Nhân vật trẻ em – nỗ lực tái tạo hiện thực và khát vọng nhân văn

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ) (Trang 47 - 49)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Nhân vật trẻ em – nỗ lực tái tạo hiện thực và khát vọng nhân văn

Hiện thực của Mẹ vắng nhà, Con chim vành khuyên là cuộc chiến tranh chống Mỹ và chống Pháp, xã hội chinh chiến triền miên, đói khổ. Xã hội mà ở đó thân phận, giá trị con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bị rẻ rúng, hắt hủi, đầy đọa. Mỗi thân phận, mỗi hình ảnh là một lời tố khổ chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, thê thảm của phận người. Bi, đừng sợ

đó là thân phận các em bị lạc lõng trong vòng quay của xã hội hiện đại, khi mà cuộc sống trở nên quá chật hẹp. Không ít hoàn cảnh xô đẩy nhân vật vào tình huống trớ trêu đến tội nghiệp. Chẳng hạn như cảnh Bi đi tìm chú An, và

44

phải đối mặt với người xăm trổ dữ tợn, hay Bi bắt gặp một nhóm người đàn ông tắm bùn trong bãi ven sông … rồi bỏ chạy.

Xây dựng hình tượng những đứa trẻ bất hạnh, nạn nhân trực tiếp của hoàn cảnh gia đình và xã hội (bé Nga, chị cả Bé chịu thiệt thời của cuộc chiến, Bi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc sống của xã hội hiện đại) … từ đó lột tả cuộc sống chân thực, vẫn toát lên sự trong sáng, tâm hồn cao đẹp của các em. Các em – nhân vật bé Nga, chị cả Bé và Bi – vẫn tràn đầy tình yêu thương, vẫn không ngừng ước mơ, khát vọng với niềm tin yêu cuộc sống mãnh liệt. Đó là tình thương yên quê hương làng xóm của bé Nga chuyển hóa thành lòng căm thù giặc, bất chấp hiểm nguy để cứu cán bộ - những con người đang chiến đấu cho hòa bình của đất nước, của dân tộc. Đó là tình yêu thương dành cho mẹ mà chị cả Bé đã thay mẹ chăm sóc các em, lo việc nhà. Đó là tình yêu thương gia đình mà Bi dành cho ông, bố, mẹ hay người cô muộn chồng. Đó cũng là tình yêu thương Bi dành cho những người thợ trong xưởng đá, hay đối với cỏ cây hoa lá xung quanh em …

Những tâm hồn thánh thiện, hiếu thảo gợi cho người xem nhận ra chân giá trị cuộc sống, với niềm tin, hy vọng trẻ em không bao giờ gục ngã cho dù hoàn cảnh có khắc nghiệt thế nào đi chăng nữa. Những ước mơ thầm kín của các em được khắc họa tinh tế. Đó có thể là ước mơ khao khát được vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

Một tác phẩm điện ảnh có giá trị thực sự thì phải có tư tưởng nhân sinh sâu sắc. Đó chính là thông điệp mà điện ảnh đem đến cho người xem thông qua việc phản ánh những “vấn đề lớn”, có “sức lay động xã hội”. Một con chim vành khuyên được bé Nga lúc sắp chết gắng gượng mở túi áo để có thể bay lên bầu trời tự do trong Con chim vành khuyên, hay ước mơ một ngày

được cắp sách tới trường trong bộ quần áo hoa mới, tung tăng chạy nhảy của chỉ cả Bé trong Mẹ vắng nhà, thậm chí đó còn là khát vọng chiến thắng khi

45

đứng trên ngọn dừa, mà Bé đã hình dung ra mẹ và các cô đánh thắng địch trở về … Tất cả những điều đó nói lên khát vọng nhân văn, chiều sâu tư tưởng nhân sinh, có sức nặng trong lòng người xem và đem đến thành công không nhỏ cho các bộ phim.

Bi hướng lên nhìn chiếc máy bay trên bầu trời

Một phần của tài liệu Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh việt nam (qua con chim vành khuyên, mẹ vắng nhà, bi, đừng sợ) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)