Lịch sử vấn đề Qua quá trình tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả về đề tài nhân vật trẻ em trong điện ảnh, thì các bài viết chủ yếu đi vào tìm hiểu những vấn đề, khía cạ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHAN BÍCH LIÊN
NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM (QUA CON CHIM VÀNH KHUYÊN, MẸ
VẮNG NHÀ VÀ BI, ĐỪNG SỢ)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận Lịch sử và Phê bình Điện ảnh Truyền hình
Hà Nội – 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHAN BÍCH LIÊN
NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
(QUA CON CHIM VÀNH KHUYÊN, MẸ
VẮNG NHÀ VÀ BI, ĐỪNG SỢ)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luâ ̣n Li ̣ch sử và Phê bình Điê ̣n ảnh Truyền
hình
Mã số: 60210231
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Vũ Ngọc Thanh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Ngọc Thanh, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố Những tài liệu sử dụng trong luận văn có xuất xứ cụ thể rõ ràng
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học luận văn của mình
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Học viên
Phan Bích Liên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn PGS TS Vũ Ngọc Thanh – người không chỉ hướng dẫn, góp ý trao đổi về phương pháp luận, nội dung nghiên cứu và các hướng dẫn khoa học khác mà còn động viên, khích lệ đảm bảo cho luận văn hoàn thành có chất lượng
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện cho việc học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Học viên
Phan Bích Liên
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài: 4
2 Lịch sử vấn đề 8
3 Mục đích nghiên cứu 9
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 10
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Đóng góp mới của luận văn 13
7 Cấu trúc luận văn 14
NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM 15
1.1 Một số vấn đề lý luận về nhân vật 15
1.1.1 Nhân vật và ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong điện ảnh 15
1.1.2 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm điện ảnh 16
1.1.3 Đặc thù xây dựng nhân vật trong tác phẩm điện ảnh 18
1.1.4 Phân loại nhân vật 20
1.2 Khái lược chung về nhân vật trẻ em 22
1.2.1 Hệ thống nhân vật trẻ em 22
1.2.2 Đặc điểm của phim thiếu nhi 26
Tiểu kết 29
Trang 6CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN
ẢNH VIỆT NAM TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 31
2.1 Trẻ em trong mối quan hệ với hoàn cảnh sống 31
2.1.1 Hoàn cảnh rộng và đời sống của trẻ em 31
2.1.2 Hoàn cảnh hẹp và hình ảnh trẻ thơ 36
2.2 Trẻ em trong mối quan hệ với chính mình 40
2.2.1 Những tâm hồn trẻ thơ thanh khiết, trong sáng, giàu lòng nhân ái 40 2.2.2 Những tâm hồn trẻ thơ giàu ước mơ, khát vọng 41
2.3 Nhân vật trẻ em – nỗ lực tái tạo hiện thực và khát vọng nhân văn 43
2.4 Nhân vật trẻ em có hành động và có sự biến đổi 45
Tiểu kết 51
CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 53
3.1 Nhân vật trẻ em trong nghệ thuật kể chuyện điện ảnh 53
3.1.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống phim 53
3.1.2 Nghệ thuật xây dựng chi tiết 54
3.1.3 Nghệ thuật kể chuyện 56
3.1.4 Không gian – thời gian 58
3.2 Nhân vật trẻ em trong cách xây dựng qua ngôn ngữ thị giác 60
3.2.1 Dàn cảnh 60
3.2.2 Diễn viên 65
3.2.3 Quay phim 68
Trang 73.3 Nhân vật trẻ em trong cách xây dựng qua ngôn ngữ thính giác 75
3.3.1 Lời thoại 75
3.3.2 Tiếng động 77
3.3.3 Âm nhạc 79
Tiểu kết 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 8về đề tài trẻ em có hình tượng nhân vật điển hình, tiêu biểu, được xây dựng đậm nét không nhiều, và phân bố ở nhiều quãng thời gian Chúng ta có thể điểm phim có sự tham gia của nhân vật trẻ em qua các năm như sau:
1959 Trời sắp mưa
(Hợp tác với Liên Xô)
Hoạt hình Vladimir Polkovnikov
1963 Con chim vành khuyên Phim nhựa Nguyễn Văn Thông
Trần Vũ
1969 Con sáo biết nói Hoạt hình Ngô Mạnh Lân
1974 Em bé Hà Nội Phim nhựa Hải Ninh
1976 Đứa con nuôi Phim nhựa Nguyễn Khánh Dư
1979 Chom và sa Phim nhựa Phạm Kỳ Nam
1979 Mẹ vắng nhà Phim nhựa Nguyễn Khánh Dư
1987 Ngọn đèn trong mơ Phim nhựa Đỗ Minh Tuấn
Trang 91988 Gánh xiếc rong Phim nhựa Việt Linh
1989 Tuổi thơ dữ dội Phim nhựa Nguyễn Vinh Sơn
1997 Đất phương nam Phim truyền
hình
Nguyễn Vinh Sơn
1998 Đội đặc nhiệm nhà C21 Phim truyền
hình
Vũ Hồng Sơn
2001 Sự tích cái nhà sàn Hoạt hình Hà Bắc
2002 Xe đạp và ô tô Hoạt hình Nguyễn Thị Phương Hoa
2003 Chuyện hai chiếc bình Hoạt hình 3D Đàm Minh Chí
2003 Cuộc phiêu lưu của
Ong Vàng
Hoạt hình Nhóm đạo diễn
2003 Ve Vàng và Dế Lửa Hoạt hình 3D Phùng Văn Hà
2004 Kính vạn hoa Phim Truyền
hình
Đỗ Thanh Hải
2005 Chiến dịch trái tim bên
phải
Phim nhựa Đào Duy Phúc
2010 Bi, đừng sợ! Phim nhựa Phan Đăng Di
2015 Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh
Victor Vũ
Thực tế cho thấy hiện tại mảng phim về đề tài trẻ em bị thiếu hụt và chưa đáp ứng được nhu cầu Lớp khán giả nhỏ tuổi thiếu phim, tự hướng mình về một thế giới tuổi thơ khác qua những những sản phẩm điện ảnh của nước ngoài, nơi mà lối sống và văn hóa khác biệt so với nước ta Phim Việt đang bị già hóa, từ ngôn ngữ, hành động Sự áp đặt những cái của người lớn
Trang 10vào con trẻ khiến trẻ em nói ngôn ngữ của người lớn, nghĩ và cư xử theo cách của người lớn … vì thế các em không thấy bóng dáng của mình trong đó
Tuy mảng đề tài này màu mỡ, nhiều hứa hẹn, và thiếu nhi là nhóm công chúng có nhu cầu cao về thưởng thức phim nhưng các hãng phim tư nhân đều không mấy hứng thú – vì kinh phí vượt quá khả năng, và đầu ra lại khó cạnh tranh với các phim cùng thể loại của nước ngoài Còn về các hãng phim nhà nước, với kinh phí hàng năm ít ỏi, để đầu tư hàng trăm tỷ cho một bộ phim
như Vua sư tử của Walt Disney, Ở nhà một mình … là điều không thể
Thực tế cho thấy, các biên kịch, đạo diễn Việt Nam ngại đi theo con đường khai thác về đề tài trẻ em bởi viết cho trẻ em rất khó, vì không phải đạo diễn nào cũng có thể làm phim về đề tài này Muốn viết về trẻ em nhất thiết họ phải hiểu trẻ em từ tâm lý, tình cảm tới cuộc sống của các em trong mỗi hoàn cảnh lịch sử nhất định Dàn diễn viên nhí thiếu, chủ yếu diễn viên thiếu nhi là con nhà nòi hoặc là tài năng thiên bẩm Mặt khác, các em phụ thuộc rất nhiều vào thời gian biểu học văn hóa Việc đảm bảo an toàn, sức khỏe cho các em cũng là vấn đề nan giải
1.2.Trên thế giới, từ lâu đã có mảng điện ảnh sáng tác dành riêng cho thiếu nhi, nhân vật là thiếu nhi Ở Việt Nam cũng vậy, ngay từ khi mới thành lập, điện ảnh Việt đã có nhiều phim về đề tài thiếu nhi, có nhân vật là trẻ em
và có những phim đã trở thành kinh điển của điện ảnh Việt Nam Bên cạnh khối đề tài phong phú, đa dạng thì mảng đề tài dành cho thiếu nhi thực sự trở thành một bộ phận quan trọng Nhất là chức năng giáo dục, định hướng của điện ảnh là rất cao so với các loại hình nghệ thuật khác Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình dài hơi nào tập trung nghiên cứu có tính chất xâu chuỗi những đóng góp của loại hình nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt Nam Phần lớn các nghiên cứu tập trung ở mảng văn học thiếu nhi, như
