1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thạc sĩ báo chí học, truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội trên báo chí quảng bình, quảng trị

172 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền Thông Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Trên Báo Chí Quảng Bình, Quảng Trị
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Báo Chí Học
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Thành phố Quảng Bình
Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 655,25 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Cơ sở lý luận vấn đề truyền thông chính sách bảo hiểm xã hôi (20)
  • 1.2. Cơ sở thực tiễn vấn đề truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội (41)
  • Chương 2. THỰC TRẠNG BÁO CHÍ DIỆN KHẢO SÁT TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI (20)
    • 2.1. Giới thiệu đơn vị khảo sát (51)
    • 2.2. Nội dung và phương thức truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội (59)
  • Chương 3. VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở HAI TỈNH DIỆN KHẢO SÁT (51)
    • 3.1. Một số vấn đề đạt ra trong truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội ở 2 tỉnh diện khảo sát (84)
    • 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội (93)
    • 3.3. Một số khuyến nghị khoa học (109)
  • KẾT LUẬN (117)
  • PHỤ LỤC (127)

Nội dung

chính sách BHXH trên báo chí Quảng Bình, Quảng Trị, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông chính sách BHXH, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.Thực hiện tốt công tác tru

Cơ sở lý luận vấn đề truyền thông chính sách bảo hiểm xã hôi

1.1.1 Những khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận văn

Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn trình bày trong cuốn “Truyền thông đại chúng”: “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau”[ 48, tr15]

Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm hoặc của cộng đồng xã hội nói chung, đảm bảo sự phát triển bền vững’’[ 11, tr13].

Theo tác giả Hà Huy Phương: “Truyền thông (Communication) là một quá trình trao đổi thông điệp (message) từ chủ thể truyền thông (sourse) tới đối tượng tiếp nhận (receiver) qua các kênh truyền thông (channels) với mục đích nhằm tác động làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận, góp phần phát triển xã hội” [ 44, tr399].

Truyền thông đại chúng (mass Communication) được hiểu là quá trình truyền thông mà ở đó từ nguồn phát, thông điệp, kênh tới đối tượng tiếp nhận, yếu tố nhiễu, phản hồi, hiệu quả và hiệu lực truyền thông phải mang tính phổ biến Hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) trên thế giới bao gồm các loại hình phổ biến như: Sách và ngành xuất bản,báo chí, điện ảnh, quảng cáo…Hay truyền thông đại chúng có thể hiểu là toàn bộ các kênh truyền thông hướng thông điệp tác động tới đông đảo quần chúng, nhằm tác động lôi kéo, gây ảnh hưởng và thuyết phục, tổ chức đông đảo công chúng và nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội đang đặt ra

Dù đại chúng, phi đại chúng hay “siêu” đại chúng thì các phương tiện truyền thông vẫn chỉ là công cụ, phương tiện truyền thông của tổ chức, cá nhân Bởi bản chất của truyền thông là phương tiện, phương thức giao tiếp, kết nối và can thiệp xã hội.

Truyền thông là thiết chế xã hội rộng lớn hoạt động trọng mối quan hệ với mỗi cá nhân cũng như các thiết chế xã hội khác một cách thường xuyên, liên tục, trong đó, truyền thông đại chúng và báo chí có thể được coi là những hạt nhận có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và thực thi chính sách công, bảo đảm huy động nguồn lực sáng tạo, trí tuệ và cảm xúc của nhân dân trong quá trình phát triển, nhất là bảo đảm phát triển bền vững.

Từ đó, có thể hiểu truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ, tương tác thông tin với nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân/nhóm/xã hội, từ đó tăng vốn hiểu biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái đổi, chuyển đổi hành vi cá nhân/nhóm/xã hội.

Một trong các yếu tố của truyền thông là thông điệp Trong truyền thông, thông điệp được hiểu là một phát ngôn hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức dành cho một nhóm đối tượng trong hoàn cảnh cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu của chiến dịch truyền thông

Truyền thông đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề quản trị quốc gia, tổ chức, nhất là đối với việc ban hành chính sách để quản trị xã hội hoặc đơn vị Một quốc gia, tổ chức nếu xây dựng các chính sách tốt để quản lý xã hội mà chưa thấy được tầm quan trọng của truyền thông thì khó có thể phát triển tốt Thậm chí, quốc gia, tổ chức nhận thức được vai trò của truyền thông,nhưng kỹ năng và phương pháp truyền thông thiếu tính chuyên nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của truyền thông, nhất là đối với truyền thông chính sách.

Trong lý thuyết truyền thông, tuyên truyền là một trong những dạng thức của truyền thông, nhưng đó là dạng thức đặc biệt Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, truyền thông và tuyên truyền đều nhằm mục đích cụ thể, nhằm gia tăng những tương đồng và giảm dần sự khác biệt trong nhận thức, tiến đến những đồng thuận trong hành vi xã hội Song, truyền thông chủ yếu là tương tác bình đẳng giữa chut thể và khách thể; còn tuyên truyền chủ yếu là áp đặt một chiều từ chủ thể nhằm đạt mục đích do chủ thể đặt ra Nếu truyền thông là đề cao công chúng và coi công chúng như đối tác bình đẳng, thì tuyên truyền đề cao chủ thể Nếu truyền thông chú trọng thuyết phục thông qua tương tác thì tuyên truyền chủ yếu áp đặt bằng ý chí chủ thể…[ 25, tr351]. Ỏ các nước trong hệ thống XHCN từ trước đến nay luôn coi trọng công tác tuyên truyền trong đối nội cũng như chính sách đối ngoại Thực tế ở Việt Nam cho thấy, trong công tác tư tưởng và hoạt động truyền thông nói chung, việc sử dụng khái niệm nào là phản ánh độ cập nhật, khả năng làm mới và năng lực tư duy mới, cũng như định hướng cách thức dẫn dắt hành vi ứng xử của con người và xã hội.

