơ bản và bao trùm nhưng chỉ có tác dụng tạo điều kiện, môi trường thuận lợi Sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp của người nông dân còn phụ thuộc vào một số yếu tố tác động khác ngoài yếu tố

đường lối đổi mới, thể chế, chính sách như đã nêu

1.2.3.3 Sự năng động, biết tính toán của người nông dân

Đây là nhân tố chủ quan của các hộ gia đình và cá nhân người lao động có liên quan trực tiếp đến cách thức làm ăn, lựa chọn nghề nghiệp và hiệu quả hoạt

động kinh tế Tính năng động của người dân thể hiện qua sự dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận mạo hiểm và biết tính toán trở thành một trong yếu tố quan trọng số một đối với người dân nói chung, người nông dân nói riêng trong cơ chế thị

trường Bây giờ đại đa số người lao động đã hiểu: cơ chế thị trường là phải cạnh

tranh quyết liệt, là phải biết tự vươn lên và biết tính toán, linh hoạt chuyển đổi

nghề, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi trong những trường hợp cần thiết,

nếu không sẽ tụt hậu và không báo giờ giàu có

Ngày đăng: 29/08/2014, 13:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w