giáo trình Văn học thiếu nhi Việt Nam (Nxb Giáo dục, 2001) của Lê Thị Hoài
Trang 11Nam, Văn học trẻ em (Nxb Đại học Sư phạm, 2005) của Lã Thị Bắc Lý Bên
cạnh đó là các bài viết dưới dạng giới thiệu tác phẩm
Điểm qua như vậy để thấy rằng, cho đến nay, hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu có tính quy mô, toàn diện về nhân vật trẻ em nói chung
Các bài viết trên hệ thống thôn tin truyền thông, báo, tạp chí, báo mạng mới chỉ đề cập đến nhân vật trẻ em trong một tác phẩm cụ thể hoặc của mỗi tác giả nhất định Khách quan mà nói, ở Việt Nam mới chỉ xuất hiện những tác phẩm dành cho thiếu nhi một cách lẻ tẻ, chưa thực sự có phong trào sáng tác cho các em cũng như phát triển, ươn mầm tài năng cho các diễn viên nhí đảm nhiệm nhân vật trẻ em trong các tác phẩm điện ảnh thiếu nhi
1.3 Bên cạnh đó, việc xây dựng nhân vật trẻ em cũng cần có sự vận động phù hợp theo tiến trình vận động của hoàn cảnh lịch sử xã hội Trong mỗi hoàn cảnh lịch sử, nhân vật trẻ em sẽ mang đặc điểm chung của hoàn
cảnh xã hội đó Bé Nga trong Con chim vành khuyên, Chị cả Bé trong Mẹ vắng nhà, Bi trong Bi, đừng sợ là ba nhân vật trẻ em ở những thời điểm lịch
sử khác nhau Thời kỳ điện ảnh trong chiến tranh cách mạng: Con chim vành khuyên (kháng chiến chống Pháp), Mẹ vắng nhà (kháng chiến chống Mỹ) và thời kỳ điện ảnh trong giai đoạn hòa bình: Bi, đừng sợ Ở mỗi giai đoạn lịch
sử xã hội nhất định, việc xây dựng nhân vật trẻ em cũng cần có những đặc điểm cho phù hợp Xã hội chuyển từ thời chiến, sang thời bình xây dựng đất nước, cũng chính vì thế mà nhân vật trẻ em cũng sẽ phải vận động như thế nào cho phù hợp
1.4 Mặt khác, người viết với niềm yêu thích điện ảnh, đặc biệt là với
đề tài thiếu nhi trong phim truyện Việt Nam, mong muốn khám phá sâu hơn vào địa hạt của lĩnh vực này, bổ sung cho mình cũng như những người yêu
Trang 12điện ảnh có thêm những kiến thức quý báu trong việc xây dựng nhân vật trẻ
em trong điện ảnh Việt Nam
Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nhân vật trẻ em trong
phim truyện điện ảnh Việt Nam (qua Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà,
Bi, đừng sợ!) cho luận văn Thạc sĩ của mình
2 Lịch sử vấn đề
Qua quá trình tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả về
đề tài nhân vật trẻ em trong điện ảnh, thì các bài viết chủ yếu đi vào tìm hiểu những vấn đề, khía cạnh có tính chất lý luận chung liên quan đến việc xây dựng nhân vật, hoặc những nhân vật cụ thể trong từng tác phẩm … Nhìn chung chưa có một chuyên luận nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống nhân vật trẻ em trong điện ảnh Việt Nam Chính vì vậy, việc chọn nghiên cứu
nhân vật trẻ em trong điện ảnh Việt Nam qua 3 tác phẩm Chim vành khuyên,
Mẹ vắng nhà và Bi, đừng sợ để phân tích sẽ làm sáng tỏ đề tài này Thực tế
cũng cho thấy, cần có công trình nghiên cứu về thực trạng nhân vật trẻ em trong điện ảnh Việt Nam từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề xây dựng hình tượng nhân vật trẻ em trong điện ảnh Việt Nam
Điểm tên một số đề tài nghiên cứu liên quan (chỉ mang tính kế thừa về phương pháp nghiên cứu):
+ Nhân vật thanh niên trong phim truyện Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Vũ Thị
Phong, K4 (2005 - 2007), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sân khấu Điện ảnh
+ Nhân vật phản diện trong điện ảnh phim truyện Việt Nam từ 1959 đến nay,
Bùi Thị Thúy Hà, K4 (2005 - 2007), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sân khấu Điện ảnh
+ Đổi mới trong phim truyện Việt Nam trong bối cảnh truyền thông hiện nay,
Chử Thị Hà, K2 (2002 - 2004), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sân khấu Điện ảnh
Trang 13+ Tìm hiểu một số khía cạnh về bản sắc văn hóa dân tộc trong phim truyện Cách mạng Việt Nam, Vũ Thị Tề Khương, K2 (2002 - 2004), Luận văn thạc
sĩ, Đại học Sân khấu Điện ảnh
+ Sáng tác phim truyện Việt Nam những năm đổi mới, Nguyễn Khánh Dương,
K1 (2000 - 2002), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sân khấu Điện ảnh
+ Những đổi mới của phim truyện Việt Nam về đề tài chiến tranh từ sau năm
1975, Lê Cẩm Lượng, K1 (2000 - 2002), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sân khấu
Điện ảnh
+ Những bài báo về các phim nghiên cứu cụ thể Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà và Bi, đừng sợ: Đức Kôn (1995), Có một lối thoát, Nghệ thuật Điện ảnh, số 9 (137), tr 14 – 16 ; Nông Ích Đạt (1979), Mùa xuân đến với các em đóng phim, Tạp chí điện ảnh, số 1 (9), tr 52 – 56) ; Trịnh Mai Diêm (1979), Điện ảnh và vấn đề: Giáo dục thiếu nhi, Tạp chí điện ảnh, số 3 (11), tr 1 – 3 ; Khánh Dư (1979), Văn học là sức đẩy, Tạp chí điện ảnh, số 4 (12), tr 10 – 11
; Nông Ích Đạt (1981), Vân Dung: 11 tuổi đóng 11 phim, Tạp chí điện ảnh, số
3 (23), tr 46 – 47 ; Tố Uyên (1991), Kỉ niệm 30 năm ngày bộ phim “Con chim vành khuyên” ra đời: Tâm sự của Tố Uyên, Nghệ thuật điện ảnh, số 6
(86), tr 18 – 19 ; Mai Anh Tuấn (2010), “Bi đừng sợ: Những ngõ ngách tâm
lý”, Báo Sinh viên Việt Nam ; Hoàng Cẩm Giang (2012), “Về “khoảng cách
thẩm mỹ” và vấn đề tiếp nhận tác phẩm Bi, đừng sợ của công chúng Việt
Nam đương đại”, Công chúng và tiếp nhận nghệ thuật đương đại, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, tr 45 - 46 …
Chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và mang tính hệ thống về
nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt Nam
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của nhân vật trẻ em
trong các phim Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà và Bi, đừng sợ ở thời
Trang 14điểm tác phẩm ra đời Từ đó chỉ ra đặc điểm, phương pháp xây dựng nhân vật trẻ em đối với phim truyện về đề tài trẻ em nói riêng và về điện ảnh nói chung
Qua nghiên cứu, đánh giá những thành công và hạn chế của nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trẻ em qua các phim nghiên cứu, luận văn sẽ là một trong những tài liệu hệ thống hóa, cung cấp thêm tư liệu và những giải pháp cụ thể cho các nhà làm phim về đề tài trẻ em Đây là vấn đề được các nhà biên kịch, làm phim quan tâm Hơn nữa, trẻ em là tương lai của đất nước, vấn đề nêu ra rất có ý nghĩa mang tính dài lâu, định hướng
Về cơ sở thực tiễn, 3 phim nghiên cứu được giới chuyên môn đánh giá
là thành công tại thời điểm phim ra đời và có phim được xem là phim kinh điển của Điện ảnh Việt Nam Chính vì vậy, việc nghiên cứu cách thức xật dựng nhân vật của ba phim, ở những thời điểm lịch sử khác nhau, phương pháp sáng tác khác nhau, nguyên tắc thẩm mỹ khác nhau, chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích, giúp các nhà biên kịch, nhà làm phim tham khảo