Hiện nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy xã hội Việt Nam chuyển dần từ

“mô thức xã hội tuyên truyền” sang “xã hội truyền thông tương tác”, nhiều hơn, mềm dẻo và uyển chuyển hơn, tạo được sự quan tâm và tham gia của cộng đồng nhiều hơn Thông qua đó, mục đích truyền thông hay tuyên truyền dễ nhận diện và hiện thức hóa.

- Báo chí là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm.

Theo điều 3 Luật Báo chí năm 2016: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng qua các loại hình báo in, báo nói, báo viết hay báo điện tử”.

Qua định nghĩa, có thể thấy báo chí luôn quan hệ chặt chẽ với đời sống tinh thần xã hội, trực tiếp là công chúng Một số sự kiện, vấn đề liên quan báo chí trong thời gian qua cho thấy các sản phẩm thông tin khách quan, chính xác, lành mạnh, sinh động, những bình luận, đánh giá, cảnh báo có trách nhiệm của báo chí luôn đưa tới hiệu ứng xã hội tích cực, tác động hiệu quả đến nhận thức, tri thức, niềm tin và hành động của công chúng. Những sản phẩm thông tin thổi phồng tiêu cực, sai sự thật, tin giả… không những không giúp ích mà còn khiến công chúng nhận thức lệch lạc về một số vấn đề trong đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội, đến đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Khoản 1 Điều 4 Luật Báo chí 2016 đã nêu rõ: “Báo chí ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân” Trong đó, yếu tố

“diễn đàn của nhân dân” có nội dung là báo chí phải thể hiện được vai trò là

“tiếng nói của nhân dân”.

THỰC TRẠNG BÁO CHÍ DIỆN KHẢO SÁT TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI

Giới thiệu đơn vị khảo sát

2.1.1.1 Điều kiện kinh tế – xã hội

Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ với diện tích tự nhiên 8.065 km 2 , dân số hơn 90 vạn người; có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố ĐồngHới, thị xã Ba Đồn và 6 huyện; có đường biên giới chung với Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 201 km đường biên giới về phía Tây và bờ biển phía Đông dài 116 km với nhiều bãi tắm đẹp, môi trường xanh, sạch; có hệ thống giao thông khá đồng bộ như: tuyến đường sắt Bắc Nam, đường thủy vớiCảng nước sâu Hòn La; đường hàng không, với đường bay Đồng Hới - HàNội và Đồng Hới - Thành phố Hồ Chí Minh; tuyến đường bộ với Quốc lộ1A, quốc lộ 12 lên Cửa khẩu quốc tế Cha Lo nối liền vùng trung Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan rộng lớn; có 2 nhánh Tây - Đông đường Hồ Chí Minh.Tài nguyên, khoáng sản ở Quảng Bình phong phú; có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng và chế biến gỗ; nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản Đặc biệt, tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái rừng biển rất đa dạng Lĩnh vực du lịch đã có bước phát triển nhanh,khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn Quảng Bình trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách, địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư và dần khẳng định được thương hiệu Mặc dù sự cố môi trường biển và đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất nặng nề đến phát triển du lịch, có thời điểm du lịch bị ngưng trệ hoàn toàn, nhưng tỉnh đã nhanh chóng có sự phục hồi mạnh mẽ về số lượng,chất lượng Các khu du lịch, như: Vũng Chùa-Đảo Yến, Nhật Lệ-Bảo Ninh,suối nước nóng Bang và du lịch tâm linh phía Nam của tỉnh đã hình thành rõ nét trong bản đồ du lịch của tỉnh, ngày càng phát huy hiệu quả Đặc biệt, Khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế Du lịch đã tạo điều kiện cho các ngành kinh tế, xã hội phát triển, nhất là các ngành kinh tế dịch vụ, xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ, thương mại và một số vùng động lực, như: Khu Kinh tế Hòn La, Khu Kinh tế cửa khẩu Cha

Lo, thành phố Đồng Hới, vùng ven biển được tập trung đầu tư, ngày càng phát huy hiệu quả

Quảng Bình là tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, lao động chủ yếu làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp; kết cấu hạ tầng thấp kém; công nghiệp chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; các doanh nghiệp quy mô chủ yếu nhỏ và vừa Chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động chưa đáp ứng yêu cầu Đời sống người dân một số vùng còn khó khăn, nhất là tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi còn cao Đặc biệt phải thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lũ, nên đời sống của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia chính sách BHXH của người lao động.

