1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ báo chí học truyền hình các tỉnh tây nam bộ truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay

127 619 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 3,29 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại trong thế kỷ 21: nhiệt độ tăng, nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống. BĐKH không còn là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà đó là vấn đề chung, là trách nhiệm của toàn cầu. Theo dự báo của các nhà khoa học trong một vài năm nữa mỗi quốc gia phải chi khoảng từ 510% GDPnăm để giải quyết hậu quả của BĐKH. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực xây dựng chiến lược và thực hiện các hành động ứng phó với BĐKH. Việt Nam là 1 trong 5 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn từ BĐKH. Tác động BĐKH đối với nước ta rất nghiêm trọng, hàng năm thiên tai gây thiệt hại tương đương 1,5% giá trị GDP nếu chúng ta không có những hành động kịp thời thì những thảm họa do BĐKH ngày càng nghiêm trọng hơn. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hay còn gọi là Tây Nam bộ (TNB) vùng đất sản xuất 40% GDP về nông nghiệp của Việt Nam là một trong ba đồng bằng trên thế giới (Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, đồng bằng sông Nile Ai Cập và đồng bằng sông GangesBangladesh) dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, đất bị xâm thực và nhiễm mặn

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRUYỀN HÌNH CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ

TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HIỆN NAY (Khảo sát năm 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS

CẦN THƠ - 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Học viên

Trang 3

Để hoàn thành chương trình cao học Báo chí và viết luận văn này, tôi

đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy giáo, cô giáo Học viện Báochí và Tuyên truyền

Trước tiên, tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo chuyên ngành Báochí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tận tình giảng dạy trong thờigian học tập

Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo Đài PTTH, Ban Tuyên giáoTỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông 3 tỉnh: Trà Vinh, An Giang và SócTrăng, các nhà nghiên cứu về BĐKH tại Tây Nam bộ và tại tỉnh Trà Vinh,quý đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này

Học viên

Trang 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG,

TRUYỀN HÌNH VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 111.1 Các khái niệm cơ bản và lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 111.2 Khái quát về truyền hình các tỉnh Tây Nam bộ 32

Chương 2: TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ

HẬU TRÊN TRUYỀN HÌNH CÁC TỈNH TÂY

2.1 Phân tích chương trình truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu

2.2 Đánh giá và nhu cầu của công chúng về truyền thông biến đổi

Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỀ

VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN TRUYỀN HÌNH CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ

Trang 5

BĐKH : Biến đổi khí hậu

CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia

Trang 6

Trang Bảng 1.1:

Tỷ lệ người dân tộc ở TNB biết về BĐKHNhà báo Đài PTTH các tỉnh TNB viết về BĐKH Thời gian phát sóng về BĐKH phù hợp công chúngNhu cầu trang bị kỹ năng giảng dạy và viết về BĐKHChương trình truyền hình công chúng TNB thường xem

1636394356617476799599

36Biểu đồ 1.2: Con đường tiếp nhận thông tin về BĐKH của công chúng 39

Biểu đồ 2.1: Thông tin về BĐKH xuất hiện trên TTĐC 43

Biểu đồ 2.2: Nhu cầu tập huấn về BĐKH của nhà báo 53

Biểu đồ 2.3: Số công chúng biết và không biết về BĐKH ở TNB 65

Biểu đồ 2.4: Số công chúng biết các thông tin về BĐKH ở TNB 67

Biểu đồ 2.5: Kiến nghị truyền thông về BĐKH của công chúng TNB 72

Biểu đồ 2.6: Số công chúng chưa biết về các yếu tố BĐKH 74

Biểu đồ 3.1: Nhu cầu trang bị kiến thức của nhà báo các tỉnh TNB 95

Sơ đồ 1.1: Mô hình truyền thông của H Lasswell 12

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất vớinhân loại trong thế kỷ 21: nhiệt độ tăng, nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễmmặn nguồn nước, thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởngnghiêm trọng tới sản xuất, đời sống BĐKH không còn là vấn đề riêng củamột quốc gia nào mà đó là vấn đề chung, là trách nhiệm của toàn cầu Theo

dự báo của các nhà khoa học trong một vài năm nữa mỗi quốc gia phải chikhoảng từ 5-10% GDP/năm để giải quyết hậu quả của BĐKH Hiện nay cácquốc gia trên thế giới đang nỗ lực xây dựng chiến lược và thực hiện các hànhđộng ứng phó với BĐKH

Việt Nam là 1 trong 5 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn từ BĐKH.Tác động BĐKH đối với nước ta rất nghiêm trọng, hàng năm thiên tai gâythiệt hại tương đương 1,5% giá trị GDP nếu chúng ta không có những hànhđộng kịp thời thì những thảm họa do BĐKH ngày càng nghiêm trọng hơn.Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hay còn gọi là Tây Nam bộ (TNB)-vùng đất sản xuất 40% GDP về nông nghiệp của Việt Nam là một trong bađồng bằng trên thế giới (Đồng bằng sông Cửu Long- Việt Nam, đồng bằngsông Nile- Ai Cập và đồng bằng sông Ganges-Bangladesh) dễ bị tổn thươngnhất do nước biển dâng, đất bị xâm thực và nhiễm mặn

Kết quả nghiên cứu BĐKH và những tác động của Việt Nam của ViệnKhoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường: nước biển dâng 0,5m ĐBSCLngập 32% diện tích ảnh hưởng 22% dân số, nước biển dâng 1m ĐBSCL ngập67% diện tích ảnh hưởng 55% dân số Theo các nhà khoa học thì do BĐKHngày càng có nhiều cơn bão đi qua và người dân vùng TNB vốn chưa có kỹnăng và kiến thức về phòng chống bão nên hậu quả nặng nề hơn; thực tế trongnhững năm gần đây nhiều vùng đất ven biển ở TNB bị xóa sổ do biển xâmthực; hàng trăm hộ mất đất; hàng trăm ha lúa, nuôi trồng thuỷ sản bị thất trắng

do ô nhiểm môi trường, nhiểm mặn

Trang 8

chuẩn Công ước của Liên hiệp Quốc về BĐKH tháng 6/1992, Nghị định thư Kyoto tháng 12/1997, tháng 6/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN- MT)

công bố “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam”, ngày 05/12/2011Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia về BĐKH tầm nhìn tớinăm 2100 Chiến lược quốc gia cũng đã xác định nhiệm vụ chiến lược đảmbảo cho công tác ứng phó với BĐKH đạt hiệu lực, hiệu quả cao và khả thinhất Ngày 03/06/2013 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” Điều này cho

thấy Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ứng phó với BĐKH, đặc biệt là ởtầm vĩ mô Để những chương trình, nghị quyết đi vào cuộc sống thì công tácthông tin, truyền thông cần phải được đẩy mạnh

Truyền hình với vai trò là cơ quan thông tin truyên truyền của Đảng vàNhà nước và được đánh giá là một trong những công cụ truyền thông quantrọng nhất: truyền hình với những ưu thế như: thông tin nhanh, phong phú, giáthành thấp, phù hợp với nhiều nhóm xã hội khác nhau đã và đang trở thành mộtphương tiện đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông thay đổi nhận thức,hành vi của người dân Truyền hình với lợi thế không chỉ có những ngôn ngữ

mô tả mà còn có hình ảnh minh họa về các biểu hiện của BĐKH đang diễn rathực tế Điều này làm thông tin được đưa trên truyền hình trở nên chân thực vàmang tính thuyết phục người xem cao, hơn nữa hiện nay có đến 83% dân số xemtruyền hình (Công ty truyền thông TNS Việt Nam công bố năm 2012)

Các nhà khoa học cho rằng: BĐKH sẽ ảnh hưởng trong tương lai và khólường trước cho nên cần thông tin mang tính cảnh báo Nghiên cứu nội dung

“Truyền hình các tỉnh Tây Nam bộ truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu

hiện nay” mục đích tìm hiểu thông tin, chủ đề truyền thông về BĐKH được

đăng tải như thế nào trên truyền hình các tỉnh TNB hiện nay, từ đó phân tích

Trang 9

về vấn đề BĐKH của công chúng và nhu cầu trang bị kỹ năng truyền thôngcủa những người làm báo truyền hình các tỉnh TNB để đưa ra những kiếnnghị, giải pháp cải thiện việc truyền thông về vấn đề BĐKH hiện nay trêntruyền hình các tỉnh TNB góp phần nâng cao nhận thức của người dân Khinhận thức được vấn đề thì thái độ đối với vấn đề BĐKH được thay đổi để cónhững hành vi ứng xử phù hợp, có hành động ứng phó BĐKH nhằm hạn chếnhững nguy cơ do BĐKH gây ra.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

