Trẻ em trong mối quan hệ với hoàn cảnh sống

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ) (Trang 35)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Trẻ em trong mối quan hệ với hoàn cảnh sống

2.1.1. Hoàn cảnh rộng và đời sống của trẻ em

Trẻ em sống trong nhiều môi trường khác nhau, với cộng đồng xã hội, với bạn bè, với nhà trường, với thiên nhiên … chính hoàn cảnh này là tác nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành, phát triển nhân cách của các em.

Với cách miêu tả hình tượng sống động nhất quán và chân thực, những hình ảnh nhân vật trên phim đã tạo được ấn tượng khó quên trong lòng người xem. Bởi khán giả được cảm nhận trực diện với nhân vật bằng xương bằng thịt, nhìn nghe, thổn thức và trăn trở cùng nhân vật. Điều đó càng làm cho nhân vật trường tồn mãi cùng thời gian. Người nghệ sĩ tìm ra hình thức thể hiện nghệ thuật thích hợp, tìm ra con đường đến với tư tưởng, trái tim của số đông quần chúng. Mỗi người Việt Nam mấy ai trong đời không từng rung động trước buồn vui gian khổ, hy sinh của dân tộc, qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, không từng có trong mình hình ảnh anh bộ đội, cô thanh niên xung phong, bà mẹ hậu phương … Hoặc hình ảnh làng quê tươi đẹp đã trải qua bao thăng trầm của chiến tranh với những con người giản dị, chất phác, quen thuộc và gần gũi.

Trong Con chim vành khuyên – một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam – đã đạt tới độ hòa quyện giữa kịch bản văn học, đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật. Cả bộ phim là một bài thơ bằng hình ảnh trữ tình mộc mạc nhưng sâu sắc. Câu chuyện xảy ra ở miền Nam Việt Nam vào những năm 50 của thế kỉ XX khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang đến hồi quyết liệt. Phim có cốt truyện hết sức đơn giản về bố con bé Nga sống bằng nghề chài lưới, đưa đò ven sông. Bé Nga tuy còn nhỏ

32

nhưng cũng mong trở thành cán bộ và được đưa đò như bố. Câu chuyện phim

Con chim vành khuyên trở nên thấm đẫm tình cảm vì mỗi giao cảm ruột thịt

của tình phụ tử. Hoàn cảnh “gà trống nuôi con” của cha con ông lái đò đã gieo vào lòng người cảm xúc yêu thương.

Trong Mẹ vắng nhà, cốt truyện dựa theo truyện ngắn Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Thi. Câu chuyện kể về những đứa con của người

mẹ miền Nam (chị Út Tịch) đang đi chiến đấu. Những đứa trẻ ở nhà lo cho nhau, chơi cùng nhau, cãi lộn nhau và ngóng mẹ trở về.

Chị cả Bé thay mẹ chăm sóc các em

Cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước đang vào giai đoạn ác liệt, toàn dân dồn toàn sức cho chiến đấu, duy chỉ có người già và trẻ em là ở nhà. Chính trong hoàn cảnh này, chị cả Bé trở thành chỗ dựa lớn nhất của các em,

33

thay mẹ chăm em và quán xuyến gia đình. Sự trống vắng cha mẹ, không những tự chăm sóc bản thân mà còn chăm và dạy dỗ các em … hành động của chị cả Bé đã chạm tới trái tim của khán giả về những thiệt thòi mà Bé và các em phải chịu đựng vì cuộc chiến tranh xâm lược.

Chính “hoàn cảnh xã hội” này đã tạo nên một bé Nga, chị cả Bé … đặc biệt. Chiến tranh khiến các em thiệt thòi, không được chăm sóc, yêu thương vẹn toàn, sống xa cha mẹ. Bên cạnh đó là nỗi hoảng sợ khi giáp mặt với quân địch, giáp với tiếng súng tiếng bom cùa kẻ thù.

Hình ảnh Bé leo cây dừa trở thành hình ảnh đẹp nhất của phim

Trong việc thể hiện đề tài thiếu nhi, có một điều rất đáng trân trọng ở điện ảnh Việt Nam giai đoạn này đó là sự vừa tạo được điển hình nghệ thuật để đưa vào cuộc sống, vừa từ nhân vật có thật trong cuộc sống, điển hình hóa

34

thành hình tượng nghệ thuật. Bé Nga từ nghệ thuật bước ra cuộc đời, còn nhân vật Bé trong Mẹ vắng nhà lại từ cuộc đời bước vào nghệ thuật.

