7. Cấu trúc luận văn
3.3. Nhân vật trẻ em trong cách xây dựng qua ngôn ngữ thính giác
3.3.1. Lời thoại
Lời thoại trong điện ảnh bao gồm độc thoại, đối thoại và lời dẫn chuyện. Trong điện ảnh, lời thoại cùng với hình ảnh và các yếu tố khác tạo nên hình tượng nhân vật có sức biểu cảm cao, góp phần tạo xung đột kịch tính của phim truyện. Tuy nhiên trong Bi, đừng sợ, đạo diễn Phan Đăng Di đã lược bỏ một cách triệt để lời thoại. Phim ít thoại như là thái độ từ chối giao tiếp bằng lời nói. Bộ phim diễn biến bằng chuỗi hình ảnh của hành động và cử chỉ khác nhau. Chính trong mạch tự sự phi thoại đó, Bi, đừng sợ tiết lộ một cấu trúc ẩn giấu: sự vắng mặt. Mối quan hệ giữa Bi – bố Bi, bố Bi – ông nội Bi hầu như chả mấy khi có sự giao tiếp. Nhưng ở Bi đó là mối quan hệ gần gũi và thân thiết với mẹ Bi, cô Bi (nữ giới) và ông nội Bi, chú An (nam giới). Vậy khi con người ta trưởng thành, cũng là lúc mà cuộc sống dường như bị khép kín, bao vây bởi quy tắc. Tất cả, gợi nên một nỗi yêu thương và đau đớn, vĩnh viễn diễn ra trong thinh lặng triền miên.
Bi, đừng sợ là bộ phim lấy bối cảnh ở đô thị Hà Nội, những nhân vật
trong phim đều nói giọng Bắc trừ nhân vật mẹ Bi (Kiều Trinh) nói giọng Nam. Trong đoạn hội thoại giữa Bi và cô Thúy ở bữa cơm. Trong bữa cơm thiếu bố Bi, chỉ có ba người phụ nữ và Bi. Như thói quen, mẹ Bi phần cơm cho chồng vào khay, việc đó làm Bi thích thú và cũng muốn ăn như thế. Góc máy đặt cố định, cân bằng với tư thế ngồi của mọi người.
- Con cũng muốn ăn bằng khay
- Không được, chỉ những người uống bia mới được ăn bằng khay - Con cũng là đàn ông như bố đấy thôi
76 - Thế thì từ mai con sẽ uống bia
- Vậy có muốn mẹ cho ăn thêm một cái roi nữa không
Hay đoạn hội thoại giữa Bi và cô Thúy trong cảnh cô Thúy tắm cho Bi: - Cô cho Bi tắm với cô
- Không được - Tại sao
- Không được, cô xấu hổ lắm
- Nhưng cô là gái già rồi, cô không muốn đàn ông nhìn thấy cô xấu xí đâu.
Những ngôn từ trong sáng, đơn giản của Bi phản ánh đúng tâm thế của một cậu bé 5 – 6 tuổi, chưa ý thức nhiều về giới tính, về sự khác biệt giữa vị thế của từng cá nhân trong gia đình và xã hội.
Lời thoại cũng không được sử dụng nhiều trong Con chim vành khuyên. Ấn tượng nhất có lẽ lời dẫn chuyện trong trường đoạn mở đầu. “Câu
chuyện tôi sắp kể với các bạn, xảy ra tại một làng địch tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam trong thời gian kháng chiến. Đây là con sông quê hương tôi.” Cũng không rõ đây là lời kể của nhân vật bé Nga về cuộc sống của mình và cha hay là từ một lời kể của người thứ ba về câu chuyện đã từng xảy ra ở làng chài quê hương. Chỉ biết rằng, câu chuyện đã bắt đầu, đã được mở đầu, địa điểm được xác định là làng chài quê hương với những hình ảnh thân thuộc qua từng góc máy quay ghi lại. Sau đó là hình ảnh bé Nga, cô bé đang chơi nhảy dây – một em bé Việt, đang chơi trò chơi con trẻ thường thấy như ở bao làng quê Việt khác.