* Những vấn đề chung về nhiệm vụ, vai trò truyền thông, truyền hình, biến đổi khí hậu

- “Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó BĐKH” (2008), của Bộ

TN-MT nhận định: Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là mộtnguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mụctiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước Việc xây dựng và thựchiện CTMTQG ứng phó với BĐKH là rất cần thiết và cấp bách

- “Biến đổi khí hậu” (2008), của GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ cũng đềcập đến truyền thông về BĐKH

- “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam” (2009), Bộ

TN-MT là một nhân tố quan trọng của quy trình đánh giá tác động của BĐKH,phục vụ xây dựng và triển khai kế hoạch hành động của các Bộ, ngành, địaphương nhằm ứng phó với BĐKH

- “Giáo trình báo chí truyền hình” (2009), của Dương Xuân Sơn do Nhà

xuất bản (Nxb) Đại học Quốc gia, Hà Nội Đề cập các khái niệm về tin, phỏngvấn, phóng sự, phim tài liệu, chương trình truyền hình (CTTH)

- “Chiến lược quốc gia về BĐKH” (2011), do Thủ tướng Chính phủ

ban hành: để ứng phó hiệu quả với BĐKH và phát triển bền vững đất nước,một chiến lược quốc gia về BĐKH với tầm nhìn thế kỷ, làm cơ sở cho các

Trang 10

hiện nay.

- “Truyền thông- Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” (2012), của GS.TSNguyễn Văn Dững, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Đề cập khái niệm truyềnthông, cách thức truyền thông, mô hình truyền thông, kế hoạch truyền thông

* Những nghiên cứu liên quan đến đề tài

BĐKH có nhiều sách, luận văn, khóa luận, bài viết, các đề tài nghiêncứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đề cập Truyền thông vềBĐKH thì những năm gần đây mới có nghiên cứu, báo cáo khoa học, luậnvăn Thạc sỹ đề cập đến sau đây:

- “Báo chí đưa tin về BĐKH” (2012) của Thạc sỹ Dương Thị Thu Hương.

Nghiên cứu thông tin về BĐKH được đăng tải trên báo in và báo mạng

- “Thực trạng đưa tin về BĐKH trên truyền hình” (2013) của TS PhạmHương Trà, Ths Nguyễn Thị Tuyết Minh Phân tích nội dung về BĐKH trênkênh truyền hình VTV1 và truyền hình Vĩnh Long 1

- “Nhận thức, nhu cầu thông tin về BĐKH của đội ngũ làm công tác

truyền thông hiện nay” (2014) của TS Phạm Hương Trà Nghiên cứu về nhận

thức, nhu cầu thông tin về BĐKH của đội ngũ giảng viên, sinh viên ở Hà Nội

và các tỉnh phía Bắc

- Luận văn Thạc sỹ của Mè Quốc Việt về: “Hiệu quả tuyên truyềnBĐKH ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay” (2013), đề cập đến hiệuquả công tác tuyên truyền về BĐKH ở Phú Thọ cụ thể chưa đi sâu vào việcphân tích thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng một thểloại, một CTTH

- Luận văn Thạc sỹ Thái Hoàng Sơn đề tài: “Đài Phát thanh và Truyền

hình Đồng Nai với vấn đề môi trường” (2015) Luận văn nghiên cứu công tác

tuyên truyền về môi trường của chỉ Đài Phát thanh và Truyền hình (PTTH)Đồng Nai, chưa nghiên cứu công chúng truyền hình nên chưa đánh giá thực

Trang 11

kiến nghị.

Những luận văn trên có đề cập hoặc là đi sâu vào phân tích thực trạng,

đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, truyềnthông về vấn đề BĐKH của một loại hình báo chí (báo in, báo mạng; truyềnhình Việt Nam, Truyền hình Vĩnh Long), thời gian khảo sát ngắn và chưakhảo sát nhiều Đài PTTH ở các tỉnh TNB, hoặc là ở một địa phương (Thànhphố Phú Thọ) một lĩnh vực (về môi trường- Đài PTTH Đồng Nai) Đã cónghiên cứu nhu cầu của những người làm truyền thông ở các tỉnh phía Bắcnhưng chưa khảo sát biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, lãnh đạo cơquan báo chí, cũng như chưa nghiên cứu công chúng Như vậy cho đến nay,

vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về “Truyền hình các tỉnh Tây Nam bộ truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay” Đây là đề tài mới

không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào đã được công bố, cần được thực hiện: đisâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá công tác truyền thông và nhu cầu củacông chúng cũng như nhu cầu được trang bị về kỷ năng truyền thông về vấn

đề BĐKH của những người làm báo truyền hình các tỉnh TNB

Luận văn “Truyền hình các tỉnh Tây Nam bộ truyền thông về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay” góp phần đúc kết về mặt lý luận, từ đó điều chỉnh

hoạt động thực tiễn, cụ thể là giúp cho việc truyền thông về BĐKH trêntruyền hình hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu công chúng Bên cạnh đó, việc đisâu phân tích để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, đề xuất của công chúng đốivới truyền thông về vấn đề BĐKH, giúp cho những người làm báo truyềnhình các tỉnh TNB có thêm thông tin để nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông về vấn đề BĐKH trêntruyền hình các tỉnh TNB hiện nay

Trang 12

cao chất lượng, hiệu quả truyền thông về vấn đề BĐKH trên truyền hình

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên tác giả thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn truyền thông về vấn đề BĐKH trêntruyền hình các tỉnh TNB

- Làm rõ thực trạng truyền thông về vấn đề BĐKH trên truyền hình cáctỉnh TNB hiện nay

- Đánh giá những kết quả và hạn chế trong công tác truyền thông vềvấn đề BĐKH

- Đề xuất một số giải pháp đổi mới nội dung, hình thức truyền thông ứng phóvới BĐKH

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Thông tin truyền thông về BĐKH trên truyền hình các tỉnh TNB.+ Nghiên cứu nhu cầu truyền thông về vấn đề BĐKH của công chúngTây Nam bộ

- Phạm vi khảo sát: chương trình thời sự; chuyên đề, chuyên mục phátsóng trên truyền hình 03 Đài PTTH Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang từ tháng

- Các Nghị quyết của Đảng, các chương trình, CTMTQG về ứng phóBĐKH của Nhà nước; bộ ngành Trung ương, TNB và 3 tỉnh Trà Vinh, SócTrăng, An Giang về BĐKH

Trang 13

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

- Phương pháp phân tích nội dung: Dưạ trên cơ sở CTTH (thời sự;chuyên đề, chuyên mục) của Đài PTTH: Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang đểphân tích, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức, cácthông tin về vấn đề BĐKH

+ Đối với tin, bài có đề cập đến từ BĐKH; chuyên đề, chuyên mụcBĐKH: cho là nội dung về BĐKH

+ Đối với tin, bài; chuyên đề, chuyên mục không đề cập đến BĐKHnhưng có những thông tin đề cập đến các nội dung trong biểu hiện của BĐKH

đó là những thông tin liên quan đến BĐKH

* Kết quả thu được như sau:

- Trong chương trình thời sự truyền hình TNB:

+ Có 460 tin chiếm 4.2%; 15 bài chiếm 2.2% viết về BĐKH;

+ Có 649 tin chiếm 5.9%; 41 bài chiếm 6% có nội dung liên quan đếnBĐKH

- Trong chuyên đề, chuyên mục truyền hình TNB:

+ Có 18 chuyên đề, chuyên mục BĐKH chiếm gần 1.5%

+ Có 150 chuyên đề, chuyên mục có nội dung liên quan đến BĐKHchiếm gần 12.7%

Bảng: Thông tin về BĐKH trên phương tiện TTĐC

Trang 14

BĐKH trên truyền hình” của TS Lưu Hồng Minh, Đỗ Đức Long, Phó ThanhHương, Khoa xã hội học- Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013 [36]thì thông tin về BĐKH trên truyền hình các tỉnh TNB cao hơn thông tin vềBĐKH trên báo chí 3.9%, thông tin liên quan đến BĐKH cao hơn là 5%;thông tin về BĐKH trên truyền hình các tỉnh TNB nhiều hơn thông tin vềBĐKH trên truyền hình 2.2%, thông tin liên quan đến BĐKH bằng nhau.Điều này cho thấy truyền hình các tỉnh TNB quan tâm đến truyền thông vềvấn đề BĐKH hơn.