2.1.1.2 Báo và Đài phát thanh-Truyền hình

- Báo Quảng Bình

Báo Quảng Bình là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnhQuảng Bình, tiếng nói của Đảng, Chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình.Trong quá trình xây dựng, trưởng thành trong kháng chiến, tờ báo của tỉnh(tiền thân của Báo Quảng Bình) với các tên gọi khác nhau: từ Liên Minh, đếnThống Nhất, Dân Muốn, Đánh Mạnh rồi Tất Thắng đã góp phần tích cực vào công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trên mặt trận chính trị, tư tưởng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đoàn kết nhất nhất trí trong toàn Đảng,toàn quân giành được thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 19-3-1963, Tỉnh ủy Quảng Bình đã ra Nghị quyết về công tác báo chí và quyết định thành lập Báo Quảng Bình, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, nghị quyết nêu rõ:

" Tờ báo là vũ khí đấu tranh cách mạng, là công cụ tuyên truyền cổ động và tổ chức tập thể, là món ăn tinh thần của đảng viên, quần chúng làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng có trình độ giác ngộ mới, một khí thế cách mạng mới, một tinh thần phấn đấu mới ".

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, ngày 27-3-1963, Báo Quảng Bình đã xuất bản số đầu tiên; đây là sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về công tác chính trị, tư tưởng, tạo niềm phấn khởi trong Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh mở ra thời kỳ phát triển mới của của lịch sử báo chí tỉnh ta.

Có thể nói, Báo Quảng Bình là bộ biên niên sử đầy sống động, bởi vì từ khi chính thức mang tên gọi này cho đến nay, với gần 10.700 số báo đã phát hành, trên tất cả các số báo và trang báo đã hội tụ gần như đầy đủ tất cả các sự kiện, biến cố lịch sử phát triển của tỉnh nhà qua các giai đoạn cách mạng.

Có thể khẳng định rằng, sau hơn gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (tính từ năm 1986) và 32 năm Quảng Bình trở về địa giới cũ (tính từ năm 1989) đến nay, Báo Quảng Bình đã có nhiều bước tiến bộ vượt bậc Từ chỗ mỗi tuần một kỳ báo, nay Báo Quảng Bình đã xuất bản lên 7 kỳ/tuần, ra thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và số cuối tuần. Báo Quảng Bình từ chỗ tờ báo khổ hẹp, 4 trang, in ti-pô, nay báo được in bằng công nghệ hiện đại 8 trang, tách màu, hình thức trình bày đẹp, số lượng phát hành trên 7.000 tờ/kỳ Trước đây báo phát hành về cơ sở mất 2-3 ngày, nay báo đã được phát hành về hầu hết các địa phương trong ngày, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin và hưởng thụ của bạn đọc.

Bên cạnh đó, Báo Quảng Bình điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc Lượng truy cập trung bình từ 8.000 đến 10.000 lượt/ngày, cao điểm có thể đạt gần 20.000 lượt/ngày Từ năm 2017, cùng với việc tăng kỳ phát hành báo in lên nhật báo, Báo Quảng Bình điện tử được đầu tư nâng cấp giai đoạn 2, xây dựng phòng thu studio, phát triển mạnh mảng truyền hình với nội dung, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới và nhu cầu đa dạng của độc giả.

Cùng với sự phát triển của tờ báo in, Báo Quảng Bình điện tử đi vào hoạt động từ năm 2012, đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc và phát huy ưu thế và tác dụng tích cực Báo Quảng Bình điện tử là một kênh thông tin nhanh, nhạy, kịp thời các thông tin, sự kiện đến bạn đọc, góp phần làm đa dạng hóa và phong phú các hoạt động của báo chí tỉnh nhà Lượng truy cập trên báo điện tử ngày càng tăng nhanh, trung bình mỗi ngày có từ 9.000 -11.000 lượt truy cập, đặc biệt vào thời điểm có sự kiện trọng đại hoặc bão lũ, lượng truy cập lên đến 20.000 -22.000 lượt/ngày Từ năm 2017, cùng với việc tăng kỳ phát hành báo in lên nhật báo, Báo Quảng Bình điện tử được đầu tư nâng cấp giai đoạn 2, xây dựng phòng thu studio, phát triển mạnh mảng truyền hình với nội dung, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới và nhu cầu đa dạng của độc giả Hoạt động của Báo Quảng Bình điện tử đã đưa những sự kiện, thông tin, giới thiệu tiềm năng thế mạnh, thành quả đổi mới của quê hương “Hai giỏi” đến với đông đảo bè bạn trong và ngoài nước.

- Đài phát thanh-Truyền hình Quảng Bình

Ngay sau ngày tái lập tỉnh, Đài Phát thanh Quảng Bình được thành lập và phát sóng chương trình Phát thanh đầu tiên vào 05 giờ, ngày 01/07/1989. Đài Phát thanh Quảng Bình được chia ra từ Đài Phát thanh Bình-Trị-Thiên.

Về Truyền hình chỉ có 01 trạm phát lại truyền hình có công suất 100W trực thuộc Đài Truyền hình Huế Đến năm 1991, thành lập Đài Truyền hình QuảngBình trực thuộc UBND tỉnh trên cơ sở Trạm truyền hình Đồng Hới được bàn giao về cho tỉnh Đến ngày 08/03/1993, UBND tỉnh có quyết định Hợp nhất Đài Phát thanh Quảng Bình và Đài Truyền hình Quảng Bình thành Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, thực hiện chức năng cơ quan ngôn luận, cơ quan báo chí chủ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình, đồng thời là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh.