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
Chọn đối tượng nghiên cứu là nhân vật trẻ em để thấy được những đặc trưng nổi bật của nhân vật trẻ em trong điện ảnh Căn cứ vào tác phẩm điện ảnh cụ thể và những công trình nghiên cứu hình tượng nhân vật đã có trong văn học và điện ảnh để hệ thống những đặc trưng giống và khác nhau trong việc xây dựng hình tượng nhân vật trẻ em trong tác phẩm điện ảnh
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ba phim: Chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà và Bi, đừng sợ về nhân vật trẻ em, nội dung và nghệ thuật xây dựng
hình tượng nhân vật trẻ em, các yếu tố cấu thành giá trị thẩm mỹ, giá trị tư tưởng, sự thành công nhất định trong việc xây dựng nhân vật trẻ em của các phim
Trang 15Phạm vi tư liệu chúng tôi dùng để khảo sát trong luận văn này là những tác phẩm điện ảnh cụ thể là:
Con chim vành khuyên (1962)
Xưởng phim Truyện Hà nội sản xuất Phim đen trắng
Kịch bản: Nguyễn Văn Thông
Đạo diễn: Nguyễn Văn Thông – Trần Vũ
Quay phim: Nguyễn Đăng Bảy
Họa sĩ: Nguyễn Như Huân
Mẹ vắng nhà (1979)
Xí nghiệp phim truỵện Việt Nam sản xuất
Phim đen trắng, màn ảnh thường, 9 cuốn
Dựa theo truỵên ngắn cùng tên của Nguyễn Thi
Giải “Lọ hoa pha lê” của tạp chí “Hoà bình và chủ nghĩa xã hội” tại Liên hoan phim quốc tế Caclôvi Vari ( Tiệp Khắc) năm 1980
Giải Bông Sen vàng taị Liên hoan phim Việt nam lần thứ V năm 1980
Trang 16Bi, đừng sợ
Kịch bản và Đạo diễn: Phan Đăng Di
Sản xuất: Claire-Agnès Lajoumard, Nguyễn Hoàng Điệp Đồng sản xuất: ARTE France Cinéma, Trần Anh Dũng & Dominic Scriven Nguyễn Bảo Mai Quay phim: Phạm Quang Minh
Âm nhạc: Vũ Nhật Tân
Hãng phim Thiên Ngân & Hãng phim Việt Nữ phát hành 2011
Chọn 3 tác phẩm điện ảnh Chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà và Bi, đừng
sợ, có tác phẩm là chuyển thể, làm đề tài nghiên cứu của luận văn là cách thể
hiện thiết thực những tình cảm, sự trân trọng đối với vốn văn hóa nghệ thuật của dân tộc Đây là những tác phẩm thành công, có những tác phẩm là kinh
điển của điện ảnh Việt Nam như Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà, có tác
phẩm cũng đã tạo tiếng vang trong giới chuyên môn và được đông đảo người
yêu nghệ thuật chào đón nồng nhiệt như Bi, đừng sợ
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm một số tài liệu bao gồm các báo, tạp chí chuyên ngành văn học và điện ảnh có liên quan đến vấn đề xây dựng hình tượng nhân vật, nhân vật trung tâm trong văn học và điện ảnh, để
bổ sung kiến thức và cập nhật tư liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu hình tượng nhân vật trẻ em trong luận văn
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để tìm hiểu hình tượng nhân vật trẻ em một cách toàn diện sâu sắc
Xét theo phương thức tái hiện đời sống từ đó rút ra những điểm khác biệt, khám phá ngôn từ biểu đạt trên phim về đề tài trẻ em
Trang 17Đồng thời luận văn cũng kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp để dẫn dắt vấn đề một cách cụ thể
6 Đóng góp mới của luận văn
Phần nghiên cứu về hình tượng nhân vật trong văn học và điện ảnh chủ yếu kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu văn học và điện ảnh Trên cơ sở đó, chúng tôi chỉ ra những đặc trưng của việc xây dựng hình tượng nhân vật trẻ em thể hiện ở cốt truyện, hoàn cảnh lịch sử ra đời, bối cảnh xã hội và thiên nhiên… Từ đó cung cấp cho các nhà làm phim một mẫu khái quát nhất trong việc xây dựng hình tượng nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt Nam từ phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật điện ảnh Không phải đặc điểm nào của trẻ em cũng phải được thể hiện ở nhân vật trẻ em trong điện ảnh Mỗi nhân vật trẻ em phải vừa mang nét đặc trưng nội tại, vừa phải mang nét riêng để không bị nhòe so với các nhân vật khác, gây được cảm xúc riêng cho người xem Vẫn là nhân vật là trẻ em nhưng trong mỗi phim thì nhân vật trẻ em đó vừa phải mang những nét đặc trưng của lứa tuổi lại vừa phải mới lạ, phải khác đi, có nhiều chiều kích khác nhau Để làm được điều đó, cần không ít dụng công, tài năng và tầm văn hoá của những người làm phim Cho nên, những yếu tố nào cần được lược bỏ, yếu
tố nào nên khai thác sâu cho phù hợp cũng là một việc quan trọng Từ việc đi sâu vào phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật, chúng tôi lý giải hiện tượng thành công của nhân vật trẻ em trong mỗi tác phẩm điện ảnh cụ thể, giúp các nhà làm phim nắm bắt phương pháp sáng tác, nguyên tắc thẩm
mỹ Khi xây dựng một nhân vật trẻ em thành công cũng có nghĩa là tạo được hiệu ứng trong lòng khán giả, nhân vật trẻ em từ nghệ thuật bước ra đời với nhiều giá trị tư tưởng và thẩm mỹ nhất định
Trang 187 Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái lược chung về nhân vật trẻ em trong điện ảnh Việt
Nam
Chương 2: Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt Nam từ
phương diện nội dung
Chương 3: Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt Nam từ
phương diện nghệ thuật
Trang 19NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ NHÂN VẬT TRẺ EM
TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM 1.1 Một số vấn đề lý luận về nhân vật
1.1.1 Nhân vật và ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong điện ảnh
“Người ta thường cho rằng nhân vật điện ảnh là con người được phản ánh trong tác phẩm điện ảnh Tuy nhiên cũng có nhiều tác phẩm mà nhân vật
lại không là con người (Lion King nhân vật trung tâm là con sư tử con; Tom and Jerry 2 nhân vật ngộ nghĩnh là con mèo Tom và chuột Jerry, Toy story
nhân vật là đồ vật …) Vì vậy, có thể quan niệm rằng nhân vật là đối tượng được phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật với tính cách, đời sống tâm lý, số phận nhất định và có thể là con người, con vật hay đồ vật, cây cỏ đã được nhân cách hóa Nhân vật có vai trò làm cho câu chuyện phát triển theo tính cách và hoạt động của nó…” [26]
Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm nghệ thuật Ở bất cứ bộ môn nghệ thuật nào, việc xây dựng nhân vật luôn được xem trọng và cần sự sáng tạo của người nghệ sĩ Đặc biệt với nghệ thuật điện ảnh, nhân vật lại cần có sức cộng hưởng lớn với những yếu tố khác trong phim, và có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào tâm huyết, sự cẩn trọng cùng khả năng sáng tạo của những người tạo ra
nó (biên kịch, đạo diễn, diễn viên)
Điện ảnh là nghệ thuật mà ở đó, khán giả có thể nhìn thấy nhân vật rõ
ràng nhất, nghĩa là nhân vật hữu hình chứ không phải là nhân vật tưởng
tượng, liên tưởng, hình tượng phi vật thể như trong văn học Nhân vật điện ảnh được nhìn thấy rõ ràng, cụ thể chứ không phải qua ngôn từ mà tưởng
tượng, hình dung nhân vật theo khả năng liên tưởng Chính vì thế mà các đạo diễn đã rất kĩ tính trong việc lựa chọn diễn viên hay tạo hình nhân vật đối với
Trang 20loại nhân vật không phải là cá thể người Trong văn học, mỗi độc giả có thể sẽ