Từ một nhân vật có thật ngoài đời đến hình tượng trên phim là cả một quá trình sáng tạo công phu. Bởi lẽ, người làm phim vừa phải đảm bảo hiểu quả nghệ thuật, vừa phải đảm bảo tính trung thực. Bối cảnh gia đình, quê hương, người thân đến trang phục, ngoại hình, mọi cử chỉ, tác phong … đều được đạo diễn chăm chút, sàng lọc tỉ mỉ để có thể tái tạo lại được những nét sống động nhất của câu chuyện đời thực. Khác một chút với tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Thi, những thước phim kể nhiều bối cảnh vui chơi và hoạt động của những đứa trẻ, đặc biệt là cảnh chị cả Bé hăng hái dạy học cho các em bên cạnh chiếc mẹt rách, sau đó trèo lên cây và ngóng mẹ về. Nhân vật Bé – chị cả, đã để lại trong tâm hồn tình cảm người xem Việt Nam không chỉ gương một em bé hiểu chuyện, từ tình yêu thương với mẹ mà em yêu thương xóm làng, quê hương trước sự xâm lăng của giặc, mà còn là cả những nét đẹp điển hình, sâu đậm của một thế hệ thiếu niên nhi đồng Việt Nam trưởng thành trong bão tố cách mạng.

Trong Bi, đừng sợ, cốt truyện được xây dựng ở thời bình, khi cuộc sống vật chất đủ đầy hơn. Mấy ai không từng băn khoăn suy nghĩ hoặc khắc khoải trước những vấn đề của xã hội hiện tại khi đất nước đang đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với biết bao biến động, xáo trộn. Tất cả những vấn đề đó trở thành những nguyên liệu màu mỡ để khai thác. Hình ảnh cậu bé Bi chạy tới chạy lui trên phim, vui đùa trong những trò chơi thơ ngây và trong sáng đã tạo điểm sáng cho phim. Bi tò mò, như nhiều trẻ nhỏ đang lớn, thích xem những gì đang xảy ra xung quanh. Bi cứ lang thang từ khuôn hình này tới khuôn hình khác, như một nhân vật dư thừa chả ăn nhập với nội dung phim, thế nhưng chính cái lang thang đó lại dẫn dắt, kết nối không gian của phim, chính cái dư thừa đó lại cần thiết hơn

35

bao giờ hết, đủ để lấp đầy những khoảng trống trong của các nhân vật khác trong phim.

Bi luôn chơi đùa với đá với một sự vô thức

Xét về cấu trúc tổng thể, có thể thấy Bi, đừng sợ có sự đối lập giữa hai thế giới: thế giới của người lớn và thế giới của trẻ nhỏ. Thế giới của người lớn là thế giới khuôn phép, với những ràng buộc của phép tắc, lễ nghi; ở chiều kia là thế giới của trẻ thơ, của sự hồn nhiên trong trẻo, sống theo cảm xúc. Bi bị bao vây bởi không gian phố phường tuy nhiên sự hồn nhiên của Bi như phá vỡ cái không gian của những lễ nghi ngột ngạt. Bi di chuyển một cách khá dễ dàng từ không gian này sang không gian khác, từ gia đình đến phố phường, đễn bãi hoang thoáng đãng ven sông Hồng. Gắn liền với hai thế giới đó là hai không gian: không gian phố phường chật chội, tù túng, ngột ngạt, và không gian của thiên nhiên hoang sơ và thoáng đãng. Hai gam màu sắc khác nhau

36

đặc trưng cho hai không gian đó: màu xám nhờ, tối tăm của không gian phố phường chật hẹp, và màu xanh mát của bãi hoang, đồng ruộng.

Bi ở bãi giữa sông Hồng

2.1.2. Hoàn cảnh hẹp và hình ảnh trẻ thơ

Một đặc điểm tạo nên sức hấp dẫn của hình tượng nghệ thuật là điển hình hóa nghệ thuật. Đó là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cái khái quát và cái cá biệt.

Một thế giới trẻ thơ với một nỗi niềm xúc động, một tình thương mến bao la, thế nhưng hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình tác động tới các em. Đâu là nguyên nhân chủ yếu gây ra nỗi khổ đau, bất hạnh ấy bắt nguồn từ đâu. Không những vì thế mà Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà đã xây

dựng hình tượng nhân vật trẻ em trong hoàn cảnh của đất nước còn chiến tranh. Thế giới các em – bé Nga, 5 chị em nhà Bé – gắn liền với cuộc chiến, với tiếng bom, tiếng đạn. Các em sống trong cuộc chiến, thiếu thốn tình yêu thương. Nhẹ nhàng và sâu lắng, từng góc khuất được khám phá với những

