7. Cấu trúc luận văn
3.1. Nhân vật trẻ em trong nghệ thuật kể chuyện điện ảnh
3.1.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống phim
Đạo diễn Nguyễn Văn Thông và Trần Vũ, khi đưa truyện ngắn lên phim đã đổi nhân vật cô con dâu và ông bố chồng thành hai cha con. Hoàn cảnh “gà trống nuôi con” của cha con ông lái đò đã gieo vào lòng người cảm xúc yêu thương. Đặc biệt, trường đoạn hy sinh của bé Nga trong phim được đánh giá là trường đoạn thành công nhất của phim. Hình ảnh bé Nga trúng đạn ngẩng mặt vươn tay lên trời cao gọi “cha” một tiếng rồi lảo đảo quay vòng, khụy xuống. Sự hy sinh của bé Nga gây xúc động mạnh cho người xem, đồng thời mang tính biểu tượng cao đẹp, đậm chất bi tráng. Trường đoạn này được đánh giá là giàu hình ảnh trữ tình, được xử lý rất thành công trong điện ảnh Việt Nam. Hình tượng nhân vật càng được tôn lên trong không gian dân tộc đậm đà, một dòng sông êm ả, một nương dâu xanh, một khóm dừa tỏa bóng, một bụi tre la đà, một người du kích cần cù chở đò quăng lưới với cô con gái nhỏ xinh xắn…
Đối với Mẹ vắng nhà, tuy không trực tiếp xây dựng những hình ảnh
dữ dội về cuộc chiến, nhưng thông qua hình ảnh năm đứa trẻ, đạo diễn Nguyễn Khánh Dư lại nhìn một góc khuất khác của cuộc chiến. Tình huống của phim được xây dựng như tựa của phim. Chỉ với ba chữ “mẹ vắng nhà” thôi mà gợi bao điều. Đó chính là hoàn cảnh thúc đẩy nhân vật trong phim suy nghĩ và hành động như thế nào, nhân vật vận động trong suốt chiều dài của phim ra sao.
Thế giới của Bi trong Bi, đừng sợ là một thế giới đơn giản, đầy những thứ đẹp đẽ đang chờ nó khám phá. Nó không cần biết đến những điều phức tạp, “đáng sợ” của thế giới người lớn khi Bi vô tư chơi đùa, và được mẹ yêu
54
thương, che chở. Cách xử lý kịch bản với những tuyến chuyện lồng ghép, chồng chéo lên nhau đẩy người xem vào cảm giác vừa tò mò, lại vừa sợ hãi trước sự thiếu hụt tình cảm một cách có chủ ý. Chuyện đó không phải là điều xa lạ trong xã hội ngày nay nhưng khi cảm nhận nó trên màn ảnh dưới cái nhìn của Bi, nỗi sợ của một đứa trẻ đã biến thành nỗi sợ của người lớn.
Từ những cách khai thác chất bi hài trong cuộc sống, từ những tình huống oái ăm, nghịch dị, các đạo diễn khéo léo gợi cho người xem những suy nghĩ sâu xa về cuộc đời, về con người. Đôi khi tính bi hài được lựa chọn tạo sự bất ngờ cho người xem. Hoặc đó cũng có thể là tình huống nhẹ nhàng mà tinh tế, gợi những rung động sâu xa trong lòng người về vẻ đẹp trong sáng, tâm hồn thanh khiết của những đứa trẻ. Những đứa trẻ lương thiện, luôn vượt qua sự dồn nén, vùi dập để tự khẳng định phẩm giá tốt đẹp của mình. Đôi khi các em lại chín chắn, có những hành động mạnh mẽ khác hẳn với lứa tuổi của các em.
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng chi tiết
Khéo léo đan cài các chi tiết để thể hiện rõ sự đói khát, hoàn cảnh khổ cực của trẻ em trong chiến tranh, hoặc đó là sự cô đơn, thiếu vắng của trẻ em trong cuộc sống hiện đại. Đó chính là những gì mà các đạo diễn Nguyễn Văn Thông, Trần Vũ, Nguyễn Khánh Dư và Phan Đăng Di đã xây dựng trong Con
chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà và Bi, đừng sợ.