nhìn thấy một nhân vật khác tùy theo trí tưởng tượng Nhân vật trong điện ảnh
là đồng nhất, hoàn toàn là duy nhất đối với mọi khán giả, đó chính là nhân vật hiện hiện trên màn ảnh
Xây dựng thành công một nhân vật điện ảnh điển hình, khái quát với tính thẩm mỹ cao và có tầm ảnh hưởng sâu sắc, tác động đến người xem, thực
sự không đơn giản đối với bất kỳ một nhà sáng tác nào Công việc này đòi hỏi người nghệ sĩ phải suy nghĩ, trăn trở, sáng tạo
Nhân vật chính là nơi mang chỗ nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của các tác giả Ý nghĩa của nhân vật thể hiện ở khả năng biểu đạt của nó trong tác phẩm Sáng tạo ra nhân vật, đạo diễn nhằm thể hiện những cá nhân xã hội nhất định
và các quan niệm về các nhân vật đó trong quan hệ xã hội Mỗi nhân vật xuất hiện sẽ là tiếng nói của tác giả về con người, về cuộc đời Do đó, không thể phán xét nhân vật như những con người thật ngoài đời, mà phải đánh giá ở những khái quát nghệ thuật mà nó thể hiện Có như vậy mới xem xét nhân vật như là một biểu tượng thẩm mỹ chứ không phải là một hiện tượng xã hội học
Phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn Nhân vật được coi là “con đẻ” tinh thần của tác giả nên khi phân tích nhân vật cũng chính là để tìm ra – nhận ra thủ pháp nghệ thuật của tác giả Sức sống của nhân vật chính là ý nghĩa điển hình mà nó khái quát Những nhân vật thành công và có sức sống lâu bền đều là những nhân vật có giá trị
điển hình sâu sắc Đó là những nhân vật bước ra đời từ điện ảnh
1.1.2 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm điện ảnh
Là đối tượng cơ bản và quan trọng trong lý luận văn học nghệ thuật, nhân vật được phản ánh, mô tả với những nét cá tính, đặc điểm tính cách cụ
Trang 21thể Xây dựng nhân vật là yếu tố cần thiết và quan trọng, có ảnh hưởng nhiều đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm Tác phẩm có sống động, tồn tại lâu dài hay không tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ, và xây dựng nhân vật của tác phẩm Xem một tác phẩm điện ảnh đã khá lâu, có thể quên tác phẩm ở nhiều điểm, đôi khi quên cả ý nghĩa của tác phẩm, nhưng với nhân vật thì ta khó lòng quên được, nếu nhân vật đó có tính cách, cá tính ấn tượng, đời sống tâm lý riêng biệt [26]
Là môn nghệ thuật đặc biệt khắt khe trong việc xây dựng nhân vật, điện ảnh có những đòi hỏi cũng như kỹ thuật trong công việc này “Người
đọc văn học nhìn thấy vật qua những mô tả của tác giả bằng mắt đọc và nhận
thức nhân vật bằng hình dung, trí tưởng tượng Nhiều khi, người ta còn mặc định cho nhân vật những nét nọ, nét kia, tính cách này, tính cách khác vốn không có trong ý đồ sáng tác của tác giả, tùy theo tình cảm của mình đối với nhân vật Khán giả yêu thích sân khấu thì nhìn thấy và nhận thức nhân vật của
vở diễn từ con người thật bằng tai, bằng mắt nhưng lại trên một không gian ước lệ với những hành động diễn ước lệ của diễn viên Các nhân vật trong
một số loại hình nghệ thuật khác, như trong nhiếp ảnh, hội họa, điêu khắc… chỉ mãi mãi đứng ở một tư thế trong một không gian tĩnh Trong khi đó, nhân vật của điện ảnh luôn luôn vận động và thể hiện tính cách từ việc đối mặt với các sự kiện diễn ra trong không gian, thời gian Đây là điểm mạnh của nhân vật điện ảnh so với nhân vật của các loại hình nghệ thuật khác” [26] Chính khả năng vận động trên nền bối cảnh thật của hoàn cảnh, của tự nhiên mà người xem trực tiếp cảm nhận nhân vật bằng mọi giác quan như khi họ đối diện với những con người thật trong cuộc sống hàng ngày Trong bối cảnh thật đó, nhân vật điện ảnh xuất hiện với những hành vi, cử chỉ, hoạt
động tác động ngay vào mắt người xem và họ có thể hiểu hoặc ít nhất là cảm
nhận thấy nhân vật trong phim như thế nào Nói chính xác hơn, nhân vật
Trang 22trong điện ảnh giúp người xem thưởng thức chân thực nhất so với nhân vật trong các loại hình nghệ thuật khác “Bởi khi xem một bộ phim, chúng ta thường nhớ nhất là tính cách nhân vật Thậm chí chúng ta quên những chi tiết
về cảnh phim mà họ đóng thì tính cách họ vẫn không phai mờ trong chúng ta
Để làm được điều này, chúng ta phải xây dựng được nhân vật có sự thay đổi
1.1.3 Đặc thù xây dựng nhân vật trong tác phẩm điện ảnh
Một điều rất căn bản là, nhân vật được người sáng tác làm ra, nhưng nó lại không tuân theo mong muốn chủ quan của người sáng tạo ra nó mà có quy luật, một đời sống riêng Không thể bắt nó phải làm như thế này và nghĩ như thế kia Cũng không thể bắt nhân vật của mình phải suy nghĩ gì và hành động
ra sao nếu không theo quy luật phát triển tự nhiên nằm ngay trong bản thân nhân vật đó Nhân vật thực sự chỉ tồn tại lâu bền khi nó được sống, chết, nghĩ
và hành động… theo quy luật phát triển tự nhiên hợp logic “Nhà biên kịch sáng tạo ra kịch bản Mà kịch bản khác câu chuyện Nhà đạo diễn làm phim Anh ta là tác giả của bộ phim Mà bộ phim đâu phải chỉ là câu chuyện Trả lời câu hỏi “Câu chuyện này là của ai” chỉ có một đáp án duy nhất đúng Đó là câu chuyện phải là của nhân vật” [33, tr.86]
Yếu tố cơ bản cho việc xây dựng nhân vật chính là hành động của nhân vật Hành động chính là biểu hiện của tư duy, suy nghĩ của nhân vật Hành động chính là biểu hiện tâm lý, thái độ nhân vật Biên kịch gia Hollywood Syd Field - Nhà biên kịch người Mỹ (1935 - 2003), ông có nhiều tác phẩm viết về kịch - cho rằng: bốn yếu tố làm nên một nhân vật điện ảnh sống động,
Trang 23là: nhân vật phải có quan điểm sống, nhân vật phải có thái độ với những người xung quanh, nhân vật phải có hành động, nhân vật phải có sự thay đổi Đây là những yếu tố quan trọng và cần thiết khi xây dựng và hình thành nhân vật trong tác phẩm điện ảnh “Xây dựng được nhân vật có bốn yếu tố trên đồng nghĩa với việc để người xem có thể cảm nhận đầy đủ vẻ hình thức bên ngoài cũng như nội tâm bên trong của nhân vật” [33, tr 9]
Nhân vật trong bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào cũng phải vận động Vận động chính là phương thức để tự bộc lộ và phát triển tính cách tâm lý Trong tác phẩm nghệ thuật thì tình huống, biến cố chính là “đất” để phát triển tâm lý nhân vật Những biến cố ở cuộc sống bên ngoài có thể là các mối quan
hệ với người thân, bạn bè, xã hội và những mối quan hệ khác tác động lên đời sống nhân vật Những biến cố từ chính bên trong của nhân vật là tính cách, tâm lý Nếu không có hành động thì không có biến cố và ngược lại, hai yếu tố này hỗ trợ nhau, chính vì thế nhân vật mới có điều kiện cũng như khả năng bộc lộ tính cách Tuy nhiên, xây dựng nhân vật điện ảnh phải chân thực, không được gượng ép và không mang tính chủ quan của đạo diễn
Điện ảnh cách mạng Việt Nam đã gặt hái được những thành công trong việc xây dựng nhân vật Đã có nhiều bộ phim hay, cảm động với nhiều nhân vật từ trong cuộc sống thường ngày lên màn ảnh, ít nhiều tạo nên những xúc
cảm và ấn tượng đối với người xem Những nhân vật như Tư Hậu (Chị Tư Hậu), bé Nga trong Con chim vành khuyên, Nết trong Đến hẹn lại lên, Dịu