- Phương pháp điều tra xã hội bằng bảng hỏi: thu thập ý kiến của côngchúng đánh giá CTTH và nhu cầu tiếp cận thông tin về thích ứng BĐKH trêntruyền hình 03 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang (nhận xét chương trình,tác động của chương trình…)

+ Số lượng phiếu công chúng: 300 phiếu (Trà Vinh: 100 phiếu, SócTrăng: 100 phiếu, An Giang: 100 phiếu) Trong đó đối tượng thu thập thông tin:

Nam - nữ; nông dân; công nhân viên chức; cán bộ lãnh đạo, quản lý;học sinh, sinh viên

Kết quả thu về 288 phiếu Trong đó Trà Vinh: 100 phiếu, Sóc Trăng: 90phiếu, An Giang: 98 phiếu

+ Thu thập 45 ý kiến biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên 3 ĐàiPTTH Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang về việc sản xuất CTTT về BĐKH cũngnhư nhu cầu được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông về vấn đề BĐKH

So sánh với nghiên cứu “Nhận thức, nhu cầu thông tin về BĐKH của đội ngũlàm công tác truyền thông hiện nay” của TS Phạm Hương Trà, Khoa xã hộihọc- Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2014 [54]

- Phương pháp phỏng vấn sâu:

Trang 15

Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang.

+ Phỏng vấn: lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí công tác truyền thông

là cụ thể hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước để tiếp cận và thực hiệntrong tương lai

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn có giá trị tham khảo về mặt thực tiển liên quan công táctruyền thông về vấn đề BĐKH tại các cơ quan báo chí nói chung và tại cácĐài PTTH các tỉnh TNB, góp phần xây dựng cho CTTH các tỉnh TNB phongphú hơn, hấp dẫn hơn, lôi cuốn khán giả Qua đó góp phần nâng cao hiệu quảtruyền thông và định hướng dư luận xã hội (DLXH)- chuẩn bị tốt nhất ứngphó với hiện tượng BĐKH

- Giúp nhà báo viết về BĐKH xác định những kiến thức và kỹ năng khiviết về vấn đề BĐKH hiện nay

- Giúp cho cơ quan báo chí nắm được nhu cầu của công chúng sản xuấtcác chương trình truyền thông về vấn đề BĐKH phù hợp từng đối tượng.Đồng thời mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, trang bị kỹ năng truyền thông vềBĐKH cho đội ngũ làm báo

Trang 16

7 Đóng góp mới của đề tài

Ngày nay truyền hình không chỉ bị cạnh tranh với các thể loại báo chíkhác mà còn bị cạnh tranh giữa các Đài PTTH, giữa các CTTH trong một Đài,nhu cầu của khán giả ngày càng cao đòi hỏi Đài PTTH phải không ngừngnâng cao chất lượng chương trình Trong đó, vấn đề BĐKH đã, đang và sẽảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà TNB là 1 trong 3 đồngbằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH Đóng góp của luậnvăn là phân tích, đánh giá nhu cầu của công chúng và những người làm báotruyền hình ở 3 Đài PTTH: Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang về truyền thông

về vấn đề BĐKH Từ đó đề xuất được một số giải pháp để Đài PTTH các tỉnhTNB nâng cao hiệu quả truyền thông giúp cho khán giả nhận thức về vấn đềBĐKH để thay đổi hành vi gây ra BĐKH và có trách nhiệm cùng cộng đồnghành động phòng, chống và ứng phó với BĐKH

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungluận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về truyền thông, truyền hình và BĐKH Chương 2: Truyền thông về vấn đề BĐKH trên truyền hình các tỉnh

TNB hiện nay

Chương 3: Nâng cao hiệu quả truyền thông về vấn đề BĐKH trên

truyền hình các tỉnh TNB

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG, TRUYỀN HÌNH

VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1 Các khái niệm cơ bản và lý thuyết của vấn đề

nghiên cứu

1.1.1 Truyền thông

- Khái niệm: Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và

phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quantrực tiếp đến mọi cá thể xã hội Do đó, có rất nhiều quan niệm và định nghĩakhác nhau, tùy theo góc nhìn đối với truyền thông [166, tr.11]

Theo John R.Hober (1954) Truyền thông là quá trình trao đổi tư duyhoặc ý tưởng bằng lời

Martin P.Adelsm: Truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng tahiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta Đó là mộtquá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống [166, tr.11]

Gerald Miler (1966) Truyền thông quan tâm đến tình huống hành vi,trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tácđộng đến hành vi của họ [16, tr.12]

Truyền thông là việc truyền thông tin hai chiều trong đó bên truyền tin

cố gắng cung cấp thông tin và kêu gọi thay đổi hành vi, còn bên nhận tin sẽcung cấp một số phản hồi như là kết quả của việc nhận tin Các phản hồi này

có thể được thực hiện thông qua hội thoại hoặc hoạt động Các hình thứctruyền thông là: phỏng vấn, họp dân, phát tranh cổ động có thảo luận, đốithoại, chiếu phim theo chủ để có thảo luận [11, tr.3]

PGS.TS Tạ Ngọc Tấn: truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thànhviên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau [47, tr.7-8]

Trang 18

PGS.TS Nguyễn Văn Dững: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổithông tin, tư tưởng, tình cảm , chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặcnhiều người với nhau nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức,tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cánhân/nhóm/cộng đồng/ xã hội [16, tr.13].

Như vậy truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm , chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa con người với nhau nhằm đạt được sự hiểu biết, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cộng đồng xã hội.

- Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông

Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông gồm: Nguồn- Thông Kênh truyền thông- Người nhận- Phản hồi/ Hiệu quả- Nhiễu

điệp-Sơ đồ 1.1: Mô hình truyền thông của H Lasswell

+ Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình

truyền thông Nguồn phát là một người hay một nhóm người mang nội dungthông tin trao đổi với người hay một nhóm người khác [16, tr.13]

Giá trị thông tin từ nguồn có ý nghĩa tích cực tiến bộ sẽ tác động đếnđối tượng truyền thông theo chiều hướng tiến bộ, phù hợp với qui luật pháttriển và ngược lại, nguồn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình truyền thông

Nguồn ở đây là Đài PTTH các tỉnh TNB: là cơ quan ngôn luận ở địaphương đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, truyền thông 2 chiều là cầu nốigiữa Đảng và dân, các chương trình của Đài PTTH các tỉnh TNB trước hết

là phục vụ cho khán giả địa phương mình và được người dân tin tưởng: vậnđộng người dân cùng cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện thắng lợi cácmục tiêu kinh tế, văn hoá xã hội (VHXH), an ninh quốc phòng (ANQP) ở

Trang 19

địa phương, làm công tác đối ngoại, phản ánh tâm tư nguyện vọng củanhân dân, những vấn đề mang tính thời sự và hơi thở cuộc sống

Đài PTTH các tỉnh TNB sản xuất 3- 4 chương trình (bản tin) thời sự/ngày, 2- 3 chuyên đề, chuyên mục/ngày phản ánh hình hình sản xuất, đờisống văn hóa, phong trào thi đua lao động sản xuất, những mô hình mới ;trao đổi, phát sóng các chương trình văn nghệ - giải trí phục vụ theo yêucầu thông tin của người dân địa phương

+ Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến

đối tượng tiếp nhận Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mongmuốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức, khoa học kỹthuật được mã hóa theo hệ thống ký hiệu nào đó [16, tr.13]

Hệ thống này được bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có cùngcách hiểu- tức là khả năng giải mã Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hìnhảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp

Tính đặc thù của thông điệp báo chí là được cấu thành từ các sự kiện vàvấn đề thời sự đã và đang diễn ra Thông điệp báo chí gắn liền với đặc điểm

và yêu cầu của kênh chuyển tải

Thông điệp ở đây là biểu hiện, hậu quả, ảnh hưởng, giải pháp chínhsách về BĐKH- 1 vấn đề thời sự nóng bỏng được thông tin ngày càng nhiềutrên thông tin đại chúng (TTĐC), đó cũng là vấn đề được bàn nhiều trong cácchương trình hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước; các chương trình hợptác, hỗ trợ…của các nước phát triển cho các nước kém phát triển, nước nghèo

về phòng, chống và ứng phó BĐKH Các nước xây dựng chương trình,MTQG về BĐKH… truyền hình các tỉnh TNB cũng quan tâm: hàng ngày,hàng tuần Đài đều có những thông tin về vấn đề BĐKH hay những thông tinliên quan đến vấn đề BĐKH với những ảnh hưởng do BĐKH gây ra trong cácchương trình thời sự; chuyên đề, chuyên mục