Về phương thức truyền dẫn phát sóng: từ chỗ chỉ có một phương thức duy nhất là phát sóng truyền hình mặt đất thì đến nay, tín hiệu kênh truyền hình QBTV đã được truyền dẫn và phát sóng dưới nhiều hình thức như truyền hình số vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình IPTV, truyền hình di động, truyền hình OTT… trên tất cả các hạ tầng kỹ thuật như VTVCab, SCTV, MyTV, FPT Play, Viettel TV, Mobifone… và trên địa bàn khắp cả nước. Ngoài ra, kênh truyền hình QBTV còn được Bộ Thông tin và Truyền thông chọn là một trong 20 kênh truyền hình của Việt Nam truyền dẫn trên mạng Internet phục vụ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài.

Về kỹ thuật và công nghệ: từ chỗ sử dụng công nghệ analog, định dạng tín hiệu 4:3 cho đến nay cơ bản đã chuyển các thiết bị sản xuất chương trình sang công nghệ kỹ thuật số, định dạng tín hiệu 16:9 và hiện đang thực hiện Đề án chuyển đổi định dạng tín hiệu từ chuẩn SD sang chuẩn HD.

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ với 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh ThừaThiên Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông, với diện tích tự nhiên 4.737 km2 (chiếm 1,43% diện tích cả nước) và dân số 636.845 người (chiếm 0,67% dân số cả nước).Quảng Trị là đầu mối giao thông quan trọng, nằm ngay giao điểm của các tuyến giao thông huyết mạch quốc gia: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh(gồm 02 nhánh Đông và Tây), Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á, Quốc lộ15D, cùng với tuyến đường sắt Bắc - Nam, kết nối với cảng Cửa Việt (khả năng đón tàu trọng tải đến 5.000 DWT), cảng biển nước sâu Mỹ Thủy (đang được đầu tư để đón tàu tải trọng 100.000 DWT); cách không xa trung tâm thành phố Đông Hà về phía Bắc là sân bay Đồng Hới-Quảng Bình (khoảng 90km); về phía Nam là sân bay Phú Bài - thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).

Là điểm đầu trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) nối Lào

- Thái Lan - Myanmar qua Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo với tổng chiều dài 1.450km, chạy qua 13 tỉnh của 04 quốc gia, Quảng Trị có nhiều lợi thế phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Với sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước tiểu vùng sông Mê Kông, cùng với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế như JICA, ADB, WB vai trò của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây ngày càng được khẳng định, trở thành một động lực phát triển của các tỉnh miền Trung Với lợi thế đó, Quảng Trị có điều kiện phát triển kết cấu hạ tầng, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, du lịch và đầu tư.

VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở HAI TỈNH DIỆN KHẢO SÁT

Một số vấn đề đạt ra trong truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội ở 2 tỉnh diện khảo sát

xã hội ở 2 tỉnh diện khảo sát

3.1.1 Vấn đề thứ nhất, cần nâng cao nhận thức

- Nhận thức của người dân, người lao động và doanh nghiệp về chính sách BHXH

Nhận thức đóng vai trò rất quan trọng trong công tác truyền thông chính sách BHXH, nhận thức quy định hành vi cá nhân, cá nhân có nhận thức có nhận thức thế nào về các vấn đề xung quanh mình, về thế giới sẽ biểu hiện bằng hành động đó Vậy khi nói đến nhận thức, V.I Lênin định nghĩa: “Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi con người, nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh mà là một quá trình, cả một chuỗi sự trừu tượng, sự cấu thành, sự hình thành ra các khái niệm, quy luật và chính các khái niệm, quy luật này bao quát một cách có điều kiện, gần đúng tính quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn vận động, phát triển”

Nhận thức chính là kết quả của quá trình xã hội hóa, đó chính là hoạt động lĩnh hội của con người nhằm hiểu biết về thế giới khách quan, về các sự vật hiện tượng và hiểu biết về chính bản thân con người Như vậy, nhận thức là sự hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng nào đó ở các mức độ khác nhau, nhận thức đúng hoặc sai, đầy đủ hay không đầy đủ, nông hoặc sâu, tốt hoặc chưa tốt Chính vì vậy, nghiên cứu muốn tìm hiểu nhận thức của người dân có ảnh hưởng như thế nào đến công tác truyền thông chính sách BHXH

Hiện nay, số người tham gia BHXH tự nguyện chưa cao một phần nguyên nhân do người dân chưa biết đến chính sách BHXH tự nguyện hoặc biết đến nhưng chưa hiểu đầy đủ về chính sách này Khi được hỏi: “Anh (chị) có biết đến chính sách BHXH tự nguyện không?” thì có 36% người dân biết đến chính sách BHXH tự nguyện, 64% người dân không biết đến chính sách BHXH tự nguyện.

Biểu đồ 3.1 Sự hiểu biết của người dân về chính sách BHXH

Do công tác truyền thông chính sách BHXH chưa được liên tục, thường xuyên nên nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và nhân dân về chính sách BHXH không đầy đủ, còn hời hợt Khi được hỏi: “Anh (chị) nhận thức như thế nào về chính sách BHXH?” thì có 41% nhận thức không đầy đủ,

31% nhận thức hời hợt, 17% nhận thức đầy đủ, 11% nhận thức sâu sắc.