trong Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Duyên trong Bao giờ cho đến tháng mười
đã tạo nên ấn tượng đặc biệt đối với công chúng Những thước phim đẹp, tinh tế với khả năng diễn xuất tài tình, cuốn hút tạo nên những nhân vật in đậm trong lòng người xem và điện ảnh Việt một thời Vì vậy mà những bộ phim ấy cho dù đã trải qua nhiều năm tháng, nhiều biến thiên, thăng trầm nhưng sẽ chẳng phai mờ trong tâm trí người xem và trong nhiều thế hệ
Trang 241.1.4 Phân loại nhân vật
Kế thừa từ văn học, xét từ bình diện nội dung tư tưởng, kết cấu – cốt truyện, thể loại, cấu trúc có thể chia nhân vật ra các kiểu loại cụ thể sau:
- Từ góc độ nội dung tư tưởng, căn cứ vào phẩm chất nhân vật có thể chia ra nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật trung gian
Nhân vật chính diện là loại nhân vật mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, đại diện cho cái tốt, cái thiện Loại nhân vật này thường đại diện cho khát vọng của tác giả Do đó nhiều nhân vật chính diện trở thành nhân vật lý tưởng của thời đại
Nhân vật phản diện đại diện cho cái xấu, cái ác, mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý, lý tưởng
Đứng giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện là nhân vật trung gian Đây là loại nhân vật có thể tốt lên hoặc xấu đi tùy theo tác động của hoàn cảnh
Sự phân biệt nhân vật chính diện hay phản diện không phải bao giờ cũng rạch ròi, rõ nét
- Từ góc độ kết cấu – cốt truyện có thể chia ra nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ
Nhân vật chính đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, là then chốt trong cốt truyện, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài Nhân vật chính là nhân vật liên can tới các sự kiện chính, hành động chính của tác phẩm Do đó, nhân vật chính phải được xây dựng rất chi tiết, tỉ mỉ thể hiện tập trung chủ đề tác phẩm Đặc biệt, nhân vật chính phải nằm trong xung đột của tác phẩm, ở về một phe xung đột, bị ảnh hưởng, tác động khi xung đột giải quyết
Trong tác phẩm có nhiều nhân vật chính, nhân vật chính quan trọng nhất, có ý nghĩa xuyên suốt tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm Nhân vật trung tâm là nơi hội tụ tất cả mối mâu thuẫn tác phẩm, thể hiện tập trung
Trang 25nhất tư tưởng chủ đề tác phẩm Giống như nhân vật chính, nhân vật trung tâm cũng phải được xây dựng rất chi tiết, tỉ mỉ và nhân vật chính phải nằm trong xung đột của tác phẩm, ở về một phe xung đột, bị ảnh hưởng, tác động khi xung đột giải quyết
Nhân vật phụ là những nhân vật giữ vai trò phụ, thứ hai chứ không phải
là không quan trọng Nhân vật phụ tuy có vai trò không chủ chốt, xuất hiện ít nhưng nhân vật phụ không thể xem thường, nó là loại nhân vật phụ trợ, có tính chất bổ sung, nhưng không thể thiếu, đôi khi ở nhân vật phụ xuất hiện tư tưởng chủ đề quan trọng
- Từ góc độ chất lượng nghệ thuật, người ta dùng khái niệm tính cách
và điển hình để chỉ những nhân vật được khắc họa rõ nét
Tính cách là những nhân vật được khắc họa có chiều sâu, với những đặc điểm tâm lý, diện mạo tương đối rõ nét, đủ định hình để nhân ra đặc điểm của nhân vật đó Thuật ngữ tính cách cũng có khi được dùng với nghĩa là một phương diện quan trọng của nhân vật để phân biệt với các phương tiện khác như chân dung, ngoại hình
Tính cách biểu đạt đến mức độ sâu sắc thì đó là điển hình Chỉ trong những tác phẩm xuất sắc mới có những tính cách đạt đến trình độ điển hình
- Từ góc độ cấu trúc nhân vật có thể chia ra các loại như nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách
Nhân vật chức năng là loại nhân vật thực hiện một số chức năng nào
đó Các nhân vật chức năng thường được cấu trúc như một phương tiện, công
cụ (Phẩm chất nhân vật dường như không thay đổi, đời sống nội tâm không được miêu tả, nhân vật chỉ xuất hiện ở chức năng mà nó đảm nhận)
Nhân vật loại hình là nhân vật có một nét tính cách được tô đậm trở nên tiêu biểu cho loại người nhất định trong xã hội Loại nhân vật này dựa trên cơ
sở tập trung miêu tả một nét tính cách nổi bật và thường là nét tính cách trở
Trang 26thành tên gọi của nhân vật Tính độc diện này làm cho những nét tính cách của nhân vật thể hiện sâu sắc, thậm chí nhiều khi đạt đến trình độ điển hình, nhưng không tránh khỏi sự phiến diện
Nhân vật tính cách là loại nhân vật có cá tính đầy đặn nhiều mặt, thường được xem như một nhân cách Đây là nhân vật vừa lạ vừa quen Lạ vì cái độc đáo của cá tính, tính cách Quen vì mang trong mình sự khái quát cao, tiêu biểu cho nhiều hiện tượng cùng loại Cấu trúc của nhân vật tính cách là khả năng cao nhất của các loại nhân vật trong việc khái quát và chiếm lĩnh thực tại
Nét khác nhau căn bản giữa nhân vật tính cách và nhân vật loại hình là
ở chỗ, một bên tính cách đa diện như một cá nhân, còn một bên chỉ có một nét tính cách được tô đậm thành loại hình Hai loại nhân vật này đều là những nhân vật được khắc họa một cách rõ nét
Nhân vật tư tưởng là loại nhân vật giữ chắc năng bộ lộ một tư tưởng, một quan niệm nào đó Do vậy, có thể nói nhân vật tư tưởng là một dạng của nhân vật chức năng Nhân vật tư tưởng thường đóng vai trò phát ngôn cho tác giả
Sự phân loại kiểu nhân vật chỉ mang tính tương đối, trong thực tế không phải lúc nào cũng phân định nhân vật một cách rạch ròi được Tuy nhiên với việc phân chia nhân vật ra các kiểu loại, cho phép nắm bắt dễ dàng hơn Và từ đó tiến hành phân tích nhân vật thuận lợi hơn
1.2 Khái lƣợc chung về nhân vật trẻ em
Nhân vật trẻ em là khái niệm chỉ hình tượng cá thể là người, nhưng là trẻ em trong tác phẩm nghệ thuật, cái đã được các nhà làm nghệ thuật nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương diện riêng
1.2.1 Hệ thống nhân vật trẻ em
Trang 27Điện ảnh Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay đã có không ít các bộ phim làm về trẻ em, cho trẻ em hoặc phim có sự tham gia của các nhân vật là trẻ em Trong đó có khá nhiều bộ phim đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng, đồng thời đoạt được những giải thưởng cao không chỉ ở các kỳ Liên hoan phim Việt Nam (LHPVN) mà còn tại nhiều Liên hoan phim Quốc
tế (LHPQT) Chẳng hạn, ngay từ đầu năm 1962, phim Con chim vành khuyên đã được giải đặc biệt của Ban giám khảo (BGK) LHPQT Carlovy Vari
(Tiệp Khắc) và giải Bông sen vàng tại LHPVN lần thứ II (1973); năm 1964,
phim Kim Đồng đoạt giải phim thiếu nhi hay nhất tại LHP Á Phi tại Jakarta
(Indonesia) và Bông sen bạc tại LHPVN lần thứ II (1973); năm 1975, phim
Em bé Hà Nội đoạt giải đặc biệt của BGK tại LHPQT Matxcova (Liên Xô) và Bông sen vàng tại LHPVN lần thứ III (1975); năm 1979, phim Chom và
Sa đoạt giải Con voi bạc LHPQT Thanh thiếu niên Bom Bay (Ấn Độ) và Huy chương bạc tại LHP Ba châu lục Nantes (Pháp, 1981); năm 1980, phim Mẹ
vắng nhà đoạt giải đặc biệt tại LHPQT Carlovy Vary và Bông sen vàng tại
LHPVN lần thứ V…
1.2.1.1 Hình tƣợng nhân vật trẻ em dũng cảm, anh hùng