Trang 20

+ Kênh truyền thông: là phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải

thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Căn cứ vào tính chất, đặcđiểm cụ thể người ta phân chia truyền thông thành các loại hình khác nhau:truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, TTĐC, truyền thông trực tiếp,truyền thông đa phương tiện [16, tr13] Kênh truyền thông có vai trò đặc biệtquan trọng đối với năng lực và hiệu quả truyền thông như truyền hình ngoàingôn ngữ hình ảnh động và tĩnh, lời nói, tiếng động, âm nhạc, ánh sáng còn

có các công cụ phi ngôn ngữ khác

TNB là vùng chịu nhiều tổn thương do BĐKH nên truyền hình các tỉnhTNB đã quan tâm đến truyền thông về vấn đề BĐKH, nếu chương trình thời

sự các Đài chủ yếu là thông tin thì trên các chuyên đề, chuyên mục vấn đềBĐKH được truyền thông sâu hơn, cụ thể hơn, đa dạng hơn bởi BĐKH liênquan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

+ Người nhận: là cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong

quá trình truyền thông Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sởnhững biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận cùngnhững hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại [16, tr.14]

Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thểđổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau Người nhận hay côngchúng truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng: không chỉ là nhóm đốitượng tác động, thuyết phục và lôi kéo của chủ thể truyền thông mà còn là đốitác tương tác cách thức, chủ thể tham gia sáng tạo của quá trình truyền thông

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ dân trí nên khán giảkhông còn nhận tin 1 cách thụ động mà còn yêu cầu, cung cấp thông tin cho

cơ quan báo chí; đóng góp ý kiến xây dựng chương trình, thậm chí tham giasáng tạo ra tác phẩm báo chí (nhà báo công dân)- có những vụ sạt lở, sản xuất

Trang 21

gây ô nhiểm môi trường… người dân quay các video - clíp, chụp ảnh đểthông tin đến cơ quan báo chí

Nghiên cứu công chúng truyền hình là để biết nhu cầu truyền thông củacông chúng về vấn đề BĐKH: trong xu hướng chung của báo chí hiện đại,nghiên cứu công chúng để biết họ cần gì để cung cấp theo yêu cầu của họ chứkhông phải cung cấp những gì chúng ta có, nhất là trong cơ chế tự chủ về tàichính hiện nay báo chí nói chung, Đài PTTH nói riêng sống nhờ vào côngchúng, có công chúng mới thu được nguồn quảng cáo và đầu tư cho CTTH,không đáp ứng nhu cầu công chúng thì báo chí sẽ chết Đối với vấn đề BĐKHcũng thế, nếu Đài PTTH chỉ lo truyền thông BĐKH ảnh hưởng ở TNBnghiêm trọng như thế nào mà không nghiên cứu họ xem Đài giờ nào, CTTHnào, cần thông tin gì hay các mô hình về ứng phó BĐKH thì các chươngtrình truyền thông không đạt hiệu quả

+ Phản hồi/ Hiệu quả: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp

từ người nhận trở về nguồn phát Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả củahoạt động truyền thông Trong 1 số trường hợp, mạch phản hồi bằng khônghoặc không đáng kể Điều đó có ý nghĩa là thông điệp phát ra không hoặc ítđược quan tâm của công chúng [16, tr.14]

Hiện nay chuyên đề về BĐKH của Đài PTTH Trà Vinh, An Giang đãđược xã hội hóa Điều này cho thấy vấn đề BĐKH đã được quan tâm Đánhgiá về hiệu quả truyền thông về vấn đề BĐKH theo bảng tổng hợp 1.1 chúng

ta có được kết quả đáng mừng là có 40.3% - 86.5% người biết về nguyênnhân, biểu hiện, ảnh hưởng, giải pháp ứng phó BĐKH cũng như các chủtrương chính sách của Đảng, Nhà nước; của TNB và tỉnh về BĐKH Với kếtquả này cho thấy truyền thông về vấn đề BĐKH của truyền hình các tỉnhTNB đã đáp ứng phần nào nhu cầu của công chúng, qua các CTTH họ nắmbắt được thông tin về vấn đề BĐKH

Trang 22

Bảng 1.1: Tỷ lệ công chúng TNB biết và chưa biết về BĐKH

%

Không biết

Tỷ

lệ %

Không quan tâm

(Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 02/2015).

+ Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong

quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật ) dẫnđến tình trạng thông điệp, thông tin sai sự thật [16, tr.14]

Qúa trình truyền thông còn tính đến hai yếu tố: hiệu lực và hiệu quảtruyền thông Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra và thu hút sự chú ý chocông chúng- nhóm đối tượng truyền thông Hiệu quả là những hiệu ứng xã hội

về nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng- nhóm đối tượng truyềnthông tạo ra, phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông Hiệu lực và hiệuquả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau

Hiện nay Đài PTTH các tỉnh TNB phát sóng kỹ thuật số, trên vệ tinhtầm phủ sóng xa tuy nhiên một số Đài có trang thiết bị: máy quay phim, máydựng củ, xuống cấp, một số tin bài Đài Truyền thanh huyện, thị, thành phốcộng tác qua đường truyền Internet nên đôi khi hình ảnh mất nét: khi hình ảnhđẹp bị xấu đi, kéo dài hoặc ngắn lại; bị dừng hình, màu không chuẩn do tốc

Trang 23

độ đường truyền, tiếng không rõ, cùng với trình độ một số khán giả còn hạnchế, ngôn ngữ giữa các vùng miền, các dân tộc khác nhau nên hiểu khôngchính xác, BĐKH liên quan đến nhiều thuật ngữ khoa học đối với 1 số côngkhó hiểu nên ảnh hưởng đến kết quả truyền thông về BĐKH

Các yếu tố của quá trình truyền thông kết hợp với nhau theo nhữngcách thức khác nhau sẽ có thể hình thành các quan niệm, mô hình và lý thuyếttruyền thông khác nhau Truyền thông về vấn đề BĐKH đã được Đài PTTHcác tỉnh TNB quan tâm: mở chuyên đề, chuyên mục truyền thông về BĐKH

- Phân loại truyền thông:

Trong cuốn sách Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản củaPGS.TS Nguyễn Văn Dững phân loại truyền thông có chủ đích: thông tin-giáo dục- truyền thông; truyền thông vận động và truyền thông thay đổi hànhvi; truyền thông - vận động xã hội; truyền thông phát triển [16, tr.19-20]

Truyền thông có chủ đích bao gồm nhiều loại hình khác nhau, đượcthực hiện ở cả truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp, truyền thông

cá nhân, truyền thông nhóm và TTĐC Trong các chương trình/chiếndịch/hoạt động truyền thông có tính chuyên nghiệp, các loại hình có tính phổbiến là: thông tin- giáo dục- truyền thông; tuyên truyền vận động, truyềnthông thay đổi hành vi và truyền thông - vận động xã hội [16, tr.20]

+ Thông tin- giáo dục- truyền thông: là loại truyền thông có chủ đích

sử dụng phối hợp ba dạng truyền thông ứng với 3 mục đích: Thông tin (cungcấp những thông tin cơ bản gồm: kiến thức nền, kiến thức cơ bản, kiến thứcchuyên biệt và kỹ năng cần thiết, những thông tin cập nhật về vấn đề cầntruyền thông) [16, tr.20] Giáo dục (không chỉ hướng vào các đối tượng đangcần những thông tin này mà cả những ngươì cần đến trong tương lai, nhằmtạo nên sự thông hiểu, chia sẻ) Truyền thông (chia sẻ, trao đổi thông tin, kiếnthức nhằm nhân lên những kiến thức- kỹ năng- kinh nghiệm nhằm thúc đẩynhững thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi) Bởi vì muốn thay đổi

Trang 24

trong nhận thức, thái độ và hành vi thì cần cung cấp kiến thức, chia sẻ kỹnăng và kinh nghiệm trong quá trình thông tin giao tiếp, cho nên vấn đề tạolập môi trường thông tin- giao tiếp phong phú, đa dạng, nhiều hiều có ý nghĩarất quan trọng

Truyền thông về vấn đề BĐKH theo hệ thống đầy đủ, bằng nhiều kênhnhằm cung cấp lượng thông tin đa dạng, phong phú, đầy đủ để mọi người cóđược thông tin và hiểu rõ thông điệp- vấn đề BĐKH, để nhận thức đúng vàhành động đúng

+ Truyền thông- vận động: là sự hỗ trợ tích cực một vấn đề, một sự

nghiệp và cố gắng làm cho người khác cùng ủng hộ vấn đề, sự nghiệp đó Đócũng là nhóm hoạt động truyền thông mà những người trong giới truyềnthông lên tiếng làm cho mọi người chú ý một vấn đề quan trọng và hướng tớinhững người có quyền ra quyết định vào 1 giải pháp hợp lý Vì vậy người ta

có thể gọi truyền thông có chủ đích với tên khác là vận động gây ảnh hưởng.Trong loại hình này tính chất thuyết phục có thể hiểu rõ nhất và thường được

sử dụng hình thức chiến dịch truyền thông nhiều hơn [16, tr 20-21]