37

nét bình dị, đáng yêu, rung động, xúc cảm sâu xa trong tâm hồn trẻ thơ giữa khắc nghiệt đời thường. Vẫn là ấy những trò chơi con trẻ, thế nhưng xen lẫn, cắt ngang dòng thơ ấy lại là tiếng bom, tiếng đạn, tiếng máy bay địch …

5 chị em cùng mẹ tắm vui đùa trong “Mẹ vắng nhà”

Cô bé Nga (Trần Dung trong vai bé Nga) được xây dựng sống động và ngọt ngào như một cô bé Nga nào đó có thật ngoài đời. Cũng như mọi cô bé khác ở cái làng chài ven sông này, Nga cũng thích nhảy lò cò, nhảy dây, thích chơi những trò chơi con trẻ, thích chăm chút một con chim nhỏ xinh xinh, trải qua tuổi thơ trong sáng của mình giữa lòng quê hương và sự chăm chút yêu thương của người cha. Nga lớn lên từ tình yêu thương làng xóm quê hương, sự ngây, thơ, trong sáng của Nga, sự yên bình của cái làng chài bé nhỏ, sự phẳng lặng của dòng sông … khi giặc Pháp tới, thì tất cả cũng dậy sóng, sôi lên vì căm giận. Nga cũng vậy, cũng biết yêu, biết quý những gì của quê

38

hương, em cũng muốn được đánh giặc để giữ làng với ước mơ nhỏ là chèo đò chở cán bộ qua sông như cha.

Góc máy từ trên cao xuống con đò của Nga

Đối với mọi loại hình nghệ thuật, thiếu nhi bao giờ cũng là đề tài khó. Đối với điện ảnh lại càng khó hơn. Vì khả năng diễn xuất, biểu hiện tâm lý, tích cách nhân vật là việc làm không dễ đối với các diễn viên nhỏ tuổi. Nhưng ở trong Con chim vành khuyên hay Mẹ vắng nhà những khó khăn ấy đã được khắc phục dễ dàng. Có lẽ chính là bởi cái không gian nghệ thuật ấy nó thật hơn bao giờ hết, các em thấm nhuần, diễn mà như không diễn. Chị cả Bé, cũng như bao đứa trẻ khác ở Việt Nam, trong hoàn cảnh chiến tranh, đều phải thay mẹ chăm sóc các em và lo việc nhà. Hoàn cảnh chung là vậy, thế nhưng ở chị cả Bé lại là một sắc thái riêng và khác biệt với việc dạy em học chữ và cùng các em đánh trận giả bắt chước mẹ và các cô đánh giặc. Đó là việc hàng giờ Bé chèo lên cây dừa để ngóng mẹ về và mường tượng kể lại cho các em hành động đánh giặc của mẹ. Vẫn là các em trong chiến tranh, có cùng sự thiếu thốn về vật chất, tình thân nhưng ở Nga và Bé lại là 2 đứa trẻ hoàn toàn

39

khác biệt, với những nét cá tính riêng, hình ảnh riêng. Chưa kể tới sự xuất hiện của Thanh, Anh, Hiển cũng làm cho vai trò của chị cả Bé khác biệt.

Trong Bi, đừng sợ, cậu bé Bi ngây thơ sống giữa gia đình mà mối liên kết giữa các thành viên đang dần lỏng lẻo, nhưng dường như Bi không để ý tới những điều đó. Cậu bé mải mê khám phá thế giới thiên nhiên rộng lớn của riêng mình và luôn muốn bảo lưu ký ức cùng những viên đá trong suốt.

Bi thổi bóng trong cảnh đón ông nội về

Bi trong Bi, đừng sợ không mảy may quan tâm tới sự phức tạp của cuộc sống hiện đại, thậm chí đôi chỗ là bỏ qua để hướng tới sự trong sáng, thuần khiết của con trẻ. Bi là phiên bản của tuổi thơ ham chơi, tinh nghịch của mỗi con người trong đời sống. Bi hồn nhiên như cánh lá phong ép mình trong đá. Dòng chảy của xã hội dường như bị lấn át bởi sự vô tư, hồn nhiên của Bi. Hai thế giới, hai trục suy nghĩ và hành động trái ngược, ở đó Bi là một trục và những người xung quanh Bi là một trục khác, song hành với cuộc sống của

40

Bi. Trong mắt Bi, thế giới thật giản đơn, đôi khi cả những điều khó hiểu, khó giải thích của chuyện người lớn thì đối với Bi, nó cũng tuột qua.