Có thể nói, các nhân vật thiếu nhi trong các bộ phim thời chiến đã trở thành những hình tượng bất diệt bởi phẩm chất anh hùng ngời sáng của các
em Bé Nga trong Con chim vành khuyên của đạo diễn Nguyễn Văn Thông và
Trần Vũ đang ở độ tuổi nhí nhảnh như con chim nhỏ nhưng đã biết lái đò chở cán bộ qua sông Khán giả thực sự nhói đau khi ít phút trước còn dõi theo em nhảy dây, mà chỉ vài phút sau đã thấy em gục ngã xuống bờ sông bởi viên đạn của quân thù bắn từ phía sau lưng hòng ngăn em thông báo cho người cán bộ mối hiểm nguy địch đang phục kích
Cũng ở lứa tuổi thiếu niên như bé Nga, nhưng Kim Đồng trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Nông Ích Đạt và Vũ Phạm Từ lại có những đặc
Trang 28điểm khác Với chiếc cần câu và con sáo nhỏ, Kim Đồng băng đèo lội suối dò xét tình hình và dẫn đường cho cán bộ hoạt động bí mật và em đã hy sinh khi hứng trọn băng đạn của kẻ thù, dành lại phần sống cho những người cán bộ
Đó còn là hình ảnh về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn tí hon trong những
ngày đầu toàn quốc kháng chiến trong bộ phim Tuổi thơ dữ dội của đạo diễn
Nguyễn Vinh Sơn, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Phùng Quán Các nhân vật nhí trong phim đã sống, đối mặt với bom đạn, quân thù và được tự rèn luyện mình trong kỷ luật quân đội Ở mỗi em dù có hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều toát lên tinh thần dũng cảm, đồng cam cộng khổ
và thương yêu nhau như anh em một nhà, sẵn sàng hy sinh thân mình cho cách mạng Đạo diễn Vinh Sơn đã thành công khi chỉ đạo được dàn diễn viên nhí hóa thân thành những nhân vật từng góp phần làm nên chiến thắng lịch sử cách đây cả nửa thế kỷ
1.2.1.2 Hình tƣợng nhân vật trẻ em là nạn nhân của chiến tranh
Còn với cô bé Ngọc Hà trong Em bé Hà Nội của đạo diễn Hải Ninh,
mới hơn 10 tuổi mà đầu đã phải đội dải tang trắng Tuổi thơ của em gắn với một Hà Nội đổ nát bởi những trận càn của bom B52 Tuổi thơ của em gắn liền với ký ức chiến tranh Cảnh Ngọc Hà đầu đội khăn tang vừa đưa cuốn sổ gạo vừa nức nở nói với cô bán gạo “Cô đừng xóa tên mẹ với em cháu” đã khắc sâu trong tâm trí của người xem
Ở giai đoạn sau thống nhất đất nước, đầu tiên phải kể đến câu chuyện
về những tháng ngày thơ ấu bất hạnh và ly kỳ của hai anh em Chom và Sa, người dân tộc Thái, cha bị địch giết, mẹ chết vì đói Cả hai phải sống lẩn khuất, chui rúc trong rừng sâu, chống chọi với những mối hiểm nguy luôn
rình rập để bảo vệ bọc tài liệu của cách mạng trong phim Chom và Sa của đạo
diễn Phạm Kỳ Nam Hay ở một hoàn cảnh khác là mấy chị em Bé trong
phim Mẹ vắng nhà của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư – được xem là đạo diễn
Trang 29có nhiều phim đề tài thanh thiếu niên thành công nhất của điện ảnh Việt Nam – dù các em còn cả cha mẹ nhưng vì thời chiến, mẹ đi đánh Mỹ nên mấy chị
em phải tự cai quản lẫn nhau Khi đó, chị cả Bé thay mẹ lo lắng, cơm nước, sắp xếp việc nhà và dạy bảo các em từ việc giả làm cô giáo dạy các em học, lúc lại trèo lên cây giả vờ nhìn thấy mẹ đang chiến đấu để kể lại cho các em nghe Thỉnh thoảng, mẹ về cũng đem theo chiến thắng kể cho các con nghe rồi lại vội vàng ra trận Phim không thể hiện sự mất mát một cách trực tiếp, nhưng người xem lại cảm thấy người mẹ và chính các em đã bị mất mát quá nhiều Đó chính là ở độ tuổi các em đáng lẽ phải có một tuổi thơ đúng nghĩa, nhưng các em đã quên cả tuổi thơ của mình cho mục đích duy nhất là giúp mẹ đánh thắng quân thù
1.2.1.3 Hình tƣợng nhân vật trẻ em là nạn nhân của sự chia ly
Ngọn đèn trong mơ của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn dựa theo truyện ngắn Mặt trời bé con của nhà văn Thùy Linh, được xem là một trong những phim
truyện thiếu nhi được đánh giá cao trong những năm sau khi thống nhất đất nước Trung là một học sinh ngoan và giàu nghị lực nhưng lại là nạn nhân của một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly dị nhau, Trung bị bỏ rơi Trong quá trình tự kiếm sống để nuôi bản thân Trung đã gặp phải nhiều biến cố nhưng
may mắn gặp được những người tốt nên Trung được về với cuộc đời Ngọn
đèn trong mơ tuy là câu chuyện nhỏ trong một gia đình, nhưng có thể phản
ánh chân dung xã hội cả một thời, khi sức mạnh đồng tiền bắt đầu len lỏi và làm rạn vỡ những giá trị gia đình
Và còn nhiều những tên phim khác làm về thiếu nhi có thể kể ra
như Đứa con nuôi, Khi vắng bà, Đằng sau cánh cửa, Cát bụi hè đường, Gánh xiếc rong… nhưng có thể nói tất cả những phim đó phần lớn đều mang tính
giáo dục, gắn với nhiệm vụ tuyên truyền
Trang 301.2.1.4 Hình tượng nhân vật trẻ em với những hoài bão, ước mơ, vươn lên trong cuộc sống
Chiến dịch trái tim bên phải của đạo diễn Đào Duy Phúc mang một
màu sắc mới Phim nói về một nhóm học sinh lớp 10 rất tinh nghịch nhưng cũng không kém phần thông minh Nhóm rất thần tượng cô giáo của mình và
đã lập ra một chiến dịch tìm người yêu cho cô Ngoài những trò đùa “nhất quỷ nhì ma…” của nhóm học sinh và những rung động đầu đời của tuổi mới lớn,
bộ phim đã đưa ra một cách giải thích dí dỏm về sự thần tượng vốn dĩ là nhu cầu tự nhiên của lớp trẻ
Và mới đây là sự kiện của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh với việc “đốt
cháy” phòng vé Phim không quá mạnh về cốt truyện nhưng khán giả xem phim hầu như ai cũng tìm thấy một thời của mình trong đó từ những đố kỵ, ghen tuông và cả những sự vị tha nhân hậu trong một thế giới tuổi thơ với những trò chơi dân gian như đá cỏ, nhảy dây, bắn bi, rước đèn Trung thu, câu cá… mà lâu lắm rồi mới được tái hiện trên màn ảnh Việt
1.2.2 Đặc điểm của phim thiếu nhi
1.2.2.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
Đối với mọi loại hình nghệ thuật, thiếu nhi bao giờ cũng là đề tài khó Đối với điện ảnh lại càng khó hơn Vì khả năng diễn xuất, biểu hiện tâm lý tính cách nhân vật là việc làm không dễ đối với các diễn viên nhỏ tuổi Chính
vì thế, nếu các đạo diễn, tác giả nắm bắt được đặc điểm, tâm lý của các em thì việc xây dựng nhân vật cho các em sẽ ít nhiều thuận lợi hơn Ở nước ta, điện ảnh thiếu nhi hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương tiện nghệ thuật có tính giáo dục, và tính khuynh hướng rõ rệt, nó nhằm vào những mục tiêu cao thượng đẹp đẽ, nhân đạo
Đặc trưng của phim thiếu nhi được biểu hiện trước hết là nhằm vào các đặc điểm tâm lý của lứa tuổi từ 6 đến 15, như: kinh nghiệm cảm thụ và khả
Trang 31năng đánh giá còn hạn chế, sự hăng hái tiếp thu và chăm chú theo dõi hành vi của nhân vật, khả năng kiểm nghiệm toàn bộ hoặc một mặt nào đó của cuộc sống, và cuối cùng là khả năng so sánh, đối chiếu các hình tượng nhân vật trong phim với cuộc sống chưa sâu sắc Trong phim thiếu nhi, điều nổi rõ thường không phải là sự khắc họa tính cách và mở rộng phạm vi miêu tả nhằm tạo nên những hình tượng lớn, mà là chỉ là khắc họa nhân vật bằng những nét tốt đẹp chọn lọc, có khi đến mức lý tưởng, nhằm truyền đạt, giáo dục đối tượng khán giả nhỏ tuổi Điểm khác biệt giữa phim dành cho thiếu nhi