Mẹ vắng nhà không đi vào miêu tả những bùng vỡ từ mối xung đột
gay gắt của cuộc chiến, mà sử dụng tài tình các chi tiết đi vào lòng người như sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của con người trong cuộc sống thời chinh chiến. Sự thiếu thốn tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ đẩy năm chị em Bé nương tựa vào nhau. Bé trở thành hình mẫu cho các em, quán xuyến mọi việc. Thế nhưng ở người chị cả tưởng như trưởng thành “người lớn ấy” vẫn bộc lộ những nét trẻ con căn nguyên của mình. Bé cũng ước mơ được
55
chăm sóc, được đi học, việc vốn dĩ bình thường đó lại trở thành ước mơ lớn lao của 5 chị em. Hay Bé cũng mong muốn được giống mẹ (trong đoạn tranh cãi của bốn chị em xem ai giống mẹ). Cái sự “giống” ấy nó âm thầm, sâu lắng mà chỉ có Bé và người xem cảm nhận bởi góc máy quay cận đặc tả sự diễn cảm trên khuôn mặt bé. Hậu cảnh vẫn là sự tranh cãi của Thanh, Anh và Hiển.
Bé Nga trong Con chim vành khuyên, tuy được sống cùng cha nhưng lại sớm mất mẹ. Cha con bé Nga sống ở vùng địch hậu. Không đi sâu vào lai lịch của bé Nga nhưng sự đan cài chi tiết con diều sáo, con đò, con chim vành khuyên – những chi tiết gợi tới sự thân quen của quê hương nhưng cũng lại là những chi tiết tạo tình huống, đẩy cảm xúc của nhân vật lên những cung bậc cảm xúc khác biệt. Chẳng hạn hình ảnh con sông, vốn hiền hòa sẽ là khung trời mơ mộng tuyệt đẹp của Nga nhưng ở trường đoạn cuối, thì vẫn với con đò ấy, con sông ấy lại đẩy cảm xúc lo lắng, sợ hãi lên tột độ đối với Nga. Trường đoạn trước thì con sông, con đò lại là khúc thơ hình ảnh trữ tình với ước mơ chở cán bộ qua sông của Nga. Rồi ở trường đoạn cuối, con đò, khúc sông lại là nguyên nhân cho suy nghĩ và hành động phía sau của Nga. Con đò ngày cành tiến gần về phía cán bộ, lòng Nga lại như lửa đốt, khúc sông không có sóng mà sóng gợn trong lòng của nhân vật.
Mô hình nhân vật cặp đôi (vợ chồng, cha con, chị em) đã trở thành điển phạm mới của điện ảnh cách mạng khi nó diễn tả sâu sắc quá trình giải quyết mối quan hệ giữa riêng – chung cũng đồng thời là sự trưởng thành, là vẻ đẹp lí tưởng của cách mạng. Cha con bé Nga (Chim vành khuyên), 5 chị em Bé: Bé - Thanh, Hiếu - Anh (Mẹ vắng nhà) … rất điển hình cho điện ảnh cách mạng, kiểu nhân vật được đóng gói theo hồ sơ: chiến sĩ cách mạng, vượt qua tình cảm cá nhân, anh dũng chiến đấu. Trong cuộc sống hiện đại, cuộc sống với sự đủ đầy vật chất, thì việc xây dựng con người mới là điểm nhấn trong xây dựng tính cách nhân vật. Chính vì thế trong Bi, đừng sợ không xây
56
dựng mô hình nhân vật cặp đội. Nhân vật Bi và những viên đá tinh khiết được đạo diễn chọn làm mối liên kết giữa các nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau và trong suốt chiều dài 90 phút phim, từ đó làm nổi lên nỗi đau đớn, dày vò, khát khao về thể xác của các nhân vật được thể hiện rõ nét. Bi như một thế giới với đầy sự trong sáng, đẹp đẽ đang ngày ngày đối diện với hiện thực cuộc sống của người lớn với nhiều sự ẩn khuất, tâm lý phức tạp. Các yếu tố cơ bản để tạo nên kịch tính không được đạo diễn Phan Đăng Di sử dụng và cũng không đặt nhân vật trước thử thách để họ phải giải quyết, không giải thích những biến chuyển tâm lý của họ… Cái mà Bi, đừng sợ tạo ra chính là những cảm giác rất hiện thực nhưng đồng thời cũng rất khó giải nghĩa trong các mối quan hệ của con người, thông qua việc trộn lẫn nhiều câu chuyện của nhiều nhân vật vào với nhau, gói ghém vào chung một gia đình.