41% Sâu sắc Đầy đủ Hời hợt Không đầy đủ

Biểu đồ 3.2 Nhận thức của người dân về chính sách BHXH

Bên cạnh đó, nhận thức về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT và ý thức tuân thủ của người sử dụng lao động, người lao động và người dân nói chung chưa cao và chưa đồng đều Nhiều người dân và ngay cả một số cán bộ cũng vẫn còn nhầm lẫn giữa chính sách BHXH, BHYT với các loại hình bảo hiểm thông mại khác (mang tính sự nghiệp công ích, phi lợi nhuận với các loại hình bảo hiểm thương mại, mang tính chất kinh doanh khác) Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, người sử dụng lao động trốn đóng, cố tình nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN (PVS 2).

Người dân hiện nay mới nhìn nhận chính sách ở khía cạnh quyền lợi, chưa quan tâm đến trách nhiệm đối với an sinh xã hội nói chung và BHXH nói riêng Phần lớn, người dân chưa coi quỹ BHXH là tài sản của chính mình sẽ được đưa ra sử dụng khi ốm đau hoặc không còn sức lao động Do vậy, trên thực tế việc lạm dụng quỹ mà chưa có ý thức bảo vệ quỹ BHXH còn nhiều Một số khác còn nhìn nhận cơ quan BHXH là cơ quan giữ tiền, tiêu tiền, một đơn vị kinh doanh chứ không phải là nơi đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân Điều này làm nảy sinh mẫu thuẫn giữa việc không muốn thực hiện trách nhiệm mà chỉ muốn được hưởng quyền lợi thật nhiều

Trong những năm qua, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH có diễn biến phức tạp Theo thống kê, năm 2020, BHXH tỉnh Quảng Bình và BHXH tỉnh Quảng Trị đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH với 267 đơn vị sử dụng lao động Qua kiểm tra, phát hiện xử phạt vi phạm hành chính 116 chủ sử dụng lao động; đề nghị đăng ký tham gia BHXH đối với 65 lao động; thu hồi 137 triệu đồng tiền chi BHXH sai quy định và hơn 80 tỷ đồng tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN Tính đến hết năm

2020, số tiền nợ BHXH của doanh nghiệp là 91 tỷ đồng, chiếm 2,9 % so với tổng số tiền phải thu Hiện nay, trên địa bàn 2 tỉnh có khoảng hơn 5.600 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chỉ có 3.100 doanh nghiệp tham giaBHXH cho người lao động Như vậy, số doanh nghiệp trốn đóng BHXH là khoảng 2.500 doanh nghiệp với trên 125 ngàn lao động Ngoài ra, các hành vi gian lận, khai man, lập hồ sơ BHXH khống để hưởng các chế độ BHXH

Như vậy có thể thấy, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH chiếm một tỉ lệ lớn thông qua các thủ đoạn như trốn đóng BHXH cho người lao động, gian lận để thụ hưởng các chế độ BHXH, vi phạm pháp luật liên quan quản lý và thực hiện chính sách BHXH.

Tính đến ngày 31/12/2020, hai tỉnh có trên 7.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có khoảng trên 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động và có đến 50% trong số này chưa tham gia đóng BHXH.

Có thể thấy nguyên nhân của tình trạng trốn đóng và chậm đóng BHXH chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật BHXH của một số chủ sử dụng lao động chưa nghiêm Đặc biệt, khu vực ngoài Nhà nước thường trốn đóng, chậm đóng, thậm chí chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động Bên cạnh đó, nhiều tổ chức Công đoàn cơ sở chưa mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp mình Trong khi đó, người lao động không dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình vì sợ mất việc làm…

- Nhận thức của Lãnh đạo địa phương về chính sách BHXH

Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của 2 tỉnh chưa thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chính sách BHXH còn hạn chế Do đó, tỷ lệ người tham gia BHXH còn thấp, mới đạt 17% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện chưa tương xứng với lực lượng lao động trong độ tuổi.

- Nhận thức của lãnh đạo cơ quan báo chí địa phương

Nhận thức của lãnh đạo cơ quan báo chí địa phương về truyền thông chính sách BHXH còn hạn chế nên chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức về mảng truyền thông chính sách BHXH (PVS 3)

Công tác quản lý báo chí của các cơ quan chủ quản còn bị buông lỏng, nhiều nơi còn không quan tâm, để ban biên tập báo hoàn toàn có quyền quyết định trong việc đăng tải thông tin cũng như các hoạt động liên kết, dẫn đến một số nội dung trên báo bị thao túng, sai phạm

Vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản có nơi còn mờ nhạt, quy trình làm báo nhiều khi bị buông lỏng, đặc biệt khi phóng viên báo mạng được cấp CMS để đăng bài thì có nhiều bài không được biên tập, thông tin chưa chính xác cũng được đăng phát

Một số giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội

3.2.1 Nỗ lực thống nhất nhận thức về vai trò truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội

3.2.1.1 Nâng cao nhận thức về truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội

Nhóm giải pháp cần thực hiện đối với nhiệm vụ này là: Tổ chức quán triệt tới các tập thể và cá nhân trong toàn Ngành BHXH nhận thức đầy đủ hơn về công tác truyền thông chính sách BHXH, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH Công tác truyền thông phải được tiến hành trước một bước nhằm tác động vào nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi, có vai trò mở đường, hướng dẫn dư luận, tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện được thuận lợi và hiệu quả Yêu cầu thực hiện công tác truyền thông phải luôn chủ động, kịp thời, thường xuyên, liên tục để người tham gia, thụ hưởng hiểu biết, tuân thủ, chấp hành, nhất là khi có thay đổi chính sách, chế độ về BHXH hoặc khi xãy ra sự cố truyền thông thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.