Có lẽ Mẹ vắng nhà là phim sử dụng lời thoại nhiều nhất trong 3 phim khảo sát. Tính cách, diễn biến tâm lý của 5 chị em Bé bộc lộ qua cử chỉ, điệu bộ và đặc biệt là lời thoại. Những câu nói ngắn, đúng phương ngữ Nam bộ giúp đạo diễn thể hiện tốt hơn nội dung phim. Chẳng hạn như trong trường
77
đoạn chị cả Bé dạy các em học. Cuộc tranh luận giữa năm chị em với mỗi em mỗi mức độ khác nhau. Trong từng lời nói của chị cả Bé chứa đựng sự chỉ bảo, chăm sóc, dạy dỗ các em: “Đứa nào đánh vần được chữ đánh, mai mốt má cho đi học nghen … Mày nói như vậy, không cho mày đi, bắt mày ở nhà … mày giống má hay má giống mày … Tụi bay dành nhau như vậy, tao nói với má không cho đứa nào đi học hết” thế nhưng đối với Thanh, Anh hay Hiển lại là những câu nói ngắn lửng, không rõ ràng rất con nít: “Em giống má cái mũi con mèo mà … đờ anh đanh sắc đánh mà không cho người ta đi mà … Em cũng giống má cái mắt to mà chị hai …”. Thế nhưng câu thoại của chị cả Bé “Tao cũng giống má hen … mày bảo tao không giống, tý má về tao không chia bánh cho nữa, rồi …” lại khiến người xem bật cười vì bản tính con trẻ của chị cả Bé. Tuy phải thay má chăm các em, phải già dặn, chững chạc hơn các em, nhưng ở chị cả Bé cũng có lúc vẫn là một đứa trẻ, cũng cần được chăm sóc, bảo ban. Hoặc lời thoại đặc biệt có tác dụng trong trường đoạn Bé leo lên cây dừa kể lại chuyện mẹ và các cô đánh giặc cho các em nghe. Đây cũng là một trong những trường đoạn rất đắt của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. Bộ phim là câu chuyện về năm chị em Bé do vậy việc sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt đời thường là điều hiển nhiên, lời thoại ngắn nhưng xúc tích, phản ánh đúng tâm lý của các nhân vật trẻ em, khiến chúng thật gần gũi và chiếm được cảm tình của người xem.
3.3.2. Tiếng động
Tiếng động bao gồm loại có quan hệ với thiên nhiên (tiếng gió thổi, mưa rơi, tiếng chim hót …) hay tiếng động do con người tạo ra (tiếng vó ngựa, tiếng giày dép đi trên sàn nhà …). Và trong cả 3 phim khảo sát, việc sử dụng tiếng động rất đáng suy ngẫm.
Mẹ vắng nhà, mở đầu với cú lia mày dài và âm thanh cười đùa của
78
con cười, âm thanh của thiên nhiên hòa chung lời ru của người mẹ … tất cả bị cắt đứt bởi tiếng máy bay địch và tiếng khóc xé lòng của em Bé. Như vậy, tiếng động đã đóng vai trò của việc dẫn dắt câu chuyện, chuyển cảnh cho nhịp của phim. Sau tiếng máy bay địch, là sự vắng mặt của mẹ, chị cả Bé thay mẹ để chăm các em. Từ những cảnh sau, việc nghe thấy tiếng máy bay địch xuất hiện thêm hai, ba lần nữa, nhưng ở lần đầu tiên này, là lần duy nhất mẹ chở che cho các con, còn ở những lần sau là hình ảnh của chị cả Bé thay thế vị trí của mẹ. Âm thanh này cũng như đánh dấu một sự trưởng thành cho Bé, ở đó, Bé trở thành người chăm sóc, bảo vệ các em. Chẳng hạn như trường đoạn, Thanh đi trả ghe, gặp máy bay địch, Bé lo lắng và quên sự hiểm nguy, chạy đi gọi Thanh, và đưa Thanh về - công việc này đáng lẽ là của cha của mẹ - Bé đã trưởng thành.
Đạo diễn Nguyễn Văn Thông và Trần Vũ cũng đã thể hiện tiếng lời bình ngay đầu phim để dẫn dắt câu chuyện. Lời kể chuyện đó như của bé Nga – bé Nga ở một nơi nào đó đã rất xa - kể câu chuyện về dòng sông quê hương, về bản thân mình. Âm thanh của tự nhiên đầu tiên đó chính là tiếng diều sáo của người cha và tiếng con chim vành khuyên. Diều sáo thì bay trên bầu trời thoáng đãng, thanh bình, chim vành khuyên tự do bay nhảy … âm thanh của tự nhiên đó kết hợp với lời đếm nhảy dây của bé Nga, góc máy từ từ dần lên cao hướng xuống bé Nga – nhân vật chính của câu chuyện. Tiếng diều sáo một lần nữa xuất hiện lại, khi bé Nga nghịch diều của cha, âm thanh to nhỏ, lộn xộn đúng với cảnh chiếc diều sáo chao đảo, báo hiệu một sự thay đổi, không khí yên bình của xóm chài sẽ bị tác động. Có lẽ, cũng chỉ là những chi tiết nhỏ, nhưng âm thanh đó tác động vào chính diễn biến tâm lý của Nga, Nga bị cha mắng, rồi phát hiện ra cái hang đáng sợ, rồi kế đó là những tên giặc Tây …
79
Hình ảnh của Bi, đừng sợ mang tới nhiều cảm xúc nhưng dẫn dắt từng mạch cảm xúc cho khán giả là âm thanh. Thanh âm gắn với không gian hoạt động của bố Bi là quán nhậu với những tạp âm hỗn loạn, ồn ào trong khi âm thanh gắn với không gian hoạt động của mẹ Bi là ngôi nhà yên ả, tĩnh lặng. Bộ phim không sử dụng âm nhạc một cách lộ liễu mà dùng âm thanh của cuộc sống thường nhật trong suốt chiều dài phim.