và phim người lớn là ở chỗ cần trình bày như thế nào, chứ không phải là ở chỗ diễn đạt những gì
1.2.2.2 Mang tiêu chí lý thú, hấp dẫn
Tiêu chí lý thú, hấp dẫn là một trong những tiêu chí hàng đầu của phim thiếu nhi Song không vì thế mà đánh đổi tính hàm súc và giá trị tư tưởng của tác phẩm để chạy theo mục đích giải trí đơn thuần Việc mở rộng khả năng miêu tả toàn diện cuộc sống và giải quyết những vấn đề phức tạp trong các lĩnh vực đạo đức, mỹ học, nhận thức, phim thiếu nhi cũng mang trọng trách như phim người lớn
Để có được tính lý thú và hấp dẫn thì trước tiên các nhà làm phim phải xuất phát từ quan niệm đúng đắn trước nhiệm vụ giáo dục thế hệ mầm non, có
ý đồ nghệ thuật và cuối cùng là phải thông qua con dường diễn đạt để tái tạo cuộc sống một cách chân thực nhất, đồng thời cần phù hợp với tư duy logic suy tưởng của các em Muốn tránh việc giáo huấn thừa, thô thì các nhà làm phim phải tập trung đi sâu vào việc phân tích chính xác kỹ lưỡng về mặt tâm
lý và phẩm chất nhân vật, đề cập đến mối quan hệ qua lại giữa tuổi thơ với xã hội, thiên nhiên, cuộc sống … nhằm giúp các em từng bước nhận thức thế giới, tìm thấy từ trong đó những tấm gương đáng noi theo
1.2.2.3 Nhân vật trẻ em đƣợc khắc họa gắn với hoàn cảnh sống
Trang 32Trong cuộc sống, những gì người lớn gặp đều không vắng mặt trẻ em Cuộc chiến đấu giữ nước hay công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh … tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của các em Các em đều nhận biết và đều quan tâm Các em hiểu rõ những điều tốt đẹp và những thứ chưa tốt, chưa đẹp và cũng biết căm thù cái ác, cái xấu Cũng chính vì điện ảnh phải mang hơi thở của thời đại nên nhân vật nói chung và nhân vật trẻ em nói riêng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ vì hoàn cảnh xã hội Trẻ em sống trong nhiều môi trường khác nhau, với cộng đồng xã hội, với bạn bè, với nhà trường, thiên nhiên … chính hoàn cảnh xã hội là tác nhân có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến sự hình thành, phát triển nhân cách của các em Do đó, nhân vật trẻ
em cần được phản ánh trong mối quan hệ với hoàn cảnh sống
Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh sống như thế nào, thì trẻ em vẫn là những tâm hồn trẻ thơ, non nớt và trong sáng vô cùng Tâm hồn trẻ thơ vẫn rất giàu lòng nhân ái, biết rung động với thiên nhiên, con người, cái đẹp … Tâm hồn trẻ thơ đó còn là một tâm hồn giàu ước mơ, khát vọng Đó có thể là những ước mơ con trẻ, hay đó là những ước mơ rất đời
Vì vậy, điện ảnh dành cho thiếu nhi nên đề cập tới mọi mặt của cuộc sống, giúp đỡ các em nhận thức đúng đắn mọi vấn đề xảy ra hàng ngày, và biết vươn lên Điều quan trọng là tìm ra cách thức thích hợp để trình bày các vấn đề đó Trong tất cả các yếu tố hợp thành kịch bản phim, đối với trẻ em có
lẽ cốt truyện và xung đột kịch tính là hai yếu tố quan trọng nhất Trong cốt truyện phim thiếu nhi cần phải kết hợp một cách hài hòa, hợp lý giữa mặt lý trí với mặt tình cảm Hai phạm trù đó phải trở thành những cơ sở chính, tạo nên giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của phim dành cho thiếu nhi
1.2.2.4 Mang tính giáo dục cao
Trang 33Phim ảnh không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là những bài học sinh động, giúp các em tiếp thu cái hay, cái tốt Do đó việc làm phim trẻ em, xây dựng nhân vật trẻ em thế nào cho phù hợp và phát huy cao nhất mặt tích cực của nó cần phải được lưu ý Trong thực tế cuộc sống, những gì người lớn gặp đều không vắng mặt trẻ em Tất cả từ lớn, đến nhỏ đều thu hút sự quan tâm của các em Các em hiểu rõ những điều tốt đẹp, đồng thời cũng không xa
lạ với những điều còn đáng chê trách Vì vậy nghệ thuật điện ảnh dành cho thiếu nhi cần phải đề cập đến mọi khía cạnh của cuộc sống, giúp đỡ, hướng dẫn các em nhận thức đúng đắn mọi vấn đề xảy ra hàng ngày, từ đó biết cách vươn lên, khắc phục khó khăn Điều quan trọng là tìm cách thức phù hợp để trình bày các vấn đề đó, tránh việc giáo điều
Thực tế cũng cho thấy, phim trẻ em/thiếu nhi cần mở rộng các thể loại, nhằm đáp ứng mục đích giáo dục bằng hình tượng nghệ thuật, bên cạnh đó là đáp ứng nhu cầu giải trí cho các em Chính vì thế mà việc nâng cao số lượng
và chất lượng phim thiếu nhi là điều cần thiết Một khi các nhà làm phim thiếu nhi phát hiện và giải đáp được đúng những yêu cầu, nguyện vọng và ước mơ của các em, khám phá và thể hiện được thế giới tâm hồn tuổi thơ thì khi đó nhân vật trẻ em lập tức sẽ chạm tới trái tim, chạm tới cảm nhận của các
em Cũng từ đó mà nhân vật thiếu nhi xây dựng nên không bị khô khan, công thức, có cách nhìn và suy nghĩ theo kiểu người lớn Mặt khác cách nhìn của các em trong xã hội hiện đại cũng đã thay đổi, cũng không còn đơn giản, ngây ngô theo kiểu con nít ngày xưa nữa
Tiểu kết
Xây dựng nhân vật là yếu tố cần thiết và quan trọng, có ảnh hưởng nhiều đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm Tác phẩm có sống động, tồn tại lâu dài hay không tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ
Trang 34trong việc xây dựng nhân vật của tác phẩm Xem một tác phẩm điện ảnh đã khá lâu, có thể quên tác phẩm ở nhiều điểm, đôi khi quên cả ý nghĩa của tác phẩm, nhưng với nhân vật thì ta khó lòng quên được, nếu nhân vật đó có tính cách, cá tính ấn tượng, đời sống tâm lý riêng biệt
Là môn nghệ thuật đặc biệt khắt khe trong việc xây dựng nhân vật, điện ảnh có những đòi hỏi cũng như kỹ thuật trong công việc này Nhân vật trẻ em cũng không ngoại lệ Xây dựng nhân vật trẻ em trong tác phẩm điện ảnh có những đặc thù riêng, nhưng chưa phải bất cứ người làm sáng tác điện ảnh nào cũng nắm bắt được Không thể bắt nhân vật trẻ em phải làm như thế này và nghĩ như thế kia Cũng không thể bắt nhân vật trẻ em của mình phải suy nghĩ
gì và hành động ra sao nếu không theo quy luật phát triển tự nhiên của tuổi thơ Nhân vật trẻ em trong phim luôn phải tuân theo một cách chặt chẽ quy luật khách quan của chính nó, nghĩa là tuân theo tiến trình phát triển của tính cách và tâm lý của bản thân, hoàn cảnh tạo ra nhân vật trẻ em đó Nếu như người sáng tác bằng ý chí của mình ép nhân vật trẻ em phải có những suy nghĩ hành động và đưa ra tuyên ngôn không phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi, thì nhân vật ấy cùng với tác phẩm ấy sẽ đi vào lãng quên
Trang 35CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN
ẢNH VIỆT NAM TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1 Trẻ em trong mối quan hệ với hoàn cảnh sống
2.1.1 Hoàn cảnh rộng và đời sống của trẻ em
Trẻ em sống trong nhiều môi trường khác nhau, với cộng đồng xã hội, với bạn bè, với nhà trường, với thiên nhiên … chính hoàn cảnh này là tác nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành, phát triển nhân cách của các
em