+ Truyền thông- vận động xã hội: truyền thông - vận động cũng nhằm

tham gia giải quyết các vấn đề lớn liên quan đến chiến dịch truyền thông.Thông thường truyền thông - vận động xã hội tập trung vào 3 hướng chính

Hướng thứ nhất: nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chiến dịchtruyền thông; tập trung chủ yếu vào việc ban hành các văn bản quy phạmpháp luật Nhóm đối tượng cần truyền thông - vận động xã hội theo hướngnày chủ yếu tập trung vào các nhà hoạch định chính sách

Đài PTTH các tỉnh TNB truyền thông về các nghị quyết, chính sách,mục tiêu, kế hoạch… của cấp ủy, chính quyền về BĐKH để đi đến hoàn thiện

về cơ chế chính sách, đồng thời đưa nó đi vào thực tiển cuộc sống, đối vớiBĐKH ở TNB về các CTMTQG về BĐKH, quy hoạch phát triển rừng, thủylợi, các chính sách ưu tiên cho dân cũng như quyền lợi được hưởng từ các dự

Trang 25

án, quy hoạch về phòng, chống, ứng phó BĐKH… như TNB có Ban chỉ đạoTNB nhưng chưa có chương trình hành động, chiến lược… về phòng, chống

và ứng phó BĐKH trong vùng Đây là vấn đề mà Đài PTTH các tỉnh TNBphải quan tâm Các thông tin về vấn đề BĐKH gắn với hoạt động của lãnhđạo, hoạt động kinh tế được truyền thông trên truyền hình làm tăng mức độtin cậy, ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo đối hoạt động ứng phó BĐKH

Hướng thứ hai, cần tạo sự ủng hộ của các cơ quan hành pháp, các cơ quantrong thể chế chính trị đối với chiến dịch truyền thông, nhất là trong việc triểnkhai nhân rộng cái mới Nhóm đối tượng chủ yếu của chiến dịch truyền thông -vận động xã hội theo hướng này là các cơ quan, đội ngũ cán bộ chủ chốt trong

bộ máy hành pháp, trong thể chế hành chính cũng như các tổ chức trong hệthống chính trị

Đài PTTH các tỉnh TNB phải truyền thông để thấy được tầm quantrọng của việc chủ động phòng, chống và ứng phó BĐKH để huy động đượcnguồn lực xã hội, nhất là những người đứng đầu có quan điểm, cách nhìntruyền thông về vấn đề BĐKH để thực hiện đưa các Nghị quyết, chương trìnhmục tiêu, chiến lược… về phòng, chống BĐKH vào cuộc sống Cơ chế, chínhsách được xây dựng, ban hành hoàn chỉnh nhưng không đưa vào thực hiệnđược thì chỉ là những tờ giấy, cho nên với vai trò truyền thông của mìnhtruyền hình các tỉnh TNB phải tăng cường hoạt động truyền thông bằng nhiềuhình thức và nội dung phong phú để hỗ trợ cộng đồng tiếp cận chính sách,khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế tích cực hơn trong việc đónggóp cho các nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH

Hướng thứ ba, cần tạo sự ủng hộ rộng rãi của DLXH đối với chiến dịchtruyền thông Nhóm đối tượng chủ yếu cần tập trung là các nhà hoạt độngVHXH, cộng đồng và nhà báo Nhóm đối tượng này thông qua báo chí và cácphương tiện TTĐC tác động đến DLXH và cộng đồng nói chung [16, tr.11]

Trang 26

Điều quan trọng là truyền hình các tỉnh TNB truyền thông để người dânbiết được mình đang sống trong vùng chịu nhiều tổn thương do BĐKH để họnhận thức là cần quan tâm hơn về vấn đề BĐKH, giúp họ nhận thức đượcnhững hoạt động gây ra ảnh hưởng của BĐKH để có trách nhiệm hơn và điềuchỉnh hành vi ứng xử của mình Thông qua các hoạt động truyền thông về vấn

đề BĐKH truyền hình các tỉnh TNB phải tạo được sự đồng tình trong xã hội

để huy động được sức mạnh của đoàn kết, thống nhất trong cuộc chiến phòng,chống và ứng phó BĐKH một cách tích cực

+ Truyền thông thay đổi hành vi: lấy việc thay đổi hành vi làm mục

đích trực tiếp, có kế hoạch tác động vào tình cảm, lý trí của các nhóm đốitượng, từ đó nâng cao nhận thức, kỹ năng, hình thành thái độ tích cực làm chođối tượng chấp nhận và duy trì hành vi mới có lợi cho các vấn đề truyền thôngtrong việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội [16, tr.22-23]

Truyền thông thay đổi hành vi lấy mục tiêu thay đổi hành vi và duy trìhành vi bền vững làm tiêu chí đánh giá chủ yếu những nỗ lực và mức độthành công của hoạt động truyền thông Truyền thông thay đổi hành vi cũng

là một quá trình truyền thông được thể hiện qua nhiều cấp độ khác nhau đểkhuyến khích và duy trì các thái độ hành vi nhằm giảm các nguy cơ cá nhân

và cộng đồng bằng cách chuyển tải các thông điệp phù hợp với từng đốitượng trên các kênh truyền thông khác nhau Kết quả của truyền thông thayđổi hành vi là các nhóm đối tượng đều có thể có sự thay đổi về hành vi bềnvững (chứ không chỉ dừng lại ở nhận thức và thái độ, hay sự thay đổi hành vichỉ trong một thời điểm ngắn sau lại quay về hành vi cũ) phù hợp với nhữnghành vi mong muốn thay đổi của nhà truyền thông

- Các mô hình truyền thông:

Truyền thông là một hiện tượng xã hội phức tạp, bao gồm hàng loạt cácthành tố trong sự tác động qua lại lẫn nhau Có nhiều mô hình truyền thông

Trang 27

khác nhau xét theo chiều tác động của người phát đến người nhận: Truyềnthông 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều Theo bài giảng của Tiến sĩ Lưu Hồng Minh:

+ Mô hình truyền thông 1 chiều: thông tin được truyền 1 chiều từ

nguồn phát đến người nhận Nguồn phát giữ vai trò quyết định, áp đặt ý chícủa mình đối với công chúng, công chúng chỉ là người tiếp nhận thông tinmột cách thụ động, không có hoặc có rất ít sự đóng góp tích cực hay lựa chọncác thông điệp mình muốn [35, tr.34] Đây là mô hình truyền thông đơn giản,

mô hình này tồn tại do không có khả năng thiết lập kênh phản hồi; trình độnhận thức và các tập quán xã hội trước đây qui định sự tiếp nhận thông tinmột cách thụ động của công chúng; nguồn thông tin hạn chế và phương thứcquản lý xã hội thiếu dân chủ

Vấn đề BĐKH mô hình truyền thông 1 chiều sẽ không hiệu quả vàkhông phù hợp với nhu cầu hiện nay vì BĐKH là liên quan đến nhiều lĩnh vựccủa đời sống xã hội, với nhiều cơ chế chính sách, nếu các Đài PTTH các tỉnhTNB truyền thông quá nhiều: cái gì cũng là BĐKH làm cho công chúng bộithực, nội dung chương trình, giờ phát không phù hợp, không ai xem thìtruyền thông không hiệu quả

+ Mô hình truyền thông 2 chiều: chú ý đến vai trò của công chúng: lựa

chọn thông tin tiếp nhận, bày tỏ lòng mong muốn, yêu cầu đối với thông tintiếp nhận, thậm chí còn tham gia trực tiếp trong quá trình truyền thông [35,tr.35] Nhờ có kết quả nghiên cứu công chúng mà nhà truyền thông biết đượcyêu cầu đòi hỏi, hình thành được nội dung và phương pháp thích ứng để traođổi các sản phẩm đối với công chúng Những phản ứng của công chúng saukhi tiếp nhận các sản phẩm truyền thông sẽ là một trong các yếu tố qui địnhhoạt động truyền thông tiếp theo

BĐKH cần phải truyền thông đúng và đầy đủ, đối với truyền hình cáctỉnh TNB cần truyền thông qua nhiều chương trình, nhiều thể loại, nhiều thờiđiểm khắc nhau để nội dung thông tin đến được với số đông khán giả, những

Trang 28

chương trình có nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng có đáp ứng nhucầu công chúng thì truyền thông mới đạt hiệu quả.