Nếu như tiếng bước chân của một đứa trẻ 6 tuổi, tiếng xe cộ cùng âm thanh náo nhiệt của một buổi chiều mùa hè Hà Nội đưa khán giả bước vào cuộc hành trình của cậu bé Bi và những viên đá trong thế giới người lớn, thì khép lại chuyến đi đó là những thứ âm thanh tạo cảm giác day dứt, ám ảnh khôn nguôi. Âm thanh vốn có của cuộc sống được đạo diễn Phan Đăng Di tận dụng triệt để. Tiếng những viên đá va vào thành ly thủy tinh, tiếng nhai thức ăn của các nhân vật, tiếng chày giã cua, tiếng thở trong đêm, tiếng trẻ em vui đùa và cả những tạp âm không tên của đường phố Hà Nội. Và rồi hình ảnh cuối của bộ phim là chiếc máy bay trên bầu trời từ từ đáp xuống trong cảnh Bi và mẹ Bi ra thắp hương cho ông nội trong ngày giỗ đầu của ông - người ông đã từng cố gắng vượt không gian để đi đến những nơi xa lạ, đến tận châu Mĩ, nơi ông cất giấu kỉ niệm bằng những lá phong ép trong cuốn sách cũ. Người ông ấy giờ đây đã chết, nhưng chiếc máy bay như là biểu tượng cho một không gian khác và xa xôi ấy đã trở lại. Cảnh kết phim, màn hình đen và vang lên tiếng Bi gọi mẹ: “Mẹ ơi mẹ ơi!” và tiếng trả lời nghẹn ngào trong nước mắt: “Mẹ đây!”. Hình ảnh đã khép lại nhưng âm thanh còn vang vọng như muốn reo rắt vào lòng người xem một sự trắc ẩn nào đó của tác giả.
3.3.3. Âm nhạc
Trong các phương pháp biểu hiện bằng âm thanh thì âm nhạc góp phần thi vị nhất. “Bằng việc xếp đặt lại trật tự và thay đổi các motif âm nhạc,
80
nhà làm phim có thể so sánh một cách tinh tế các cảnh, truy tìm các mẫu hình phát triển và khơi gợi những ý nghĩa ẩn tàng” [4, tr. 513]
Âm nhạc có lẽ được sử dụng nhiều nhất trong Con chim vành khuyên so với hai phim khảo sát còn lại. Âm nhạc nổi lên ngay từ những cảnh đầu tiên và đến cuối phim. Đôi chỗ bị dìm xuống để tôn tiếng động hay lời thoại, rồi lại nổi lên như mạch dẫn dắt câu chuyện. Đạo diễn Nguyễn Văn Thông và Trần Vũ cùng nhạc sĩ Hoàng Vân đã sử dụng âm nhạc để biểu hiện trạng thái tâm lý nhân vật rất rõ nét. Đặc biệt là bé Nga. Âm nhạc vui tươi êm ả khi Nga chơi đùa cùng thiên nhiên, nhưng lập tức réo rắt, lên bổng xuống trầm đột ngột khi Nga nhìn thấy hình tượng đáng sợ trong miếu. Hay đoạn tâm trạng Nga rối bời vừa nhảy dây, vừa nhìn sang bên kia sông, rồi tưởng tượng cảnh cán bộ Việt Minh bị địch bắt … nhạc nổi lên, mạnh như xé lòng người … diễn biến tâm lý của Nga từ sợ sệt, lo lắng tới sự bất chấp nguy hiểm, lao mình ra cứu cán bộ Việt Nam trước âm mưu của địch.
Mẹ vắng nhà sử dụng âm nhạc trong những trường đoạn về ước mơ
của Bé. Âm nhạc nhẹ nhàng đi vào trong giấc mơ ấy, khi mà mấy chị em Bé được mặc áo mới, đi học cùng các bạn, được nô đùa không phải sợ tiếng bom, tiếng đạn. Khi mà trong giấc mơ ấy là tràn ngập tiếng cười, niềm vui, hạnh phúc khi được bố mẹ ở cạnh bên chăm sóc. Với cảm xúc như vậy thì chẳng lời bình, lời thoại nào có thể diễn tả nỗi, chỉ những nốt nhạc du dương mới phát huy hết tác dụng lúc này, lấy đi cảm xúc thực của người xem, khiến người xem cũng chìm đắm trong giấc mơ của mấy chị em nhà Bé.