2.2. Trẻ em trong mối quan hệ với chính mình

2.2.1. Những tâm hồn trẻ thơ thanh khiết, trong sáng, giàu lòng nhân ái

Trong Con chim vành khuyên, bé Nga không chỉ biết yêu quê hương đất nước, con người, mà ngay cả với cỏ cây, muôn thú, bé Nga cũng giàu lòng yêu thương. Chẳng vì thế, mà khi em bị địch bắn, vẫn còn kịp mở túi cho chú chim nhỏ bay cao. Và cũng từ đó, mà hình tượng bé Nga đã vượt ra ngoài mọi ý nghĩa bình thường, trở thành biểu tượng không chỉ cho chủ nghĩa anh hùng của thế hệ trẻ mà cho cả lòng nhân từ, bác ái truyền thống của người Việt Nam, tạo nên chất thơ, chất nhân văn cao cả cho chủ đề phim.

Khát vọng hòa bình, mong ước được học tập, được sống yên ấm với bố mẹ, gia đình … là những tiếng thét gào phản đối, lên án chiến tranh, đòi hòa bình, đòi quyền được học hành, được chăm sóc. Nếu bé Nga trong Con chim vành khuyên thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, sự hi sinh quả cảm

của thiếu nhi vì mục đích chống giặc ngoại xâm, đòi hòa bình thì ở chị em nhà Bé trong Mẹ vắng nhà mục đích ấy được trực tiếp hơn, quyết liệt hơn và đã trở thành tiếng nói chung của trẻ nhỏ không phải chỉ ở Việt Nam. Nếu bé Nga là biểu tượng cho khí phách anh hùng, dũng cảm của thiếu nhi Việt Nam thì ở chị cả Bé lại là chiều sâu tình cảm, nồng ấm yêu thương với bố mẹ gia đình. Chi tiết chị cả Bé gượng gạo đòi giống mẹ, hay đòi đi học … đã gây xúc động mạnh cho người xem. Bởi dù có gắng gượng, thay mẹ làm việc nhà, trông em … thì chị cả Bé cũng vẫn là một em bé bình thường với những suy nghĩ con trẻ như các em, cũng muốn giống mẹ và được đi học như các em. Phim không thể hiện sự mất mát một cách trực tiếp, nhưng người xem lại cảm thấy người mẹ và chính các em lại mất đi quá nhiều.

41

Bé Nga, chị cả Bé và các em, dù sống trong hoàn cảnh chiến tranh, các em phải xa bố me, xa trường học, sống trong nghèo khó của cuộc chiến nhưng vẫn giữ được sự trong sáng, thanh khiết vốn có của mình. Các em vẫn là những đứa trẻ, ở đâu đó vẫn là sự ngây thơ, giàu lòng nhận ái và những rung động sâu xa.

Còn ở Bi, đừng sợ đó là sự rung động bởi những cỏ cây, hoa lá bên bãi sông Hồng khi Bi đi nhặt lá về ép, hay nâng niu quả táo để ép đá … hay đó là những hình ảnh về sự nâng niu mà Bi dành cho quả dưa hấu … Còn trong tình thân với gia đình, Bi lại chính là cầu nối, kết nối những cá thể đơn lẻ lại với nhau. Hay chi tiết Bi nằm cạnh người cô (diễn viên Hoa Thúy đóng), cô bị ốm, Bi nằm cạnh và vuốt mặt cô, thể hiện tình yêu thương gia đình rất đỗi bình thường thế nhưng lại rất khó khăn đối với các thành viên khác, ngoài Bi.

Bi, đừng sợ là một câu chuyện đặc biệt, nó không đi theo lối kể thông thường.

Phim tập trung vào cảm giác, từng lát cắt cuộc sống hiện lên trong mắt Bi, có cái lạ, có cái quen … Bi không cần biết đến những điều phức tạp, đáng sợ của thế giới người lớn, điều đó thể hiện ở các chi tiết như Bi vô tư chơi đùa, được mẹ yêu thương, che chở. Sự ngây thơ, trong sáng của Bi chính là sự kết nối những mảnh ghép rời rạc, không đầu, không đuôi, không có mở, không có kết.

2.2.2. Những tâm hồn trẻ thơ giàu ƣớc mơ, khát vọng

Tâm hồn trẻ em luôn đầy khát khao, cháy bỏng khát vọng. Dù sống trong hoàn cảnh lầm than, đói khổ nhưng khao khát, ước mơ của những tâm hồn trẻ thơ ấy vẫn không bao giờ lụi tắt. Mong ước của các em luôn thật bình dị, giản đơn nhưng lại khiến lòng người day dứt. Đó có thể là ước mơ được

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)