+ Mô hình truyền thông 3 chiều: xây dựng thêm một chiều thu thập thập

thông tin về nhu cầu của công chúng trước khi xây dựng nội dung và phươngpháp trao đổi các sản phẩm truyền thông với công chúng [35, tr.36]

Áp dụng mô hình truyền thông 3 chiều các Đài PTTH các tỉnh TNBnghiên cứu, nhu cầu công chúng cần thông tin gì về BĐKH trước khi truyềnthông bởi vì: mỗi nhóm công chúng có nhu cầu riêng phụ thuộc vào độ tuổi,giới tính, công việc như công chúng vùng ven biển quan tâm đến nước biểndâng, chống sạt lở, triều cường, xâm thực, công chúng miền núi quan tâm đếnvấn đề lũ, sạt lở… cho nên các Đài PTTH phải nghiên cứu công chúng để đưasản phẩm truyền thông đến từng nhóm đối tượng vào từng thời điểm bằngkênh truyền thông họ tiếp cận

đi xa bằng sóng vô tuyến điện [46, tr.9]

Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn: truyền hình là một loại hình phương tiệnTTĐC chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh

PGS.TS Nguyễn Văn Dững: truyền hình là kênh thông tin truyền tảithông điệp bằng hình ảnh động với nhiều màu sắc vốn có từ cuộc sống với lờinói, âm nhạc, tiếng động

Trang 29

Như vậy truyền hình là một loại hình TTĐC truyền tải thông tin bằng hình ảnh động vốn có từ cuộc sống với lời nói, âm nhạc, tiếng động gắn với kênh truyền thông.

- Các thể loại báo truyền hình

+ Tin truyền hình:

Tin là mới, ngắn gọn, xúc tích, nhanh chóng và có ý nghĩa chính trị xã hộinhất định [46, tr.148] Tin ra đời từ nhu cầu của cuộc sống, tin gắn liền với cáimới, ngắn gọn, súc tích, giúp con người hiểu biết và hành động vì lợi íchchính họ và có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định Tin trên truyền hình đóngvai trò quan trọng và chủ yếu Các bản tin thời sự trên truyền hình luôn thuhút khán giả nhiều nhất

Tin trên truyền hình có nhiều dạng: Tin vắn, tin bình, tin dự báo, tintổng hợp, tin ảnh, tin tường thuật, tin công báo, chùm tin, ảnh tin Một tronghai ngôn ngữ quan trọng nhất của tin truyền hình là hình ảnh cho nên hình ảnhtrên truyền hình phải có trọng tâm, đủ và đẹp

+ Phỏng vấn truyền hình:

Phỏng vấn là một thể loại báo chí, trong đó nhà báo là người chủ động đặtcâu hỏi và hỏi chuyện trực tiếp một hoặc một vài nhóm người nhằm khai thácthông tin phục vụ cho yêu cầu và mục đích tuyên truyền của các phương tiệnTTĐC [46, tr.176] Phỏng vấn trên truyền hình có vị trí đặc biệt: thông tin chânthật, hấp dẫn và có tính thuyết phục cao vì cung cấp thông tin cho khán giả mộtcách trực tiếp, khách quan của người trả lời phỏng vấn trước màn ảnh Có cácloại phỏng vấn truyền hình gồm: phỏng vấn biên bản, phỏng vấn thời sự, phỏngvấn điều tra, phỏng vấn chân dung, phỏng vấn ankét

+ Phóng sự truyền hình:

Phóng sự là một thể loại báo chí truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệthuật phản ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điển hình trongquá trình phát triển Đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật

Trang 30

vừa tỉnh táo lý trí, vừa xúc cảm bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình [46,tr.187] Phóng sự truyền hình thường gắn liền với những thời điểm có nhữngchuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội Có nhiều loại phóng sự truyền hìnhnhư: phóng sự truyền thẳng, phóng sự hậu kỳ, phóng sự sự kiện, phóng sự vấn

đề, phóng sự chân dung, phóng sự điều tra

+ Phim tài liệu:

Phim tài liệu truyền hình dùng sự thật để xây dựng hình tượng nghệthuật nghệ thuật, qua đó làm nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và định hướng cáchnhận thức sự thật đó cho công chúng [46, tr.243] Truyền hình tìm thấy khảnăng to lớn của phim tài liệu trong việc định hướng DLXH Trong phim tàiliệu đưa ra một hệ thống các luận chứng, luận cứ để chứng minh luận điểm đãnêu để thuyết phục người xem về tính chân thực của phim tài liệu, tính thời sựtrong phim tài liệu không thể thiếu Phim tài liệu có dạng: phim thời sự tàiliệu, phim tài liệu địa chí, phim tài liệu khoa giáo, phim tài liệu phân tích

- Chương trình truyền hình:

CTTH là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin, bài, bảng tư liệu,hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định được mở đầu bằng lời giớithiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyêntruyền của cơ quan, báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất chokhán giả [4Error: Reference source not found, tr.113]

CTTH là sản phẩm của truyền hình, thường có thời lượng xác định, cótính hiệu, nhạc hiệu riêng biệt, được bố trí, xắp sếp lịch phát sóng hợp lý đểkhán giả tiếp cận đầy đủ, hệ thống và có chiều sâu CTTH cũng có thể hiểu làcách gọi cho một sản phẩm hoàn chỉnh Nội dung của nó làm sâu sắc thêmnhững tư tưởng, một lĩnh vực chuyên sâu hay những vấn đề còn nhiều điềukhúc mắc được công chúng đặc biệt quan tâm, chú ý

Với khái niệm về CTTH thì có thể xem chuyên đề, chuyên mục làCTTH Vì chuyên đề, chuyên mục là một sản phẩm hoàn chỉnh: có nhạc hiệuriêng biệt, được mở đầu bằng lời giới thiệu, kết húc bằng lời chào tạm biệt, có

Trang 31

thời lượng nhất định, nội dung di vào chiều sâu một vấn đề, một lĩnh vực nàođó được bố trí, xắp sếp lịch phát sóng hợp lý đáp ứng yêu cầu tuyên truyềncủa cơ quan Hiện nay các Đài PTTH mở nhiều chuyên đề, chuyên mục vì sẽchuyển tải được thông tin từ chương trình này qua chương trình khác, ngàynày sang ngày khác với nội dung sâu sắc phục vụ cho nhóm công chúngchuyên biệt về một lĩnh vực nào đó một cách đầy đủ, chuyên sâu.

Ngoài các thể loại trên truyền hình còn các thể loại báo chí khác nữa,nhưng luận văn chọn các thể loại trên của truyền hình để phân tích là do cácĐài PTTH các tỉnh TNB đã xác định gọi tên các thể loại đó và chỉ có nhữngthể loại đó được thực hiện để truyền thông về vấn đề BĐKH trên truyền hìnhnên trong luận văn này chỉ đề cập và dựa vào các khái niệm trên để phân tíchcác tác phẩm truyền thông về vấn đề BĐKH trên truyền hình các tỉnh TNB

1.1.3 Biến đổi khí hậu

- Khái niệm:

Theo Điều 1 của Công ước khung về BĐKH của Liên hiệp quốc:

“Những ảnh hưởng có hại của thay đổi khí hậu” nghĩa là những thay đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học do sự thay đổi khí hậu mà có những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến các hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.

“Thay đổi khí hậu” nghĩa là biến đổi của khí hậu được quy cho trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được” [30, tr.3].

Trang 32

Theo IPCC: BĐKH là những thay đổi theo thời gian của khí hậu trong

đó bao gồm cả những biến đổi tự nhiên và những biến đổi do các hoạt độngcủa con người gây ra

“BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất” [11, tr.3-4].

Theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ TN- MTnăm 2011:

“BĐKH là sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là

do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được BĐKH xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu Trong đó trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ”.

Như vậy BĐKH là sự thay đổi của khí hậu do biến đổi tự nhiên và do hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển theo thời gian xác định được.

- Nguyên nhân của biến đổi khí hậu:

Nguyên nhân của BĐKH hiện nay, đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu là

do hoạt động của con người: con người sử dụng ngày càng nhiều năng lượng,chủ yếu là than, dầu, khí đốt đã thải vào khí quyển ngày càng nhiều các chấtkhí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫnđến tăng nhiêt độ của trái đất

Sáu loại khí gây hiệu ứng nhà kính: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6

Trang 33

+ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và lànguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển CO2 cũngsinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.

+ CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhailại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than

+ N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp

+ HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và

HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22

+ PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm

+ SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.Đánh giá khoa học của IPCC cho thấy: việc tiêu thụ năng lượng do đốtnhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, giao thông vận tải,xây dựng đóng góp khoảng một nửa 46% vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừngnhiệt đới đóng góp khoảng 18%,, sản xuất nông nghiệp 9%, các ngành sản xuấthóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại 3% là các hoạt động khác

Đại dương là kho giữ nhiệt khổng lồ của trái đất nên một sự thay đổinhỏ về nhiệt của đại dương cũng có thể gây ra biến đổi lớn về thời tiết Nhiệt

độ nước biển tăng làm tăng sự trao đổi nhiệt và giữ ẩm khí quyển và đạidương Qua đó điều chỉnh lại phân bố năng lượng giữa các vùng trên trái đấtthông qua hoàn lưu khí quyển Hoàn lưu khí quyển thay đổi dẫn đến biếnđộng về thời tiết làm cho lốc xoáy, bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động nhiềuhơn, cường độ mạnh hơn tạo ra những trận mưa lớn và không theo quy luật

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

BĐKH là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại, ảnh hưởngsâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội như: năng lượng, nước,lương thực, xã hội việc làm, chính trị, kinh tế, thương mại Diễn đàn Nhânđạo toàn cầu (GHF) công bố ngày 29/5/2009: BĐKH mỗi năm giết chết300.000 người Trong đó 90% là do môi trường suy thoái dần, 99% tử vong là

Trang 34

từ các quốc gia đang phát triển, vốn đóng góp chưa tới 1% lượng khí thảicacbon gây tình trạng ấm dần lên trên toàn cầu BĐKH cũng sẽ khiến hàngtrăm triệu người thiếu nước sinh hoạt vào năm 2030.

Các nhà khoa học đạt giải Nobel cảnh báo: BĐKH đe dọa gây thiệt hạitương đương một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, và kêu gọi các nhà lãnh đạothế giới khẩn trương giải quyết vấn đề này

IPCC dự báo tương lai thế giới rất ảm đạm do khí thải nhà kính làmnhiệt độ tăng 6oC vào 2100, mà chỉ cần nhiệt độ tăng 2oC dẫn đến hậu quả 2

tỷ người thiếu nước sinh hoạt vào năm 2050, khoảng 20-30% sinh vật trên thếgiới bị tuyệt chủng

Viện nghiên cứu môi trường và Phát triển toàn cầu Đại học Tufts (Mỹ)

dự báo: cuộc chiến chống BĐKH tới năm 2100 sẽ đạt 20 ngàn tỷ USD

Việt Nam có 3260 km bờ biển dọc chiều dài đất nước là 1 trong 5 quốcgia bị tác động mạnh nhất do BĐKH Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)cho biết: 4 nước Thái Lan, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam cóthể thiệt hại đến 6,7% GDP vào năm 2100 gấp đôi so với mức thiệt hại củatoàn thế giới vì mất diện tích đất rất lớn do ngập, xói mòn

- Biểu hiện của biến đổi khí hậu

BĐKH mà tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng đã đượcphát hiện từ nửa cuối thế kỷ 20 và được khẳng định dần qua các kết quảnghiên cứu của các nhà khoa học Biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thấy nhất củaBĐKH gồm những hiện tượng sau:

+ Băng tan: điều này dễ nhận thấy diện tích của các dòng sông băng

trên toàn thế giới đang dần bị thu hẹp lại, vùng lãnh nguyên (vùng đất cao nơicây cối không thể sinh trưởng và phát triển) từng bị lớp băng vĩnh cửu baophủ nay dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống của

Trang 35

các loài thực vật trên vùng này cũng đã xuất hiện, băng tan sẽ đe doạ hơn40% dân số thế giới.

Hình ảnh triều cường gây sạt lỡ trên Đài PTTH Trà Vinh

+ Mực nước biển dâng: nước biển dâng cao là do nhiệt độ trái đất ngày

càng gia tăng, nhiệt độ tăng kiến các tảng băng tan nhanh hơn, làm mực nướcbiển và đại dương trên toàn thế giới tăng theo Trong 50 năm qua nước biểndâng khoảng 20cm

+ Nắng nóng: trong 50 năm trở lại đây tần suất xãy ra các đợt nắng

nóng đã tăng 2- 4 lần, nhiều khả năng trong 40 năm tới số đợt nắng nóng sẽtăng 100 lần Trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình ở nước ta tăng từ 0.5-0.7oC, theo Bộ TN- MT cuối thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thểtăng 2.3oC Năm 2015 được dự báo là năm kỷ lục nắng nóng như: đợt nắngnóng kinh hoàng với nhiệt độ trung bình 45oC kéo vài hàng tuần vào cuốitháng 5/2015 ở Ấn Độ đã khiến cho hơn 2.000 người thiệt mạng Việt Namđợt nắng nóng trong đầu tháng 5/2015 có nơi lên đến 42.7oC, ngày 29/5 tại

Hà Nội nhiệt độ lên đến 41oC cao nhất 40 năm qua

+ Hạn hán: các chuyên gia ước tính hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí

hậu ngày càng ấm hơn, hạn hán sẽ thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm giảmchất lượng sản xuất nông nghiệp khiến nguồn cung cấp lương thực trở nênbấp bênh Ngày 9/6/2015 Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận có quyết địnhcông bố thiên tai (hạn hán) xãy ra trên địa bàn toàn tỉnh từ ngày 1/1/2015 SauNinh Thuận, ngày 20/6/2015 Nghệ An công bố thiên tai do hạn hán: các hồ

Trang 36

chứa nước xuống thấp chỉ còn 30% dung tích, 43.000ha lúa mới gieo cấy,4.200ha cây công nghiệp lâu năm bị hạn ở Nghệ An có 02 người dân làm việcdưới trời nắng nóng bị say nắng, ngất xỉu và tử vong Đây là những hiện hữucủa BĐKH nó không còn là những dự báo mà biểu hiện bằng con số thiệt hại

về tài sản và số người chết

+ Bão và lũ lụt: theo số liệu thống kê cho thấy trong vòng 30 năm gần

đây những cơn bão mạnh cấp 4, cấp 5 đã tăng lên gấp đôi, những vùng nước

ấm đã tăng sức mạnh cho các cơn bão và nhiệt độ cao trên đại dương và trongkhí quyển đẩy tốc độ bão đạt mức kinh hoàng như ở Việt Nam: Trong 10 năm

(2001- 2010) số người chết và mất tích khoảng 9.500 người, GDP hàng năm

thiệt hại khoảng 1,5% [6]

+ Dịch bệnh: nhiệt độ tăng kết hợp với hạn hán và lũ lụt đã trở thành

mối đe doạ với sức khoẻ dân số toàn cầu Bởi đây là môi trường sống lýtưởng cho các loài muỗi, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triểnmạnh như bệnh cảm cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tiêu chảy, dịch tả… BĐKHlàm tăng khả năng xãy ra 1 số dịch bệnh nhiệt đới như: viêm não Nhật Bảnsốt rét, sốt xuất huyết…tần ôzôn bị phá hủy dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ

tử ngoại là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt

Giảm đa dạng sinh học (tuyệt chủng, giảm số lượng loài): nhiệt độ tăngđẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng, nếunhiệt độ trung bình tăng từ 1.1oC- 6.4oC, 30% loài động thực vật hiện nay sẽ

có nguy cơ tuyệt chủng năm 2050

+ Huỷ diệt hệ sinh thái: những thay đổi trong điều kiện khí hậu và

lượng khí carban dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến

hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượngsạch, thực phẩm và sức khoẻ Dước tác động của nhiệt độ, không khí và băngtan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm Điều đó cho thấy

Trang 37

cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải chịu những tác động từ lũlụt, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hoá đại dương.

BĐKH ở Việt Nam trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết và hệ quả của nó cũngđược chứng minh trên thực tế một cách cụ thể như: số lượng diện tích sẽ bị ngậplụt, số lượng sinh cảnh, khu bảo tồn sẽ bị ảnh hưởng, diện tích bị ngập mặn ảnhhưởng đến nông nghiệp; biển dâng và hệ quả của nó được nhắc đến nhiều gắnvới vùng bị tổn thương là TNB

Hình ảnh sạt lỡ trên Đài PTTH An Giang

- Ứng phó biến đổi khí hậu

Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng

và giảm nhẹ tác nhân gây ra BĐKH Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệthống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi,nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH và tận dụng các cơhội do nó mang lại Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độhoặc cường độ phát thải khí nhà kính

Trang 38

Theo Nicolas Stem, Nguyên chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàngThế giới: nếu chúng ta không làm gì để ứng phó BĐKH thì thiệt hại mỗi năm

sẽ chiếm khoảng 5- 20% GDP còn nếu chúng ta ứng phó tích cực để ổn địnhkhí nhà kính ở mức 550ppm tới 2030 thì chỉ chi phí còn khoảng 1% GDP