Cấp ủy đảng và lãnh đạo các đơn vị cùng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành có trách nhiệm và ý thức tham gia tổ chức công tác truyền thông về chính sách, pháp luật BHXH; đặc biệt là khi có yêu cầu phối hợp tổ chức triển khai thực hiện truyền thông xã hội trong những thời điểm nhất định, phát huy sức mạnh tổng hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Báo chí cần bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền trong việc phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan, lực lượng tham gia vào công tác truyền thông về chính sách BHXH Đồng thời kiểm tra việc thực hiện, phân tích hiệu quả truyền thông về chính sách BHXH của các đơn vị, cơ quan Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền cần thể hiện trong việc tăng cường, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác truyền thông về BHXH, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ truyền thông về chính sách BHXH.

Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị cần cụ thể hóa Nghị quyết số 96/NQ- BCS của Ban Cán sự BHXH Việt Nam, phát triển Báo với nội dung đa dạng, phong phú, chất lượng, coi trọng việc phát hiện, cổ vũ gương tốt, điển hình tiên tiến đi đôi với đấu tranh phê bình, chống tiêu cực, lạm dụng, trục lợi Quỹ BHXH, vì sự phát triển và bảo đảm an sinh xã hội bền vững… Đặc biệt, Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị đưa Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “cải cách chính sách BHXH” vào các nội dung truyền thông chủ đạo Qua đó, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền trong công tác truyền thông, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH để cán bộ, đảng viên, nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của chính sách BHXH đối với việc ổn định đời sống nhân dân, ổn định kinh tế-xã hội và bảo đảm An sinh xã hội; sự cần thiết và những nội dung cơ bản của cải cách chính sách BHXH, tạo sự đồng thuận xã hội

3.2.1.2 Nâng cao nhận thức của Lãnh đạo địa phương

Trong những năm qua, thực hiện chính sách BHXH tại địa phương đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, bên cạnh sự nỗ lực trong chỉ đạo, thực hiện của các cấp, các ngành, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH đóng vai trò rất quan trọng Để thực hiện mục tiêu năm 2020, có hơn 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 80% số dân tham gia BHYT, bên cạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động BHXH, BHYT rất cần sự vào cuộc nỗ lực và hiệu quả hơn nữa của các cơ quan truyền thông, báo chí, nhằm tạo bước chuyển biến hơn nữa trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương

Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần đề cao trách nhiệm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH Phát huy vai trò tuyên truyền, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội để làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia BHXH và phát hiện những hạn chế, yếu kém, sai phạm, kịp thời khắc phục, đồng thời biểu dương, nhân rộng những nhân tố tích cực trong cộng đồng Nội dung tuyên truyền cần đa dạng, phong phú, bám sát chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH Đồng thời, bám sát thực tiễn, nắm bắt dư luận xã hội, phát hiện những bất cập trong chính sách, trong triển khai thực hiện chính sách và đề xuất khắc phục kịp thời Phát huy vai trò của tuyên truyền miệng gắn với vai trò của các báo cáo viên và vai trò của các già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư Tập trung nghiên cứu giải quyết một số vấn đề cấp thiết về BHXH mà nhân dân đang quan tâm, bảo đảm hiệu quả trong thực thi chính sách BHXH,BHYT (PVS 1).

Trong từng giai đoạn nhất định, ở từng địa bàn cụ thể các lãnh đạo địa phương ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, công văn nhằm tăng cường sự lãnh đạo đối với việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH nói chung và công tác truyền thông về BHXH nói riêng Trong đó có giao nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng cho từng cấp uỷ Đảng, chính quyền thuộc thẩm quyền Đây cũng là cơ sở quan trọng để báo chí thực hiện kế hoạch truyền thông chính sách BHXH.

Vai trò của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tuyên truyền và tổ chức thực hiện là yếu tố quan trọng, tạo tiền đề, động lực tư tưởng giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BHXH Mặt khác, giúp cho các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội thấy rõ vai trò, trách nhiệm đối với việc tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-

2020 Những nội dung cốt lõi trong công tác truyền thông của thực hiện chính sách BHXH, BHYT theo tinh thần Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, đó là: Làm sao để các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể từ địa phương đến cơ sở và mọi người dân hiểu sâu sắc những quan điểm và mục tiêu của Nghị quyết, hiểu được vai trò truyền thông chính sách BHXH.

