7. Cấu trúc luận văn
3.1.4. Không gian – thời gian
Không – thời gian thực
Không – thời gian chủ yếu gắn với Bi trong Bi, đừng sợ là không gian ngôi nhà – căn nhà tập thể của một gia đình trung lưu Hà Nội. Trong khi những người phụ nữ xuất hiện gắn với bối cảnh của căn bếp thì những người đàn ông trong phim lại xuất hiện trong những bối cảnh ngoài không gian ngôi nhà. Bi là nhân vật duy nhất, tồn tại ở cả hai không gian – thời gian này. Bi di chuyển từ không gian này sang không gian khác, như một vật kết nối.
Mẹ vắng nhà và Con chim vành khuyên lại tái hiện không gian hậu
phương trong thời chiến. Là cha con bé Nga sống làng chài ven sông, âm thầm hoạt động cách mạng với hành động chở cán bộ qua sông. Hay là cảnh khi mẹ và cha đánh giặc vắng nhà, mấy chị em Bé chăm nhau, đùm bọc, chia nhau một củ khoai, chùm chôm chôm … được phản ánh chân thực. Cuộc sống của bé Nga và cha, cuộc sống của năm chị em Bé được khắc họa gắn liền với
59
những hình ảnh đậm chất quê hương, mà ở đó, khi cuộc chiến ác liệt nhưng cũng có những khoảnh khắc mà nụ cười vẫn ngự trị.
Không – thời gian tâm trạng
Nhân vật Bi trong Bi, đừng sợ có không gian hoàn toàn khác với không gian của các nhân vật còn lại. Bi, tượng trưng cho sự khởi đầu, với tất cả sự trong sáng và đáng yêu nhất. Bi như dòng nước mát trong, len lỏi chảy qua những góc khuất của thế giới người lớn nhưng lại vô nhiễm, không vẩn đục. Bi luôn xuất hiện trong những khung hình đẹp, rộng, tươi sáng, đem lại sự lạc quan cho cả nhân vật và người xem. Tính “melodrama” và mâu thuẫn của từng nhân vật cũng không được đẩy lên cao mà Bi, đừng sợ chỉ có tính kể
chuyện chứ không khắc họa cao trào mâu thuẫn như những phim 3 hồi thông thường.
Không gian tâm trạng trong Mẹ vắng nhà và Con chim vành khuyên
xen lẫn với không gian thực tại. Đó chính là những ước mơ cuả chị cả Bé khi mà cả mấy chị em được diện quần áo mới đi học trong trường đoạn cuối. Trong giấc mơ ấy hiện lên khung cảnh mấy chị em Bé, con Thanh, con Anh, cu Hiển đều được cắp sách tới trường. Được mặc những bộ quần áo lành lặn, sạch đẹp và cùng dắt tay nhau tới trường với niềm hân hoan vui sướng. Những con chữ bay lên và hóa thành những chú chim trắng trong không gian thanh bình êm ả, không còn tiếng súng tiếng bom. Khi giấc mơ ấy nhòa đi, Bé trở lại với hiện tại. Hay trong trường đoạn chị Út tịch đang bồng con, bỗng lại nghe tiếng máy bay giặc và một chuyến đi mới lại bắt đầu. Bé bồng thằng út trên tay, dỗ em nín “mai mẹ về, mai mẹ về”, nhưng nó biết rằng mẹ sẽ vắng nhà lâu lắm. Niềm mong ước thật giản dị chỉ mong có mẹ về, mong đi học thật ở trường chứ không phải trò chơi dạy chữ với tấm bảng đen và cái mẹt rách. Nhưng nó cũng thật lớn lao vì chứa đựng biết bao sự hy sinh của những tâm hồn trẻ thơ Việt Nam trong chiến tranh.
60
Không gian tâm trạng cũng được xuất hiện trong trường đoạn cuối của
Con chim vành khuyên. Từng có những lúc Nga đã từng ước mơ được chèo
đò trên dòng sông ấy nhưng trong thời khắc bên kia là sự sống, bên này là cái chết, Nga đã mường tượng ra cảnh các cán bộ bị bắt như thế nào khi qua sông, khiến tâm trạng rối bời. Chính cái không gian tâm trạng này là nguyên nhân cho hành động sau này của Nga, khi em bất chấp nguy hiểm, dũng cảm hét lớn để cán bộ không qua sông. Sự hi sinh đó càng được đẩy lên cao trào. Dòng sông quê hương hiền hòa là thế mà cũng có lúc lại trở nên khắc nghiệt đối với Nga. Nga đã ngã xuống chính dòng sông này để bảo vệ cán bộ Việt minh.