Chính phủ Việt Nam có chính sách góp phần giảm nhẹ tác nhân BĐKH

là giảm phát thải hiệu ứng nhà kính: ứng dụng công nghệ, sử dụng năng lượnghiệu quả, tiết kiệm; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo: điện mặt trời, điệngió; trồng và bảo vệ rừng; cải tiến kỹ thuật tưới tiêu trong nông nghiệp.Nghiên cứu và triển khai các giải pháp phòng chống hiệu quả thiên tai, đẩymạnh các dự án trồng rừng, xây dựng chiến lược quốc gia về than, dầu khí,năng lượng, phát triển năng lượng sạch và lâu dài

Đầu tư thích đáng cho các dự án ứng phó BĐKH để khắc phục tác độngBĐKH Chú trọng thu hút hỗ trợ nước ngoài hợp tác cho các dự án ứng phóBĐKH, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý Trong đó lưu ý đếnnguồn nhân lực cho các vùng dân cư dễ bị tổn thương do nước biển dâng bởi

vì muốn phát triển phải có nguồn nhân lực không chỉ đủ trí thức, có chuyênmôn, chuyên ngành, khoa học quản lý kinh nghiệm ứng phó với những ảnhhưởng tiêu cực của BĐKH

BĐKH xảy ra trên toàn cầu, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng ở mỗi quốcgia, điạ phương là khác nhau nhưng ngay từ bây giờ, nếu chúng ta khôngnâng cao nhận thức, xây dựng năng lực và áp dụng những biện pháp thích ứng

sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề từ BĐKH Vì vậy phải truyền thông vềBĐKH trên truyền hình nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó cho người dân

1.2 Khái quát về truyền hình các tỉnh Tây Nam bộ

1.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên- xã hội Tây Nam bộ

Vùng TNB được hình thành từ khoản 11.000 năm trở lại đây, là vùngcực nam của Việt Nam còn được gọi là ĐBSCL, vùng đồng bằng Nam bộ,miền Tây hoặc TNB, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì

Trang 39

nhiêu được hình thành từ những trầm tích phù sa bồi dần qua từng giai đoạnkéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển Đây là vùng có khíhậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp

TNB gồm 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, ĐồngTháp, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, CàMau và thành phố Cần Thơ Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Namnăm 2011, TNB có diện tích là 40.548,2 km², đất nông nghiệp là 3.2 triệu ha.Dân số có 17.330.900 người chiếm 20% dân số cả nước, người Việt chiếm đa

số, người Khmer, người Hoa, người Chăm, trong đó 80% dân số sống vùngnông thôn Hàng năm TNB đóng góp 27% GDP, nông dân nơi đây ngầm tựhào là góp công đầu vào an ninh lương thực quốc gia và đưa nước ta trở thànhcường quốc xuất khẩu lúa gạo, cung cấp 90% số lượng gạo xuất khẩu, là vùngsinh thái đa dạng đan xen nước lợ, mặn nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hảisản đang phát triển mạnh theo quy mô công nghiệp và chiếm 60% kim ngạchxuất khẩu thủy sản cả nước Tài nguyên rừng cũng giữ vai trò quan trọng, đặcbiệt là rừng ngập mặn ven biển hay rừng tràm ở U Minh Cà Mau, Đồng Thápvới hệ thống sinh học vô cùng đa dạng là tài sản quí giá mà không phải quốcgia nào cũng có (Mũi Cà Mau, 1 số khu vực Kiên Giang được UNESCOcông nhận là Khu dự trữ sinh quyển của Thế giới)

Các tỉnh vùng TNB có trên 700 km bờ biển rất thuận lợi cho phát triểnkinh tế biển, đang nạo vét Luồng qua cửa Định An vào cảng Cần Thơ cho tàu10.000 tấn nhằm khai thông luồng cho các tàu có trọng tải lớn, xây dựngKênh Quan Chánh bố, Cảng An Thới (Phú Quốc) gắn với cải tạo nâng cấpxây dựng mới các cảng, cụm cảng, cơ sở đóng tàu thuyền vận tải biển nhằmkhai thác lợi thế từ biển Theo qui hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2030 ĐBSCL sẽ phát triển lên một bước mới hoàn chỉnh về giao thông đường

thủy, hàng không tạo điều kiện cho sự phát triển KTXH của vùng.

Trang 40

Ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập vùngkinh tế trọng điểm ĐBSCL đến 2020 là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo,nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, đóng vai trò quan trọng trongchuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chếbiến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp- là cầu nối trong hội nhập kinh

tế khu vực và giữ vị trí quan trọng về QPAN của đất nước Đây là khu vực kinh

tế năng động và phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn

2011-2020 đạt 1.25 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước, GDP bình quân đầu ngườiđạt khỏang 3.000 USD Tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước khoảng13.3% vào năm 2020

1.2.2 Giới thiệu chung về truyền hình các tỉnh Tây Nam bộ và điểm đặc thù của khán giả Tây Nam bộ

Hiện nay TNB có 13 Đài PTTH tỉnh, thành phố với 18 kênh truyềnhình, mỗi Đài có từ 150 đến 250 CBVC Đài có 2 kênh phát sóng: Vĩnh Long,

An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang Hiện tại Đài PTTH các tỉnh TâyNam bộ có khoảng 800 phóng viên trực tiếp tác nghiệp, tỷ lệ phóng viên có bằngđại học chiếm từ 70- 80%, còn lại là cao đẳng và trung học chuyên nghiệp

Hình ảnh lốc xoáy, khô hạn trên Đài PTTH An Giang

Đài PTTH các tỉnh TNB phát sóng số, phát sóng trên vệ tinh tầm phủ sống khu vực Châu Á Thời gian phát sóng từ 18- 24h/ngày Chươngtrình trong ngày gồm có: 3- 4 bản tin thời sự (trong nước, quốc tế, thời sự địa

Ngày đăng: 06/05/2016, 23:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Đài PTTH Trà Vinh (2013), Kế hoạch ngày 30/9/2013 về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW "Về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường", Trà Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Tác giả: Đài PTTH Trà Vinh
Năm: 2013
19. ThS Trần Đình Đồng (2011), "Phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH những vấn đề đặt ra", Tạp chí Thương mại, (21) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH những vấn đề đặt ra
Tác giả: ThS Trần Đình Đồng
Năm: 2011
22. Ths Nguyễn Thị Bích Hạnh (2011), "Truyền thông và BĐKH", Nghiên cứu Phát triển bền vững, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông và BĐKH
Tác giả: Ths Nguyễn Thị Bích Hạnh
Năm: 2011
32. Trần Đức Lương (2007), "BĐKH toàn cầu đối với Việt Nam và nhìn từ Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (775) Sách, tạp chí
Tiêu đề: BĐKH toàn cầu đối với Việt Nam và nhìn từ Việt Nam
Tác giả: Trần Đức Lương
Năm: 2007
33. Bảo Minh (2013), “Cần truyền thông đúng, đủ về BĐKH”, dmhcc.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần truyền thông đúng, đủ về BĐKH
Tác giả: Bảo Minh
Năm: 2013
38. ThS Đào Bảo Ngọc (2010), "BĐKH và những thách thức đối với Việt Nam", Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: BĐKH và những thách thức đối với Việt Nam
Tác giả: ThS Đào Bảo Ngọc
Năm: 2010
51. Tỉnh ủy Sóc Trăng (2013), Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 07/8/2013 của Tỉnh ủy Sóc Trăng "Về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường", Sóc Trăng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Tác giả: Tỉnh ủy Sóc Trăng
Năm: 2013
52. Tỉnh ủy Trà Vinh (2013), Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 07/8/2013 của Tỉnh ủy Trà Vinh "Về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường", Trà Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Tác giả: Tỉnh ủy Trà Vinh
Năm: 2013
55. UNDP (2010), Chiến lược truyền thông về BĐKH, Dự án “Tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH ở Việt Nam, nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH ở Việt Nam, nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính
Tác giả: UNDP
Năm: 2010
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó BĐKH, Hà Nội Khác
14. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2006), Tác phẩm báo chí tập hai, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Khác
15. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội Khác
16. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2012), Truyền thông- lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 24/NQ/TW ngày 03/06.2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Khác
20. Đỗ Thị Thu Hằng (2010), PR Công cụ phát triển báo chí, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Khác
21. Vũ Quang Hào (2012), Giáo trình Ngôn ngữ báo chí (In lần thứ sáu), Nxb Thông tấn, Hà Nội Khác
23. GS.TSKH Trương Quang Học, GS, TSKH Nguyễn Đức Ngữ (2009), Một số điều cần biết về BĐKH, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Khác
24. Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng trung ương (2013), Chủ động ứng phó BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường- một số vấn đề lý luận và thực tiển, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Khác
25. Hội Nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hà Nội Khác
26. Dương Thị Thu Hương (2012), Báo chí đưa tin về BĐKH, Khoa Xã hội học phối hợp với FES Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w