3.1.3. Nghệ thuật kể chuyện
Xét về thể loại, bộ phim Bi, đừng sợ thuộc thể loại phim tâm lý. Phim chỉ kể lại những thời khắc sống thường nhật của cậu bé Bi với những người thân. Nội dung phim được kể theo thì hiện tại, không có một chút hồi tưởng về dữ kiện trong quá khứ. Đây chính là điều độc đáo của phim – kĩ thuật tự sự. Một câu chuyện với nhiều giai tầng rắc rối nhưng đạo diễn lại không hề bận tâm đến việc giải thích cụ thể mọi chi tiết. Tuy nhiên đối với nhân vật Bi, tác giả lại có nhiều sáng tạo xây dựng tình tiết liên quan. Chẳng hạn như trong việc mô tả những thói quen tập quán của một thời qua nhân vật Bi với những trò nghịch ngợm rất con nít: lang thang ngoài bãi sông, bắt châu chấu, hái dưa hấu, ném trái táo vào khay nước làm đá lạnh hay cảnh thổi bong bóng, hít hơi bong bóng làm đổi giọng ... Nhân vật sáng nhất, đẹp nhất, thơ mộng nhất, là cậu bé Bi hồn nhiên trong trẻo, hoàn toàn đối lập với cái thế giới người lớn đầy uẩn khúc, bế tắc.
57
Con chim vành khuyên tuy là phim bài tập tốt nghiệp của hai đạo diễn
Nguyễn Văn Thông và Trần Vũ nhưng lại chứa đựng nội dung tư tưởng lớn, và tác động mạnh với người xem. Bộ phim không nhiều nhân vật, và nhân vật nào cũng có vai trò riêng để tồn tại, trong đó nhân vật bé Nga là trung tâm. Ở tuổi mới lớn, hồn nhiên, yêu đời, thương cha và quý mến cán bộ kháng chiến; bé Nga là hình ảnh thu nhỏ của con người Việt Nam yêu nước thời chiến tranh cứu quốc. Đặt lên đôi vai mỏng manh của nhân vật một hình tượng lớn, tác giả kịch bản chủ ý phóng đại ý nghĩa của hình tượng, làm cho nó trở nên mạnh mẽ và tiêu biểu. Sự hy sinh của bé Nga vào giây phút kết thúc câu chuyện tạo sự chấn động mạnh - mặc dù sự hy sinh đó không quá bất ngờ. Sự hi sinh đã khơi dậy tình thương cùng lòng căm thù, không vương bi lụy. Cùng với bé Nga, con chim vành khuyên là một nhân vật có tiếng nói riêng. Nó hỗ trợ, tạo cộng hưởng, nâng hình tượng bé Nga và làm sâu sắc thêm chủ đề tác phẩm.
Với cấu trúc đơn tuyến và cốt truyện bán tự sự, chuyện phim được thuật kể gọn ngắn, súc tích, tinh tế với những chất liệu đơn giản, sống động, chân thực. Cái thành công của Con chim vành khuyên chính sự kiện và hình
ảnh tự nói lên vấn đề. Chính vì thế mà hình tượng của tác phẩm - bé Nga - tỏa sáng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo được cùng lúc âm hưởng anh hùng lẫn nhân văn một cách tự nhiên, thân thương và hùng hồn. Con chim vành khuyên là một trong những bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam với kĩ thuật điện ảnh còn thô sơ, chủ yếu là câu chuyện kể bằng sự cảm nhận của người nghệ sĩ, tuy nhiên sự thành công của tác phẩm chính là chủ đề tư tưởng và mang hơi thở của quê hương đậm nét. Cảnh trí trong phim được chọn lựa, dàn dựng phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý câu chuyện đem đến hơi thở ấm áp của làng quê Việt, của những con người chất phát một dạ yêu thương quê
58
hương. Chính đó là sắc màu địa phương, sắc màu dân tộc thấm đượm trong cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện của tác phẩm.
Mẹ vắng nhà cũng là một trong những bộ phim thuộc dòng điện ảnh
cách mạng Việt Nam. Đặc trưng của điện ảnh cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước. Câu chuyện của mấy chị em nhà Bé được kể với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng như ẩn dụ, so sánh, tượng trưng, gợi nhiều liên tưởng. Chẳng hạn như trường đoạn bắt chước mẹ và các cô, mấy chị em cũng chơi trò đánh giặc. Chỉ cả Bé ở trên cao, nhìn ra xa và tưởng tượng ra mẹ và các cô đang đánh giặc, trong khi đó, các em ở dưới dùng que, gậy thay súng, đất sét phơi khô thay lựu đạn cũng xung trận đánh quân thù. Tình yêu với mẹ, tình yêu với quê hương của các em được chuyển hóa thành tình yêu nước, lòng căm thù giặc.
3.1.4. Không gian – thời gian Không – thời gian thực Không – thời gian thực
Không – thời gian chủ yếu gắn với Bi trong Bi, đừng sợ là không gian ngôi nhà – căn nhà tập thể của một gia đình trung lưu Hà Nội. Trong khi những người phụ nữ xuất hiện gắn với bối cảnh của căn bếp thì những người đàn ông trong phim lại xuất hiện trong những bối cảnh ngoài không gian ngôi nhà. Bi là nhân vật duy nhất, tồn tại ở cả hai không gian – thời gian này. Bi di chuyển từ không gian này sang không gian khác, như một vật kết nối.