3.2.1.3 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ làm truyền thông

Tổ chức quán triệt tới đội ngũ làm truyền thông chính sách BHXH nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò truyền thông chính sách BHXH, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luậtBHXH Công tác truyền thông phải được tiến hành trước một bước nhằm tác động vào nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi, hướng dẫn dư luận, tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện thuận lợi và hiệu quả Yêu cầu thực hiện công tác truyền thông phải luôn chủ động, kịp thời, thường xuyên, liên tục để người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH hiểu biết, tuân thủ, chấp hành. Để nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách BHXH trước hết cần quan tâm đúng mức đến việc bố trí và xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng viên cơ quan báo Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng

Nhà báo phải bám sát tình hình thời sự của đất nước nói chung, địa phương nói riêng, chú ý vào những thể loại báo chí gần gũi với cuộc sống đời thường, tôn vinh, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, nhằm tạo khí thế, niềm tin để cùng nhau thực hiện thành công các quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước về văn hóa nói chung và văn hóa phi vật thể nói riêng Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Báo chí Quảng Bình, Quảng Trị cần có chính sách đào tạo về nghiệp vụ báo chí đối với phóng viên chưa qua trường lớp về báo chí và đào tạo lại đối với phóng viên lâu năm. Bên cạnh đó cần mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ báo chí và kiến thức về chính sách BHXH thường xuyên cho phóng viên để họ có thể cập nhật được nhiều thông tin mới Tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp học trong và ngoài nước về nghiệp vụ báo chí Phóng viên, biên tập viên phải am hiểu về truyền thông chế độ, chính sách BHXH và có năng lực sử dụng công nghệ thông tin Báo cần có quy hoạch bổ sung lực lượng phóng viên để có thể đảm nhận công việc.

Phóng viên báo điện tử cần chuyên nghiệp và sáng tạo trong tác nghiệp Báo chí đa phương tiện là một phương thức hoạt động mới, đặt phóng viên vào các tình huống cạnh tranh thông tin khốc liệt, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phóng viên phải phát triển toàn diện kỹ năng nghề nghiệp Nhà báo trong môi trường truyền thông số không chỉ nắm bắt thông tin, viết tốt, phản ứng nhanh mà cần biết xử lý các tình huống chuyên nghiệp, chụp ảnh đẹp,quay phim giỏi, xây dựng ý tưởng về đồ hoạ, tránh được các những nguy hiểm cho bản thân là phóng viên đa năng đi đến điểm nóng của sự kiện phải trở về an toàn và tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh, đa dạng về cách thức thể hiện (PVS 6).

Bên cạnh những kỹ năng tác nghiệp cơ bản, phóng viên, nhà báo phải làm quen với mô hình truyền thông mới trong quan hệ giữa nhà báo với công chúng Trong môi trường đầy ắp thông tin như hiện nay, người làm báo phải chắt lọc hợp lý, đánh giá khách quan, tìm ra bản chất của sự thật, từ đó mang đến cho công chúng sự khẳng định, phân tích đúng bản chất nhất, giúp công chúng hiểu và nắm mọi thông tin một cách chân thực, hệ thống và sâu sắc đúng như những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống của họ Nếu không nhà báo sẽ vô tình đăng tải những thông tin sai lệch và nạn nhân chính là công chúng báo chí. Để hoạt động truyền thông có hiệu quả, cơ quan Báo chí địa phương cần thường cập nhật nhanh chóng những thay đổi trong cách làm báo hiện đại, mới mẻ để tìm ra những ý tưởng về tổ chức thông tin, cập nhật được những phương thức thông tin hữu hiệu hiện nay.

Hội Nhà báo nên thường xuyên phối hợp với cơ quan báo chí địa phương để tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu các Nghị quyết chuyên đề của Đảng, các chủ trương, định hướng của Nhà nước về chính sách, pháp luật nói chung và chính sách, pháp luật BHXH nói riêng Hội Nhà báo cũng nên thường xuyên tổ chức những đợt giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao phẩm chất, kỹ năng tác nghiệp của những người làm báo về đề tài này (PVS 6)

Cơ quan báo chí cũng nên tạo điều kiện nhiều hơn cho đội ngũ phóng viên trẻ có năng lực đi học thêm, trong đó có việc trau dồi kiến thức về chính sách BHXH Việc nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn là yếu tố nền tảng,quyết định khuynh hướng hoạt động của nhà báo và góp phần hình thành,nâng cao bản lĩnh chính trị cho người làm báo nói chung và làm báo về đề tàiBHXH nói riêng

Một số khuyến nghị khoa học

3.3.1 Đối với Đảng, Nhà nước, Chính phủ

Hoàn thiện chính sách, pháp luật An sinh xã hội, BHXH và pháp luật báo chí, tạo hành lang pháp lý cho báo chí hoạt động thuận lợi, phát huy hiệu quả Trên cơ sở những định hướng, chỉ đạo trước đây về công tác truyền thông chính sách BHXH, cần chỉ đạo tổng kết xây dựng và ban hành các văn bản (chỉ thị, nghị quyết, chiến lược) nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với hệ thống báo chí trong hoạt động truyền thông về An sinh xã hội trong tình hình mới.

Nghiên cứu, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đưa những nội dung cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào chương trình giảng dạy cho học sinh, sinh viên trong cả nước

3.3.2 Đối với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo các cấp trong tỉnh

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, giám sát cấp ủy các cấp, nhất là cấp ủy cơ sở về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của

Chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông phổ biến Nghị quyết 21- NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị, các Chương trình hành động của UBND tỉnh, nhất là tại các Đảng bộ, Chi bộ cơ sở, các đài phát thanh thôn xóm.

