Đặc điểm của phim thiếu nhi

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ) (Trang 30 - 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Đặc điểm của phim thiếu nhi

1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi

Đối với mọi loại hình nghệ thuật, thiếu nhi bao giờ cũng là đề tài khó. Đối với điện ảnh lại càng khó hơn. Vì khả năng diễn xuất, biểu hiện tâm lý tính cách nhân vật là việc làm không dễ đối với các diễn viên nhỏ tuổi. Chính vì thế, nếu các đạo diễn, tác giả nắm bắt được đặc điểm, tâm lý của các em thì việc xây dựng nhân vật cho các em sẽ ít nhiều thuận lợi hơn. Ở nước ta, điện ảnh thiếu nhi hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương tiện nghệ thuật có tính giáo dục, và tính khuynh hướng rõ rệt, nó nhằm vào những mục tiêu cao thượng đẹp đẽ, nhân đạo.

Đặc trưng của phim thiếu nhi được biểu hiện trước hết là nhằm vào các đặc điểm tâm lý của lứa tuổi từ 6 đến 15, như: kinh nghiệm cảm thụ và khả

27

năng đánh giá còn hạn chế, sự hăng hái tiếp thu và chăm chú theo dõi hành vi của nhân vật, khả năng kiểm nghiệm toàn bộ hoặc một mặt nào đó của cuộc sống, và cuối cùng là khả năng so sánh, đối chiếu các hình tượng nhân vật trong phim với cuộc sống chưa sâu sắc. Trong phim thiếu nhi, điều nổi rõ thường không phải là sự khắc họa tính cách và mở rộng phạm vi miêu tả nhằm tạo nên những hình tượng lớn, mà là chỉ là khắc họa nhân vật bằng những nét tốt đẹp chọn lọc, có khi đến mức lý tưởng, nhằm truyền đạt, giáo dục đối tượng khán giả nhỏ tuổi. Điểm khác biệt giữa phim dành cho thiếu nhi và phim người lớn là ở chỗ cần trình bày như thế nào, chứ không phải là ở chỗ diễn đạt những gì.

1.2.2.2. Mang tiêu chí lý thú, hấp dẫn

Tiêu chí lý thú, hấp dẫn là một trong những tiêu chí hàng đầu của phim thiếu nhi. Song không vì thế mà đánh đổi tính hàm súc và giá trị tư tưởng của tác phẩm để chạy theo mục đích giải trí đơn thuần. Việc mở rộng khả năng miêu tả toàn diện cuộc sống và giải quyết những vấn đề phức tạp trong các lĩnh vực đạo đức, mỹ học, nhận thức, phim thiếu nhi cũng mang trọng trách như phim người lớn.

Để có được tính lý thú và hấp dẫn thì trước tiên các nhà làm phim phải xuất phát từ quan niệm đúng đắn trước nhiệm vụ giáo dục thế hệ mầm non, có ý đồ nghệ thuật và cuối cùng là phải thông qua con dường diễn đạt để tái tạo cuộc sống một cách chân thực nhất, đồng thời cần phù hợp với tư duy logic suy tưởng của các em. Muốn tránh việc giáo huấn thừa, thô thì các nhà làm phim phải tập trung đi sâu vào việc phân tích chính xác kỹ lưỡng về mặt tâm lý và phẩm chất nhân vật, đề cập đến mối quan hệ qua lại giữa tuổi thơ với xã hội, thiên nhiên, cuộc sống … nhằm giúp các em từng bước nhận thức thế giới, tìm thấy từ trong đó những tấm gương đáng noi theo.

28

Trong cuộc sống, những gì người lớn gặp đều không vắng mặt trẻ em. Cuộc chiến đấu giữ nước hay công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh … tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của các em. Các em đều nhận biết và đều quan tâm. Các em hiểu rõ những điều tốt đẹp và những thứ chưa tốt, chưa đẹp và cũng biết căm thù cái ác, cái xấu. Cũng chính vì điện ảnh phải mang hơi thở của thời đại nên nhân vật nói chung và nhân vật trẻ em nói riêng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ vì hoàn cảnh xã hội. Trẻ em sống trong nhiều môi trường khác nhau, với cộng đồng xã hội, với bạn bè, với nhà trường, thiên nhiên … chính hoàn cảnh xã hội là tác nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành, phát triển nhân cách của các em. Do đó, nhân vật trẻ em cần được phản ánh trong mối quan hệ với hoàn cảnh sống.

Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh sống như thế nào, thì trẻ em vẫn là những tâm hồn trẻ thơ, non nớt và trong sáng vô cùng. Tâm hồn trẻ thơ vẫn rất giàu lòng nhân ái, biết rung động với thiên nhiên, con người, cái đẹp … Tâm hồn trẻ thơ đó còn là một tâm hồn giàu ước mơ, khát vọng. Đó có thể là những ước mơ con trẻ, hay đó là những ước mơ rất đời.