Với Bi, đừng sợ là cái không khí cứ trầm lặng trong gia đình, tiếng
đàn bầu lẩn khất đâu đó. Khác với Mẹ vắng nhà và Con chim vành khuyên,
âm nhạc trong Bi, đừng sợ không nặng lời giải thích mà tinh tế len sâu vào
bản chất sự kiện cũng như tâm lý nhân vật để gián tiếp bày tỏ ý tưởng. Chẳng hạn trong cảnh kết, chỉ khi màn hình tối đen thì những giai điệu của nhà soạn
81
nhạc Vũ Nhật Tân cất lên cũng là lúc mỗi người xem tìm được những nỗi niềm riêng trong tâm hồn, cũng có khi chỉ là những dấu lặng hay những dòng suy nghĩ bâng quơ. Giải pháp thể hiện này đã đưa tác phẩm đến gần với ngôn ngữ điện ảnh truyền thống quốc tế.
Như vậy, âm thanh đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho nhân vật diễn tả tâm lý, ở đây trong ba phim khảo sát là nhân vật trẻ em bé Nga, chị cả Bé và Bi. Âm thanh như dòng chảy cuộc sống cùng với hình ảnh trên đường hình lột tả rõ nét hơn sự diễn biến tâm lý của nhân vật, suy nghĩ, hành động của nhân vật phù hợp với tuyến truyện đang triển khai. Âm thanh còn tích cực giúp chúng ta tiếp nhận và diễn giải các hình ảnh trên màn hình, tạo tiết tấu nhanh hay chậm và thể hiện không gian, thời gian của bộ phim.
Tiểu kết
Giăng Cốc-to đã đưa ra nhận định: “Phim, đó là chữ viết của các hình ảnh thị giác” còn A-lếch-xăng Ác-mu thì cho rằng: “Điện ảnh là ngôn ngữ của các hình ảnh thị giác có từ vựng, phép đặt câu, bỏ lửng trong câu, có các dấu chấm câu và ngữ pháp của mình” [15; tr. 8]. Hình ảnh là chất liệu cơ bản của ngôn ngữ điện ảnh, cái sẽ tác động trực tiếp vào thị giác khán giả. Trong khi đó, nhân vật của điện ảnh luôn luôn vận động và thể hiện tính cách từ việc đối mặt với các sự kiện diễn ra trong không gian, thời gian thật. Nhân vật trong tác phẩm điện ảnh không thể đứng yên, thiên về suy nghĩ, mà phải luôn vận động và biến đổi. Từ hành động nhân vật mới bộc lộ tính cách và đời sống tâm lý. Chính khả năng vận động trên nền bối cảnh thật của hoàn cảnh, của tự nhiên mà người xem trực tiếp cảm nhận nhân vật bằng mọi giác quan như khi họ đối diện với những con người thật trong cuộc sống hàng ngày. Nhân vật điện ảnh xuất hiện với những hành vi, cử chỉ, hoạt động “tác động trực tiếp”, “thật nhất” vào cảm nhận của người xem. Thực tế, thì một bộ phim có
82
thể bị lãng quên vài chi tiết, nội dung nhưng ở nhân vật nếu có tính cách, cá tính ấn tượng, đời sống tâm lý riêng biệt thì sẽ ghi dấn ấn, khó phai mờ trong lòng khán giả. Chính vì vậy, đưa ra và phân tích khái quát nhân vật trẻ em ở ba phương diện, đó là nghệ thuật kể chuyện điện ảnh (biên kịch), ngôn ngữ thị giác (hình ảnh) và ngôn ngữ thính giác (âm thanh) để từ đó phân tích sự khắc họa nhân vật trong các bộ phim khảo sát, cụ thể là nhân vật bé Nga, chị cả Bé và các em, nhân vật Bi. Việc sử dụng ngôn ngữ điện ảnh của các đạo diễn, đã xây dựng nhân vật với những nét sáng tạo riêng, nét cá tính, đặc điểm tính cách cụ thể với diễn biến tâm lý riêng trong từng bối cảnh xã hội của từng phim, qua đó thấy được những nét khắc họa rõ nhất về nhân vật trẻ em trong điện ảnh Việt Nam.
83
KẾT LUẬN
Những thành công trong xây dựng nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt Nam có nhiều nguyên nhân, từ kịch bản, dàn cảnh tới diễn xuất của diễn viên. Câu chuyện của phim có hấp dẫn, các nhân vật được xây dựng