3.3.3 Đối với Bộ Thông tin & Truyền thông

Với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của chính sách BHXH trong hệ thống an sinh xã hội, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động truyền thông về chính sách BHXH.

Thường xuyên định hướng thông tin, hướng dẫn các cơ quan báo chí thông tin theo đúng những quy định của pháp luật, nhằm tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa của chính sách

BHXH, động viên mọi người tích cực và chủ động tham; đồng thời phê phán, lên án, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật BHXH.

Xác định rõ vai trò chủ lực của báo chí trong hoạt động truyền thông an sinh xã hội, BHXH, BHYT, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giao ban báo chí, kịp thời định hướng, chỉ đạo thông tin báo chí, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nội dung thông tin báo chí, tạo được sự chia sẻ, đồng thuậnvới việc xây dựng, phát triển BHXH, BHYT, đảm bảo an sinh xã hội.

Ngoài ra, cần kịp thời động viên khen thưởng những cơ quan báo chí, nhà báo có thành tích trong truyền thông chính sách BHXH, đồng thời có giải pháp mạnh, xử lý nghiêm minh sai phạm, lệch lạc của báo chí về những điều không được thông tin trên báo chí tác động xấu tới chính sách BHXH theo quy định của Luật Báo chí.

Chỉ đạo, định hướng kịp thời, sâu sát công tác tuyên truyền các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về những vấn đề xã hội có tác động lớn như: chăm lo đời sống dân sinh, BHXH, BHYT; BHTN.

3.3.4 Đối với các Bộ, ngành liên quan mật thiết với chính sách Bảo hiểm xã hội

An sinh xã hội là lĩnh vực rộng lớn, hợp thành bởi nhiều lĩnh vực trong xã hội, dưới sự quản lý, tổ chức thực hiện của các Bộ, ngành khác nhau (Bộ Lao động Thương Binh&Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, BHXH Việt Nam) Với tính chất liên ngành, đa lĩnh vực của An sinh xã hội, việc tăng cường hợp tác, liên thông hoạt động báo chí khu vực an sinh xã hội có vai trò quan trọng, phát huy sức mạnh tập thể, thống nhất, đồng bộ trong hoạt động truyền, định hướng dư luận về an sinh xã hội.

Thực hiện những chương trình tập huấn ngắn hạn, dài hạn cho lãnh đạo và phóng viên các cơ quan báo chí, nhất là báo chí khu vực an sinh xã hội nắm chắc, hiểu sâu về an sinh xã hội để sáng tạo tác phẩm, biên tập, đăn tải nội dung về an sinh xã hội tương xứng với tầm vóc, vị trí, vai trò của nó trong đời sống xã hội Cần có sự phối hợp đồng bộ thông tin giữa các cơ quan báo chí theo những trọng tâm, trọng điểm, tạo nên những chiến dịch thông tin lớn trong những thời gian cần thiết, nhất là khi có những thay đổi lớn trong chính sách, chế độ an sinh xã hội, tránh tình trạng thông tin lẻ tẻ, tự pháp, mạnh ai người ấy làm như thời gian qua Để làm được việc này, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ cùng với các giải pháp trên trong đó vai trò tổ chức, chủ động cung cấp thông tin của Ngành BHXH là hết sức quan trọng.

3.3.5 Đối với Hội nhà báo Việt Nam và các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông

Hội Nhà báo Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí và các cở đào tạo báo chí truyền thông tổ chức các hội thảo khoa học về BHXH và nâng cao năng lực, kỹ năng viết về chính sách BHXH; đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí và phóng viên, biên tập viên theo dõi lĩnh vực BHXH giúp đội ngũ người làm báo nắm bắt, nhận thức sâu sắc các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn BHXH ở nước ta; đồng thời hướng dẫn kỹ năng tác nghiệp đối với lĩnh vực BHXH để sáng tạo những tác phẩm báo chí BHXH có chất lượng.

Các cơ sở đào tạo báo chí trong cả nước nên đưa nội dung chuyên đề

“Báo chí truyền thông với vấn đề BHXH” vào trong chương trình giảng dạy, kết hợp giữa trang bị lý thuyết gắn với thực hành vào các nội dung BHXH, giúp cho những nhà báo tương lai sớm tiếp cận và hiểu sâu về chính sách BHXH để sáng tạo những tác phẩm báo chí về BHXH có giá trị sau này.

3.3.6 Đối với các cơ quan báo chí

Báo chí địa phương là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu của đời sống xã hội; lực lượng truyền thông chủ lực, cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin, hiểu sâu chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHXH, nhất là vị trí, vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội để có chiến lược, kế hoạch truyền thông bài bản, thường xuyên, liên tục; làm chủ thông tin, lấn át thông tin sai trái, lệch lạc, không chính thống, thất thiệt trên mạng xã hội; hướng dẫn dư luận, cụ thể:

Thứ nhất, thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn dư luận, dẫn lối, mở đường đưa chính sách, pháp luật BHXH nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Thứ hai, truyền thông để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của chính sách BHXH trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHXH.

Ngày đăng: 11/04/2024, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w