Mẹ vắng nhà và Con chim vành khuyên lại tái hiện không gian hậu
phương trong thời chiến. Là cha con bé Nga sống làng chài ven sông, âm thầm hoạt động cách mạng với hành động chở cán bộ qua sông. Hay là cảnh khi mẹ và cha đánh giặc vắng nhà, mấy chị em Bé chăm nhau, đùm bọc, chia nhau một củ khoai, chùm chôm chôm … được phản ánh chân thực. Cuộc sống của bé Nga và cha, cuộc sống của năm chị em Bé được khắc họa gắn liền với
59
những hình ảnh đậm chất quê hương, mà ở đó, khi cuộc chiến ác liệt nhưng cũng có những khoảnh khắc mà nụ cười vẫn ngự trị.
Không – thời gian tâm trạng
Nhân vật Bi trong Bi, đừng sợ có không gian hoàn toàn khác với không gian của các nhân vật còn lại. Bi, tượng trưng cho sự khởi đầu, với tất cả sự trong sáng và đáng yêu nhất. Bi như dòng nước mát trong, len lỏi chảy qua những góc khuất của thế giới người lớn nhưng lại vô nhiễm, không vẩn đục. Bi luôn xuất hiện trong những khung hình đẹp, rộng, tươi sáng, đem lại sự lạc quan cho cả nhân vật và người xem. Tính “melodrama” và mâu thuẫn của từng nhân vật cũng không được đẩy lên cao mà Bi, đừng sợ chỉ có tính kể
chuyện chứ không khắc họa cao trào mâu thuẫn như những phim 3 hồi thông thường.
Không gian tâm trạng trong Mẹ vắng nhà và Con chim vành khuyên
xen lẫn với không gian thực tại. Đó chính là những ước mơ cuả chị cả Bé khi mà cả mấy chị em được diện quần áo mới đi học trong trường đoạn cuối. Trong giấc mơ ấy hiện lên khung cảnh mấy chị em Bé, con Thanh, con Anh, cu Hiển đều được cắp sách tới trường. Được mặc những bộ quần áo lành lặn, sạch đẹp và cùng dắt tay nhau tới trường với niềm hân hoan vui sướng. Những con chữ bay lên và hóa thành những chú chim trắng trong không gian thanh bình êm ả, không còn tiếng súng tiếng bom. Khi giấc mơ ấy nhòa đi, Bé trở lại với hiện tại. Hay trong trường đoạn chị Út tịch đang bồng con, bỗng lại nghe tiếng máy bay giặc và một chuyến đi mới lại bắt đầu. Bé bồng thằng út trên tay, dỗ em nín “mai mẹ về, mai mẹ về”, nhưng nó biết rằng mẹ sẽ vắng nhà lâu lắm. Niềm mong ước thật giản dị chỉ mong có mẹ về, mong đi học thật ở trường chứ không phải trò chơi dạy chữ với tấm bảng đen và cái mẹt rách. Nhưng nó cũng thật lớn lao vì chứa đựng biết bao sự hy sinh của những tâm hồn trẻ thơ Việt Nam trong chiến tranh.
60
Không gian tâm trạng cũng được xuất hiện trong trường đoạn cuối của
Con chim vành khuyên. Từng có những lúc Nga đã từng ước mơ được chèo
đò trên dòng sông ấy nhưng trong thời khắc bên kia là sự sống, bên này là cái chết, Nga đã mường tượng ra cảnh các cán bộ bị bắt như thế nào khi qua sông, khiến tâm trạng rối bời. Chính cái không gian tâm trạng này là nguyên nhân cho hành động sau này của Nga, khi em bất chấp nguy hiểm, dũng cảm hét lớn để cán bộ không qua sông. Sự hi sinh đó càng được đẩy lên cao trào. Dòng sông quê hương hiền hòa là thế mà cũng có lúc lại trở nên khắc nghiệt đối với Nga. Nga đã ngã xuống chính dòng sông này để bảo vệ cán bộ Việt minh.
3.2. Nhân vật trẻ em trong cách xây dựng qua ngôn ngữ thị giác 3.2.1. Dàn cảnh 3.2.1. Dàn cảnh
3.2.1.1. Bối cảnh / khung cảnh
Bi, đừng sợ bắt đầu bằng hình ảnh một nhà máy làm nước đá vào giữa
mùa hè, những giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt của những người công