Với cách miêu tả hình tượng sống động nhất quán và chân thực, những hình ảnh nhân vật trên phim đã tạo được ấn tượng khó quên trong lòng người xem Bởi khán giả được cảm nhận trực diện với nhân vật bằng xương bằng thịt, nhìn nghe, thổn thức và trăn trở cùng nhân vật Điều đó càng làm cho nhân vật trường tồn mãi cùng thời gian Người nghệ sĩ tìm ra hình thức thể hiện nghệ thuật thích hợp, tìm ra con đường đến với tư tưởng, trái tim của số đông quần chúng Mỗi người Việt Nam mấy ai trong đời không từng rung động trước buồn vui gian khổ, hy sinh của dân tộc, qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, không từng có trong mình hình ảnh anh bộ đội, cô thanh niên xung phong, bà mẹ hậu phương … Hoặc hình ảnh làng quê tươi đẹp đã trải qua bao thăng trầm của chiến tranh với những con người giản dị, chất phác, quen thuộc và gần gũi
Trong Con chim vành khuyên – một trong những bộ phim kinh điển của
nền điện ảnh cách mạng Việt Nam – đã đạt tới độ hòa quyện giữa kịch bản văn học, đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật Cả bộ phim là một bài thơ bằng hình ảnh trữ tình mộc mạc nhưng sâu sắc Câu chuyện xảy ra ở miền Nam Việt Nam vào những năm 50 của thế kỉ XX khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang đến hồi quyết liệt Phim có cốt truyện hết sức đơn giản về bố con
bé Nga sống bằng nghề chài lưới, đưa đò ven sông Bé Nga tuy còn nhỏ
Trang 36nhưng cũng mong trở thành cán bộ và được đưa đò như bố Câu chuyện phim
Con chim vành khuyên trở nên thấm đẫm tình cảm vì mỗi giao cảm ruột thịt
của tình phụ tử Hoàn cảnh “gà trống nuôi con” của cha con ông lái đò đã gieo vào lòng người cảm xúc yêu thương
Trong Mẹ vắng nhà, cốt truyện dựa theo truyện ngắn Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Thi Câu chuyện kể về những đứa con của người
mẹ miền Nam (chị Út Tịch) đang đi chiến đấu Những đứa trẻ ở nhà lo cho nhau, chơi cùng nhau, cãi lộn nhau và ngóng mẹ trở về
Chị cả Bé thay mẹ chăm sóc các em
Cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước đang vào giai đoạn ác liệt, toàn dân dồn toàn sức cho chiến đấu, duy chỉ có người già và trẻ em là ở nhà Chính trong hoàn cảnh này, chị cả Bé trở thành chỗ dựa lớn nhất của các em,
Trang 37thay mẹ chăm em và quán xuyến gia đình Sự trống vắng cha mẹ, không những tự chăm sóc bản thân mà còn chăm và dạy dỗ các em … hành động của chị cả Bé đã chạm tới trái tim của khán giả về những thiệt thòi mà Bé và các
em phải chịu đựng vì cuộc chiến tranh xâm lược
Chính “hoàn cảnh xã hội” này đã tạo nên một bé Nga, chị cả Bé … đặc biệt Chiến tranh khiến các em thiệt thòi, không được chăm sóc, yêu thương vẹn toàn, sống xa cha mẹ Bên cạnh đó là nỗi hoảng sợ khi giáp mặt với quân địch, giáp với tiếng súng tiếng bom cùa kẻ thù
Hình ảnh Bé leo cây dừa trở thành hình ảnh đẹp nhất của phim
Trong việc thể hiện đề tài thiếu nhi, có một điều rất đáng trân trọng ở điện ảnh Việt Nam giai đoạn này đó là sự vừa tạo được điển hình nghệ thuật
để đưa vào cuộc sống, vừa từ nhân vật có thật trong cuộc sống, điển hình hóa
Trang 38thành hình tượng nghệ thuật Bé Nga từ nghệ thuật bước ra cuộc đời, còn
nhân vật Bé trong Mẹ vắng nhà lại từ cuộc đời bước vào nghệ thuật
Từ một nhân vật có thật ngoài đời đến hình tượng trên phim là cả một quá trình sáng tạo công phu Bởi lẽ, người làm phim vừa phải đảm bảo hiểu quả nghệ thuật, vừa phải đảm bảo tính trung thực Bối cảnh gia đình, quê hương, người thân đến trang phục, ngoại hình, mọi cử chỉ, tác phong … đều được đạo diễn chăm chút, sàng lọc tỉ mỉ để có thể tái tạo lại được những nét sống động nhất của câu chuyện đời thực Khác một chút với tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Thi, những thước phim kể nhiều bối cảnh vui chơi và hoạt động của những đứa trẻ, đặc biệt là cảnh chị cả Bé hăng hái dạy học cho các em bên cạnh chiếc mẹt rách, sau đó trèo lên cây và ngóng mẹ về Nhân vật Bé – chị cả, đã để lại trong tâm hồn tình cảm người xem Việt Nam không chỉ gương một em bé hiểu chuyện, từ tình yêu thương với mẹ mà em yêu thương xóm làng, quê hương trước sự xâm lăng của giặc, mà còn là cả những nét đẹp điển hình, sâu đậm của một thế hệ thiếu niên nhi đồng Việt Nam trưởng thành trong bão tố cách mạng
Trong Bi, đừng sợ, cốt truyện được xây dựng ở thời bình, khi cuộc sống
vật chất đủ đầy hơn Mấy ai không từng băn khoăn suy nghĩ hoặc khắc khoải trước những vấn đề của xã hội hiện tại khi đất nước đang đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với biết bao biến động, xáo trộn Tất cả những vấn đề đó trở thành những nguyên liệu màu mỡ
để khai thác Hình ảnh cậu bé Bi chạy tới chạy lui trên phim, vui đùa trong những trò chơi thơ ngây và trong sáng đã tạo điểm sáng cho phim Bi tò mò, như nhiều trẻ nhỏ đang lớn, thích xem những gì đang xảy ra xung quanh Bi
cứ lang thang từ khuôn hình này tới khuôn hình khác, như một nhân vật dư thừa chả ăn nhập với nội dung phim, thế nhưng chính cái lang thang đó lại dẫn dắt, kết nối không gian của phim, chính cái dư thừa đó lại cần thiết hơn
Trang 39bao giờ hết, đủ để lấp đầy những khoảng trống trong của các nhân vật khác trong phim
Bi luôn chơi đùa với đá với một sự vô thức Xét về cấu trúc tổng thể, có thể thấy Bi, đừng sợ có sự đối lập giữa hai
thế giới: thế giới của người lớn và thế giới của trẻ nhỏ Thế giới của người lớn
là thế giới khuôn phép, với những ràng buộc của phép tắc, lễ nghi; ở chiều kia
là thế giới của trẻ thơ, của sự hồn nhiên trong trẻo, sống theo cảm xúc Bi bị bao vây bởi không gian phố phường tuy nhiên sự hồn nhiên của Bi như phá
vỡ cái không gian của những lễ nghi ngột ngạt Bi di chuyển một cách khá dễ dàng từ không gian này sang không gian khác, từ gia đình đến phố phường, đễn bãi hoang thoáng đãng ven sông Hồng Gắn liền với hai thế giới đó là hai không gian: không gian phố phường chật chội, tù túng, ngột ngạt, và không gian của thiên nhiên hoang sơ và thoáng đãng Hai gam màu sắc khác nhau
Trang 40đặc trưng cho hai không gian đó: màu xám nhờ, tối tăm của không gian phố phường chật hẹp, và màu xanh mát của bãi hoang, đồng ruộng
Bi ở bãi giữa sông Hồng
2.1.2 Hoàn cảnh hẹp và hình ảnh trẻ thơ
Một đặc điểm tạo nên sức hấp dẫn của hình tượng nghệ thuật là điển hình hóa nghệ thuật Đó là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cái khái quát và cái cá biệt
Một thế giới trẻ thơ với một nỗi niềm xúc động, một tình thương mến bao la, thế nhưng hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình tác động tới các em Đâu là nguyên nhân chủ yếu gây ra nỗi khổ đau, bất hạnh ấy bắt nguồn từ
đâu Không những vì thế mà Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà đã xây
dựng hình tượng nhân vật trẻ em trong hoàn cảnh của đất nước còn chiến tranh Thế giới các em – bé Nga, 5 chị em nhà Bé – gắn liền với cuộc chiến, với tiếng bom, tiếng đạn Các em sống trong cuộc chiến, thiếu thốn tình yêu thương Nhẹ nhàng và sâu lắng, từng góc khuất được khám phá với những