Vì vậy, điện ảnh dành cho thiếu nhi nên đề cập tới mọi mặt của cuộc sống, giúp đỡ các em nhận thức đúng đắn mọi vấn đề xảy ra hàng ngày, và biết vươn lên. Điều quan trọng là tìm ra cách thức thích hợp để trình bày các vấn đề đó. Trong tất cả các yếu tố hợp thành kịch bản phim, đối với trẻ em có lẽ cốt truyện và xung đột kịch tính là hai yếu tố quan trọng nhất. Trong cốt truyện phim thiếu nhi cần phải kết hợp một cách hài hòa, hợp lý giữa mặt lý trí với mặt tình cảm. Hai phạm trù đó phải trở thành những cơ sở chính, tạo nên giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của phim dành cho thiếu nhi.

29

Phim ảnh không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là những bài học sinh động, giúp các em tiếp thu cái hay, cái tốt. Do đó việc làm phim trẻ em, xây dựng nhân vật trẻ em thế nào cho phù hợp và phát huy cao nhất mặt tích cực của nó cần phải được lưu ý. Trong thực tế cuộc sống, những gì người lớn gặp đều không vắng mặt trẻ em. Tất cả từ lớn, đến nhỏ đều thu hút sự quan tâm của các em. Các em hiểu rõ những điều tốt đẹp, đồng thời cũng không xa lạ với những điều còn đáng chê trách. Vì vậy nghệ thuật điện ảnh dành cho thiếu nhi cần phải đề cập đến mọi khía cạnh của cuộc sống, giúp đỡ, hướng dẫn các em nhận thức đúng đắn mọi vấn đề xảy ra hàng ngày, từ đó biết cách vươn lên, khắc phục khó khăn. Điều quan trọng là tìm cách thức phù hợp để trình bày các vấn đề đó, tránh việc giáo điều.

Thực tế cũng cho thấy, phim trẻ em/thiếu nhi cần mở rộng các thể loại, nhằm đáp ứng mục đích giáo dục bằng hình tượng nghệ thuật, bên cạnh đó là đáp ứng nhu cầu giải trí cho các em. Chính vì thế mà việc nâng cao số lượng và chất lượng phim thiếu nhi là điều cần thiết. Một khi các nhà làm phim thiếu nhi phát hiện và giải đáp được đúng những yêu cầu, nguyện vọng và ước mơ của các em, khám phá và thể hiện được thế giới tâm hồn tuổi thơ thì khi đó nhân vật trẻ em lập tức sẽ chạm tới trái tim, chạm tới cảm nhận của các em. Cũng từ đó mà nhân vật thiếu nhi xây dựng nên không bị khô khan, công thức, có cách nhìn và suy nghĩ theo kiểu người lớn. Mặt khác cách nhìn của các em trong xã hội hiện đại cũng đã thay đổi, cũng không còn đơn giản, ngây ngô theo kiểu con nít ngày xưa nữa.

Tiểu kết

Xây dựng nhân vật là yếu tố cần thiết và quan trọng, có ảnh hưởng nhiều đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm. Tác phẩm có sống động, tồn tại lâu dài hay không tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ

30

trong việc xây dựng nhân vật của tác phẩm. Xem một tác phẩm điện ảnh đã khá lâu, có thể quên tác phẩm ở nhiều điểm, đôi khi quên cả ý nghĩa của tác phẩm, nhưng với nhân vật thì ta khó lòng quên được, nếu nhân vật đó có tính cách, cá tính ấn tượng, đời sống tâm lý riêng biệt.

Là môn nghệ thuật đặc biệt khắt khe trong việc xây dựng nhân vật, điện ảnh có những đòi hỏi cũng như kỹ thuật trong công việc này. Nhân vật trẻ em cũng không ngoại lệ. Xây dựng nhân vật trẻ em trong tác phẩm điện ảnh có những đặc thù riêng, nhưng chưa phải bất cứ người làm sáng tác điện ảnh nào cũng nắm bắt được. Không thể bắt nhân vật trẻ em phải làm như thế này và nghĩ như thế kia. Cũng không thể bắt nhân vật trẻ em của mình phải suy nghĩ gì và hành động ra sao nếu không theo quy luật phát triển tự nhiên của tuổi thơ. Nhân vật trẻ em trong phim luôn phải tuân theo một cách chặt chẽ quy luật khách quan của chính nó, nghĩa là tuân theo tiến trình phát triển của tính cách và tâm lý của bản thân, hoàn cảnh tạo ra nhân vật trẻ em đó. Nếu như người sáng tác bằng ý chí của mình ép nhân vật trẻ em phải có những suy nghĩ hành động và đưa ra tuyên ngôn không phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi, thì nhân vật ấy cùng với tác phẩm ấy sẽ đi vào lãng quên.

31

CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)